Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015) huyện chợ đồn và các xã, thị trấn thuộc huyện chợ đồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.08 KB, 137 trang )

UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 được sửa
đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH-10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của
Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10 tại chương I, điều 5 quy định: “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước
có quyền định đoạt về đất đai và điều tiết các nguồn lợi từ việc sử dụng đất”.
Thực hiện Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật, nhận thức được tầm
quan trọng và sự cần thiết của công tác lập quy hoạch sử dụng đất đối với công
cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, được sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Bắc Kạn tại Quyết định số 2746/QĐ - UBND ngày 17 tháng 12 năm 2010,
Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Kạn đã phối hợp với các ngành chức năng tiến
hành lập “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011- 2015) huyện Chợ Đồn và các xã, thị trấn thuộc huyện Chợ Đồn” và Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Kạn phê duyệt theo quyết định số 34/QĐ-
STNMT ngày 08/3/2011. Qua thời gian thực hiện quy hoạch, tình hình kinh tế -
xã hội cũng như tình hình sử dụng đất trên địa bàn huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
đã có nhiều thay đổi mang tính chất bước ngoặt đòi hỏi phải có những dự báo sát
hơn trong giai đoạn 2010 - 2020 từ đó có kế hoạch đáp ứng đầy đủ nhu cầu đất
đai phục vụ cho việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Huyện Chợ Đồn có 22 xã, thị trấn, tổng diện tích tự nhiên 91.115 ha, dân
số năm 2010 là 48.909 người, trên địa bàn có 7 dân tộc anh em chung sống, mật
độ dân số trung bình thưa (53 người/km
2
).
Huyện Chợ Đồn đang trong thời kỳ điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo chiến
lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá cao trong
những năm gần đây (tốc độ tăng trưởng GDP 12% năm 2010). Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch tích cực. Sự chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế cao đã gây áp
lực mạnh đối với đất đai: việc chuyển đổi mục đích một diện tích lớn đất nông


nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa; đất rừng sản xuất, cho các mục đích phi nông
nghiệp; đất cho phát triển công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng còn chưa được
giám sát chặt chẽ. Bên cạnh đó, những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu như:
lũ lụt, hạn hán, sạt lở hàng năm diễn ra ngày càng phức tạp làm cho nguy cơ suy
thoái đất tăng, hạn chế khả năng sử dụng bền vững.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 3
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và xuất phát từ thực tiễn nêu trên, để sử
dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, bảo vệ cảnh quan môi trường
sinh thái đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá
hiện đại hoá. UBND huyện Chợ Đồn đã chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi
trường phối hợp với các ban, ngành trong huyện và cơ quan tư vấn triển khai
công tác “Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm (2010-2015)”.
Lập quy hoạch sử dụng đất huyện Chợ Đồn đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm (2010-2015) sẽ đạt được các mục đích sau đây:
- Phân bố hợp lý quỹ đất cho các ngành, các đối tượng sử dụng đất đảm
bảo sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả kinh tế cao.
- Tạo hướng phát triển các dự án đầu tư, hình thành các vùng sản xuất
nông nghiệp, các khu trung tâm văn hoá xã hội và dịch vụ, góp phần thực hiện
công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội đến năm 2015 và định hướng đến 2020 của huyện.
- Bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên
trong quá trình khai thác sử dụng đất.
- Làm căn cứ để bố trí và xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện.
- Cung cấp thông tin về hiện trạng và định hướng sử dụng đất cho các nhà đầu
tư trong nước và quốc tế, nhằm tạo ra điều kiện ban đầu trong việc tìm kiếm cơ hội
đầu tư.
- Đóng góp những căn cứ quan trọng vào việc hình thành các chương trình
phát triển và hệ thống các dự án đầu tư trọng điểm, xác định mục tiêu, yêu cầu cho

các kế hoạch ngắn hạn đảm bảo cho mục đích lâu dài.
- Làm căn cứ để giao đất, thu hồi đất, là khung pháp lý để các xã lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất và rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của các ngành, các xã và thị trấn trên địa bàn.
- Cung cấp tầm nhìn tổng quan, tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành
Trung ương và địa phương trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai, phù hợp với quy
hoạch của các ngành.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 4
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
* Căn cứ để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
- Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Hiến pháp
sửa đổi bổ sung năm 2001.
- Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản dưới luật của Nhà nước về đất đai có
liên quan.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành
Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất;
- Quyết định số 2746/QĐ - UBND ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt dự án Quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015) của 3 cấp tỉnh, huyện, xãtrên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn.
- Quyết định số 1890/QĐ-TTg ngày 14/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn thời kỳ đến năm 2020;
- Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 10/4/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Bắc Kạn về việc thông qua Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm (2011-2015) tỉnh Bắc Kạn;

- Công văn số 265/STNMT-TNĐ ngày 25/5/2012 của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Bắc Kạn về việc điều chỉnh chỉ tiêu phân khai quy hoạch sử dụng đất;
- Thông báo số 166/TB-STNMT ngày 31/5/2012 của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Bắc Kạn kết luận Hội nghị thẩm định phương án quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015) huyện Chợ Đồn.
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-
2015) tỉnh Bắc Kạn;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Chợ Đồn đến năm 2020.
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Chợ Đồn giai đoạn 2010 - 2015.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 5
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
- Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện Chợ Đồn về phát triển
kinh tế - xã hội đến năm 2015 và định hướng đến 2020.
* Thông tin, tư liệu, bản đồ:
- Quy hoạch sử dụng đất huyện Chợ Đồn giai đoạn 2001 - 2010.
- Hiện trạng sử dụng đất đai và biến động đất đai qua một số năm gần đây
của huyện Chợ Đồn.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của các xã, thị trấn và huyện
Chợ Đồn.
- Bản đồ và báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất huyện Chợ Đồn
đến năm 2010.
- Bản đồ và báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất của các xã, thị trấn
đến năm 2010.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) huyện Chợ Đồn, bao gồm các phần chính
như sau:
- Đặt vấn đề;
- Phần I : Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội;
- Phần II : Tình hình quản lý sử dụng đất đai;
-Phần III : Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn sử dụng đất;

-Phần IV: Phương án quy hoạch sử dụng đất;
- Kết luận và Kiến nghị.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 6
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Chợ Đồn nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên
91.115,00 ha chiếm 18,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn. Huyện Chợ Đồn
có một thị trấn (Bằng Lũng) và 21 xã. Có ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Ba Bể.
- Phía Nam giáp huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên.
- Phía Đông giáp huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới.
- Phía Tây giáp huyện Chiêm Hoá, Yên Sơn, Na Hang tỉnh Tuyên Quang.
Với vị trí địa lý từ 105
0
25’ đến 105
0
43’ kinh độ Đông, từ 21
0
57’ đến
22
0
25’ vĩ độ Bắc. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Bằng Lũng cách thị xã Bắc Kạn
khoảng 46km theo tỉnh lộ 257. Huyện Chợ Đồn có hệ thống giao thông khá đầy
đủ với đường tỉnh lộ 254, 254B, 255, 257… các tuyến liên xã tương đối hoàn
thiện tạo thuận lợi cho huyện trong giao lưu thương mại, phát triển kinh tế xã hội,
du lịch

