Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

mô tả đại thể, vi thể quá trình lành thương sau cắm lại răng muộn trên thỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 67 trang )

B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
***
LNG TH NGC HUYN
MÔ Tả QUá TRìNH LàNH THƯƠNG
SAU CắM LạI RĂNG MUộN TRÊN THựC NGHIệM
KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
Khúa 2007-2013
H Ni 2013
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
***
LNG TH NGC HUYN
MÔ Tả QUá TRìNH LàNH THƯƠNG
SAU CắM LạI RĂNG MUộN TRÊN THựC NGHIệM
Chuyờn ngnh: Rng Hm Mt
KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
Khúa 2007-2013
Ngi hng dn khoa hc:
Th.S. Trn Th M Hnh
H Ni 2013
LỜI CẢM ƠN
Sau khi quyển khóa luận tốt nghiệp Bác sỹ Răng Hàm Mặt hoàn thành,
tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới:
Ths. Trần Thị Mỹ Hạnh – Bộ môn Răng trẻ em, Viện Đào tạo Răng
Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội – người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành
luận văn này từ chọn xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương, chia sẻ
thông tin và hoàn thành nghiên cứu.
Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Hà Nội, các thầy cô đã
trực tiếp giảng dạy trang bị kiến thức cũng như tác phong nghề nghiệp trong
những năm qua. Đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Răng Trẻ Em đã tạo


điều kiện và hỗ trợ cho em rất nhiều trong việc hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
PGS. TS Nguyễn Thị Bình – Trưởng bộ môn Mô Phôi, người đã
hướng dẫn em đọc các kết quả nghiên cứu, và tập thể cán bộ bộ môn Mô Phôi
nơi em tiến hành nghiên cứu, đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện nghiên cứu.
Thiếu tá - Th.s Lê Anh Tùng – Viện 69, Bộ Tư Lệnh Bảo vệ Lăng,
người đã giúp em đọc các kết quả nghiên cứu siêu cấu trúc, và tập thể cán bộ
Bộ Tư lệnh Lăng đã tạo điều kiện giúp đỡ em tiến hành nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn thân thiết của tôi, người đã
luôn động viên, giúp đỡ, chia sẻ những giây phút khó khăn trong giai đoạn
thực hiện khóa luận cũng như trong cuộc sống.
Cuối cùng con xin gửi tới Cha, Mẹ, em gái và người thân tình trong gia
đình tình cảm và lòng biết ơn chân thành nhất vì đã nuôi dưỡng, dạy bảo,
dành cho con tình yêu thương vô hạn, là chỗ dựa tinh thần to lớn, cũng là
động lực mạnh mẽ để con không ngừng học tập và phấn đấu, trưởng thành
như ngày hôm nay.
Trân trọng!
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Lường Thị Ngọc Huyền
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là nghiên cứu của em. Quá trình thu thập và xử lí
số liệu hoàn toàn trung thực và khách quan, kết quả chưa được ai công bố ở
nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Lường Thị Ngọc Huyền
DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT
DCQR : Dây chằng quanh răng

XOR : Xương ổ răng
H.E : Hematoxilin – Eosin
BT : Bình thường
HOR : Huyệt ổ răng
RS : Tiêu thay thế
AN : Dính khớp
DE : Ngà răng

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương bật răng ra khỏi huyệt ổ răng là một trong những chấn
thương răng thường gặp. Trên thế giới, phần lớn các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ
chấn thương răng chiếm tỷ lệ khá cao 25 – 35% trẻ ở độ tuổi đến trường [1].
Trong đó tỷ lệ chấn thương bật răng khỏi huyệt ổ răng chiếm tỷ lệ 0,5 – 16% [2].
Theo thống kê của Hiệp hội Nha khoa Mỹ (ADA) mỗi năm có khoảng
5 triệu răng bị rơi ra ngoài, và chi phí điều trị cho việc hồi phục tiêu tốn
khoảng 1,5 triệu đô mỗi năm. Chấn thương bật răng khỏi huyệt ổ răng gây
mất chức năng, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân, cũng như
không giữ được thể tích xương dẫn đến việc phục hồi sau này rất khó khăn và
tốn kém. Có một phương pháp hiệu quả mà giải quyết được vấn đề thẩm mỹ
cũng như giữ được thể tích xương mà không hề tốn kém đó là phương pháp
cắm lại răng.
Cắm lại răng ngay lập tức là điều trị tốt nhất. Điều này cho phép răng
tồn tại lâu dài trong miệng, mang lại thẩm mỹ và chức năng cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, hầu hết các răng chấn thương khi đến phòng khám cấp cứu đều đã
có thời gian khô nằm ngoài huyệt ổ răng (HOR) lớn hơn 60 phút. Điều này có
thể là do địa điểm chấn thương nằm xa nơi cấp cứu hoặc do thiếu hiểu biết về
sơ cứu răng rơi ra ngoài. Chính vì vậy, hầu hết các trường hợp được điều trị là

