Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

đánh giá hiểu biết của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống về các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 78 trang )

- 1 -
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus) là một bệnh
mạn tính hay gặp nhất trong nhóm những bệnh tự miễn. Số bệnh nhân lupus
ban đỏ hệ thống phải điều trị tại khoa Cơ xương khớp bệnh viện Bạch Mai
(1991-2000) chiếm 6,59% tổng số bệnh nhân. Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất
đa dạng, có nhiều cơ quan bị tổn thương nhất: Da, khớp, hạch bạch huyết,
gan, thận, tim, phổi…
Mục tiêu điều trị bệnh là làm giảm hoặc không xuất hiện các đợt tiến
triển bệnh; ngăn ngừa các biến chứng do bệnh hoặc do thuốc gây ra; làm giảm
tỷ lệ tử vong, chi phí điều trị; giúp bệnh nhân hòa nhập với cộng đồng.
Điều trị bệnh bao gồm: điều trị đợt tiến triển của bệnh và các phương
pháp dự phòng sự xuất hiện của các đợt tiến triển. Việc xuất hiện các đợt tiến
triển ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống sẽ làm tăng tỷ lệ tử vong cũng như
chi phí điều trị bệnh. Việc dự phòng các đợt tiến triển của bệnh có vai trò
quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân lupus ban đỏ hệ
thống.
Có rất nhiều yếu tố thuận lợi làm bệnh nặng lên hoặc là nguy cơ làm
bùng phát đợt bệnh mới mà người bệnh cần được biết để chủ động đề phòng:
Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, thai nghén, các stress, bỏ thuốc điều trị hoặc
điều trị không thường xuyên, nhiễm khuẩn…
Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, từ lâu đã được biết đến là nguyên
nhân làm nặng thêm bệnh và làm bùng phát đợt tiến triển mới. Có khoảng
36% bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống bùng phát bệnh khi tiếp xúc với ánh
nắng mặt trời. Theo Vũ Đình Thám trong số 110 bệnh nhân lupus ban đỏ điều
trị mùa nắng thì có tới 80 bệnh nhân có nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với ánh
nắng mặt trời, tổn thương da nặng lên khi tiếp xúc với ánh nắng.
- 2 -
Thai nghén là một trong các yếu tố nguy cơ quan trọng ảnh hưởng tới
sự tiến triển của bệnh và làm tăng tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân. Thai nghén
cũng là một trong các yếu tố thuận lợi làm khởi phát bệnh lupus ban đỏ hệ


thống. Mặt khác, bệnh lupus ban đỏ hệ thống thường gặp ở nữ giới (khoảng
90% tổng bệnh nhân), trẻ tuổi. Là độ tuổi có nhu cầu sinh con cao. Vì vậy,
những hiểu biết của bệnh nhân về các biện pháp tránh thai an toàn, thời điểm
được mang thai, thái độ của bệnh nhân khi mang thai có ý nghĩa quan trọng
trong việc ngăn ngừa mức độ nặng của bệnh và dự phòng các đợt tiến triển
của bệnh. Các bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống mang thai là đối tượng thai
nghén nguy cơ cao.
Lupus ban đỏ hệ thống hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi
hoàn toàn. Nhưng việc tuân thủ điều trị thuốc của bệnh nhân kết hợp với các
biện pháp dự phòng các yếu tố nguy cơ có vai trò quan trọng trong việc ngăn
ngừa các đợt tiến triển, mức độ nặng của bệnh. Để làm được điều này cần có
sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc và bệnh nhân trong công tác dự phòng
và điều trị bệnh.
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh lupus ban đỏ
hệ thống ở nhiều chuyên ngành khác nhau như Nội khoa, Da liễu, Dị ứng –
Miễn dịch lâm sàng… Trong đó các đề tài chủ yếu đề cập đến đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng của bệnh nhưng chúng tôi chưa tìm thấy nghiên cứu nào
đánh giá về sự hiểu biết của người bệnh lupus ban đỏ hệ thống về các yếu tố
nguy cơ ảnh hưởng tới diễn biến của bệnh. Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu: “ đánh giá hiểu biết của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống về
các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến của bệnh” . Nhằm mục tiêu sau đây :
1. Tìm hiểu sự tuân thủ chế độ dùng thuốc của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.
2. Tìm hiểu sự hiểu biết của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống về ảnh
hưởng của một số yếu tố nguy cơ (ánh nắng, thai nghén) lên tiến triển
của bệnh.
- 3 -
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 ĐẠI CƯƠNG
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (LPBĐHT)

1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu bệnh Lupus ban đỏ hệ thống trên thế giới
Lupus đã được y học biết đến từ đầu thế kỉ XIX nhưng mới chỉ được
coi là bệnh ngoài da không nguy hiểm. Theo tiếng Latinh có nghĩa là “chó
sói” được xuất phát từ những người bệnh thường có ban đỏ đặc trưng ở mặt
giống như chó sói. [2], [15].
Mặc dù các biểu hiện lâm sàng của bệnh đã được ghi nhận từ thời
Hipocrates nhưng mãi đến năm 1827 lần đầu tiên nhà da liễu học người Pháp
Rayer mới mô tả chi tiết các triệu chứng của bệnh này. Một năm sau năm
1828, Biehe miêu tả “ban đỏ rải rác ” đối xứng và phân biệt lupus “ tổn
thương sâu ” với “tổn thương bề mặt”. Năm 1845, Hebra mô tả tổn thương
như ban hình cánh bướm ở mặt. Những mô tả rõ nhất về bệnh lupus và danh
từ “ Lupus ban đỏ ” được Cazenave đưa ra năm 1851 với 2 thể: thể nhẹ tổn
thương ngoài da và thể nặng có kèm theo tổn thương nội tạng. [6], [8], [14].
Moritz Kaposi nhà da liễu học nổi tiếng thế giới người Hungari năm 1872
đã đưa ra thuật ngữ “discoid lupus”: lupus dạng đĩa. Cũng trong năm 1872
William Osler đã mô tả chi tiết một trường hợp điển hình của lupus ban đỏ hệ
thống nhưng ông đặt tên là ban đỏ đa dạng tiết dịch.Từ 1895- 1904 Osler tiếp tục
nghiên cứu và đã mô tả bệnh cảnh lâm sàng điển hình của LPBĐHT gồm: tổn
thương da và tổn thương nội tạng. Năm 1981, Besnier và Hebra đã bổ sung thêm
một số những biểu hiện lâm sàng về biến chứng nội tạng của bệnh như: phổi,
tim, hệ thống huyết học, thần kinh…[2], [4], [7], [14].
- 4 -
Nửa đầu thế khỉ XX đã ghi nhận những biểu hiện mô học của bệnh trên
23 ca bệnh đã nhận thấy các tổn thương cầu thận, các triệu chứng viêm màng
phổi, viêm màng trong tim, các tổn thương thoái hóa dạng tơ huyết. Đến năm
1942, Klemperer và Bachs đã đưa ra hướng nghiên cứu theo bệnh tạo keo.
Hargraves (1948) đã phát hiện ra tế bào lupus (“LE cell” ) trong máu
bệnh nhân LBBĐHT. Năm 1949, Haserick tìm ra yếu tố Haserick trong huyết
thanh mà bản chất là kháng thể kháng nhân (anti nuclear antibody- ANA) –
yếu tố miễn dịch có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào LE, từ đó

