Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã phước long tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.4 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






TRẦN VĂN VINH


GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN THỊ XÃ PHƯỚC LONG, TỈNH BÌNH PHƯỚC




LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH



Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.05


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI MINH VŨ


HÀ NỘI – 2011
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………



i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan: Luận văn Thạc sĩ kinh tế này là công trình do chính tôi
nghiên cứu và thực hiện. có sự hỗ trợ từ thầy hướng dẫn là GS.TS Bùi Minh Vũ.
Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong ñề tài này là trung thực và chưa từng
ñược ai công bố trong bất cứ công trình nào. Những dữ liệu mà tôi sử dụng trong
phân tích, nhận xét, ñánh giá ñược chính tác giả thu thập hoàn toàn trung thực và có
nguồn góc rõ ràng.
Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
hội ñồng, cũng như kết quả của luận văn này.

Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2011
Tác giả




Trần Văn Vinh












Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Bùi Minh Vũ ñã tận tình hướng
dẫn, góp ý và ñộng viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội cùng
các thầy cô của trường ñã truyền ñạt cho tôi những cơ sở lý luận cũng như kinh
nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi tham gia học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước nơi tôi ñang công tác ñã tạo ñiều kiện cho tôi
có thời gian học tập, nghiên cứu và khảo sát trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
Những lời cảm ơn sau cùng tôi xin cảm ơn cha mẹ, anh chị và vợ của tôi ,
những người ñã hết lòng quan tâm và tạo ñiều kiện tốt nhất ñể tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.

Trần Văn Vinh
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii

Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục biểu ñồ viii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 ðối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2
2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
2.1 Tổng quan về tín dụng và chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại 3
2.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng 3
2.1.2 Quá trình ra ñời và phát triển của tín dụng 3
2.1.3 Bản chất của tín dụng 4
2.1.4 Chức năng của tín dụng 4
2.1.5 Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế hiện nay 6
2.2 Các hình thức tín dụng 7
2.2.1 Phân loại theo chủ thể tín dụng 7
2.2.2 Phân loại theo thời gian 10
2.2.3 Phân loại theo mục ñích cho vay 10
2.2.4 Phân loại theo mức ñộ tín nhiệm ñối với khách hàng 11
2.2.5 Phân loại theo xuất xứ tín dụng 11
2.3 Chất lượng và chất lượng tín dụng ngân hàng 12
2.3.1 Khái niệm về chất lượng 12
2.3.2 Khái niệm về chất lượng tín dụng 12
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

iv

2.3.3 Nợ xấu và các nguyên tắc phòng ngừa nợ xấu 14

2.3.4 Các chỉ tiêu ñánh giá chất lượng tín dụng của NHNN Việt Nam 22
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng ñến chất lượng tín dụng 24
2.4.1 Nhóm nhân tố bên ngoài 24
2.4.2 Nhóm nhân tố bên trong 26
2.5 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng 29
2.6 Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tín dụng 31
2.6.1 Bài học kinh nghiệm từ ðài Loan 31
2.6.2 Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan 31
2.6.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 33
3 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.1 Giới thiệu về NHNo&PTNT Việt Nam (Agribank Việt Nam) 34
3.2 Giới thiệu về Phước Long và NHNo&PTNT thị xã Phước Long 35
3.2.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước 35
3.2.2 Sự hình thành và phát triển của NHNo&PTNT thị xã Phước Long,
tỉnh Bình Phước 36
3.3 Phương pháp nghiên cứu 37
3.3.2 Các phương pháp nghiên cứu 37
3.3.3 Trình tự nghiên cứu 37
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39
4.1 Thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNo thị xã Phước Long 39
4.1.1 Thực trạng về công tác huy ñộng vốn 39
4.1.2 Thực trạng hoạt ñộng tín dụng tại NHNo thị xã Phước Long 45
4.1.3 Về chất lượng tín dụng 58
4.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo thị xã Phước Long,
tỉnh Bình Phước 83
4.2.1 Mục tiêu và ñịnh hướng hoạt ñộng kinh doanh của NHNo thị xã
Phước Long, tỉnh Bình Phước 83
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

v


4.2.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo thị xã Phước
Long, tỉnh Bình Phước 86
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 98
5.1 Kết luận 98
5.2 Kiến nghị 99
5.2.1 Kiến nghị ñối với UBND tỉnh Bình Phước 99
5.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước, NHNo&PTNT Việt Nam,
NHNo& PTNT tỉnh Bình Phước 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


Agribank Viết tắt tiếng anh: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

CBTD Cán bộ tín dụng
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
HðQT Hội ñồng quản trị
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHNo Ngân hàng nông nghiệp
NHNo&PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHTM Ngân hàng thương mại
NQH Nợ quá hạn

Qð Quyết ñịnh
RRTD Rủi ro tín dụng
SXKD Sản xuất kinh doanh
TBCN Tư bản chủ nghĩa
TCTD Tổ chức tín dụng
TDNH Tín dụng ngân hàng
TDNN Tín dụng nhà nước
TDTM Tín dụng thương mại
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSðB Tài sản ñảm bảo
UBND Ủy ban nhân dân
USD ðô la Mỹ

