Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

đánh giá hiệu quả của đai bụng trên dung tích sống thở mạnh fvc của bệnh nhân liệt tủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.14 KB, 47 trang )

B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
***
Lấ VN KHNH
Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đai bụng
trong phục hồi chức năng hô hấptrên bệnh nhân
chấn thơng cột sống có liệt tủy
KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
Khúa 2007 2013
H Ni 2013
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
***
Lấ VN KHNH
Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng đai bụng
trong phục hồi chức năng hô hấptrên bệnh nhân
chấn thơng cột sống có liệt tủy
KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
Khúa 2007 2013
Ngi hng dn:
TS.BS. Nguyn Th Kim Liờn
H Ni 2013
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, cùng toàn thể các
thầy cô giáo đã trang bị cho tôi những kiến thức về mặt lý luận và thực tế để
tôi hoàn thành bài luận văn của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.BS.Nguyễn Thị Kim Liên đã
nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo và y bác sỹ, điều
dưỡng khoa Phục hồi chức năng bệnh viên Bạch Mai đã tạo mọi điều kiện


thuận lợi trong quá trình tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ởn tới gia đình, bạn bè, đã giúp đỡ tôi về
mặt vất chất, và hơn cả là về mặt tinh thần để tôi có thêm động lực học tập và
nghiên cứu để tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Lê Văn Khánh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong nghiên cứu là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình nào khác.

Sinh viên
Lê Văn Khánh
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNHH : Chức năng hô hấp.
CTCS : Chấn thương cột sống
PHCN : Phục hồi chức năng
MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổn thương tủy sống là tình trạng bệnh lý gây giảm hoặc mất vận động
tứ chi hoặc hai chi dưới kèm theo mất các rồi loạn khác như: cảm giác, hô
hấp, bàng quang, đường ruột, dinh dưỡng …do nhiều nguyên nhân khác
nhau.Trong số các nguyên nhân gây tổn thương tủy sống thì chấn thương cột

sống là hay gặp nhất.
Theo thống kê số liệu hàng năm trên thế giới thì tỷ lệ tổn thương tủy
sống có xu hướng ngày càng tăng. Nạn nhân phần lớn là nam giới trong độ
tuổi lao động.Năm 2004 tại Hoa Kỳ,tỷ lệ mới mắc là 11.000 người, tỷ lệ hiện
mắc là 250.000 người, trong đó nam giới chiếm 80%, nữ 20%, độ tuổi trung
bình là 31,2 tuổi.Đặc biệt trong độ tuổi lao động 16-59 chiếm 60 % [
14
].Điều
này đã ảnh hưởng tới 1 phần dân số tủy nhỏ nhưng vô cùng quan trọng của
Hoa Kỳ, hàng năm phải chi trả hàng trăm triệu USD cho việc điều trị nhưng
bệnh nhân này [
15
], ở Pháp có khoảng 1000 trường hợp mắc mới mỗi năm,
trong đó tỷ lệ nam giới gấp từ 2-3 lần so với nữ giới [
16
].
Tại Việt Nam từ năm 2000 đến 2005 mỗi năm trung tâm Phục Hồi Chức
Năng bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận và điều trị khoảng 50 bệnh nhân bị tổn
thương tủy sống trong đó tổng thương tủy sống cổ chiếm 42,4 % [
1
].
Hô hấp là một hoạt động đảm bảo chức năng sống của cơ thể. Biến về
chứng hô hấp là nguyên nhân chính gây tử vong sau chấn thương tủy sống.Các
biến chứng về hô hấp phụ thuộc vào vị trí tổn thương tủy sống, trong đó tổn
thương tủy sống cổ gây ảnh hưởng nhiều nhất.Tất cả vấn đề vể hô hấp đều cản
trở bệnh nhân có 1 cuộc sống bình thường. Nếu ít nghiêm trọng thì bệnh nhân
chỉ bị phiền toái trong các hoạt động gắng sức. Dần dần, các vấn đề sẽ trở nên
nặng nề hơn. Vì vậy việc phục hồi chức năng hô hấp sớm cho những bệnh nhân
tổn thương tủy sống là hết sức quan trọng và cần thiết.
10

