Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

nghiên cứu phẫu thuật hỗ trợ quá trình chỉnh nha các răng vĩnh viễn mọc ngầm vùng trước (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.88 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN PHÚ THẮNG
NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT HỖ TRỢ
QUÁ TRÌNH CHỈNH NHA CÁC RĂNG VĨNH VIỄN
MỌC NGẦM VÙNG TRƯỚC
CHUYÊN NGÀNH: PHẪU THUẬT HÀM MẶT
MÃ SỐ: 62.72.28.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Hà Nội - 2012
1
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Mai Đình Hưng
Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường
Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2012
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện quốc gia
2. Thư viện Trường Đại học y Hà Nội
2
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Phú Thắng (2009), “Chỉ ðịnh và kỹ thuật của phẫu thuật bộc
lộ rãng vĩnh viễn ngầm vùng trýớc”, Tạp trí Thông tin y dýợc, số
12/2009, tr. 17-19.
2. Nguyễn Phú Thắng (2010), “ Nghiên cứu ðặc ðiểm hình thái lâm


sàng, X quang và phẫu thuật bộc lộ rãng vĩnh viễn mọc ngầm vùng
trýớc”, Tạp trí Thông tin y dýợc, số 12/2010, tr. 29-32.
3. Nguyễn Phú Thắng (2011), “Đánh giá kết quả phẫu thuật đặt
miniscrew trong hỗ trợ chỉnh nha”, Tạp trí Thông tin y dược, số
6/2011, tr. 33-36.
3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên cung hàm, các răng vùng trước ngoài chức năng cắn đứt thức
ăn còn là nơi lộ nhiều nhất về thẩm mỹ trong quá trình giao tiếp. Sự có
mặt đầy đủ và đúng vị trí trên cung hàm của các răng này cũng như cấu
trúc mô nha chu nâng đỡ đẹp hài hòa có vai trò rất quan trọng trong vấn đề
thẩm mỹ. Về quá trình sinh lý bất thường của răng vĩnh viễn mọc ngầm thì
nhóm răng vùng trước (gồm 4 răng cửa và 2 răng nanh) là rất hay gặp,
riêng tỷ lệ răng nanh ngầm chỉ kém răng khôn ngầm và chiếm từ 1-2,2%
trong dân số.
Muốn điều trị các trường hợp răng mọc ngầm với kết quả tốt cả về
chức năng và thẩm mỹ, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa bác sĩ phẫu thuật
và bác sĩ chỉnh nha
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến răng vĩnh viễn
mọc ngầm, chủ yếu nghiên cứu về răng nanh ngầm mà chưa có sự nghiên
cứu của cả nhóm răng vùng trước. Ở Việt Nam, phẫu thuật hỗ trợ chỉnh
nha trong xử trí các răng vĩnh viễn mọc ngầm còn chưa được nghiên cứu
sâu và đầy đủ.
Trên bệnh nhân có răng vĩnh viễn mọc ngầm mà có chỉ định giữ lại,
chúng ta mới chỉ quan tâm nhiều đến phẫu thuật hỗ trợ trước và trong khi
xử trí các răng vĩnh viễn mọc ngầm bằng chỉnh nha. Trong khi, việc xử trí
các răng ngầm này sau khi hoàn tất quá trình kéo nắn chỉnh nha vẫn còn
chưa được chú trọng đúng mức. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài:
“ Nghiên cứu phẫu thuật hỗ trợ quá trình chỉnh nha các răng vĩnh
viễn mọc ngầm vùng trước” với ba mục tiêu sau:

1. Nhận xét hình thái lâm sàng, X quang và nguyên nhân các răng
mọc ngầm vùng trước.
2. Chọn lựa các kỹ thuật phẫu thuật bộc lộ thích hợp và theo dõi kết
quả phẫu thuật bộc lộ, kết quả sau chỉnh nha các răng mọc ngầm
vùng trước.
3. Đánh giá bước đầu kết quả một số phẫu thuật tạo hình nha chu sau
chỉnh nha các răng mọc ngầm vùng trước.
4
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Những vấn đề mới: Nghiên cứu phẫu thuật hỗ trợ chỉnh nha các răng
ngầm vùng trước nhằm phục hồi chức năng và thẩm mỹ tối ưu, dựa trên
các hiểu biết mới về thẩm mỹ mô nha chu, sự di chuyển của răng ngầm, sự
tái phát của răng ngầm sau khi đưa về cung, phương pháp kéo răng ngầm
và phương pháp phẫu thuật hỗ trợ phù hợp.
2. Một số kết luận mới: Ở nam giới hay gặp răng cửa giữa hàm trên ngầm
với 55,6%, nữ giới hay gặp răng nanh hàm trên ngầm với 61,2%. Các yếu
tố là độ tuổi, góc của răng ngầm với đường giữa lớn hơn 45 độ, vị trí răng
ngầm phía khẩu cái và chân răng ngầm dị dạng ảnh hưởng tới hướng xử trí
phẫu thuật răng ngầm. Chọn lựa phương pháp phẫu thuật dựa vào 4 tiêu
chí gồm vị trí trong ngoài, trên dưới, trước sau của thân răng ngầm và khối
lượng lợi sừng hóa trên răng ngầm. Thời điểm bộc lộ thực hiện trước
chỉnh nha khi cần loại trừ nguyên nhân cản trở cơ học và khi răng nanh
ngầm chưa đóng cuống ở phía khẩu cái, các trường hợp còn lại thực hiện
sau khi đủ khoảng cho răng ngầm. Tỷ lệ che phủ của phương pháp vạt di
chuyển sang bên thấp hơn vạt di chuyển về phía cuống nhưng việc tăng
mô lợi sừng hóa lại tốt hơn.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 170 trang, trong đó: Đặt vấn đề 2 trang; Tổng quan tài liệu
37 trang; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 29 trang; Kết quả nghiên
cứu 40 trang; Bàn luận 28 trang; Kết luận 3 trang; Kiến nghị 1 trang; Tài