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

vii

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

4.1 Tình hình huy ñộng vốn của NHNo thị xã Phước Long 40
4.2 Cơ cấu nguồn vốn huy ñộng phân loại theo thời hạn huy ñộng 42
4.3 Bảng tổng hợp dư nợ theo thời gian 47
4.4 Thống kê tổng dư nợ và tổng nguồn vốn huy ñộng của NHNo thị xã
Phước Long 50
4.5 Chỉ tiêu hệ số thu nợ của NHNo thị xã Phước Long 52
4.6 Cơ cấu dư nợ cho vay của NHNo thị xã Phước Long 53
4.7 Tỷ lệ nợ khó ñòi trên tổng dư nợ của NHNo thị xã Phước Long 57
4.8 Bảng chỉ tiêu ROA của NHNo thị xã Phước Long 57

4.9 Bảng tổng hợp nợ xấu của NHNo thị xã Phước Long 59
4.10 Cơ cấu nợ xấu theo ñối tượng cho vay 62
4.11 Bảng tổng hợp vòng quay vốn tín dụng năm
của
NHNo
thị xã Phước
Long
63


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

viii

DANH MỤC BIỂU ðỒ

STT Tên biểu ñồ Trang

4.1 Tốc ñộ tăng trưởng nguồn vốn huy ñộng của NHNo thị xã Phước Long 41
4.2 Biểu ñồ cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn 42
4.3 Biểu ñồ về thị phần vốn huy ñộng 44
4.4 Biểu ñồ thể hiện sự tăng trưởng tín dụng qua các năm 45
4.5 Biểu ñồ phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế 46
4.6 Biểu ñồ cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay 48
4.7 Phân loại nợ theo hình thức bảo ñảm tiền vay 49
4.7 Cơ cấu tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn của NHNo thị xã Phước Long 51
4.9 Cơ cấu dư nợ cho vay của NHNo thị xã Phước Long 54
4.10 Biểu ñồ ñánh giá nợ xấu tại NHNo thị xã Phước Long 59
4.11 Biểu ñồ phân tích nợ xấu tại NHNo thị xã Phước Long 62




Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Trong ñiều kiện kinh tế bước vào giai ñoạn khủng hoảng như hiện nay,
ngành tài chính ngân hàng ñang phải ñối mặt với vô vàn khó khăn. Bản thân mỗi
ngân hàng ñang ñặc biệt quan tâm vấn ñề chất lượng tín dụng, phòng ngừa rủi ro.
Một trong những ñiều kiện ñảm bảo một ngân hàng hoạt ñộng hiệu quả và tối ña
hóa lợi nhuận là việc nâng cao chất lượng tín dụng, bảo ñảm an toàn vốn vay. Thời
gian qua hoạt ñộng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn (NHNo&PTNT) thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước cũng ñứng trước
nhiều khó khăn trong hoạt ñộng tín dụng. Năm 2008, 2009 và năm 2010 Chi nhánh
gặp rất nhiều rủi ro cần phải giải quyết, và chưa có một công trình khoa học nào
nghiên cứu về vấn ñề này. Chính vì vậy, tác giả ñã lựa chọn ñề tài: “Giải pháp
nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo&PTNT thị xã Phước Long, tỉnh Bình
Phước” ñể làm luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. ðây là một vấn ñề có giá trị về
mặt lý luận cũng như thực tiễn rất sâu sắc.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tập trung nghiên cứu thực trạng chất lượng tín dụng. Từ ñó, ñề ra giải pháp
ñể nâng cao chất lượng tín dụng tại ñịa bàn nghiên cứu thông qua NHNo&PTNT thị
xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Một là, Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng, chất lượng tín
dụng .

Hai là, ðánh giá thực trạng hoạt ñộng và chất lượng tín dụng tại
NHNo&PTNT thị xã Phước Long những năm qua.
Ba là, Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến chất lượng tín dụng tại
NHNo&PTNT thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.
Bốn là, ðề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

2

của NHNoPTNT thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước trong những năm tới.
1.3 ðối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu của ñề tài
Các hoạt ñộng tín dụng (vay và cho vay) của NHNo&PTNT thị xã Phước
Long
Chất lượng tín dụng chỉ giới hạn trong công tác cho vay của NHNo&PTNT thị
xã Phước Long
Các cơ chế chính sách liên quan ñến hoạt ñộng tín dụng
- Phạm vi nghiên cứu của ñề tài
Phạm vi nội dung nghiên cứu là các luận cứ khoa học về tín dụng ngân hàng,
và thực trạng chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT thị xã Phước Long
- Thời gian nghiên cứu của ñề tài
Tất cả những nội dung thuộc ñề tài nghiên cứu tập trung trong thời gian 3
năm, từ năm 2008 ñến năm 2010.
Thời gian thực hiện ñề tài từ tháng 10 năm 2010 ñến tháng 10 năm 2011















Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

3

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ TÍN DỤNG VÀ CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1 Tổng quan về tín dụng và chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại
2.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Tín dụng xuất phát từ chữ latin là Creditium có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm,
Tiếng Anh gọi là Credit.
Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, “tín dụng” có nghĩa là sự vay mượn. Tín
dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức
hiện vật hay tiền tệ, từ người sở hữu sang người sử dụng sau ñó hoàn trả lại với một
lượng giá trị lớn hơn.
Nói cách khác, tín dụng là quan hệ kinh tế giữa hai chủ thể. Nhờ quan hệ này
mà một bộ phận vốn (bằng tiền hoặc hiện vật) sẽ ñược chuyển từ chủ thể cho vay
sang chủ thể ñi vay ñể sử dụng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hoặc ñời sống. Sau
ñó vốn phải ñược hoàn trả lại người cho vay kèm theo một số lợi tức nhất ñịnh.
2.1.2 Quá trình ra ñời và phát triển của tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế hàng hóa, có quá trình ra ñời, tồn tại và phát
triển cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Lúc ñầu, các quan hệ tín dụng hầu hết ñều là bằng hiện vật và một phần nhỏ là
tín dụng hiện kim, tồn tại dưới tên gọi là tín dụng nặng lãi, cơ sở của quan hệ tín
dụng lúc bấy giờ chính là sự phát triển bước ñầu của các quan hệ hàng hoá-tiền tệ
trong ñiều kiện của nền sản xuất hàng hóa kém phát triển. Các quan hệ tín dụng
phát triển trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ và chế ñộ phong kiến, phản ánh thực trạng
của một nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ
Chỉ ñến khi phương thức sản xuất TBCN ra ñời, các quan hệ tín dụng mới có
ñiều kiện ñể phát triển. Tín dụng bằng hiện vật ñã nhường chỗ cho tín dụng bằng
hiện kim, tín dụng nặng lãi phi kinh tế ñã nhường chỗ cho các loại tín dụng khác ưu
việt hơn như: tín dụng ngân hàng, tín dụng Chính phủ,…
Tín dụng có một quá trình tồn tại và phát triển lâu dài qua nhiều hình thái kinh
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

4

tế xã hội, với nhiều hình thức khác nhau, song ñều có những nội hàm kinh tế quan
trọng như sau:
Tín dụng trước hết chỉ là sự chuyển giao sử dụng một số tiền (hiện kim),
hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay ñổi
quyền sở hữu chúng.
Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải ñược “hoàn trả”
Giá trị của tín dụng không những ñược bảo tồn mà còn ñược nâng cao nhờ
lợi tức của tín dụng.
2.1.3 Bản chất của tín dụng
Bản chất của tín dụng ñược hiểu theo hai khía cạnh sau:
Thứ nhất: Tín dụng là hệ thống quan hệ kinh tế phát sinh giữa người ñi vay và
người cho vay, nhờ quan hệ ấy mà vốn tiền tệ ñược vận ñộng từ chủ thể này sang
chủ thể khác ñể sử dụng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế xã hội.
Thứ hai: Tín dụng ñược coi là một số vốn, có thể bằng hiện vật hoặc hiện kim
vận ñộng theo nguyên tắc hoàn trả, ñã ñáp ứng cho các nhu cầu của chủ thể tín

dụng.
2.1.4 Chức năng của tín dụng
Chức năng thứ 1: Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở hoàn trả
ðây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này mà nguồn vốn
tiền tệ trong xã hội ñược ñiều hoà từ nơi “thừa” sang nơi “thiếu” ñể sử dụng nhằm
phát triển nền kinh tế.
Tập trung và phân phối lại tiền tệ là hai mặt hợp thành chức năng cốt lõi của
tín dụng.
Về mặt tập trung vốn tiền tệ: Thông qua hoạt ñộng của hệ thống tín dụng ñể
tập trung các nguồn tiền nhàn rỗi lại như: tiền nhàn rỗi trong dân chúng, vốn bằng
tiền của doanh nghiệp, cũng như các ñoàn thể, kinh tế-xã hội khác,…
Về mặt phân phối lại vốn tiền tệ: Chức năng phân phối lại vốn tiền tệ là một
trong những nhiệm vụ chủ yếu của tín dụng ngân hàng. Vận hành chức năng này
vào thực tiễn sản xuất và ñời sống là biểu hiện sự chuyển hóa khối lượng tiền tệ có
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

5

uy lực theo nhu cầu của người tiêu dùng ñể sử dụng vốn tiền tệ có hiệu quả lâu bền.
Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn ñều ñược thực hiện theo nguyên tắc
có hoàn trả, vì vậy tín dụng có ưu thế rõ rệt, nó kích thích tập trung vốn và thúc ñẩy
việc sử dụng vốn có hiệu quả. Do ñó, nhờ chức năng này của tín dụng mà phần lớn
nguồn tiền trong xã hội từ chỗ là tiền nhàn rỗi một cách tương ñối ñã ñược huy
ñộng và sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và ñời sống, làm cho hiệu quả sử
dụng vốn trong xã hội tăng.
Chức năng thứ 2: Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội
Hoạt ñộng tín dụng ñã tạo ñiều kiện cho sự ra ñời của các công cụ lưu thông
tín dụng như: thương phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, các loại séc, các phương tiện thanh
toán hiện ñại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán… cho phép thay thế một số lượng lớn
tiền mặt lưu hành, nhờ ñó làm giảm bớt các chi phí có liên quan như in, ñúc, vận