quan điểm về một bệnh tự miễn được hình thành. [1], [2], [7].
Năm 1952, Harvey và các cộng sự đã đưa ra thuật ngữ: lupus ban đỏ hệ
thống mà ngày nay nó được sử dụng rộng rãi.
Năm 1957, Cepellin Selingma tìm ra kháng thể kháng DNA nhờ kĩ
thuật miễn dịch huỳnh quang. Năm 1960, Tan và các cộng sự chứng minh
rằng kháng thể kháng DNA là một enzym miễn dịch đánh dấu một mốc quan
trọng khẳng định lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn. [5], [8].
Sự xuất hiện và tác dụng tốt của corticoid đã giúp kéo dài đời sống
bệnh nhân cũng như tiên lượng bệnh (Hench 1948-1949). Từ năm 1958, liệu
pháp corticoid được ứng dụng để điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống, trở
thành một trong những thuốc chính trong điều trị, quản lí bệnh nhân. [7].
Dubois đã đưa ra định nghĩa bệnh Lupus ban đỏ hệ thống là một hội
chứng nguyên nhân không rõ, đặc trưng bởi tổn thương cơ quan nội tạng, có
những đợt tiến triển xen kẽ những đợt lui bệnh. Chẩn đoán bệnh dựa trên sự
có mặt của những kháng thể kháng nhân và tế bào Hagraves trong huyết thanh
bệnh nhân. Năm 1968 Hội Khớp học Hoa Kì đưa ra 14 tiêu chuẩn chẩn đoán
và ngày nay chỉ còn 11 tiêu chuẩn, chỉ cần 4/11 tiêu chuẩn dương tính là chẩn
đoán dương tính. [7],[17].
- 5 -
1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh Lupus ban đỏ hệ thống ở Việt Nam
Lupus ban đỏ hệ thống đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới nhưng ở
Việt Nam mãi đến gần cuối thế kỉ XX, LPBĐHT mới được đề cập và quan
tâm với đánh giá là bệnh quan trọng hàng đầu trong nhóm bệnh Collagen.
Năm 1970, Lê Kinh Duệ và cộng sự đã nghiên cứu những biểu hiện
lâm sàng và xem xét một số biến đổi sinh học của bệnh , áp dụng kháng thể
kháng nhân trong chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.
Năm 1985, Nguyễn Thị Lai với nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và sinh
học trong bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.
Nguyễn Quốc Tuấn với nhiều công trình nghiên cứu như: “Góp phần
nghiên cứu kháng thể kháng Ds - DNA, các thành phần kháng nguyên khác

và mối liên quan của chúng với một số biểu hiện lâm sàng ở bệnh nhân Lupus
ban đỏ hệ thống” hay “Xác định kháng thể kháng Cardiolipin ở bệnh nhân
Lupus ban đỏ hệ thống bằng phuơng pháp ELISA”
Nguyễn Thị Bích Ngọc (năm 1999), với nghiên cứu “ Một số đặc điểm
lâm sàng xét nghiệm của bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống điều trị tại Trung
tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai ”
Năm 2004, Phạm Huy Thông với nghiên cứu “ Nghiên cứu chẩn đoán
sớm và kết quả điều trị lupus ban đỏ hệ thống tại Trung tâm Dị ứng - Miễn
dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai.
Năm 2010 “ Nghiên cứu đánh giá tình trạng thiếu máu trên bệnh nhân
Lupus ban đỏ hệ thống ” của Lê Duy Cường
Như vậy ở Việt Nam các đề tài nghiên cứu đã mô tả đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng và bước đầu tìm hiểu những rối loạn miễn dịch trong LPBĐHT.
[6], [14].
- 6 -
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ của bệnh lupus ban đỏ hệ thống
Số lượng bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống hàng năm khó xác
định. Theo kết quả thống kê (1999-2000) số bệnh nhân lupus phải điều trị tại
khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai chiếm 6,59% tổng số bệnh nhân
điều trị nội trú tại khoa. Ở Mỹ hàng năm có từ 1-10/100 000 ca mới mắc bệnh
lupus ban đỏ hệ thống (1975-1995).
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể gặp ở mọi lứa tuổi (0-76 tuổi) - theo
Dubois nhưng tuổi gặp nhiều nhất từ 10-40 tuổi, tất cả các nghiên cứu đều
cho thấy rằng nữ mắc bệnh cao hơn nam trung bình 8-9 bệnh nhân nữ /1-2
bệnh nhân nam. Theo kết quả cuộc khảo sát tình hình, đặc điểm bệnh lupus
ban đỏ tại viện Da liễu trung ương từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2009 có
1869 bệnh nhân bị bệnh lupus ban đỏ thì có 39,8 % bệnh nhân mắc bệnh
lupus ban đỏ hệ thống với tỷ lệ nữ/nam là 9/1, tỷ lệ từ 16-55 tuổi chiếm
84,4%”. Những nghiên cứu gần đây đang cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam đang
có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng cao tỷ lệ mắc bệnh.