liệu tham khảo 15 trang gồm 21 tài liệu tiếng Việt và 144 tài liệu tiếng
Anh, Pháp. Luận án được trình bày minh họa bằng 36 bảng, 18 biểu đồ, 85
hình ảnh và 4 phụ lục.
5
Chng 1: TNG QUAN TI LIU
1.1. Cỏc c im gii phu liờn quan n phu thut x trớ rng
ngm vựng trc
1.1.1. Cu trỳc gii phu vựng quanh rng
Vùng quanh răng là vùng nâng đỡ răng, làm tăng vẻ đẹp và chức năng của
răng. Vùng này bao gồm lợi, dây chằng quanh răng, xơng răng và XOR.
1.1.2. Các đặc điểm giải phẫu khác
1.1.2.1. Xơng hàm và các mốc thần kinh liên quan
- Xơng hàm trên: thân xơng hàm trên gồm các mặt : mt mt, mt
trc,mt di thỏi dng v mt mi.
- Xơng hàm dới : thân xơng hàm dới có 2 mặt :mt ngoi v mt trong
1.1.2.2. Khẩu cái
- Vùng khẩu cái có hai phần rõ rệt: khu cỏi cng v khu cỏi mm
- Các mạch máu và dây thần kinh của vùng khẩu cái :
+ Động mạch khẩu cái lớn: đi qua ống khẩu cái lớn và chui ra ở lỗ khẩu
cái lớn rồi đi ra phía trớc của vòm khẩu cái.
+ Động mạch mũi khẩu cái tách ra từ động mạch vách mũi.
+ Các tĩnh mạch đều đi kèm động mạch cùng tên dẫn máu đổ vào đám rối
tĩnh mạch chân bớm và các tĩnh mạch của niêm mạc mũi.
+ Các dây thần kinh đều tách ra từ dây thần kinh hàm trên (V2) và đi
cạnh động mạch nh: dây thần kinh khẩu cái lớn,dây thần kinh mũi khẩu
cái.
1.2. Mt s c im sinh lý, thm m ca mụ nha chu
1.2.1. c im sinh lý ca li
1.2.1.1. Phõn loi mụ nha chu theo Maynard v Wilson: Cú 4 loi
- Loi I: mo xng rng dy, mụ li dy,chiu cao li bỏm dớnh t 3-

5mm.
- Loi II: mo xng rng dy, mụ li mng di 2mm,chiu cao li
bỏm dớnh di 3mm.
6
- Loại III: mào xương ổ răng mỏng có cảm giác sờ thấy chân răng, mô lợi
dầy,chiều cao mô lợi sừng hóa bình thường 3-5mm
- Loại IV: mào xương ổ răng mỏng, mô lợi mỏng dưới 2mm, nhìn thấy
được chân răng qua mô nha chu, loại này có nguy cơ tụt lợi cao.
1.2.1.2. Khoảng sinh học
- Khoảng sinh học hay chiều cao sinh học được tính từ đáy túi lợi tới đỉnh
của mào xương ổ răng.Chiều cao trung bình là 2mm.
1.2.2. Một số tiêu chuẩn thẩm mỹ của mô lợi
1.2.2.1. Đường nối cổ răng
- Các đường nối thẩm mỹ theo Caudill và Chiche: có 4 loại:
+ Loại I thẩm mỹ :cổ của hai răng của bên thấp hơn đường nối giữa cổ của
răng cửa giữa và răng nanh.
+ Loại II thẩm mỹ: cổ của hai răng cửa bên chạm tới đường nối giữa cổ
của răng cửa giữa và răng nanh
+ Loại III thẩm mỹ: cổ của một răng cửa bên chạm tới đường nối giữa cổ
của răng cửa giữa và răng nanh còn bên kia thì không.
+ Loại IV thẩm mỹ: giống dạng III nhưng đường nối một bên chéo hơn
bên kia.
- Các đường nối không thẩm mỹ theo Chiche và Pinault có 3 loại:
+ Loại I không thẩm mỹ: cổ của răng cửa bên cao hơn đường nối giữa cổ
của răng cửa giữa và răng nanh ở một bên hoặc hai bên.
+ Loại II không thẩm mỹ: các răng cửa giữa trồi cao, còn cổ các răng cửa
bên cao hơn đường nối giữa cổ của răng cửa giữa và răng nanh.
+ Loại III không thẩm mỹ: đường viền cổ lợi không cân đối giữa hai răng
cửa giữa.
1.2.2.2. Đánh giá nhú lợi

