Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

giá trị nghề nghiệp của sinh viên y4 đa khoa trường đại học y hà nội năm học 2010 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 70 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Những giá trị mà con người lựa chọn và theo đuổi sẽ quy định hoạt
động học tập, lao động nghiên cứu khoa học, sáng tạo nghệ thuật và sẽ thể
hiện rõ trong lao động. Tính hiệu quả và thiết thực của lao động phụ thuộc
vào phẩm chất, năng lực bên trong con người lao động và một phần nó phụ
thuộc khơng nhỏ vào giá trị của cá nhân.
Một xã hội ổn định, một cộng đồng, một tập thể muốn có sự đồn kết
nhất trí thì phải có hệ thống giá trị cơ bản chung và định hướng của các cá
nhân cũng nhằm vào các giá trị cơ bản cốt lõi trong sự hài hòa với các giá trị
đặc thù cũng như giá trị riêng của cá nhân.
Những thay đổi nhiều về mặt ngoài của xã hội cũng làm thay đổi nhiều
về giá trị cá nhân.Việc nghiên cứu những thay đổi này cũng góp phần vào
việc định hướng được hoạt động giáo dục và phát triển của con người Việt
Nam trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để xây dựng và
phát triển kinh tế xã hội.
Trong những thập kỉ vừa qua vấn đề giá trị được nhiều nước trên thế giới
quan tâm. Giá trị là một trong những biểu hiện rõ nét của xu hướng nhân cách.
Giá trị được hình thành trong quá trình sống và hoạt động của cá nhân, trong quan
hệ với tự nhiên, xã hội và cộng đồng. Giá trị luôn là vấn đề được tổ chức và các
ngành khoa học quan tâm và nghiên cứu.
Ngành Y là môt ngành rất quan trọng và đặc biệt. Ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe và tính mạng con người. Hai yếu tố trên là hai vốn quý và quan
trọng nhất không chỉ của con người mà là của toàn xã hội nên đỏi hỏi những
người làm việc và công tác trong ngành Y phải có những nỗ lực rất lớn để
đem lại hiệu quả cao trong công việc và trong nghề nghiệp.


2


Giá trị nghề nghiệp cũng là một vấn đề được nhiều tác giả quan tâm.
Giá trị nghề Y cũng lần đầu tiên được đề cập tới bởi tác giả Phạm Phương
Thảo khi nghiên cứu về “Tìm hiểu thực trạng giá trị nghề thầy thuốc của sinh
viên trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh năm 1999”. Đây là giá
trị được đánh giá từ góc độ của xã hội. Giá trị nghề Y được nhìn nhận dưới
góc độ của những người hành nghề trong đó có giá trị cá nhân mà ông P.J.
Hartung là người xây dựng lần đầu được áp dụng ở Việt Nam.
Xác định được giá trị nghề nghiệp mà sinh viên Y4 Đa khoa hướng tới
là để cung cấp thông tin làm cơ sở để các bạn sinh viên Y4 (bây giờ là Y6) có
những quyết định lựa chọn chuyên ngành, công việc phù hợp là một việc làm
có ý nghĩa thích thực. Vì những lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Giá trị nghề nghiệp của sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội
năm học 2010 - 2011” với 2 mục tiêu :
1.

Mô tả giá trị nghề nghiệp của sinh viên Y4 Đa khoa trường học Y
Đại Hà Nội năm học 2010 - 2011.

2.

Mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị nghề nghiệp của sinh viên Y4
Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010 - 2011.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vài nét sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi

Vấn đề giá trị đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học cả trong
nước và trên thế giới. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là thanh niên, học sinh,
sinh viên và phạm vi nghiên cứu rất rộng ở cả châu Á, châu Âu và châu Mỹ.
Một số cơng trình như:
- Năm 1977 - 1978 ở Bungari, trung tâm nghiên cứu khoa học về thanh
niên đề cập đến vấn đề giá trị đạo đức ở thanh niên so với thế hệ cha ông.
- Năm 1987 ở Hungari Sraki Sraki Ildobo và Vakina Slagyi Holya đã
có cơng trình nghiên cứu về giá trị của thanh niên độ tuổi 14 đến 30 tuổi.
- Cũng vấn đề trên đối tượng thanh niên sinh viên ở Liên Xô cũ, nhà xã
hội học Anatoni Opni-an-nicop thuộc ủy ban quốc gia về giáo dục cũng đã
nghiên cứu vấn đề này.
- Năm 1993 Viện nghiên cứu thế giới của Nhật Bản đã chỉ đạo phong
trào nghiên cứu thanh niên ở độ tuổi 18 - 24 tuổi ở 11 nước đó là: Nhật, Mỹ,
Anh, CHLB Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Nam Tư, Philipin, Hàn Quốc,
Braxin. Cùng thời gian đó viện khảo sát xã hội học của châu Âu đã tiến hành
điều tra trên thanh niên lứa tuổi từ 15 - 24 ở 9 nước châu Âu: Pháp, Bỉ, Hà
Lan, CHLB Đức, Italia, Đan Mạch, Ailen, Anh và Hi Lạp. Cả hai cuộc điều
tra trên người ta chủ yếu đề cập đến vấn đề giá trị của thanh niên nhằm chuẩn
bị cho họ sẵn sàng bước vào cuộc sống.


4

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam vấn đề giá trị là một vấn đề khá mới mẻ ở cả phương diện
lí luận lẫn thực tiễn. Trong những năm gần đây biến động của nền kinh tế xã
hội cũng làm xuất hiện các giá trị mới trong đời sống, chính vì thế vấn đề giá
trị được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới. Một số cơng trình nghiên cứu
như sau:
- Lê Đức Phúc: “Giá trị và định hướng giá trị” – NCGD số 12- 1992 [16].

