Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

đặc điểm lâm sàng của các chủng nấm candida sp. phân lập được trên bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo tại bệnh viện phong và da liễu tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.65 KB, 63 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, khí hậu nóng và ẩm là những yếu
tố thuận lợi cho nấm phát triển và gây bệnh ở khắp các bộ phận trên cơ thể
trong đó có viêm âm hộ, âm đạo. Viêm âm hộ, âm đạo do bất kỳ căn nguyên
nào là bệnh phụ khoa phổ biến trên toàn thế giới và được xếp vào các nhiễm
khuẩn lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Infection - STI).
Các bệnh STI có xu hướng ngày càng gia tăng nhất là ở các nước đang phát
triển, nó vừa là bạn đồng hành, vừa là chỉ điểm của đại dịch HIV/AIDS. Theo
Tổ chức y tế thế giới, có khoảng 340 triệu người mắc STI trên thế giới, riêng
vùng Đông Nam Á có khoảng 150,5 triệu người mắc các bệnh này. Hiện nay
STI đã trở thành vấn đề y tế cộng đồng mang tính toàn cầu, triệu chứng điển
hình nhất là tiết dịch ở âm đạo, niệu đạo nhiều hơn bình thường và được chẩn
đoán có hội chứng tiết dịch âm đạo, niệu đạo. Nguyên nhân gây bệnh có thể
do: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm Trong đó căn nguyên do nấm
Candida chiếm tỷ lệ tương đối cao từ 12-26% 29], [33], [42].
Khi nhiễm nấm Candida âm đạo người bệnh có cảm giác ngứa ngáy,
bứt rứt khó chịu, nếu viêm nhiễm nặng có thể đau đớn ảnh hưởng đến sức
khoẻ, tinh thần thậm chí cảm thấy chán nản, tự ti, mất hứng thú trong quan hệ
tình dục. Nếu bệnh tái phát nhiều, không điều trị đúng và kịp thời bệnh sẽ tiến
triển nặng và có thể gây nhiều biến chứng như: viêm tử cung, ống dẫn trứng,
viêm buồng trứng, có thể dẫn đến vô sinh.
Vì vậy việc tìm hiểu tình hình mắc bệnh, việc chẩn đoán sàng lọc tại
cộng đồng, những yếu tố liên quan đến căn nguyên lây bệnh nhằm phát hiện
điều trị sớm để giảm các biến chứng là hết sức cần thiết.
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc
điểm lâm sàng, các yếu tố có liên quan đến tỷ lệ nhiễm nấm âm đạo nhưng ở
1
Sơn La cho tới nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này. Với đặc
điểm là một tỉnh miền núi hầu hết là các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí
thấp, còn nhiều hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, việc quan tâm đến sức khoẻ nói


chung còn nhiều hạn chế nhất là các bệnh mang tính xã hội như các nhiễm
khuẩn lây truyền qua đường tình dục dễ gây cho người bệnh mặc cảm, lo ngại
đến danh dự và hạnh phúc gia đình nên việc nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng,
các dấu hiệu giúp cho chẩn đoán sớm, lựa chọn thuốc điều trị đạt hiệu quả
cao, qua đó làm giảm các biến chứng viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng, đặc
biệt là vô sinh sẽ là việc làm rất có giá trị trong phòng chống các bệnh lây
truyền qua đường tình dục.
Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: "Đặc điểm lâm sàng
của các chủng nấm Candida sp. phân lập được trên bệnh nhân có hội
chứng tiết dịch âm đạo tại Bệnh viện Phong và Da liễu tỉnh Sơn La". Đề
tài được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Lê Văn Hưng, Bộ
môn Da liễu - Trường Đại học Y Hà Nội; TS Dương Minh Lam, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.
2. Mục đích và nội dung nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm nấm Candida
trên bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo.
- Định danh những chủng nấm Candida của bệnh nhân đến khám tại
Bệnh viện Phong và Da liễu tỉnh Sơn La từ tháng 10/2012 đến tháng 6/2013.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 10/2012 đến tháng 6/2013 tại Bệnh viện
Phong và Da liễu tỉnh Sơn La và Khoa xét nghiệm, Bệnh viện Da liễu Trung
ương. Đề tài được thực hiện với các nội dung sau:
2
- Thu thập thông tin về một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình nhiễm
nấm Candida âm đạo.
- Xét nghiệm trực tiếp dịch âm đạo tìm nấm Candida spp.
- Nuôi cấy nấm trên môi trường Sabouraud + chloramphenicol
- Đánh giá đặc điểm (lâm sàng, hình thái khuẩn lạc, tế bào, ống mầm,
chromagar, auxocolor) một số chủng nấm Candida của bệnh nhân viêm âm

đạo tại Bệnh viện Phong và Da liễu tỉnh Sơn từ tháng 10/2012 đến tháng
6/2013.
- Định loại nấm Candida spp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Tất cả các bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo đến
khám tại Bệnh viện Phong và Da liễu tỉnh Sơn La có biểu hiện lâm sàng và
xét nghiệm trực tiếp tìm nấm dương tính từ tháng 10/2012 đến tháng 6/2013.
- Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Sơn La
4. Những đóng góp cơ bản của luận văn
- Lần đầu tiên đánh giá được mức độ nhiễm, các yếu tố ảnh hưởng tới tỉ
lệ nhiễm bệnh nấm Candida spp. ở bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo
đến khám tại Bệnh viện Phong và Da liễu tỉnh Sơn La.
- Nuôi cấy và định loại được 5 loài nấm Candida gây bệnh viêm âm
đạo trên địa bàn nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu góp phần tăng cường biện pháp giáo dục sức khỏe sinh
sản và tuyên truyền an toàn tình dục.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vài nét về nấm Candida
Candida là một loại nấm men thuộc bộ Saccharomycetales, lớp
Saccharomycetes, ngành nấm túi (Ascomycota) [54]. Ngày nay có khoảng
377 loài Candida được công nhận, trong đó có khoảng 17 loài gây bệnh [55].
Candida là một loại nấm tồn tại phổ biến trong thiên nhiên, sống ký sinh ở
người và sinh vật nhưng chỉ có Candida albicans được xem là thường xuyên
gây bệnh còn đại đa số các loài khác sống hoại sinh và gây bệnh cơ hội.
Candida có những đặc điểm sau:
- Tồn tại ở trạng thái đơn bào, thường là tế bào hình tròn hay hình trái
xoan. Kích thước nấm Candida thường lớn gấp 10 lần vi khuẩn, C. albicans
quan sát dưới kính hiển vi thường có dạng hình trái xoan, thành dày, nẩy chồi
dạng hẹp và thường kèm dạng sợi mảnh, giả sợi.