- Thẩm mỹ: Phải che phủ khoảng giữa các răng, cùng màu với mô lợi ở
phía trên, các nhú lợi có cùng thể tích
- Không thẩm mỹ: nhú lợi quá phát hoặc nhú lợi co để lộ các lỗ đen giữa
các răng
7
1.2.2.3. Đường viền lợi
- Thẩm mỹ: đường viền này đều liên tục, không có các khe tụt lợi
- Không thẩm mỹ: đường viền lợi không đều, có các khe tụt lợi
1.2.2.4. Phân loại mức độ tụt lợi theo Miller : có 4 mức độ:
- Độ I: tụt lợi chưa tới ranh giới lợi bám dính và niêm mạc miệng, nhú lợi
hai bên răng tụt lợi bình thường
- Độ II: tụt lợi tới hoặc quá đường ranh giới lợi bám dính và niêm mạc
miệng, nhú lợi hai bên răng tụt lợi bình thường
- Độ III: tụt lợi tới hoặc quá đường ranh giới lợi bám dính và niêm mạc
miệng, nhú lợi hai bên răng tụt lợi cũng bị co do mất xương giữa hai răng
nhưng còn cao hơn đáy tụt lợi
- Độ IV: tụt lợi tới hoặc quá đường ranh giới lợi bám dính và niêm mạc
miệng, tụt lợi theo toàn bộ chu vi răng hoặc không còn nhú lợi
1.3. Nguyên nhân dẫn đến răng vĩnh viễn mọc ngầm
- U răng
- Bệnh lý quanh thân răng: nang thân răng
- Răng thừa ngầm hoặc không ngầm
- Sự hình thành bất thường của chân răng
- Thiếu khoảng
- Sự lạc chỗ và hướng mọc bất thường của mầm răng vĩnh viễn
- Răng sữa không tiêu chân răng
- Một số nguyên nhân khác:lợi xơ hóa ,chấn thương …
1.4. Biến chứng của răng vĩnh viễn mọc ngầm tới hàm răng và các
răng lân cận
- Gây mất khoảng và bệnh lý của răng sữa

- Hình thành nang thân răng
- Thân răng ngầm bị tiêu
- Tiêu chân răng lân cận
- Gây tiêu xương ổ răng của răng lân cận
- Xoay và nghiêng các răng lân cận
8
1.5. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh răng ngầm
- Phim toàn cảnh : nhằm đánh giá tình trạng cuống răng đóng hay mở,xác
định hướng răng mọc ngầm, vị trí trên-dưới và gần-xa và một số nguyên
nhân gây ra răng mọc ngầm khi phối hợp với các phim khác.
- Phim sau huyệt ổ răng: giúp xác định tốt vị trí theo chiều gần xa, không
xác định chính xác vị trí theo chiều trên dưới và chiều trong ngoài.
- Phim mặt nghiêng : Để chẩn đoán vị trí răng ngầm theo chiều trên dưới
và trước sau.
- Phim chụp cắt lớp vi tính: Phim xác định vị trí răng ngầm tốt nhất theo 3
chiều không gian và dựng được hình ảnh 3D rất tốt
1.6. Các giải pháp điều trị cho răng ngầm: Trong nghiên cứu của chúng
tôi sẽ đề cập tới 2 giải pháp là phẫu thuật lấy bỏ răng ngầm và phẫu thuật
bộc lộ kết hợp với kéo chỉnh nha đưa răng ngầm về cung.
1.7. Một số phương pháp phẫu thuật xử trí răng mọc ngầm vùng
trước
1.7.1. Phẫu thuật bộc lộ răng ngầm: có 4 phương pháp:
1.7.1.1. Phương pháp cắt lợi: cắt bỏ phần lợi che phủ trên phần răng cần
bộc lộ để lại khoảng 3mm lợi sừng hóa vùng cổ răng ngầm bằng kỹ thuật
cắt lợi vát trong.
1.7.1.2. Phương pháp di chuyển vạt
+ Vạt di chuyển về phía cuống: giống trong phẫu thuật vạt trượt về phía
cuống trong kéo dài thân răng.
+ Vạt di chuyển về phía cuống kết hợp với sang bên: Cần có ít nhất 6mm
mô lợi sừng hóa trên vùng cho mới đủ chỉ định áp dụng vạt xoay sang bên