- Trần Trọng Thúy: “Giá trị, định hướng giá trị và nhân cách” – NCGD
số 7- 1993 [20].
- Nguyễn Quang Uẩn – Mạc Văn Trang: “Giá trị, định hướng giá trị
nhân cách và giáo dục giá trị”, chương trình khoa học cơng nghệ cấp nhà
nước KX 07, 1995 [24]. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những đặc trưng trong
giá trị con người ở Việt Nam đương thời, những nét tích cực và tiêu cực của
nó, xu thế phát triển nhu cầu của con người Việt Nam trong sự phát triền kinh
tế xã hội từ đó đề xuất giá trị cần giáo dục cho con người Việt Nam để phục
vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Hội nghị khoa học “Nghiên cứu con người, giáo dục phát triển và thế
kỉ XXI”- chương trình khoa học cấp nhà nước do GS.TSKH Phạm Minh Hạc
chủ nhiệm đề tài KX- 07: “Con người Việt Nam- mục tiêu và động lực của sự
phát triển kinh tế xã hội” tổ chức tại Hà Nội tháng 7- 1994 đã đề cập đến vấn
đề giá trị của con người Việt Nam hiện nay [7].
- Trên tạp chí nghiên cứu giáo dục có đăng một số bài đề cập đến vấn
đề giá trị:
+ Vấn đề giá trị quan châu Á: Nghiên cứu so sánh châu Á và phương
Tây của Hồ Sĩ Quý trên tạp chi Thông tin khoa học xã hội, 2006 [17].


5

+ Các giá trị cộng đồng và mục tiêu phát triển thiên niên kỷ liên hợp
quốc: Vấn đề giá trị thế giới ở Đông Á của Huỳnh Thi và cộng sự trên tạp chí
nghiên cứu con người, 2005 [19].
Nhìn chung giá trị nghề nghiệp đã có nhiều cơng trình nghiên cứu trên
các đối tượng thanh niên sinh viên của một số trường đại học song chưa có
một cơng trình nào đi sâu nghiên cứu giá trị nghề nghiệp của sinh viên trường
đại học Y.


1.2. Giá trị nghề nghiệp
1.2.1. Khái niệm về giá trị
1.2.1.1. Một số quan niệm về giá trị
Khái niệm giá trị được loài người nghiên cứu từ lâu và được tiếp cận
bởi nhiều khoa học khác nhau. Thời cổ đại và trung đại những tri thức về giá
trị học gắn liền với triết học. Cuối thế kỉ thứ XIX, giá trị mới tách thành một
khoa học độc lập và thuật ngữ giá trị được dùng như một khái niệm khoa học.
Trong từ điển Tiếng Việt, giá trị được định nghĩa là: Cái làm cho một
vật có ích lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về mặt nào đó; Tác dụng, hiệu lực; Lao
động xã hội của những người sản xuất hàng hóa, kết tinh trong sảm phẩm
hàng hóa; Số đo của một đại lượng.
Khái niệm giá trị được sử dụng rộng rãi trong nhiều khoa học khác
nhau như: kinh tế học, triết học, xã hội học, đạo đức học, giáo dục học, tâm lý
học… với nội dung rộng hẹp khác nhau:
- Trong lĩnh vực kinh tế học: Giá trị gắn liền với giá trị hàng hóa, giá cả
và sản xuất hàng hóa, phía sau nó là sức lao động của người làm ra hàng hóa.
- Triết học: Nghiên cứu giá trị với nội dung rộng, nghiên cứu chúng
thống nhất trong mối quan hệ qua lại giữa chủ thể và đối tượng.


6

- Xã hội học: Coi khái niệm giá trị bao gồm các hiện tượng giá trị của
một xã hội cụ thể.
- Đạo đức học: Quy giá trị về các lĩnh vực đạo đức bởi bản thân đạo đức
là giá trị và giá trị nào cũng được hình thành trong các mối quan hệ đạo đức.
- Giáo dục học: Không nghiên cứu giá trị mà sử dụng khái niệm giá trị
của triết học, mỹ học, xã hội học, đạo đức học để luận chứng mục đích, nội
dung và phương pháp giáo dục.
- Tâm lý học: Giải thích khái niệm giá trị chung từ quan điểm triết học.

Như vậy có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm giá trị. Có thể khái
quát ở một số điểm sau:
- Bất cứ một sự vật nào cũng có thể xem là giá trị, dù nó là vật thể hay
phi vật thể miễn là nó được người ta thừa nhận và cần đến nó như một nhu
cầu hoặc cấp cho nó một ví trí quan trọng trong đời sống.
- Cần phân biệt cái gọi là bản chất và quy luật của sự vật hiện tượng với
cái gọi là giá trị của chúng.
- Giá trị có thể tốt hay xấu đúng hay sai nhưng điểm quan trọng của giá
trị là đúng hay sai tốt hay xấu là do các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức
do xã hội quy định.
- Giá trị được tạo nên bởi thực tế của lịch sử xã hội. Thực tiễn là tiêu
chuẩn của mọi giá trị.
- Khi đã nhận thức một cách đầy đủ nhất các giá trị trở thành những
tiêu chuẩn cho sự đánh giá, ưa thích và sự lựa chọn. Giá trị được coi là cơ sở
cho hành động của con người.
1.2.1.2. Một số đặc trưng cơ bản về giá trị
Khái niệm giá trị cho thấy giá trị tồn tại ở cả hai mặt khách quan và chủ quan.
Mặt khách quan thể hiện ở chỗ sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của một
giá trị nào đó khơng hồn tồn phụ thuộc vào ý thức của chủ thể trong mối


7

quan hệ giữa sự vật và hiện tượng, mà nó phụ thuộc vào sự tồn tại, xuất hiện
hay mất đi của một nhu cầu nào đó của con người.
Mặt chủ quan thể hiện ở chỗ cùng một sự vật hiện tượng nhưng đối với
người này là có giá trị, cịn đối với người kia thì khơng.
Giá trị được tạo nên bởi thực tế lịch sử xã hội và thực tế là tiêu chuẩn
của mọi giá trị. Đó là sản phẩm vật chất và tinh thần của con người trong quá
trình sống và hoạt động trong cộng đòng và xã hội.