chuyển, bảo quản tiền …
Nhờ hoạt ñộng của tín dụng, ñặc biệt là tín dụng ngân hàng ñã mở ra một khả
năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng dưới
các hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau.
Với sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng thì hệ thống thanh toán qua ngân hàng
ngày càng ñược mở rộng, vừa giúp giải quyết nhanh chóng các mối quan hệ kinh tế,
tạo ñiều kiện cho kinh tế xã hội phát triển. Ngoài ra, nhờ hoạt ñộng tín dụng mà các
nguồn vốn ñang nằm trong xã hội ñược huy ñộng ñể sử dụng cho các nhu cầu của
sản xuất và lưu thông hàng hóa, làm tăng tốc ñộ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn
xã hội.
Chức năng thứ 3: Phản ánh và kiểm soát các hoạt ñông kinh tế
ðây là chức năng phát sinh hệ quả từ hai chức năng trên. Sự vận ñộng của vốn
tín dụng là sự vận ñộng gắn liền với sự vận ñộng của vật tư hàng hoá, chi phí trong
các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế, vì vậy tín dụng không chỉ phản ánh hoạt ñộng
kinh tế của doanh nghiệp mà còn thông qua ñó thực hiện việc kiểm soát các hoạt
ñộng ấy, nhằm ngăn chặn tiêu cực, lãng phí, các hành vi vi phạm pháp luật,…trong
hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

6

2.1.5 Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế hiện nay
Từ những khái niệm cơ bản trên ñây, ñã minh chứng rõ hơn tín dụng có vị trí,
vai trò rất lớn ñối với nền kinh tế quốc dân. Cũng như ñời sống của cộng ñồng dân
cư trong xã hội. Tín dụng có tác ñộng rất lớn ñến hoạt ñộng sản xuất kinh doanh
trên các mặt (tích cực và tiêu cực) ðề cập ñến mặt tích cực, tín dụng có các vai trò
sau:
Một là, tín dụng góp phần thúc ñẩy sản xuất lưu thông hàng hoá phát triển
Tín dụng là nguồn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, là
một trong những công cụ ñể tập trung vốn một cách hữu hiệu trong nền kinh tế, và

là công cụ thúc ñẩy tích tụ vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.
Nhìn chung, trong mọi nền kinh tế xã hội, tín dụng ñều phát huy các vai trò to
lớn này. Nếu như với doanh nghiệp, tín dụng góp phần cung ứng vốn, thì ñối với
dân chúng tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và ñầu tư, ñối với toàn xã hội tín dụng
làm tăng hiệu suất sử dụng ñồng vốn. Và tất cả những vấn ñề này sẽ hợp lực và tác
ñộng lên ñời sống kinh tế xã hội, tạo ra một ñộng lực phát triển mạnh mẽ mà không
có công cụ tài chính nào thay thế ñược.
Hai là, tín dụng góp phần ổn ñịnh tiền tệ, ổn ñịnh giá cả
Trong khi thực hiện chức năng thứ nhất là tập trung và phân phối lại vốn tiền
tệ, tín dụng ñã góp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, ñặc
biệt là tiền mặt trong dân cư, làm giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần làm ổn
ñịnh tiền tệ. Mặt khác, do cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế, tạo ñiều kiện cho
các doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh,…thúc ñẩy sản xuất
ngày càng phát triển, sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ngày càng nhiều, ñáp ứng nhu
cầu ngày càng tăng của xã hội, từ ñó góp phần làm ổn ñịnh thị trường giá cả trong
nước,…
Ba là, tín dụng góp phần ổn ñịnh ñời sống, tạo công ăn việc làm, và ổn ñịnh
trật tự xã hội
Do tín dụng có tác dụng thúc ñẩy kinh tế phát triển, sản xuất hàng hoá dịch
vụ ngày càng gia tăng, có thể thỏa mãn nhu cầu ñời sống của người lao ñộng. Mặt
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

7

khác, do vốn tín dụng ñã tạo ra khả năng trong việc khai thác các tiềm năng sẵn có:
về tài nguyên thiên nhiên, về lao ñộng, ñất rừng, do ñó có thể thu hút ñược nhiều
lực lượng lao ñộng của xã hội ñể tạo ra lực lượng sản xuất mới thúc ñẩy tăng trưởng
kinh tế. Một xã hội phát triển tốt, lành mạnh, ñời sống ổn ñịnh, mọi người ñều có
công ăn việc làm, thì ñây chính là tiền ñề quan trọng của ổn ñịnh trật tự xã hội.
Bốn là, tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế

Ngoài ra, tín dụng còn có vai trò quan trọng ñể mở rộng và phát triển các mối
quan hệ kinh tế ñối ngoại, và giao lưu quốc tế. Sự phát triển của tín dụng không
những ở phạm vi quốc nội, mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế, nhờ ñó thúc ñẩy
các quan hệ kinh tế ñối ngoại, nhằm giúp ñỡ và giải quyết các nhu cầu lẫn nhau
trong quá trình phát triển ñi lên của mỗi nước, làm cho các nước có ñiều kiện xích
lại gần nhau hơn và cùng phát triển.
ðề cập ñến mặt tiêu cực tín dụng có những tác ñộng sau
Nếu ñể tín dụng phát triển tràn lan không kiểm soát chặt chẽ thì sẽ làm cho
lạm phát gia tăng, dẫn ñến khủng hoảng tài chính tiền tệ từ qui mô và phạm vi quốc
gia ñến qui mô phạm vi quốc tế gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế làm ảnh hưởng
ñến ñời sống xã hội.
2.2 Các hình thức tín dụng
2.2.1 Phân loại theo chủ thể tín dụng
2.2.1.1 Tín dụng thương mại (Tín dụng hàng hoá-Commercial Credit)
Tín dụng thương mại (TDTM) là quan hệ tín dụng giữa các tổ chức kinh tế,
các công ty xí nghiệp với nhau ñược thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng
hoá cho nhau, TDTM có các ñặc ñiểm sau
+ ðây là tín dụng giữa những người SXKD, là hình thức tín dụng phát triển
rộng rãi nhưng không phải là loại hình tín dụng chuyên nghiệp, sự tồn tại và phát
triển của nó dựa trên sự tín nhiệm cũng như mối quan hệ về cung cấp hàng hoá dịch
vụ giữa những người SXKD.
+ ðối tượng của TDTM là hàng hoá chứ không phải là tiền tệ.
+ Sự vận ñộng và phát triển của TDTM gắn với sự phát triển của sản xuất và
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