Như vậy, Chợ Đồn hội tụ khá đầy đủ các điều kiện, yếu tố cần và đủ về vị
trí địa lý, đặc biệt là đường bộ để phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững,
từng bước phát triển trở thành đô thị trung tâm của tỉnh.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Chợ Đồn là huyện miền núi vùng cao của tỉnh Bắc Kạn, có độ cao
giảm dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây với các dạng địa hình phổ biến:
Địa hình núi đá vôi: Các xã phía Bắc thuộc cao nguyên đá vôi LangCaPhu
kéo dài từ huyện Ba Bể đến thị trấn Bằng Lũng. Địa hình chia cắt phức tạp bởi
những dãy núi đá vôi với độ cao trên 1000m (núi Phia Khao xã Bản Thi) xen
giữa các thung lũng hẹp, độ dốc bình quân từ 25
0
đến 30
0
. Đây là nơi đầu nguồn
của các sông chảy về hồ Ba Bể.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 7
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
Địa hình núi đất: Các xã phía Nam thị trấn Bằng Lũng phần lớn là núi đất
có độ cao phổ biến 400m đến trên 600m, độ dốc bình quân từ 20
0
đến 25
0
. Địa
hình chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối khá dày đặc.
Địa hình thung lũng: phân bố dọc theo các sông, suối xen giữa các dãy núi
cao. Các điều kiện tự nhiên nhìn chung khá thuận lợi cho phát triển canh tác nông
lâm nghiệp kết hợp cây ăn quả, cây đặc sản.
1.1.3. Khí hậu
Khí hậu huyện Chợ Đồn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu Miền Bắc Việt
Nam. Được hình thành từ một nền nhiệt cao của đới chí tuyến và sự thay thế của

các hoàn lưu lớn theo mùa, kết hợp với điều kiện địa hình nên mùa đông (từ
tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau) giá lạnh, nhiệt độ không khí thấp, khô
hanh, có sương muối; mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9) nóng ẩm, mưa nhiều.
Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,2
o
C (Nhiệt độ không khí trung bình cao
nhất 26,5
o
C và thấp nhất là 20,8
o
C). Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là
tháng 6, 7 và tháng 8 (28
o
C -29
o
C), nhiệt độ trung bình thấp nhất vào các tháng 1
và 2 (13,5
o
C), có năm xuống tới -2
o
C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,5
o
C. Tổng tích
nhiệt cả năm bình quân đạt 6800
o
C-7000
o
C. Mặc dù nhiệt độ còn bị phân hoá
theo độ cao và hướng núi, nhưng không đáng kể.
Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm, khí hậu Chợ Đồn

còn có những đặc trưng khác như sương mù. Một năm bình quân có khoảng 87
-88 ngày sương mù. Vào các tháng 10, 11 số ngày sương mù thường cao hơn. Về
mùa đông các xã vùng núi đá vôi thường xuất hiện sương muối; từ tháng 12 đến
tháng 2 năm sau bình quân xuất hiện 1 – 2 đợt, mỗi đợt kéo dài 1-3 ngày. Mưa đá
là hiện tượng xảy ra không thường xuyên, trung bình 2-3 năm một lần vào các
tháng 5 và 6.
Lượng mưa thuộc loại thấp, bình quân 1.115mm/năm. Các tháng có lượng
mưa lớn là tháng 6 và 7 có ngày mưa tới 340mm/ngày; thấp nhất là vào tháng 12
và tháng 1 năm sau 1,5mm/ngày. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm tới
75-80% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình 82%, thấp nhất vào
tháng 2 với 79% và cao nhất vào tháng 7 tới 88%.
Lượng bốc hơi trung bình năm là 830mm, thấp nhất vào tháng 1 với 61mm
và cao nhất là 88mm vào tháng 4. Tổng số giờ nắng trung bình đạt 1586 giờ, thấp
nhất là tháng 1 có 54 giờ, cao nhất là 223 giờ vào tháng 8.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 8
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
Chế độ gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc kèm theo không khí lạnh và
gió mùa Đông Nam mang theo hơi nước từ biển Đông, tạo ra các trận mưa lớn về
mùa hè.
Những đặc điểm trên rất thích hợp cho trồng các loại cây nhiệt đới và á
nhiệt đới, là điều kiện để đa dạng hoá cây trồng, tăng vụ; tuy nhiên cũng cần đề
phòng mưa lũ và hạn hán.
1.1.4. Thuỷ văn
Huyện Chợ Đồn có hệ thống sông suối khá dày đặc nhưng đa số là các
nhánh thượng nguồn sông Cầu, sông Năng, sông Phó Đáy, sông Bình Trung với
đặc điểm chung là đầu nguồn, lòng sông ngắn, dốc, thuỷ chế thất thường. Giao
thông đường sông ít phát triển do sông suối dốc, lắm thác ghềnh. Một số suối cạn
nước vào mùa khô nhưng mùa mưa nước dồn nhanh có thể xảy ra lũ quét ảnh
hưởng xấu đến đời sống nhân dân.
1.2. Các nguồn tài nguyên

1.2.1. Tài nguyên đất
Theo số liệu thống kê, tổng diện tích tự nhiên của huyện Chợ Đồn là
91.115,00 ha, trong đó: sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp có 5.005,85
ha, chiếm 5,49% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp có 64.731,22 ha, chiếm
71,04% tổng diện tích tự nhiên; đất chuyên dùng có 4.890,79 ha, chiếm 5,37%
tổng diện tích tự nhiên; đất ở có 483,53 ha, chiếm 0,53% tổng diện tích tự nhiên;
đất chưa sử dụng có 14.268,61 ha, chiếm 15,66% tổng diện tích tự nhiên.
Diện tích đất nông nghiệp không đáng kể, bình quân là 1.038m
2
/người, đất
lâm nghiệp là 1,34 ha/người. Diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, khoảng
15,66% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó đất đồi núi chưa sử dụng
12.925,78 ha. Đây thực sự là tiềm năng lớn để phát triển sản xuất lâm nghiệp,
trồng cây công nghiệp.
Về thổ nhưỡng, theo tài liệu và bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/100.000 của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, trên địa bàn huyện Chợ Đồn
có các loại đất như sau:
+ Đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá vôi, phân bố ở vùng phía Bắc
huyện từ Bằng Lũng đến Nam Cường. Đất tơi xốp, độ ẩm cao, tầng đất dày, hàm
lượng dinh dưỡng cao, tỷ lệ mùn 1,9-3,5%; tỷ lệ đạm trung bình nhưng nghèo lân
tổng số. Đất này thích hợp cho các loài cây lương thực, cây công nghiệp nhưng
thiếu nước, dễ bị hạn vào mùa khô.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 9
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
+ Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét và đá biến chất; phân
bố ở vùng đồi, núi thấp thuộc các xã phía Nam. Đất có tầng dày trung bình, có
thành phần cơ giới thịt nhẹ hoặc pha sét. Ở những nơi còn thảm thực bì rừng che
phủ có tỷ lệ mùn khá cao (3%-3,5%). Tỷ lệ đạm trung bình, đất này thích hợp
cho sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp. Ở những nơi có độ dốc thấp,
gần nguồn nước có thể trồng cây ăn quả.