Trong mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, yếu tố tình cảm và
yếu tố hành vi của chủ thể trong quan hệ với sự vật hiện tượng mang giá trị,
thể hiện ở sự lựa chọn và đánh giá của chủ thể. Giá trị mang nguồn gốc sâu xa
thúc đẩy con người hoạt động, là cơ sở để hình thành giá trị của họ.
1.2.1.3. Quá trình hình thành giá trị
Giá trị là một bộ phận trong mối quan hệ nhiều mặt với con người với
thế giới, với đời sống xã hội. Do vậy việc nghiên cứu giá trị không chỉ là miêu
tả đơn giản những hiện tượng giá trị mà phải đặt trong mối quan hệ với nền
văn hóa xã hội mà trong đó chủ thể sống và hoạt động.
Bằng q trình xã hội hóa, con người lĩnh hội các giá trị từ nền văn hóa
xã hội- lịch sử cùng với những tri thức, thái độ và tình cảm đã được xã hội
hóa. Các tổ chức xã hội có vai trị quyết định chung trong việc giữ gìn và phổ
biến các giá trị xã hội là: gia đinh, hệ thống giá dục và tất cả các tổ chức xã
hội. Tuy nhiên cá nhân không chỉ tiếp nhận các giá trị xã hội một cách đơn
giản mà lĩnh hội chúng một cách có chọn lọc thơng qua lợi ích và quan hệ
thực tiễn của họ, trình độ giáo dục của họ.
Trong sự chuyển biến của xã hội, việc nâng cao trình độ học vấn và
phát triển xã hội nói chung dẫn tới việc tạo ra các giá trị mới. Các giá trị mới


8

này thay thế các giá trị cũ hoặc tác động tới chúng và làm thay đổi chúng. Khi
các giá trị được hình thành cũng sẽ thay đổi theo sự biến chuyển của xã hội.
Nếu các tổ chức xã hội đón nhận các giá trj mới thì quá trình xã hội hóa sẽ
xảy ra với mâu thuẫn giá trị ít hơn. Ngược lại, nếu các giá trị được truyền đạt
thông qua các tổ chức trong q trình xã hội hóa có chức năng trái ngược
nhau và không được củng cố bởi các kinh nghiệm xã hội thì các mâu thuẫn
giá trị sẽ mạnh lên và lúc đó các thành viên xa hội sẽ hướng tới những giá trị
đối khàng riêng biệt.

Giá trị tồn tại bên trong chủ thể, nó khơng phải lá một trạng thái sự vật
mà là một trạng thái tư tưởng và do đó giá trị khơng thể tồn tại được nếu
khơng có chủ thể. Giá trị chỉ là giá trị trong ý thức của chủ thể biểu hiện với
tư cách là một nội dung nhất định.
Cơ chế hình thành giá trị trên có ý nghĩa quan trọng trong việc vận
dụng vào giảng dạy và giáo dục giá trị cho học sinh ở các cấp. Thực chất quá
trình giảng dạy và giáo dục là quá trình tỗ chức hình thành ở học sinh những
giá trị về văn hóa, khoa học, thẩm mỹ đạo đức…Vì vậy mỗi người làm cơng
tác giáo dục cần hiểu và nắm được cơ chế này.
1.2.1.4. Vai trị của giá trị
Qua các vấn đề đã trình bày, ta thấy giá trị có tác dụng như những quy
tắc, chuẩn mực để hướng con người tới mục tiêu, thúc đẩy và điều chỉnh hành
động của con người hướng tới mục tiêu đó. Giá trị là cơ sở của việc đánh giá
thái độ hành vi là đúng là nên có, nên làm hoặc là sai hoặc khơng nên có. Sự
thống nhất , ổn định về mặt tâm lí, đạo đức, tinh thần của cá nhân và xã hội
được chỉ đạo bởi các giá trị. Nó là thang bậc chuẩn của hành vi để các thành
viên của xã hội so sánh đối chiếu, phân biệt được những hành động và suy
nghĩ tốt đẹp,tích cực hoặc tiêu cực. Giá trị góp phần hình thành ý thức, thái độ


