Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN
CỦA THẢM CÂY BỤI TẠI MỘT SỐ XÃ Ở THỊ XÃ
SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC
Mã số: 60.42.60
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG CHUNG
THÁI NGUYÊN - 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự
ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình!
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Hoàng Chung
- người thầy đã tận tình hướng dẫn về chuyên môn cũng như phương pháp
nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Sinh
trường Đại học Sư phạm, khoa Sau Đại học - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình
giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin chân trọng cảm ơn UBND thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên,
đặc biệt là PGS.TS. Lê Ngọc Công - giảng viên trường Đại học Sư phạm
Thái Nguyên.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình và bạn bè đã
luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua!
Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về mặt thời gian, kinh
phí cũng như trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất
mong nhận được những ý kiến quý báu các thầy cô giáo, các nhà khoa học
cùng bạn bè, đồng nghiệp!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 04 năm 2011
Tác giả
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
MỤC LỤC
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục i
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi
Danh mục các hình vẽ vii
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Những điểm mới của luận văn 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
3.1. Ý nghĩa khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Một số khái niệm liên quan 3
1.1.1. Thảm thực vật 3
1.1.2. Thảm thực vật thứ sinh 3
1.1.3. Thảm cây bụi 3
1.1.4. Khái niệm về diễn thế thảm thực vật 4
1.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật 4
1.2.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới 4
1.2.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật tại Việt Nam 5
1.2.3. Những nghiên cứu về thành phần loài, thành phần dạng sống 7
1.3. Những nghiên cứu về thảm cây bụi 11
1.3.1. Phân loại thảm cây bụi 11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
1.3.2. Nguồn gốc của thảm cây bụi trong đai nhiệt đới 12
1.3.3. Những nghiên cứu về thành phần loài 16
1.3.4. Những nghiên cứu về năng suất của thảm cây bụi 17
1.3.5. Xu hướng biến đổi của thảm cây bụi 18
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 20
2.1. Mục tiêu nghiên cứu 20
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20
2.3. Nội dung nghiên cứu 20
2.4. Phương pháp nghiên cứu 20
2.4.1. Phương pháp điều tra trong dân 21
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên 21
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG
NGHIÊN CỨU 25
3.1. Điều kiện tự nhiên 25
3.1.1. Vị trí địa lý 25
3.1.2. Địa hình 25
3.1.3. Đất đai 26
3.1.4. Khí hậu 26
3.1.5. Thủy văn 27
3.1.6. Tài nguyên khoáng sản 28
3.2. Khái quát điều kiện xã hội vùng nghiên cứu 29
3.2.1. Dân số 29
3.2.2. Kinh tế 29
3.2.3. Giao thông, thủy lợi 30
3.2.4. Văn hóa, giáo dục, y tế 31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
3.2.5. Điện, nước sạch 31
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32
4.1. Thực trạng hiện nay về sự phân bố của các thảm cây bụi 32
4.2. Tính đa dạng hệ thực vật 33
4.3. Thành phần loài thực vật 36
4.3.1. Điểm nghiên cứu số 1 36
4.3.2. Điểm nghiên cứu số 2 37
4.3.3. Điểm nghiên cứu số 3 38
4.3.4. Điểm nghiên cứu số 4 39
4.3.5. Điểm nghiên cứu số 5 40
4.3.6. Điểm nghiên cứu số 6 41
4.3.7. Điểm nghiên cứu số 7 41
4.3.8. Điểm nghiên cứu số 8 42
4.3.9. Điểm nghiên cứu số 9 43
4.3.10. Điểm nghiên cứu số 10 43
4.4. Dạng sống thực vật 44
4.4.1. Điểm nghiên cứu số 1 47
4.4.2. Điểm nghiên cứu số 2 47
4.4.3. Điểm nghiên cứu số 3 48
4.4.4. Điểm nghiên cứu số 4 48
4.4.5. Điểm nghiên cứu số 5 49
4.4.6. Điểm nghiên cứu số 6 50
4.4.7. Điểm nghiên cứu số 7 50
4.4.8. Điểm nghiên cứu số 8 51
4.4.9. Điểm nghiên cứu số 9 51
4.4.10. Điểm nghiên cứu số 10 52
4.5. Năng suất phần trên mặt đất của các trạng thái TTV 53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
4.5.1. Điểm nghiên cứu số 1 53
4.5.2. Điểm nghiên cứu số 2 55
4.5.3. Điểm nghiên cứu số 3 57
4.5.4. Điểm nghiên cứu số 4 59
4.5.5. Điểm nghiên cứu số 5 61
4.5.6. Điểm nghiên cứu số 6 63
4.5.7. Điểm nghiên cứu số 7 65
4.5.8. Điểm nghiên cứu số 8 và số 9 67
4.5.10. Điểm nghiên cứu số 10 69
4.6. Đặc tính của đất dưới các trạng thái TTV 70
4.6.1. pH
KCl
71
4.6.2. Độ ẩm 71
4.6.3. Mùn 72