cắm lại răng muộn, khi thời gian khô ngoài HOR lớn hơn 60 phút, dây chằng
quanh răng (DCQR) hoại tử hết.
Quá trình liền thương sau cắm lại răng trên người hầu hết chỉ được theo
dõi qua lâm sàng và xquang. Do hạn chế về mặt đạo đức nên việc theo dõi vi
thể quá trình liền thương sau cắm lại răng trên người gần như không được
thực hiện. Chính vì vậy, việc nghiên cứu trên thực nghiệm là giải pháp tối ưu
để hiểu biết về vi thể quá trình liền thương sau cắm lại răng.
8
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về vi thể quá trình liền thương
sau cắm lại răng trên thực nghiệm. Song hiện tại ở Việt Nam chưa có một
nghiên cứu nào về vi thể quá trình liền thương sau cắm lại răng trên thực
nghiệm. Xuất phát từ tình hình thực tế ở Việt Nam hầu hết các trường hợp
chấn thương bật răng khỏi huyệt ổ răng đến phòng khám cấp cứu đều đã có
thời gian khô nằm ngoài HOR lớn hơn 60 phút [3],[4], [5], vì vậy nha sĩ cần
hiểu biết sâu sắc về quá trình liền thương sau cắm lại răng và có được phương
pháp điều trị cắm lại răng muộn thành công để giải quyết được thực trạng
răng bật ra khỏi huyệt ổ răng nhưng đến phòng khám cấp cứu muộn như ở
nước ta. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Mô tả quá trình lành
thương sau cắm lại răng muộn trên thực nghiệm” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả đại thể quá trình lành thương sau cắm lại răng muộn trên thỏ
2. Mô tả vi thể quá trình lành thương sau cắm lại răng muộn trên
thỏ
9
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Chấn thương bật răng ra khỏi huyệt ổ răng
1.1.1. Định nghĩa
Chấn thương bật răng khỏi huyệt ổ răng được định nghĩa là tình trạng
sau chấn thương: răng bật hoàn toàn ra khỏi huyệt ổ răng, huyệt ổ răng trống
rỗng [6]

Hình 1.1. Chấn thương bật răng khỏi huyệt ổ răng [6]
1.1.2. Dịch tễ chấn thương bật răng khỏi huyệt ổ răng
Chấn thương bật răng khỏi huyệt ổ răng tỷ lệ gặp dao động từ 0,5% -
16% trong các chấn thương răng tùy theo nghiên cứu. Tỷ lệ này thay đổi vì
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nghiên cứu được tiến hành trong hay ngoài
giờ hành chính hay cả hai? Địa điểm nghiên cứu? vùng lãnh thổ nghiên cứu?
York và cộng sự nghiên cứu trên 72 trẻ chấn thương răng thấy 3% các trường
hợp răng bị rơi ra ngoài [7]. Ngược lại, Andreasen năm 1970 nghiên cứu trên
1298 trẻ bị chấn thương răng thấy có tới 16% răng bị rơi [8]. Ông giải thích
những trường hợp lâm sàng này gặp ở bệnh viện, bị chấn thương nặng thì
10
bệnh nhân mới đến viện nên tỷ lệ này cao. Martin và cộng sự cũng đưa ra tỷ
lệ 13% khi nghiên cứu ở bệnh viện [9]. Davis và Knott nghiên cứu 313 trường
hợp trong giờ hành chính gặp 5,2% răng rơi ra ngoài[10]. Liew và Daly
nghiên cứu những bệnh nhân được điều trị chấn thương răng ngoài giờ hành
chính gặp 11,2% trường hợp răng bị rơi ra ngoài và kết luận: Tỷ lệ gặp ngoài
giờ hành chính cao hơn [11]
Sự khác biệt về tỷ lệ của răng rơi ra ngoài ở trên phụ thuộc nhiều yếu tố
như: các tiêu chuẩn ghi chép, nghiên cứu hồi cứu hay tiến cứu. Sự có sẵn của dữ
liệu. Như đã được nhắc đến, khả năng đa dạng cũng có thể tồn tại cho yếu tố
trong giờ hay ngoài giờ hành chính, nghiên cứu ở bệnh viện hay phòng khám.
Tất cả các tác giả đều nhận thấy: Chấn thương chủ yếu gặp ở nam. Tỷ
lệ nam/nữ = 2,4:1. Chấn thương gặp chủ yếu ở răng cửa hàm trên, trong đó
tập trung chủ yếu ở hai răng cửa giữa. Hàm trên/ hàm dưới = 10:1, tỷ lệ gặp
hai răng cửa giữa trên lớn hơn một [12],[13],[14].
Andreasen cho rằng răng rơi ra ngoài thường gặp ở một răng, nhưng
những trường hợp gặp nhiều răng cũng có thể xảy ra [1].
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Phú Thắng, tỷ lệ răng rơi ra
ngoài do chấn thương chiếm 5,6% các trường hợp chấn thương răng [4].
1.2. Quá trình liền thương sau cắm lại răng

