Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN PHẠM BÁ ĐẶNG ICC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.8 KB, 32 trang )

GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
PHẦN I : KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
PHẠM BÁ ĐẶNG ICC
1.1. Giới thiệu chung.
1.1.1 Tên, trụ sở, quy mô.
Công ty Cổ Phần Phạm Bá Đặng ICC là một trong những công ty hoạt động
trong lĩnh vực thiết kế website, xây dựng phần mềm doanh nghiệp, cung cấp các
giải pháp công nghệ thông tin tại Việt Nam.
Địa chỉ : 310 Lê Duẩn – Đống Đa – Hà Nội
Vốn điều lệ : 2.875 triệu đồng.
Website chính thức : icreate.com.vn
Về quy mô của công ty: Được thành lập vào tháng 7 năm 2006 – Với những
bước đi chiến lược đúng đắn, Phạm Bá Đặng ICC hiện là nhà cung cấp dịch
vụ thiết kế web, xây dựng phần mềm có thị phần lớn tại Việt Nam.
Công ty có 1 trụ sở chính, 1 trung tâm bảo hành và nhiều chi nhánh tại các tỉnh
trong cả nước.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển.
- Ngày 27/07/2006 Công ty Cổ Phần Phạm Bá Đặng ICC chính thức ra đời với
vốn điều lệ ban đầu chỉ gồm 700 triệu đồng với 1 trụ sở chính đặt tại 310 Lê Duẩn
và bắt đầu với chỉ 5 nhân viên và 3 thành viên ban quan trị.
- Ngày 03/09/2006 Chi nhánh bảo hành tại 43 Đội Nhân - Hà Nội được chính
thức thành lập
-Sau khoảng 2 năm hoạt động công ty đã tăng vốn điều lệ lên 2.875 triệu đồng
và số nhân viên chính thức là khoảng 30 nhân viên chưa tính tới các cộng tác viên
trên khắp cả nước.
-Tính đến hiện nay tháng 7/2011: công ty đã phát triển thêm rất nhiều các chi
nhánh kinh doanh ở các tỉnh và số nhân viên chính thức khoảng 50 nhân viên.
1.1.3 Lĩnh vực kinh doanh và ngành nghề kinh doanh.
Thiết kế website: Tư vấn xây dựng website trọn gói, cung cấp các giải pháp
kinh doanh hiệu quả trên môi trường mạng Internet thông qua trang web của quý
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 1


GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
khách hàng. Đặc biệt là cácwebsite thương mại điện tử và các hệ thống quản lý
doanh nghiệp trực tuyến.
Quảng bá website: Thiết kế quảng cáo thương hiệu trên Internet trên mọi hình
thức.
Dịch vụ lưu trữ hosting.
Đăng ký tên miền Việt Nam và Quốc tế.
Bảo trì, sửa chữa và nâng cấp website.
Cung cấp dịch vụ gia tăng trên mạng (SMS, nội dung thông tin…).
Cung cấp các giải pháp bảo mật hệ thống.
Xây dựng và phát triển các chương trình phần mềm về quản lý trên nhiều lãnh
vực: quản lý dự án, nhân sự, bán hàng, khách sạn, nhà hàng…
Cung cấp các giải pháp về hệ thống mạng cho Doanh Nghiệp.
Xây dựng trọn gói hệ thống nhận diện thương hiệu.
1.2. Cơ cấu tổ chức
P
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 2
Chủ tịch hội đồng quản trị
Giám Đốc
Phó giám đốc
Phụ trách kĩ thuật
Phó giám đốc
Phụ trách dự án
Phó giám đốc
Phụ trách kinh doanh
Phòng kinh
doanh
Phòng kế toán
Phòng thiết
kế

Phòng giám
sát
Phòng dự án
Phòng dịch vụ khách
hàng
GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
1.3. Chiến lược và kế hoạch phát triển năm 2011
- Xây dựng và quản trị một số website thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ bằng việc triển khai mở rộng kinh doanh, tăng thêm
các trung tâm bảo hành.
- Phát triển một số công nghệ mới trong lập trình web.
- Cố gẳng phấn đấu trở thành công ty thiết kế website chuyên nghiệp hàng đầu Việt
Nam.
- Tăng thêm vốn điều lệ để đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động của công ty.
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty
Cổ phần Phạm Bá Đặng ICC
1.4.1. Phân tích các yếu tố vĩ mô
1.4.1.1. Ảnh hưởng của nền kinh tế
1.4.1.1.1 Bối cảnh cả nước
Tháng 5/2008 số người sử dụng Internet ở Việt Nam đã chiếm tới 23.5% dân
số.
( Nguồn: Tổng cục thống kê )
Số liệu tới tháng 7/2011: sau 14 năm kết nối với mạng Internet toàn cầu, đến
thời điểm này, Việt Nam có gần 27 triệu người sử dụng Internet, chiếm 31% dân
số, với hàng trăm nhà cung cấp dịch vụ.
(Nguồn : Baomoi.com )
Sự phát triển vượt bậc của Internet tại Việt Nam trong hơn 10 năm qua là điều
dễ nhận thấy. Sự phát triển đó không người dân Việt Nam đối với Internet. Theo
dự báo tốc độ phát triển, phổ cập Internet ở Việt Nam chỉ thể hiện ở những con số
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 3

Khách hàng
GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
về tốc độ tăng trưởng, loại hình dịch vụ, số lượng truy cập mà còn thể hiện qua
việc người dân có thể truy cập Internet ở mọi lúc, mọi nơi. Điều đó, khẳng định sự
quan tâm không nhỏ của còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.Và
đây cũng chính là cơ hội phát triển cho ngành công nghệ thông tin nói chung và
các công ty công ty hoạt động trong lĩnh vực thiết kế website, xây dựng phần mềm
doanh nghiệp, cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin tại Việt Nam nói riêng.
1.4.1.1.2. Ảnh hưởng của xu hướng tăng trưởng kinh tế
Thực trạng nền kinh tế và xu hướng chung trong tương lai có ảnh hưởng đến
sự thành công và chiến lược hoạt động của một doanh nghiệp. Khi nền kinh tế ở
giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái sẽ gây ảnh hưởng
tiêu cực cho các doanh nghiệp.
Việt Nam là một nước đang phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt
Nam là tương đối ổn định qua các năm : năm 2007 là 8.48%, năm 2008 là 6.18%,
năm 2009 là 5.32%, năm 2010 là 6.78%
Nhưng lạm phát của Việt Nam luôn có sự biến động khôn lường khiến các
doanh nghiệp trở nên điêu đứng. Lạm phát 6 tháng đầu năm 2011 đã lên tới
13.69% cho dù chính phủ đã có không ít những cố gắng và nỗ lực trong việc kiềm
chế lạm phát. Bức tranh lạm phát 6 tháng cuối năm 2011 còn chưa có gì rõ ràng.Vì
vậy, năm 2011 dự báo là một năm sẽ đầy dãy những khó khăn cho các doanh
nghiệp nếu như các doanh nghiệp không có những bước đi dứt khoát và sáng suốt
cho riêng mình.
Đơn vị: %
Hình 1.1. Tăng trưởng GDP và CPI qua các năm
(Nguồn: Số liệu theo Tổng cục thống kê).
Các chuyên gia phân tích cho rằng, sau khi vượt qua khủng hoảng kinh tế,
tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2010 là 6.8% và sẽ tiếp tục duy trì ổn
định ở mức 7%-8%/năm trong các năm tới là hoàn toàn khả thi. Sự phát triển lạc