4.6.4. Đạm dễ tiêu 73
4.6.5. Hàm lân dễ tiêu 73
4.6.6. Hàm kali dễ tiêu 74
4.7. Xu hướng biến đổi của các trạng thái TCB 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
1. Kết luận 76
2. Kiến nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Phụ lục 83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. TTV: Thảm thực vật
2. TCB: Thảm cây bụi
3. ĐNC: Điểm nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Thống kê thành phần loài trong các điểm nghiên cứu 34
Bảng 4.2: Sự phân bố các họ, chi và loài trong các trạng thái TTV 35
Bảng 4.3. Sự phân bố dạng sống thực vật trong các trạng thái TCB 45
Bảng 4.4. Năng suất của TTV ở điểm nghiên cứu số 1 53
Bảng 4.5. Năng suất của TTV ở điểm nghiên cứu số 2 55
Bảng 4.6. Năng suất của TTV ở điểm nghiên cứu số 3 57
Bảng 4.7. Năng suất của TTV ở điểm nghiên cứu số 4 59
Bảng 4.8. Năng suất của TTV ở điểm nghiên cứu thứ 5 61
Bảng 4.9. Năng suất của TTV ở điểm nghiên cứu thứ 6 63
Bảng 4.10. Năng suất của TTV ở điểm nghiên cứu thứ 7 65
Bảng 4.11. Năng suất của TTV ở điểm nghiên cứu số 8 67
Bảng 4.12. Năng suất của TTV ở điểm nghiên cứu số 9 67
Bảng 4.13. Năng suất của TTV ở điểm nghiên cứu số 10 69
Bảng 4.14. Một số tính chất hóa học của đất dưới các TTV nghiên cứu 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Cách đếm tuổi cây bụi dựa vào vòng gốc 23
Hình 2.2: Cách đếm tuổi cây bụi dựa vào cành cây 23
Hình 4.1. Thống kê thành phần loài trong các điểm nghiên cứu 34
Hình 4.2: Phổ dạng sống thực vật trong các điểm nghiên cứu 46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Theo J. Schmithusen (1959), thảm thực vật là lớp thực bì bao phủ bề
mặt trái đất [44]. Đây là một khái niệm chung, chưa chỉ rõ đối tượng cụ thể
nào. Nó chỉ có giá trị cụ thể khi có các thuật ngữ đi kèm như: thảm thực vật
cây bụi, thảm thực vật trên đất cát ven biển, thảm thực vật rừng ngập mặn
Trong 50 năm qua Việt Nam đã phải đối mặt với nạn phá rừng và thoái
hóa rừng nghiêm trọng. Đó là nguyên nhân làm tăng diện tích thảm thực vật
thoái hóa. Thảm cây bụi là một trong những loại hình chính trong thảm thực
vật ở Việt Nam. Một trong những pha trung gian của quá trình diễn thế thứ
sinh, quá trình phục hồi và suy thoái rừng. Nó có thể có nguồn gốc nguyên
sinh hay thứ sinh nhưng đều có vai trò quan trọng trong tự nhiên cho con
người. Nó tham gia vào việc bảo vệ môi trường, bảo vệ đất, giữ cân bằng sinh
thái và sự phát triển bền vững của sự sống trên trái đất, đặc biệt là những
nguồn lợi vô cùng quý giá mang lại cho con người.
Nghiên cứu TCB Việt Nam còn rất ít, chưa hiểu được hết đặc điểm, đặc
biệt nguồn gốc các trạng thái trong từng vùng, xu hướng trong quá trình diễn
thế (tốt lên hay xấu đi). Vì vậy cần nghiên cứu TCB để hiểu, đánh giá và đề
xuất được phương hướng sử dụng tốt hơn.
Thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên có diện tích rừng khá lớn nhưng
do tác động của con người nên diện tích rừng đã bị thu hẹp làm tăng đất
trống, đồi núi trọc, diện tích còn lại là thảm cây bụi, thảm cỏ, một số ít còn lại
trồng cây nông nghiệp và trồng rừng như: chè, keo, bạch đàn,
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thảm thực vật đặc biệt là thảm
thực vật rừng, tuy nhiên những nghiên cứu về thảm cây bụi còn rất hạn chế.
Trên thực tế đó chúng tôi đã chọn đề tài: "Nghiên cứu những đặc điểm cơ
bản của thảm cây bụi tại một số xã ở thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
2. Những điểm mới của luận văn
Mô tả được đặc điểm hình thái, cấu trúc, xác định thành phần loài và
năng suất ở một số trạng thái thảm cây bụi đặc trưng ở vùng nghiên cứu.
Xác định nguồn gốc và xu hướng biến đổi của các trạng thái thảm cây
bụi ở vùng nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Từ kết quả nghiên cứu đã nêu ra được những đặc điểm cơ bản của thảm
cây bụi, đưa ra được nguồn gốc và xu thế biến đổi.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ việc xác định được các đặc điểm, nguồn gốc và xu thế biến đổi của
các trạng thái thảm cây bụi là cơ sở cho việc xác định, lựa chọn các giải pháp
lâm sinh thích hợp để bảo vệ và sử dụng thảm cây bụi đạt hiệu quả cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Thảm thực vật
Thảm thực vật là một yếu tố cấu thành của lớp phủ thực vật. Lớp phủ
thực vật là hiện tương tự nhiên mang tính tổng thể của các yếu tố ngoại cảnh
(sống và không sống) tạo ra các kiểu thảm thực vật. Nghiên cứu lớp phủ thực
vật phải xem xét nó trong 2 dạng: đó là các bậc phân loại (hệ thực vật - các
loài - các quần thể) và thảm thực vật bao gồm sinh thái sinh thái các quần xã
thực vật, tập hợp các cá thể theo sinh thái dạng sống.