1.2.1. Sinh lý liền thương:Gồm 3 giai đoạn
1.2.1.1. Giai đoạn viêm
Giai đoạn này bắt đầu ngay sau khi chấn thương và cơ thể đã ngừng
mất máu bằng cách làm đông máu, ngay sau khi làm đông máu, lập tức dịch
huyết tương, các tế bào máu và kháng thể đến tập trung tại vết thương gây
sưng, đau, sốt và đỏ xung quanh vị trí vết thương. Bạch cầu trung tính và đại
thực bào cũng tập trung đến vùng bị thương để làm sạch các vi khuẩn và
chuẩn bị chữa lành vết thương. Giai đoạn này kéo dài từ 2 – 4 ngày sau khi
11
chấn thương. Các cùng bị chấn thương sẽ sưng, đau vì viêm, hầu hết đau giảm
dần tự nhiên khi quá trình viêm giảm.
1.2.1.2.Giai đoạn tăng sinh
Bắt đầu ngay sau khi giai đoạn viêm kết thúc. Quá trình viêm làm lõm
vùng bị thương, nên phải có quá trình tăng sinh bù đắp vùng bị lõm đó. Các
nguyên bào sợi bắt đầu tập trung ở vết thương vào ngày thứ ba sau chấn
thương. Mô hạt bắt đầu nhìn thấy trong các vết thương vào cuối tuần đầu tiên,
mô này sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi vết thương lành hẳn. Mô hạt thường
màu đỏ tươi, mềm mại khi chạm vào và bề mặt gập ghềnh. Quá trình tăng
sinh bắt đầu từ đáy vết thương lên trên. Quá trình tăng sinh kết thúc khoảng
40 ngày sau chấn thương.
1.2.1.3. Giai đoạn tu sửa
Diễn ra vào cuối giai đoạn tăng sinh. Bắt đầu từ tuần thứ sáu và có thể
kéo dài đến một năm. Đó là quá trình tu sửa của các sợi collagen, các dây thần
kinh được tái phát triển và các mô được sắp xếp lại. Hoạt động tu sửa diễn ra
lâu sau khi vết thương đã lành trên bề mặt.
1.2.2. Quá trình liền thương vi thể sau cắm lại răng
1.2.2.1. Sự liền thương của dây chằng quanh răng [16]
Sự liền thương của dây chằng nha chu sau cắm lại răng có hai hình thức
đó là bám dính mới và tái bám dính.
 Tái bám dính

Tái bám dính được định nghĩa là “Sự tái hợp nhất của mô liên kết và bề
mặt chân răng sau khi bị chia cắt do rạch đứt hoặc do chấn thương” [18]. Đây
là sự lành thương lý tưởng nhất của dây chằng quanh răng, diễn ra khi răng bị
bật ra hoặc răng cấy chuyển được cắm trở lại vào huyệt ổ răng ngay lập tức.
12
DCQR có trong huyệt ổ răng
và răng bị bật ra
Tái bám dính giữa DCQR ở
bề mặt chân răng và huyệt ổ
răng
Sau khi lành thương
Hình 1.2: Tái bám dính của dây chằng quanh răng [16]
Hình 1.3. Hình ảnh mô học hai tuần sau cắm lại răng
Nguyên bào xê măng có mặt trên bề mặt chân răng và sợi DCQR chạy song song từ bề mặt
chân răng đến xương ổ răng với những nguyên bào sợi liên kết. Có sự ghép lại xương mới
trên thành xương ổ răng [17]
13
 Bám dính mới
Thí nghiệm lấy bỏ 1 phần
DCQR, 1 phần XOR
Trong quá trình lành thương,
DCQR từ ngoại vi xâm lấn vào
khoảng trống trong ngà răng
Sau khi lành thương. DCQR
tái sinh trong khi xê măng
xâm lấn vào khoảng trống
Hình 1.4: Bám dính mới dây chằng quanh răng[16]
Bám dính mới là: “Sự tái tạo và bám dính của dây chằng quanh răng vào
bề mặt chân răng đã bị mất dây chằng do bệnh lý hoặc do cơ học”. Bám dính
mới phát triển từ màng nha chu tái sinh cùng với sự lắng đọng của cement.