Tỷ lệ mắc bệnh LPBĐHT còn khác nhau theo địa lý và màu da. Theo
kết quả nghiên cứu ở Hawai cho thấy tỷ lệ mắc bệnh lupus khác nhau ở một
số vùng: 24,1 /1000 người (Trung Quốc), 19,9/1000 người (Philipins),
20,4/1000 người (Hawai), 18,2/1000 người (Capca). [12]
1.1.3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
1.1.3.1. Nguyên nhân gây bệnh
LPBĐHT là một bệnh mà đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân đặc hiệu
nào gây ra bệnh. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra
mối liên quan giữa các yếu tố môi trường, yếu tố gen và một số yếu tố khác
với bệnh.
- 7 -
a. Yếu tố gen
Cơ chế bệnh đầu tiên có thể phát sinh do gen. Các nghiên cứu đã chỉ ra
rằng bệnh lupus ban đỏ hệ thống có mối liên quan về mặt di truyền học. Bệnh di
truyền theo gia đình, nhưng không có một gen riêng lẻ nào được xác định là
nguyên nhân gây bệnh. Bệnh có tỷ lệ mắc tăng lên ở những người cùng huyết
thống, đặc biệt là ở thế hệ đầu tiên. Yếu tố di truyền thể hiện rõ ràng ở các trẻ sơ
sinh cùng trứng 25% trong khi ở những trẻ sơ sinh khác trứng là 2% [18]
Tỷ lệ mắc bệnh rất khác nhau giữa các nước, dân tộc, giới tính, và thay
đổi theo thời gian. Thường thì người da đen có tỷ lệ mắc cao hơn so với người
da trắng.
Bên cạnh đó cũng có nhiều tác giả cho rằng nhiều gen có thể có ảnh
hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh khi có những yếu tố môi trường kích hoạt.
Những gen quan trọng nhất nằm ở vùng gen kháng nguyên bạch cầu
người (HLA) trên nhiễm sắc thể số 6. Ngày nay nhờ sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật người ta thấy LPBĐHT có liên quan tới sự xuất hiện của kháng
nguyên HLA nhóm I, II trong huyết thanh người bệnh. [3], [5].
b. Hormon sinh dục
Các nội tiết tố điều hòa nhiều chức năng của cơ thể. Trong đó, các
hormone estrogen đóng một vai trò trong bệnh LPBĐHT. Phụ nữ và đàn ông

đều sản xuất ra estrogen, nhưng ở phụ nữ lớn hơn nhiều. Nhiều phụ nữ biểu
hiện triệu chứng bệnh trước chu kỳ kinh nguyệt hoặc trong khi mang thai
(thời kỳ sản xuất estrogen cao). Nhiều kết quả nghiên cứu của các tác giả đã
chỉ ra rằng bệnh lupus ban đỏ hệ thống gặp ở nữ giới nhiều hơn so với nam
giới, điều này có thể chỉ ra rằng estrogen có vai trò trong bệnh Lupus ban đỏ
hệ thống.
Estrogen tăng cường tự miễn dịch, androgen và progestin làm giảm đáp
ứng miễn dịch. Các chất dịch cơ thể và máu của bệnh nhân LPBĐHT có sự
- 8 -
giảm nồng độ androgen. Ngoài ra, có một sự chuyển đổi nhanh hơn của nội
tiết tố androgen thành estrogen, và nồng độ estrogen cao đã được tìm thấy
trong dịch khớp của những bệnh nhân LPBĐHT.
c. Tự kháng thể
Do một nguyên nhân nào đó, cơ chế kiểm soát miễn dịch đối với sự
dung nạp các kháng nguyên của cơ thể bị phá vỡ và các kháng nguyên này
chống lại với các tế bào miễn dịch của cơ thể, tự kháng thể được sản xuất để
chống lại các kháng nguyên đó. Sự kết hợp giữa tự kháng thể với kháng
nguyên tương ứng sẽ tạo nên phức hợp miễn dịch. Các phức hợp miễn dịch
này có thể lắng đọng lại tổ chức và kích thích phản ứng viêm gây hẹp, tắc,
hoại tử các mạch máu tại đó; lắng đọng tại màng đáy gây tổn thương cầu thận.
Phức hợp miễn dịch cũng sẽ hoạt hóa hệ thống bổ thể, dẫn đến cố định bổ thể
trên màng tế bào đích với hậu quả là tiêu tế bào.
Việc bổ thể bị tiêu thụ trong quá trình tiến triển của bệnh cũng là một yếu
tố để cho phép định lượng bổ thể từ đó đánh giá mức độ và tiến triển của bệnh.
Kháng thể kháng Ds - DNA và anti - Sm được coi là đặc hiệu cho bệnh
LPBĐHT, các tự kháng thể khác là kháng thể Ro, rRNA, ss RNA,
nucleosome, các kháng thể kháng hồng cầu, tiểu cầu, phospholipids cũng
được tìm thấy. [5], [9], [10], [24].
1.1.3.2 Cơ chế bệnh sinh
Biểu hiện của LPBĐHT là rối loạn quá trình tự hủy tế bào.