Trong nghiên cứu các thảm thực vật, người ta sử dụng đơn vị cơ sở là
các thực vật quần hay quần xã thực vật. Thực vật quần được xác định bởi một
tổ hợp thành phần loài xác định, có cấu trúc xác định và trong một điều kiện
môi trường xác định. Các thực vật quần giống nhau sẽ nhóm hợp lại thành các
bậc phân loại, bậc cao nhất là kiểu thảm. Vì thế nghiên cứu Thảm thực vật
bao giờ cũng phải đi kèm một định ngữ là Kiểu thảm gì (cây bụi, cỏ )
1.1.2. Thảm thực vật thứ sinh
Thảm thực vật thứ sinh là các trạng thái thảm thực vật xuất hiện sau khi
thảm thực vật nguyên sinh bị tác động làm thay đổi hoặc bị phá hoại. Thảm
thực vật thứ sinh thường bao gồm các trạng thái sau: thảm cỏ, thảm cây bụi,
rừng tái sinh tự nhiên ở các giai đoạn khác nhau (rừng non, rừng trưởng
thành, rừng già, ). Nếu so sánh ta sẽ thấy thảm thực vật thứ sinh sẽ khác biệt
so với thảm thực vật nguyên sinh ở thành phần thực vật, cấu trúc tầng, năng
lực phát triển, sinh khối, hoàn cảnh rừng và nhiều yếu tố khác.
1.1.3. Thảm cây bụi
Thảm cây bụi chủ yếu thường xanh cây lá rộng trên đất địa đới: hầu hết
có nguồn gốc từ thứ sinh, được phục hồi trên nương rẫy bỏ hoang, ở vùng bìa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
rừng, vùng bị tác động của con người hoặc trên các đỉnh núi nơi có gió mạnh
khô và lạnh. Gồm chủ yếu các dạng cây gỗ dạng bụi cao từ 0,5 đến 5-6 m, rất ít
khi là cây bụi điển hình, thường mọc xen lẫn với cỏ ở các mức độ khác nhau.
1.1.4. Khái niệm về diễn thế thảm thực vật
Diễn thế là quá trình biến đổi của quần xã thực vật này thành quần xã
thực vật khác do những tác động từ bên trong và bên ngoài đưa đến. Nó làm
thay đổi thành phần loài, cấu trúc và ngoại mạo của quần xã, nó xóa bỏ các
mối quan hệ cũ và thiết lập các mối quan hệ mới giữa các loài với nhau và với
môi trường.
1.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật
1.2.1. Những nghiên cứu về thảm thực vật trên thế giới
Trên thế giới, những nghiên cứu về kiểu thảm thực vật được tiến hành
từ khá sớm. A.F.W.Schimper (1898) đã chia thảm thực vật vùng nhiệt đới
thành những quần hệ khí hậu và quần hệ thổ nhưỡng.
Rubel (1935) đã lập một bảng phân loại được xem như kinh điển.
Nhưng cách phân chia các đơn vị của ông không dựa trên một tiêu chuẩn
thống nhất và ông đã không chú ý đến tiêu chuẩn quan trọng trong cấu trúc
quần lạc tức độ che nền đất của tầng ưu thế sinh thái để phân chia các thảm
thực vật.
H.G. Champion (1936) khi nghiên cứu các kiểu rừng Ấn Độ - Miến
Điện đã phân chia 4 kiểu thảm thực vật lớn theo nhiệt độ là: nhiệt đới, á nhiệt
đới, ôn đới và núi cao.
J. Beard (1938) đưa ra hệ thống phân loại gồm 3 cấp (quần hợp, quần
hệ và loạt quần hệ). Ông cho rằng rừng nhiệt đới có 5 loạt quần hệ: loạt quần
hệ rừng xanh từng mùa, loạt quần hệ rừng khô thường xanh, loạt quần hệ
miền núi, loạt quần hệ ngập từng mùa và loạt quần hệ ngập quanh năm.
Maurand (1943) nghiên cứu thảm thực vật vùng Đông Dương đã chia
thảm thực vật Đông Dương làm 3 vùng: Bắc Đông Dương, Nam Đông Dương
và vừng trung gian. Đồng thời kể ra 8 loại kiểu quần lạc trong các vùng [41].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Segova (1957) lại chia thảm thực vật theo vành đai: Vành đai ven biển
bùn lầy, vành đai núi thấp dưới 800 - 1.000 m và vành đai cao hơn.
Năm 1973, UNESCO đã công bố một khung phân loại thảm thực vật
thế giới dựa trên nguyên tắc ngoại mạo và cấu trúc, chia thảm thực vật thế
giới thành 5 lớp quần hệ (Lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp
quần hệ cây bụi, lớp quần hệ cây bụi lùn, lớp quần hệ cây thảo) [45].
1.2.2. Những nghiên cứu về thảm thực vật tại Việt Nam
Những công trình nghiên cứu thảm thực vật Việt Nam đến nay có rất ít.
Năm 1918, nhà bác học Pháp Chevalier là người đầu tiên đưa ra bảng
phân loại Thảm thực vật rừng Bắc bộ Việt Nam. Theo bảng phân loại này
rừng miền Bắc Việt Nam được chia thành 10 kiểu [40].