9

và sức mạnh của luận đạo đức để đối phó với những hành vi đi ngược lại với
lợi ích của xã hội và nhân loại.
Giá trị có vai trị vơ cùng quan trọng trong sự phát triển của nhân cách
con người. Là cơ sở cho sự hình thành và duy trì những định hướng giá trị
trịn ý thức của con người, cho phép cá nhân giữ một lập trường nhất định,
bày tỏ quan điểm của mình, đánh giá và phê phán. Và thúc đẩy hành vi, hoạt
động của con người, bởi vì sự định hướng của con người trong thế giới xung
quanh và nguyện vọng đạt được các mục đích riêng lẻ của họ đều được đối

chiếu vói các giá trị nằm trong cấu trúc nhân cách.
1.2.2. Giá trị nghề nghiệp
1.2.2.1. Nghề nghiệp và phân loại nghề nghiệp
a. Nghề nghiệp
Nghề nghiệp là một loại hoạt động đặc thù của con người nảy sinh khi
có sự phân cơng lao động, hình thành cùng với sự phát triển của xã hội. Xã
hội càng phát triển cao thì xuất hiện càng nhiều nghề nghiệp mới đáp ứng nhu
cầu, đòi hỏi của con người và xã hội. Xã hội càng nhiều nghề bao nhiêu thì sự
lựa chọn của cá nhân lại càng khó bấy nhiêu. Vì để chọn một nghề phù hợp
với khả năng của mình nhất thì đồng thời có nghĩa là gạt bỏ các khả năng
khác, lựa chọn nghề phù hợp nhất cũng chính là chọn cho mình một cách
sống, một con đường sống sau này. Nhất là trong tình hình hiện nay, nước ta
là một nước có nền kinh tế nhiều thành phần nên trong q trình phân cơng
lao động sẽ là sự kết hợp, đan xen giữa hai xu hướng: xã hội hóa và chun
mơn hóa trong sản xuất, lao động và cơng tác.
Theo GS. Phạm Tất Dong thì: nghề là những nhóm chun mơn gần
nhau. Một nghề bao giờ cũng gồm nhiều chuyên môn [5].
Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động trong đó con người đem sức lao
động vật chất hay tinh thần để tạo ra những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của


10

xã hội và của chính bản thân mình. Cịn việc làm là “hoạt động có ích của mỗi
cơng nhân nhằm tạo ra thu nhập được pháp luật thừa nhận”.
Theo các nhà tâm lí học xã hội, đê xét một người có việc làm hay
khơng phải dựa vào 3 đặc điểm sau:
- Thời gian làm việc.
- Tiền lương thu nhập.
- Làm ở cơ quan, xí nghiệp có lương ổn định.

Vậy nghề nghiệp là một dạng lao động đòi hỏi con người một q trình đào
tạo chun biệt, có những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, có chun mơn nhất định.
b.Phân loại nghề nghiệp
Nghề nghiệp rất đa dạng nên các phân loại chúng cũng rất đa dạng.
Dựa vào đối tượng lao động chia các nghề trong xã hơi thành 5 nhóm sau:
- Nhóm nghề quan hệ với kĩ thuật như: thợ điện, thợ máy, kĩ sư xây
dựng…
- Nhóm nghề quan hệ với tự nhiên: nghề làm vườn, bác sĩ thú y, chăn
nuôi, trồng trọt…
- Nhóm nghề quan hệ với tín hiệu như: nhân viên đánh máy, nhân viên
ra da…
- Nhóm nghề quan hệ trực tiếp với con người như: cán bộ quản lý, nhân
viên bán hàng, thầy thuốc, thầy giáo…
- Nhóm nghề quan hệ với nghệ thuật như: họa sĩ, diễn viên điện ảnh…
Như vậy bác sĩ thuộc nhóm nghề quan hệ trực tiếp với con người.
1.2.2.2. Giá trị nghề nghiệp
Có nhiều hướng nghiên cứu và nhiều cách hiểu khác nhau về giá trị
nghề nghiệp.
Phạm Phương Thảo cho rằng giá trị nghề nghiệp là sự đánh giá của xã
hội đối với nghề nghiệp [18]. Tuy nhiên khi xây dựng bảng hỏi về nhận thức


11

các giá trị nghề nghiệp thì phải đề cập đến: các chuẩn mực, nguyên tắc, các
đặc điểm, các vị trí của nghề, những yêu cầu về đạo đức, tài năng của những
người hành nghề, những lợi ích mà nghề đó đem lại cho cá nhân, cho xã hội,
những yêu cầu của xã hội đối với nghề đó [1], [18]…
Giá trị nghề nghiệp cũng có thể được nhìn nhận là tốt, xấu nếu căn cứ vào
các chuẩn mực đạo đức, những yêu cầu mà xã hội đòi hỏi ở nghề nghiệp đó.


1.3. Vài nét về trường Đại học Y Hà Nội và Viện Đào tạo Y học
dự phòng và Y tế công cộng
Trường Đại học Y Hà Nội được thành lập năm 1902. Trường luôn là
một trong những trường Đại học hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam với bề
dày lịch sử. Trong hơn một thế kỷ hình thành và phát triển vừa qua, nhà
trường đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân lực cho
ngành y tế, có nhiều thành tích đáng kể trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân,
phục vụ xã hội và phát triển đất nước, cả trong thời bình cũng như trong các
cuộc kháng chiến của dân tộc.
Trường Đại học Y Hà Nội có 3 Khoa, 3 Viện, 42 Bộ mơn và 9 đơn vị
trực thuộc. Trường là một trong những trường Đại học Y có đầy đủ các Bộ
mơn thuộc các lĩnh vực khoa học và chuyên ngành cần thiết trên toàn quốc.
Hiện nay, Trường là một trong 14 trường đại học trọng điểm quốc gia của cả
nước và là trung tâm đào tạo cán bộ có chất lượng cao của ngành.
Ngày 19/11/2010, Trường Đại học y Hà Nội tổ chức lễ công bố Quyết
định thành lập, bổ nhiệm lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế cơng
cộng. Tham dự lễ cơng bố có TS. Nguyễn Quốc Triệu, Bộ trưởng Bộ Y tế; đại
diện một số vụ, cục của bộ Y tế; đại diện một số khoa, bộ môn và viện của
Trường Đại học Y Hà Nội…


12

Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng được thành lập trên cơ
sở Khoa Y tế công cộng của trường Đại học Y Hà Nội. Viện có chức năng tổ
chức đào tạo trình độ đại học, sau đại học, đào tạo bồi dưỡng kiến thức,
chuyển giao kỹ thuật cơng nghệ về y tế dự phịng và y tế công cộng cho các
cán bộ viên chức y tế và các đối tượng có nhu cầu; tổ chức quản lý và thực
hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và cung cấp các dịch vụ về y tế dự phịng

và y tế cơng cộng theo quy định của pháp luật. Viện là đơn vị sự nghiệp có
thu, co tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản riêng. Viện có 1
Viện trưởng và 3 Phó Viện trưởng. GS.TS Trương Việt Dũng được bổ nhiệm
làm Viện trưởng Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng.