quan của nền kinh tế có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của ngành công nghệ
thông tin ở Việt Nam.
1.4.1.1.3. Ảnh hưởng của biến động lãi suất ngân hàng.
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 4
GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
Đối với nền kinh tế thị trường chiếm ưu thế như ở nước ta hiện nay sự cạnh
tranh về giá là vô cùng gay gắt thêm vào đó là sự gia tăng không ngừng của các
công ty mới gia nhập thị trường làm cho thị phần, doanh thu của các công ty giảm
đáng kể. Vì vậy hơn lúc nào hết các công ty cần phải làm mới chính mình, đầu tư
nhiều hơn vào công nghệ để cạnh tranh về giá cũng như chất lượng sản phẩm.
Muốn làm được như vậy thì các doanh nghiệp cần một lượng vốn rất lớn để đầu tư.
Nhưng với những biến động về lãi suất trên thị trường vừa qua các công ty
khó mà có thể tiếp cận được với nguồn vốn vay cho dù là ngành nào đó đem lại
nguồn lợi nhuận béo bở cho những ai chen chân vào đi chăng nữa. ! Bởi hiện nay
lãi suất các ngân hàng đã tăng cao kỷ lục. Mặc dù lãi suất niêm yết là 14% nhưng
các ngân hàng vì cạnh tranh thu hút vốn nên đã phải huy động với mức lãi suất “
thỏa thuận” lên tới 17% và cho vay với mức lãi suất 20% hoặc hơn thế. Vậy hường
đi nào cho các doanh nghiệp, công ty?
Việc mở rộng quy mô công ty là quá khó khăn đối với các doanh nghiệp
trong thời điểm thị trường Việt Nam còn có quá nhiều những biến động như hiện
nay! Vì vậy các doanh nghiệp sẽ cố gắng đầu tư vào marketing qua Internet, vào
công nghệ vì đối với rất nhiều ngành đây là phương tiện truyền thông cực kì hiệu
quả mà lại tốn không quá nhiều chi phí như các phương tiện truyền thông khác.Lãi
suất ngân hàng đẩy các doanh nghiệp lâm vào khó khăn cùng cực thì lại mở ra
tương lai phát triển mạnh mẽ cho ngành công nghệ thông tin.
1.4.1.1.4. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá.
Ở thời điểm hiện tại và một thời gian dài nữa ảnh hưởng của biến động tỷ
giá không tác động trực tiếp tới các công ty hoạt động trong lĩnh vực thiết kế
website, xây dựng phần mềm doanh nghiệp, cung cấp các giải pháp công nghệ
thông tin tại Việt Nam. Bởi hầu hết các doanh công nghệ thông tin hiện nay chưa

đủ khả năng cũng như tiềm lực để vươn ra quốc tế, cho dù đất nước chúng ta có
nền công nghệ thông tin cực kì phát triển nhưng vấn đề chưa có lời giải ở đây là “
vấn đề bản quyền”. Bao giờ vấn đề đó chưa được giải quyết thì ngành công nghệ
thông tin vốn yêu cầu tính bảo mật cực cao chẳng có cơ hội phát triển ra bên ngoài.
Tuy nhiên, mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng giống như biến động
lãi suất nó sẽ ảnh hưởng gián tiếp tới ngành công nghệ thông tin ở nước ta.Nhưng
ảnh hưởng của biến động tỷ giá hầu như không đáng kể đối với ngành công nghệ
thông tin ở nước ta.
1.4.1.1.5 Ảnh hưởng của chu kì kinh tế.
Ta có thể nhận ra rất rõ việc thay đổi chu kì kinh tế gần như không ảnh
hưởng tới ngành công nghệ thông tin ở nước ta.Thể hiện qua việc năm 2008, do
ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới làm cho GDP giảm xuống chỉ còn 6.18% nhưng
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 5
GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
ngành công nghệ thông tin lại phát triển vượt bậc qua những số liệu thống kê phần
1.4.1.1.1.
1.4.1.2. Yếu tố chính trị pháp luật
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh
tế thị trường, vì vậy pháp luật và các chính sách của Việt Nam thường xuyên có
những thay đổi để phù hợp với thực tiễn, phù hợp với thông lệ quốc tế. Là một
công ty đại chúng, Là một công ty đại chúng, Công ty chịu sự chi phối của đồng
thời Luật doanh nghiệp, Luật Chứng khoán. Bên cạnh đó công ty còn hoạt động
trong lĩnh vực nhạy cảm nên còn chịu sự điều chỉnh của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật
công nghệ thông tin. Việc chịu sự quản lý của nhiều bộ Luật khác nhau khiến các
công ty gặp không ít những khó khăn nhưng những bộ luật này đồng thời cũng
giúp cho hoạt động công ty trở nên minh bạch và nâng cao năng lực quản trị của
công ty.
1.4.1.3. Yếu tố nhân khẩu học
Hiện nay, dân số Việt Nam hơn 88 triệu người,đứng thứ 13 thế giới. Giai
đoạn 2000 – 2010, tốc độ tăng dân số bình quân 1,2%/năm. Dự báo Việt Nam có

nguy cơ bùng nổ dân số rất cao, trong tương lai vấn đề nhà ở là một nhu cầu cần
thiết. Như vậy, Các công ty có nhiều cơ hội để phát triển.
Dân số Việt Nam đông và lực lượng lao động đồi dào nhưng số lao động có
tay nghề và trình độ chuyên môn còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các
doanh nghiệp. Sự mất cân đối giữa nhu cầu về lao động trình độ chuyên môn cao
và số lượng đáp ứng được nhu cầu này còn rất thấp, khiến cho nguồn nhân lực tại
các doanh nghiệp bị hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng phát triển.
1.4. 1.4. Yếu tố văn hóa xã hội
Xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí hóa tăng cao, nền kinh tế đất
nước hội nhập nhiều hơn với nền kinh tế thế giới. Các công ty công nghệ thông tin
có khả năng mở rộng phát triển thị trường.Bởi quá trình đô thị hóa nông thôn ngày
càng được các cấp bậc nhà nước triển khai nhiều hơn, từ đó dẫn đến nhu cầu sử
dụng Internet ngày càng cao.
1.4 .1.5. Yếu tố công nghệ
Có thể nói đây là yếu tố mang tính sống còn đối với sự tồn vong của một
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.Yếu tố công nghệ trong
mỗi công ty phải luôn luôn được đặt lên hàng đầu.Sự phát triển và ứng dụng công
nghệ ngày càng sâu rộng trong xã hội đặc biệt là trong nội bộ ngành tạo nhiều cơ
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 6
GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
hội phát triển cũng như vô vàn những thách thức cho công ty hoạt động trong lĩnh
vực công nghệ thông tin nói chung và công nghệ phần mềm nói riêng.
1.4. 1.6. Yếu tố tự nhiên
Vấn đề về các yếu tố tự nhiên không hề ảnh hưởng trực tiếp tới các công ty
hoạt động trong lĩnh vực công nghệ phần mềm nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp tới
sự phát triển của ngành công nghệ thông tin. Mà ngành công nghệ thông tin lại là
ngành cơ sở để phát triển ngành công nghệ phần mềm.
Sự phát triển và phổ cập internet của nước ta có sự mất cân bằng lớn giữa
thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền ngược.Ở những thành thì lớn thì trên
80% dân số sử dụng internet nhưng ở những vùng núi thì con số này là rất thấp và