và trượt về phía cuống để tránh tụt lợi, thay đổi hình thể lợi trên vùng răng
cho.
1.7.1.3. Phương pháp vạt tiền đình: tạo một vạt lợi niêm mạc toàn bộ để
nhìn thấy phần răng ngầm có xương che phủ ở phía dưới.
1.7.1.4. Phương pháp vạt khẩu cái: tạo vạt bao đi trong rãnh túi lợi ở
mặt trong vòm miệng trong trường hợp răng ngầm ở phía khẩu cái.
9
1.7.2. Phẫu thuật tạo hình nha chu áp dụng sau chỉnh nha
- Phẫu thuật vạt di chuyển về phía thân răng đơn thuần
- Phẫu thuật vạt di chuyển sang bên đơn thuần và các biến thể .
- Phẫu thuật ghép tổ chức liên kết đơn thuần hoặc kết hợp với vạt di
chuyển về phía thân răng hoặc sang bên.
- Phẫu thuật tái tạo mô có hướng dẫn.
1.8. Các giai đoạn điều trị kéo răng ngầm bằng chỉnh nha
- Giai đoạn chỉnh nha tạo khoảng trước phẫu thuật
- Giai đoạn phẫu thuật bộc lộ kết hợp đặt thiết bị kết nối lên răng
ngầm
+ Phẫu thuật bộc lộ: Khí cụ chỉnh nha thường được gắn luôn lên răng
ngầm cùng với thì phẫu thuật khi lựa chọn giải pháp kéo ngầm hoặc sau
phẫu thuật bộc lộ một tuần khi lựa chọn giải pháp kéo hở. Thường kết hợp
phẫu thuật loại bỏ nguyên nhân như răng thừa ngầm, u răng…
+ Các phương pháp gắn kết nối lên răng ngầm
- Sử dụng dây thép quấn quanh cổ răng
- Sử dụng chốt có ren
- Khoan lỗ nhỏ gần rìa cắn
- Sử dụng khâu chỉnh nha.
- Sử dụng mắc cài chỉnh nha tiêu chuẩn
- Sử dụng các thiết bị chỉnh nha chuyên dụng: button
1.8.3. Giai đoạn chỉnh nha kéo răng ngầm
- Phương pháp dùng dây chỉnh nha nhỏ đàn hồi

- Phương pháp 2 dây
- Phương pháp kết nối với dây cung chính cứng đơn thuần
- Phương pháp kết nối với dây chỉnh nha cứng bẻ phù hợp
- Phương pháp dùng khâu răng hàm hoặc miniscrew
- Phương pháp dùng lực hút nam châm
- Phương pháp kết nối với cánh tay phụ từ cung khẩu cái
10
1.9. Kỹ thuật lấy mảnh ghép tổ chức liên kết từ vòm miệng
1.9.1. Kỹ thuật thông thường ( Kỹ thuật sập bẫy: technique de la trappe)
đơn giản nhưng do có 2 đường rạch giảm căng nên nguy cơ hoại tử vùng
cho và tổn thương bó mạch thần kinh khẩu cái lớn cao.
1.9.2. Kỹ thuật của Bruno: Kỹ thuật này khó hơn nhưng ít gây tổn
thương hơn, được chúng tôi áp dụng trong nghiên cứu.
1.9.3. Kỹ thuật rạch song song của Langer et Langer: sử dụng loại
dao có 2 lưỡi số 15 song song và cách nhau 1,5-2mm có thể điều chỉnh
1.10. Biến chứng trong xử trí răng vĩnh viễn ngầm
1.10.1.Biến chứng do phẫu thuật
- Tai biến trong phẫu thuật: chảy máu,thủng xoang hàm, nền mũi, tổn
thương dây thần kinh, tổn thương răng và mô nha chu của răng lân cận
- Tai biến sau phẫu thuật :nhiễm trùng ,chảy máu,tai biến cho các răng
liên quan: lung lay răng, chết tủy răng…
1.10.2. Biến chứng trong và sau quá trình chỉnh nha
- Bong khí cụ chỉnh nha gắn trên răng ngầm, đứt dây kéo ngầm.
- Biến chứng về nha chu: như tiêu xương, tụt lợi, mất lợi bám dính
- Tiêu chân răng có thể gặp trên răng ngầm và các răng lân cận.
1.11. Một số nghiên cứu trước đây về răng ngầm vùng trước
- Nghiên cứu của Hameedullah Jan và cộng sự (2009)
- Nghiên cứu của M.H Aras và cộng sự (2006)
- Nghiên cứu của A. Becker và S. Chaushu ( 2003)
- Nghiên cứu khác của A. Becker và cộng sự (2010)