+ Đất dốc tụ và phù sa: sản phẩm của quá trình bồi tụ và sa lắng của các
sông suối phân bố ở các thung lũng và dọc theo các con sông, suối. Tầng đất dày,
có thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét, đất hơi chua, hàm lượng dinh dưỡng
khá, thích hợp cho trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày
như ngô, lạc, đậu tương
Nhìn chung đất đai của huyện phong phú, diện tích đất chưa sử dụng có
một lượng lớn với nhiều chủng loại, kiểu địa hình khác nhau, thuận lợi cho phát
triển đa dạng các loại cây trồng và vật nuôi.
1.2.2. Tài nguyên nước
1.2.2.1. Nước mặt
Do địa hình phân cắt mạnh nên huyện Chợ Đồn có nhiều khe suối. Các khe
suối có nguồn nước mặt khá dồi dào. Tuy nhiên, do địa hình núi đá vôi, độ dốc
lớn nên vùng núi phía Bắc thường thiếu nước, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt
và sản xuất của người dân. Mặc dù nguồn nước khá phong phú nhưng do khả
năng điều tiết của rừng kém, địa hình dốc, thảm thực vật bị suy giảm, thực bì
nhỏ, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng nhiều nên mùa mưa thường xảy ra lũ lụt,
mùa khô thiếu nước, đất bị xói mòn, rửa trôi ảnh hưởng lớn đến năng suất cây
trồng, vật nuôi.
1.2.2.2. Nước ngầm:
Độ dày tầng chứa nước biến động từ 60-160m, trung bình 100m và giảm
dần từ Bắc xuống Nam.
Mực nước ngầm phong phú, có thể khai thác phục vụ sản xuất nông, công
nghiệp và dân sinh, bổ sung cho nguồn nước mặt ở những vùng khó khăn.
Thời gian gần đây do canh tác nông nghiệp, khai thác lâm sản nên mực
nước ngầm và chất lượng nước đã thay đổi. Ở huyện Chợ Đồn mực nước ngầm
thấp hơn giai đoạn 1980 khoảng 2 - 3m, trong nước có Nitric và Nitrat hàm lượng
thấp do bón phân vô cơ cho cây thấm xuống đất, hiện nay chưa ảnh hưởng đến
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 10
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
việc sử dụng nước ngầm. Nếu không bảo vệ môi trường, xử lý chất thải thì nước

ngầm sẽ bị ô nhiễm.
1.2.3. Tài nguyên rừng:
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 của huyện có 64.731,22 ha đất lâm
nghiệp, chiếm 71,04% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó rừng
sản xuất có 47.444,31 ha, chiếm 52,07 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện,
rừng phòng hộ có 15.498,91 ha, chiếm 17,01% tổng diện tích tự nhiên toàn
huyện, rừng đặc dụng có 1.788,0 ha chiếm 1,96% tổng diện tích tự nhiên toàn
huyện. Diện tích rừng của huyện Chợ Đồn khá nhiều, độ che phủ đạt trên 57%,
phân bố trên tất cả các xã, thị trấn. Tập đoàn cây rừng hiện có chủ yếu là cây gỗ
tạp, tre, nứa, Keo, Mỡ và một số loại gỗ quý hiếm.
Về chất lượng, một phần diện tích rừng ở Chợ Đồn hiện nay thuộc loại
rừng non tái sinh, chất lượng và trữ lượng thấp, chỉ có tác dụng phòng hộ và cung
cấp chất đốt. Tài nguyên rừng đang bị xuống cấp về chất lượng, phẩm chất cây
cũng như tỷ lệ các cây gỗ có giá trị cao ít (rừng nguyên sinh còn rất ít, hiện tại
chủ yếu là còn rừng non, rừng tái sinh và rừng nghèo). Rừng giàu với các loại gỗ
quý có giá trị kinh tế cao như lát, nghiến, táu, đinh tập trung ở một số địa bàn
khu vực hiểm trở. Động vật rừng trước đây rất phong phú gồm nhiều loại chim,
thú quý như Voọc đen má trắng, lợn rừng, hươu xạ, cầy vằn bắc, hoẵng, vạc hoa,
ô rô vảy, rùa sa nhân và báo lửa nhưng do diện tích rừng bị giảm mạnh trong
những thập niên qua và nạn săn bắn trái phép nên hầu hết các loài thú cũng suy
giảm theo.
Để phát triển được quỹ rừng, được sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và các
tổ chức quốc tế, huyện Chợ Đồn đã tiến hành nhiều chương trình, dự án, trong đó
có các chương trình 135, 134, dự án 327, dự án PAM 5322, dự án hợp tác Lâm
nghiệp Việt Nam – Hà Lan, dự án 661, dự án 147, định canh định cư, đầu tư cơ
sở hạ tầng nông thôn kết quả, độ che phủ đã được tăng lên hơn 57% năm 2010.
Rừng là tài nguyên, là lợi thế tuyệt đối của huyện Chợ Đồn, khai thác hợp
lý rừng sẽ không chỉ là nguồn nguyên liệu nhằm phát triển công nghiệp chế biến
cho thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu mà còn là nền tảng vững chắc
cho giai đoạn phát triển bền vững sau này. Những năm qua, huyện đã đầu tư

nhiều cho công tác quản lý, phát triển và khai thác tài nguyên rừng, tuy nhiên,
vẫn còn nhiều bất cập. Để khắc phục, ngoài các biện pháp hành chính, cần quan
tâm nhiều hơn nữa tới công tác quy hoạch, lồng ghép các chương trình nhằm vừa
phát triển, khai thác tốt các nguồn lợi rừng vừa nâng cao mức sống dân cư, đảm
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 11
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
bảo các điều kiện phát triển bền vững cả về tăng trưởng, xã hội và môi trường
trong tương lai.
1.2.4. Tài nguyên khoáng sản
Chợ Đồn là một trong hai khu vực tập trung tài nguyên khoáng sản của
tỉnh Bắc Kạn (Chợ Đồn và Ngân Sơn – Na Rì). Những khoáng sản có tiềm năng
hơn cả là sắt, chì, kẽm và vật liệu xây dựng có trữ lượng lớn. Những mỏ đã được
thăm dò và có trữ lượng lớn là mỏ Bằng Lũng khoảng 5.032,0 nghìn tấn có hàm
lượng Pb 3,71 - 4,61% và Zn 1,31 - 1,60% với quặng ôxít và Pb 5,51 - 9,5% Zn
3,33 – 4,25% với quặng sunphua, mỏ Chợ Điền thuộc xã Bản Thi khoảng 10
triệu tấn với hàm lượng 3-24% (Pb+Zn). Nhóm phi kim loại theo đánh giá sơ bộ
huyện có nhiều núi đá vôi, đất sét, đá hoa cương Tại vùng Bản Khắt ( xã Quảng
Bạch) có khoảng 200 triệu m
3
chiếm gần 70% trữ lượng đá vôi của tỉnh, thôn
Phiêng Liềng ( xã Ngọc Phái) triệu 32 m
3
, Bản Nà Lược 21 triệu m
3
, đây là
nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra, Chợ Đồn còn có
các loại khoáng sản khác, nhưng trữ lượng không nhiều.
Đây là những lợi thế lớn để Chợ Đồn có thể phát triển các ngành công
nghiệp khai khoáng, công nghiệp vật liệu xây dựng, từng bước tích luỹ và xây
dựng các ngành công nghiệp khác sau này.

1.2.5. Tài nguyên du lịch, nhân văn
Chợ Đồn hiện có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống với các nhóm ngôn ngữ
khác nhau, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng, gồm cả văn
hóa vật thể và phi vật thể; những thiết chế văn hóa xã hội truyền thống của từng
dân tộc. Các phong tục tập quán như đám ma, đám cưới…và các nhạc cụ như đàn
tính, hát then… đã góp phần tạo cho Chợ Đồn một kho tàng văn hóa phong phú
và hấp dẫn. Huyện Chợ Đồn có nhiều dân tộc như Mông, Dao, Nùng, Tày, Hoa,
Kinh, Sán Chí cùng chung sống đoàn kết trong suốt chiều dài lịch sử của đất
nước. Điều đó chứng tỏ Chợ Đồn luôn là vùng đất có truyền thống văn hóa,
truyền thống yêu nước và cách mạng. Chợ Đồn là một phần của chiến khu Định
Hoá, hiện còn nhiều di tích lịch sử về cuộc kháng chiến chống Pháp cần được lưu
giữ và tôn tạo. Với 10 xã thuộc ATK, nhiều danh lam thắng cảnh, hệ thống sông
suối với hệ sinh thái phong phú và mạng lưới giao thông thuận lợi là những điều
kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động du lịch trên địa bàn, từ du lịch văn hoá
lịch sử đến du lịch sinh thái .v.v Nhân dân các dân tộc có tinh thần đoàn kết yêu
quê hương, có đức tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua khó khăn, gian khổ về kinh tế,
sự khắc nghiệt của thiên nhiên để từng bước đi lên. Đó là những nhân tố cơ bản
và sức mạnh tinh thần để hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội trong sự nghiệp
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 12
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng huyện Chợ Đồn giàu, đẹp, văn
minh.Những năm gần đây huyện đã có chủ trương tập trung khai thác các điểm
du lịch, văn hóa, lịch sử, các làng văn hóa cộng đồng , tiến hành khảo sát xây
dựng các chương trình, tuyến liên thông các điểm du lịch của huyện với tuyến du
lịch của các huyện bạn trong khu vực và tỉnh. Các giá trị văn hóa truyền thống
được giữ gìn và phát huy, các hoạt động bảo tồn di tích lịch sử, di tích văn hóa
luôn được quan tâm.
1.3. Thực trạng môi trường
Với đặc thù là huyện miền núi, địa hình chia cắt mạnh nên hiện tượng
suy thoái đất do xói mòn, bạc màu diễn ra trên địa bàn toàn huyện. Chợ Đồn

