Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

nghiên cứu thực trạng bệnh đau thắt lưng của người lao động đến điều trị tại bệnh viện dệt may, năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253 KB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
***

VIẾT THỊ DƯƠNG
THùC TR¹NG BÖNH §AU TH¾T L¦NG CñA NG¦êI LAO §éNG
§ÕN §IÒU TRÞ T¹I BÖNH VIÖN DÖT MAY, N¡M 2012
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2007 – 2013
HÀ NỘI 2013
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
***

VIẾT THỊ DƯƠNG
THùC TR¹NG BÖNH §AU TH¾T L¦NG CñA NG¦êI LAO §éNG
§ÕN §IÒU TRÞ T¹I BÖNH VIÖN DÖT MAY, N¡M 2012
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2007 – 2013
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN ĐÌNH DŨNG
PGS.TS. KHƯƠNG VĂN DUY
HÀ NỘI 2013
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CS Cộng sự
ĐTL Đau thắt lưng
3
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

ĐẶT VẤN ĐỀ


Vận động là một chức năng quan trọng của các khớp trên cơ thể con
người, nhờ chức năng này mà con người thực hiện được các hoạt động trong
sinh hoạt, lao động, thể dục thể thao Khi các khớp bị thay đổi cấu trúc hay
chức năng thì các hoạt đông bình thường của con người bị ảnh hưởng và
ngược lại những hoạt động không phù hợp của con người cũng có thể tác
động làm thay đổi cấu trúc và chức năng bình thường của khớp.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy các bệnh lý về xương khớp chiếm tỉ lệ
cao. Ở bệnh viện Bạch Mai bệnh nhân tới khám và điều trị bệnh xương khớp
chiếm 10,4% tổng số [7]. Chỉ riêng ở Mỹ có tới 21 triệu người mắc bệnh thoái
hóa khớp, tỉ lệ mắc viêm khớp dạng thấp chiếm 0,5% dân số châu Âu, khoảng
0,17 – 0,3 %ở các nước châu Á [9].
Đau thắt lưng là hiện tượng đau ở vùng được giới hạn từ ngay đốt sống
thắt lưng 1 ở phía trên và ngay đĩa đệm của đốt sống thắt 5 - cùng 1 ở phía
dưới. Đau có thể kèm theo biến dạng, hạn chế vận động vùng thắt lưng hoặc
không. Đau do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, bệnh có thể xảy ra ở
mọi lứa tuổi, mọi giới và bất kỳ nghề nghiệp nào. Bệnh có tỉ lệ mắc cao nhất
trong các nhóm bệnh về khớp, 60-90% dân số trong cuộc đời đã từng đau thắt
lưng, khoảng 50% số người trong độ tuổi lao động bị đau thắt lưng [16, 19].
Chi phí điều trị đau thắt lưng khá cao, theo ước tính của Mỹ tổng chi
phí điều trị, đền bù sức lao động và thiệt hại về sản phẩm lao động do đau
thắt lưng gây ra khoảng 63-84 tỉ USD [15]
Lao động trong các nhà máy công nghiệp có đặc điểm nặng nhọc, tư thế
gò bó, tần suất hoạt động cao, động tác hoạt động lặp đi lặp lại Đây là những
6
yếu tố làm tăng gánh nặng có thể dẫn tới đau thắt lưng nói riêng và rối loạn cơ
xương khớp nói chung. Như tỉ lệ đau thắt lưng ở công nhân lắp ráp xe tải 65%
[17], công nhân là hơi là 45,8% [4], người lao động lái xe là 59,5% [6].
Theo số liệu thống kê của trung tâm y tế Dệt May Việt Nam một số
năm gần đây qua khám sức khỏe định kỳ phát hiện bệnh nghề nghiệp cho
công nhân toàn nghành May thấy tỉ lệ công nhân bị bệnh cơ xương khớp khá

cao 10-20% và trong đó công nhân bị đau thắt lưng chiếm phần lớn (40-50%)
ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và sức khỏe người lao động.
Với những lý do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu thực trạng bệnh đau thắt lưng của người lao động đến điều trị tại
Bệnh viện Dệt May, năm 2012”, với mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng bệnh đau thắt lưng liên quan tới nghề nghiệp của
bệnh nhân vào điều trị tai bệnh viện Dệt May từ 1/1/2012 tới
31/12/2012.
2. Mô tả một số yếu tố nghề nghiệp liên quan tới bệnh đau thắt lưng
của bệnh nhân vào điều trị tại Bệnh viên Dệt May từ 1/1/2012 tới
31/12/2013.
Từ đó đề xuất giải pháp nhằm hạn chế những yếu tố nguy cơ về nghề nghiệp
ảnh hưởng tới bệnh đau thắt lưng nâng cao sức khỏe cho người lao động.