a. Sự lan tỏa bệnh
Hệ miễn dịch của bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống sản sinh ra kháng
thể chống lại bản thân cơ thể mình, đặc biệt là chống lại các protein trong
nhân tế bào. Bệnh được kích hoạt bởi các yếu tố môi trường chưa rõ ràng.
"Tất cả các thành phần quan trọng trong hệ miễn dịch đều tham gia vào
cơ chế bệnh lupus ban đỏ hệ thống” (theo tác giả Rahman). Hệ miễn dịch luôn
- 9 -
phải có 1 sự cân bằng (cân bằng nội môi) giữa sự nhạy cảm vừa đủ để chống
lại sự viêm nhiễm, với sự quá nhạy cảm dẫn đến việc tấn công protein của
chính cơ thể mình (tự miễn). Những tác nhân trong môi trường thường kích
thích bệnh bao gồm tia UV, một số loại thuốc, và một số loại virus. Những
kích thích này gây ra quá trình tự hủy tế bào và phơi bày ADN, các
protein histone, và các loại protein khác, đặc biệt là các thành phần của nhân
tế bào. Vì sự đa dạng trong thành phần của hệ miễn dịch, ở một số người, hệ
miễn dịch tấn công các protein trong nhân tế bào và sản sinh ra kháng thể
chống lại chúng. Cuối cùng, những phức hợp kháng thể này phá hủy các mạch
máu trong một số vùng trọng yếu trong cơ thể, ví dụ như búi mao mạch tiểu
cầu thận; sự tấn công của kháng thể tạo ra bệnh LPBĐHT. Các nhà nghiên
cứu đang xác định các gen, cùng với các protein tạo ra từ các gen đó, và chức
năng của chúng trong hệ miễn dịch. Mỗi protein là một mắt xích trong chuỗi
phản ứng tự miễn, và các nhà khoa học cũng đang cố gắng tìm ra các loại
thuốc có thể phá vỡ những mắt xích đó. [23], [25].
Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh viêm mãn tính, thuộc loại phản ứng
quá mẫn type III (do phức hợp miễn dịch) và có thể liên quan đến phản ứng
quá mẫn type II (phụ thuộc vào kháng thể). [21].
b. Rối loạn trong quá trình tự hủy tế bào
Quá trình tự hủy tế bào xảy ra nhiều hơn ở các tế bào bạch cầu đơn
nhân và keratinocyte. Sự biểu hiện của các gen Fas ở bạch cầu lympho
B và lympho T cũng tăng lên.
Có mối tương quan giữa tỉ lệ hủy tế bào lympho và quá trình tiến triển

bệnh. Đại thực bào Tingible body (Tingible body macrophage - TBM) - loại
thực bào lớn có ở trung tâm mầm của các hạch bạch huyết thứ cấp - biểu hiện
protein CD68 (dấu ấn kháng nguyên đặc trưng trên bề mặt tế bào
monocyte/đại thực bào). Những tế bào này thường tiêu hóa các tế bào lympho
- 10 -
B bị tự hủy sau khi trải qua siêu đột biến thân (somatic hypermutation). Ở một
số bệnh nhân, số lượng TBM giảm đáng kể, và các tế bào này cũng hiếm khi
chứa các thành phần của tế bào lympho B bị tự hủy. Đồng thời, phía bên
ngoài các tế bào TBM cũng thấy có các nhân bị tự hủy không được tiêu hóa.
Những thành phần đó có thể đe dọa sự dung hòa các tế bào lympho B và T.
Các tế bào tua trong trung tâm mầm có thể thực bào các thành phần kháng
nguyên đó và trình diện nó cho tế bào lympho T và hoạt hóa chúng. Đồng
thời, các nhân và chất nhiễm sắc bị tự hủy cũng có thể bám vào bề mặt của
các tế bào tua trong nang vì thế chúng có thể hoạt hóa một số tế bào lympho
B nhạy cảm với protein của chính mình do quá trình siêu đột biến thân ngẫu
nhiên tạo ra.[22]
c. Giảm khả năng thải loại tế bào chết
Cơ chế chính xác của sự hình thành bệnh LPBĐHT vẫn chưa rõ ràng,
vì có sự đóng góp của rất nhiều yếu tố. Ngoài những nguyên nhân nói trên,
khả năng thải loại các tế bào chết bị giảm sút cũng có thể là một nguyên nhân.
Sự giảm sút này bao gồm: giảm hoạt động thực bào, thiếu các thành phần
huyết thanh và tăng quá trình tự hủy tế bào. Việc thải loại các tế bào tự hủy là
một chức năng quan trọng đối với những cơ thể đa bào. Sự xuất hiện nhiều tế
bào tự hủy cũng gây ra việc thải loại không hiệu quả. Sự dung hòa của tế bào
lympho B và lympho T đối với các tế bào tự hủy cũng không còn. Việc giảm
khả năng thải loại tế bào tự hủy trên da cũng diễn ra ở những bệnh nhân bị
lupus ban đỏ dạng đĩa.[21]
d. Sự tích tụ tại trung tâm mầm
Ở một số người bệnh LPBĐHT, có thể quan sát thấy sự tích tụ các
mảnh rác tế bào tự hủy ở trung tâm mầm vì thải loại các tế bào tự hủy bị

giảm sút.
- 11 -
e. Các cơ chế khác
Sản phẩm của gen High Mobility Group Box 1 (HMGB1-là một
loại protein trong nhân tế bào tham gia vào cấu trúc của chromatin và điều
hòa việc phiên mã) biểu hiện nhiều hơn trong huyết thanh của người và chuột
bị LPBĐHT. Gần đây có nhiều bằng chứng cho thấy HMGB1 tham gia vào
cơ chế của các bệnh viêm mãn tính và bệnh tự miễn vì có chức năng trong
việc kích thích miễn dịch và quá trình trước viêm. [28].
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng
Bệnh thường khởi phát từ từ tăng dần, tuy nhiên cũng có khởi phát
nhanh chóng với những triệu chứng xuất hiện rầm rộ ngay từ thời ban đầu.
Bệnh có thể khởi phát tự nhiên hoặc sau các yếu tố thuận lợi.
1.1.4.1. Biểu hiện toàn thân
Sốt: là triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất thường sốt nhẹ từ 37,5
0
C
- 38
0
C, nhưng cũng có những trường hợp sốt cao lên tới 39
0
C - 40
0
C. Sốt kéo
dài không rõ nguyên nhân, ít đáp ứng với thuốc hạ sốt. Sốt thường kèm theo
các triệu chứng toàn thân như: gầy sút cân, mệt mỏi, chán ăn , ăn ít …[9]
1.1.4.2 Biểu hiện ở da, niêm mạc
Hình 1: Những tổn thương da của bệnh lupus đỏ
- 12 -
Khoảng 70% bệnh nhân có các biểu hiện về da. ¼ bệnh nhân bắt đầu