chưa có thống kê cụ thể. Vì vậy mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
phần mềm hầu như chỉ có thể khai thác được thị phần ở các thành phố lớn mà chưa
thể khai thác được thị phần ở các vùng nông thôn, miền núi.
1.4.2. Phân tích các yếu tố môi trường tác nghiệp (Mô hình 5 lực lượng
cạnh tranh theo M.Porter.)
Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh đưa ra được cái nhìn tổng quan về sự tác
dộng của những yếu tố cạnh tranh trong phạm vi ngành tới hoạt động sản xuất kinh
doanh và ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của công ty. Chúng ta cùng phân tích
chi tiết mỗi lực lượng này và sự tác động của nó tới công ty Cổ phần Phạm Bá
Đặng ICC mà chúng ta đang phân tích.
MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CẠNH TRANH TRONG PHẠM VI NGÀNH KINH DOANH

ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG


(HÀNG RÀO RA NHẬP)

SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 7
GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU

-Lợi thế chi phí tuyệt đối


-Đường cong kinh nghiệm


-Độc quyền các yếu tố đầu vào


-Chính sách của chính phủ



-Lợi thế theo quy mô


-Quy mô vốn đầu tư ban đầu


-Uy tín của thương hiệu


-Chi phí chuyển đổi


-Khả năng tiếp cận hệ thống


phân phối


-Sự trả đũa có chủ định


-Sản phẩm độc quyền


NHÀ CUNG CẤP

ĐỐI THỦ CẠNH TRANH


KHÁCH HÀNG
(QUYỀN LỰC TRONG ĐÀM PHÁN)

-Rào cản rút lui

(QUYỀN LỰC TRONG ĐÀM
PHÁN)
-Mức độ tập trung của hệ thống

-Mức độ tập trung của ngành

-Quyền lực trong đàm phán
cung cấp

-Chi phí cố định giá trị gia tăng

-Khối lượng bán
-Mức độ quan trọng về khối lượng

-Tăng trưởng của ngành

-Thông tin về khách hàng
cung ứng

-Quy mô và sức mạnh của đối

-Uy tín của thương hiệu
-Khác biệt hóa sản phẩm yếu tố đầu vào

thủ cạnh tranh


-Sự nhảy cảm về giá
-Ảnh hưởng của yếu tố đầu vào đối với

-Sự khác biệt sản phẩm

-Nguy cơ gia nhập theo chiều dọc
giá thành và khả năng khác biệt hóa

-Chi phí chuyển đổi

của khách hàng
-Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp

-Uy tín của thương hiệu

-Khác biệt hóa sản phẩm
-Sự xuất hiện các sản phẩm đầu vào

-Sự đa dạng của các hình thức

-Mức độ tập trung của khách hàng
thay thế

cạnh tranh

-Sự thay thế khách hàng
-Nguy cơ gia nhập theo chiều dọc của

-Bản chất của các lĩnh vực đầu tư


-Sự thúc đẩy khách hàng
các nhà cung cấp




-Chi phí liên quan đến tổng lượng mua




trong ngành






SẢN PHẨM THAY THẾ


-Chi phí chuyển đổi


-Khuynh hướng của khách hàng


muốn thay đổi sản phảm



-Sự khác biệt về hiệu quả


-Giá cả của sản phẩm thay thế

1.4.2. 1. Khách hàng .
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 8
GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
a. Nhu cầu của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của
công ty
 Nhu cầu xây dựng Website để giới thiệu cơ quan, giới thiệu sản phẩm, dịch
vụ
 Xây dựng Website để bán hàng trực tuyến ( ứng dụng thương mại điện tử )
 Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý ( quản lý thư viện, quản
lý bán hàng, phần mềm kế toán, quản lý sinh viên,……)
b. Nhóm khách hàng của công ty
Khách hàng của doanh nghiệp được chia làm 3 nhóm chính
Nhóm 1: Các đơn vị hành chính công ( trường học, cơ quan nhà nước ): có
tiềm năng lớn để phát triển theo chiều dọc: nâng cấp, bổ sung chức năng, nhu cầu
quản trị sản phẩm, bảo trì, nâng cấp server. Đây là nhóm khách hàng mà công ty
muốn hợp tác lâu dài và mong muốn nó sẽ mang lại nguồn thu ổn định cho công ty
trong tương lai.
Nhóm 2 : Doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử và các doanh nghiệp
lớn: nhóm khách hàng này có yêu cầu về sản phầm phần mềm,cũng như website là
rất cao và đây cũng chính là nhóm khách hàng mục tiêu mà công ty muốn hướng
tới.
Nhóm 3 : Doanh nghiệp vừa và nhỏ.Nhóm này là nhóm sử dụng các sản
phẩm dịch vụ của công ty theo phương thức “mua đứt bán đoạn” tính ổn định của
nguồn thu từ nhóm khách hàng này là không cao.

Tổng quát hơn có thể định vị giới hạn kinh doanh của công ty thông qua mô
hình xác định đơn vị kinh doanh của Derek F.Abell như sau:
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 9
Phạm Bá Đặng ICC
Phạm Bá Đặng ICC
Nhóm Khách Hàng
Nhóm Khách Hàng
Nhu Cầu khách hàng
Nhu Cầu khách hàng
Năng lực phân biệt
Năng lực phân biệt
GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
Hình 1.2. Mô hình xác định đơn vị kinh doanh
(Nguồn Derek F.Abell dẫn theo Huỳnh Phú Thịnh)
c. Năng lực phân biệt.
Công ty rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm và quyền lợi của
khách hàng.Thường xuyên chăm sóc để kịp thời nhận được phản ứng của khách
hàng.
Công ty luôn đặt uy tín lên hàng đầu.Đối với từng đối tượng từng nhóm
khách hàng thì công ty lại có những chính sách ưu đãi, chăm sóc riêng.
1.4.2. 2. Nhà cung cấp .
Đối với các doanh nghiệp phần mềm vừa và nhỏ thì gần như nhà cung cấp là
hầu như không có cũng như không ảnh hưởng tới hoạt động của công ty.
1.4.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Để có thể phân tích tính cạnh tranh cũng như khả năng xuất hiện của các đối
thủ tiềm ẩn của công ty trong thời gian tới ta cần nhận định về mối quan hệ giữa
rào cản xâm nhập và rào cản rút lui của ngành nhằm giúp cho Công ty CP Phạm
Bá Đặng ICC có được sự cảnh giác và đề phòng về khả năng xuất hiện đó của đối
thủ.Rào cản đó được thể hiện cụ thể như sau:
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 10

GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
Hình 1.3. Các rào cản và lợi nhuận
(Nguồn: Michael E.Porter, dẫn theo Huỳnh Phú Thịnh).
Đặc điểm về rào cản và lợi nhuận của ngành như trên ( ngành đang ở vị trí
số 4 ) có thế được lý giải như sau :Ngành có chi phí đầu tư ban đầu không quá lớn
ma tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư lại cao.Thị trường ngành đang tăng trưởng tốt
cùng với nhịp độ tăng và phổ cập internet. Thêm vào đó rào cản rút lui khỏi ngành
là rất dễ dàng bởi đây là lĩnh vực công nghệ thông tin cơ sở vật chất ban đầu
không cần đầu tư nhiều chủ yếu là đội ngũ nhân viên IT chuyên nghiệp và đặc biệt
các sản phẩm phần mềm rất dễ dàng được chuyển nhượng trên thị trường. Nó cũng
giải thích vì sao ngành công nghệ thông tin lại có mức độ cạnh tranh rất lớn.

Một số rào cản xâm nhập ngành:
Năm 2008 khi chính phủ đưa ra rất nhiều ưu đãi đối với các doanh nghiệp
hoạt động trong ngành công nghệ thông tin cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của
thị trường khiến một làn sóng ồ ạt ra nhập ngành của hàng loạt các công ty tạo ra
một môi trường cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Đặc biệt một bộ phận không nhỏ các
công ty nhỏ đã liên kết tạo ra mức giá “ảo” đối với các sản phầm phần mềm cũng
như website khiến khách hàng khó khăn trong việc phân biệt sản phẩm với quá
nhiều lời mời chào và lựa chọn khác nhau.Cuối năm 2010 thị trương web 2.0 có xu
hướng bão hòa đòi hỏi các công ty phải đầu tư lớn hơn về công nghệ và phát triển
thị trường theo chiều sâu.Các công ty vừa và nhỏ nếu không chọn cho mình được
một hướng đi đúng đắn và rõ ràng thì sẽ sớm bị loại khỏi thị trường.

Rào cản rút lui:
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 11
RÀO CẢN RÚT LUI
RÀO
CẢN


M
NHẬ
P
Cao
Thấp
Cao
Thấp
1 2
3
4
GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
Do chi phí đầu tư không quá cao không phụ thuộc vào nguồn cung
cấp nguyên vật liệu đầu vào nên gần như rào cản rút lui là rất thấp.Nhưng hầu hết
các doanh nghiệp ít có thiên hướng rút lui khỏi thị trường béo bở này mà luôn tìm
cho mình hướng đi riêng trong ngành.
1.4.2.4 Sản phẩm thay thể
Ngành công nghệ phần mềm nói chung và lập trình web nói riêng có sự phát
triển nhanh chóng về công nghệ. Trung bình gần 10 năm thế giới lại cho ra đời một
ngôn ngữ lập trình mới và liên tục nâng cấp các phiên bản.Điều này đòi hỏi các
doanh nghiệp muốn phát triển vững chắc và tăng trưởng ổn định thì cần có đầu tư
lớn cho nghiên cứu và đào tạo để tiếp cận kịp thời với công nghệ mới không ngừng
phát triển.
1.4.2.5 Đối thủ cạnh tranh hiện hữu
Cả nước ta hiện nay có hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ hoạt động trong lĩnh
vực công nghệ phần mềm.Trong đó TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội chiếm tới hơn
90% các doanh nghiệp mức độ cạnh tranh ở 2 thành phố lớn này cũng vì thế mà vô
cùng khốc liệt.Việt Nam có sức tăng trưởng rất mạnh các sản phẩm công nghệ
phần mềm song rất nhiều sản phẩm kém chất lượng.Các dự án lớn của nước ngoài
chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp lớn như : FPT, Tinh Vân, Socbay…
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 12

GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
PHẦN II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN PHẠM BÁ ĐẶNG ICC
2.1. Phân tích swot đối với Công ty Cổ phần Phạm Bá Đặng ICC
Strengths ( Điểm mạnh ) Weaknesses ( Điểm yếu )
-Thành lập và lãnh đạo công ty là những người có chuyên - Công nghệ nhanh bị sao chép, sớm bị lạc hậu
môn cao về công nghệ thông tin. nên luôn luôn cần đổi mới.
-Đội ngũ nhân viên và cộng tác viên có trình độ chuyên -Thị trường phát triển không đồng đều : phát
môn cao được tuyển trực tiếp từ các trường đại học chuyên triển mạnh ở các tỉnh thành phố lớn, chưa khai
về IT: Aptech,FPT,ĐH Bách Khoa… thác được thị phần các tỉnh, thành phố nhỏ lẻ.
- Xây dựng được nhiều phần mềm sáng tạo và bản quyền - Gặp khó khăn trong công tác quản lý và kinh doanh
- Marketing mạnh và hiệu quả vì nhân lực chủ chốt của công ty chủ yếu có chuyên
-Thiết lập được mối quan hệ cực tốt với khách hàng môn về IT và thiếu kinh nghiệm.
-Có sự chuyển giao công nghệ từ các nước có nền công nghệ - Khó khăn trong huy động vốn để đầu tư vào công
thông tin phát triển như : Nhật, Ấn Độ, Úc…. cao.

Opportunities ( Cơ hội ) Threats ( Nguy cơ )
- Sự phát triển mạnh mẽ của ngành điện tử viễn thông tạo - Riêng với ngành công nghệ phần mềm rào cản gia
cơ sở cho ngành công nghệ thông tin ứng dụng được những nhập ngành thấp vì không cần lượng vốn quá
công nghệ tiên tiến nhất. lớn nhưng để tồn tại được trong ngành lại là vấn đề
- Việt Nam là một nước nhanh nhạy và năng động về công quá khó khăn.
nghệ thông tin - Vì rào cản gia nhập ngành thấp nên mức độ cạnh
- Theo Thông tư 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của tranh trong ngành công nghệ phần mềm là rất lớn.
Bộ Tài Chính thì các công ty phần mềm được ưu đãi miễn
thuế 2 năm đầu khi cổ phần hóa.
- Theo Quyết định 1755/QĐ-TTG ngày 22/09/2010 Bộ TT-TT
quyết định phê duyệt Đề án " Đưa Việt Nam trở thành nước
mạnh về CNTT-TT". Ngành công nghệ thông tin có cơ hội
nhận được rất nhiều ưu đãi mới từ chính phủ và nhà nước.