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những bệnh nhân có răng vĩnh viễn mọc ngầm vùng trước có
chỉ định sử dụng phẫu thuật hỗ trợ chỉnh nha.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn
Chọn các bệnh nhân có tất cả các tiêu chuẩn sau:
11
- Các răng ngầm đã quá tuổi mọc 24 tháng so với răng đối xứng mà không
mọc được vào cung hàm hoặc các răng không có khả năng mọc vào cung
hàm dựa trên Xquang và khám lâm sàng.
- Các răng mọc ngầm thuộc vùng trước (gồm 6 răng phía trước mỗi hàm).
- Bệnh nhân đồng ý hợp tác.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: khi có 1 trong các tiêu chuẩn sau:
- Bệnh nhân có dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt nặng gây thiếu xương ổ răng
mà cần phải có phẫu thuật ghép xương.
- Bệnh nhân có các bệnh toàn thân hay mang thai mà không có chỉ định
can thiệp phẫu thuật.
- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc tê, thuốc gây mê và kháng sinh.
2.1.3 Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành từ 01/2006 tới 05/2011 tại khoa PTTM và
khoa Nắn chỉnh răng Bệnh Viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội và Viện Đào
Tạo Răng Hàm Mặt
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu can thiệp lâm sàng mở không đối chứng nhằm đánh giá
hiệu quả can thiệp theo mô hình trước-sau.
2.2.2. Chọn cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc kiểm định tỷ lệ phần trăm
một nhóm mô tả. Cỡ mẫu tối thiểu cần có là 67 bệnh nhân. Trên thực tế,
chúng tôi đã chọn được 88 bệnh nhân trong đó có 74 bệnh nhân có răng

mọc ngầm cần nắn chỉnh.
2.2.3. Cách lấy mẫu
Sử dụng kỹ thuật lấy mẫu không xác suất: mẫu thuận tiện: lựa chọn
được 88 bệnh nhân với 102 răng ngầm gồm cả nam và nữ tuổi từ 9 đến 29.
Trong 88 bệnh nhân có 74 bệnh nhân cần nắn chỉnh với 81 răng ngầm
được phẫu thuật bộc lộ kéo chỉnh nha và kết quả 76 răng ngầm được đưa
về cung.
12
2.4. Các bước tiến hành nghiên cứu
- Lập phiếu thu thập thông tin
- Đánh giá hình thái lâm sàng, Xquang
- Chẩn đoán hình ảnh
- Phẫu thuật hỗ trợ và điều trị chỉnh nha trong xử trí các răng vĩnh viễn
mọc ngầm vùng trước
- Đánh giá kết quả sau phẫu thuật bộc lộ và kết thúc chỉnh nha
Bảng 2.2: Đánh giá kết quả trong và sau phẫu thuật 1 tuần
Tiêu chí Tốt Khá Kém
Vết mổ
Không nhiễm trùng
chảy máu, không
đau và liền đúng.
Vết mổ liền không
đúng vị trí, có sự co
kéo
Chảy máu, nhiễm
trùng, không liền
R ngầm và
lân cận
Không lung lay và
tủy sống

Lung lay độ II, tủy
R vẫn sống
Lung lay độ III,
IV hoặc chết tủy
Lợi sừng hóa Không thay đổi Thiếu lợi sừng hóa Mất lợi sừng hóa
Vạt lợi
Đủ độ dày, đặt
đúng trên vị trí
chính giữa R ngầm
Mỏng, đặt không
đúng vị trí trung
tâm R ngầm
Rách vạt, vị trí
vạt sai, vạt quá
căng.
Bảng 2.3: Đánh giá kết quả sau khi kết thúc kéo nắn chỉnh nha
Tiêu chí Tốt Khá Kém
Chức năng Ăn nhai không đau
Ăn nhai yếu, chỉ
ăn đồ mềm
Không ăn nhai
được ở răng đó
R ngầm và
lân cận
Chắc, không chết
tủy, không bị tiêu
chân. Vị trí và trục
răng ngầm đúng.
Lung lay độ II,
phần chân,cổ

răng ngầm nhô
Lung lay độ III,
IV, chết tủy,tiêu
chân. Phần thân,
chân răng nhô.
Mức độ tụt lợi
theo Miller
Không tụt lợi, mô
nha chu đẹp, hài
hòa.
Tụt lợi độ I, mô
lợi không thẩm
mỹ.
Tụt lợi độ II, III,
IV, mô lợi không
thẩm mỹ.
Mô nha chu
Thuộc loại I, II, III.
Mô lợi đẹp, lợi sừng
hóa đủ.
Loại IV. Lợi
sừng hóa ít.
không thẩm mỹ.
Không có lợi sừng
hóa.
13
- Xử trí biến chứng của phẫu thuật và kéo nắn chỉnh nha
- Phẫu thuật tạo hình nha chu sau kéo chỉnh nha
- Đánh giá kết quả sau phẫu thuật tạo hình nha chu
Bảng 2.4: Đánh giá kết quả sau phẫu thuật tạo hình nha chu 1 tuần