bệnh bằng các triệu chứng ngoài da, nhưng cũng có ¼ bệnh nhân không có biểu
hiện da trong suốt quá trình bị bệnh.
- Ban cánh bướm: ban phẳng, màu hồng, đồng đều tập trung thành đám ở
gò má, mũi trán. Ban có thể mất hết hoặc để lại dát thâm sau điều trị. Ban có thể
xuất hiện lại trong đợt tiến triển.
- Nhạy cảm với ánh nắng.
- Ban dạng đĩa: chủ yếu gặp ở Lupus mạn tính.
- Viêm mô dưới da và các tổn thương da không đặc hiệu: Phù nề quanh
nhãn cầu, bầm máu, các ban dạng chấm, hồng ban bì nhú
- Loét miệng họng: các vết loét hoại tử vô khuẩn.
- Rụng tóc (lan tỏa hoặc khu trú thành từng mảng), tóc thưa khô dễ gãy.
[5], [9].
1.1.4.3. Biểu hiện ở cơ xương khớp
Gặp ở 90-100% trường hợp.
- Đau cơ, đau khớp là dấu hiệu hay gặp, thường là dấu hiệu khởi phát bệnh.
- Đau khớp đơn thuần: thường gặp ở các khớp nhỏ, nhỡ đối xứng hai
bên giống viêm khớp dạng thấp. Không có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng,
không gây biến dạng xương khớp. Trên hình ảnh X- quang không có hình
ảnh bào mòn xương, hốc xương, hẹp khe khớp. Có thể gặp biến dạng bàn tay
Jaccoud (do tổn thương gây, dây chằng ở bàn tay), nhưng rất ít gặp.
- Hoại tử xương vô khuẩn: thường gặp chỏm xương đùi hoặc chỏm
xương cánh tay, xương gót, bàn ngón chân, khối xương cổ tay
- Viêm cơ: Đau cơ, có thể thấy xâm nhập tế bào viêm qua sinh thiết cơ
và xét nghiệm có tăng men cơ.
- Tổn thương khác: viêm gân gấp ngón tay, gân Achilles. Viêm bao
hoạt dịch cổ tay . . . [15], [17].
- 13 -
1.1.4.4. Biểu hiện ở thận
Gặp 70-80% trường hợp. Chủ yếu là tổn thương cầu thận. Những biểu
hiện ở thận là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở bệnh nhân LPBĐHT. Các biểu

hiện ở thận đa dạng: hội chứng thận hư, suy thận, đái protein, đái máu vi thể.
Phân loại viêm cầu thận lupus (Hội thận học quốc tế - 2004)
+ Typ 1: Viêm cầu thận gian mạch tối thiểu. Cầu thận bình thường dưới
kính hiển vi quang học, nhưng lắng đọng phức hợp miễn dịch gian mạch phát
hiện bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang.
+ Typ 2: Viêm cầu thận gian mạch tăng sinh: Tăng sinh gian mạch bất
kỳ mức độ nào hay xâm lấn chất nền gian mạch trên kính hiển vi quang học,
với lắng đọng phức hợp miễn dịch gian mạch. Một số lắng đọng miễn dịch
dưới biểu mô hay dưới nội mạc có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi huỳnh
quang hay điện tử.
+ Typ 3: Viêm cầu thận ổ: < 50% số cầu thận bị tổn thương, với lắng
đọng miễn dịch dưới nội mạc, có hay không tổn thương gian mạch.
+ Typ 4: Viêm cầu thận lan tỏa: >50% số cầu thận bị tổn thương.
+ Typ 5: Viêm cầu thận màng. Lắng đọng miễn dịch thành ổ hay toàn bộ.
+ Typ 6: Viêm cầu thận lupus xơ hóa lan tỏa.
Bệnh nhân LPBĐHT viêm cầu thận tăng sinh trong typ 2 và 4 thường
hay có đái máu vi thể và protein niệu (>500mg/24h) và tăng huyết áp. [15].
1.1.4.5. Biểu hiện ở tim mạch
Nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành tăng đáng kể ở những bệnh
nhân LPBĐHT. Theo nghiên cứu của Manzi (1997): phụ nữ tuổi từ 35 đến 44
bị LPBĐHT bị bệnh lý mạch vành gấp 50 lần so với phụ nữ bình thường cùng
độ tuổi. Theo Kahlenberg (2011) có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
tim ở những người bị bệnh LPBĐHT bao gồm:
- 14 -
- Huyết áp cao và cholesterol cao: hay gặp ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống.
- Những bệnh nhân lupus thường ít hoạt động hơn (vì mệt mỏi, đau
khớp, đau cơ).
a. Biểu hiện ở tim
- Viêm ngoại tâm mạc: là biểu hiện tim mạch hay gặp nhất. Tràn dịch
màng ngoài tim thường số lượng ít, đôi khi chỉ biểu hiện bằng tiếng cọ màng

ngoài tim không bao giờ để lại di chứng viêm màng ngoài tim do co thắt. Chỉ
biểu hiện trên lâm sàng trong 20-30% trường hợp nhưng tới 60% trường hợp
trên siêu âm tim.
- Viêm nội tâm mạc kiểu Libman - Sack: sùi các van tim và vách thất,
thường biểu hiện ở van hai lá và van động mạch chủ, gây hẹp hở các van này.
Lâm sàng khó phát hiện. Có thể gây biến chứng suy tim sung huyết, viêm nội
tâm mạc nhiễm khuẩn Osler hay biến chứng nghẽn mạch.
- Viêm cơ tim (5%): thường ít biểu hiện trên lâm sàng mà được phát
hiện bằng siêu âm tim.
b. Biểu hiện ở mạch
- Hội chứng Raynaud gặp ở 20-30%. Nguyên nhân do các động mạch
cánh tay được cung cấp máu không liên tục do sự co các động mạch này làm
cho đầu ngón tay bị tím hay trắng bệch.
- Tăng huyết áp
- Tổn thương mạch vành: Xơ vữa động mạch biểu hiện bằng cơn đau
thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim.
- Huyết khối tĩnh mạch: Gặp trong 8-20% trường hợp, thường dễ gây
tắc mạch hay gặp ở các tĩnh mạch chi nhưng có thể ở tĩnh mạch các tạng hay
tĩnh mạch chủ, thường liên quan đến các chất chống đông lupus lưu hành
trong máu.[15]
- 15 -
1.1.4.6. Biểu hiện ở hô hấp
- Hơn 50% bệnh nhân LPBĐHT bị một dạng bệnh phổi.
- Viêm màng phổi: hay gặp nhất, có thể bị một hay hai bên, gặp trong
thời kỳ tiến triển của bệnh với tỷ lệ 25-50%. Nó có thể gây ra tình trạng đau
ngực, thở nhanh nông, có thể làm nhầm với tắc mạch phổi hoặc nhiễm trùng
phổi. Tràn dịch màng phổi số lượng thường ít.
-Tổn thương nhu mô phổi: khó phát hiện, lâm sàng đa dạng.
- Viêm phổi lupus: triệu chứng rất ồn ào, cấp tính ít gặp.
- Chảy máu phế nang: là tổn thương rất nặng gây suy hô hấp cấp dẫn