Hình 1: Hình ảnh C. albicans
Tuy nhiên, muốn xác định chắc chắn loài phải làm thêm xét nghiệm
nuôi cấy, phân lập bằng các kỹ thuật hiện đại.
- Candida sinh sản vô tính theo một quá trình gọi là nẩy chồi. Một chồi
nhỏ thường mọc lên ở phần cực của tế bào nấm, chồi này phình to ra và hình
thành một tế bào con, cuối cùng tách ra khỏi tế bào mẹ. Ở một vài loài nấm
Candida, các tế bào chồi này kéo dài ra, có loại tế bào nấm Candida dính vào
4
Tế bào có chồi, kích
thước (4-5µm) x (5-7
µm)
Sợi giả
Tế bào nấm không có
chồi, kích thước (4x5µm)
nhau tạo thành chồi dạng giả sợi. Ngoài ra Candida sinh sản vô tính bằng bào
tử áo hay bào tử màng dày thường mọc ở các đỉnh giả sợi.
- Thành tế bào nấm thường có chứa chitin và mamnan.
- Nhiều loại có khả năng thích nghi với môi trường đường cao.
1.2. Nấm Candida gây bệnh ở người
Trong cuốn “Of the Epidemics” được dịch bởi Francis Adams,
Hippocrates đã miêu tả nấm Candida miệng (khoảng năm 400 trước công
nguyên) là “triệu chứng loét niêm mạc miệng”. Năm 1665, Sammuel Pepys
đã miêu tả bệnh tưa lưỡi, ngày nay được biết là do C. albicans gây ra, ông
viết “bệnh nhân bị sốt, tưa lưỡi và nấc”, duy trì mãi một quan điểm rằng tưa
lưỡi xuất phát từ vật chủ [47]. Những nhà nấm học chấp nhận điều này tới tận
những năm đầu 1900 khi mà Castellani trích dẫn những báo cáo trước đây về
tưa lưỡi là “những dịch tiết mang bệnh của niêm mạc miệng” [36].
Tuy nhiên, một số bác sỹ và một số nhà nấm học lại tin rằng một tác
nhân lây nhiễm nào đó gây tưa lưỡi. Năm 1771, Rosen von Rosenstein xác
định một dạng nấm xâm lấn. Năm 1839, Langenbeck đã có những ghi nhận

đầu tiên về nấm ở một bệnh nhân sốt thương hàn. Nấm hầu họng và thực quản
có màng giả được tìm thấy khi giải phẫu tử thi. “Dưới kính hiển vi phóng đại,
các lớp màng giả chứa rất nhiều nấm” . Ông miêu tả chi tiết những thứ mà
ngày nay người ta gọi là sợi nấm có vách ngăn, giả sợi và bào tử nảy chồi
(pseudohyphae và blastoconidia). Nhưng ông lại cho rằng đây là vi khuẩn
thương hàn chứ không phải là nấm [47]. Năm 1844, J. H. Bennett quan sát
được 1 loại nấm tương tự ở đờm và phổi của một bệnh nhân bị tràn khí màng
phổi và chỉ trích kết luận của Langenbeck. Mô tả hình thái của ông về cơ bản
giống với của Langenbeck. Bennett kết luận rằng bệnh là “biểu thị của sự suy
giảm miễn dịch và sự suy yếu các chức năng dinh dưỡng của vật chủ” [36].
Hai năm sau, Fredrik Theodor Berg kết luận rằng tưa lưỡi trẻ em là do nấm
5
và lây truyền có thể là do dùng chung những chai sữa cho trẻ em bú. Sau phát
hiện này, hai loại bệnh khác cũng được cho là do Candida gây ra là nhiễm
Candida âm đạo và tiêu hóa.
Candida ở âm đạo lần đầu tiên được Wilkinson mô tả vào năm 1849.
Vào năm 1875, Haussmann đã chứng minh rằng sinh vật gây bệnh trong
Candida đường miệng và đường âm đạo là một [48].
Khi căn nguyên đã được các nhà nấm học xác định thì cuộc tranh luận
tiếp theo là xác định tác nhân gây bệnh. Năm 1847, nhà nấm học danh tiếng
người Pháp, Charles Philippe Robin, đã phân loại được nấm Oidium albicans,
sử dụng chữ “albicans” (có nghĩa là “làm cho trắng, hóa trắng”) để đặt tên cho
loại nấm gây tưa lưỡi ở trẻ em. Hill và sau đó là Martin và Jones đã phân loại
nhầm Candida vào chi Monilia, một chi nấm thường phát triển ở thực vật. Sau
đó các bác sỹ gọi nhầm căn nguyên gây tưa lưỡi là Monilias mặc dù các nhà
nấm học đã làm sáng tỏ sự khác biệt hình thái giữa nấm gây tưa lưỡi với nấm
trong chi Monilia. Christine Marie Berkhout đã ghi nhận những khác biệt này,
đặc biệt là khả năng lây nhiễm sang người của Candida trong luận án tiến sỹ
của bà ở đại học Utrecht năm 1923. Berkhout đã phân loại lại là chi Candida,
và hiện nay ta vẫn sử dụng tên này. Candida bắt nguồn từ chữ “toga candida”

trong tiếng Latin, nghĩa là áo choàng rộng màu trắng mà các nguyên lão
Roma thường mặc. Và cho tới Hội nghị thực vật năm 1954, Candida albicans
chính thức được đặt làm danh pháp cho loại nấm này [36].Trong các loài
Candida thì Candida albicans là loài gây bệnh chủ yếu. Một số loài khác
cũng có khả năng gây bệnh với tần suất ngày càng tăng do sự sử dụng thuốc
bừa bãi như Torulopsis glabrata, Candida parapsilosis, Candida tropicalis,
Candida pseudotropicalis, Candida prapsifosis…
Ở trạng thái hoại sinh, số lượng vi nấm rất ít, soi tươi các dịch sinh học
từ niêm mạc đôi khi có một vài tế bào nấm men. Ở đây vi nấm giữ một thế
6
quân bằng với các vi khuẩn cùng sinh sống với nó. Tất cả tạo thành một vi
sinh chủng bình thường của cơ thể [3].
Trong một số điều kiện nhất định, vi nấm Candida chuyển từ trạng thái
hoại sinh sang trạng thái ký sinh gây bệnh. Đặc trưng của trạng thái ký sinh là
số lượng vi nấm tăng lên rất nhiều, có sự thành lập các sợi nấm giả
(pseudohyphae) cho phép vi nấm len lỏi giữa các tế bào ký chủ và xâm nhập
sâu hơn [10].
1.2.1. Tính chất gây bệnh
Ở người bình thường có thể tìm thấy Candida sống ký sinh trong họng,
bộ phận tiêu hoá, âm đạo mà không gây bệnh. Trên da hiếm khi thấy Candida
ngoại trừ vùng nếp kẽ. Candida thực sự gây bệnh cho người khi cơ thể giảm
sức đề kháng, suy giảm miễn dịch và có yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhập của
nấm [11]. Ví dụ: Trong âm hộ C. albicans luôn luôn bị kiềm chế bởi vi khuẩn
Lactobacillus axitophilus. Vi khuẩn này tiết axit lactic làm giảm pH, khi
người bệnh dùng kháng sinh diệt vi khuẩn nhưng không diệt nấm sẽ làm giảm
nhanh chóng L. axitophilus tạo điều kiện để C. albicans gây bệnh. Một số tác
giả khác chứng minh và nhận thấy các chủng Candida khác nhau thì có sự
khác nhau về độc tính gây bệnh. Nguyên nhân quan trọng ban đầu là sự kết
dính của nấm vào tế bào biểu mô, rồi xâm nhập vào trong tế bào sừng do nấm
men Candida tạo ra một loại enzyme gây phân huỷ protein đặc hiệu, ví dụ