Trong phục hồi chức năng bệnh nhân liệt tủy, ngoài việc đánh giá sự ảnh
hưởng của tổn thương tủy sống tới chức năng hô hấp, đo chức năng thông khí
phổi cho phép đánh giá lợi ích và hưu hiệu của các phương pháp PHCN tới
khả năng hô hấp. Từ đó chọn lựa các kỹ thuật phục hồi chức năng, vật lý trị
liệu thích hợp sao cho có hiệu quả với bệnh nhân. Điều này rất quan trọng vì
đánh giá bằng cảm nhận chủ quan sẽ không được thuyết phục và chính xác
bằng đo chức năng thông khí phổi [
2
].
Có rất nhiều kỹ thuật cũng như phương pháp phục hồi chức năng hô hấp
cho bệnh nhân tổn thương tủy sống, phương pháp sử dụng đai bụng (AB) ít
tốn kém và theo nhận xét chủ quan thì đem lại hiệu quả tốt đó. Đai bụng được
sử dụng trong phòng khám để điều trị người SCL, VC,FVC được giảm ở
những người liệt tủy khoảng 50-60% giá trị tham khảo [
17
], [18]. Và hiệu ứng
của đai bụng (AB) giúp tăng FVC [
19
], [22], [25] và giảm làm dung tích khí
cặn chức năng FRC [
20
], [21], [22], [23]. Nhưng như đã nói đó là nhận xét
chủ quan vì việc việc tiến hành nghiên cứu dựa vào đo chức năng thông khí
phổi để làm rõ tầm ảnh hưởng cũng như hiệu quả của việc sử dụng đai ngực
là cần thiết.
Tuy nhiên ở Việt Nam cho đến nay có rất ít tài liệu về vấn đề này, chính
vì thế chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả của việc
sử dụng đai bụng trong phục hồi chức năng hô hấp trên bệnh nhân chấn
thương cột sống có liệt tủy” với mục tiêu:
1. Đánh giá chức năng hô hấp của bệnh nhân liệt tủy

2. Đánh giá hiệu quả của đai bụng trên dung tích sống thở mạnh
FVC của bệnh nhân liệt tủy
11
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN

1.1. Sơ lược về giải phẫu chức năng cột sống [
13
]
1.1.1. Cột sống
Cột sống là cột trụ chính của thân người, đi từ mặt dưới xương chẩm đến
hết xương cụt. Cột sống có 33-35 đốt sống, được chia thành 4 đoạn từ trên
xuống dưới: đoạn cổ có 7 đốt, đoạn ngực có 12 đốt, đoạn thắt lưng có 5 đốt,
đoạn cùng có 5 đốt tạo thành xương cùng, đoạn cụt có 4-6 đốt cuối cùng dính
với nhau thành xương cụt. Mỗi đoạn có một chiều cong và các đặc điểm riêng
thích nghi với chức năng đứng thẳng cũng như hoạt động của thân người.
1.1.1.1. Các đốt sống cổ.
Các đốt sống cổ đặc biệt hơn so với các đốt sống khác là ở gain gang
có lỗ nhỏ cho động mạch ống sống đi đến não (lỗ ngang). Một đốt sống cổ lại
có thêm các đặc điểm riêng:
Cấu tọa đặc biệt của các đốt sống cổ cho phép quay đầu sang 2 bên,
cúi, ngửa, nghiêng đầu sang trái, phải.
1.1.1.2. Các đốt sống ngực.
Các đốt sống ngực có diện sườn ngang trên mỏm ngang để tiếp khớp với
củ sườn và các diện sườn trên và diện sườn dưới trên thân đốt để tiếp khớp
với hỏm sườn. Các đốt sống ngực từ T1-T10 nối với các xương sườn tạo
thành lồng ngực, hai đốt sống T11 và T12 nối với hai xương sườn cụt. Các đốt
sống ngực cử động hạn chế bởi xương sườn.
1.1.1.3 Các đốt sống thắt lưng.
Các đốt sống thắt lưng có cấu tạo to hơn do phải chịu phần lớn trọng lực