tới tử vong nhanh chóng, X-quang phổi có hình ảnh “phổi trắng”.
- Xẹp phổi, xơ phổi kẽ lan tỏa, tăng áp lực động mạch phổi.
1.1.4.7. Biểu hiện ở hệ thần kinh - tâm thần
- Một số bệnh lý về não và thần kinh, hội chứng tâm thần cấp tính xuất
hiện ở 15% bệnh nhân LPBĐHT. Những rối loạn thần kinh có thể gặp: co
giật, liệt, suy nhược cơ thể nặng, rối loạn tâm thần và đột quỵ.
- Đau đầu, co giật kiểu thần kinh toàn thể hoặc cục bộ là những triệu
chứng hay gặp đáp ứng tốt với thuốc chống co giật và corticoid. Rối lọan tâm
thần (hoang tưởng, ảo giác, ) là những biểu hiện nặng, tiên lượng xấu. Cần
phân biệt với rối loạn tâm thần do dùng corticoid.
- Ngoài ra có thể gặp viêm não-viêm màng não, hội chứng viêm tủy
cắt ngang.
1.1.4.8. Biểu hiện ở tiêu hóa
- Thường gặp là chán ăn, buồn nôn, nôn trong đợt tiến triển của bệnh. Một số
bệnh nhân có những vết loét ở miệng và mũi.
- Đau bụng: có thể do viêm màng bụng, nhiễm trùng ruột hoặc do giảm
lượng máu đến nuôi ruột do cục máu đông hoặc viêm các mạch máu đến ruột.
Xuất huyết tiêu hóa gặp 1,5%-6,3 %, trong đó có nguyên nhân do thuốc
corticoid, cũng có loét ruột non, đại tràng do thiếu máu cục bộ.
- 16 -
- Gan to gặp ở 8-12 % bệnh nhân, thường không đau khi khám. Có thể
gặp tăng men gan, rối loạn chức năng gan, cổ chướng.
- Ngoài ra trên lâm sàng còn có thể gặp viêm tụy, hội chứng đau bụng
giả ngoại khoa dễ gây chẩn đoán nhầm.
1.1.4.9. Biểu hiện ở mắt
- Hội chứng Sjogren (xơ teo các tuyến ngoại tiết như tuyến lệ, nước
bọt, sinh dục ) và viêm kết mạc thường gặp; viêm võng mạc, xuất tiết võng
mạc và viêm thần kinh thị giác là những biểu hiện nghiêm trọng có thể gây
mù. Biến chứng của dùng corticoid bao gồm đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.
-Tất cả các bệnh nhân LPBĐHT cần khám mắt định kỳ tại các bác sỹ chuyên

khoa nếu như có dùng các thuốc sốt rét choloroquine hoặc hydroxycholoroquine.
[20], [27].
1.1.4.10. Biểu hiện ở máu và tổ chức tạo máu
- Rối loạn huyết học là biểu hiện phổ biến của bệnh LPBĐHT.
-Thiếu máu: Gặp khoảng 50% bệnh nhân. Thiếu máu thường do tan huyết,
test comb (+).
- Giảm bạch cầu: Thường gặp trong một giai đoạn tiến triển của bệnh (20-
80%), chủ yếu là giảm bạch cầu lympho bào.
- Giảm tiểu cầu: Gặp khoảng 10-15% các trường hợp.
- Ngoài ra, còn gặp rối loạn đông máu với nguy cơ tăng đông gây huyết
khối tĩnh mạch, hạch to, lách to (hiếm gặp). [4],[6].
1.1.5.Triệu chứng cận lâm sàng
Hội chứng viêm
Tốc độ máu lắng tăng cao trong các đợt cấp của bệnh (80-100%).
Protein C tăng ít trong các đợt tiến triển nếu tăng cao phải nghĩ đến biến
chứng nhiễm khuẩn.
- 17 -
Hội chứng miễn dịch
- Có mặt các kháng thể kháng nhân
- Có mặt các kháng thể kháng phospholipids
- Các test Latex, Waler – Rose dương tính trong 30% trường hợp
- Kháng thể kháng Ro, xác định nguy cơ cao mắc lupus sơ sinh, hội
chứng khô.
1.1.6. Tiêu chuẩn chẩn đoán LPBĐHT của ACR - 1997 (American College of
Rheumatology)
(1) Ban đỏ hình cánh bướm ở mặt.
(2) Ban đỏ dạng đĩa ở mặt và thân.
(3) Nhạy cảm với ánh nắng.
(4) Loét miệng hoặc mũi họng.
(5) Viêm đa khớp: không có hình bào mòn.

(6) Viêm màng tim hoặc màng phổi
(7) Tổn thương thận: Protein niệu > 0,5g/ 24h hoặc trụ tế bào niệu (có
thể là hồng cầu, huyết sắc tố, trụ hạt, tế bào ống thận hoặc hỗn hợp).
(8) Tổn thương thần kinh - tâm thần không do các nguyên nhân khác
-
Động kinh, hoặc
-
Loạn thần
-
Không phải do dùng thuốc hoặc các rối loạn chuyển hóa như:
tăng ure máu, toan xeton hay mất cân bằng điện giải.
(9) Các rối loạn về máu:
-
Thiếu máu tan máu, với tăng hồng cầu lưới.
-
Hoặc giảm bạch cầu < 4.000/ mm
3
-
Hoặc giảm bạch cầu lymphocyte < 1.500/ mm
3

-
Hoặc giảm tiểu cầu < 100.000/mm
3
.
- 18 -
(10) Các rối loạn về miễn dịch:
-
Kháng thể kháng DNA
-