như Candida albicans tồn tại và gây bệnh là nhờ có các men như protease,
phospholipase, lipophospholipase. Ngoài ra nó còn liên quan đến khả năng
hình thành các thụ thể (receptors) đối với steroide và đối với sắt là
siderophores [4], [5], [1], [58].
Sự phát triển của nấm Candida gây đáp ứng mạnh mẽ là biểu hiện lâm
sàng của bệnh. Đáp ứng miễn dịch trong bệnh nấm Candida là đáp ứng miễn
7
dịch qua trung gian tế bào. Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào suy giảm
ở bệnh nhân bị bệnh nấm Candida da, niêm mạc mạn tính [32].
Candida có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan, tổ chức. Tổn thương có thể
nông trên da, niêm mạc miệng, lưỡi, họng, hầu, niêm mạc sinh dục nam, nữ, ở
móng, ở tóc nhưng cũng có thể xâm nhập vào sâu trong phủ tạng như: tim,
phổi, gây nhiễm Candida hệ thống và có thể gây tử vong [11], [24].
Gần đây người ta thấy nhiễm nấm Candida hệ thống có chiều hướng
tăng lên. Theo Đỗ Thị Nhuận ở Mỹ khoảng 25% số bệnh nhân tử vong do một
loại nấm Candida trong tổng số các bệnh nhân tử vong do nấm [26].
1.2.2. Các bệnh do Candida gây ra
1.2.2.1. Nhiễm Candida ở niêm mạc
+ Nhiễm nấm Candida ở niêm mạc miệng, hầu
Người ta thấy có tới 30 - 50% người khoẻ mạnh bị nhiễm nấm Candida
niêm mạc miệng. Bệnh nhân đái tháo đường, trẻ vị thành niên dùng steroid xịt
điều trị hen phế quản, trẻ bú mẹ cũng hay bị nhiễm nấm Candida miệng.
Nhiễm nấm Candida hầu họng có thể là một trong những dấu hiệu chỉ điểm
của suy giảm miễn dịch mắc phải HIV/ AIDS [49].
Biểu hiện lâm sàng của nhiễm nấm Candida miệng, hầu là những mảng
đốm trắng trên bề mặt lưỡi hoặc ở niêm mạc má, lợi. Những mảng trắng này
có thể bong để lại nền trầy xước, đỏ, rớm dịch hoặc chảy máu [11].
+ Nhiễm nấm Candida ở da, móng
Nhiễm nấm Candida thường gặp ở các kẽ, vùng da bị ẩm ướt như:
nách, bẹn, nếp vú, rãnh liên mông, nếp lằn mông trên những người béo phì,

bệnh nhân đái tháo đường. Tổn thương viêm kẽ do Candida thường có màu
đỏ tươi hoặc hơi xám, trên bề mặt dát đỏ có vẩy nhỏ, rìa tổn thương có những
đám da đỏ và mụn nước tiến triển [11].
8
Candida còn gây viêm móng, xung quanh móng. Bệnh thường gặp ở
những người phải tiếp xúc nhiều với nước, người chế biến rau quả, công nhân
xí nghiệp chế biến thức ăn (đậu phụ) [11].
+ Nấm Candida ở da đầu
Hình thái này ít gặp. Trên da đầu có những đám viêm chân tóc có mủ,
trong mủ tìm thấy tụ cầu và nấm Candida. Tóc rụng không mọc trở lại, sợi
tóc không bị tổn thương, không tìm thấy bào tử nấm và sợi nấm trong sợi tóc,
viêm chân tóc do Candida dễ nhầm với viêm chân tóc do Favus [11].
1.2.2.2. Viêm đường sinh dục do Candida
+ Viêm quy đầu do Candida
Hay gặp ở bệnh nhân bị đái tháo đường hoặc những người có vợ bị
viêm âm hộ, âm đạo do Candida. Trên lâm sàng thấy xuất hiện các vết trợt ở
quy đầu và da bao quy đầu, có nhiều vết nứt rạn và có nhiều chất nhày màu
trắng. Vết trợt có màu đỏ tươi, giới hạn rõ rệt, xung quanh có bờ, bệnh nhân
thường bị ngứa, có khi ngứa dữ dội, bỏng rát quy đầu [11].
+ Viêm niệu đạo do Candida
Viêm niệu đạo cấp do Candida có triệu chứng lâm sàng gần giống như
viêm niệu đạo do lậu. Niệu đạo xuất tiết nhiều, có mủ, đôi khi có máu, đái rắt,
đái buốt. Viêm niệu đạo cấp do Candida ít gặp hơn so với viêm niệu đạo cấp
do lậu, do Chlamydia trachomatis [11].
Thông thường là viêm niệu đạo bán cấp. Bệnh nhân có cảm giác nóng
bỏng dọc niệu đạo. Ngứa ở miệng sáo, nước tiểu có ít sợi bông, nhất là ở cốc
đầu nếu làm nghiệm pháp 2 cốc. Thăm khám tiền liệt tuyến thấy tiền liệt
tuyến có nhạy cảm. Trường hợp đặc biệt tổn thương có thể lan đến tiền liệt
tuyến, túi tinh, mào tinh hoàn làm cho hình ảnh lâm sàng càng thêm phức tạp.
9

1.2.2.3. Nhiễm nấm Candida phủ tạng
+ Nhiễm nấm Candida ở ống tiêu hoá
Bệnh nấm Candida ở thực quản có thể là một trong những biểu hiện
đầu tiên của bệnh nhân HIV/AIDS. Khoảng 10% bệnh nhân AIDS hoặc bị các
bệnh suy giảm miễn dịch khác có nhiễm Candida thực quản. Biểu hiện của
nhiễm Candida thực quản thường thấy là khó nuốt, sút cân, suy dinh dưỡng
và hội chứng suy mòn, khó điều trị, đôi khi tử vong do suy dinh dưỡng [49].
Nấm Candida đường ruột gây tiêu chảy kéo dài.
+ Nhiễm nấm Candida đường hô hấp
Candida có thể gây viêm thanh quản, viêm nắp thanh quản và tắc
nghẽn khí quản, viêm phổi hoặc phế quản phổi. Việc chẩn đoán xác định phải
căn cứ vào sinh thiết nhu mô phổi và cấy nước rửa thanh khí phế quản. Tuy
nhiên cần phải nuôi cấy để phân biệt với Paracocidimycosse [10].
+ Nhiễm nấm Candida ở tim
Candida có thể gây viêm màng ngoài tim nhất là sau mổ tim. Viêm nội
tâm mạc do Candida chủ yếu xẩy ra sau phẫu thuật tim hở kéo dài, trên bệnh
nhân đã điều trị bằng kháng sinh hoặc truyền dịch dài ngày qua vi ống
(catheter). Ngoài ra những người có van tim nhân tạo hoặc nghiện ma túy
cũng là yếu tố thuận lợi cho viêm nội mạc do Candida [10].
+ Nhiễm nấm Candida máu
Bệnh cảnh lâm sàng này chủ yếu gặp ở bệnh nhân bị ác tính, nhất là
leucose hoặc u lympho Hogdkin hoặc không Hogdkin.Những thủ thuật mổ xẻ
phức tạp kéo dài, bị bỏng rộng, nghiện ma tuý cũng là những yếu tố thuận lợi
cho nhiễm Candida máu.
Candida còn có thể xâm nhập vào thần kinh trung ương, mọi bộ phận
của mắt như: nhãn cầu, kết mạc gây mù loà vĩnh viễn [10].
10
1.3. Nhiễm nấm Candida âm đạo
1.3.1.Đặc điểm sinh lý âm đạo bình thường
* Khí hư: là chất dịch không có máu chảy ra từ âm đạo có thể là chất tiết