Như vậy, thành công của cắm lại răng phụ thuộc chủ yếu vào sự sống
của dây chằng quanh răng. Bảo tồn sự sống của dây chằng quanh răng ở môi
trường ngoài miệng là rất cần thiết để thành công khi cắm lại răng bị bật khỏi
huyệt ổ răng.
1.2.2.2. Tiêu chân răng
Tiêu chân răng xuất hiện khi dây chằng quanh răng cắm lại bị mất một
phần hoặc toàn bộ [16]. Tiêu chân răng được chia ra làm 3 loại: tiêu bề mặt,
tiêu thay thế và tiêu do viêm.
Tiêu bề mặt Tiêu viêm Tiêu thay thế
Hình 1.5: Các hình thái tiêu chân răng [16]
14
 Tiêu bề mặt
Tiêu bề mặt được giới hạn đến
cement và sửa chữa xảy ra trong
suốt quá trình sửa chữa và tái bám
dính. Khi nguyên nhân kích thích
tiêu bề mặt (vi khuẩn) đã được lấy
bỏ thì tiêu bề mặt sẽ tự sửa chữa.
Nếu như vi khuẩn vẫn không được
lấy đi thì tiêu bề mặt tiếp tục diễn ra
và dẫn đến tiêu thay thế hoặc tiêu
viêm
Hình 1.6. Hình ảnh mô học của tiêu bề
mặt.
(1) Ngà răng, (2) Mô liên kết (3) Hủy cốt
bào (H.E – X80) [17]
 Tiêu viêm
Ở những răng mà tủy hoại tử, khi
cement bị tiêu bởi tế bào hủy
xương ở vùng mà DCQR bị hoại

tử, ống ngà tiếp xúc với bên
ngoài. Sản phẩm hoại tử và vi
khuẩn từ khoang tủy sẽ tiếp xúc
với ống ngà và quá trình tiêu
viêm xảy ra. Chân răng tiếp tục
bị tiêu bởi tế bào hủy xương, mà
sự xuất hiện của nó làm quá trình
viêm lan rộng
Hình 1.7. Hình ảnh mô học của tiêu viêm
(1) Ngà răng, (2) Xương ổ răng (3) Vi khuẩn
và sản phẩm quá trình viêm xâm nhập ngà
răng (H.E – X80) [17]
Tốc độ của tiêu viêm bị ảnh hưởng bởi mức độ viêm nhiễm. Tuy nhiên,
nó diễn ra tương đối nhanh bất kể tuổi. Sự tiêu tiếp tục cho đến khi nguyên nhân
gây viêm nhiễm được loại bỏ điều mà có thể thực hiện bằng điều trị tủy. Sau
điều trị tủy, bám dính mới sẽ xảy ra nếu tế bào màng nha chu xâm lấn được vào
vùng viêm. Tuy nhiên, trong những trường hợp mà vùng tiêu lớn khi hoạt động
thực bào xảy ra thì tiêu viêm có thể chuyển thành tiêu thay thế.
3
1
2
1
3
2
15
 Tiêu thay thế
Tiêu chân răng thay thế xuất hiện khi răng cắm lại bị mất quá nhiều tổ
chức dây chằng quanh răng sống, chủ yếu liên quan đến thời gian răng nằm
ngoài huyệt ổ răng khô kéo dài hơn 60 phút mà không được bảo quản trong dung
dịch phù hợp [16]. Cơ chế của tiêu thay thế là quá trình sửa chữa cùng với mô