Hoặc kháng Sm
-
Hoặc tìm thấy kháng thể kháng phospholipid dựa trên :
a. Kháng thể anticardiolipin loại IgG hoặc IgM
b.Yếu tố chống đông lupus
c.Test huyết thanh giang mai dương tính giả kéo dài trên 6 tháng,
được xác nhận bằng test cố định xoắn khuẩn hoặc hấp thụ kháng thể xoắn
khuẩn bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang.
(11) Kháng thể kháng nhân: tỷ giá bất thường của kháng thể kháng nhân
bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang hoặc các thử nghiệm tương đương,
không có các thuốc kết hợp có thể gây “lupus do thuốc”.
Chẩn đoán xác định LPBĐHT khi có 4/11 tiêu chuẩn, với độ nhạy là
96% và độ đặc hiệu là 96%. [15]
1.2. Lupus và một số yếu tố nguy cơ
1.2.1 Thai nghén và lupus
1.2.1.1 Ảnh hưởng của thai nghén lên LPBĐHT
Mối liên quan giữa LPBĐHT và thai nghén đã được rất nhiều nhà khoa
học quan tâm. Hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định có gia tăng khởi phát
các đợt cấp của những phụ nữ Lupus ban đỏ hệ thống khi có thai. Theo
nghiên cứu của Graham Hughes và cộng sự thực hiện tại bệnh viện Saint -
Thomas (Luân Đôn), năm 1996 trên 78 thai nhi của 68 bà mẹ LPBĐHT so
sánh với nhóm 50 bà mẹ LPBĐHT không có thai. Kết quả tần suất xuất hiện
đợt cấp của 2 nhóm theo thứ tự là 65% và 42% [21],[22]. Thời điểm xuất hiện
đợt cấp có thể bất cứ thời kỳ thai nghén nào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3
tháng cuối hoặc thời kỳ hậu sản tùy từng nghiên cứu. Mang thai có thể gây tử
vong mẹ và con đặc biệt nếu có sự khởi phát đợt cấp trong quá trình mang
thai. Theo nghiên cứu của Cameron năm 1998 trên 218 bà mẹ LPBĐHT mang
- 19 -
thai thì tỷ lệ tử vong mẹ là 3,4%; tỷ lệ sảy thai 13-46%, sinh non 30%; thai
chậm phát triển trong tử cung 30%. [28].

Tổn thương thận: thai nghén làm tăng gánh nặng cho thận, làm nặng
thêm viêm cầu thận, hội chứng thận hư, suy thận. Là yếu tố tiên lượng xấu
cho cả mẹ và thai nhi.
Tăng huyết áp có thể một phần do thai nghén hoặc một phần do sự kích
phát của bệnh tăng huyết áp từ trước. Đây cũng là một yếu tố tiên lượng nặng
của bệnh. [5]
Nguy cơ sản giật và tiền sản giật: Nguy cơ sản giật và tiền sản giật
tăng cao khi có thai từ 13-30%, tỷ lệ này tăng lên ở những bệnh nhân có tổn
thương thận từ trước. Có thể nhầm giữa đợt cấp LPBĐHT với tiền sản giật vì
chúng đều có: phù, tăng huyết áp, protein niệu cao. Vì vậy, phải chú ý phân
biệt vì chúng có biện pháp điều trị khác nhau. Cortocoid điều trị đợt cấp
LPBĐHT có thể làm tăng tình trạng tiền sản giật và sản giật. Tình trạng giảm
bổ thể (C3, C4), tăng hiệu giá kháng thể kháng ds - AND là những triệu
chứng có giá trị chẩn đoán đợt cấp LPBĐHT. [18], [25]
1.2.1.2. Ảnh hưởng của bệnh LPBĐHT lên thai nghén
Biến chứng thai sản tăng lên trên những bệnh nhân lupus
- Ảnh hưởng lên mẹ
Tiền sản giật (tăng huyết áp, tăng protein niệu, phù)
Tỷ lệ cắt tử cung sau đẻ tăng
Băng huyết sau đẻ
Huyết khối tĩnh mạch ở mẹ
- Ảnh hưởng lên thai
Sẩy thai liên tiếp: Sự hiện diện của kháng thể đặc biệt, gọi là kháng
thể kháng phospholipides, có thể gây ra huyết khối tái phát ở một nhóm bệnh
nhân nào đó. Khi huyết khối này xuất hiện trong tuần hoàn nhau thai, làm cho
- 20 -
dòng máu đến thai nhi không đủ kết quả là gây sảy thai. Vì vậy, những trường
hợp sảy thai tự phát có thể là một biểu hiện của hội chứng kháng phospholipide.
Đẻ non: Tăng gấp 3 lần
Block tim bẩm sinh

Chậm phát triển trong tử cung
Lupus sơ sinh [5]
1.2.2. Ảnh hưởng của ánh nắng lên LPBĐHT
Ánh sáng cực tím đã được biết từ nhiều năm nay có thể gây ra bùng
phát bệnh LPBĐHT. Cơ chế của bệnh đến nay vẫn chưa được biết rõ.
Trên lâm sàng các bệnh nhân nhạy cảm với ánh nắng (biểu hiện là da
rất dễ đỏ khi ra nắng, tróc vẩy, nổi mẩn) chiếm tỷ lệ rất lớn nhưng không phải
bệnh nhân nào cũng có biểu hiện này. Theo thống kê khoảng 36% bệnh nhân
LPBĐHT bùng phát bệnh khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gần 50% bệnh
nhân có tiền căn rõ rệt nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Thứ hai là, ở cùng
một bệnh nhân mức độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời tùy thuộc vào giai
đọan bệnh. Nhiều người trong giai đọan bệnh họat động rất nhạy cảm với ánh
sáng mặt trời. Đặc biệt không thể nói trước được bệnh nhân nào có nguy cơ
khi ra nắng, vì vậy phải có biện pháp tránh ánh nắng.
Cơ chế: tia cực tím gây ra sự cảm ứng các kháng kháng nguyên trong
da, giải phóng các thành phần nhân khi các tế bào da bị hủy hoại hoặc là sự
rối loạn kháng nguyên của các tế bào miễn dịch trên da; hay tia cực tím dẫn
đến sự thay đổi cấu trúc DNA và có thể hình thành các kháng thể tự miễn.
Người bệnh LPBĐHT nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt
trời, đặc biệt là từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, vì khoảng thời gian này trong
ánh nắng chứa rất nhiều tia tử ngoại. Việc sử dụng kem chống nắng được
khuyến cáo. [14], [16].
- 21 -
1.2.3 Thuốc
Thuốc và hóa chất cũng được xem như yếu tố làm phát sinh LPBĐHT.
Một số loại thuốc có thể gây ra bệnh cảnh giống như LPBĐHT. Người ta chia
làm 2 nhóm: nhóm thuốc gây bệnh LPBĐHT còn gọi là LPBĐHT do thuốc (các
biểu hiện giảm hoặc mất khi ngưng thuốc); nhóm làm nặng thêm bệnh LPBĐHT
sẵn có như: Procainamide (thuốc chống loạn nhịp tim), Hydralazine (thuốc hạ
huyết áp), quinidine (thuốc chống loạn nhịp tim), các thuốc điều trị lao (INH,