Năm 1953, ở miền Nam Việt Nam xuất hiện bảng phân loại Thảm thực
vật rừng miền Nam Việt Nam của Maurand khi ông tổng kết về các công trình
nghiên cứu các quần thể rừng thưa của Rollet, Lý Văn Hội, Neang Sam Oil [41].
Bảng phân loại đầu tiên của ngành lâm nghiệp Việt Nam về thảm thực
vật ở Việt Nam là bảng phân loại của cục điều tra và quy hoạch rừng (1960),
theo bảng phân loại này, rừng trên toàn lãnh thổ Việt Nam được chia làm 4
loại hình lớn:
Loại I: đất đai hoang trọc, những trảng cỏ và trảng cây bụi, trên loại đất
này cần phải trồng rừng.
Loại II: gồm những rừng non mới mọc, cần phải tra dặm thêm cây hoặc
tỉa thưa.
Loại III: gồm những loại hình rừng bị khai thác mạnh trở nên nghèo
kiệt tuy còn có thể khai thác lấy gỗ, trụ mỏ, củi nhưng cần phải xúc tiến tái
sinh, tu bổ, cải tạo.
Loại IV: gồm những rừng già nguyên sinh còn nhiều nguyên liệu,chưa
bị phá hoại, cần khai thác hợp lí.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Thomasius (1965) đưa ra bảng phân loại các kiểu lập quần vùng
Quảng Ninh dựa trên các điều kiện địa hình, đất đai, đá mẹ, khí hậu và các
loài cây ưu thế.
Theo Thái Văn Trừng (1970) đã đưa ra 5 kiểu quần lạc lớn (Quần lạc
thân gỗ kín tán, quần lạc thân cỏ kín rậm, quần lạc thảm cỏ thưa và hoang
mạc) và nguyên tắc đặt tên cho các thảm thực vật, theo ông đơn vị phân loại
thực thể sinh vật tồn tại thực sự đó là kiểu thảm thực vật đã hình thành dưới
các chế độ khác nhau, đơn vị tiếp theo là kiểu phụ có thành phần nhất định do
ngoại cảnh quy định [33].
Trần Ngũ Phương (1970) phân loại rừng miền Bắc thành các đai: đai
nhiệt đới gió mùa, đai á nhiệt đới gió mùa và đai á nhiệt đới mưa mùa núi
cao. Mỗi đai ông lại chia ra các kiểu rừng. Mỗi kiểu rừng ông lại phân ra
nhỏ hơn như loại hình khí hậu và các kiểu phụ: kiểu phụ khí hậu và kiểu phụ
thứ sinh [25].
Phan Kế Lộc (1985) dựa trên bảng phân loại của UNESCO 1973, đã
xây dựng thang phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 5 lớp quần hệ,
15 dưới lớp, 32 nhóm quần hệ và 77 nhóm khác nhau [21].
Thái Văn Trừng (1998) khi nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt
Nam đã kết hợp 2 hệ thống phân loại (hệ thống phân loại lấy đặc điểm ngoại
mạo làm tiêu chuẩn và hệ thống phân loại thực vật dựa trên yếu tố hệ thực vật
làm tiêu chuẩn) để phân chia thảm thực vật Việt Nam thành 8 kiểu thảm (5
nhóm quần hệ) với 14 kiểu quần hệ (14 quần hệ). Bảng phân loại này của ông
từ bậc quần hệ trở nên gần phù hợp với hệ thống phân loại của UNESCO
(1973) [35].
Nguyễn Thế Hưng (2003) dựa trên nguyên tắc phân loại UNESCO (1973)
đã xây dựng được 8 trạng thái thảm thực vật khác nhau đặc trưng cho loại hình
thảm cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh) [17].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Lê Ngọc Công (2004) cũng dựa theo khung phân loại của UNESCO
(1973) đã phân chia thảm thực vật của tỉnh Thái Nguyên thành 4 lớp quần hệ:
rừng rậm, rừng thưa, trảng cây bụi, và cây cỏ. Ở đây trạng thái thứ sinh (được
hình thành do tác động của con người như khai thác gỗ, củi, chặt đốt rừng làm
nương rẫy ) bao gồm cả trảng cỏ, trảng cây bụi và rừng thưa [11].
Ngô Tiến Dũng (2004) dựa theo phương pháp phân loại thảm thực vật
của UNESCO (1973) đã chia thảm thực vật Vườn quốc gia Yok Don thành:
kiểu rừng kín thường xanh, kiểu rừng thưa nửa rụng lá và kiểu rừng thưa cây
lá rộng rụng lá gồm 6 quần xã khác nhau [14].
Trong các công trình nghiên cứu về thảm thực thì chủ yếu là các công
trình nghiên cứu về các thảm thực vật rừng và thảm thực vật đồng cỏ. Các
nghiên cứu về thảm cây bụi chỉ dừng lại ở mức mô tả về số lượng và thành
phần loài.