cứng. Nói một cách khác, nó là sự xảy ra đồng thời của hai hiện tượng: chân
răng bị tiêu bởi hủy cốt bào và sự lắng đọng của xương bởi các tạo cốt bào.
Hình 1.8: Hình ảnh mô học
tiêu thay thế
(1) Ngà răng, (2) Mô liên kết
thay thế dần ngà răng
(HE – X80)[17]
Hình 1.9: Hình ảnh tiêu thay thế trên
kính hiển vi điện tử:
(1) Mô liên kết bao gồm nhiều tế bào hủy
xương [17]
Tốc độ tiêu chân răng tương ứng với tốc độ tạo xương (nhanh ở người trẻ
và chậm ở người trưởng thành) hầu như 50% của tiêu thay thế xảy ra trong một
năm ở trẻ em (trước tuổi dậy thì), trong khi đó chỉ có 2% ở người trưởng thành.
Tuổi có ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ thành công của cắm lại răng muộn [7].
 Dính khớp
Dính khớp là một phản ứng bệnh lý của lớp cement hoặc ngà răng của
chân răng đối với xương ổ răng. Là hiện tượng mà xương hàm và răng dính
liền với nhau, không còn khe DCQR cũng như lá cứng của răng. Dính khớp
và tiêu thay thế là nguyên nhân chính khiến cho tỉ lệ sống sau 5 năm của răng
bị chấn thương thấp. Phát hiện dính khớp phụ thuộc vào dấu hiệu lâm sàng và
1
2
1
16
xquang. Chẩn đoán lâm sàng của dính khớp dựa trên đánh giá âm thanh khi
gõ răng và tính di động của răng. [18]
Dính khớp phổ biến nhất ở những răng cắm lại muộn (sau 60 phút)
hoặc những răng bị chấn thương xương ổ răng nghiêm trọng. Một vài nghiên
cứu cho thấy, xác suất dính khớp xảy ra ở những răng cắm lại muộn là gần tới

100%, tăng theo thời gian răng nằm ngoài huyệt ổ răng [19], [20], [21]
Hình 1.10. Hình ảnh mô học dính khớp trên mẫu cắm lại răng muộn
(a) Vùng bình thường, (b) Vùng tiêu cùng với dính khớp, (c) Vùng tiêu mà không có dính
khớp. (H.E X110). [18]
1.2.2.3. Liền thương của tủy răng và tiếp tục hình thành chân răng [16]
Với răng chưa trưởng thành, sự liền thương của tủy và sự phát triển tiếp
tục của chân răng vẫn có thể xảy ra sau cắm lại răng. Trong trường hợp này,
lỗ chóp vẫn còn mở rộng tạo điều kiện cho mạch máu kết hợp với tế bào gần
giống tủy (bên trong vỏ biểu mô bao Hertwig) xâm lấn vào răng sẽ kích thích
tiếp tục hình thành chân răng. Quá trình phát triển diễn ra khoảng 0,5 mm mỗi
ngày và khoang tủy được lấp đầy bằng mô cứng khoảng vài tháng sau cắm lại
răng. Tuy nhiên, sự tái sinh của mô tủy hiếm khi được về chức năng như ban
đầu và ống tủy sẽ nhanh chóng bị xóa sổ và lắng đọng mô cứng. Thử nghiệm
tủy bằng điện trong giai đoạn này có thể có đáp ứng, nhưng sau đó sẽ không
còn đáp ứng nữa. Hầu hết những trường hợp mà vỏ bao biểu mô Hertwig ở
vùng chóp còn sống thì chân răng có thể tiếp tục phát triển sau cắm lại răng.
17
Răng bị bật ra chưa đóng kín
chóp, tủy bị thiếu máu tạm thời.
Cắm lại răng ngay lập tức, mao
mạch tái sinh và xâm nhập vào
ống tủy từ chóp răng
Sau khi lành thương. mô tủy
bị canxi hóa nhanh chóng,
ống tủy trở nên bít đặc
Hình 1.11: Quá trình liền thương của tủy răng [16]
1.3. Các nghiên cứu cắm lại răng trên thực nghiệm
1.3.1 Đối tượng thực nghiệm
 Tại sao động vật được sử dụng trong nghiên cứu?
Hiện nay việc nghiên cứu trên cơ thể con người còn rất hạn chế. Đặc