của cơ thể. Chúng không có lỗ ngang và không có các diện sườn. Tầm hoạt
động của cột sống thắt lưng rộng hơn, có thể cúi, ngủa, nghiêng và xoay.
12
1.1.1.4. Các đốt sống cùng.
Các đốt sống cùng dính chặt với nhau tạo thành một khối gọi là xương
cùng. Nó tiếp khớp ở trên với đốt sống thắt lưng 5, ở dưới với xương cụt và 2
bên với xương châu. Xương cùng hình tháp có 2 mặt (trước, sau), hai phần
bên, nền ở trên, đỉnh ở dưới, hai bên có các lỗ nhỏ cho dây thần kinh đi qua.
Cuối cùng là xương cụt.
1.1.2. Tủy sống.
Tủy sống là phần thần kinh trung ương nằm trong ống sống, ở trên liên
tiếp với hành não ngang mức với giữa đốt sống cổ 1, ở dưới tận hết 1 đầu hình
nón gọi là nón cùng, ngang mức đốt sống thắt lưng 2. Đầu nón có dây cùng,
hai bên nón cùng có các rễ dây thần kinh chụm lịa đi xuống 1 khoảng dài
trong ống tủy gọi là đuôi ngựa.
1.1.2.1. Hình thể ngoài.
Tủy gai có hình trụ dẹt, màu trắng xám, có 2 chỗ phình là phình cỗ tương
đương nguyên ủy đám rối thần kinh cánh tay và phình thắt lưng tương đương
với nguyên ủy đám rồi thần kinh thắt lưng- cùng. Có thể chia chiều dài tủy gai
làm 5 đoạn với 31 đôi dây thần kinh sống.
- Đoạn cổ tách ra 8 đôi dây thần kinh sống cổ
- Đoạn ngực tách ra 12 đôi dây thần kinh sống ngực.
- Đoạn thắt lưng tách ra 5 đôi dây thần kinh sống thắt lưng.
- Đoạn cùng tách ra 5 đôi dây thần kinh sống cùng.
- Đoạn cụt tách ra 1 đôi dây thần kinh sống cụt.
Các đôi dây thần kinh gai sống có cấu tạo gồm: rễ bụng chưa các sợi vận
động, rễ lưng chưa các sợi cảm giác. Hai rễ kết hợp lại với nhau thành dây
thần kinh gai sống, chui qua lỗ gian đốt sống để ra ngoài rồi chia 2 nghành
trước và sau. Ngành trước tọa thành các đám rối cổ, cánh tay, các dây thần
kinh liên sườn, đám rối thắt lưng và các đám rồi cùng. Ngành sau chi phối da

và cơ ở 2 bên cột sống.
13
1.1.2.2. Hình thể trong.
Trên thiết đồ cắt đứng cắt ngang qua tủy sống, tủy sống được cấu tạo bởi
chất xám ở trong và chất trắng bao bọc bên ngoài. Chính giữa chất xám là ống
trung tâm.
Chất xám hình chữ H gồm 3 sừng: trước, bên, sau. Sừng trước chứa thân
các noron vận động, sừng bên chứa thân các noron tử chủ, sừng sau chứa các
noron cảm giác.
Chất trắng được tạo bởi các sợi thần kinh được myelin hóa, các sợi này
tạo thành các bó đi lên và đi xuống.
1.1.2.3. Liên quan.
Tủy sống nằm trong ống sống chỉ chiếm 3/5 ống sống, giữa tủy sống và
ống sống có màng tủy, có tổ chức mỡ và tĩnh mạch. Ống sống thì cong nhưng
giữa tủy sống chạy theo theo đường thẳng nên có nhiều nơi tủy sống không
năm chính giữa ống sống.
Mỗi khúc của thân được chi phối bởi 1 đoạn tủy gai, tương đương với
mỗi đôi dây thần kinh gai sống của nó, đó chính là tính chất phân đoạn của
tủy gai. Khi thăm khám vị trí tổn thương vận động và cảm giác ta có thể suy
ra được đoạn tủy tổn thương. Khi biết vị trí tổn thương của tủy ta có thể biết
được vị trí tổn thương của cột sống.
Động mạch cấp máu cho tủy sống.
Tủy sống được nuôi dưỡng từ ba nguồn động mạch chính:
- Động mạch tủy trước: tách ra từ động mạch đốt sống, nuôi dưỡng 2/3
trước tủy.
- Hai động mạch tủy sau: nuôi dưỡng 1/3 sau tủy.
- Hệ thống động mạch rễ cấp máu cho phần ngoại vi chất trắng của tủy.
14
1.2. Các cơ có chức năng hô hấp và vùng tủy sống chi phối [
3