có hệ thống sông suối khá dày đặc với sông chính là Nam Cường ở phía Bắc
và sông Cầu, sông Phó Đáy, sông Bình Trung ở phía Nam. Chi lưu của các
sông thường ngắn và dốc, chảy xen kẽ với các vùng đá vôi, nên khó giữ nước,
thêm vào đó, rừng là điều kiện giữ nước nhưng lại đang được khai thác như
một lợi thế lớn hiện nay của huyện, nên duy trì hiện trạng của hệ môi trường
sinh thái là việc khó khăn. Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phát triển của nền
kinh tế, các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên như giấy, chế
biến gỗ, lâm sản, khai thác các loại khoáng sản, đá vôi, đất sét .v.v đang
mang lại những hiệu quả trước mắt song cũng đang đẩy nhanh quá trình xuống
cấp của môi trường, tác động xấu tới các hệ sinh thái của huyện.
Dân số huyện chủ yếu tập trung trên tuyến tỉnh lộ 257, 254, 254B, 255,
255B và các tuyến đường huyện, đường nội thị là các trục giao thông chính, còn
lại rải rác trong đất nông nghiệp. Mật độ xây dựng thấp, chủ yếu là đất nông
nghiệp nên môi trường hiện nay còn khá trong lành. Tuy nhiên hệ thống thoát
nước thải sinh hoạt, sản xuất chưa được hoàn chỉnh, rác thải y tế chưa được xử
lý, tỷ lệ nhà vệ sinh tự hoại thấp là những vấn đề tiềm ẩn đe dọa tới môi trường
sinh thái.
Việc canh tác và phân bố các loại cây trồng ở một số nơi chưa hợp lý, đất
dễ bị thoái hóa. Diện tích rừng chiếm tỷ lệ lớn nhưng tỷ lệ che phủ rừng chưa cao
cùng với chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho tình trạng khô
hạn ngày càng tăng, gây thiệt hại cho nền kinh tế của huyện.
Lượng rác thải hàng ngày trong huyện đa phần chưa được xử lý mà xả
thẳng ra môi trường tự phân huỷ. Khu vực trung tâm của huyện được Ban quản lý
Chợ Bằng Lũng thu gom, vận chuyển đến bãi rác. Tỷ lệ thu gom rác thải đạt
khoảng 70% tuy nhiên rác thải chưa được xử lý đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường.
Chất thải y tế tại trung tâm y tế huyện, y tế xã chưa được xử lý triệt để sẽ là
nguồn phát sinh ô nhiễm và dịch bệnh.
Vì vậy song song với quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch đô thị, cần
có ngay các biện pháp kiểm soát và quản lý đi kèm như gìn giữ cảnh quan môi
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 13

UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
trường, xử lý các chất thải công nghiệp, xử lý rác thải, cấp thoát nước cho các
khu dân cư, xây dựng các khu, cụm công nghiệp tập trung, lựa chọn công nghệ,
đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và áp dụng thành tựu khoa học vào
sản xuất theo hướng phát triển bền vững.v.v
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng bình quân tổng giá trị gia tăng của 3
khối ngành kinh tế (công nghiệp xây dựng, Nông - lâm - thủy sản và dịch vụ), tốc
độ tăng trưởng (TVA) của huyện khá cao, đạt trên 10%/năm (tỉnh 9,8%/năm).
Trong đó, tăng trưởng (VA) ngành CN-XD năm 2010 đạt 97,15%/ so với năm
2009; ngành nông - lâm và thủy sản đạt 12,90% so với năm 2009; tăng trưởng
ngành dịch vụ đạt 12,59% so với năm 2009.
Bảng 1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001 – 2010.
Chỉ tiêu 2009 2010
Nhịp độ tăng trưởng giai
đoạn 2009-2010
1. Tổng GDP (tỷđ, giá 1994) 388,92 426,45
+ Nông lâm nghiệp 208,91 235,87 12,90
+ Công nghiệp-xây dựng 78,84 155,45 97,15
+ Dịch vụ 101,17 12,74
2. Tổng GDP (tỷđ, giá hh) 687,18 690,12
+ Nông lâm nghiệp 369,12 416,75 12,90
+ Công nghiệp-xây dựng 139,31 250,86 97,15
+ Dịch vụ 178,75 22,51
3. Cơ cấu GDP (%) 100 100
+ Nông lâm nghiệp 53,72 60,39
+ Công nghiệp-xây dựng 20,27 36,35
+ Dịch vụ 26,01 3,26

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện cao hơn mức bình quân
của tỉnh ở 2 khu vực nông, lâm và thủy sản; công nghiệp – xây dựng. Mặc dù
xuất phát điểm của quy mô kinh tế huyện khá thấp, tuy nhiên nhờ có tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao ở cả 3 khối ngành nên thu nhập bình quân đầu người năm
2010 (giá hiện hành) của huyện dự kiến đạt trên 13,8 triệu đồng/người/năm.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 14
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm gần đây đã có bước chuyển
dịch quan trọng, đúng hướng phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa.
- Nông lâm nghiệp, thủy sản: thời kỳ 2006 - 2010 tăng bình quân
24,30%/năm. Tỷ trọng GDP của ngành tăng từ 53,72.% (năm 2006) lên 60,39%
(năm 2010).
- Công nghiệp xây dựng: Tỷ trọng GDP của ngành từ 90,45% (năm 2009)
đến 17,15% (năm 2010). Năm 2010 đạt 250,87 tỷ đồng.
- Ngành dịch vụ: Tỷ trọng GDP của ngành giảm từ 178,75 tỷ đồng năm
2009 xuống 22,51 tỷ đồng năm 2010.
Chợ Đồn là huyện có nhiều lợi thế phát triển các loại hình dịch vụ, công
nghiệp chế biến nông, lâm và thủy sản sẽ đảm bảo cho Chợ Đồn nhanh chóng có
được cơ cấu kinh tế hiện đại
2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.1. Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
+ Trồng trọt:
Trong những năm qua ngành trồng trọt của huyện đã được định hướng
phát triển mạnh theo hướng chuyên canh, sản xuất hàng hóa, kết hợp với chế
biến, tiêu thụ sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế và luôn luôn cải tiến phương thức
sản xuất, áp dụng các loại kỹ thuật mới, giống mới, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu
cây trồng, vật nuôi tới từng vùng, từng xã, đồng thời nâng cao chất lượng thâm
canh, tăng năng suất cây trồng, nhân rộng mô hình cây con có hiệu quả. Trên địa