Tiêu chí Tốt Khá Kém
Vết mổ
Không: đau, chảy
máu, nhiễm trùng.
Liền hoàn toàn.
Vết mổ bị co kéo
và liền không
đúng vị trí
Chảy máu, nhiễm
trùng, không liền,
cần can thiệp lại.
Mức độ tái
che phủ
80 - 100%. 60 – 80%. dưới 60%.
Lợi sừng hóa Bình thường Dưới 2mm Không có
Mô nha chu
theo Maynard
và Wilson
Đẹp, cân đối thuộc
loại I, III.
Không cân đối.
Giữ nguyên mô
nha chu loại II, IV
Thay đổi kém đi
so với trước phẫu
thuật
- Tỷ lệ phần trăm che phủ lại chân răng được tính theo chiều cao của phần
chân răng, cổ răng bị hở được che phủ lại.
Bảng 2.5: Đánh giá kết quả sau phẫu thuật tạo hình nha chu 3 tháng
Tiêu chí Tôt Khá Kém

Mức độ tái che
phủ
80 - 100%. 60 – 80%. Dưới 60%.
Lợi sừng hóa Như R lân cận. Dưới 2mm. Không có
Mô nha chu
Đẹp, cân đối
thuộc loại I, II,
III
Không cân đối,
Giữ nguyên mô
nha chu loại II, IV
Thay đổi kém đi
so với trước phẫu
thuật
Khoảng sinh
học.
không bị xâm
phạm.
dưới 2mm và chưa
có ảnh hưởng phụ.
dưới 2mm có ảnh
hưởng phụ .
Loại tốt cần có tất cả các yếu tố trên. Loại trung bình và loại kém chỉ cần
có một trong các dấu hiệu trên.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu dược xử lý bằng phần mềm
SPSS 16.0 và Epidata 3.0 để tính toán các thông số thực nghiệm: trung
14
bình, độ lệch chuẩn. Test kiểm định: chúng tôi dùng Chi-square test (χ
2
)

Biến định lượng có phân bố không chuẩn chúng tôi sử dụng test kiểm định
phi tham số. Giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê.
Chương 3: KẾT QUẢ
3.1.Về hình thái lâm sàng, Xquang và nguyên nhân răng mọc ngầm
Bảng 3.1: Tỷ lệ từng loại răng ngầm theo giới
Tỷ lệ
Giới
Nam Nữ Tổng số
n % n % N %
Cửa giữa HT 20 55,6 23 34,8 43 42,2 > 0,05
Cửa bên HT 1 2,8 1 1,5 2 2,0
Nanh HT 12 33,3 41 62,1 53 52,0 <0,05
Cửa giữa HD 1 2,8 0 0,0 1 1,0
Cửa bên HD 1 2,8 1 1,5 2 2,0
Nanh HD 1 2,8 0 0,0 1 1,0
Tổng số 36 100,0 66 100,0 102 100,0
Răng nanh ngầm hàm trên gặp ở nữ nhiều hơn ở nam. Khác biệt này có ý
nghĩa thống kê với p < 0.05
Bảng 3.6: Tỷ lệ góc của răng ngầm so với đường giữa
Góc
Răng
0-30 độ 31-45 độ 45 – 90 độ Tổng số
n % n % n % n %
Cửa giữa HT 32 74,4 9 20,9 2 4,7 43 100,0
Nanh HT 26 49,1 12 22,6 15 28,3 53 100,0
Các răng
còn lại
3 50,0 1 16,7 2 33,3 6 100,0
Tổng số 61 59,8 22 21,6 19 18,6 102 100,0
- Răng cửa giữa và răng nanh hàm trên có góc lệch 0-30 độ nhiều nhất

(74,4% và 49.1%) .Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
15
3.2.Các kết quả về phẫu thuật hỗ trợ răng ngầm và sau chỉnh nha
Bảng 3.10: Tỷ lệ hướng xử trí phẫu thuật răng ngầm theo vị trí
Răng
Loại
phẫu thuật
Cửa giữa
hàm trên
Nanh
hàm trên
Các R
còn lại
Tổng số
n % n % n % n %
Lấy
bỏ
Trước
chỉnh nha
5 11,6 12 22,6 2 33,3 19 18,6
23,5
Trong
chỉnh nha
2 4,7 3 5,7 0 0,0 5 4,9
Bộc lộ giữ lại 36 83,7 38 71,7 4 66,7 78 76,5
Tổng số 43 100 53 100 6 100 102 100
Răng cửa giữa hàm trên, răng nanh hàm trên lần lượt có tỷ lệ giữ lại là
83,7%, 71,7% khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.11: Tỷ lệ các phương pháp phẫu thuật bộc lộ răng ngầm
Phương pháp phẫu thuật bộc lộ n %