8

trao ñổi hàng hoá.
Công cụ của TDTM chính là thương phiếu (Commercial Bill).Thực chất ñây
là giấy nợ thương mại, có hình thức ngắn gọn, chặt chẽ, ñược pháp luật thừa nhận

ñể sử dụng trong mua bán chịu hàng hoá. Thương phiếu gồm hai loại: hối phiếu
(bill of exchange) do người bán lập ra ñể ra lệnh cho người mua chịu trả tiền, và
lệnh phiếu (promissory note) do người mua lập ñể cam kết trả tiền cho người bán
theo thời gian và ñịa ñiểm ghi trên phiếu.
2.2.1.2 Tín dụng ngân hàng (Bank Credit)
ðây là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cá
tổ chức, và cá nhân ñược thực hiện dưới hình thức ngân hàng ñứng ra huy ñộng vốn
và cho vay ñối với các ñối tượng nói trên. Tín dụng ngân hàng (TDNH) là hình thức
tín dụng chủ yếu, chiếm vị trí ñặc biệt quan trọng trong nền kinh tế. TDNH có các
ñặc ñiểm sau:
+ ðối tượng của tín dụng là vốn tiền tệ, nghĩa là ngân hàng huy ñộng vốn và
cho vay bằng tiền.
+ Trong TDNH, các chủ thể của nó ñược xác ñịnh rõ ràng: trong ñó ngân hàng
vừa là người huy ñộng vốn vừa là người cho vay, còn các doanh nghiệp, các tổ chức
kinh tế cá nhân vừa là người gửi vốn vào ngân hàng vừa là người ñi vay.
- TDNH vừa là tín dụng mang tính chất sản xuất kinh doanh gắn với hoạt
ñộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vừa là tín dụng tiêu dùng, không
gắn với hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, vì vậy quá trình vận
ñộng và phát triển của TDNH không hoàn toàn phù hợp với quá trình phát triển của
sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Công cụ hoạt ñộng của tín dụng ngân hàng: ðể tập trung các nguồn vốn
tiền tệ trong xã hội, ngân hàng sử dụng các công cụ như kỳ phiếu ngân hàng, chứng
chỉ tiền gửi, các sổ tiết kiệm ñịnh mức hoặc không ñịnh mức, …
ðể cung ứng với tín dụng cho các doanh nghiệp (cho vay vốn), ngân hàng sử
dụng công cụ chủ yếu là khế ước cho vay (hoặc hợp ñồng tín dụng), với khế ước này
cho phép ngân hàng thu hồi ñầy ñủ số vốn gốc và tiền lãi theo thời hạn ñã xác ñịnh.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

9


2.2.1.3 Tín dụng nhà nước (State Credit):
Tín dụng Nhà nước (còn gọi là tín dụng Chính phủ) là loại hình thức tín dụng
phát triển chậm hơn các hình thức khác, nhưng có tốc ñộ phát triển rất nhanh.
Tín dụng Nhà nước là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước (bao gồm Chính phủ
Trung ương, chính quyền ñịa phương, ) với các ñơn vị và cá nhân trong xã hội
thông qua việc phát hành trái phiếu ñể tập trung vốn cho các chương trình, dự án
lớn của Nhà Nước,và trái phiếu cũng chính là công cụ của TDNN.
Tác dụng của tín dụng nhà nước:
Tín dụng Nhà nước tạo ñiều kiện ñể Nhà nước tập trung vốn cho ñầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế ñồng thời tạo ra năng lực sản xuất ngày càng
tăng của nền kinh tế quốc gia, ñây là vấn ñề rất quan trọng nhằm mục ñích thúc ñẩy
tăng trưởng kinh tế.
Tín dụng Nhà nước tạo môi trường ñầu tư vừa an toàn vừa có hiệu quả cho
các nhà ñầu tư, kể cả nhà ñầu tư trong nước và nước ngoài, nhà ñầu tư là pháp nhân
hoặc thể nhân.
2.2.1.4 Tín dụng quốc tế
Tín dụng quốc tế là hình thức tín dụng ñược hình thành và phát triển mạnh
vào ñầu thế kỷ 20, ñây là hình thức tín dụng có trình ñộ cao và hiện ñại so với các
hình thức tín dụng khác. Tín dụng quốc tế thực chất là quan hệ tín dụng trên bình
diện quốc tế, là tổng hợp các loại hình tín dụng trước ñó, bao gồm:
- Tín dụng thương mại quốc tế.
- Tín dụng ngân hàng quốc tế.
- Tín dụng giữa các nước và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế
Tín dụng quốc tế là quan hệ vay mượn sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước
ñược thực hiện thông qua Chính phủ, tổ chức nhà nước, các tổ chức tài chính quốc
tế, ngân hàng, công ty, cá nhân,… hiểu theo nghĩa rộng tín dụng quốc tế bao gồm
các quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nước, không phụ thuộc khối lượng nhiều
hay ít, thời gian dài hay ngắn, có lãi hay không có lãi, ñầu tư trực tiếp hay gián tiếp
tuy nhiên bắt buộc phải có sự bù ñắp hay hoàn trả trở lại.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………