1.2.3. Những nghiên cứu về thành phần loài, thành phần dạng sống
1.2.3.1. Những nghiên cứu về thành phần loài
Những nghiên cứu về thành phần loài là một trong những nghiên cứu
được tiến hành từ lâu trên thế giới. Ở Liên Xô (cũ) có nhiều công trình nghiên
cứu của Vưsotxki (1915), Alokhin (1904), Craxit (1927), Sennhicốp (1933),
Creepva (1978)… Nói chung theo các tác giả thì mỗi vùng sinh thái sẽ hình
thành thảm thực vật đặc trưng, sự khác biệt của thảm này so với thảm khác
biểu thị bởi thành phần loài, thành phần dạng sống, cấu trúc và động thái của
nó. Vì vậy, việc nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống là chỉ tiêu
quan trọng trong phân loại loại hình thảm thực vật.
Yucheng và cộng sự (1992), nghiên cứu về đa dạng thực vật ở hệ sinh
thái nương rẫy tại Xishuang Bana tỉnh Vân Nam Trung Quốc đã nhận xét: khi
nương rẫy bỏ hoá được 3 năm thì có 17 họ, 21 chi, 21 loài; bỏ hoá 19 năm thì
có 60 họ, 134 chi và 167 loài [46].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (1970) thống kê hệ thực vật Việt Nam có
7.004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi, 289 họ [33].
Hoàng Chung (1980) khi nghiên cứu đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam
đã công bố thành phần loài thu được gồm 233 loài thuộc 54 họ và 44 bộ [5].
Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) trong “Cây cỏ Việt Nam” đã thống kê
số loài hiện có của hệ thực vật là 10.500 loài [15].
Đỗ Tất Lợi (1995) khi nghiên cứu các loài cây thuốc đã công bố 798
loài thuộc 164 họ có ở hầu hết các tỉnh nước ta [22].
Lê Ngọc Công và Hoàng Chung (1994) nghiên cứu thành phần loài,
dạng sống của sa van bụi và đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện được 123
loài thuộc 47 họ khác nhau [8].
Lê Ngọc Công (1998) khi nghiên cứu tác dụng cải tạo môi trường của
một số mô hình rừng trồng ở một số tỉnh miền núi đã công bố thành phần loài
gồm 211 loài thuộc 64 họ [10].
Thái Văn Trừng (1998) khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam đã có
nhận xét về tổ thành loài thực vật của tầng cây bụi như sau: trong các trạng
thái thảm khác nhau của rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ thành loài của tầng cây
bụi chủ yếu có sự đóng góp của các chi Psychotria, Prismatomeris, Pavetta
(họ Cà phê - Rubiaceae); chi Tabermontana (họ Trúc đào - Apocynaceae); chi
Ardisia, Maesa (họ Đơn nem - Myrsinaceae) [35].
Nguyễn Nghĩa Thìn (1998) khi tổng kết các công trình nghiên cứu về
khu hệ thực vật ở Việt Nam đã ghi nhận có 2.393 loài thực vật bậc thấp và
1.373 loài thực vật bậc cao thuộc 2.524 chi, 378 họ [27].
Đặng Kim Vui (2002), nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng sau nương
rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cho thấy 1 - 2 tuổi có 76 loài thuộc
36 họ, 3 - 5 tuổi có 65 loài thuộc 34 họ, 5 - 10 tuổi có 56 loài thuộc 36 họ, 11
- 15 tuổi có 57 loài thuộc 31 họ [38].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Lê Ngọc Công (2004) nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã
thống kê các loài thực vật bậc cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ,
468 chi, 654 loài chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, trong đó có nhiều cây
gỗ quý như: Lim, Dẻ, Trai, Nghiến…[11].
Trần Văn Thụy, Nguyễn Phúc Nguyên (2005) nghiên cứu về thảm thực
vật Vườn quốc gia Ba Vì đã xác định ở đây có 11 kiểu quần xã thực vật khác
nhau. Trong quần xã cây bụi thứ sinh thường xanh, lá rộng thành phần chủ
yếu là cây gỗ dạng bụi cao từ 2 - 5m [32].
1.2.3.2. Những nghiên cứu về thành phần dạng sống
Dạng sống của thực vật là sự biểu hiện về hình thái, cấu trúc cơ thể thực
vật thích nghi với điều kiện môi trường sống. Nó liên quan chặt chẽ với các nhân
tố sinh thái của mỗi vùng, nên đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
từ rất sớm.
Schow (1823) đã nghiên cứu về sự phân bố của thực vật và cho rằng:
cách mọc được hiểu là đặc điểm phân bố của các loài trong quần xã.
I. K. Patsoxki (1915) chia thảm thực vật thành 6 nhóm: thực vật thường
xanh; thực vật rụng lá vào thời kỳ bất lợi trong năm; thực vật tàn lụi phần trên
mặt đất trong thời kỳ bất lợi; thực vật tàn lụi vào thời kỳ bất lợi; thực vật có
thời kỳ sinh trưởng và phát triển ngắn; thực vật có thời kỳ sinh trưởng và phát
triển lâu năm. G. N. Vưxôxki (1915) chia thực vật thảo nguyên làm 2 lớp: lớp
cây nhiều năm và lớp cây hàng năm.