2.2 Phân tích các chỉ số tài chính.
Bảng cân đối kế toán (tóm tắt) của công ty qua 3 năm, từ 2008-2010:
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 13
GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
Đơn vị : VNĐ.
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.915.200.770 3.356.345.570 4.044.677.152
1. Tiền và các khoản tương
đương tiền
964.930.312 748.350.974 1.290.950.222
2 Khoản phải thu 824.962.212 655.208.670 596.206.853
3 Hàng tồn kho 1.270.287.945 1.107.154.955 1.459.933.235
4. Tài sản ngắn hạn khác 855.020.301 845.630.971 697.586.842
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1.668.172.678 2.015.901.289 2.829.369.364
1. Tài sản cố định 1.668.172.678 1.868.990.402 2.434.236.944
2. Đầu tư tài chính dài hạn - - -
3. Tài sản dài hạn khác - 146.910.887 395.132.420
TỔNG TÀI SẢN 5.583.373.448 5.372.246.859 6.874.046.516
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ 2.575.742.991 2.345.342.617 3.697.933.938
1. Nợ ngắn hạn 1.928.833.992 1.840.279.608 2.256.029.421
2. Nợ dài hạn 646.908.999 505.063.009 1.441.904.517
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 3.007.630.457 3.026.904.242 3.176.112.578
1. Vốn chủ sở hữu 2.875.458.000 2.875.458.000 2.875.458.000
2. Nguồn kinh phí, quỹ
khác
132.172.457 151.446.242 300.654.578
TỔNG NGUỒN VỐN 5.583.373.448 5.372.246.859 6.874.046.516

Nhìn nhận tổng quan về tình hình tài chính của công ty qua 3 năm là tương
đối ổn định về các chỉ tiêu, duy chỉ có năm 2010 ta thấy các khoản nợ phải trả của
công ty tăng mạnh đặc biệt là tăng nợ dài hạn ( gấp gần 3 lần so với năm 2009 )
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 14
GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
đồng thời ta cũng thấy Hàng tồn kho và Tài sản cố định của doanh nghiệp tăng lên.
Thực chất của việc vay nợ của công ty tăng cao là do công ty đầu tư vào tài sản cố
định và đang triển khai việc đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh của mình.
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần
Phạm Bá Đặng ICC qua 3 năm 2008 – 2010
Đơn vị : VNĐ
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 15
STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
1.940.441.610 2.562.345.541 1.742.635.596
2 Các khoản giảm trừ
doanh thu
- - -
3 Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dv
1.940.441.610 2.562.345.541 1.742.635.596
4 Giá vốn hàng bán 582.511.040 896.820.939 697.054.238
5 Lợi nhuận gộp 1.357.930.570 1.665.524.602 1.742.635.596
6 Doanh thu hoạt động tài
chính
286.491.540 306.713.292 535.408.776
7 Chi phí tài chính 128.787.149 139.975.958 327.106.146
Trong đó: chi phí lãi vay 122.235.820 139.975.958 327.106.146
8 Chi phí bán hàng 581.081.377 359.470.888 504.542.251

9 Chi phí quản lý 456.293.041 696.572.216 842.495.169
10 Lợi nhuận thuần từ
họat động kinh doanh
460.260.543 776.218.832 603.900.806
11 Thu nhập khác 17.134.858 85.136.748 27.980.031
12 Chi phí khác 71.190.646 56.855.992 19.428.789
13 Lợi nhuận khác (54.055.788) 28.280.756 8.551.242
14 Lợi nhuận trứơc thuế 406.204.755 804.499.588 612.452.048
15. Thuế thu nhập DN 48.423.942 109.801.295 104.809.987
16 Lợi nhuận sau thuế 357.780.813 694.648.293 507.642.061
GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
2.2.1 Hệ số khả năng thanh toán.
Tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của
công ty. Loại tỷ số này gồm có: hệ số thanh toán hiện hành, tỷ số thanh toán nhanh
và khả năng thanh toán tức thời. Cả ba loại chỉ số này xác định từ dữ liệu của bảng
cân đối tài sản. Đứng trên góc độ ngân hàng các tỷ số này rất quan trọng vì nó giúp
cho ngân hàng có thể đánh giá được khả năng thanh toán nợ của công ty.
2.2.1.1. Hệ số thanh toán hiện hành.
Hệ số thanh toán hiện hành =
Bảng phân tích “Hệ số thanh toán hiện hành”.
Đơn vị : VNĐ.
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Chênh lệch
09-08 10-09
Tài sản ngắn
hạn
3.915.200.770 3.356.345.570 4.044.677.152
(14,27%) 20,508%
Nợ ngắn hạn 1.928.833.992 1.840.279.608 2.256.029.421 (4,59%) 22,58%
Hệ số thanh

toán hiện hành
2,0298 1,8238 1,7928 (0,206) (0,031)
Bảng phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn cho thấy hệ số thanh toán
ngắn hạn của công ty qua 3 năm có chiều hướng giảm dần. Năm 2008 tỉ lệ này là
2,0298 lần, sang 2009 giảm 0,206 lần và đến 2010 tiếp tục giảm 0,031 lần. Nguyên
do là trong 2009 cả TSNH và NNH của công ty đều giảm, nhưng TSNH của DN
lại có tốc độ giảm nhanh hơn NNH. Đến 2010 biến động theo chiều ngược lại
nhưng tỉ lệ này vẫn giảm dù cả TSNH và NNH tăng nguyên nhân là do tốc độ tăng
của TSNH thấp hơn tốc độ tăng của NNH. Năm 2010 là năm mà nền kinh tế mang
trong mình nhiều bất ổn, không có nhiều doanh nghiệp mạnh dạn sử dụng vốn của
mình để đầu tư nên ta thấy năm 2010 lượng dự trữ tiền mặt của công ty là tương
đối lớn so với các năm trước đó ( tăng gần 2 lần so với năm 2009 ).Mặc dù hướng
chung là giảm nhưng tỉ lệ này vẫn giữ được ở mức trên 1 khá nhiều nên công ty
vẫn có đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn.
2.2.1.2. Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh.
Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh =
Bảng phân tích “Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh”.
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 16
GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
Đơn vị : VNĐ.
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Chênh lệch
09-08 10-09
Tài sản ngắn
hạn-hàng tồn
kho
2.644.912.825 2.249.190.615 2.584.743.917 (14,96%) 14,91%
Nợ ngắn hạn 1.928.833.992 1.840.279.608 2.256.029.421 (4,59%) 22.58%
Hệ số thanh
toán nhanh