]
Ở mỗi vị trí, một cở chính chịu sự điều khiển của một phân đoạn thần
kinh, nhưng ngược lại một đoạn tủy sống thì chịu sự điều khiển của nhiều cơ
khác nhau
Bảng 1.1: Các cơ hô hấp và vùng tủy sống chi phối
Nhóm cơ Cơ Đốt tủy sống chi phối
Các cơ hít vào
Cơ ức đòm chũm C2 đến C4
Các cơ bậc thang C3 đến C8
Cơ thang C2 đến C4
Cơ hoành C3 đến C5
Các cơ trám C4 đến C5
Cơ răng cưa lớn C5 đến C7
Cơ ngực lớn C5 đến C8
Cơ lưng rộng C6 đến C8
Cơ liên sườn ngoài D2 đến D6
Các cơ thở ra Cơ liên sườn trong D6 đến D12
Các cơ bụng D8 đến D12
1.3. Tiến triển tổn thương tủy sống
1.3.1. Theo giải phẫu bệnh [
24
].
Có thể chia thành 3 giai đoạn theo tổn thương bệnh lý:
- Giai đoạn chảy máu và hoại tử: kéo dài 3 tuần/
- Giai đoạn tiêu tan và tổ chức hóa: kéo dài từ tuần thứ 3 đến 2 năm
- Giai đoạn thành sẹo và nang hóa: kéo dài trong nhiều năm
15
1.3.2 Theo lâm sàng.
1.3.2.1 Giai đoạn choáng tủy.
Choáng tủy là hậu quả của việc cắt đứt về mặt sinh lý hoặc giải phẩu của

tủy sống, là hiện tượng mất hoàn toàn tạm thời tất cả hoặc hầu hết các hoạt
động phản xạ tủy tại mức tổn thương và dưới mức tổn thương, thường xảy ra
sau tai nạn, biểu hiện lâm sàng như sau:
- Liệt mèm hoàn toàn dưới mức tổn thương.
- Mất hoàn toàn cảm giác nông và cảm giác sâu dưới mức tổn thương.
- Phản xạ gân xương mất hoàn toàn dưới mức tổn thương.
- Phản xạ da bàn chân không đáp ứng cả 2 bên.
- Đại tiểu tiện không tự chủ.
- Rối loạn dinh doãng (phù, loét…) xuất hiện sớm
Giai đoạn choáng tủy khó xác định vị trí, mức độ, tổn thương và tính
chất tổn thương, giai đoạn này có thể kéo dài từ vài giờ đến vài tuần, thậm chí
không hồi phục, thời gian trung bình từ hai đến bốn tuần.
1.3.2.2 Giai đoạn sau choáng tủy.
Giai đoạn choáng tủy kết thúc khi xuất hiện trở lại bất kỳ dấu hiệu thần
kinh nào (phản xạ, vận động, hoặc cảm giác) dưới mức tổn thương. Lúc này
bệnh cảnh lâm sàng sẽ rõ rệt tùy theo vị trí và mức tổn thương, với các hội
chứng rối loạn vận động (liệt tứ chi hoặc liệt 2 chi dưới, liệt cứng hoặc liệt
mềm, rối loạn cảm giác (nông, sâu, hoặc cả 2), rối loạn cơ tròn, rối loạn dinh
dưỡng, rối loạn thần kinh thực vật…
1.3. Phân loại theo thương tổn thần kinh [
4
]
1.3.1 Phân loại theo tổn thương tủy sống
1.3.1.1 Tổn thương tủy hoàn toàn:
Thuật ngữ này được sử dụng khi không có chức năng vận động hoặc
cảm giác ở đoạn tủy cùng thấp nhất.
16
1.3.1.2. Tổn thương tủy không hoàn toàn:
Nếu còn bảo toàn một phần chức năng cảm giác và / hoặc vận động dưới
mức thần kinh và bao gồm đoạn tủy cùng thấp nhất thì tổn thương được định