Cho đến nay, khi phân tích bản chất sinh thái của mỗi hệ thực vật, nhất
là hệ thực vật của các vùng ôn đới, người ta vẫn dùng hệ thống của Raunkiaer
(1934) [42] để sắp xếp các loài của hệ thực vật nghiên cứu vào một trong các
dạng sống đó. Cơ sở phân chia dạng sống của ông là sự khác nhau về khả
năng thích nghi của thực vật qua thời gian bất lợi trong năm. Từ tổ hợp các
dấu hiệu thích nghi, Raunkiaer chỉ chọn một dấu hiệu là vị trí của chồi nằm ở
đâu trên mặt đất trong suốt thời gian bất lợi trong năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Raunkiaer đã chia 5 nhóm dạng sống cơ bản:
1. Phanerophytes (Ph): nhóm cây có chồi trên mặt đất
2. Chamaetophytes (Ch): nhóm cây có chồi sát mặt đất
3. Hemicryptophytes (He): nhóm cây có chồi nửa ẩn
4. Cryptophytes (Cr): nhóm cây có chồi ẩn
5. Therophytes (Th): nhóm cây sống 1 năm
Ông đã xây dựng phổ chuẩn của các dạng sống ở các vùng khác nhau
trên trái đất (SB):
SB = 46Ph + 9Ch + 26He + 6Cr + 13Th
Bảng phân loại dạng sống cây thuộc thân thảo đã được lập ra lần đầu
tiên bởi Cannon (1911), sau đó hàng loạt bảng đã được đưa ra.
Braun - Blanquet (1951) đánh giá cách mọc của thực vật dựa vào tính
liên tục hay đơn độc của loài đã chia thành 5 thang: mọc lẻ; mọc thành vạt;
mọc thành dải nhỏ; mọc thành vạt lớn và mọc thành khóm lớn [4].
Một số công trình nghiên cứu về dạng sống ở Việt Nam như: Doãn
Ngọc Chất (1969) nghiên cứu dạng sống của một số loài thực vật thuộc họ
Hoà thảo. Hoàng Chung (1980) thống kê thành phần dạng sống cho loại hình
đồng cỏ Bắc Việt Nam, đã đưa ra 18 kiểu dạng sống cơ bản và bảng phân loại
kiểu đồng cỏ sa van, thảo nguyên [5].
Hoàng Chung (2003) khi nghiên cứu thực vật trong đồng cỏ vùng núi
Bắc Việt Nam, đã phân chia 8 kiểu dạng sống chính là: kiểu cây gỗ, kiểu cây
bụi, kiểu cây bụi thân bò, kiểu cây bụi nhỏ, kiểu cây bụi nhỏ bò, kiểu nửa bụi,
kiểu thực vật có khả năng tạo chồi mới từ rễ, kiểu cây thảo có hệ rễ cái sống
lâu năm [6].
Lê Ngọc Công (2004) khi nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng
khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên đã phân chia thực vật
thành các nhóm dạng sống sau: cây gỗ; cây bụi; cây cỏ và dây leo [11].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
1.3. Những nghiên cứu về thảm cây bụi
1.3.1. Phân loại thảm cây bụi
Theo Thái Văn Trừng (1971) nước ta có trảng cây bụi khô nhiệt đới
phân bố tập chung ở Phan Rang, Phan Thiết, Cheo Reo, Đăk Lăk, Mường
Xén, An Châu, Tây Bắc.
Nguyễn Hữu Tứ và Vũ Anh Tài khi nghiên cứu thảm thực vật ven bờ
Bình Trị Thiên đã chia các loại thảm cây bụi:
+ Trảng cây bụi thứ sinh nhiệt đới trên đất địa đới: mọc trên đất hình
thành đá bột kết, granit, trên đất đá bỏ hoang; cao 1 - 2 m và độ che phủ thưa
nơi đất mỏng hay sỏi sạn; cao 2 - 6 m và che phủ kín nơi đất dầy.
+ Trên đất hình thành từ đá bazan, trảng cây bụi chỉ có diện tích nhỏ,
còn trên đất dầy thì thảm cây bụi có diện tích lớn hơn.
+Trảng cây bụi và trảng cỏ thứ sinh trên sườn và núi đá vôi: cao 5 - 8
m, che phủ thưa, gồm các loài cây gỗ của rừng cũ bị sót lại, dưới tầng cây bụi
là tầng cỏ.
+ Trảng cây bụi thứ sinh trên cát: cao 2 - 5 m, che phủ kín, gồm các
cây gỗ nhỏ của rừng mới tái sinh. Loại trảng này mọc trên cát vàng nghệ với
các mảng nhỏ, độ che phủ tương đối kín.
+ Trảng cây bụi chịu ngập thứ sinh trên dất phù sa: cao 2 - 6 m, che phủ
tương đối kín, thành phần loài gồm các cây bụi, cây gỗ nhỏ chịu ngập mặn.
+ Trảng cây bụi chịu ngập thứ sinh trên cát ẩm nước ngọt: cao 3 - 5 m
với cấu trúc lộn xộn, cây bụi phân bố rộng, phát tán mạnh.
+ Trảng cây bụi dựa biển trên các bãi biển đá: cao trên 3 m, mọc ở nơi
tiếp giáp với núi lấn ra sát biển, trên bãi đá, đất nhiễm mặn. Dưới tán cây bụi
là các loài chịu mặn.
+ Trảng cây bụi thứ sinh: chiếm diện tích nhỏ, cao hơn 8 m, che phủ
kín; gồm các cây bụi và cây gỗ nhỏ có bộ lá thường xanh, ngoài ra còn có
tầng cỏ và dây leo [36].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Về nguyên tắc, thảm cây bụi chỉ có thể cao dưới 5 m; một số kiểu thảm
cây bụi tác giả gọi là trảng cây bụi ở đây có lẽ là không đúng.