1,3712 1,222 1,1457 (0,014) (0,076)
Nhìn chung về biến động tỷ lệ thanh toán nhanh giống sự sự biến động của
tỷ lệ thanh toán hiện hành. Tuy tỷ lệ thanh toán nhanh không ở mức cao và giảm
tương đối qua các năm nhưng tỷ lệ này tới năm 2010 vẫn lớn hơn 1 điều đó chứng
tỏ doanh nghiệp vẫn có đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn mà không cần
thanh lý hàng tồn kho. Tuy nhiên tỷ số này có xu hướng giảm vì vậy công ty cần
quan tâm hơn tới các biện pháp cải thiện khả năng thanh toán nhanh để tránh rủi ro
vỡ nợ có thể xảy ra khi có biến động đột ngột năm 2011 và cũng là nâng cao niềm
tin cho các nhà đầu tư vào công ty.
2.2.1.3. Khả năng thanh toán tức thời
Tỷ lệ khả năng thanh toán tức thời =
Bảng phân tích “Tỷ lệ khả năng thanh toán tức thời”.
Đơn vị : VNĐ.
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Chênh lệch
09-08 10-09
Tiền và các
khoảng tương
đương tiền
964.930.312 748.350.974 1.290.950.222
(22,44%) 72,5%
Nợ ngắn hạn 1.928.833.992 1.840.279.608 2.256.029.421 (4.59%) 22,58%
Hệ số thanh
toán tức thời
0,5 0,4 0,57 (0,1) 0,17
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 17
GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
Qua bảng phân tích ta thấy: khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp
là tương đối tốt. Năm 2010 mặc dù tỷ lệ tiền mặt nắm giữ tăng gần gấp đôi so với
năm 2009 nhưng khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp cũng chỉ cải thiện

được đôi chút. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2010 cũng là năm mà doanh
nghiệp vay nợ nhiều hơn cho các mục tiêu phát triển tiếp theo. Như ta thấy tỷ lệ
tiền mặt quá cao cũng không phải là một tín hiệu quá tốt, điều này giúp doanh
nghiệp chủ động hơn trong nguồn vốn của mình nhưng cũng khiến cho đồng tiền
nằm chết tại doanh nghiệp tương đối lớn và chưa thực sự phát huy được hiệu quả.
Trong khi doanh nghiệp lại đang phải vay nợ tương đối nhiều và trả lãi suất cao. Vì
vậy đây cũng là vấn đề doanh nghiệp cần phải quan tâm giải quyết sao cho vẫn tự
chủ được nguồn vốn mà lại vẫn hiệu quả.
2.2.2. Phân tích tỷ số khả năng khả năng hoạt động.
Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý tài sản của công ty, chúng được
thiết kế để trả lời câu hỏi: Các tài sản được báo cáo trên bảng cân đối tài sản có
hợp lý không hay là quá cao hoặc quá thấp so với doanh thu? Nếu công ty đầu tư
vào tài sản quá nhiều dẫn đến dư thừa tài sản và vốn hoạt động sẽ làm dòng tiền tự
do và giá cổ phiếu giảm. Ngược lại nếu công ty đầu tư quá ít vào tài sản khiến cho
không đủ tài sản hoạt động sẽ làm tổn hại đến khả năng sinh lợi. Do vậy, công ty
nên đầu tư vào tài sản ở mức độ hợp lý. Thế nhưng, như thế nào là hợp lý? Muốn
biết được điều đó chúng ta cùng đi phân tích các tỷ số sau:
2.2.2.1. Tỷ số hoạt động tồn kho.
Để đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của công ty chúng ta có thể sử dụng tỷ
số hoạt động tồn kho. Tỷ số này có thể được đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay
hàng tồn kho trong một năm hoặc số ngày tồn kho.
Vòng quay hàng tồn kho =
Số ngày tồn kho =
Bảng phân tích “ Tỷ số hoạt động tồn kho”.
Đơn vị : VNĐ
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Chênh lệch
09 – 08 10 – 09
Doanh thu 1.940.441.610 2.562.345.541 1.742.635.596 32,05% (32%)
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 18

GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
Trị giá HTK đầu
kỳ
1.270.287.945 1.107.154.995
(12,84%)
Trị giá HTK
cuối kỳ
1.270.287.945 1.107.154.955 1.459.933.235
(12,84%) 31,86%
Trị giá HTK
bình quân
1.270.287.945 1.188.721.450 1.283.544.095 (6,42%) 1,04%
Số vòng quay
HTK
1.527 2.155 1.357 0,628 (0,798)
Thời gian tồn
kho
236 ngày 167 ngày 265 ngày (69) 98
Đối với một công ty, tỷ số này càng cao càng tốt. càng cho thấy hiệu quả quay
vòng hàng tồn kho nhanh chóng tạo ra doanh thu, hàng hóa không bị tồn kho quá
lâu, giá trị doanh thu cao so với giá trị hàng tồn kho. Tuy nhiên tỷ số này cao như
thế nào còn phải phụ thuộc vào đặc điểm từng ngành, lĩnh vực kinh doanh của
công ty. Nếu như ta chỉ nhìn vào bảng kết quả trên có lẽ chúng ta rất dễ bị lầm
tưởng công ty làm ăn không hiệu quả, thời gian tồn kho là quá lâu nhưng chúng ta
cần nhìn nhận rõ hơn về lĩnh vực kinh doanh của công ty: công ty kinh doanh trong
lĩnh vực thiết kế website và phần mềm, hàng tồn kho chủ yếu của công ty không
phải là “hàng hóa” mà là thành phẩm và sản phẩm dở dang. Năm 2010 công ty có
số vòng quay hàng tồn kho là nhỏ nhất ( thời gian tồn kho lớn nhất ) đối với các
doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đó là một dấu hiệu sa xút về hiệu quả kinh
doanh nhưng với công ty đó là một dấu hiệu tốt vì công ty trong năm 2010 cũng

như bước sang năm 2011 đã được tiếp nhận những đơn đặt hàng có giá trị lớn và
thời gian hoàn thành dài. Nó giải thích tại sao công ty lại có thời gian tồn kho lớn
như vậy.
2.2.2.2 Kỳ thu tiền bình quân.
Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải
thu. Nó cho biết bình quân một khoản phải thu mất bao nhiêu ngày. Công thức xác
định kì thu tiền bình quân như sau:
Kỳ thu tiền bình quân

=
Bảng phân tích “ Kỳ thu tiền bình quân”.
Đơn vị : VNĐ.
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 19
GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Chênh lệch
09-08 10-09
Doanh thu
thuần
1.940.441.610 2.562.345.541 1.742.635.596 32,05% (32%)
Phải thu đầu
kỳ
824.962.212 655.208.670 (20,58%)
Phải thu cuối
kỳ
824.962.212 655.208.670 596.206.853
(20,58%) (9%)
Phải thu bình
quân
824.962.212 740.085.441 625.707.762 (10,29%) (15,45%)