sinh lý hoặc được tạo ra do cơ quan sinh dục đáp ứng với sự kích thích hay
nhiễm trùng. Bình thường ở âm đạo có dịch trắng như sữa, trong và hơi đặc,
lượng ít có nguồn gốc từ tuyến Bartholin ở âm hộ, từ các tuyến và nút nhầy ở
cổ tử cung, từ biểu mô âm đạo bong ra, không chảy ra ngoài âm hộ, không
ảnh hưởng đến sinh hoạt của người phụ nữ. Khi chất dịch sinh lý này thay đổi
về tỷ lệ và số lượng vi khuẩn, tiết ra nhiều, chảy ra ngoài âm hộ làm cho
người phụ nữ khó chịu phải chú ý tới là bất thường, là khí hư bệnh lý [4],
[18], [24], [43].
Tùy theo nguyên nhân mà khí hư có tính chất khác nhau. Có 3 loại khí hư:
- Khí hư trong dính như lòng trắng trứng, có khi loãng như nước, xét
nghiệm khí hư sẽ không thấy vi khuẩn, bạch cầu, chỉ có tế bào biểu mô. Khí
hư này từ niêm mạc tử cung, do u xơ tử cung, polyp cổ tử cung hoặc ở người
cường estrogen.
- Khí hư trắng như váng sữa, xét nghiệm không có bạch cầu và vi khuẩn.
Nguyên nhân do rối loạn thần kinh thực vật ở bệnh nhân hay lo lắng, hoặc tử
cung bị sung huyết.
- Khí hư đục là triệu chứng phổ biến của viêm sinh dục. Khí hư đục,
loãng hoặc đặc do lẫn mủ. Nhiễm khuẩn càng nặng thì khí hư càng nhiều,
màu sắc vàng xanh, mùi hôi, tanh [30], [31].
* Biểu mô âm đạo: được cấu tạo bởi các tế bào gai đáp ứng với sự thay
đổi nồng độ estrogen và progesterone. Các tế bào lớp nông là loại tế bào chủ
yếu của đường sinh dục sẽ vượt trội khi có sự kích thích của Estrogen. Các tế
bào lớp trung gian sẽ vượt trội trong giai đoạn hoàng thể khi có sự kích thích
của Progesteron. Các tế bào cận đáy sẽ vượt trội khi không có sự hiện diện
của các hormone, một tình trạng như ở phụ nữ mãn kinh không điều trị
11
hormon thay thế. Estrogen làm dày lớp thượng bì âm đạo, làm tăng lượng
glycogen có trong tế bào thượng bì. Và do đó nó ảnh hưởng đến pH của âm
đạo, từ đó ảnh hưởng đến hệ sinh thái vi khuẩn ở âm đạo [28], [39].
* Môi trường âm đạo: hệ vi sinh vật trong môi trường âm đạo đóng vai

trò rất quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của bệnh viêm nhiễm đường sinh
dục. Hệ vi sinh vật này gồm chủ yếu là vi khuẩn và có thể có nấm men. Trong
đó chiếm ưu thế là các chủng Lactobacillus. Đó là vi khuẩn có lợi, tạo ra sự
bảo vệ âm đạo bằng cách sinh ra hydrogen peroxide, chất diệt khuẩn và axit
lactic làm cho pH thấp, ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh.Khi hệ
vi sinh vật bị thay đổi thì viêm âm đạo dễ xảy ra [21], [37], [38].
* Độ pH của âm đạo: pH trung bình của âm đạo phụ thuộc vào tuổi, tình
trạng nội tiết sinh dục. Ở trẻ em chưa hành kinh pH là 7, ở phụ nữ trong độ
tuổi hoạt động sinh đẻ pH dao động trong khoảng 4-5 và ở phụ nữ mãn kinh
pH thay đổi từ 6-7. pH âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho sự cân bằng của hệ
sinh thái vi sinh vật trong âm đạo. Sự thay đổi pH âm đạo là điều kiện cho
viêm âm đạo xảy ra. Biến động của nhóm Lactobacillus ảnh hưởng đáng kể
đến pH âm đạo và tình trạng viêm nhiễm âm đạo [5], [39], [34].
1.3.2. Tác nhân gây bệnh
Bình thường trong cơ thể người, nấm có thể sống trong âm đạo nhiều
phụ nữ mà không có biểu hiện lâm sàng, còn gọi là nấm hoại sinh. Sự phát
triển và gây bệnh của nấm chịu sự kìm chế của các vi khuẩn khác sống trong
âm đạo và phụ thuộc vào độ cân bằng môi trường âm đạo và hệ thống miễn
dịch của cơ thể. Khi một yếu tố nào đó phá vỡ sự bình ổn môi trường này thì
nấm sẽ phát triển mạnh và gây bệnh (Từ Candida hoại sinh thành Candida
gây bệnh) [20].
Khoảng 50% người mang Candida sẽ trở thành bệnh có triệu chứng. Khi
Candida gây bệnh ở âm đạo thì gọi là nhiễm nấm Candida âm đạo. Khoảng
12
85% các trường hợp nhiễm nấm âm đạo là do chủng Candida albicans gây ra,
15% còn lại là do các chủng C. glabrata. Ngoài ra các chủng C. torulosis, C.
krusei cũng có thể gây viêm âm hộ, âm đạo nhưng ít gặp hơn [41], [45].
Người ta biết rằng nấm Candida chỉ phát triển trên vật chủ bị suy giảm
sức đề kháng tại chỗ hoặc toàn thân. Candida sp. tồn tại được trong môi
trường âm đạo đầu tiên chúng phải bám dính được vào tế bào biểu mô âm