13

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Y Hà Nội.
- Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 5
năm 2013.

2.2. Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên Y4 hệ Bác sĩ Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
2.3.2.1. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo cơng thức sau :

n = Z21-α/2
Trong đó:
• n : Cỡ mẫu nghiên cứu
• s : Độ lệch chuẩn (ước tính từ một nghiên cứu trước hoặc một nghiên
cứu thử) (s= 0,8)

• X : Giá trị trung bình từ nghiên cứu trước hoặc nghiên cứu thử ( X = 2)
• ε : Mức sai lệch tương đối giữa tham số mẫu và tham số quần thể (ε = 0,06)
• α : Mức ý nghĩa thống kê (α =0,05 thì Z21-α/2 = 3,84)
Như vây: n= Z21-0,05/2 = 170


14

Cộng với 15 % sinh viên bỏ cuộc. Cỡ mấu nghiên cứu là 196. Thu thập
số liệu xong có 4 phiếu bị loại do thiếu thông tin. Cỗ mẫu nghiên cứu cuối
cùng là 192 sinh viên.
2.3.2.2. Cách chọn mẫu
- Lấy danh sách sinh viên Y4 Đa khoa từ phòng Đào tạo Đại học.
- Lựa chọn 192 sinh viên phân tầng nam nữ theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ
nam nữ trong quần thể.
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Là sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010 – 2011.
+ Đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.3.3. Các biến số của nghiên cứu
1. Các đặc điểm của sinh viên Y4 hệ bác sĩ đa khoa trường Đại học Y Hà Nội.
- Giới.
- Trình độ học vấn bố mẹ.
- Nghề nghiệp của bố mẹ.
- Điểm học tập của sinh viên năm học trước đó.
- Dự định lựa chọn lĩnh vực nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường.
- Dự định lựa chọn chuyên ngành trong lĩnh vực lâm sàng của sinh viên
sau khi ra trường.
2. Giá trị nghề nghiệp của sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội.
3. Các yếu tố ảnh hưởng: gia đình, nhà trường, xã hội.
2.3.4. Phương pháp, cơng cụ và quy trình thu thập số liệu

- Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu điều tra viết (phương pháp điều tra bằng bộ câu
hỏi tự điền).
- Công cụ thu thập số liệu
Chúng tôi xây dựng một bảng hỏi gồm 4 phần. Trong đó:
Phần 1: Thơng tin chung bao gồm các vấn đề về giới, điểm học của SV,
trình độ học vấn và nghề nghiệp của bố mẹ.


15

Phần 2: Lựa chọn lĩnh vực và chuyên ngành.
Phần 3: Giá trị nghề Y: sử dụng bộ câu hỏi của P.J. Hartung thuộc khoa
Khoa học hành vi trường Đại học y bang Ohio – Mỹ để điều tra nhằm thu
thập các thông tin liên quan đến giá trị nghề Y.
Phần 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị nghề Y của sinh viên.
(xem phụ lục)
* Giới thiệu bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi gồm 38 câu để thu thập thông tin cho 6 giá trị nghề Y bao
gồm các giá trị sau:
Giá trị về sự danh giá bao gồm các câu: 1,7,13,19,24,28,31,34,36,38.
Giá trị về sự phục vụ bao gồm các câu: 2,8,14,20,25,29,32,35,37.
Giá trị về quyền tự quyết bao gồm các câu: 3,9,15,21,26,30,33.
Giá trị liên quan đến đời sống cá nhân bao gồm các câu: 4,10,16,22.
Giá trị về sự quản lý bao gồm các câu: 5,11,17,23,27.
Giá trị về theo đuổi con đường khoa học bao gồm các câu: 6,12,18.
* Mục đích bộ câu hỏi
Muốn giúp cho sinh viên Y khoa thấy được giá trị nghề Y của họ là gì
hay điều gì cần thiết quan trọng đối với họ trong nghề nghiệp tương lai sau
này. Giá trị được coi như là nhân tố dự đốn có ý nghĩa để dễ nhận thấy sự hài

lòng về nhưng lựa chọn. Giá trị của bác sĩ trong thang đo này là mục đích để
cung cấp một thước đo nhanh chóng và dễ nhận thấy một giá trị cá nhân liên
quan đến thực hành trong ngành Y. Do đó, nó đóng vai trị lá một công cụ
quan trọng làm tăng sự tự nhận thức và củng cố lựa chọn chuyên ngành.
* Tiêu chuẩn và thang đánh giá
- Về giá trị nghề Y: mỗi câu được chia làm 5 mức: rất không đồng ý,
không đồng ý, chưa lựa chọn, đồng ý, rất đồng ý. Tương ứng với các mức đó
sẽ cho điểm từ 1 đến 5. Số liệu được xử lý bằng cách tính giá trị trung bình