Ma Thị Ngọc Mai và Lê Đồng Tấn (2004) đã gọi thảm cây bụi ở trạm
đa dạng sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc là dạng thảm cây bụi nhiệt đới chủ
yếu thường xanh cây lá rộng trên đất địa đới. Loại thảm cây bụi này hình
thành do khai thác quá mức, chặt phá rừng làm nương rẫy, xử lý trắng rừng
trồng nhưng bị thất bại [23].
Trần Văn Thụy, Nguyễn Phúc Nguyên (2005) đã chia thảm cây bụi ở
vườn quốc gia Ba Vì thành 2 dạng: quần xã cây bụi thứ sinh thường xanh cây
lá rộng và các quần xã cây bụi thứ sinh ưu thế [32].
Nguyễn Nghĩa Thìn và Phan Thi Thúy Hằng (2009) đã phân chia trảng
cây bụi ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế thành trảng bụi nhiệt đới
thường xanh lá cứng trên cát khô (mọc trên vùng cát cố định, có 2 tầng là tầng
cây bụi và tầng cây gỗ nhỏ, độ che phủ 30 - 70 %) và trảng cây bụi nhiệt đới
thường xanh cây lá rộng trên cát ẩm (mọc trên vùng cát ẩm - ngập nước
thường xuyên hay định kì, ven rừng nhiệt đới thường xanh trên cát ẩm hoặc
trên các vùng trũng ngập nước định kì, loại trảng cây bụi này cũng có 2 tầng
là tầng cây bụi và tần cây gỗ nhỏ, có độ che phủ trên 85%) [28].
Nguyễn Nghĩa Thìn, Trương Ngọc Kiểm, Vũ Anh Tài (2009) khi nghiên
cứu về sự thay đổi của trạng thái thảm thực vật theo độ cao ở Vườn Quốc gia
Hoàng Liên - tỉnh Lào Cai đã goi thảm cây bụi ở đây là: trảng cây bụi nhiệt đới
(mọc ở độ cao dưới 1600 m), trảng cây bụi á nhiệt đới (mọc ở độ cao từ 1600
m đến 2600 m) và trảng cây bụi á nhiệt đới chịu hạn trên đường đỉnh (mọc ở độ
cao trên 2600 m với các điều kiện đặc biệt của địa hình, khí hậu) [29].
1.3.2. Nguồn gốc của thảm cây bụi trong đai nhiệt đới
Theo Richard P.W (1952), Vương Tấn Nhị dịch cho rằng tất cả các
quần xã thực vật do rừng mưa nhiệt đới sinh ra bao gồm cả thảm cỏ, thảm cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
bụi, đến rừng thứ sinh nếu được bảo vệ không chặt phá, đốt lửa, chăn thả
theo thời gian qua một số giai đoạn trung gian chúng đều có thể phục hồi lại
rừng cao đỉnh [43].
Theo J. Vidal (1958), trong đai dưới 1000m thì có các savan bụi, ở độ
cao từ 1000 - 1800m, với nhiệt độ trung bình là 20
0
C, lượng mưa 2000 mm
thì có các kiểu savan khác nhau như: savan bụi, savan gỗ, savan cỏ tranh và
thảo nguyên giả.
Theo Cooper, Taiton (1968), Dương Hữu Thời (1981), khi nghiên cứu
nguồn gốc thứ sinh của các thảm cỏ trong vùng nhiệt đới khác nhau đã kết
luận: các quần xã cỏ và cây bụi trong vùng nhiệt đới đều hình thành trên quần
xã rừng bị chặt hạ.
Thái Văn Trừng (1998), khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam đã có
nhận xét về tổ thành loài thực vật của cây bụi như sau: trong các trạng thái
khác nhau của rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ thành loài của tầng cây bụi chủ
yếu có sự đóng góp của các chi Psychotria, Prismatomeris, Pavestta (họ Cà
phê - Rubiaceae); chi Tabermontana (họ Trúc đào - Apocynaceae); chi
Ardisia, Maeasa (họ Đơn nem - Myrisinaceae) [35].
Theo Hoàng Chung và cộng sự (2003), lớp quần hệ Savan được hình
thành do khai phá rừng và đồng cỏ làm cho đất bị khô, bị đá ong hóa, khả
năng thấm và giữ nước rất kém, những cây trung sinh không thể tồn tại, chỉ có
cây bụi và cây thuộc thảo hạn sinh phát triển nên hình thành Savan cỏ hoặc
Savan bụi. Theo tác giả, quá trình thoái hóa của của đồng cỏ Ngân Sơn qua 5
giai đoạn. Ở giai đoạn 4, những loài hòa thảo ưu thế biến mất, cây bụi trở
thành loài ưu thế. Trong thảm cỏ xuất hiện những đám cây bụi rất lớn. Cây
bụi chưa khép tán nhưng chiếm tầng trên cao làm thay đổi ngoại mạo của
đồng cỏ. Khi tiếp tục tăng cường những tác động của con người thì đồng cỏ
xảy ra giai đoạn thoái hóa 5 là cây bụi phát triển mạnh, trở nên khép tán và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
chiếm vị trí tầng trên cùng. Lúc này cấu trúc thẳng đứng của thảm cỏ và
ngoại mạo của nó đã biểu hiện dạng Savan cây bụi hay thảm cây bụi. Sự
khai phá đồng cỏ làm nương rẫy, chăn thả và các hình thức tàn phá tiếp theo
đã tạo ra các kiểu thảm thực vật thoái hóa khác nhau, và tột cùng là thảm cây
bụi hạn sinh [6].