đạo, sau đó xâm nhập vào tế bào biểu mô nhờ enzyme gây phân hủy protein
đặc hiệu do Candida tiết ra. Hàng rào biểu mô bị tổn thương, viêm loét càng
nhiều thì Candida càng sinh sôi, phát triển mạnh và khi đó sẽ xuất hiện những
triệu chứng bệnh và được chẩn đoán là nhiễm bệnh nấm âm đạo [40], [53].
Nhiều tác giả đã nhận thấy nhiễm nấm Candida thường gặp ở những
người dùng kháng sinh kéo dài hoặc dùng cocticoid tại chỗ hoặc toàn thân, trị
liệu hormon, thuốc gây giảm miễn dịch trung gian tế bào. Những người thiếu
hụt tế bào lympho T (như bệnh nhân HIV/AIDS), đái tháo đường, làm việc
trong điều kiện phải ngâm nước nhiều dễ bị nhiễm nấm nông (trong đó có
nấm Candida) nặng, lan toả và khó điều trị [49], [56].
1.3.3. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng chủ yếu là ngứa, rát, da âm hộ đỏ có thể phù nề, không kẽ
mép có bợt da trên phủ một lớp chất như kem màu trắng. Bên dưới là tổn
thương đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, bờ không đều, nham nhở, xung quanh có viền vẩy
da. Âm đạo có nhiều khí hư màu trắng, bột, thường không có mùi hôi. Nếu có
mùi hôi thường là nhiễm trùng phối hợp với viêm âm đạo do vi khuẩn, lậu…
13
1.3.4. Các yếu tố liên quan
+ pH âm đạo
Niêm mạc âm đạo có khả năng tự bảo vệ để chống lại sự xâm nhập của
vi khuẩn do môi trường âm đạo có tính axit. pH âm đạo được duy trì nhờ trực
khuẩn sinh axit lactic yếm khí có sẵn trong môi trường âm đạo. Các trực
khuẩn này sử dụng glycogen từ tế bào biểu mô của âm đạo và sinh ra axit
lactic khiến cho môi trường âm đạo có tính axit. Nồng độ glycogen dự trữ
chịu ảnh hưởng của Estrogen. Chính vì vậy những rối loạn nội tiết tố sinh dục
như tăng hoặc giảm Estrogen đều ảnh hưởng đến pH âm đạo. Nhiều nghiên
cứu cho rằng bình thường pH âm đạo nằm trong khoảng 4,0-4,5. Khi phụ nữ
mãn kinh hoặc những bệnh nhân bị viêm âm đạo, pH đều tăng trên 4,5 [2].
+ Do dùng kháng sinh
Dùng kháng sinh kéo dài cũng là một yếu tố thuận lợi làm phát sinh

viêm âm đạo do nấm, nhất là kháng sinh phổ rộng như: Cephalosporin,
tetracyclin, ampicylin. Những kháng sinh này làm giảm lượng vi khuẩn
Lactobaccilus bảo vệ âm đạo. Nấm Candida không bị kìm hãm sẽ có cơ hội
phát triển và trở nên gây bệnh [8].
+ Đái tháo đường
Đối với bệnh nhân đái tháo đường song song với tăng đường huyết thì
đường ở dịch âm đạo cũng tăng. Chính sự tăng đường ở dịch âm đạo đã tạo điều
kiện cho nấm Candida nhân lên và gây nên các triệu chứng lâm sàng của bệnh.
+ Ảnh hưởng nội tiết tố sinh dục
- Đang có thai
Trong thời kỳ có thai, nồng độ hormon tăng, nhất là vào tháng thứ 7 và
thứ 9. Tăng hormon làm cho môi truờng axit của âm đạo thay đổi và glycogen
của tế bào tăng lên thuận lợi cho nấm phát triển.
14
- Dùng thuốc tránh thai
Những loại thuốc có nồng độ Estrogen cao, có tác dụng như của nội tiết
tố trong thời kỳ thai nghén. Vì thế khi sử dụng thuốc tránh thai sẽ tạo điều
kiện cho nấm phát triển. Để khắc phục tình trạng này , ngày nay người ta sử
dụng thuốc tránh thai có nồng độ Estrogen thấp [18].
- Chu kỳ kinh nguyệt
Nấm phát triển liên tục trong giai đoạn trước kỳ kinh. Trên thực tế lâm
sàng có rất nhiều triệu chứng viêm âm đạo do nấm xuất hiện thường xuyên
vào tuần thứ 3 và 4 của kỳ kinh.
Có lẽ sự thay đổi hormon của vòng kinh đã ảnh hưởng đến sự phát triển
của nấm [18].
+ Các yếu tố khác [8]
- Bạn tình bị nhiễm Candida: Nếu bạn tình bị nhiễm nấm Candida thì
Candida cũng sẽ lây truyền như bất cứ một bệnh lây truyền qua đường tình
dục nào khác.
- Tổn thương lớp nhầy bảo vệ âm hộ, âm đạo: Dùng hoá chất khử mùi,

xà phòng thơm, những chất sát trùng mạnh nếu vào âm đạo sẽ làm tổn thương
lớp nhày bảo vệ âm hộ, âm đạo. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để nấm
Candida xâm nhập vào cơ thể.
- Mặc quần lót chật bằng nilon cũng tạo điều kiện cho nấm phát triển
do tăng mồ hôi, làm môi trường âm đạo ấm và ẩm.
- Nhiễm khuẩn chéo như nấm Candida ở những vùng khác của cơ thể
như ở: móng tay, miệng, ruột có thể lây sang âm đạo.
1.3.5.Đường lây
+ Qua đường tình dục: nấm có thể xâm nhập vào cơ quan sinh dục
người phụ nữ qua quan hệ tình dục nếu chồng hoặc bạn tình bị viêm quy đầu
hay viêm niệu đạo do nấm Candida.
15
+ Do vô trùng không tốt: một số thủ thuật y tế không tiệt trùng như nạo
hút thai, đặt vòng hoặc khám âm hộ, âm đạo không đeo găng.
+ Từ môi trường sống: sử dụng nước tắm ao hồ, dùng chung đồ lót, làm
việc trong môi trường ẩm ướt, kém vệ sinh (lao động ngâm mình dưới nước
bẩn) cũng là những yếu tố làm dễ mắc bệnh nhiễm nấm Candida âm đạo.
Khi có nguồn lây kèm theo các yếu tố thuận lợi như mô tả ở trên thì dễ
tạo điều kiện dẫn đến nấm âm đạo phát triển [24].
1.4. Tình hình nghiên cứu nhiễm nấm Candida âm đạo
1.4.1. Trên thế giới
Nhiễm nấm Candida có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc và ở
khắp nơi trên thế giới. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về nấm Candida âm
đạo và thấy rằng có tới hai phần ba số phụ nữ ít nhất một lần trong đời bị
nhiễm nấm Candida, khoảng 40 - 45% bị từ hai lần trở lên và có sự kết hợp
nấm âm hộ với nấm âm đạo [57]. Ở Jamaica, Kamara và cs. (2000) đã đánh
giá 269 phụ nữ mang thai thấy tỷ lệ nhiễm nấm Candida âm đạo là 30,7%
[46]. Còn Ashraf và cs. (2001) thực hiện một nghiên cứu với mục đích xác
định mối tương quan giữa các triệu chứng với nấm Candida trong viêm âm
đạo và thấy rằng trong tổng số 262 phụ nữ có 74 trường hợp nhiễm nấm,