16

cho từng câu sau đó tính giá trị trung bình cho từng giá trị [4, tr.24]. Điểm thu
được sẽ tính như sau:
Có 5 mức lựa chọn như vậy 5 – 1 = 4 điểm và mỗi khoảng 4/5 = 0,8
điểm chia làm các mức như sau:
+ X < 1,8 : Rất không đồng ý
+ 1,8 ≤ X < 2,6 : Không đồng ý
+ 2,6 ≤ X < 3,4 : Lưỡng lự
+ 3,4 ≤ X < 4,2 : Đồng ý
+ 4,2 ≤ X : Rất đồng ý
- Về kết quả học tập chia làm 3 nhóm: ĐTB học tập < 6,5; 6,5 ≤ ĐTB
học tập < 7,5; ĐTB học tập ≥ 7,5.
- Trình độ học vấn của cha mẹ chia làm 4 nhóm: Sau đại học, Đại học,
Cao đẳng/ Trung cấp, Phổ thơng.
- Các lĩnh vực nghề chia thành 3 nhóm: Khoa học cơ sở/ cận lâm sàng,
Lĩnh vực lâm sàng, Chưa chọn lĩnh vực.
- Các chuyên ngành lâm sàng chia thành 3 nhóm: Hệ nội, Hệ ngoại,
Chưa chọn chuyên ngành.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị nghề Y chia thành 3 mức: ảnh hưởng

nhiều, ảnh hưởng ít và khơng ảnh hưởng.
* Quy trình thu thập số liệu
- Lấy danh sách sinh viên từ phòng Đào tạo Đại học.
- Chọn các sinh viên vào mẫu nghiên cứu theo quy định.
- Liên hệ với lớp trưởng, tổ trưởng, phòng Đào tạo Đại học để chọn thời
điểm phù hợp.


17

- Những sinh viên tham gia nghiên cứu được gửi giấy mời tham gia
nghiên cứu, gửi mã cá nhân, giải thích đầy đủ tính bảo mật của nghiên cứu,
thời gian…
- Tổ chức thu thập số liệu: Việc điền vào phiếu điều tra được tiến hành ở
các lớp học với số lượng 20 sinh viên một lần và được đảm bảo hồn tồn bí
mật dưới sự giám sát của nghiên cứu viên. Các phiếu sau khi hoàn thành sẽ
được kiểm tra đê đảm bảo khơng bỏ sót.

2.4. Xử lý số liệu
Được tiến hành theo các bước sau:
- Các phiếu điều tra được kiểm tra cẩn thận các số liệu trước khi nhập
vào máy.
- Số liệu điều tra được nhập vào máy bời phần mềm EPIDATA 3.1.
- Xử lí số liệu bằng phần mềm STATA 11.
- Phân tích đơn biến mơ tả các đặc điểm của sinh viên và các giá trị
nghề nghiệp.

2.5. Một số sai số và cách khống chế sai số
- Trong nghiên cứu này một số sai số có thể gặp là:
+ Sai số do sinh viên bỏ trống không điền.

+ Sai số do sinh viên chưa hiểu rõ câu hỏi.
+ Sai số trong quá trình nhập số liệu.
- Cách khắc phục sai số.
+ Hướng dẫn lý cách trả lời từng câu hỏi cho các sinh viên trước khi
họ tự điền vào bộ phiếu.
+ Kiểm tra bộ phiếu mà sinh viên đã trả lời ngay sau khi họ hoàn
thành xong để đảm bảo các thông tin thu thập được đầy đủ và đúng mục
tiêu nghiên cứu.


18

+ Giải thích kỹ những câu hỏi mà sinh viên chưa hiểu rõ trong quá
trình điền phiếu.
+ Kiểm tra kỹ các file số liệu trước khi phân tích để phát hiện những
lỗi sai trong quá trình nhập và khắc phục sai sót đó.

2.6. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban giám hiệu, phòng Đào tạo Đại
học, Viện Đào tạo Y học Dự phịng và y tế cơng cộng, Bộ mơn Y đức và Y xã
hội học trường Đại học Y Hà Nội.
- Trước khi tiến hành nghiên cứu, đối tượng được giả thích rõ nộ dung,
mục đích, ý nghĩa của việc tham gia nghiên cứu..
- Nghiên cứu chỉ tiến hành với những Sinh viên Y4 Đa khoa đồng ý tham
gia nghiên cứu và đảm bảo giữ bí mật với các thơng tin thu thập được.
- Kết quả nghiên cứu, các ý kiến đề xuất được sử dụng vào mục đích làm
sáng tỏ được giá trị nghề nghiệp cho Sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y
Hà Nội.



19

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 192 sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại
học Y Hà Nội năm học 2010 – 2011.
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Các thông tin chung
Giới
Nam
Nữ
ĐTB học tập
< 6,5
6,5 ≤ đến < 7,5
≥ 7,5
Trình độ học vấn
Sau đại học
của cha mẹ
Đại học
Cao đẳng/ Trung cấp
Phổ thông
Lĩnh vực khác
Lĩnh vực làm
Khoa học cơ sở, cận lâm sàng
việc sau khi ra
Lĩnh vực lâm sàng
trường
Chưa chọn lĩnh vực
Lựa chọn chuyên Hệ nội

Nội khoa
ngành trong lĩnh
Nhi khoa
vực lâm sàng
Tim mạch
Hồi sức cấp cứu
Tổng
Hệ
Ngoại khoa
ngoại
Sản phụ khoa
Tai mũi họng
Răng hàm mặt
Nhãn khoa
Gây mê hồi sức
Phẫu thuật tạo hình
Chẩn đốn hình ảnh
Tổng
Chưa chọn chun ngành
Tổng số

n
105
87
21
101
70
14
58
97

20
3
4
162
26
25
14
10
1
50
29
12
4
2
7
1
2
1
58
54
162

%
54,69
45,31
10,94
52,60
36,46
7,29
30,21

50,52
10,42
1,56
2,08
84,38
13,54
15,43
8,64
6,17
0,63
30,87
17,90
7,41
2,47
1,23
4,32
0,62
1,23
0,62
35,8
33,33
100%