7
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Nguyên nhân và các yếu tố liên quan tới bệnh đau thắt lưng.
1.1.1. Sơ lược về đặc điểm giải phẫu và sinh lý cột sông thắt lưng.
Cột sống thắt lưng gồm 5 đốt sống được đánh số L1 -> L5, có 6 đĩa đệm
trong đó có 2 đĩa đệm chuyển đoạn (Ngực - Thắt lưng và thắt lưng – cùng).
Về đặc điểm giải phẫu cột sống thắt lưng và các thành phần liên quan
cho thấy cột sống thắt lưng tương tự như các đoạn cột sống khác, có nhiệm vụ
bao bọc tủy sống. Qua trung gian là xương chậu, cột sống thắt lưng làm thành
một đoạn xương liên tục với các chi dưới và tham gia vào ận động của đoạn
này. Với các dây chằng và cơ bao quanh, cột sống có một chức năng xác định.
Cấu tạo nói chung gồm: thân đốt sống cứng, còn đĩa đệm, dây chằng và bao
khớp thì đàn hồi, cho phép cột sống đảm bảo được chức năng của mình.
Vùng cột sống thắt lưng phải gánh chịu sức nặng của cơ thể nên thành
phần cấu tạo (cơ, dây chằng) chắc, khỏe, thân đốt sống và đĩa đệm có kích

thước lớn hơn các đoạn cột sống khác.
Phạm vi hoạt động của cột sống thắt lưng đa dạng: cúi, ngửa, nghiêng,
quay, với biên độ hoạt đông rộng. Do đó các vòng xơ, nhân nhầy cấu tạo nên
đĩa đệm vùng này cũng chắc, khỏe, để có thể chịu lực, đàn hồi và di chuyển
đảm bảo chức năng hoạt động của cơ thể.
Các đốt sống ở vùng cột sống thắt lưng có liên quan trực tiếp với tủy
sống vùng đuôi ngựa và các rễ thần kinh. Vùng sâu của cột sống thắt lưng là
các chuỗi thần kinh giao cảm, động - tĩnh mạch chủ bụng. Các tạng trong ổ
bụng và tiểu khung cũng có liên quan với các thần kinh ở vùng này. Với đặc
8
điểm giải phẫu như vậy, các nguyên nhân gây đau Cột sống thắt lưng rất đa
dạng và phức tạp.
Diện khớp: là mặt trên và mặt dưới 2 thân đốt sống kề nhau. Hai mặt
này lõm, giữa hai mặt có đĩa gian đốt trong khớp có mâm sụn. Mâm sụn gắn
chặt với tận cùng thân đốt sống bằng một lớp can xơ có nhiều lỗ nhỏ giúp cho
việc dinh dưỡng ở gian khớp. Mâm sụn là cấu trúc thuộc về thân đốt sống
nhưng có lien quan đến chức năng trực tiếp với đĩa đệm.
Đĩa gian đốt sống (đĩa đệm): cấu tạo bằng xơ sụn có hình thấu kính
hai mặt lồi, đĩa đệm nằm trong khoang gian đốt sống có vòng sợi và nhân
nhầy. Đĩa đêm vùng thắt lưng có chiều cao 9mm (trong khi đó đĩa đệm vùng
lưng cao 5mm, vùng cổ 3mm)
Vòng sợi gồm những sợi xơ sụn rất chắc và đàn hồi đan ngoắc lấy nhau
theo kiểu xoáy ốc tạo thành hàng loạt các vòng sợi chạy dọc từ trên thân đốt
sống này đến mặt dưới thân đốt sống phía dưới. Giữa các vòng sợi có các
vách ngăn gọi là yếu tố đàn hồi. Vòng sợi phía trước thường dày hơn phía sau
và sau bên. Phía sau và phía sau bên của vòng sợi được cấu trúc bởi các bó
mạch tương đối mảnh, đây là điểm yếu về giải phẫu thuận lợi cho việc phát
sinh ra lồi hoặc thoát vị đĩa đệm.
Nhân nhầy được cấu tạo bằng một màng liên kết có hình giống như
hình cúc áo nằm ở trong vòng sợi. Nhân nhầy không được nuôi dưỡng bằng