chiếm 28,2% [35]. Trong nghiên cứu của Hamad và cs. (2013) ở Bệnh viện
Latifa, Dubai, UAE từ 2005 đến 2011 thấy rằng tỷ lệ mắc mới Candida âm
đạo có sự gia tăng từ 10.76% năm 2005 lên 17,61% năm 2011, tỷ lệ nhiễm
trung bình là 13.88% [42]. Còn Akinbiyi, Watson và Feyi (2008) nghiên cứu
ở 1073 thai phụ đến khám tại bệnh viện đa khoa Barnsley, Anh cho biết tỷ lệ
nhiễm C. albicans là 12.5% [33]. Theo Catalan và cs. (2000) trong viêm âm
đạo nấm Candida chiếm 30% trường hợp [40]. Theo Barraco (1996), khi
khám cho 1462 bệnh nhân thì có 10% viêm âm đạo có nguyên nhân do nấm,
trong đó có 13% trước 50 tuổi, 4% sau 50 tuổi [50]. Pfaller, M.A và cs.
16
(2010) lại cho chúng ta một số liệu khổng lồ nghiên cứu trên nhiều quốc gia:
trong 256,882 chủng Candida phân lập được từ 142 trung tâm y tế thuộc 41
nước, từ 6/1997 đến 12/2007 (24 vùng thuộc châu Á Thái Bình Dương, 16
vùng thuộc Mỹ Latin, 18 vùng thuộc châu Âu, 11 vùng thuộc Châu Phi-Trung
Đông và 13 vùng thuộc Bắc Mỹ) nhận thấy tỷ lệ nhiễm C. albicans là 65,3%
(70.9% từ 1997-2000; 62,9% từ 2001-2004 và 65% từ 2005-2007); C.
glabrata là 11.3% (10.2% từ 1997-2000; 11.5% từ 2001-2004 và 11.7% từ
2005-2007); C.tropicalis là 7.2% (5.4% từ 1997-2000; 7.5% từ 2001-2004 và
8% từ 2005-2007); C. inconspicua là 0.2% (0.02% từ 1997-2000; 0.2% từ
2001-2004 và 0.3% từ 2005-2007); C. guilliermondii là 0,7% (0.7% từ 1997-
2000; 0.8% từ 2001-2004 và 0.6% từ 2005-2007) [52].
1.4.2. Ở Việt Nam
Có rất nhiều nghiên cứu về nấm Candida âm đạo tại các bệnh viện,
trường y dược, các cơ sở y tế và các địa phương trên cả nước. Theo Nguyễn
Thị Đào ở âm hộ phụ nữ khoẻ mạnh có thể tìm thấy các chủng nấm Candida
khoảng 25-30%. Đối với phụ nữ có thai tỷ lệ có thể tới 30-50% [11]. Nghiên
cứu của Đàm Thị Hoà tại Viện Da liễu TW (Năm 1996-1998) cho thấy tỷ lệ
nhiễm Candida âm đạo là 26,2% [15]. Tác giả Dương Thị Cương tổng kết các
tài liệu thấy tỷ lệ viêm âm đạo do nấm trong khoảng từ 22-26% [9]. Theo
Phạm Văn Hiển - Nguyễn Duy Hưng tỷ lệ nhiễm nấm âm đạo là 17,4% trên

tổng số bệnh nhân STD [13]. Nguyễn Thị Thanh Huyền trong một nghiên cứu
về tình hình, nguyên nhân và đặc điểm lâm sàng của hội chứng tiết dịch
đường sinh dục ở phụ nữ đến khám tại Viện Da liễu (2001-2002) thấy tỷ lệ
nhiễm nấm âm đạo là 24,4% trong tổng số bệnh nhân có hội chứng tiết dịch
đường sinh dục. Trong đó C. albicans 46%, C. glabrata 22%, C. tropicalis
16%, C.krusei 4%, C. stellatoide 4%, C. glullemondii 2%, C. geotrichum 2%,
không phân loại 4% [20]. Theo Lê Thanh Bình, Nguyễn Thanh Huyền [2]
17
trong 180 phụ nữ đến khám tại phụ khoa tại bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng vì
ra khí hư âm đạo hoặc ngứa hoặc cả hai thì có 75 trường hợp nhiễm nấm
Candida chiếm 41,7%. Theo Lê Hồng Cẩm [7] có 28 trường hợp viêm âm đạo
do nấm trong mẫu 173 phụ nữ đã lập gia đình từ 15 đến 49 tuổi tại huyện Hóc
Môn thành phố Hồ Chí Minh năm 1999 chiếm tỷ lệ 16,18%. Theo Trần Khánh
Hoàn, Lê Thúy Mùi [16] cấy dịch âm đạo cho thấy 41.2% nhiễm nấm Candida
trong tổng số mẫu 614 bệnh nhân được chẩn đoán là viêm nhiễm đường sinh
dục thấp từ 1/2000 - 7/2003 tại bệnh viện 354. Theo Phạm Đình Hùng [17] có
30 trường hợp nhiễm nấm Candida trong 262 phụ nữ ở xã Hương Long- Huế
tham gia nghiên cứu từ 9/2001 đến 3/2002 chiếm tỷ lệ 11,45%. Theo Nguyễn
Vũ Quốc Huy và cộng sự [19], tỷ lệ nhiễm nấm là 19,48% khi khám cho 1010
phụ nữ huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo Lê Lam Hương [18] trong
số 84 phụ nữ đến khám thai tại phòng khám phụ sản bệnh viện Trường Đại học
Y Khoa Huế và bệnh viện Trung Ương Huế có biểu hiện viêm đường sinh dục
dưới thì có 42 trường hợp nhiễm nấm Candida albicans chiếm 59,38%. Theo
Nguyễn Thị Ngọc Khanh [21] ở phụ nữ mang thai 3 tháng cuối có 48.8 %
nhiễm nấm Candida trong tổng số 602 sản phụ đến khám tại Viện bảo vệ bà
mẹ và trẻ sơ sinh, nghiên cứu được tiến hành từ 6/1998 đến tháng 10 năm
2000. Theo Hoàng Thị Lương [24] có 65 trường hợp nhiễm Candida spp. trong
180 phụ nữ đến khám tại phòng khám phụ sản - bệnh viện Trung Ương Huế từ
1/6/2000 đến 30/6/2001 chiếm tỷ lệ 36,11%. Theo Nguyễn Khắc Minh và
Hoàng Ngọc Chương [25], nghiên cứu trên mẫu 548 phụ nữ trong độ tuổi sinh