bàn huyện đã hình thành các vùng chuyên canh nông sản có uy tín trên thị trường
như: chè tuyết Shan, gạo bao thai, hồng không hạt, cam quýt. Kết quả của ngành
trồng trọt giai đoạn 2007-2010 đạt được như sau:
- Cây lương thực: những năm gần đây huyện Chợ Đồn đã tập trung xây
dựng, mở rộng diện tích lúa nước; tích cực đầu tư về giống mới, phân bón tạo ra
sự phát triển cao về năng suất, chất lượng, đưa sản lượng lương thực hàng năm
liên tục tăng. Diện tích gieo trồng cây hàng năm năm 2007 là 5.574 ha đến năm
2010 là 5.973 ha; sản lượng lương thực năm 2007 đạt 23.021 tấn, bình quân
lương thực trên đầu người đạt 480 kg/người/năm; đến năm 2010 sản lượng lương
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 15
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
thực đạt 24.616 tấn tăng 1.595 tấn so với năm 2007, bình quân lương thực trên
đầu người đạt 510 kg/người/năm. Kết quả đạt được:
+ Diện tích lúa xuân năm 2010 có 1.544,0 ha tăng 14 ha so với năm 2007,
năng suất bình quân 50 tạ/ha, sản lượng đạt 7.722,0 tấn.
+ Diện tích lúa mùa năm 2010 có 2.507,0 ha, năng suất bình quân 39,4
tạ/ha, sản lượng đạt 9.886,0 tấn.
+ Diện tích ngô 1.864,0 ha, năng suất bình quân 37,3 tạ/ha, sản lượng
6.958,0 tấn.
- Cây thực phẩm: các loại cây rau màu trong những năm gần đây được
nhân dân chú trọng đầu tư mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất. Tuy
nhiên chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt tại chỗ của người dân, chưa có sản phẩm
xuất ra thị trường các huyện, thị khác. Kết quả đạt được:
+ Rau các loại có diện tích 349,8 ha, sản lượng đạt 6.246,0 tấn.
+ Dưa các loại có diện tích 27,0 ha, sản lượng 414,0 tấn.
+ Đậu đỗ các loại có diện tích 44,56 ha, sản lượng thu hoạch 34,3 tấn.
- Các loại cây lấy bột (như sắn, khoai lang): trong giai đoạn 2007 - 2010
diện tích, năng suất, sản lượng cũng như giá trị sản phẩm tăng tương đối nhanh
năm 2007 có 470 ha, đến năm 2010 đạt: 646 ha, trong đó: diện tích khoai lang 72
ha, sắn 574 ha, khoai môn 24,36 ha. Năng suất cây sắn đạt 110 tạ/ha, khoai lang

đạt 45,2 tạ/ha, khoai môn đạt 120 ta/ha. Sản lượng cây sắn đạt 6.317 tấn, cây
khoai lang đạt 326 tấn, cây khoai môn đạt 292,3 tấn.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 16
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
- Cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả: các loại cây công nghiệp lâu
năm (như chè, quế, hồi…) và các loại cây ăn quả ( như cam, quýt, vải, nhãn, mận
mơ…) đang có xu hướng giảm. Tổng diện tích chè hiện có là 632 ha, trong đó
diện tích cho sản phẩm là 592 ha. Hiện tại chè đang là cây trồng đem lại thu nhập
cao và ổn định cho nhiều hộ nông dân tại các xã Bằng Phúc, Bản Thi. Nguồn thu
nhập đáng kể từ cây chè mang lại đã khuyến khích nhiều hộ nông dân và doanh
nghiệp đầu tư sản xuất và chế biến chè. Cây ăn quả trên địa bàn huyện chủ yếu là
cam, quýt có 163 ha, mận, mơ có 110 ha, vải có 22,56 ha được trồng nhỏ lẻ, rải
rác trên địa bàn các xã, thị trấn chưa hình thành được vùng tập trung với quy mô
đủ lớn và tương xứng với tiềm năng của địa phương.
- Cây công nghiệp hàng năm: như mía, đậu tương, lạc, thuốc lá có vai trò
quan trọng trong việc gia tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa nông sản, góp phần
tăng thu nhập cho người sản xuất và tham gia xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, đây
còn là những loại cây trồng có thể bố trí trồng xen, trồng gối trong các mô hình
luân canh tăng vụ, làm tăng hệ số sử dụng đất. Do vậy cây công nghiệp hàng năm
với cơ cấu mùa vụ hợp lý tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa sẽ thúc đẩy sự chuyển
đổi cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa ngành trồng trọt.
+ Cây mía: diện tích 20 ha, năng suất bình quân 282 ta/ha, sản lượng đạt
564 tấn.
+ Cây đậu tương: diện tích 57,86 ha, năng suất bình quân 15,2 ta/ha, sản
lượng đạt 87,98 tấn.
+ Cây lạc: diện tích 100 ha, năng suất bình quân 14,5 tạ/ha, sản lượng
146,22 tấn.
+ Cây thuốc lá: diện tích 96,89 ha, năng suất bình quân 5 tạ/ha, sản lượng
48,45 tấn.
Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập trên một đơn vị

diện tích canh tác đạt kết quả tốt. Diện tích đạt giá trị 30 tr.đ/ha/năm và
50tr.đ/ha/năm trở lên tăng qua các năm, đến năm 2010 đạt được 642 ha. Hệ số sử
dụng đất tăng từ 1,65 lần (năm 2004) lên 1,76 lần (năm 2010).
+ Chăn nuôi:
Ngành chăn nuôi của huyện Chợ Đồn đã chuyển sang sản xuất hàng hóa và
trở thành nguồn thu nhập lớn của các hộ nông dân. Phát triển ngành chăn nuôi
được coi là một trong những giải pháp hàng đầu để xóa đói, giảm nghèo của tỉnh
nói chung và huyện Chợ Đồn nói riêng. Để chuyển dịch mạnh cơ cấu trong nội
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 17
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
bộ ngành nông nghiệp theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ
trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, những năm qua
huyện đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi thông qua các
chương trình, dự án vay vốn ưu đãi, hỗ trợ lãi suất ngân hàng; các ngành chuyên
môn thường xuyên hướng dẫn nhân dân chăm sóc, bảo vệ và phát triển đàn gia
súc nhưng chưa ổn định do chưa quy hoạch được vùng chăn thả, dịch bệnh và
điều kiện thời tiết khắc nghiệt đặc biệt là các đợt rét đậm rét hại, trồng rừng phát
triển mạnh nên đàn gia súc có xu hướng giảm.
Tổng các đàn gia súc có 15.542 con trâu, bò trong đó: đàn trâu có 12.751
con đạt 76,8% so với kế hoạch; tổng đàn bò có 2.791 con đạt 65% so với kế
hoạch; tổng đàn lợn có 32.864 con đạt 109,7% so với kế hoạch; đàn gia cầm,
thuỷ cầm 210.227 con đạt 76,32% so với kế hoạch; sản lượng thịt hơi đạt 2.567
tấn, trong đó riêng thịt lợn là 1.698,0 tấn.
Nhìn chung sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua có bước phát triển,
góp phần tích cực ổn định đời sống nhân dân. tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật nuôi còn chậm chưa có sản phẩm mũi nhọn, sản xuất vẫn mang tính tự
cung tự cấp, năng xuất thấp chất lượng chưa cao. Nguyên nhân chính là do một
phần đầu tư chưa đúng mức, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa
rộng rãi, mặt khác do tập quán sản xuất của nhân dân chưa được đổi mới.
+ Lâm nghiệp:

Là huyện miền núi nên lâm nghiệp cũng là ngành sản xuất quan trọng của
huyện, tiềm năng phát triển kinh tế nông hộ từ nghề rừng của huyện còn lớn.
Công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp được duy trì có hiệu quả. Công tác
giao đất, giao rừng đã được quan tâm và bước đầu thực hiện hiệu quả, đem lại thu
nhập và góp phần phát huy sức sản xuất của các thành phần kinh tế. Được sự
quan tâm của tỉnh và huyện công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ và trồng rừng
triển khai trên địa bàn đạt kết quả cao. Việc trồng mới rừng, giao khoán khoanh
nuôi bảo vệ rừng theo các dự án định canh định cư cho hộ gia đình, tổ chức, đơn
vị trên địa bàn huyện đạt 4.368,0 ha. Các hộ trồng rừng đã bắt đầu có thu nhập từ
rừng, công tác trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng được nhân dân hưởng ứng và
phát triển mạnh, nhờ đó tỷ lệ che phủ của rừng ngày càng được tăng lên. Độ che
phủ rừng năm 2010 đạt tỷ lệ trên 57%. Giai đoạn 2001-2010, ngành lâm nghiệp
đã chủ động phòng chống cháy rừng, hạn chế xâm canh đất lâm nghiệp, có kế
hoạch giao đất trồng rừng để bảo vệ môi trường sinh thái. Hoạt động sản xuất,
kinh doanh lâm sản năm 2010 với kết quả: khai thác gỗ đạt 2.508 m
3
, nguyên liệu
giấy đạt 1.700 tấn, đũa sơ chế đạt 76 tấn, diện tích rừng khoanh nuôi đạt 1.229,0
ha, diện tích rừng trồng tập trung là 2.579,0 ha
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 18
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
Tuy nhiên, kinh tế rừng trên địa bàn huyện chưa phát triển tương xứng với
tiềm năng, diện tích trồng rừng có khả năng cho khai thác còn hạn chế. Khó khăn
trong công tác phát triển rừng là chưa có cơ sở tạo giống quy mô lớn đáp ứng nhu
cầu trồng rừng, nguồn vốn đầu tư cho công tác trồng rừng hàng năm còn thấp,
sản xuất lâm nghiệp cũng còn nhiều hạn chế bất cập, khai thác rừng còn thiếu
khoa học, đất trống đồi núi trọc khu vực phía Bắc huyện vẫn còn nhiều, hiệu quả
kinh tế lâm nghiệp thấp.
+ Nuôi trồng thủy sản
Là một huyện miền núi nên nuôi trồng và đánh bắt thủy sản không phải là

thế mạnh của huyện. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2010 có 227,0 ha, trong
đó chủ yếu là nuôi cá, sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đạt 277,0 tấn.
Trong những năm qua ngành nuôi trồng thủy sản có nhiều tiến bộ trong việc áp
dụng khoa học kỹ thuật, lai tạo giống mới, xây dựng mô hình và mở rộng diện
tích, sản lượng thủy sản tăng góp phần nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế của
người sản xuất.
Nhìn chung, khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của huyện mặc
dù còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế do điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng chưa
phát triển nhưng trong những năm gần đây đã có những tiến bộ nhất định trong
việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, việc bố
trí cơ cấu mùa vụ tương đối phù hợp với điều kiện tự nhiên, bắt đầu hình thành các
vùng chuyên canh. Trong tương lai một phần diện tích đất cho phát triển nông, lâm
nghiệp nhất là sản xuất nông nghiệp của huyện bị thu hẹp do chuyển sang sử dụng
vào các mục đích khác, khi đó bên cạnh việc khoanh định và duy trì một quỹ đất
sản xuất nông nghiệp thì cần phải kết hợp với việc khai hoang, cải tạo, mở rộng
diện tích; bố trí cơ cấu cây trồng vật, nuôi hợp lý, nhằm không ngừng nâng cao
hiệu quả sử dụng đất, nâng cao giá trị sản xuất, giữ vững ổn định sản lượng lương
thực, tạo tiền đề thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
2.2.2. Thương mại - du lịch
Ngành thương mại - dịch vụ và du lịch Chợ Đồn là một trong những ngành
giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Những năm gần đây, thương mại, dịch vụ,
du lịch luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá và chiếm tỷ trọng cao, giai đoạn 2006 -
2010 bình quân mỗi năm tốc độ tăng trưởng của ngành đạt trên 22%. Năm 2010,
tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 220,51 tỷ đồng.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 19
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
* Thương mại - dịch vụ:
Với việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường đã thúc đẩy các hoạt
động sản xuất, kinh doanh và tăng nhu cầu trao đổi hàng hóa. Trong những năm
qua Đảng bộ huyện đã tích cực chỉ đạo thúc đẩy các ngành thương mại - dịch vụ

phát triển rộng khắp trên địa bàn toàn huyện. Trên địa bàn 22 xã, thị trấn có 15
chợ trung tâm và nông thôn mua bán và trao đổi hàng hóa, nông sản. Một số chợ
xã và trung tâm cụm xã duy trì hoạt động tốt như chợ thị trấn Bằng Lũng, Nam
Cường, Đồng Lạc, Quảng Bạch, Phương Viên, Đông Viên, Yên Mỹ, Yên Nhuận,
Đại Sảo, Bình Trung, Lương Bằng, Yên Thịnh, đảm bảo cung ứng các loại hàng
hóa, vật tư phục vụ sản xuất và tiêu dùng cho nhân dân. Các cơ sở sản xuất kinh
doanh đã chú trọng mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất
lượng phục vụ các mặt hàng như muối iôt, dầu hỏa, phân bón, giấy viết, thuốc trừ
sâu, giống cây trồng
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 20
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
Các hoạt động vận tải, bưu chính viễn thông, điện, nước, cung ứng vật tư
và bán lẻ hàng hóa tiêu dùng tăng trưởng khá, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng
và phục vụ sản xuất. Khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 280 ngàn tấn, vận
chuyển được 460 ngàn lượt người. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thị
trường xã hội hàng năm đều tăng khá, số hộ hoạt động kinh doanh thương mại,
dịch vụ trên địa bàn là 1295 hộ. Số doanh nghiệp kinh doanh thương mại khách
sạn nhà hàng là 12 cơ sở.
Huyện Chợ Đồn có nhiều dân tộc cùng chung sống đoàn kết trong suốt
chiều dài lịch sử của đất nước. Chợ Đồn là vùng đất có truyền thống văn hóa,
truyền thống yêu nước và cách mạng. Chợ Đồn là một phần của chiến khu Định
Hoá, hiện còn nhiều di tích lịch sử về cuộc kháng chiến chống Pháp cần được lưu
giữ và tôn tạo. Với 10 xã thuộc ATK, nhiều danh lam thắng cảnh, hệ thống sông
suối với hệ sinh thái phong phú và mạng lưới giao thông thuận lợi là những điều
kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động du lịch trên địa bàn, từ du lịch văn hoá
lịch sử đến du lịch sinh thái .v.v
2.2.3. Công nghiệp - xây dựng
* Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: trong giai đoạn 2006 - 2010,
công nghiệp có tốc độ phát triển khá cao. Năm 2010, giá trị sản xuất ngành CN-
XD (giá hiện hành) ước đạt 250.865,0 triệu đồng, gấp 1,87 lần so với năm 2009.