mạch máu. Mạch máu nuôi dưỡng đĩa đệm nghèo nàn, chỉ có một số nhánh
nhỏ ở xung quanh vòng sợi, do đó đĩa đệm trong đó có nhân nhầy được nuôi
dưỡng bằng phương thức khuếch tán. Các chất dinh dưỡng được vận chuyển
từ khoang tủy của đốt sống thong qua những lỗ sang của bề mặt thân đốt sống
và lớp canxi dưới mâm sụn. Việc nuôi dưỡng này có thể bị ảnh hưởng bởi khả
năng thẩm thấu của đĩa đệm.
9
Đĩa đệm người trẻ chiếm 80 - 5% là nước, nhân nhầy chứa nhiều nước
hơn bao sợi. Ở những người trẻ khỏe nhân nhầy trong đĩa đệm luôn có áp lực
dương ở tư thế nghỉ. Khi có áp lực ép lên cột sống đĩa đệm phản ứng lại bằng
sự căng của các vòng sợi và sự tăng áp lực trong nhân nhầy. Khi cột sống vận
động về một phía (nghiêng, ngửa, cúi, ưỡn…) thì nhân nhầy chuyển về phá
bên đối diện đồng thời vòng sợi cũng bị giãn ra. Trong động tác xoay cột sống
một cách quá mức hay đột ngột, các vòng sợi ở phía trực tiếp sẽ bị căng ra
trong khi đó các vòng sợi bên đối diện sẽ bị chun lại. Sự xoắn vặn sẽ gây sang
chấn tập trung ở những vòng sợi sau bên làm rạn nứt các vòng sợi, đây là vị
trí dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Dây chằng: các dây chằng cột sống có cấu trúc chắc và khỏe, giữ vài trò
chủ yếu cho sự bền chắc của cột sống. Chúng hoạt động như những dây cương
đàn hồi ngăn cản một cách thụ động sự vận động quá mức. Gồm có các dây
chằng dọc trước phủ mặt trước thân đốt sống và phần trước các vòng sợi đĩa
đệm, dây chằng dọc sau phủ mặt sau của vòng sợi đĩa đệm nhưng không phủ kín
để lại vùng sau bên của vòng sợi tự do đây là vị trí thoát vị đĩa đệm hay xảy ra.
Những dây chằng còn lại hỗ trợ nối liền các thành phần sau đốt sống.
Hệ thống cơ: là một trong các cấu trúc cốt yếu của cột sống. Điều quan
trọng nhất chúng là những động cơ để vận động cột sống dưới sự điều khiển
có ý thức. Hệ thống cơ quyết đinh tư thế của cột sống làm cho cột sống làm
cho cột sống vững chắc trong điều kiện không thuận lợi và cung cấp lực cần
thiết cho khuân vác và nâng. Những thay đổi về cơ lực hoặc về sự thăng bằng
của hệ cơ cột sống có thể dẫn tới nguy cơ đau thắt lưng.