Cắt lợi 11 10,0
Di chuyển vạt
Về phía cuống đơn thuần 27 24,6
Về phía cuống và sang bên 3 2,7
Vạt tiền đình 49 44,5
Vạt khẩu cái
Vạt khẩu cái không mở cửa sổ 13 11,8
Vạt khẩu cái có mở cửa sổ 7 6,4
Tổng số 110 100,0
Phương pháp phẫu thuật vạt tiền đình chiếm tỷ lệ cao nhất (44,5%), vạt
di chuyển về phía cuống đơn thuần(24,6%),vạt di chuyển về phía cuống và
sang bên( 2,7%).
16
Biểu đổ 3.6: Tỷ lệ thời điểm phẫu thuật bộc lộ
Thời điểm bộc lộ sau khi đủ khoảng chiếm tỷ lệ cao nhất với 56,8% và
thấp nhất là ngay trước khi bắt đầu chỉnh nha với 13,6%.
Bảng 3.14: Nguyên nhân bộc lộ nhiều lần
Nguyên nhân bộc lộ nhiều lần n
% (trên 27
R bộc lộ)
% (trên 52 R
kéo ngầm)
Đứt dây kéo ngầm 6 22,2 11,5
Bong kết nối với răng ngầm 2 7,4 3,9
Răng ngầm, khí cụ xu hướng mọc vào
vùng niêm mạc miệng khi đang kéo
10 37,0 19,2
Thất bại mọc răng 9 33,4 17,3
Tổng số 27 100 51,9
Nguyên nhân răng ngầm và khí cụ gắn trên răng ngầm xu hướng mọc vào

vùng niêm mạc miệng chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 37% hoặc 19,2%.
Bảng 3.20: Sự liên quan giữa phương pháp kết nối với khả năng
bong kết nối khỏi răng ngầm trên bệnh nhân kéo ngầm dưới lợi
Kết nối Không bong Bong kết nối Tổng số
n % n % n %
Khoan lỗ 24 96,0 1 4,0 25 100,0
Gắn mắc cài/ button 26 89,7 3 10,3 29 100,0
Tổng số 48 92,3 4 7,7 54 100,0
Hiện tượng bong kết nối giữa 2 phương pháp kết nối trên có sự khác biệt
nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p=0,621>0,05.
13,6%
29,6%
56,8%
Trước khi chỉnh nha
Trước khi đủ khoảng
cho R ngầm
Sau khi đủ khoảng
cho R ngầm
17
Biểu đồ 3.11: Kết quả sau kết thúc chỉnh nha
Kết quả sau kết thúc chỉnh nha có loại tốt chiếm tỷ lệ cao nhất với 39,5%,
loại khá chiếm 28,9% và loại kém có tỷ lệ 31,6%.
Bảng 3.24: Liên quan giữa phương pháp kéo chính và kết quả
Kết quả sau chỉnh nha
Phương pháp
kéo chính
Tốt
Không
tốt
Tổng

số
Kết nối R ngầm với dây cứng không bẻ dây 16 27 43
Kết nối R ngầm với dây cứng có bẻ dây 11 1 12
Các phương pháp khác: 2 4 6
Tổng số 29 32 61
Sử dụng phương pháp kết nối răng ngầm với dây cung chính cứng không
bẻ dây, kết quả không tốt chiếm 62,8%, phương pháp có bẻ kết quả không
tốt chỉ chiếm 8,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,001<0,05.
3.3. Các kết quả về phẫu thuật tạo hình nha chu sau chỉnh nha
39,5%
28,9%
31,6%
Tốt
Khá
Kém
28,9%
71,1%
Có phẫu thuật tạo hình nha chu
Không phẫu thuật tạo hình
18
Biểu đồ 3.16: Tỷ lệ răng ngầm có phẫu thuật tạo hình nha chu
Tỷ lệ có phẫu thuật tạo hình nha chu chiếm 28,9% và không phẫu thuật tạo
hình nha chu nhiều hơn với 71,1%.
Bảng 3.27: Chiều cao tụt lợi trung bình trước tạo hình và mức độ che
phủ chân răng sau 1 tuần, 3 tháng với phương pháp phẫu thuật
Phương pháp
tạo hình
Chiều cao tụt
lợi trung bình
trước tạo hình

Tỷ lệ % che
phủ chân răng
sau 1 tuần
Tỷ lệ % che
phủ chân răng
sau 3 tháng
Vạt di chuyển về phía
thân R có hoặc không
ghép tổ chức liên kết
2,4±0,6 94,7 ± 16,9 87,3 ± 16,1
Min-Max
1,5 – 3,3 44,5 – 100,0 52,6 – 100,0
Vạt di chuyển sang
bên có hoặc không
ghép tổ chức liên kết
2,6±0,7 90,3 ± 8,5 75,2 ± 16,9
Min-Max
1,9 – 4,0 66,7 – 100,0 38,5 – 100,0
Sự khác biệt giữa 2 phương pháp không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
3.3.5. Chiều cao lợi sừng hóa tăng thêm sau phẫu thuật tạo hình nha
chu 3 tháng
Bảng 3.28: Chiều cao lợi sừng hóa tăng lên sau tạo hình 3 tháng
Phương pháp tạo hình
Chiều cao lợi sừng hóa
tăng lên sau 3 tháng (mm)
Min-max
(mm)
Vạt di chuyển về phía thân R có
hoặc không ghép liên kết (n=10)
0,17 ± 0,15 0,0 - 0,4