biệt là nghiên cứu vi thể. Vì không phù hợp với đạo đức nghiên cứu do phải
nhổ răng để làm tiêu bản. Hơn nữa, để có đủ lượng bệnh nhân đáp ứng tiêu
chuẩn tiến hành nghiên cứu theo dõi trong một khoảng thời gian xác định
không phải là điều dễ dàng. Chính vì vậy, động vật chính là sự lựa chọn để
nghiên cứu. Có lý do để tin rằng nghiên cứu trên động vật sẽ giúp khám phá ra
cách để giúp con người và các loài động vật khác trong tương lai. Vắc xin bại
liệt và viêm gan B đã được phát triển thông qua các thí nghiệm trên động vật.
Các thủ thuật y tế như đo huyết áp, máy điều hòa nhịp tim, điện tim đã được
hoàn thiện trên động vật trước khi được thử trên con người. Các kỹ thuật phẫu
thuật đã được tiến hành trên động vật. Dựa trên những kết quả trên thực
nghiệm, ta có thể suy xét nên hay không nên thực hiện.
18
 Một số động vật được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm
Khi chọn động vật để tiến hành nghiên cứu cần đảm bảo một số yếu tố sau:
 Hình thái học và mô học có sự tương đồng với răng người
 Kích thước của răng và buồng tủy đủ lớn để có thể sửa soạn ống tủy
 Dễ tiếp cận với răng thử nghiệm để sử dụng các dụng cụ và kĩ thuật trong phẫu
thuật cắm lại răng.
 Kích thước và trọng lượng của động vật thí nghiệm thuận tiện cho việc tiến
hành thí nghiệm và nơi nuôi dưỡng
 Chi phí mua và nuôi dưỡng động vật không nên quá cao
Trong nghiên cứu thực nghiệm về lĩnh vực nha khoa các loài động vật
thường được sử dụng là: Khỉ, chó, thỏ, chuột.
Khỉ: Có các đặc điểm của răng giống người nhất, từ tủy cho đến dây
chằng quanh răng, xương và mô mềm. Về hình thái học, mô học và đáp ứng
của mô răng rất giống với con người nên rất phù hợp cho nghiên cứu thực
nghiệm. Tuy nhiên khỉ là động vật linh trưởng, gần gũi với người về mặt di
truyền, trong các nghiên cứu thực nghiệm trước cho thấy khỉ có những đáp
ứng về sự đau đớn giống con người, nên xét về khía cạnh đạo đức nghiên cứu,
không nên sử dụng khỉ làm động vật thí nghiệm [22]. Ngoài ra, chi phí để

mua và nuôi dưỡng khỉ là rất tốn kém.
Chó: Răng của chó được sử dụng trong nghiên cứu nhiều hơn so với
thỏ và chuột do cũng có nhiều đặc điểm tương đồng với răng người. Tuy
nhiên, chó là loài động vật gần gũi với con người, được con người yêu quý
nên ngày nay người ta hạn chế việc sử dụng chó làm động vật thí nghiệm.
Hơn nữa, chi phí mua, nuôi dưỡng và nơi ở cho chó là khá tốn kém. Ngoài ra,
với địa điểm nghiên cứu là bộ môn Mô Phôi – Đại học Y Hà Nội cũng không
thuận tiện cho việc tiến hành nghiên cứu trên chó [22].
19
Chuột: Tủy răng chuột có thể sử dụng nghiên cứu quá trình liền thương
của tủy. Tuy nhiên sự giới hạn về chiều dài của tủy răng chuột rất khó để so
sánh với tủy của người. Răng chuột nhỏ, nên việc tiến hành nhổ răng và cắm
lại răng cũng như theo dõi tương đối khó [22].
Thỏ: Có răng cửa hàm trên và hàm dưới to gần giống răng người, có vị trí
dễ dàng cho các thao tác, cách li dễ. Thỏ là động vật hiền lành, ngoan ngoãn nên
dễ dàng cho việc quan sát theo dõi. Thỏ có chu kì sống ngắn, nên không cần theo
dõi lâu dài [22]. Ngoài ra, thỏ dễ mua, dễ nuôi phù hợp với điều kiện cơ sở vật
chất của địa điểm nghiên cứu. Vì những lí do trên, nên chúng tôi chọn thỏ để tiến
hành nghiên cứu cắm lại răng muộn là khá phù hợp.
1.3.2. Giải phẫu răng thỏ
- Thỏ có 2 loại bộ răng (răng sữa và răng vĩnh viễn). Bộ răng sữa 16
răng, Răng vĩnh viễn 28 răng. Răng thỏ có thân răng giải phẫu dài và không
có chân răng thực sự. Những răng này dài ra liên tục và duy trì cuống răng
mở. Răng liên tục bị mài mòn, 2 -3mm/tuần. Buồng tủy kéo dài ¾ thân răng,
hình nón [23].
- Thỏ có 6 răng cửa. 4 răng của hàm trên, trong đó gồm 2 răng chính và
2 răng phụ nhỏ mọc ở phía trong của 2 răng chính. Răng cửa hàm trên có thể
mọc theo chiều ngang hoặc cuộn tròn vào bên trong khoang miệng, trong khi
răng cửa hàm dưới nhô ra phía ngoài.
- Chiều dài trung bình thân răng của các răng hàm hàm dưới là từ 2,5-