Các lỗ liên đốt sống: được giới hạn phía trước bởi thân đốt sống và đĩa
đệm, phía trên và dưới là các cuống đốt sống (hai đốt sống kề nhau) và phía
sau là các khớp liên cuống đốt sống. Các lỗ liên đốt vùng thắt lưng nằm ở
10
ngang mức với các đĩa đệm và cho các rễ thần kinh tủy sống chui ra. Do vậy
bất cứ một yếu tố nào gây hẹp lỗ liên đốt đều kích thích chèn ép vào thần kinh
tủy song chui qua nó.
Sự liên quan giữa rễ thần kinh tủy sống và đĩa đệm: ống sống là một
khung rỗng hình trụ có thể thay đổi hình dạng và kích thước theo các tư thế
vận động của cột sống. Ở đoạn cột sống thắt lưng có sự liên quan không
tương thích giữa rễ thần kinh và đĩa đệm. Vì vậy nếu có thoát vị đĩa đệm thắt
lưng L4 - L5, thì rễ L5 sẽ bị chèn ép còn rễ L4 chỉ bị chèn ép khi khối thoát vị
bên rất lớn. Ngược lại nếu thoát vị đĩa đệm thắt lưng 5 - cùng 1 (L5 - S1) dù
thoát vị nhỏ thì cả hai rễ L5, S1 đều bị ép, hơn nữa khoảng trống tự do dành
cho rễ L5 rất hẹp nên khả năng bị ép càng dễ xảy ra.
Đĩa đệm và khớp liên cuống đốt sống: các khớp liên cuống đốt sống
là các khớp thực thụ, chúng là các khớp bản lề chêm. Tùy theo tư thế của
khớp trong không gian mà nó có những hướng vận động hoàn toàn xác định.
Các khớp liên cuống đốt sống vùng cột sống thắt lưng chuyển động trong mặt
phẳng đứng. Nếu tải trọng nén ép theo trục dọc cột sống sẽ làm giảm chiều
cao của khoang gian đốt và làm chuyển dịch các diện khớp. Khi chịu tải trọng
cũng như động tác ưỡn lưng, bao khớp liên cuống đốt sống phải chịu một lực
căng mạnh và thể tích khớp bị giảm. Động tác cúi lưng nhẹ, kéo giãn và ưỡn
lưng khiến cho đĩa đệm được giải phóng khỏi sự nép ép do đó làm giảm trọng
lực của bao khớp. Như vậy đĩa đệm và khớp liên cuống đốt sống tạo nên một
đơn vị chức năng thống nhất, nhờ khả năng đàn hồi của đĩa đệm có thể chống
lại các tác động cơ học mạnh. Sau khi bị nén ép cân đối hoặc không cân đối, bị
kéo giãn hoặc vặn, hệ thống này bao giờ cũng trở về tư thế xuất phát của nó.
Sự xuất hiện đau ở các khớp liên cuống đốt sống xảy ra khi bao khớp
chịu áp lực quá lớn hoặc bất thường. Do đó khi đĩa đệm bị tổn thương (thoái

11
hóa, thay đổi thể tích đĩa dệm do một nguyên nhân nào đó…) thì cũng dễ
dàng tổn thương bao khớp.
Sự phân bố thần kinh: đĩa đệm của người không có các sợi thần kinh,
người ta chỉ phát hiện được những tận cùng của sợi thần kinh giao cảm nằm ở
những lớp ngoài cùng của vòng sợi, sau dây chằng dọc sau. Dây thần kinh tủy
sống là một dây hỗn hợp bao gồm nhánh vận động, nhánh cảm giác và giao
cảm. sau khi ra khỏi lỗ liên đốt sống nó chia thành nhánh trước và nhánh sau.
Nhánh trước phân bố cho phần trước cơ thể và các chi. Nhánh sau phân bố
cho da và cơ vùng lưng, và có những nhánh tận cùng cho bao khớp và diện
khớp của khớp liên cuống đốt sống. Các nhánh chui ra từng đôi một bên cạnh
cột sống qua các cân cơ để chi phối cho vùng da tương ứng.
Liên quan với các tạng trong ổ bụng: vùng cột sống thắt lưng còn có các
nhánh thần kinh cảm giác đi tới các phủ tạng trong ổ bụng và tiểu khung, cho nên
khi các cơ quan liên quan đến thần kinh tạng thắt lưng này bị bệnh cũng có thể
gây đau thắt lưng. Các thần kinh tạng (L1, L2, L3, L4, L5, S1) có liên quan tới các
hạch: hạch chủ - thận, hạch mạc treo tràng trên, hạch mạc treo tràng dưới và các
thần kinh hạ vị. Các thần kinh tạng này có liên quan tới các bệnh như dạ dày - tá
tràng, gan, mật, phụ khoa, thận tiết niệu, các u vùng hạ vị.
1.1.2. Các nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng.
Các nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng được chia thành hai nhóm
chính: do nguyên nhân cơ học hoăc là triệu chứng của một bệnh toàn thể.
Đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học, còn gọi là đau thắt lưng “thông
thường” bao gồm các nguyên nhân tương ứng với các bệnh lý cơ giới, có thể ảnh
hưởng tới cơ, đĩa đệm, các khớp liên mấu. Các nguyên nhân này chiếm tới 90-
95% số nguyên nhân gây đau vùng thắt lưng, diễn biến thường lành tính.
12
Đau thắt lưng triệu chứng gợi ý một bệnh trầm trọng hơn như các bệnh
lý về xương, bệnh thấp khớp, chấn thương, nhiễm khuẩn, ung thư. Nhóm này
rất cần được khám chuyên khoa, làm các xét nghiệm nhằm xác định chuẩn