nghĩa là không hoàn toàn.
Cảm giác go tủy cùng bao gồm cảm giác ở nơi tiếp hợp da niêm mạc hậu
môn cũng như cảm giác hậu môn sâu. Kiểm tra chức năng vận động là sự hiện
diện của sự co cơ tự ý của cơ thắt hậu môn ngoài khi khám bằng ngón tay.
Một số hội chứng tổn thương tủy không hoàn toàn theo giải phẫu:
- Hội chứng tủy trung tâm: một tổn thương xảy ra chủ yếu ở vùng cổ còn
cảm giác tủy cùng và yếu chi trên hơn chi dưới.
- Hội chứng tủy bên: hay gọi là là chứng tủy cắt ngang, liệt và mất cảm
giác thụ thể bản thể (cảm giác sâu cùng bên), mất cảm giác đau và cảm giác
nhiệt bên đối diện.
- Hội chứng tủy trước: một tổn thương tạo ra mất chức năng vận động và
mất nhạy cảm đau và nhiệt trong khi vẫn giữ được chức thụ cảm bản thân.
- Hội chứng tủy sau: liệt vận động kèm theo mất chức năng cảm giác của
sừng sau tủy sống (hiếm gặp).
1.3.2. Phân loại mức độ tổn thương theo ASIA:
A= Hoàn toàn: không có chức năng vận động hoặc giảm cảm giác được
bảo tồn ở khoanh tủy cũng S4-S5.
B=Không hoàn toàn: chức năng cảm giác còn nhưng chức năng vận động
không còn bên dưới mức thần kinh và bao gồm các khoanh tủy cũng S4- S5.
C= Không hoàn toàn: chức năng vận động được bảo tồn bên dưới mức
thần kinh, và hơn phân nửa số cơ chính bên dưới mức thần kinh có điểm co
dưới 3 (0- 2 điểm
17
D= Không hoàn toàn: chức năng vận động được bảo tồn bên dưới mức
thần kinh, và ít nhất phân nữa số cơ chính bên dưới mức thần kinh có điểm cơ
lớn hơn hoặc bằng 3
E=Bình thường: chức năng vận động và cảm giác bình thương.
Lưu ý: để một bệnh nhân được hạng C hoặc D, người đó phải liệt không
hoàn toàn, nghĩa là chức năng vận động hoặc cảm giác ở các đoạn tủy cùng
S4-S5.Ngoài ra, bệnh nhân phải có hoặc co cơ thắt hậu môn tự ý hoặc vẫn còn

chức năng vận động hơn mức bên dưới mức vận động.
1.6. Sinh lý chức năng thông khí phổi [
5
]
Chức năng thông khí phổi giữ một vai trò quan trọng trong hoạt động
của bộ máy hô hấp. Chức năng thông khí phổi có nhiệm vụ đưa không khí
giàu oxy từ ngoài khí trời vào phế nang và đưa không khí phế nang có nhiều
CO2 ra ngoài cơ thể. Quá trình thông khí phổi còn được gọi là hoạt động cơ
học của hô hấp.
1.6.1. Động tác hít vào.
- Hít vào thông thường: là một động tác chủ động đòi hỏi tiêu tốn nhiều
năng lượng cho sự co của các cơ hô hấp. Các cơ hô hấp tham gia động tác hít
vào bao gồm: cơ hoành, cơ bậc thang, cơ răng to và cơ liên sườn ngoài.Khi cơ
hô hấp này co lại làm tăng kích thước lồng ngực lên cả 3 chiều, đó là chiều
thẳng đứng (trên dưới), chiều trước sau và chiều ngang(phải trái).
○ Tăng chiều đứng thẳng:
Khi cơ hoành co hai vòm hoành thẳng ra và hạ thấp xuống về phía
bụng, do đó làm cho kích thước theo chiều đứng thẳng của lồng ngực được
tăng lên. Cơ hoành hạ thấp 1 cm có thể làm thể tích lồng nực lên 250 cm3. Hít
vào bình thường cơ hoành hạ thấp 1,5 cm. Cơ hoành là một cơ hô hấp quan
trọng, khi liệt cơ hoành hô hấp bị rối loạn nghiêm trọng.