10

Tín dụng quốc tế có vai trò rất lớn: Tín dụng quốc tế tạo ñiều kiện cho các
nước giai quyết nhu cầu cầu vốn trong nền kinh tế, giai quyết khó khăn về tài chính
thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế, tạo ñiều kiện ñể mở rộng ñầu tư vốn ra
nước ngoài khai thác tài nguyên của các nước khác, thực hiện chuyển giao những
kỹ thuật công nghệ tiên tiến giữa các nước với nhau, góp phần ñẩy mạnh phân công
lao ñộng quốc tế.
2.2.2 Phân loại theo thời gian
+ Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn ñến 1 năm, ñược sử dụng ñể
bù ñắp sự thiếu hụt vốn lưu ñộng cho các doanh nghiệp, các nhu cầu chi tiêu ngắn
hạn của cá nhân.
+ Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 1 năm ñến 5 năm, ñược
sử dụng ñể mua sắm tài sản cố ñịnh, cải tiến hoặc ñổi mới thiết bị công nghệ, mở
rộng và xây dựng công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh,
+ Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, thời hạn tối ña có
thể lên ñến 20-30 năm. Một số trường hợp cá biệt có thể lên ñến 40 năm. ðây là loại
tín dụng ñược cung cấp ñể ñáp ứng nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà ở, các thiết
bị, phương tiện vận tải có quy mô, xây dựng các xí nghiệp mới, cải tiến và mở rộng
sản xuất với qui mô lớn,
2.2.3 Phân loại theo mục ñích cho vay
2.2.3.1 Cho vay công nghiệp và thương mại
Loại cho vay ngắn hạn ñể bổ sung vốn lưu ñộng cho các thành phần kinh tế
hoạt ñộng trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
2.2.3.2 Cho vay phục vụ nông nghiệp
Loại cho vay ñể trang trải các chi phí phục vụ sản xuất nông nghiệp như sản
xuất phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, lao ñộng, nhiên liệu phục vụ sản xuất
nông nghiệp,
2.2.3.3 Cho vay kinh doanh bất ñộng sản

Loại cho vay liên quan ñến việc mua sắm và xây dựng nhà ở, ñất ñai, bất
ñộng sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

11

2.2.3.4 Cho vay tiêu dùng
Hình thức tín dụng này là cho các cá nhân hộ gia ñình vay vốn ñể ñáp ứng
nhu cầu tiêu dùng. Tín dụng tiêu dùng thường ñược dùng ñể ñáp ứng nhu cầu mua
sắm nhà cửa, xe cộ, các hàng hóa bền chắc khác như tủ lạnh, ti vi, máy giặt và cả
những nhu cầu tiêu dùng khác mà chủ thể vay không vì lợi nhuận.
2.2.3.5 Cho vay các ñịnh chế tài chính
Cho vay các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty
bảo hiểm, quỹ tín dụng và các ñịnh chế tài chính khác.
2.2.4 Phân loại theo mức ñộ tín nhiệm ñối với khách hàng
2.2.4.1 Cho vay có bảo ñảm bằng tài sản
Loại cho vay mà ngân hàng dựa trên cơ sở các bảo ñảm như thế chấp, cầm cố
hoặc bảo lãnh tài sản của người thứ ba, cho vay bảo ñảm bằng tài sản hình thành từ
vốn vay.
2.2.4.2 Cho vay không có bảo ñảm bằng tài sản
Cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.
Việc cho vay này do chính các tổ chức tín dụng (TCTD) chủ ñộng lựa chọn trên cơ
sở các phương án vay vốn hiệu quả và mức ñộ tín nhiệm, uy tín trong quan hệ tín
dụng của khách hàng ñối với ngân hàng cao.
2.2.5 Phân loại theo xuất xứ tín dụng
2.2.5.1 Cho vay trực tiếp
Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu vay và người vay trực tiếp
trả nợ cho Ngân hàng.