đoán và có hướng điều trị theo nguyên nhân
Nhóm nguyên nhân do cơ học
• Thoát vị đĩa đệm
• Thoái hóa khớp liên mấu
• Trượt đốt sống
• Hẹp đốt sống
• Các chứng gù vẹo cột sống
Nhóm nguyên nhân do một bệnh toàn thể
1. Các bệnh do thấp
• Viêm cột sống dính khớp
• Viêm khớp phản ứng và các bệnh khác trong nhóm bệnh lý cột sống
• Xơ xương lan tỏa tự phát
2. Nhóm nguyên nhân do nhiễm khuẩn
• Viêm đĩa đệm cột sống do lao
• Viêm đĩa đệm cột sống do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng….
• Áp xe cạnh cột sống
• Áp xe ngoài màng cứng
• Viêm khớp cùng chậu do vi kuẩn
3. U lành và ác tính
• Bệnh đa u tủy xương
• Ung thư nuyên phát
• Di căn ung thư vào cột sống thắt lưng
• U mạch
13
• U dạng xương
• U ngoài màng cứng, u màng não, u thần kinh nội tủy
4. Nội tiết
• Loãng xương
• Nhuyễn xương
• Cường cận giáp trạng

5. Nguyên nhân nội tạng
• Tiết niệu: sỏi thận, viêm quanh thận, ứ nước ứ mủ bể thận
• Sinh dục: viêm phần phụ ở phụ nữ, viêm u tiền liệt tuyến
• Tiêu hóa: viêm loét dạ dà tá tràng, viêm tụy cấp mạn, ung thư ruột,
phình động mạch chủ
6. Nguyên nhân khác: xơ tủy xương, tâm thần
1.2. Một số nghiên cứu về tình hình đau thăt lưng trên thế giới và tại Việt
Nam.
1.2.1. Nghiên cứu ngoài nước.
Đau thắt lưng [ĐTL] là một rối loạn cơ năng do nhiều nguyên nhân gây
ra và gặp rất phổ biến trong các nghành nghề lao động sản xuất khác nhau.
Hiện nay, nó được hiểu như một bệnh có liên quan tới nghề nghiệp khá
phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Thiệt hại do ĐTL gây ra cũng không phải
là nhỏ:
Theo báo cáo của Hiệp hội sức khỏe và An toàn Công nghiệp Nhật Bản
năm 1994, các tổn thương nghề nghiệp do ĐTL được đền bù ước tính 77,3 %
trong tổng số các tổn thương nghề nghiệp [20].
Theo kết quả nghiên cứu của Stover H.Snook, 1998 [22] tiêu phí thời
gian do ĐTL trung bình là 4 giờ cho một người lao động một năm, và khoảng
14
2% người lao động phải nghỉ việc vì đau thắt lưng. Tổng chi phí hàng năm
cho ĐTL khoảng 16 tỉ đô la Mỹ cho chi phí đền bù và điều trị.
Theo Seyed Mohammad, ĐTL luôn là một vấn đề quan trọng trong các
ngành sản xuất công nghiệp. Khoảng 60% trong tất cả số người lao động đã
từng phải trải qua ít nhiều đau thắt lưng, và đôi lần trong suốt cuộc đời lao
động của mình. ĐTL thường thấy ở độ tuổi lao động từ 20 - 55 mà độ tuổi hay
gặp nhất là 20 - 40 [20].
Hiện nay, tại hơn 60 nước trên thế giới, ĐTL đã trở thành nguồn gốc
chính của các vấn đề sức khỏe - nghề nghiệp [21].
Nguyên nhân gây ĐTL cũng đã được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới

nghiên cứu, với các nhóm người lao động nghề nghiệp khác nhau và điều kiện
lao động khác nhau. Các nghiên cứu dịch tễ học về ĐTL đã chỉ ra rằng có một
mối liên quan rõ ràng giữa ĐTL với các công việc lao động thể lực nặng nhọc,
thường xuyên phải gập lưng, xoay vặn người và nâng nhấc nhiều [23]
Về các yếu tố góp phần gây ĐTL, kết quả nghiên cứu của Akihumi.K
cho thấy 60,3% là do tư thế không tự nhiên (kém thoải mái); 25,9% là do
thỉnh thoảng phải sử dụng lực gắng sức quá nhiều; 8,2% do mất thăng bằng;
3,8% do va đập và 1,8% là không biết [11]
Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các tư thế thân người không
thẳng bằng như uốn cong người, cúi gập người, xoay vặn người làm tăng sự
mệt mỏi cơ và tạo ra một áp lực lớn vào cột sống thắt lưng. Tư thế ngồi làm
việc kéo dài cũng là một yếu tố nguy cơ gây tình trạng đau thắt lưng Wiker,
1986 [15]. Tỷ lệ đau thắt lưng cao ở công nhân ngồi lâu hoặc đứng lâu, tỷ lệ
này thấp hơn ở công nhân có tư thế thay đổi thường xuyên hoặc ngồi trong
thời gian ngắn [22]
15
Nhìn chung, tư thế lao động ngồi tạo ra gánh nặng đối với đốt sống
lưng hơn là tư thế đứng, nhưng trái lại nó lại tạo ra gánh nặng ít hơn đối với
toàn bộ cơ thể. ĐTL liên quan đến tư thế làm việc ngồi như các công việc văn
phòng, nhân viên đánh máy tính, làm việc hay một số công việc liên quan tới
tư thế lao động gò bó kéo dài, hoặc một số động tác gập lưng kéo đẩy trong
những điều kiện bị giới hạn vận động của cơ thể [14].
Anannontask.A, 1994 đã tiến hành nghiên cứu 100 công nhân dệt tại
một nhà máy dệt ở Thái Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với công nhân
làm việc ở tư thế ngồi có tỷ lệ ĐTL là 30% trong tổng số 80% công nhân bị
ĐTL là do tư thế ngồi làm việc xấu gây ra. Các tư thế làm việc như nâng,
nhấc, kéo, đẩy, ngồi có liên quan rất nhiều tới chứng ĐTL [12].
1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam.
Bên cạnh những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài, thì ở
Việt Nam ĐTL cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu trong nhiều

nghành nghề khác nhau.
Theo Nguyễn Đình Dũng và CS nghiên cứu về môi trường lao động
gây nguy hại đến sức khỏe công nhân và đáp ứng dịch vụ y tế trong nghành
dệt sợi thấy nhóm bệnh về tỉ lệ cơ xương khớp có tỉ lệ mắc cao nhất [2], tình
hình bệnh cơ xương khớp ở công nhân dệt sợi chiếm 27,2% các bệnh [1], tỉ lệ
ĐTL ở công nhân may là 60,5% cao gấp 2,8 lần nhóm giáo viên. Tỉ lệ đau
tăng theo tuổi đời và tuổi nghề cao hơn giáo viên từ 1,8 - 9,3 lần. ĐTL gặp ở
nhóm đối tượng có tuổi đời 30 - 45 tuổi và tuổi nghề từ 11 - 20 năm. Nguyên
nhân gây bệnh đau lưng theo cảm giác chủ quan là tư thế gò bó với tỉ lệ
73,8% [3].
Nuyễn Thu Hà và cộng sự cũng đã tiến hành nghiên cứu tình hình ĐTL
ở 161 công nhân làm việc với tư thế bất lợi tại Công ty May 10. Kết quả
16
nghiên cứu cho thấy tỉ lệ ĐTL ở nhóm công nhân may cao 88% có tiền sử
ĐTL và 79% hiện tại ĐTL [5].
Trịnh Hồng Lân và công sự đã tiến hành nghiên cứu điều kiện lao động
của công nhân cắt ống tiêm. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 17/18 công
nhân xuất hiện ĐTL sau ca lao động. Và nguyên nhân là do người lao động
phải liên tục làm việc ở tư thế ở tư thế ngồi gò bó kéo dài và thường xuyên
xoay vặn người sang bên phải khi bốc ống tiêm [8].
Dương thế Vinh (2001) nghiên cứu trên công nhân hái chè nông trường
Thanh Ba – Phú Thọ cho biết tỉ lệ ĐTL là 40,3%, điều kiện lao động vất vả,
tư thế lao động gò bó là yếu tố nguy cơ dẫn tới tỉ lệ ĐTL cao như vậy. Có sự
liên quan giữa tỉ lệ ĐTL và thâm niên hái chè, nhóm có thâm niên hái chè
dưới 10 năm tỉ lệ ĐTL 29,76%, nhóm có thâm niên hái chè trên 20 năm tỉ lệ
ĐTL cao hơn rõ rệt là 49,56% [10].
Khi nghiên cứu về điều kiện lao động đặc thù và tình hình ĐTL ở công
nhân lái xe Bella mỏ than Cọc Sáu, Quảng Ninh (2002), Nguyễn Thị Thu Hà
cho biết tỉ lệ ĐTL tại thời điểm điều tra là 59,5% và có 70,6% công nhân đã
từng bị ĐTL trong quá trình lao động. Tỉ lệ ĐTL sau một ngày làm việc tới