4mm, răng của hàm trên 6,1 ±0,6 mm, răng cửa hàm dưới 6,4 ± 0,9mm. Chiều
dài toàn răng cửa 22,3± 0,4mm, răng cửa hàm dưới 22,5± 0,6mm [23]
- Độ sâu túi nha chu của các răng cửa hàm trên là 2,2 ± 0,4mm, răng
cửa hàm dưới là 5,1±0,6mm. [23]
20
Hình 1.12. Răng thỏ
[Nguồn: Internet]
Hình 1.13. Xquang răng thỏ
[Nguồn: Internet]
1.3.3. Một số nghiên cứu cắm lại răng trên thực nghiệm
Nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên được Andreasen JO tiến hành trên khỉ
năm 1975 về ảnh hưởng của nẹp đối với liền thương dây chằng quanh răng
sau khi cắm lại răng ở khỉ. Kết quả: Trong tất cả các răng được cắm lại sau
120 phút thì sự dính khớp không phụ thuộc vào phương pháp nẹp. Trong
nhóm cắm lại răng sớm, tần số và mức độ tiêu thay thế thấp hơn đáng kể
trong các răng không nẹp so với răng được nẹp. Kết luận rằng nẹp không cải
thiện được sự lành thương của dây chằng nha chu sau cắm lại răng ở khỉ và
dường như gây ảnh hưởng có hại đến tiến trình lành thương của dây chằng
nha chu đối với những răng được cắm lại sớm. [24]
Năm 1978, Carlos Nasjleti nghiên cứu cắm lại răng trên 10 con khỉ mà
không điều trị nội nha. Kết quả: Nhóm mà cắm lại răng không điều trị nội nha
có biến chứng tiêu chân răng và dính khớp trong khi nhóm có nội nha thì
không [25]
Năm 1980 Andreason JO tiếp tục nghiên cứu về sự liền thương của
dây chằng quanh răng và hoạt động tiêu chân răng sau khi cắm lại răng ở răng
khỉ. Kết quả: Tiêu bề mặt xuất hiện đầu tiên sau một tuần và rõ hơn sau 2
21
tuần, tăng ở tuần 4 và tuần 8. Tiêu viêm xuất hiện đầu tiên sau 1 tuần và
nhanh chóng lan rộng. Tiêu thay thế xuất hiện đầu tiên sau 2 tuần. Nhóm cắm
lại muộn cho thấy tiêu thay thế và tiêu viêm nhiều hơn so với nhóm cắm lại

ngay [26]
Năm 1984 Bjorn Klinge nghiên cứu về liền thương sau cắm lại răng muộn
trên chó. Kết quả: Nhóm 1 cắm lại ngay cho thấy sự tái sinh hoàn chỉnh của dây
chằng nha chu và ngược lại, một tỷ lệ cao của dính khớp, tiêu viêm và tiêu bề
mặt của nhóm 2 để khô ngoài huyệt ổ răng 45 phút mới cắm lại [27]
Năm 1992 Martin Trope nghiên cứu trên chó về sự ảnh hưởng của việc
điều trị nội nha đến sự lành thương của dây chằng quanh răng và sự tiêu chân
răng sau cắm lại răng trên chó. Kết quả: Nhóm 1 cắm lại răng ngay thấy sự
sửa chữa bề mặt trong tất cả các răng, nhóm 2 được điều trị nội nha ngay lập
tức và nhóm 3 điều trị nội nha sau 1 tuần thì sự sửa chữa bề mặt kém hơn
nhóm 1, nhóm 4 không được điều trị nội nha thì không thấy có sự sửa chữa bề
mặt [28].
Năm 2000 Yanpiset K, Trope M nghiên cứu về sự tái lập mạch máu
trong răng chó sau khi cắm lại răng. Kết quả: Sự xuất hiện của tái lập mạch
máu theo nhóm điều trị là 29,4% , 60%, 60%, 36,8% ở nhóm 1, 2, 3 và 4
tương ứng. Ngâm răng trong doxycycline 5 phút tăng đáng kể tỷ lệ tái lập
mạch máu [29].
Năm 2006 André Dotto Sottovia tiến hành nghiên cứu trên 24 con
chuột. Kết quả cho thấy: Việc lấy bỏ dây chằng nha chu bằng cách cạo sạch
với dung dịch hyphochlorite không ảnh hưởng đến quá trình tiêu chân răng.
Và nhóm lấy bỏ dây chằng nha chu với dung dịch nước muối sinh lý hay dung
dịch fluoride cho kết quả tỷ lệ tiêu chân răng như nhau [30].
22
Năm 2008 Ma´rcia Regina Negri nghiên cứu trên chuột, phân tích quá
trình liền thương của răng cắm lại muộn sau khi đã điều trị nội nha với
canxihydroxid, Sealapex và Endofill . Kết quả: Tiêu thay thế, tiêu viêm và
dính khớp đã quan sát được ở trong tất cả các nhóm. Mặc dù sự xuất hiện của
tiêu viêm ít gặp hơn trong nhóm 1, không có sự khác biệt đáng kể giữa các
nhóm [31].
Năm 2009 Camila Benez Ricieri nghiên cứu về quá trình lành thương