20

Nhận xét:
Số lượng sinh viên nam tham gia nghiên cứu chiếm tỷ lệ 54,69% nhiều
hơn chút ít số lượng sinh viên nữ tham gia nghiên cứu chiếm tỷ lệ 45,31%.
Nhóm sinh viên có ĐTB học tập 6,5 ≤ đến < 7,5 chiếm tỷ lệ cao nhất: có

101 sinh viên chiếm tỷ lệ 52,60%. Tiếp đến là nhóm sinh viên có ĐTB học
tập ≥ 7,5: có 70 sinh viên chiếm tỷ lệ 36,46%. Nhóm sinh viên có ĐTB học
tập < 6,5 chiếm tỷ lệ thấp nhất: có 21 sinh viên chiếm tỷ lệ 10,94%.
Số lượng sinh viên có trình độ học vấn của bố mẹ là cao đẳng/ trung cấp
chiếm tỷ lệ cao nhất 50,52% và đại học chiếm tỷ lệ 30,21%. Số lượng sinh
viên có trình độ học vấn của bố mẹ là sau đại học chiếm tỷ lệ ít nhất 7,29%.
Đa số sinh viên mong muốn được đi lĩnh vực lâm sàng (84,38%). Số
lượng sinh viên muốn đi vào lĩnh vực khoa học cơ sở, cận lâm sàng là rất ít
chỉ có 4 SV (2,08%). Và có một số lượng không lớn lắm sinh viên chưa xác
định được lĩnh vực làm việc sau này của mình là 26 SV (13,54%).
Qua số liệu này thấy tỷ lệ SV lựa chọn chuyên ngành hệ ngoại chiếm tỷ
lệ cao hơn (35,8%) nhóm chưa lựa chọn chuyên ngành (33,33%) và nhóm lựa
chọn chuyên ngành hệ nội (30,87%). Tuy nhiên trong nhóm hệ ngoại và nhóm
hệ nội thì có rất nhiều chun ngành lẻ, nên nếu tính chun ngành được lựa
chọn thì ngoại khoa được chọn nhiều nhất (17,9%) tiếp đó là đến nội khoa
(15,43%). Số lượng sinh viên chưa lựa chọn chuyên ngành lớn vì đây là sinh
viên Y4 vẫn cịn rất băn khoăn khi lựa chọn chuyên ngành nên việc chưa lựa
chọn là hợp lý.


21

3.2. Thực trạng giá trị nghề Y ở sinh viên Y4 Đa khoa trường
Đại học Y Hà Nội năm học 2010- 2011
3.2.1. Giá trị nghề của sinh viên được nghiên cứu
3.2.1.1. Các nhóm giá trị nghề Y

Biểu đồ 3.1. Giá trị nghề Y của SV Y4 Đa khoa trường ĐHYHN (theo các
nhóm giá trị)
Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy ĐTB của các nhóm giá trị nghề nghiệp của
sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội là ở mức rất đồng ý:
Nhóm giá trị theo đuổi con đường khoa học: 3,88
Nhóm giá trị về tính tự quyết: 3,70
Nhóm giá trị về sự phục vụ: 3,57
Nhóm giá trị về sự danh giá của ngành nghề: 3,57
Dù vậy có 2 nhóm giá trị: Nhóm giá trị liên quan đến đời sống cá nhân
3,50 và Nhóm giá trị về quản lí 2,92 là ở mức lưỡng lự.


22

Bảng 3.2. Tương quan giữa các nhóm giá trị trong Giá trị nghề Y của SV
Y4 Đa khoa trường ĐHYHN
1

2

3

4

5

6

1. Nhóm giá trị về sự danh giá 1,000
của ngành nghề
2. Nhóm giá trị về sự phục vụ 0,5805
3. Nhóm giá trị về tính tự quyết 0,5160

4. Nhóm giá trị liên quan đến 0,4209
đời sống cá nhân
5. Nhóm giá trị về quản lí
0,5614
6. Nhóm giá trị theo đuổi con 0,3336

1,000
0,4323
0,2714

1,000
0,4582

1,000

0,3890
0,4279

0,3493
0,2715

0,4083
0,0391

1,000
0,2031

1,000

đường khoa học


Nhận xét:
Qua bảng số liệu ta thấy được các nhóm giá trị nghề của sinh viên Y4 Đa
khoa trường Đại học Y Hà Nội có mối tương quan thuận nhưng không chặt.
3.2.1.2. Giá trị về theo đuổi con đường khoa học

Biểu đồ 3.2. GT về theo đuổi con đường khoa học
Nhận xét:


23

Sinh viên Y4 đa khoa trường Đại học y Hà Nội thể hiện quan điểm rất rõ
ràng của mình trong nhóm giá trị theo đuổi con đường khoa học. ĐTB của tất
cả các giá trị trong nhóm ở mức độ đồng ý.
Nhóm giá trị về theo đuổi con đường khoa học được biểu hiện tập trung
nhất ở giá trị: “Được tham gia các hoạt động nghiên cứu nghiêm túc” (ĐTB=
4,04 xếp thứ nhất).
Giá trị: “Được làm nghiên cứu khoa học kết hợp với chuyên môn lâm
sàng” cũng được sinh viên quan tâm (ĐTB= 3,88 xếp thứ 2 và ở mức đồng ý).
“Được kết hợp công tác lâm sàng với công việc giảng dạy sinh viên”
chưa được đánh giá cao bằng các giá trị khác trong nhóm này nhưng vẫn ở
mức đồng ý (ĐTB= 3,73 xếp thứ 3).
3.2.1.3. Giá trị về tính tự quyết
GT9. Được kiểm sốt hồn tồn các quyết định
về chun mơn, lâm sàng của mình mà khơng
phụ thuộc vào cơ quan hay cá nhân khác.
GT15. Được quyết định các khía cạnh tài chính
lien quan đến cơng việc của tôi.
GT21. Được làm việc theo nhu cầu và phong

cách riêng của tơi.
GT26. Đuợc thực hiện cơng việc của mình theo
những cách sáng tạo riêng.
GT30. Được thực hiện công việc của mình theo
những cách sáng tạo riêng.
GT33. Được lựa chọn cách tiếp cận/ cách làm
của riêng mình trong việc chăm sóc, điều trị và
dự phịng.

Biểu đồ 3.3. GT về tính tự quyết


24

Nhận xét:
Giá trị về tính tự quyết của SV Y4 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội
được thể hiện tập trung nhất ở “Đuợc thực hiện công việc của mình theo
những cách sáng tạo riêng” (ĐTB= 3, 82 xếp thứ 1). Các giá trị thể hiện rõ
ràng tính tự quyết: “Được lựa chọn cách tiếp cận/ cách làm của riêng mình
trong việc chăm sóc, điều trị và dự phịng” (ĐTB= 3,80 xếp thứ 2), “Được
thực hiện công việc của mình theo những cách sáng tạo riêng” (ĐTB= 3,78
xếp thứ 3), “Được có cuộc sống an khang thịnh vượng” và “Được làm việc
theo nhu cầu và phong cách riêng của tôi” (ĐTB= 3,71 xếp thứ 4). Các giá trị:
“Được kiểm sốt hồn tồn các quyết định về chun mơn, lâm sàng của
mình mà khơng phụ thuộc vào cơ quan hay cá nhân khác” (ĐTB= 3,62 xếp
thứ 6) và “Được quyết định các khía cạnh tài chính liên quan đến cơng việc
của tôi” (ĐTB= 3,47 xếp thứ 7) thể hiện ở mức độ thấp hơn.
3.2.1.4. Giá trị về sự phục vụ

Biểu đồ 3.4. GT về sự phục vụ


Nhận xét:

GT2. Được có vị trí trong tổ chức chính
quyền của địa phương/ cộng đồng ở nơi tôi
làm việc.
GT8. Được làm việc với các tổ chức quản lý
lãnh đạo cộng đồng, địa phương ở nơi tôi
làm việc.
GT14. Được làm việc với các tổ chức quản
lý, đồn thể ở địa phương nơi tơi làm việc.
GT20. Được chăm sóc, khám chữa hay
phịng bệnh cho những người nghèo, người
yếu thế trong xã hội.
GT25. Có khả năng tham gia bảo việc hỗ trợ
hình thành hoặc thay đổi chính sách y tế.
GT29. Được trực tiếp quan tâm chăm sóc
đến cuộc sống bệnh của bệnh nhân chứ
không chỉ bệnh tật của họ.
GT32. Được thỏa sức sáng tạo các ý tưởng
GT35. Được chia xẻ tài năng và chuyên môn
của tôi với các tổ chức, cơ sở chuyên môn
của tôi với các tổ chức, cơ sở chun mơn về
y học dự phịng và y tế cơng cộng
GT37. Được có cơ hội làm các cơng việc
tình nguyện, từ thiện cho cộng đồng nơi tôi
sinh sống và / hoặc làm việc.


25


Biểu hiện tập trung nhất của giá trị về sự phục vụ của sinh viên Y4 đa
khoa trường Đại học Y Hà Nội ở đây là “Được chăm sóc, khám chữa hay
phòng bệnh cho những người nghèo, người yếu thế trong xã hội” (ĐTB= 4,14
xếp thứ 1).
Tiếp đến:
“Được chia sẻ tài năng và chuyên môn của tôi với các tổ chức, cơ sở
chuyên môn của tôi với các tổ chức, cơ sở chun mơn về y học dự phịng và
y tế cơng cộng” (ĐTB= 3,96 xếp thứ 2).
“Được có cơ hội làm các cơng việc tình nguyện, từ thiện cho cộng đồng
nơi tôi sinh sống và / hoặc làm việc” (ĐTB= 3,90 xếp thứ 3).
“Được trực tiếp quan tâm chăm sóc đến cuộc sống bệnh của bệnh nhân
chứ khơng chỉ bệnh tật của họ” (ĐTB= 3,77 xếp thứ 4).
“Được thỏa sức sáng tạo các ý tưởng” (ĐTB= 3,60 xếp thứ 5).
“Có khả năng tham gia bảo việc hỗ trợ hình thành hoặc thay đổi chính
sách y tế” (ĐTB= 3,53 xếp thứ 6).
Những giá trị mà SV chưa hướng tới trong nhóm giá trị này là: “Được
làm việc với các tổ chức quản lý lãnh đạo cộng đồng, địa phương ở nơi tơi
làm việc” (ĐTB= 3,38), “Được có vị trí trong tổ chức chính quyền của địa
phương/ cộng đồng ở nơi tôi làm việc” (ĐTB= 2,95), “Được làm việc với các
tổ chức quản lý, đồn thể ở địa phương nơi tơi làm việc” (ĐTB= 2,88) đều ở
mức lưỡng lự.


×