Theo Hoàng Chung (2004), do sự tác động của con người lên lớp phủ
thực vật vùng nhiệt đới làm cho lớp đất bị rửa trôi mạnh, đặc biệt là hình
thành tầng đá ong đã làm cho độ phì nhiêu của đất giảm cực đại, giảm khả
năng thấm nước của đất. Kết quả là bề mặt bị đốt nóng mạnh trong thời kì khô
nóng. Trong điều kiện đó hình thành các kiểu Savan và Savan giả khác nhau
với ưu thế của các loài hạn sinh, vùng núi thấp tồn tại cây cỏ đểm cây gỗ và
cây bụi.
Cũng theo Hoàng Chung (2004), trong đai nhiệt đới, trên những vùng
đã bị chặt phá, khi đất còn khá tốt và độ ẩm còn khá cao thì sẽ hình thành ở
đây một loại đồng cỏ. Thảm cỏ ở đây gồm các cây có thân rễ dài, búi thưa
thuộc nhóm trung sinh sống lâu năm, sinh trưởng vào mùa đông. Trong quá
trình tác động tiếp theo của con người sẽ làm cho lớp đất bị bào mòn, khả
năng giữ nước của đất kém, đất có độ chua cao,trong thảm cỏ tỷ lệ cây hạn
sinh tăng lên, cuối cùng chỉ tồn tại ở đây các loài cỏ, cây bụi hạn sinh và cây
đoản mệnh, hình thành các savan cỏ, savan cây bụi hoặc thảm cây bụi hạn
sinh, quá trình này có thể tóm tắt như sau:
Rừng nguyên sinh -> rừng thứ sinh -> đồng cỏ -> savan cỏ hoặc savan bụi ->
thảm cây bụi hạn sinh.
Trong điều kiện sống nghèo kiệt về chất dinh dưỡng, vai trò lập quần của
các cây trung sinh sẽ bị thay thế bằng các cây khác đặc biệt là tăng tỷ lệ cây bụi
hạn sinh, do vậy từ dạng đồng cỏ và đồng cỏ á thảo nguyên sẽ bị biến đổi thành
các kiểu savan cây thuộc thảo, savan cây bụi và thảm cây bụi hạn sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Kết quả nghiên cứu về khối lượng của nhóm cây bụi trong vùng
nghiên cứu (đồng cỏ phía Bắc Việt Nam) cho thấy: khối lượng các cây bụi
tăng theo năm.
Kiều Quốc Lập (2009), nghiên cứu đặc điểm phân hóa thảm thực vật tự
nhiên tại xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai cho thấy: ở vành đai thực vật
ở độ cao dưới 1600m có trảng cây bụi thứ sinh được hình thành trên đất bỏ
hoang sau quá trình khai thác rừng làm đất canh tác, phân bố phía tây nam và
một phần nhỏ trên các đồi gần trung tâm xã Tả Phìn. Trên đất có tầng dày,
trảng cây bụi cao 2 - 5 m, che phủ kín, nhiều dây leo tầng cỏ và cây bụi không
phân tầng cùng một số cây rừng còn sót lại cũng như cây gỗ tái sinh tạo nên
cấu trúc lộn xộn. Trên đất mỏng, cây bụi cao 2 - 3 m, che phủ 60 - 70%, tầng
cỏ dầy đặc thấp hơn 0,5 m, dây leo ít. Ở độ cao trên 1600 m, trảng cây bụi
cũng được hình thành trên đất bỏ hoang sau canh tác. Giai đoạn đầu là cây cỏ
tái sinh thành trảng cỏ. Đất dần được cải tạo và các cây bụi lai tái sinh. Một số
diện tích cây bụi được hình thành trực tiếp sau khi rừng bị khai thác cạn kiệt.
Đất dưới trảng cây bụi tương đối dầy nên cây gỗ có thể tái sinh nhanh [20].
Hoàng Thị Thanh Thủy (2009), đã kết luận về trạng thái thảm cây bụi ở
xã Thần Sa huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên như sau: thảm cây bụi xuất
hiện rải rác trong khu bảo tồn, loại thảm thực vật này có 2 tầng, tầng 1 gồm
các cây bụi và cây gỗ tái sinh với chiều cao trung bình 1 - 3 m; tầng 2 có
chiều cao dưới 0,5m chủ yếu gồm các cây cỏ và cây bụi. Ngoài ra có một số
loài thực vật phân bố ở ngoại tầng như Bòng bong (Lygodium flexuosum), Hà
thủ ô nam (Streptocaulon juventas), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Ông
lão ten (Clematis cadimia), Đồng bìa trái láng (Ventilago leiocarpa), Đồng
bìa ít hoa (Ventilago paucofrora) [30].
Hoàng Thị Hải Âu (2010), khi nghiên cứu diễn thế của thảm thực vật
thoái hóa do tác động của quá trình khai thác than ở xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng