Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Hoàn thiện quy trình nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm tân dược tại Công ty TNHH Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.33 KB, 42 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế của Đảng và nhà nước
ta những năm vừa qua đã đem lại cho nền kinh tế nói chung và các doanh
nghiệp dược nói riêng cơ hội to lớn để phát triển mạnh mẽ. Công ty TNHH
Thăng Long đã có những bước phát triển vượt bậc không những về chủng
loại, chất lượng sản phẩm mà cả về năng lực kinh doanh nhập khẩu đáp ứng
nhu cầu của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế,
công ty đã đóng góp một phần không nhỏ của mình trong xu thế hội nhập đó.
Nền kinh tế Việt Nam có điểm xuất phát thấp, chiến tranh kéo dài đã để lại
cho nhân dân Việt Nam biết bao bệnh tật cộng với sự đói nghèo đã ảnh hưởng
trực tiếp đến sức khoẻ nhân dân. Trước tình hình đó, một yêu cầu cấp thiết đặt
ra cho các doanh nghiệp dược là phải làm thế nào để có nguồn thuốc chất
lượng tốt, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Với công nghệ y dược của Việt
Nam hiện nay chỉ mới đáp ứng được phần nào yêu cầu đó, điều này làm cho
hoạt động nhập khẩu thành phẩm tân dược có chất lượng cao càng trở nên
quan trọng bởi bên cạnh việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân thì nhập khẩu
thuốc còn là cầu nối thông suốt nền kinh tế tiên tiến trong và ngoài nước với
nhau, chính hoạt động này cũng sẽ đóng góp vào sự phát triển ổn định của
nền kinh tế và hơn ai hết nó sẽ giúp cho mỗi con người trong cộng đồng có
được sức khoẻ, trí tuệ để tham gia hoạt động trong mọi lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên, điều kiện mở cửa của kinh tế thị trường đặt ra cho công ty
những thách thức rất lớn đặc biệt là trong kinh doanh quốc tế. Cùng với sự
cạnh tranh khốc liệt là những khó khăn thách thức mới đã ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình nhập khẩu thành phẩm tân dược của Công ty TNHH Thăng
Long. Đó cũng là một trong những vấn đề mấu chốt có thể trở thành nhân tố
quan trọng đem lại thành công cho công ty trong cơ chế thị trường hiện nay,
cần nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu. Trên cơ sở vận dụng lý
thuyết được học ở trường và sự tìm hiểu thực trạng hoạt động nhập khẩu của
công ty em xin tiến hành thực hiện đề tài “Hoàn thiện quy trình nhập khẩu
nguyên liệu và thành phẩm tân dược tại Công ty TNHH Thăng Long”
Trên cơ sở đánh giá thực trạng những điểm hoàn thiện và chưa hoàn


thiện trong quy trình nhập khẩu tại công ty từ đó em xin đưa ra một số giải
pháp và kiến nghị cụ thể nhằm góp phần nhỏ bé của mình trong việc đưa
doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo hướng dẫn
PGS.TS Nguyễn Như Tiến cùng các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh
- nhập khẩu, Công ty TNHH Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo
thực tập này.
Hà Nội, tháng 11 năm 2006
Sinh viên: Phạm Thị Mai Phương
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THĂNG LONG
I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THĂNG LONG
Trong những giai đoạn đầu nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế
tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, trong thời kỳ này để đáp ứng
nhu cầu phát triển của xã hội công ty mới được thành lập. Cũng trong thời
điểm đó công ty THHH Thăng Long được thành lập theo quyết định số 1149
ngày 25/9/1992 của UBND thành phố Hà Nội và giấy phép kinh doanh số
001153 ngày 5/10/1992 của trọng tài kinh tế Hà Nội, và được lấy tên là công
ty TNHH Thăng Long.
Người có công lớn trong việc thành lập công ty đó là dược sỹ Nghiêm
Thanh Sơn (chính là giám đốc cho đến nay) và bà Trần Minh Phú, hai người
này là hai sáng lập viên của công ty ngoài ra còn có bảy thành viên khác tham
gia cùng góp vốn. Các thành viên tham gia thành lập công ty họ đều là chủ
Nhà nước, họ có kinh nghiệm kinh doanh và hiểu biết thị trường nên họ tổ
chức bộ máy hoạt động kinh doanh rất gọn nhẹ nhưng rất hiệu quả đáp ứng
được nhu cầu thị trường khi đó. Bộ máy tổ chức đó gồm: Ban giám đốc có
một giám đốc và một phó giám đốc, các phòng chức năng gồm có 1 phòng
kinh doanh, 1 phòng tài vụ và 2 cửa hàng tại 31 Láng Hạ, và trụ sở chính của
công ty đóng tại 69 Tràng Thi Hà Nội. Với một số vốn đăng ký kinh doanh
ban đầu là 300.000.000 đồng, công ty đã phát huy thế mạnh sẵn có của mình

vào kinh doanh dược phẩm và dụng cụ y tế thông thường.
Đến năm 1994 tình hình tổ chức và quản lý của công ty đã đi vào hoạt
động rất hiệu quả, cùng với việc chớp lấy thời cơ phát triển mạnh mẽ của kinh
tế trong nước công ty đã xin cấp giấy phép bổ sung ngành nghề kinh doanh để
mở rộng hoạt động của mình với nội dung sau:
• Bổ sung ngành nghề kinh doanh: được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp
ngày 12/5/1994 theo giấy phép này thì công ty có các chức năng sau: Kinh
doanh tư liệu sản xuất, buôn bán hàng tiêu dùng, kinh doanh sách sạn, mở các
dịch vụ sản xuất bao bì từ nhựa và cao su.
• Bổ sung vốn điều lệ từ 300 triệu đồng lên 1 tỷ đồng, đổi tên từ công
ty TNHH Dược phẩm Thăng Long thành Công ty TNHH Thăng Long, tên
giao dịch là Draphaco và chuyển trụ sở từ 69 Tràng Thi về phòng 4 nhà 5
trung tâm triển lãm Giảng Võ Hà Nội.
Cũng trong thời gian này để đáp ứng nhu cầu của thị trường đang phát
triển mạnh công ty đã mở rộng thêm một số cửa hàng bán buôn dược phẩm:
cửa hàng 49 Quốc Tử Giám, 41 Văn Miếu, số 7 Ngọc Khánh. Ngoài ra công
ty còn tổ chức kinh doanh về việc cho thuê kiốt bán hàng và thành lập các nhà
phân phối một số, tỉnh, thành phố trọng điểm như: Hải Phòng, Quảng Ninh,
Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh.
Đến năm 1996 công ty nhận thấy đời sống của dân cư ngày càng được
nâng cao, nhu cầu vè hàng hóa tiêu dùng để tăng cường sức khỏe là một thị
trường tiềm năng có nhu cầu rất lớn. Chính điều này đã tạo cho công ty kinh
doanh mặt hàng tiêu dùng mới đó là: sâm Triều Tiên và đã thu được những
thành công rất lớn trên thị trường. Cũng thời điểm này công ty đã tăng vốn
điều lệ từ 1 tỷ đồng lên 300 triệu. Từ năm 1996 đến 1999 công ty liên tiếp mở
thêm các cửa hàng kinh doanh sâm tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số
tỉnh khác.
Năm 1999 do thay đổi luật thuế doanh thu sang thuế giá trị gia tăng và
chính phủ có bãi bỏ một số giấy phép kinh doanh con và ban hành chính sách
kinh doanh thông thoáng hơn đã tạo điều kiện thuận lợi các công ty hoạt động

có hiệu quả hơn. Tuy với số vốn điều lệ là 1 tỷ 300 triệu nhưng công ty sử
dụng vốn kinh doanh lên tới 10 tỷ đồng. Lúc này công ty chủ yếu xuất nhập
khẩu mặt hàng tiêu dùng và tổ chức phân phối độc quyền về được cho một
hãng tại Hàn Quốc là PAGIN.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của công ty
Chức năng của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức:
Giám đốc: là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của
công ty, và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên của công ty về việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc có các chức năng chính sau:
Giám đốc
Phòng
thị trường
Phòng
kinh doanh
Phòng
kế toán
Phòng
hành chính
Ban kinh doanh
sâm Triều Tiên
Các
chi
nhánh
Các
đại

Các cửa
hàng
bán buôn

Các cửa
hàng
bán lẻ
• Chịu trách nhiệm về tổ chức nhân sự: bổ nhiệm bãi, miễn nhiệm, cắt
chức các chức danh quản lý trong công ty theo đúng luật hoạt động của công
ty.
• Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công
ty và chịu trách nhiệm chung về tình hình kinh doanh đó, giám đốc chỉ đạo
trực tiếp phó giám đốc, và các trưởng phòng: kế toán, kinh doanh, thị trường,
hành chính.
• Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty
• Ký kết các hợp đồng nhân danh công ty, tuyển lao động
Phòng kinh doanh: Đây là phòng chức năng quan trọng nhất của công
ty nó có các nhiệm vụ chính cụ thể sau:
• Chịu trách nhiệm về hoạt động và phát triển kinh doanh của công ty
• Kết hợp với phòng thị trường để tìm hiểu nhu cầu thị trường từ đó lập
kế hoạch kinh doanh, báo cáo giám đốc.
• Thực hiện nhập khẩu mua bán hàng hóa
• Phối hợp với phòng kế toán để sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất,
và theo dõi kế toán quản trị để điều khiển kinh doanh cho hợp lý.
Phòng kế toán: Là cơ quan tham mưu và tổ chức thực hiện các nghiệp
vụ về kế toán, tài chính cho giám đốc, kiểm soát và chịu trách nhiệm về toàn
bộ các hoạt động của công ty về lĩnh vực tài chính của doanh nghiệp. Các
chức năng chính của phòng kế toán.
• Chịu trách nhiệm về hạch toán kế toán kịp đầy đủ, kịp thời và chính
xác.
• Phân tích tình hình hoạt động tài chính báo cáo giám đốc, phối hợp
với phòng kinh doanh và các phòng ban khác để đảm bảo cho việc kinh doanh
hợp lý và hiệu quả.
• Thực hiện duy trì chế độ tài chính của toàn công ty

Phòng hành chính:
Đảm bảo các điều kiện làm việc của công ty như nơi làm việc, hệ thống
thông tin liên lạc, tổ chức điều hành công việc như văn thư, bảo vệ, thực hiện
công tác lễ tân tiếp khách….
Phòng thị trường:
• Nghiên cứu biến động của thị trường, từ đó phát hiện ra các cơ hội,
các nguy cơ mà công ty có thể gặp phải, lập báo cáo trình ban giám đốc.
• Phối hợp với các phòng ban khác để triển khai các kế hoạch kinh
doanh có hiệu quả nhất.
• Thực hiện các chương trình Marketing về: sản phẩm, phân phối, giá
cả, xúc tiến.
Các chi nhánh:
Chịu trách nhiệm kinh doanh theo sự chỉ đạo của công ty, thực hiện chế
độ hạch toán theo chỉ đạo của phòng kế toán, báo cáo tình hình kinh doanh tại
các địa phương mà mình phụ trách kịp thời với phòng kinh doanh.
Bán buôn, bán lẻ, đại lý:
Duy trì chế độ bán hàng theo đúng quy định của công ty về giá cả, sản
phẩm, phản ánh kịp thời các thông tin của thị trường cho phòng kinh doanh,
thực hiện hạch toán theo chỉ đạo của phòng kế toán.
Ban kinh doanh sâm:
Có chức năng như phòng kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh sâm
Triều Tiên.
III. CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA CÔNG TY
1. Cơ sở vật chất
Bảng 1: Cơ sở vật chất của công ty
Đơn vị: đồng
STT Các chỉ tiêu
Năm
2003 2004 2005
1

Tổng nguyên giá
TSCĐ
Trong đó:
• Máy móc thiết bị
• Phương tiện vận tải
• Thiết bị chuyên dùng
• Tài sản cố định khác
565.464.000 768.945.000 1.242.564.000
73.211.000 85.665.000 97.886.000
215.227.000 215.227.000 433.287.000
241.340.000 405.497.000 642.942.000
35.686.000 62.556.000 68.449.000
2 Giá trị khấu hao 186.603.120 271.187.070 407.869.110
3 Giá trị còn lại 378.860.880 497.757.930 834.694.890
Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo cho sản xuất kinh
doanh, nó chính là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các thiết bị chuyên
dùng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động một
cách hiệu quả hơn. Trong năm 2004 nguyên giá tài sản cố định là
768.945.000 tăng 36% so với năm 2003, năm 2005 là 1.242.564.000 tăng
61,6% so với năm 2004.
Nguyên nhân chính là từ năm 2003 đến năm 2005 công ty có mua một
số thiết bị máy móc phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm, và mua một xe tải
phục vụ cho vận chuyển hàng hóa. Đây là việc làm rất cần thiết để đảm bảo
cho công ty chủ động hơn trong việc kinh doanh. Tuy nhiên nó cũng ảnh
hưởng đến một phần vốn kinh doanh của công ty.
Khấu hao tài sản cố định được tính là chi phí kinh doanh, nó ảnh hưởng
đến lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn. Năm 2003 khấu hao tài sản cố định
chiếm 12,72% chi phí, năm 2004 chiếm 18,16% chi phí, năm 2005 chiếm
24,25% chi phí kinh doanh. Có thể nói năm 2005 khấu hao tài sản cố định nó

ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty, nhưng bù lại trong những năm
tiếp theo có thể chi phí TSCĐ trên một sản phẩm bán ra của công ty sẽ giảm,
điều đó tạo ra lợi thế cho công ty giảm chi phí kinh doanh của mình
2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Ngay từ ngày đầu thành lập công ty để trả lời cho câu hỏi: Ngành kinh
doanh của chúng ta là gì? Nó sẽ là gì? Và nó trở thành cái gì?
Công ty đã có định hướng kinh doanh rõ ràng đó là kinh doanh dược
phẩm và thiết bị y tế. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của mình từ doanh
nghiệp kinh doanh đơn ngành công ty đã trở thành doanh nghiệp đa ngành với
các lĩnh vực sau:
• Dược phẩm và thiết bị y tế
• Hàng tiêu dùng
3. Đặc điểm về nguồn vốn của công ty
Bảng 2: Đặc điểm nguồn vốn của công ty
Đơn vị tính : đồng
STT Các chỉ tiêu
Năm
2003 2004 2005
1 Vốn tự bổ sung 232.500.000 345.650.000 521.760.000
2 Vốn cổ phần 1.000.000.00
0
1.300.000.00
0
1.300.000.000
Tổng vốn: 1.232.500.00
0
1.645.650.00
0
1.821.760.000
3 Tài sản cố định 378.860.880 497.757.930 834.694.890

4 Tài sản lưu động 4.127.986.55
0
4.568.995.70
0
4.321.588.620
5 Các khoản phải thu 2.175.662.00
0
1.938.557.60
0
2.244.575.680
6 Các khoản phải trả:
• Nợ ngắn hạn
• Nợ dài hạn
5.450.009.43
0
5.359.661.230 5.579.099.191
5.450.009.43
0
5.359.661.230 5.579.099.191
- - -
Tổng tài sản: 1.232.500.00
0
1.645.650.00
0
1.821.760.000
Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm 2003 là 32,13%, năm 2004 là 30,645%,
năm 2005 là 28,86%. Nó phản ánh rằng cứ 100 đồng vốn trong một năm thì
thu được bao nhiêu lợi nhuận. Ta thấy rằng lợi nhuận kinh doanh năm nay
đều cao hơn năm trước nhưng 100 đồng vốn bỏ ra khi kinh doanh năm 2003

thì thu được 32,13 đồng tiền lời còn năm 2004 chỉ thu được 30,65 đồng và
năm 2005 là 28,86 đồng. Tức là tỷ suất lợi nhuận trên vốn đã giảm, nó phản
ánh số vốn bỏ ra kinh doanh năm 2005 không hiệu quả bằng năm 2004, năm
2004 cũng không hiệu quả bằng năm 2003. Tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn
năm 2003 là 0,757, năm 2003 là 0,852, năm 2005 là 0,776. Nó phản ánh rằng
công ty tương đối mạo hiểm trong kinh doanh, vì họ luôn để số vốn lưu động
nhỏ hơn nợ ngắn hạn, nhưng trong bản số liệu ta nhận thấy rằng các khoản
phải thu của công ty cũng rất lớn, nếu cộng số vốn lưu động và các khoản
phải thu thì ta thấy trong các năm 2003, 2004 và 2005 đều lớn hơn số nợ ngắn
hạn. Nó nói nên rằng công ty luôn tạo ra một khoảng cách an toàn cho các
khoản nợ ngắn hạn phải trả của công ty.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU
CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA
I. ĐẶC ĐIỂM CÁC MẶT HÀNG NHẬP KHẨU VÀ THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CỦA
CÔNG TY
1. Đặc điểm các mặt hàng nhập khẩu của Công ty
Trong thời gian hoạt động công ty lấy hàng nhập khẩu là mặt hàng kinh
doanh chủ yếu, theo thống kê cho thấy số vốn lưu động của công ty năm 2005
có hơn 80% vốn lưu động phục vụ cho hàng nhập khẩu. Đồng thời mặt hàng
kinh doanh của công ty là loại hàng đặc biệt (dược phẩm y tế và hàng tiêu
dùng) cho nên việc kinh doanh nó có những quy định khắt khe hơn so với các
mặt hàng thường khác.
Cụ thể là:
- Đối với mặt hàng thuốc: là mặt hàng chủ yếu nhập từ nước ngoài,
muốn nhập khẩu phải có giấy phép do cục quản lý bộ y tế cấp hoặc 100%
nhập khẩu phải nhập khẩu ủy thác qua cơ quan Nhà nước được nhập khẩu.
Giấy phép nhập khẩu được chia ra làm hai loại là:
+ Xin visa: Là loại giấy phép do cục quản lý bộ y tế cấp đối với các loại
thuốc mà trong đó hạn chế về thời gian nhập khẩu mà không hạn chế khối

lượng nhập khẩu.
+ Giấy phép theo đơn hàng: Là loại giấy phép kèm theo đó doanh
nghiệp phải lập đơn có số lượng cụ thể đẻ cục cấp giấy phép nhập theo đơn
hàng. Theo loại này doanh nghiệp bị hạn chế về số lượng nhưng không đề cập
đến vấn đề thời gian.
- Đối với các sản phẩm sâm: Đây là loại hàng mới trên thị trường Việt
Nam nên nó có các đặc điểm sau:
+Tính cạnh tranh của sản phẩm này trên thị trường trong nước không
cao.
+ Có rất ít doanh nghiệp trong nước kinh doanh sản phẩm này
+ Sự hiểu biết của nhân dân về sản phẩm này chưa cao.
+ Là một sản phẩm mới nên các sản phẩm sâm bị tranh chấp về quy
định nó là hàng tiêu dùng hay dược phẩm.
2. Thị trường nhập khẩu (các nước bán)
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã đạt những thành tựu
đáng kể, thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng đời sống nhân dân đi
vào ổn định. Tuy nhiên nhu cầu tiêu dùng của nhân dân về các sản phẩm dược
phẩm còn chưa cao, thị trường tiêu thụ trong nước bị bó hẹp. Điều này làm
cho doanh nghiệp phải hướng thị trường nhập khẩu vào các thị trường truyền
thống, thị trường nhập khẩu chính của công ty hiện nay là Nam Triều Tiên,
Đông Âu…
Trong cơ chế thị trường hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, năng động trong vấn đề tìm ra hình thức kinh doanh phù hợp cũng như
phải biết mở rộng thị trường và tìm nguồn hàng cung cấp. Là một công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty thương mại thăng long đã biết thích nghi với cơ
chế đó, ngày càng quan hệ thương mại với nhiều hãng trên thế giới. Kết quả
đó biểu thị ở bảng sau:
Bảng tổng hợp kim ngạch nhập khẩu
Đơn vị tính: Nghìn đồng
TT Nhà cung cấp 2001 2002 2003 2004 2005

K.ngạch K.ngạch K.ngạch K.ngạch K.ngạch
1 Pháp 1801200 1700000 1935200 2089600 2885777
2 Nhật 3175200 3280000 2624000 3148800 3299306
3 Thụy sĩ 1275600 2121550 2970170 861980 1249511
4 Hàn quốc 3345220 6311280 11564155 19340657
5 Ấn Độ 1885000 2073500 2177175 1719566
6 Đức 286540 786260 1255463
Tổng số 6252000 12331770 1620069
0
2062797
0
29750280
Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty
Đầu năm 2001 công ty mới chỉ quan hệ mua bán với ba nước là Nhật,
Pháp, Thụy sĩ, với kim ngạch nhập khẩu không đáng kể, tổng kim ngạch của
ba nước mới đạt 6252000 nghìn đồng. Cho đến năm nay công ty đã mở rộng
quan hệ thêm với nhiều nước như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức làm cho tổng kim
ngạch đã đạt tới 2750280 nghìn đồng. Mặt khác tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu
cũng có sự thay đổi giữa các nước qua các năm, công ty tham gia ngoại
thương với Hàn Quốc là chủ yếu. Do nhu cầu của thị trường trong nước có sự
biến đổi công ty đã chuyển dần thế mạnh từ kinh doanh dược phẩm sang kinh
doanh hàng tiêu dùng, nhất là mặt hàng sâm của Hàn Quốc công ty đã mở
rộng quan hệ với hãng samsung, pagin, kolon. Điều này chứng tỏ sự linh hoạt
trong chính sách thị trường của công ty và đã giúp công ty đạt được những
thành công đáng kể, kinh doanh ngày một hiệu quả hơn. Trên đây chúng ta
chỉ thấy được tình hình buôn bán chung của công ty với các nước mà chúng ta
chưa thấy được thành phần kim ngạch nhập khẩu của các hãng, để hiểu được
điều này chúng ta xem xét bảng sau:
Bảng tổng hợp tình hình nhập khẩu theo đối tác cung cấp
Đơn vị tính: nghìn đồng