Số vòng quay
KPT
2,352 3,462 2,78 1,11 (0,682)
Kỳ thu tiền
bình quân
153 ngày 104 ngày 130 ngày (49) 26
Qua bảng số liệu trên ta thấy kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp năm
2010 giảm ( 49 ngày ) so với năm 2008 và năm 2010 tăng (26 ngày) so với năm
2009 và giảm (23 ngày) so với năm 2008. Năm 2009 mặc dù doanh thu tăng 32,5%
so với năm 2008 nhưng kỳ thu tiền bình quân vẫn giảm đó là do công ty đã quản lý
tốt khoản phải thu của công ty. Năm 2010 tỷ số này có xu hướng tăng vì doanh thu
năm 2010 giảm nhưng khoản phải thu giảm nhanh hơn so với tốc độ giảm của
doanh thu.Lý do của vấn đề này đã được đề cập tới ở phần phân tích “ vòng quay
hàng tồn kho” đó là do trong năm 2010 công ty được nhận những dự án lớn, thời
gian hoàn thành dài nên năm 2011 hứa hẹn sẽ là một năm thành công của công ty
với doanh thu tăng vọt, các chỉ số tài chính được cải thiện theo hướng tốt.Vậy, thực
tế cho thấy rằng chính sách quản lý khoản phải thu của công ty là tương đối tốt
tuy nhiên trong tương lai công ty cần quan tâm cải thiện hiệu quả hơn nữa ở mặt
này.
2.2.2.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng của tài sản cố định đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.Công thức xác định tỷ số này như sau:
Hiệu suất sử dụng tscđ

=
Bảng phân tích “Hiệu suất sử dụng tài sản cố định”.
Đơn vị : VNĐ.
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Chênh lệch
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 20
GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU

08-07 10-09
Doanh thu thuần 1.940.441.610 2.562.345.541 1.742.635.596 32,05% (32%)
TSCĐ ròng 1.668.172.678 1.868.990.402 2.434.236.944 12,04% 30,24%
Hiệu suất sử dụng
tài sản cố định
1,16 1,37 0,715 0,21 (0,655)
Tỷ số này đối với các công ty càng cao càng tốt vì nó thể hiện : một đồng tài
sản cố định ròng có thể đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ số này năm 2009
tăng so với năm 2008 cho thấy một dấu hiệu đáng mừng. Nhưng năm 2010 tỷ số
này lại giảm đáng kể so với năm 2009, một đồng tài sản cố định ròng thu được
chưa tới 0,715 đồng doanh thu ( giảm gần một nửa so với năm 2009 ). Tỷ số này
giảm là do vào năm 2010 công ty đầu tư vào tài sản cố định nhiều hơn mà doanh
thu năm 2010 lại giảm, có thể là do công ty sử dụng nguồn tài sản này chưa thực
sự hiệu quả, hoặc là vì công ty mới đầu tư nên các tài sản này chưa phát huy được
hiệu quả của nó. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty có xu hướng giảm
là tín hiệu không tốt đối với công ty vì công ty cần chú ý nâng cao hiệu suất sử
dụng tài sản cố định đồng thời có chính sách đầu tư hợp lý.Tuy nhiên khi xem xét
tỷ số này cần chú ý tới “ mẫu số” chúng ta sử dụng giá trị tài sản cố định ròng vì
vậy phương pháp tính khấu hao của từng công ty sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức độ
chính xác của tỷ số này.
2.2.2.4 Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động.
Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động =
Bảng phân tích “Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động”.
Đơn vị : VNĐ.
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Chênh lệch
09-08 10-09
Doanh thu thuần 1.940.441.610 2.562.345.541 1.742.635.596 32,05% (32%)
Tài sản lưu động 3.915.200.770 3.356.345.570 4.044.677.152 (14,27%) 20,5%
Hiệu suất sử dụng

tài sản lưu động
0,496 0,76 0,43 0,264 (0,33)
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 21
GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
Tỷ số này cho chúng ta biết được 1 đồng tài sản lưu động tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu.Tỷ số này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu
động càng cao. Năm 2009 tỷ số này tăng đáng kể so với năm 2008 bởi năm 2009
công ty có doanh thu tăng 32,05% so với năm 2009 đồng thời kết hợp với việc sử
dụng hiệu quả tài sản lưu động không để tài sản bị ứ đọng tại công ty nên năm
2009, 1đồng tài sản lưu động mang lại 0,76 đồng doanh thu đây là tỷ số mà không
phải ngành nào cũng đạt được cao như thế. Nhưng năm 2010 xu hương lại đi
ngược lại, doanh thu thì giảm 32% so với năm 2009 trong khi tài sản lưu động lại
tăng. Tài sản lưu động tăng là do doanh nghiệp dự trữ một lượng tiền mặt quá lớn.
Khiến cho những đồng tiền này bị nằm chết tại doanh nghiệp trong khi nó có thể
được sử dụng hiệu quả cho những việc đầu tư khác: đầu tư vào tài sản cố định,
đầu tư tài chính ngắn hạn… Công ty nên xem xét lại việc sử dụng tài sản lưu động
của mình sao cho tận dụng hiệu quả các nguồn lực mà công ty đang có, đặc biệt
là việc sử dụng tiền mặt, dự trữ một lượng tiền mặt hợp lý và đầu tư hiệu quả mà
vẫn đảm bảo tính thanh khoản cao.
2.2.2.5. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản.
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không có
phân biệt đó là tài sản lưu động hay tài sản cố định. Công thức tính hiệu
quả sử dụng tổng tài sản được tính như sau:
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Bảng phân tích “ Hiệu quả sử dụng tổng tài sản”.
Đơn vị: VNĐ.
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Chênh lệch
09-08 10-09
Doanh thu thuần 1.940.441.610 2.562.345.541 1.742.635.596 32,05% (32%)

Tổng tài sản 5.583.373.448 5.372.246.859 6.874.046.516 (3,78%) 27,95%
Hiệu suất sử dụng
tổng tài sản
0,347 0,477 0,25 0,13 (0,227)
Sự biến động của hiệu suất sử dụng tổng tài sản hoàn toàn tương tự như sự
biến động của hiệu suất sử dụng tài sản cố định ròng. Năm 2010, một đồng tài sản
chỉ đem lại 0,25 đồng doanh thu giảm gần 2 lần so với năm 2009.Tổng tài sản
năm 20010 thì tăng lên nhưng doanh thu lại giảm một phần là do công ty đang
phải hoàn thành các dự án lớn, chi phí cho nhân viên lập trình, kỹ thuật, phần
mềm cao nhưng vẫn chưa hoàn thành nên doanh thu vẫn chưa thể tăng so với năm
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 22
GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
2009.Năm 2009 thì doanh thu tương đối ổn định vì các dự án mà doanh nghiệp
đảm nhận thường không yêu cầu quá cao về kĩ thuật và thời gian hoàn thành các
dự án ngắn nên công ty có doanh thu tăng vọt.Nhìn chung, trong tương lai công ty
nên chú ý cải thiện sao cho hiệu quả sử dụng tài sản được tốt hơn bẳng cách nỗ
lực gia tăng doanh thu hoặc bán bớt đi những tài sản ứ đọng không cần thiết.
2.2.3. Tỷ lệ tài trợ vốn.
Trong tài chính công ty, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của
công ty gọi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính có tính hai mặt. Một mặt nó
giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác, nó làm gia tăng rủi ro. Do đó, quản
lý nợ ( tài trợ vốn ) cũng quan trọng như quản lý tài sản.
2.2.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản hay còn gọi là tỷ số nợ, đo lường mức độ sử dụng
nợ của công ty so với tài sản.Công thức xác định tỷ số này như sau :
Tỷ số nợ trên tổng tài sản