Sản lượng ngành công nghiệp khai thác đạt 207.712,0 tấn gấp 1,74 lần so với
năm 2007; Mở rộng thêm nhiều cơ sở chế biến giấy đế sản lượng đạt 957,0 tấn
gấp 1,18 lần so với năm 2007; chế biến gỗ xây dựng đạt 2.348 m
3
tăng gấp 1,39
lần so với năm 2007; chế biến đũa sơ chế đạt 76 tấn gấp 1,17 lần so với 2007;
một số cơ sở chế biến được hình thành và hoạt động có hiệu quả như sản xuất đồ
mộc, rượu xã Bằng Phúc; sản lượng khai thác vật liệu xây dựng tăng nhanh đáp
ứng cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện;
Hệ thống điện ở nông thôn được quan tâm đầu tư mở rộng đến nhiều thôn
bản, đến năm 2010 có 210 thôn của 22/22 xã, thị trấn được sử dụng điện lưới, tỷ
lệ hộ có điện tăng lên 88% năm 2010. Thủy điện hiện đang có 3 trạm ở Bằng
Lãng, Nghĩa Tá và Yên Thịnh nhưng chủ yếu để phục vụ các đơn vị quân đội.
Các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp đều có bước điều chỉnh theo
hướng nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm: sản xuất gạch, ngói
1.218 ngàn viên, khai thác nước 217 ngàn m
3
,

sản lượng điện thương phẩm
20.441ngàn Kw.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 21
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
* Xây dựng cơ sở hạ tầng:
Trong những năm qua huyện đã có sự đầu tư tương đối lớn và toàn diện
vào xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt và sản xuất như: xây dựng trung
tâm huyện lỵ, các công trình điện giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục Việc đầu
tư phát triển các công trình hạ tầng thiết yếu đã tạo nền tảng cơ bản cho sự phát
triển kinh tế - xã hội hiện tại cũng như trong tương lai.
Tiếp tục mở rộng đường giao thông đi các thôn bản theo phương châm

“Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đến nay 100% tuyến đường ô tô từ huyện đến
xã và liên xã đã được đầu tư nâng cấp. Tổng số vốn đầu tư phát triển giai đoạn
2006 - 2010 đạt trên 19.439,0 triệu đồng.
Trên địa bàn huyện có một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu là mộc dân
dụng, cơ khí, chế biến gỗ, xay xát lương thực… Nhìn chung, trang thiết bị, công
nghệ sản xuất còn lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ, khả năng cạnh tranh trên thị trường kém.
2.2.4. Hoạt động tài chính, tín dụng:
Thu, chi ngân sách được quản lý giám sát và thực hiện có hiệu quả, đúng
quy định, đáp ứng các yêu cầu thực hiện các chủ trương chính sách và phục vụ
cho sự nghiệp phát triển KT - XH của huyện.
Kết quả thu ngân sách hàng năm đều đạt và thường xuyên vượt kế hoạch
hàng năm. Năm 2005 thu đạt 5,2 tỷ đồng, đến năm 2010 thu đạt 37.459,0 tỷ đồng.
Chi ngân sách địa phương được quản lý giám sát chặt chẽ, tiết kiệm, chống
lãng phí, đảm bảo đáp ứng yêu cầu chi của các cơ quan và các xã, thị trấn ưu tiên
chi cho các chương trình kinh tế lớn và các chương trình mục tiêu phục vụ cộng
đồng. Ngoài ra chi đầu tư phát triển có sự tăng trưởng do được sự hỗ trợ của
Trung ương và tỉnh thông qua các chương trình, mục tiêu, dự án. Ngân sách địa
phương đã đáp ứng được nhu cầu chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, góp
phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
- Hoạt động tín dụng: mạng lưới tín dụng không ngừng được mở rộng đến
các thôn, bản vùng sâu, vùng xa. Phương thức huy động cho vay vốn có nhiều
đổi mới nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng đặc biệt là đối
với những đối tượng là người nghèo, đối tượng chính sách. Các ngân hàng đã cơ
bản đáp ứng được vốn cho các thành phần kinh tế vay đầu tư phát triển sản xuất,
kinh doanh. Nguồn vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng,
phát huy hiệu quả, góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 22
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
2.3. Dân số, lao động và việc làm
Theo số liệu thống kê dân số huyện năm 2010 là 48.909,0 người với

25.002,0 nam và 23.907,0 nữ, mật độ dân số 53,68 người/km
2
. Tỷ lệ tăng tự
nhiên năm 2010 là 0,99%. Dân tộc Kinh, Tày, Dao chiếm đa số.
Khu vực đô thị: diện tích 24,91 km
2
, dân số 6097 người (chiếm 12,46%
dân số), mật độ dân số 244,76 người/km
2
.
Khu vực nông thôn: diện tích 886,24 km
2
, dân số 42.812 người (chiếm
87,54% dân số), bao gồm 21 xã, mật độ dân số 48,30 người/km
2
.
Dân cư của huyện phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính tập trung
mật độ cao chủ yếu ở khu vực dọc hai bên các đường tỉnh lộ. Mật độ dân số cao
nhất là thị trấn Bằng Lũng 244,76 người/km
2
, thấp nhất là xã Yên Thượng với
28,83 người/km
2
.
Dân số trong độ tuổi lao động năm 2010 là 29.530,0 người, chiếm 60,38% dân số.
Tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 28.320,0 người,
chiếm 95,90% số lao động trong độ tuổi. Trong đó: Lao động ngành nông, lâm,
thủy sản: 22.179,0 người, chiếm 78,32% tổng số lao động đang làm việc. Lao
động ngành công nghiệp và xây dựng: 2.315,0 người, chỉ chiếm 8,17% số lao
động làm việc; Lao động khu vực thương mại dịch vụ: 3.826,0 người, chiếm

13,51% số lao động làm việc. Số lao động chưa có việc làm hiện còn khá lớn.
Trình độ lao động nói chung còn thấp, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo.
Trong thời gian tới để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện
nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì việc đào tạo, nâng
cao chất lượng trình độ lao động cần được quan tâm và chú trọng đầu tư, đây là
vấn đề quan trọng hàng đầu để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
- Trong những năm gần đây, huyện đã triển khai có hiệu quả các chương
trình mục tiêu Quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Công tác xoá đói giảm nghèo đã
đạt được những kết quả đáng khích lệ, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho
người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao trình độ dân trí, cải
thiện đời sống nhân dân. Tỷ lệ số hộ nghèo theo chuẩn mới giảm khá nhanh, từ
47,69% năm 2006 xuống còn 8,42% năm 2010 (giảm 39,27% và đạt tốc độ giảm
hộ nghèo 7,8%/năm).
- Công tác chăm sóc người có công được chú trọng và ngày càng được
tăng cường theo hướng xã hội hóa; phát động và thực hiện tốt phong trào đền ơn
đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, công tác cứu trợ đã được quan tâm. Công tác
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 23
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
phòng chống thiên tai, tệ nạn xã hội được đẩy mạnh, phong trào xây dựng xã, thị
trấn lành mạnh không có tệ nạn xã hội ngày càng được nhân rộng.
Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước bằng các
chính sách cụ thể, kịp thời, cùng với nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân
địa phương, đời sống người dân đã có nhiều tiến bộ, bộ mặt của nông thôn đã có
nhiều thay đổi. Công tác xoá đói, giảm nghèo được triển khai thường xuyên đã
góp phần không nhỏ trong việc giảm số lượng các hộ đói nghèo.
Mặc dù xuất phát điểm của quy mô kinh tế huyện khá thấp, tuy nhiên nhờ
có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở cả 3 khối ngành nên thu nhập bình quân đầu
người năm 2010 (giá hiện hành) của huyện đạt trên 13,8 triệu đồng/người/năm,
bằng 115 % so với mức bình quân của cả tỉnh (tỉnh đạt 12 triệu đồng/người/năm).
Nhìn chung, thu nhập của nhân dân trong huyện còn thấp so với bình quân