TT Nhà cung cấp 2001 2002 2003 2004 2005
1 Roche (Pháp) 1128000 1048000 1152800 1268080 1366277
2 UPSA (Pháp) 5694000 652000 782400 821520 1100220
3 Rousel-morishta
(Nhật)
3175200 3280000 2624000 3148800 4121211
4 Vipharco (Pháp) 103800
5 Caba-geigi (Thụy Sỹ) 1275600 2121550 2970170 861980 850712
6 H.dong (Hàn Quốc) 1757220 2635830 2984580 4115266
7 Samsung (HQ) 1588000 1905600 2096160 2513444
8 Deeparma (Án Độ) 1885000 2073500 2177175 2687231
9 Pagin (Hàn Quốc) 546386 4749891 9237370
10 Kolon (Hàn Quốc) 667344 567242 835266
11 Greencroos (HQ) 556120 611732 934721
12 Rotex (Đức) 286550 429810 499222
13 Siniphar (HQ) 278000 521334
14 Yuhan (HQ) 312550 545611
15 Fregenius (Đức) 356450 422345
Tổng số: 6252000 12331770 16200690 20627970 29750280
Nguồn: Phòng thị trường Công ty
Cũng từ đầu năm 2001 công ty quan hệ mua bán với hãng Roche,
UPSA, Vipharco (của Pháp) là chủ yếu. Do trong thời gian này công ty kinh
doanh mặt hàng dược phẩm là chủ yếu, phạm vi buôn bán còn hạn hẹp nên
công ty chỉ nhập thông qua nhập ủy thác một số mặt hàng thuốc của hãng
trên. Trong quá trình hoạt động với khả năng huy động vốn của một công ty
ngày một mở rộng các mặt hàng kinh doanh đồng thời mở rộng quan hệ ngoại
thương với nhiều hãng hơn, nhờ vậy đến năm 2005 tổng kim ngạch nhập
khẩu của công ty nên tới 29750280 nghìn đồng của 15 hãng là chủ yếu.
Thông qua bảng trên chúng ta đã phần nào thấy được tình hình kinh doanh có
hiệu quả của công ty, để hiểu hơn vấn đề đó chúng ta có thể xem qua bảng

sau:
Bảng tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu của công ty với các nước.
TT
Nhà cung
cấp
2001 2002 2003 2004 2005
K.ngạch % % % % %
1 Pháp 180120
0
28,81 13,79 11,95 10,13 9,7
2 Nhật 317520
0
50,79 26,60 16,20 15,26 11,09
3 Thụy sĩ 127560
0
20,40 17,20 18,33 4,18 4,20
4 Hàn Quốc 27,13 38,96 56,06 65,01
5 Ấn độ 15,29 12,80 10,55 5,78
6 Đức 1,77 3,81 4,22

625200
0
100 100 100 100
Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty
Đồng thời với việc mở rộng quan hệ ngoại thương với nhiều hãng trên
nhiều nước khác nhau thì công ty cũng còn chú trọng đến các mặt hàng sản
xuất nội địa. Mục tiêu của công ty là đa dạng hóa các mặt hàng nhằm thích
nghi với sự thay đổi linh hoạt của thị trường.
II. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY
1. Nghiên cứu về sản phẩm