2.2.5.2 Cho vay gián tiếp

Ngân hàng cấp vốn cho người có nhu cầu thông qua các tổ vay vốn, các doanh
nghiệp cung ứng và bao tiêu sản phẩm cho nông dân trên cơ sở các thoả thuận trước
giữa ba bên.
Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng
bằng uy tín của mình. ðối với nghiệp vụ này, ngân hàng không phải cung cấp bằng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

12

tiền, nhưng nếu khách hàng không thực hiện ñược nghĩa vụ theo hợp ñồng thì ngân
hàng phải có nghĩa vụ thanh toán thay.
2.3 Chất lượng và chất lượng tín dụng ngân hàng
2.3.1 Khái niệm về chất lượng
Phạm trù chất lượng ñược nhiều tác giả nói ñến bằng nhiều cách khác nhau:
Theo từ ñiển tiếng Việt phổ thông thì: Chất lượng là tổng thể những tính chất,
thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự
vật (sự việc) khác.
ðịnh nghĩa theo bộ tiêu chuẩn ISO thì chất lượng là
“Tập hợp các ñặc tính của một thực thể (ñối tượng) tạo cho thực thể (ñối
tượng) ñó khả năng thỏa mãn những yêu cầu ñã nêu ra hoặc tiềm ẩn”.
Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những ñặc trưng của sản phẩm
thể hiện mức thỏa mãn những nhu cầu trong những ñiều kiện tiêu dùng nhất ñịnh
2.3.2 Khái niệm về chất lượng tín dụng
Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000, thuật ngữ “Chất lượng” ñược ñịnh nghĩa là
khả năng thoả mãn các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan khác của
tập hợp các ñặc tính vốn có của sản phẩm, hệ thống hoặc quá trình.
Một trong những sản phẩm của TCTD nói chung, của NHTM nói riêng là tín
dụng, trong sản phẩm tín dụng nguyên liệu kinh doanh là tiền, tiền là hàng hóa
nhưng lại hàng hóa mang tính xã hội cao, chỉ một biến ñộng của nó về mặt giá trị
trên thị trường là có thể ảnh hưởng ñến nhiều hoạt ñộng của nền kinh tế xã hội và

hoạt ñộng kinh doanh của các NHTM.
Xét ở góc ñộ ngân hàng, sản phẩm tín dụng không chỉ nhằm ñể thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng (những nhu cầu pháp luật không cấm), mà còn phải ñáp ứng
ñược nhu cầu phát triển kinh tế của ñất nước nói chung, của ñịa phương nói riêng
trên cơ sở khả năng thu hồi ñược gốc và lãi ñúng hạn như ñã thỏa thuận trên hợp
ñồng tín dụng.
Chất lượng hoạt ñộng tín dụng là tổng hợp những chỉ tiêu, ñặc trưng ñáp ứng
theo yêu cầu của khách hàng (người vay tiền), phản ánh mức ñộ thích nghi của các
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

13

NHTM với sự thay ñổi của môi trường bên ngoài phù hợp với sự phát triển kinh tế-
xã hội, cũng như thể hiện sức mạnh của một ngân hàng trong quá trình cạnh tranh
ñể tồn tại.
Chất lượng tín dụng không tự nhiên sinh ra, mà nó là kết quả của một quá
trình kết hợp giữa những con người trong một tổ chức, giữa các tổ chức với nhau vì
mục ñích chung. Do ñó ñể có chất lượng cần có sự quản lý phù hợp.
Chất lượng tín dụng thể hiện qua các khía cạnh sau:
- ðối với khách hàng, khoản tín dụng phát ra phải phù hợp với mục ñích sử
dụng của khách hàng, với lãi suất và kỳ hạn nợ hợp lý. Thủ tục ñơn giản, thuận tiện
thu hút ñược nhiều khách hàng nhưng vẫn ñảm bảo ñược nguyên tắc tín dụng.
Ngoài ra chất lượng tín dụng còn thể hiện ở sự thoã mãn cơ hội kinh doanh về các
khía cạnh không gian, thời gian và qui mô cho khách hàng.
+ Không gian: TDNH phải luôn gần gủi với khách hàng và có sự thuận lợi
trong giao dịch.
+ Thời gian: TDNH phải thoả mãn ñược thời ñiểm kinh doanh của khách hàng
khi giải ngân và khi hoàn vốn.
+ Qui mô: TDNH bảo ñảm yêu cầu về khối lượng mà khách hàng mong
muốn.

Ngoài các yếu tố cốt lõi là cung ứng vốn cho khách hàng, chất lượng TDNH
còn thể hiện ở nhiều yếu tố phụ trợ: tiết kiệm chi phí ñi lại, giao dịch thuận tiện,
ñiều kiện vay vốn hợp lý,…ñể khách hàng dễ dàng ñáp ứng, nhưng vẫn bảo ñảm
chặt chẽ về việc sử dụng vốn có hiệu quả.
- ðối với Ngân hàng thương mại, Chất lượng tín dụng ñược thể hiện ở phạm
vi, mức ñộ, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng và
ñảm bảo ñược tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả ñúng hạn và
có lãi. ðối với một ngân hàng nhỏ thì nên cấp tín dụng với mức ñộ và trong phạm
vi nhất ñịnh ñể thoả mãn một cách tốt nhất khách hàng của mình.
- ðối với Chính phủ, với sự phát triển kinh tế xã hội: Chất lượng tín dụng
ñược thể hiện ở việc tín dụng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