đẻ tại huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam năm 2004 có 56 trường hợp nhiễm
Candida albicans chiếm 10,21%. Trần Cẩm Vân (2010) khi nghiên cứu các
yếu tố nguy cơ và độ nhạy cảm với kháng sinh chống nấm của các chủng nấm
Candida spp. ở bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo tại bệnh viện Da Liễu
TW thấy rằng có 21,5% nhiễm nấm Candida [29]. Nhiều nghiên cứu về dịch tễ
18
cho thấy rằng: Candida là nguyên nhân chính của hội chứng tiết dịch đường
sinh dục. Ngày nay nhiễm Candida âm đạo đang ngày càng gia tăng. Có nhiều
bệnh nhân bị tái phát nhiều lần, một năm có khi 4-5 đợt nhiễm bệnh. Ngoài
những yếu tố thuận lợi như: có thai, đái tháo đường, uống thuốc tránh thai
cũng có giả thiết rằng do có thể thiếu hụt rõ rệt kháng thể IgG kéo dài gây nên
nhiễm nấm trầm trọng [44].
1.4.3. Tại Sơn La
Theo số liệu những năm gần đây tình hình nhiễm các bệnh lây truyền
qua đường tình dục tại Phòng khám, Bệnh viện Phong và Da liễu ngày một gia
tăng (số liệu báo cáo hàng năm của bệnh viện). Trong đó số bệnh nhân có biểu
hiện lâm sàng của nấm Candida chiếm tỷ lệ không nhỏ, ước tính khoảng 20%.
1.5. Một vài đặc điểm về khu vực nghiên cứu
Sơn La là một tỉnh miền núi có 11 huyện, thành phố và 204 xã,
phường, thị trấn. Dân số trên 1.132.000 người, gồm 12 dân tộc với 82% là
đồng bào dân tộc thiểu số (trong đó dân tộc Thái chiếm 54,76%, dân tộc Kinh
17,43%, dân tộc Mông 13%, dân tộc Mường 8,15%, Xinh mun 1,89%, Dao
1,82%, dân tộc Khơ mú 1,13%, dân tộc La Ha 0,61% và một số dân tộc
khác, tỉnh có đường biên giới dài 250km với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào.
Tuy đời sống kinh tế văn hoá, xã hội đã phát triển và đạt được nhiều
thành tựu quan trọng nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ nhân dân ở vùng
sâu, vùng xa, vùng cao biên giới còn gặp nhiều khó khăn (Tỷ lệ hộ nghèo còn
khoảng 27%), trình độ dân trí thấp, đời sống sinh hoạt và tiếp cận các dịnh vụ
phúc lợi xã hội còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các dịch vụ về y tế. Đến nay

toàn tỉnh mới có 78 xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; số giường bệnh trên 1
vạn dân là 17,54 giường; số xã có bác sỹ là 147 xã, số bác sỹ trên 1 vạn dân là
5,3 người; tỷ lệ dân số mắc các bệnh xã hội 3,8‰. Do điều kiện còn nhiều
19
hạn chế nên các kỹ thuật cận lâm sàng để chẩn đoán xác định bệnh chưa được
thực hiện tại các trạm y tế. Bên cạnh đó công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ
nhân dân của tỉnh cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do một số đặc
điểm riêng biệt, điển hình như: Là một tỉnh miền núi có địa bàn rộng, địa hình
chia cắt, dân cư sống thưa thớt, nhiều dân tộc chung sống và có phong tục tập
quán khác nhau; nền kinh tế tăng trưởng khá nhưng chưa vững chắc, văn hoá
xã hội còn nhiều yếu kém, một số vấn đề xã hội còn nhiều bức xúc, chất
lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu; năng lực trình độ của cán
bộ, đặc biệt là cán bộ y tế cơ sở còn hạn chế, chưa ngang tầm với yêu cầu của
nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
Trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng, đặc biệt là các xã vùng
sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Việc tuyên
truyền, phổ biến các kiến thức về bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào
để họ có kỹ năng và thực hiện hành vi có lợi về sức khoẻ còn nhiều hạn chế,
trong đó có công tác tuyên truyền về phòng bệnh nói chung và các bệnh lây
truyền qua đường tình dục nói riêng. Do vậy tỷ lệ các bệnh chưa có vacxin
phòng bệnh còn cao, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Người bệnh thường đến khám muộn với nhiều nguyên nhân khác nhau như
khó khăn về kinh tế, do thiếu hiểu biết, do mê tín dị đoan, do xấu hổ mặc cảm
dẫn đến tình trạng bệnh thường nặng, gây khó khăn cho việc điều trị và có rất
nhiều biến chứng đáng tiếc xẩy ra.
20
CHƯƠNG 2:
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân có hội chứng tiết dịch âm đạo đến khám tại Bệnh

viện Phong và Da liễu tỉnh Sơn La có biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm trực
tiếp tìm nấm dương tính.
Bệnh phẩm dịch âm đạo
Các chủng nấm Candida sp. phân lập được trên bệnh nhân có hội
chứng tiết dịch âm đạo tại Bệnh viện Phong và Da liễu tỉnh Sơn La.
* Tiêu chuẩn lựa chọn
- Phụ nữ có biểu hiện tiết dịch âm đạo
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
* Tiêu chuẩn loại trừ
- Sử dụng thuốc trước khi đến khám.
- BN đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc ra máu bất thường.
- Các đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Bệnh nhân HIV/AIDS
2.2. Địa điểm nghiên cứu
- Tại khoa xét nghiệm Bệnh viện Phong và Da liễu tỉnh Sơn La: Thu thập
thông tin bệnh nhân làm bệnh án. Tiến hành thăm khám bệnh nhân có hội chứng
tiết dịch âm đạo ( HCTDÂĐ) và xét nghiệm trực tiếp dịch âm đạo tìm nấm.
- Tại khoa xét nghiệm Bệnh viện Da liễu Trung ương: Nuôi cấy và định
loại chủng Candida sp. gây viêm âm đạo.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Thời gian từ tháng 10/2012 đến tháng 6/2013.
21
2.4. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất dùng cho nghiên cứu
2.4.1. Thiết bị, dụng cụ
Kính hiển vi quang học Euromex - Holland; Tủ an toàn sinh học cấp II -
Malaixia; Tủ ấm 25
o
C - 37
o
C Memmert - Germany; Tủ sấy Gally - Trung