=
Bảng phân tích “Tỷ số nợ”.
Đơn vị : VNĐ.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Chênh lệch
09-08 10-09
Tổng nợ 2.575.742.991 2.345.342.617 3.697.933.938 (8,95%) 57,67%
Tổng tài sản 5.583.373.448 5.372.246.859 6.874.046.516 (3,78%) 27,95%
Tỷ lệ nợ trên
tổng tài sản.
46% 44% 54% ( 0,2%) 10%

Tổng nợ trên tử số của công thức tính bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
hạn phải trả.Chủ nợ thường thích công ty có tỷ số nợ thấp vì như thế công ty có
khả năng trả nợ cao hơn.Ngược lại các cổ đông của công ty lại muốn tỷ số nợ cao
vì sử dụng đòn bẩy tài chính nói chung gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông.
Qua bảng phân tích ta thấy tỷ số nợ của công ty là tương đối ổn định vào các
năm 2008, 2009.Còn đến năm 2010 tỷ số này tăng thêm 10% so với năm 2009.
Tính đến hết năm 2010 thì khoảng 54% tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng
các khoản nợ.Tỷ số này tuy có tăng vào năm 2010 nhưng không phải là một tín
hiệu xấu, bởi với mức độ này thì công ty hoàn toàn có khả năng làm chủ tài chính,
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 23
GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
không bị phụ thuộc quá nhiều vào các khoản nợ như vậy cũng giảm thiểu được ảnh
hưởng của biến động lãi suất cũng như tỷ giá tới hoạt động kinh doanh của công
ty.Tuy nhiên, công ty cần duy trì tỷ số nợ ở mức như trên, tránh để tỷ lệ này tăng
cao vì như thế công ty không có khả năng tự chủ về tài chính và bị ảnh hưởng
nặng nề bởi các yếu tố biến động tỷ giá và lãi suất trong khi nền kinh tế nước ta
còn mang trong mình quá nhiều bất ổn không thể lường trước.
2.2.3.2. Tỷ số cơ cấu nguồn vốn
Tỷ số cơ cấu nguồn vốn =
Bảng phân tích “Tỷ số cơ cấu nguồn vốn”.
Đơn vị : VNĐ.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Chênh lệch
09-08 10-09
Tổng nợ 2.575.742.991 2.345.342.617 3.697.933.938 (8,95%) 57,67%
VCSH 3.007.630.457 3.026.904.242 3.176.112.578 (0,64%) 4,93%
Tỷ số cơ cấu
nguồn vốn
85% 77% 116% (8%) 39%
• Giai đoạn 2008 – 2009 : các khoản phải trả của công ty giảm 8,95%, vốn
chủ sở hữu cũng giảm 0,64% thấp hơn mức giảm của tổng nợ nên tỷ số
cơ cấu vốn năm 2009 giảm 8% so với năm 2009 đây là tín hiệu tốt đối
với công ty.
• Gian đoạn 2009 – 2010 : Quy mô của công ty tăng lên, tổng nợ của công
ty tăng lên 57,67% trong kho vốn chủ sở hữu chỉ tăng 4,93%, Điều này
khiến cho tỷ số cơ cấu vốn của công ty tăng cao vào năm 2010 lên tới
116% tỷ số này khiến cho đòn bẩy tài chính của công ty tăng lên gia tăng
lợi ích cho các cổ đông nhưng đồng thời cũng gia tăng rủi ro cho công ty
vì vay nợ tương đối cao.
 Vì vậy lúc này công ty cần cân đối giữa lợi ích của cổ đông và rủi ro về
thanh toán của công ty,trong trường hợp này công ty có thể giảm bớt các
khoản vay nợ không cần thiết, hoặc phát hành trái phiếu chuyển đổi… để
cân bằng được các mục tiêu của công ty về rủi ro cũng như lợi ích.
2.2.3.3. Khả năng thanh toán lãi vay.
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 24
GV hướng dẫn : TS.Trần Thị Lương Bình FTU
Tỷ suất thanh toán lãi vay =
Bảng phân tích “Tỷ suất thanh toán lãi vay”.
Đơn vị: VNĐ.
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Chênh lệch

09-08 10-09
Lợi nhuận trước
thuế2
406.204.755 804.499.588 612.452.048 98,04% (23,9%)
Lãi vay 122.235.820 139.975.958 327.106.146 14,51% 134%
EBIT 528.440.575 944.475.546 939.558.194 78,7% (0,52%)
Tỷ suất thanh
toán lãi vay
4,323 6,75 2,87 2,427 (3,88)
Tỷ lệ này cho biết khả năng thanh toán lãi vay của một công ty. Trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty, tỷ số này cho biết tỷ trọng lợi
nhuận trước thuế và lãi của công ty đó gấp bao nhiêu lần số lãi vay phải trả. Với
một công ty hoạt động hiệu quả, thì lợi nhuận thu được thường cao gấp nhiều lần
so với lãi đi vay phải trả, thêm nữa điều đó là cần thiết để công ty sử dụng lợi
nhuận đó thanh toán các khoản nợ đến hạn, việc thanh toán tiền nợ gốc, lớn gấp
nhiều lần so với thanh toán lãi vay.
Qua bảng phân tích trên ta thấy: khả năng thanh toán lãi vay của công ty
tăng cao vào năm 2009 nhưng lại giảm mạnh vào năm 2010. Mặc dù đây là tín hiệu
không tốt về vay nợ cũng như kinh doanh của công ty nhưng ta thấy khả năng
thanh toán lãi vay của công ty tính tới năm 2010 vẫn lớn hơn 2. Tức là doanh
nghiệp hoàn toàn có thể có khả năng chi trả lãi vay. Tuy nhiên ở một mức độ cho
phép thì đây là một tỷ số chưa thực sự là an toàn. Tỷ lệ vay nợ tăng 57,67% trong
khi lợi nhuận trước thuế lại giảm 23,9% vào năm 2010 cộng với việc nộp thuế nữa
thì lợi nhuận còn lại chưa tương xứng với tiềm năng cũng như chưa tương xứng
với mức độ tài trợ vốn của công ty này khi tăng tỷ trọng nợ đi vay lên quá nhiều
mà chưa thực sự đạt được hiệu quả rõ rệt.
2.2.4. Tỷ lệ khả năng sinh lời.
2.2.4.1. Hệ số doanh thu ròng cận biên.
SV : Hà Thị Huệ Mã SV : 0853030067 25

×