14

giải quyết công ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc
ñẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng
trưởng tín dụng với tăng trưởng kinh tế.
Vì thế, chất lượng tín dụng là một nhân tố xuyên suốt trong quá trình hoạt
ñộng của TDNH. ðể ñảm bảo tín dụng luôn có chất lượng, ñòi hỏi trong quá trình
xét duyệt cho vay, cán bộ tín dụng một khi lựa chọn khách hàng, lựa chọn ñối tượng
cho vay cần thẩm ñịnh, phân tích về các mặt: tư cách, khả năng tài chính,… ñể từ
ñó ñi ñến quyết ñịnh cho vay hay không cho vay. Nếu cho vay thì mức cho vay bao
nhiêu ñể vừa có thể hỗ trợ nhằm ñáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng vừa nằm
trong giới hạn phạm vi cho phép. Mặt khác, về phương thức cho vay, thời gian cho
vay cũng phải xác ñịnh như thế nào ñể khách hàng có ñiều kiện sử dụng vốn vay có
hiệu quả và trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi ñúng theo ñịnh kỳ hạn nợ. Bên cạnh ñó,
cán bộ tín dụng cũng cần có sự lựa chọn phương pháp thu nợ, thu lãi, việc xử lý
những khoản tín dụng có vấn ñề sau khi cho vay, ñến hạn mà người vay chưa trả.
Tuy nhiên, chất lượng TDNH, không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan

của cán bộ tín dụng mà còn chịu sự tác ñộng rất lớn vào những ñiều kiện ngoại cảnh
như tác ñộng của kinh tế các nước trong khu vực và quốc tế, hoàn cảnh trong nước
về môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế, môi trường pháp luật hay sự thay ñổi về
giá cả của thị trường… ðó chính là những nhân tố tác ñộng ñến khả năng trả nợ của
khách hàng.
Những vấn ñề nêu trên cho thấy ñể ñảm bảo chất lượng tín dụng là một trong
những vấn ñề phức tạp. Rủi ro trong kinh doanh tín dụng luôn là vấn ñề các tổ chức
tín dụng quan tâm nhằm giảm thiểu ñến mức thấp nhất những rủi ro có thể gặp phải.
Từ ñó cho thấy, chất lượng tín dụng là một khái niệm tương ñối và năng ñộng,
thường xuyên biến ñổi và rất nhạy cảm với nhiều tác ñộng trong nền kinh tế, xã hội.
2.3.3 Nợ xấu và các nguyên tắc phòng ngừa nợ xấu
2.3.3.1 Khái niệm nợ xấu
Theo thông lệ quốc tế thì nợ xấu là những khoản nợ (bao gồm cả dấu hiệu)
khách hàng không thực hiện ñược nghĩa vụ theo ñúng cam kết.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

15

ðể thuận lợi cho công tác phân tích chất lượng tín dụng, cũng như ñể phục vụ
tốt cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng, các nhà quản trị thường phân
loại nợ, ñánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Theo quyết ñịnh số 493/2005/
Qð-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống ñốc NHNN, và quyết ñịnh số 18/2007/Qð-
NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 về việc sửa ñổi, bổ sung một số ñiều của quy
ñịnh về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng ñể xử lý rủi ro tín dụng trong
hoạt ñộng ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết ñịnh số 493/2005/
Qð-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Thống ñốc NHNN, Cụ thể tổ chức tín
dụng thực hiện phân loại nợ theo năm (05) nhóm như sau:
* Nhóm 1 (Nợ ñủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng ñánh giá là có khả năng thu hồi
ñầy ñủ cả gốc và lãi ñúng hạn;

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng ñánh giá là có khả
năng thu hồi ñầy ñủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi ñầy ñủ gốc và lãi ñúng thời hạn
còn lại;
- Các khoản nợ ñược phân loại vào nhóm 1 theo quy ñịnh tại Khoản 2 ðiều
này.
* Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày ñến 90 ngày;
- Các khoản nợ ñiều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần ñầu (ñối với khách hàng là doanh
nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ ñánh giá khách hàng về khả năng
trả nợ ñầy ñủ nợ gốc và lãi ñúng kỳ hạn ñược ñiều chỉnh lần ñầu);
- Các khoản nợ ñược phân loại vào nhóm 2 theo quy ñịnh tại Khoản 3 ðiều
này.
* Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày ñến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ñầu, trừ các khoản nợ ñiều chỉnh
kỳ hạn trả nợ lần ñầu phân loại vào nhóm 2 theo quy ñịnh tại ðiểm b Khoản này;
- Các khoản nợ ñược miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không ñủ khả năng trả
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……………………………

16

lãi ñầy ñủ theo hợp ñồng tín dụng;
- Các khoản nợ ñược phân loại vào nhóm 3 theo quy ñịnh tại Khoản 3 ðiều
này.
* Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày ñến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ñầu quá hạn dưới 90 ngày theo
thời hạn trả nợ ñược cơ cấu lại lần ñầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ ñược phân loại vào nhóm 4 theo quy ñịnh tại Khoản 3 ðiều

này.
* Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ñầu quá hạn từ 90 ngày trở lên
theo thời hạn trả nợ ñược cơ cấu lại lần ñầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả
nợ ñược cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá
hạn hoặc ñã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
- Các khoản nợ ñược phân loại vào nhóm 5 theo quy ñịnh tại Khoản 3 ðiều
này.
Trong ñó:
. - Nợ quá hạn: là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi ñã
quá hạn.
- Nợ xấu: là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy ñịnh tại ðiều 6 hoặc
ðiều 7 Quy ñịnh này. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ ñể ñánh giá chất lượng
tín dụng của tổ chức tín dụng.
- Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ: là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp
thuận ñiều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chức tín dụng

×