chung của tỉnh. Do đó, trong những năm tới cần đầu tư phát triển mạnh hơn nữa
về kinh tế - xã hội nhằm rút ngắn khoảng cách về đời sống và tránh tụt hậu xa
hơn so với các vùng trong toàn tỉnh.
2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
2.4.1. Thực trạng phát triển đô thị
Chợ Đồn hiện có 01 thị trấn với diện tích tự nhiên 2.491,00 ha chiếm
2,73% diện tích tự nhiên của huyện, dân số 6.097,0 người (chiếm 12,46% dân số
của huyện) với mật độ dân số 244,76 người/km
2
. Đây là trung tâm hành chính
chính trị, kinh tế, văn hoá của huyện. Trong những năm gần đây được sự quan
tâm chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện và
nỗ lực của các ngành các cấp, thì vấn đề xây dựng nhà ở, công trình phúc lợi
công cộng, cơ sở hạ tầng ngày càng được chú trọng. Một số công trình hành
chính đã được xây dựng kiên cố. Các hoạt động dịch vụ thương mại được đẩy
mạnh, góp phần quan trọng trong việc tăng giá trị tổng sản phẩm của huyện. Thu
nhập bình quân trên đầu người tăng, đời sống của nhân dân được nâng cao.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 24
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
Tuy nhiên trong quá trình phát triển và sử dụng đất đô thị của huyện vẫn
còn nhiều tồn tại, đó là:
- Hình thái sử dụng đất mang tính chất đô thị hiện đại mới chỉ thể hiện ở
một khu vực trung tâm và vẫn còn mang dáng dấp nông thôn.
- Cơ sở kinh tế - kỹ thuật tạo động lực phát triển đô thị cũng như cơ sở hạ
tầng trong các đô thị còn yếu kém, chưa đảm bảo các tiêu chuẩn phát triển bền
vững của đô thị trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Quá trình phát triển chưa đồng bộ trong quy hoạch mở rộng đô thị và đô
thị hoá các khu dân cư nông thôn.
- Việc phân bố dân cư đô thị và sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây
dựng đô thị còn nhiều bất cập, cần có quy hoạch kịp thời.

Trong giai đoạn tới, để hệ thống đô thị của huyện thực sự hoàn chỉnh xứng đáng
với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hoá - xã hội của các cấp hành chính, là
động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng, khu vực ra xung quanh cần thiết phải xây
dựng, mở rộng quy mô đô thị, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp điện,
cấp thoát nước, xử lý chất thải ), các công trình phúc lợi công cộng,
2.4.2. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn
Toàn huyện có 21 xã với dân số 42.812,0 người, mật độ dân số trung bình
48,30 người/km
2
được hình thành bởi các thôn, xóm, dân cư sống thành các khu dân
cư tập trung. Nhìn chung các khu dân cư nông thôn của huyện chủ yếu là sản xuất
nông, lâm nghiệp, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, do thiếu nhiều
điều kiện hạ tầng kỹ thuật và xã hội, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu
vực nông thôn tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn chậm và chưa đồng bộ, chưa
có sự quản lý chặt chẽ nhất là ở khu vực vùng sâu, vùng xa. Việc bảo vệ môi
trường ở các khu vực nông thôn có nhiều hạn chế, chất thải, rác thải sinh hoạt
chủ yếu vẫn tự phát theo phương pháp truyền thống, chưa có quy định cụ thể gây
ô nhiễm nguồn nước, môi trường đất, không khí,
Những năm qua, việc thực hiện các chương trình quốc gia như chương
trình định canh định cư, chương trình xóa đói giảm nghèo, dự án xây dựng khu
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 25
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
trung tâm cụm xã, chương trình 135, 134 đã gắn việc sắp xếp ổn định dân cư
với đất sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trong nông thôn.
Đến nay, các công trình công cộng trên địa bàn một số xã như: trụ sở hành
chính, trường học, trạm y tế, chợ, chưa được xây dựng đầy đủ hoặc còn ở tạm.
Nhiều vùng nông thôn đã được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhiều khu dân cư
có quy mô và mật độ dân số lớn, có nhiều công trình xây dựng và nhà ở kiên cố,
hoạt động kinh tế xã hội đang dần phát triển, năm 2010 đã có 100% số xã có điện
lưới quốc gia, đường ô tô vào tới trung tâm và phần lớn các thôn, 100% số xã có

điện thoại.
2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
2.5.1. Giao thông
Hệ thống kết cấu hạ tầng đã được đầu tư và được đánh giá có sự chuyển
biến mạnh mẽ, tích cực đầu tư toàn diện, đặc biệt đối với các vùng định canh
định cư, vùng sâu, vùng xa.
Huyện có 1 bến xe khách tại thị trấn Bằng Lũng nhưng cơ sở vật chất còn
rất đơn sơ, chưa được quan tâm đầu tư.
- Tính đến năm 2010 toàn huyện có khoảng 284,9 km giao thông đường
bộ, gồm có các loại đường như sau:
* Đường tỉnh lộ tổng số có 165,4km:
- Đường tỉnh 254: Đường có chiều dài 79km là trục giao thông chính của
huyện Chợ Đồn. Điểm đầu km 35 Đèo So, điểm cuối là hồ Ba Bể. Chiều rộng nền
đường 6m, chiều rộng mặt đường 3,5m, mặt đường trải nhựa nhưng đã bị hư hỏng
nặng: tuyến này đang được dự án đầu tư nâng cấp bằng nguồn vốn vay ADB.
- Đường tỉnh 254B: Đường có chiều dài 22,4km, đường trải nhựa với chiều
rộng nền đường 5m, chiều rộng mặt đường 3,5m.
- Đường tỉnh 255: Đường có chiều dài 25km, điểm đầu tuyến Nà Duồng
huyện Chợ Đồn, điểm cuối tại đỉnh đèo Kéo Mác giáp ranh với tỉnh Tuyên
Quang; chiều rộng nền đường 5m, chiều rộng mặt đường 3,5m, hiện tại tuyến này
đang bị hư hỏng nặng.
- Đường tỉnh 255B: Đường này có chiều dài 7km, điểm đầu tuyến giao với
đường ĐT 254 tại km 70 + 650m, điểm cuối tuyến giao với ĐT 255 tại km 8 +
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 26
UBND huyện Chợ Đồn QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011-2015)
400m chiều rộng nền đường 5m, chiều rộng mặt đường 3,5m, đường mới được
nâng cấp, mặt đường trải nhựa.
- Đường tỉnh 257: Đường có chiều dài 42 km, điểm đầu tuyến là trung tâm
thị xã Bắc Kạn, điểm cuối tuyến là trung tâm huyện Chợ Đồn; chiều rộng nền
đường 5m, chiều rộng mặt đường 3,5m, mặt đường trải nhựa hoàn toàn, hiện

đang được nâng cấp, cải tạo.
- Tuyến đường Phương Viên - Bằng Phúc đi Ba Bể với chiều dài 14km,
đường trải nhựa.
- Tuyến đường Yên Mỹ - Mai Lạp đi Chợ Mới dài 11km, đường mới được
trải nhựa.
* Đường huyện tổng số có 55km:
Trong đó đường nhựa là 34,2 km; Đường cấp phối là 11,3 km; Đường đất
là 9,5 km.
Đường huyện lộ đang được đầu tư xây dựng với chiều rộng mặt cắt ngang
nền đường từ 5m tới 6m. Một số đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp
VI miền núi, còn lại là đường giao thông nông thôn loại A và giao thông nông
thôn loại B. Mặt đường chủ yếu là các vật liệu rời rạc hoặc mặt đường đất, một
số ít được trải nhựa.
* Đường nội thị :
- Đường nội thị thị trấn Bằng Lũng chủ yếu chạy dọc theo tỉnh lộ ĐT 254,
có chiều dài khoảng 1,5km, chiều rộng mặt cắt ngang đường 7,5m, hè đường 2 x
3m, mặt đường bê tông nhựa.
- Đường xương cá vào khu dân cư đang tiến hành quy hoạch tổng thể.
* Đường xã và liên thôn:
- Bao gồm các tuyến đường từ xã đi đến thôn bản, hệ thống các tuyến
đường này chủ yếu là đường đất, một số ít là đường cấp phối, chưa đáp ứng được
nhu cầu đi lại của các phương tiện cơ giới.
- Đường liên xã, liên thôn có chiều rộng mặt cắt ngang nền đường từ 3m
đến 5m.
Báo cáo thuyết minh tổng hợp Trang 27

×