18
○ Tăng chiều trước sau và chiều ngang:
Ở tư thế nghỉ ngơi, các xương sườn chếch xuông dưới. Khi các cơ hít
vào co lại, xương sườn quay xung quanh 1 trục đi qua 2 điểm khớp đốt sống
với xương ức, làm cho xương sườn chuyển từ tư thế chếch xuông sang từ thế
nằm ngang hơn và đưa ra trước do đó tăng đường kính trước và đường kính
sau của lồng ngực.
Các cơ liên sươn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng

đường kính trước sau và đường kính ngang của lồng ngực. Động tác hít vào là
động tác tích cực vì được thực hiện nhờ năng lượng co cơ của cơ hoành và
các cơ hít vào khác.
Do kích thước của lồng ngực được tăng cả 3 chiều nên dung tích của
lồng ngực tăng lên, áp suất trong lồng ngực và trong phổi âm hơn giai đoạn
trước khi hít vào, tạo nên sự chênh lệch áp suất giữa môi trường bên ngoài và
phổi, không khí dịch chuyển từ bên ngoài môi trường vào phổi.
- Hít vào gắng sức: Nếu ta cố gắng hít vào hết sức thì có thêm 1 số cơ
nữa cũng tham gia vào động tác hít thở như cơ ức đòn chũm, cơ ngực, cơ
chéo, đó là những cơ hô hấp phụ. Vì vậy cần phải cố định đầu và tay để huy
động các cơ hô hấp phụ nên người hít vào gắng sức thương có thêm một tư
thế rất đặc biệt là cổ hơi ngửa, hai tay dang ra không cử động.
Trong động tác hít vào gắng sức,cơ hoành tiếp tực hạ thấp hơn so với hít
vào thông thường, có thể hạ thấp tới 7- 8 cm, có thể làm tăng thể tích lồng
ngực lên tới 1500- 2000 cm3. Qua đây ta thấy vai trò quan trọng của cơ hoành
tới mức nào. Cơ chế của sự tăng thông khí này do sự huy động thêm các cơ
hô hấp phụ và sự co tiếp tục của cơ hoành làm tăng dung tích phổi.
19
6.2 Động tác thở ra.
- Thở ra thông thường: là động tác thụ động vì không đòi hỏi năng lượng
co cơ. Lồng ngực được trở về vị trí ban đầu dưới tác udngj của sức đàn hồi
ngực phổi và sức chống đối của các tạng bụng.
- Thở ra gắng sức: khi cố gắng thở ra hết sức, cần huy động thheem một
số cơ nữa, chủ yếu là các cơ liên sườn trong và các cơ thành bụng. Những cơ
này khi co lại sẽ kéo xương sườn xuống thấp hơn nữa, đồng thời ép thêm các
tạng ở bụng, dồn cơ hoành lồi lên phía trên lồng ngực làm cho dung tích ngực
tiếp tục giảm, ép phổi làm cho áp suất của phổi tăng lên có tác dụng đẩy
không khí ra ngoài môi trường.Động tác thở ra gắng sức đòi hỏi năng lượng
co cơ.
6.3. Một số động tác hô hấp đặc biệt:

- Rặn: Là một động tác hô hấp đặc biệt, được thực hiển khi cần phải hỗ
trợ để đẩy nước tiểu, phân hoặc thải ra ngoài. Động tác răng được thực hiện
theo thứ tự: đối tượng hít sâu vào, đóng thanh môn rồi cố sực thở ra, do đó tạo
được một áp suất lớn trong lồng ngực, làm cho cơ haonfh và cơ thành bụng
cùng ép vào các tạng bụng tạo nên một sức ép phối hợp với sự co của cơ bàng
quang, cơ trực tràng hoặc cơ tử cung đẩy nước tiểu, phân hoặc thai ra ngoài.
- Ho: là một phản xạ khi bị kích thích do vật lạ, do đờm, do viêm… Ho
được thực hiện nhờ một chuỗi phản xạ mà khi đã phát động thì tự động kế
tiếp nhau xảy ra tạo nên các động tác: hít vào sâu, đóng thanh môn lại, rồi thở
ra tạo nên một áp xuất lớn trong lồng ngực, sau đó thanh môn đột ngột mở ra,
một luồng khí có áp xuất cao bật nhanh qua miệng ra ngoài, đẩy các vật lạ
trong đường hô hấp ra.
20
- Hắt hơi: tương tự như ho nhưng luồng khí có áp xuất cao đi qua mũi ra
ngoài, đẩy các vật lạ từ mũi ra.
1.7. Sơ lược về đo chức năng thông khí phổi [
5
], [6]
Trong bốn xét nghiệm thăm dò chức năng hô hấp: đo chức năng thông
khí, đo tổng dung lượng phổi, khả năng khuếch tán của phổi và khí máu thì đo
chức năng thông khí là trụ cột. Đo chức năng thông khí giúp ta xác định hội
chức tăng nghẽn đường dẫn khí trên và dưới, hội chứng hạn chế, thuốc thử
giãn phế quản, thử thuốc gây co cơ phế quản …Các bệnh thần kinh làm giảm
dung tích sống, khả năng không khí tối tự ý tối da, và quan trọng là đánh giá
được hiệu quả cũng như là sự cải thiện chức năng hô hấp của bệnh nhân liệt
tủy sau khi sử dụng đai bụng.
1.7.1. Các thể tích,dung tích hô hấp và lưu lượng thở.
1.7.1.1. Các thể tích hô hấp (đơn vị tính:lít)
- Thể tích khí lưu thông (Tidal volumen – TV): là thể tích khí lưu chuyển
trong một lần hít vào hoặc thở ra thông thường.