88,7%. Do người công nhân lái xe có điều kiện lao động đặc thù phải tiếp xúc
với rung tần số thấp trong suốt thời gian ngồi lái kết hợp với tư thế ngồi bắt
buộc là những yếu tố thuận lợi cơ bản cho sự xuất hiện ĐTL, đặc biệt cuối ca
làm việc [6].
Đau thắt lưng không phải là một bệnh đặc trưng của một số ngành công
nghiệp nhất định mà gặp ở nhiều ngành công nghiệp và các công việc khác
nhau. Nguyên nhân của ĐTL là do sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau,
trong đó có 3 loại yếu tố chính đó là:
17
- Các yếu tố vận động: tác động của gánh nặng vận cơ động và cơ tĩnh đối
với lưng.
- Các yếu tố môi trường: tác động lên lưng như rung động tác động trực
tiếp vào lưng, nhiệt độ lạnh, ngã ở sàn, cầu thang…
- Yếu tố tác nhân: bao gồm sự khác nhau của tuổi, giới, kích thước cơ thể,
lực cơ…. một số bệnh lý: thoát vị đĩa đệm, chứng loãng xuơng, các bệnh có
sẵn từ trước hoặc tiềm ẩn khác, căng thẳng thần kinh…
1.3. Vài nét về Bệnh viện Dệt May
Bệnh viện Dệt May (Trung tâm Y tế Dệt May) là bệnh viện đa khoa của
ngành Công nghiệp Dệt May - Bộ Công Thương được thành lâp 4/1998, nằm
trong hệ thống y tế Việt Nam có địa chỉ tại 454 phố Minh Khai - quận Hai Bà
Trưng - thành phố Hà Nội. Bệnh viện Dệt May có số giường bệnh được Bộ y
tế cho phép là 200 giường nội trú và 120 giường ngoại trú cùng đội ngũ cán
bộ y tế viên chức có tay nghề và kinh nghiệm có khả năng hoạt động phù hợp
với nền kinh tế thị trường.
Bên cạnh việc khám chữa bệnh, bệnh viên còn tham gia công tác giảng
dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Những đề tài nghiên cứu của bệnh viện
đều có giá trị ứng dụng trong công tác khám chữa bệnh, phòng chống nguy cơ
nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp mắc phải trong thời kỳ mới. Bệnh viện còn
tham mưu với lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Y
tế về hệ thống y tế các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Bệnh viện được

Bộ Công Nghiệp nay là Bộ Công Thương nâng hạng thành Bệnh viện hạng II
từ ngày 17 tháng 1 năm 2005. Bệnh viện Dệt May đang phấn đấu hoàn thiện
hơn về chuyên môn cũng như trang thiết bị hiện đại đồng bộ, phấn đấu thành
Bệnh Viện đa khoa hạng I của nghành Công Thương Việt Nam tại Hà Nội với
mục tiêu phát triển bệnh viện phù hợp với thị trường theo định hướng XHCN,
18
đa dạng hóa sở hữu nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của
nhân dân nhưng vẫn mang đặc thù bệnh viện chuyên ngành.
Trong những năm qua, Bệnh viện đã thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành
Dệt May cũng như của Bộ Y tế giao cho, thực hiện nghiêm túc chính sách chủ
trương của Đảng và Nhà nước. Sự nỗ lực phấn đấu nỗ lực không ngừng của
cán bộ, y bác sỹ Bệnh viện đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận và tặng nhiều
phần thưởng cao quý.
19
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu:
Tại Bệnh viện Dệt May
2.1.2. Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành từ 1/1/2012 tới 31/12/2012.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân ĐTL điều trị tại Bệnh Viện Dệt May từ 1/1/2012 tới
31/12/2012.
- Tiêu chuẩn lựa chon:
• Bệnh nhân hiện đang là công nhân làm việc hoặc đã nghỉ hưu những
công việc liên quan tới tư thế ngồi hoặc đứng.
• Thâm niên làm việc ít nhất 5 năm trở lên.
• Đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ

• Kkhông phải là công nhân
• Làm những công việc không liên quan tới tư thế
• Không đồng ý tham gia nghiên cứu
20
2.3. Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có hồi cứu
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu.
- Cỡ mẫu: lấy tất cả những bệnh nhân vào điều trị tại Bệnh viện Dệt
May từ ngày 1 tháng 1 năm 2012 đến 31 tháng 12 năm 2012 có đầy đủ
tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
- Cách chọn mẫu: chọn mẫu có chủ định
2.3.3. Biến số nghiên cứu
1. Biến số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
• Tuổi
• Giới
• Nghề nghiệp
• Tuổi nghề
• Tiền sử bệnh tật
2. Biến số nghiên cứu về ĐTL của đối tượng
• Thời gian mắc bệnh
• Tần suất đau trong năm
• Điều kiện xuất hiện đau
• Nhóm nguyên nhân gây ĐTL
• Phương pháp điều trị
• Kết quả điều trị
21
22
3. Biến số về các yếu tố nghề nghiệp liên quan tới ĐTL
• Nhóm nghề

• Thâm niên trong nghề
• Tư thế lao động
• Thời điểm đau
2.3.4. Công cụ thu thập thông tin
Bệnh án nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở các biến số và mục tiêu
nghiên cứu, đảm bảo thu thập được đầy đủ thông tin cần thiết cho nghiên cứu
từ bệnh án của bệnh viện
2.3.5. Kỹ thuật thu thập thông tin
Do phải sử dụng một số bệnh án của những bệnh nhân vào điều trị từ
năm 2012, kỹ thuật thu thập thông tin phải lấy thông tin cần thiết từ những
bệnh án của những bệnh nhân này chuyển sang bệnh án nghiên cứu, thu thập
những thông tin liên quan từ các phiếu xét nghiệm của bệnh nhân, dựa vào số
điện thoại trên bệnh án lien hệ với người nhà bệnh nhân hỏi thêm những
thong tin còn thắc mắc.
2.3.6. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu
Phân loại ĐTL:
ĐTL là triệu chứng của nhiều bệnh và thuộc nhiều chuyên khoa khác
nhau, vì vậy việc phân loại ĐTL còn nhiều điểm chưa được thống nhất. Có
cách phân loại dựa vào thời gian đau, có cách dựa vào nguyên nhân gây đau
và có cách dựa vào đặc điểm lâm sàng. Hiện nay cách phân loại được nhiều
người sửa dụng là cách phân loại của Mooney.

23
Theo phân loại của Mooney có 3 loại ĐTL: cấp tính, bán cấp, mạn tính
1- Cấp tính
1.1. ĐTL dưới 7 ngày không lan
1.2. ĐTL dưới 7 ngày lan xuống đùi
1.3. ĐTL dưới 7 ngày lan xuống chân
2-Bán cấp
2.1. ĐTL 7 ngày > 3 tháng không lan

2.2. ĐTL 7 ngày > 3 tháng lan xuống đùi
2.3. ĐTL 7 ngày > 3 tháng lan xuống chân
3-Mạn tính
3.1 ĐTL trên 3 tháng không lan
3.2. ĐTL trên 3 tháng lan xuống đùi
3.3. ĐTL trên 3 tháng lan xuống chân

2.3.7. Xử lý và phân tích số liệu
- Làm sạch số liệu trước khi nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1
- Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 10
2.3.8. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
• Nghiên cứu được sự đồng ý của lãnh đạo Bệnh viện Dệt May và của
đối tượng nghiên cứu.
• Mọi thông tin cá nhân thu hồi được từ bệnh án được giữ nguyên vẹn và
chỉ sửa dụng cho mục đích nghiên cứu.
• Những kết quả nghiên cứu sẽ được báo cáo lại cho các đơn vị có liên quan
• Ý kiến đề xuất được sửa dụng vào mục đích nâng cao sức khỏe, hạn
chế căng thẳng và các tác hại nghề nghiệp tới sức khỏe công nhân
24
Chương 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng bệnh ĐTL của đối tượng
Bảng 3.1: phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới
Tuổi
Giới
<20 20 - 29 30 -39 40 - 50 > 50 Tổng
n % n % n % n % n % N
Nam
Nữ
Tổng

Nhận xét:
Bảng 3.2: phân bố các mức độ của bệnh theo nhóm nghề của đối tượng
Mức độ bệnh
Nhóm nghề
Cấp tính Bán cấp Mạn tính Tổng
n % n % n % n
Nhận xét:
Bảng 3.3: sự phân bố bệnh theo tiền sử bệnh của đối tượng
STT Mức độ bệnh Cấp tính Bán cấp Mạn tính Tổng
n % n % n % N
25

×