rifampicine), thuốc chống co giật (phenintoin), thuốc tránh thai…[17].
1.2.4. Nhiễm khuẩn (Vi khuẩn, virus)
Nhiễm khuẩn có vai trò như tác nhân khởi bệnh-tạo thuận lợi chứ
không phải nguyên nhân gây bệnh.
Các nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho rằng các biến thể virus có
thể gây ra những hiện tượng giống LPBĐHT. Cho đến nay vẫn chưa phân lập
được virus ở bệnh nhân LPBĐHT, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy virus là
một trong những tác nhân thuận lợi khởi phát bệnh LPBĐHT và viêm khớp
dạng thấp.[5]
- 22 -
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 260 bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa
chọn bệnh nhân dưới đây trong đó có :
• 38 bệnh nhân điều trị nội trú
• 222 bệnh nhân điều trị ngoại trú
2.1.1 . Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
• Bệnh nhân nữ
• Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là LPBĐHT theo tiêu chuẩn
ACR-1997
• Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu
• Bệnh nhân có khả năng tự trả lời các câu hỏi nghiên cứu theo mẫu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
• Bệnh nhân mắc bệnh liên kết hỗn hợp (LPBĐHT và các bệnh hệ
thống khác)
• Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu.
• Bệnh nhân nam
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng và

phòng khám ngoại trú cho bệnh nhân lupus Bệnh viện Bạch Mai trong thời
gian từ tháng 9/2012-3/2013.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
- 23 -
2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu
2.4.1 Thiết kế bộ câu hỏi
Bộ câu hỏi được thiết kế dựa trên mục tiêu nghiên cứu. Sau khi thiết kế
xong, bộ câu hỏi được hỏi thử để bổ sung những thông tin còn thiếu mà trong
quá trình thiết kế chưa đề cập đầy đủ, nhằm mục đích giảm tối đa sai số
nghiên cứu.
2.4.2 Thu thập thông tin
Bệnh nhân được hỏi và thu thập thông tin theo bộ câu hỏi đã được thiết
kế sẵn.
2.4.2.1. Thu thập thông tin chung về người bệnh
Phần đặc điểm chung bao gồm các câu hỏi điều tra về các thông tin: họ
và tên, tuổi, số điện thoại liên hệ (nếu có), địa chỉ, mã bệnh án (hồ sơ theo dõi
bệnh). Những thông tin này sẽ được sử dụng trong phần mô tả các đặc điểm
xã hội của bệnh nhân tham gia nghiên cứu và trong phần tìm mối liên quan
giữa các đặc điểm này với mức độ hiểu biết về bệnh của bệnh nhân.
2.4.2.2. Diễn biến bệnh
- Thời gian bị bệnh: tính từ lúc có triệu chứng lâm sàng đến thời điểm
nghiên cứu
- Số lần phải vào viện vì có đợt tiến triển trong vòng 1 năm trước và tại
thời điểm nghiên cứu (lần/năm)
2.4.2.3. Kiến thức về tuân thủ điều trị và dùng thuốc
Thu thập trên bộ câu hỏi thiết kế sẵn gồm 8 câu hỏi từ câu 3 → câu 10
2.4.2.4. Hiểu biết về ảnh hưởng của ánh nắng lên diễn biến của bệnh
Thu thập trên bộ câu hỏi thiết kế sẵn gồm 6 câu hỏi từ câu 15 → câu 20
- 24 -

2.4.2.5 Hiểu biết về ảnh hưởng của thai nghén lên diễn biến của bệnh
Thu thập trên bộ câu hỏi thiết kế sẵn gồm 16 câu hỏi từ câu 21 → câu 35
2.4.3 Phân tích số liệu
2.4.3.1 Phân loại đối tượng nghiên cứu
Phân loại đối tượng nghiên cứu thành 2 nhóm đối tượng “có đợt tiến
triển” và “không có đợt tiến triển” trong vòng 1 năm kể từ thời điểm nghiên
cứu trở về trước.
2.4.3.2. Phân tích số liệu
Phân tích các thông tin thu thập được của 2 nhóm đối tượng nghiên cứu
về từng yếu tố nguy cơ
2.5. Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý theo chương trình thống kê y học. Sử
dụng phần mềm SPSS 16.0 .Kết quả thể hiện dưới dạng: giá trị trung bình, tỷ
lệ %. Kết quả nghiên cứu được coi là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.
2.6. Đạo đức nghiên cứu
•Nghiên cứu này được sự đồng ý và ủng hộ của hội đồng khoa học trường
Đại học Y Hà Nội và ban Giám đốc bệnh viện Bạch Mai. Nhằm bảo vệ và
nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân, không nhằm mục đích nào khác
•Nghiên cứu không ảnh hưởng đến quá trình điều trị
•Các thông tin nhạy cảm về bệnh tật được giữ bí mật, mọi thông tin thu
thập được do sự hợp tác của người tham gia và người làm đề tài.
- 25 -
2.7. Sơ đồ nghiên cứu








Chương 3
Chương 3
KẾT QUẢ
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm về tuổi
Biểu đồ 1 : Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Thỏa mãn tiêu chuẩn
lựa chọn bệnh nhân
Đối tượng
nghiên cứu
Có đợt tiến triển
trong 1 năm
Không có đợt
tiến triển trong
năm
Thu thập thông tin theo bộ
câu hỏi được thiết kế sẵn
Thu thập thông tin theo bộ
câu hỏi được thiết kế sẵn
Nhận xét,
kết luận
Bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống
được chẩn đoán theo tiêu chuẩn ACR
11 1997 1997

×