- Thể tích dữ trữ hít vào (inspiratory severed volume – IRV): là thể tích
khí thu được khi cố gắng hít vào hết sức sau thì hít vào thông thường. Thể
tích này khoảng từ 1500-2000 ml.
21
- Thể tích dự trữ thở ra (expiratory resevered volume -ERV): là thể tích
khí thu được khi cố gắng thở ra hết sức sau khi thở ra thông thường. Thể tích
này khoảng từ 1100ml -1500 ml.
22
- Thể tích cặn (Residual volume –RV): là thể tích khí còn lại trong phổi
sau khi thở ra gắng sức. Bình thường thể tích cặn khoảng 1000-1200 ml. Thể
tích khí cặn được đo theo nguyên tắc pha loãng khí. Có thể tích khí cặn được
đo theo nguyên tắc pha loãng khí. Có thể dùng khí nito hoặc heli để đo.
- Dung tích cặn chức năng (FRC)
1.7.1.2. Các dung tích hô hấp (đơn vị tính: lít).
- Dung tích sống (vital capacity – VC):là thể tích khí thở ra hết sức sau
khi hít vào hêt sức, thể tích tối đa huy động được trong 1 lần hô hấp, nó thêt
hiện khả năng cơ thể đáp ứng với lao động nặng.
- Dung tích sống thở mạnh (Forced vital capacity – FVC): hay còn gọi là
dung tích sống gắng sức, là thể tích khí thu được do hít vào thật hết sức rồi
thở ra thật nhanh, thật mạnh và thật hết sức.
- Dung tích hít vào (Inspiratory capacity – IC): là số lít khí hít vào tối đa
kể từ vị trí vuối cùng thì thở ra bình thương, bao gồm cả thể tích khí lưu thông
và thể tích khí dự trữ hít vào.
- Dung tích toàn phổi (total lung capacity –TLC): là toàn bộ số lít khí có
trong phổi sau khi hít ra tối đa, bao gồm dung tích sống và dung tích khí cặn.
1.7.1.3. Các lưu lượng thở: (đơn vị tính: lít/phút hoặc lít/ giây).
Lưu lượng thở nói lên khả năng hay tốc độ huy động khí đáp ứng nhưu
cầy cơ thể và sự thông thoáng của đường dẫn khí. Để đo các lưu lượng, người
ta đo dung tích sống thở mạnh. Phân tích đồ thị FVC biến đổi theo thời gian
sẽ cho biết các thông số sau:

23

- Lưu lượng đỉnh (peak expiratory flow – PEF): là lưu lượng cao nhất
trong lúc thở ra.
- Lưu lượng thở tối đa trung bình trong một khoảng thời gian nhất định
của FVC: thường được ký hiệu là FEF cùng với khoảng phần trăm của FVC
đã thở ra.
○ FEF 0,2 -1,2: là lưu lượng trung bình thở ra ở quảng đầu của FVC
(khoảng 0,2 đến 1,2 lít của FVC), đánh giá mức độ thông thoáng khí của phế
quản lớn:
○ FEF 25-75 %: là lưu lượng trung bình thở ra quảng giữa của FVC,
đánh giá mức độ thông thoáng khí của các phế quản vừa và nhỏ.
- Thể tích thở tối đa trong giây đầu tiên (Forced expiratory volume
during the first second vital capacity – FEV1): là thể tích thở ra gắng sức
trong giây đầu tiên của dung tích sống gắng sức.
- Chỉ số tiffneau: là tỷ số FEV1/VC × 100%, là một chỉ số quan trọng
cho phép xác định hội chứng tắc nghẹn nếu < 70%.
24
- Chỉ số Gaesler: là tỷ số FEV1/FVC × 100%, được sử dụng như chỉ số
Tiffneau. Ưu điểm là không cần đo VC nhưng sẽ gia tăng nếu bệnh nhân có
hiện tượng đóng đường dẫn khí khi thở ra gắng sức.
1.7.2. Các rối hội chứng trong đo chức năng thông khí phổi.
1.7.2.1. Rối loạn thông khí tắc nghẹn:
- Khi chỉ số Tiffneau FEV1/VC hoặc Gaensler FEV1/ FVC < 70%.
- Mức độ tắc nghẽn được phân loại theo % FEV1 so với chỉ số dự đoán.
- Rối loạn thông khí tắc nghẹn gặp trong hen, COPD…
1.7.2.2. Rối loạn thông khí hạn chế:
- Để chẩn đoán chính xác hội chứng hạn chế phải dựa trên tổng dung
lượng phổi (TLC): khi % TLC ≤ 80 % và FEV1 / FVC bình thường hoặc tăng
thì có rối loạn thông khí hạn chế. Đánh giá mức độ nặng của rối loạn thông

khí hạn chế theo TLC.
- Tuy nhiên, có thể nghĩ đến hội chứng hạn chế khi %VC hoặc % FVC<
80 % trị số dự đoán và chỉ số Tiffneau FEV1/VC hoặc Gaensler FVC1/ FVC
> 70%. Có thể gợi ý phân độ hạn chế dựa trên % VC (hoặc % FVC) so với trị
số chẩn đoán.
- Rối loạn thông khí hạn chế gặp trong xơ cứng phổi, biến dạng lồng
ngực, các bệnh lý thần kinh gây nhược cơ, liệt cơ…
- Hội chứng hạn chế không thể chẩn đoán bằng hô hấp đồ thông thường
khi có sự hiện diễn của hội chứng tắc nghẹn.
7.2.3. Rối loạn thông hỗn hợp:
Có cả hai Rối loạn thông khí hạn chế và rồi loạn thông khí tắc nghẹn trên
một bệnh nhân.
1.7.3. Tiêu chuẩn trong đo chức năng thông khí phổi
6
25
1.7.3.1. Có ít nhất 2 đường cong dung tích sống (VC) chấp nhận được:
Hít vào hết sức và thở ra hết sức: đường cong phải trơn tru và có bình
nguyên ở phía trên và phía dưới.
1.7.3.2. Có 3 đường cong FVC chấp nhận được:
- Hít vào hết sức trước khi bắt đầu thở ra.
- Bắt đầu thở ra tốt: thể tích ngoai suy (extrapolated volume Vext) nhỏ
hơn 5% của FVC hay 150ml.
- Có gắng sức tối đa.
- Không ngập ngừng.
- Không ho hay đóng thanh quản
- Thời gian thở ra phải đủ dài:
○ Tối thiểu là 6 giây.
○ Đến giây thứ 15 nếu có tắc nghẹn đường dẫn khí.
○ Tốt nhất là thở ra cho đến khi bệnh nhân tự hít vào hoặc đoạn cuối
phải đạt đến bình nguyên kéo dài ít nhất 1 giây.

○ Ở bệnh nhan chấn thương tủy sống, cho phép đo chấp nhận với thời
gian kéo dàu dưới 6 giây nhưng đường bình nguyên kéo dài 0.5 giây
7
- Không bị hở
- Ống ngậm không bị tắc
1.7.3.3. Các kết quả được lặp lại được:
- Đối với FVC hay FEV1, hai trị số lớn nhất của các lần đo chỉ được lệch
nhau trong vòng 5 % hay 1 lít (chọn trị số nào lớn hơn)
- Nếu chưa đạt được tiêu chuẩn trên thì tiến hành đo lại.

×