của những con chuột mắc bệnh tiểu đường được cắm lại răng sau khi bảo
quản trong sữa. Kết quả: Các mô liên kết tiếp giáp với bề mặt chân răng ít
được tái sinh trong các con chuột mắc bệnh tiểu đường hơn so với 2 nhóm
còn lại. Không có sự khác biệt đáng kể về tiêu thay thế và tiêu viêm giữa các
nhóm [32].
Năm 2011 Saito CT nghiên cứu ảnh hưởng của điều trị bằng laser ở
mức độ thấp đối với quá trình lành thương sau khi cắm lại răng trên chuột,
phân tích mô học và miễn dịch. Kết quả: Tiêu viêm và tiêu thay thế quan sát
được ở tất cả các nhóm. Dính khớp thường gặp hơn trong cắm lại muộn sau
30 phút. Xử lý chân răng và xương ổ răng với điều trị laser ở mức độ thấp
không cải thiện được quá trình liền thương sau cắm lại răng ngay và cắm lại
răng muộn ở chuột [33].
23
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
12 con thỏ đực, khỏe mạnh, giống thỏ Newzealand, khoảng 2 tháng
tuổi, cân nặng từ 1,8 – 2kg, nguồn gốc từ trung tâm giống dê và thỏ Sơn Tây
– Hà Nội.
Thỏ được sống trong môi trường với 12 giờ sáng/ 12 giờ tối. Nhiệt độ 22
0
C
± 3
0
C
- Địa điểm:
 Bộ môn Mô Phôi – Đại học Y Hà Nội
 Viên 69 – Bộ Tư lệnh Lăng
 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Đại học Y Hà Nội
- Thời gian: Từ tháng 11/2012 đến tháng 4/2013

Hình 2.1. Thỏ nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực nghiệm trên thỏ nhằm xác định những bằng chứng
liền thương về mặt mô học của những răng được cắm lại muộn khi dây chằng
quanh răng đã bị hoại tử.
2.2.1. Chuẩn bị dụng cụ
24
 Dụng cụ và vật liệu phẫu thuật cắm lại răng thỏ
- Bộ khám: khay, gắp, gương, thám trâm.
- Dụng cụ nhổ răng: Bơm tiêm, thuốc tê, kim tiêm. Bẩy, kìm nhổ răng,
banh miệng.
- Dụng cụ, vật liệu chữa tủy: Hộp file điều trị tủy, canxihydroxide,
lentulo, cây lèn
- Dụng cụ và vật liệu cố định răng: etching, bond, composite, dây cố
định, đèn quang trùng hợp.
- Găng tay, khẩu trang, mũ, toan, bông, gạc
 Dụng cụ và vật liệu trong phòng thí nghiệm
- Kính hiển vi quang học
- Lọ thủy tinh nút mài đựng hóa chất, cốc thủy tinh
- Panh dài, ngắn, dao, kẹp phẫu tích, lam kính, lamen (lá kính mỏng)
giá cắm tiêu bản, giá nhuộm Inox
- Máy cắt lát mỏng Thermo HM 315
 Hóa chất
- Thuốc gây mê thỏ Ketamine Chlohydrate
- Nước muối sinh lý, thuốc kháng sinh Penicilin benzathine G 40,000UI
- Cồn 70
0
, 80
0
, 90

0
, 96
0
, 100
0
I, 100
0
II, 100
0
III
- Dung dịch vừa cố định vừa khử khoáng a xít Tricloacetic
- Thuốc nhuộm màu Hematoxylin – Eosin (HE)
25

×