Quốc; Nồi hấp ướt; Máy li tâm Hettich - Germany; Tủ lạnh Toshiba - Nhật
Bản; Tủ mát Nasaky - Nhật Bản; Máy ảnh kỹ thuật số Coolpix 4500 - Nhật;
Hộp đựng mẫu bệnh phẩm
- Cồn 90°, đèn cồn, lam kính, lamen, ống tube thuỷ tinh vô khuẩn, que
cấy, tăm bông vô khuẩn, bàn phụ khoa, mỏ vịt (các kích cỡ), pank, bông thấm
nước, găng tay, khẩu trang, pipet Man, dao cắt thạch…
2.4.2. Hóa chất [6]
- NaCl 9‰, nước cất vô trùng, cuộn giấy đo pH có in bảng màu chuẩn
pH 1-14.
- Thuốc nhuộm Gram:
+ Dung dịch tím Gentian:
Cách pha: nghiền tím gentian với 5ml cồn trong cối sạch, quấy đều, đổ từ
từ 2/3 lượng nước cất vào, quấy đều. Sau đó cho axit phenic vào, quấy đều cho
vào lọ đậy kín, sau 24h đem lọc qua giấy, tráng lọ bằng 1/3 lượng nước cất còn
lại. Đây là dung dịch tím gentian đặc, khi dùng để nhuộm thì pha loãng với tỷ
lệ: 10 ml dung dịch tím gentian đặc + 90ml dung dịch axit phenic 5%.
+ Dung dịch Fucshin kiềm:
Cách pha tương tự như pha tím gentian.
+ Dung dịch Lugol
Cách pha: Nghiền kali iotua với khoảng 20ml nước cất, cho iod tinh thể
đã nghiền nhỏ vào lắc đều cho tan hết. Cho hết nước cất còn lại vào, lắc đều
để 24h rồi đem lọc. Đựng vào chai màu, không pha nhiều và để lâu vì dễ bị
mất màu và biến chất.
+ Dung dịch cồn axeton 1/4.
22
2.4.3. Môi trường [23]
- Môi trường Sabouraud: Pepton 10g
Glucose 40g
Thạch 18g
Nước cất 1000ml

(có thể thêm Chloramphenicol hoặc Actidion).
Cách làm: Trộn đều các chất vào nước cất, vừa đun vừa khuấy cho đến
khi sôi và tan hết, lọc qua gạc, đóng 5-7 ml vào ống thủy tinh. Hấp khử khuẩn
ở 110°C trong 30 phút hoặc 120°C trong 15 phút, lấy ra để nhiệt độ hạ xuống
khoảng 50°C, ngả ống tạo thạch nghiêng, bảo quản trong tủ lạnh.
- Môi trường thạch Bột ngô + Tween 80:
Bột ngô 4g
Thạch 1,5g
Tween 80 1ml
Nước cất 100ml.
Cách làm: Cho bột ngô vào nước, đun nhỏ lửa 1giờ, lọc qua gạc vài lần.
Cho thạch, nước cất và Tween 80 cho đủ 100ml, đun sôi cho tan thạch, hấp
khử khuẩn ở 110°C trong 30 phút hoặc 120°C trong 15 phút, đổ ra đĩa petri,
mỗi đĩa khoảng 25 - 30ml trong buồng cấy vô trùng.
- Môi trường đồng hóa đường:
(NH
2
)SO
4
5g
KH
2
PO
4
1g
MgSO
4
0,5g
Thạch 20g
Nước cất 1000ml.

Cách làm: Trộn đều các chất vào nước cất, vừa đun vừa khuấy cho đến khi
sôi và tan hết. Đóng vào bình hấp khử khuẩn ở 110°C trong 30 phút hoặc 120°C,
23
khi dùng đổ ra đĩa petri khoảng 25ml trong buồng cấy vô trùng. 6 loại đường được
thử nghiệm là glucose, galactose, saccarose, maltose, raffinose, lactose.
- Môi trường lên men đường:
Pepton 10g
Yeast extract 5g
Nước cất 1000ml
Cách làm: Khuấy đều các chất trên cho tan hết phân phối đều vào các
ống nghiệm có sẵn 2g đường có ống sinh hơi (Derham tube). 5 loại đường sử
dụng là đường glucose, galactose, maltose, saccharose, lactose.
- Huyết thanh thỏ ( hoặc người)
- Môi trường CHROM agar Candida của hãng Bio-Rad (Mỹ)
- Kit Auxacolor hãng Bio-Rad (Mỹ)
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin các đặc điểm nhiễm nấm Candida
âm đạo (phụ lục 3)
- Sử dụng phiếu điều tra phỏng vấn người bệnh về các thông tin cần tìm
hiểu phục vụ mục đích nghiên cứu (tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, dân tộc,
đặc điểm môi trường sinh sống, đặc lâm sàng, kết quả xét nghiệm).
3.3.2. Phương pháp mô tả lâm sàng [31]
* Khám lâm sàng:
- Tư vấn: thông báo cho người bệnh kỹ thuật khám và xét nghiệm
chuẩn bị thực hiện, hướng dẫn cho người bệnh những điều cần thiết để phối
hợp với thầy thuốc.
Khám bộ phận sinh dục ngoài (âm hộ): bệnh nhân nằm tư thế phụ
khoa, bộc lộ bộ phận sinh dục, khám bộ phận sinh dục ngoài (môi lớn, môi
bé, vùng hậu môn, niệu đạo, tuyến Skene, tuyến Bartholin) để phát hiện các
tổn thương ở âm hộ.

24
Khám âm đạo: đặt mỏ vịt vào trong âm đạo, mở mỏ vịt và định vị cổ tử
cung vào giữa hai cành của mỏ vịt, kiểm tra tình trạng âm đạo, cổ tử cung.
Quan sát tính chất của khí hư: màu sắc, số lượng nhiều hay ít, tính chất
(Bột, váng sữa, đặc hay loãng) .
Phát hiện các tổn thương:
- Viêm âm hộ: âm hộ có thể đỏ, phù nề, trợt , loét
- Viêm âm đạo: thành âm đạo đỏ phù nề, xung huyết nhẹ, có thể viêm
âm đạo và rải rác có những điểm trợt hoặc loét.
- Viêm loét cổ tử cung.
- Lộ tuyến cổ tử cung.
* Kỹ thuật đo pH âm đạo
- Sử dụng dải giấy pH chỉ thị màu có kèm bảng theo bảng màu chuẩn
(Bảng chuẩn màu có chỉ thị pH từ 1-14) .
- Lấy dịch tiết âm đạo bằng que cấy vô khuẩn qua mỏ vịt.
- Để bệnh phẩm tiếp xúc trực tiếp với dải giấy pH trong thời gian 10 giây.
+ Đánh giá kết quả: so dải pH đã thấm dịch âm đạo với bảng màu
chuẩn để xác định pH của dịch âm đạo.
3.3.3. Phương pháp vi sinh [6], [23]
3.3.3.1. Xét nghiệm trực tiếp tìm nấm Candida sp. trong dịch âm đạo
* Xét nghiệm trực tiếp
- Lấy bệnh phẩm: mở âm đạo bằng mỏ vịt và lấy bệnh phẩm ở cùng đồ
sau và thành âm đạo hai bên.
- Làm tiêu bản: dùng que cấy hoặc tăm bông vô khuẩn lấy dịch ở cùng
đồ sau, hòa bệnh phẩm trong NaCl 9‰, đậy lamen và soi ngay dưới kính hiển
vi (có thể đồng thời phát hiện Trùng roi âm đạo). Sau đó, dùng tăm bông vô
khuẩn khác phết lên lam kính với đường kính khoảng 1cm, cố định bằng cách
25

×