Để đáp ứng được sự biến động linh hoạt của thị trường công ty đã
thành lập phòng nghiên cứu thị trường nhằm định hướng chiến lược sản phẩm
của công ty trong năm kế hoạch (ví dụ như: Thu nhập, tình hình phát triển sức
khỏe của nhân dân, các chính sách của Nhà nước trong những năm tới…) để
xây dựng nhóm sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ tập trung khai thác. Từ những
căn cứ trên mà doanh nghiệp nghiên cứu thị trường thế giới để chọn các sản
phẩm cụ thể: sản phẩm này có tác dụng như thế nào? sản phẩm ở vùng giá
nào? và đi đến chọn sản phẩm cuối cùng để nhập khẩu, và căn cứ vào các giao
dịch để chọn hãng sẽ cung cấp sản phẩm.
Các nhân tố tác động đến sản phẩm
- Đối với dược phẩm: các sản phẩm có tuổi thọ nhất định, tuổi thọ ở
đây không phải là thời hạn sử dụng mà là thời gian sản phẩm được xác định là
có tác dụng, chưa có sản phẩm nào thay thế tốt hơn.
Nhà nước luôn luôn định hướng chăm sóc về sức khỏe nhân dân cho
nên Nhà nước giao cho cơ quan chủ quản định hướng chi tiết các nhóm sản
phẩm sẽ đáp ứng như: Danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc hạn chế
nhập khẩu và danh mục cấm nhập khẩu.
2. Nghiên cứu về giá sản phẩm nhập khẩu
Khi nghiên cứu về giá hàng hóa công ty phải chú ý các vấn đề sau:
Khi tiến hành nghiên cứu về giá hàng nhập khẩu công ty đã chú ý đến
các quy luật của kinh tế, giá cả sản phẩm phải phù hợp với giá của thị trường,
quy luật giá cả và giá trị, và các quy luật khác.
Giá của sản phẩm mới thay sản phẩm cũ thì không thể lớn hơn giá sản
phẩm cũ. Điều này cũng phù hợp với tự nhiên vì nếu sản phẩm mới mà có giá
lớn hơn sản phẩm cũ thì nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm cũ sẽ không quay
sang sản phẩm mới.
Sản phẩm này sau khi nhập vào thị trường sẽ đáp ứng được bao nhiêu
% thị trường với điều kiện tổng giá trị của nó không được vượt quá tổng giá
trị sử dụng trong năm.
3. Nghiên cứu lựa chọn đối tác cung cấp

Việc lựa chọn đối tác cung cấp doanh nghiệp thường sử dụng các
phương thức sau:
Công ty sử dụng hệ thống thương mại điện tử để chọn ra bạn hàng có
nghĩa là công ty thông qua internet tìm hiểu thông tin để chọn hãng cung cấp,
gửi thư điện tử cho họ và các thông tin của mình khác. Sau đó bên cung cấp
sẽ gửi tài liệu cần thiết mà công ty đã yêu cầu cho công ty từ đó công ty ra
quyết định chọn bạn hàng.
4. Đàm phán và ký kết hợp đồng của công ty
Trong quan hệ buôn bán thương mại các bên có thể sử dụng nhiều hình
thức giao dịch để đi đến việc ký kết hợp đồng, ở công ty thương mại thăng
long sử dụng phương thức giao dịch chủ yếu là phương thức giao dịch trực
tiếp và phương thức giao dịch bằng thương mại điện tử.
Đồng thời với việc giao dịch trực tiếp thì công ty cũng sử dụng phương
thức đàm phán trực tiếp. Cụ thể như:
- Công ty cử cán bộ trực tiếp sang bên nước bán để đàm phán khi có tín
hiệu của bên bán
- Công ty gửi thư mời đại diện của hãng mà mình sẽ quan hệ buôn bán
sang Việt Nam để trực tiếp đàm phán.
Phương thức giao dịch bằng thương mại điện tử là việc công ty gửi thư
điện tử để trực tiếp đàm phán. Hình thức này công ty chỉ áp dụng đối với các
bạn hàng đã quan hệ mua bán nhiều lần.
5. Các bước đàm phán và thực hiện hợp đồng mà công ty thường áp
dụng
a. Các bước đàm phán
Các bước đàm phán trong quá trình mua bán quốc tế theo lý thuyết thì
các bên phải tuân thủ theo đúng như đã định. Nhưng công ty đã linh hoạt sử
dụng các bước đàm phán sau:
- Bên mua (công ty) đưa ra các yêu cầu về sản phẩm.

×