Vạt di chuyển sang bên có hoặc
không ghép liên kết (n=12)
2,70 ± 0,81 1,0 – 4,0
19
Với phương pháp sử dụng vạt di chuyển về phía thân răng chiều cao lợi
sừng hóa tăng lên ở mức 0,17mm ± 0,15mm.Phương pháp sử dụng vạt
sang bên, lợi sừng hóa tăng lên ở mức 2,70mm ± 0,81mm.
Chương 4: BÀN LUẬN
4. 1 Về hình thái lâm sàng, Xquang và nguyên nhân răng mọc ngầm
4.1.1 Phân bố tỷ lệ từng loại răng ngầm và tỷ lệ theo giới
Bảng 3.1 cho thấy răng nanh ngầm hàm trên chiếm tỷ lệ nhiều
nhất trong nhóm răng phía trước với 52%, răng cửa giữa hàm trên với tỷ lệ
42,2%. Như vậy, trong nhóm răng phía trước 2 loại răng ngầm nêu trên đã
chiếm tổng số 94,2% các trường hợp. Tỷ lệ này giải thích vì sao các tài
liệu, nghiên cứu hầu hết đều chỉ đề cập về răng nanh ngầm và răng cửa
giữa ngầm hàm trên riêng lẻ. Răng nanh hàm dưới của chúng tôi có tỷ lệ
bằng 1/52 so với răng nanh hàm trên nhỏ hơn nhiều so với tỷ lệ 1/20 của
các nghiên cứu khác hay tỷ lệ 1/14,3 của Hameedullah Jan (2009).
Về giới tính, răng nanh ngầm hàm trên có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê trong khi các răng ngầm còn lại không có sự khác biệt. Kết quả
của chúng tôi có tỷ lệ nam/nữ ở răng nanh ngầm hàm trên là 12/41cũng
gần tương đương với của Mohammad Hosein (2009) với tỷ lệ 19/61.
4.1.5 Góc của răng ngầm với đường giữa
Bảng 3.6 cho thấy xu hướng răng cửa giữa hàm trên ít lệch hơn so
với răng nanh hàm trên. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Răng cửa giữa hàm trên góc từ 0-30 độ chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 74,4%
và góc từ 45-90 độ chỉ có 4,7% trong khi răng nanh tương ứng là 49,1%
và 28,3%. Tác giả Mandall và cộng sự (2000) có kết quả về tỷ lệ các góc
tương ứng là 34,1% và 65,9%. Tác giả Mohammad Hosein và cộng sự
(2009) cho kết quả về tỷ lệ các góc tương ứng là 40% và 60%. Như vậy có

một sự khác biệt nhất định do 2 tác giả nước ngoài chỉ đánh giá thông qua
các phim Xquang thông thường còn chúng tôi đánh giá cả trên Xquang và
thực tế phẫu thuật.
20
4.2. Phẫu thuật bộc lộ răng ngầm và kết quả sau chỉnh nha
4.2.1. Về phẫu thuật lấy bỏ, giữ lại răng ngầm
Bảng 3.10 cho thấy số răng ngầm chúng tôi phải lấy bỏ chiếm
23,5% và giữ lại 76,5%. Trong số 24 răng ngầm được lấy bỏ thì đáng chú
ý có 5 trường hợp lấy bỏ trong khi chỉnh nha mà nguyên nhân do 2 trường
hợp chân răng ngầm dị dạng gấp góc 90 độ ngay vùng 1/3 chân răng về
phía thân, 2 trường hợp do trục răng và vị trí chóp răng không thuận lợi và
1 trường hợp do lập kế hoạch điều trị ban đầu chưa tốt. Như vậy, cần có sự
hỗ trợ của phim CT khi có nghi ngờ chân răng dị dạng nặng. Nếu tính
riêng trong 53 răng nanh ngầm hàm trên thì tỷ lệ giữ lại trong nghiên cứu
của chúng tôi là 71,7% và lấy bỏ là 28,3%. Theo Mohammad Hosein và
cộng sự (2009) nghiên cứu trên 146 răng nanh ngầm hàm trên thì tỷ lệ giữ
lại và lấy bỏ cũng tương đồng với chúng tôi và tương ứng là 70,54% và
29,46%.
4.2.2. Phẫu thuật bộc lộ
Trong nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.11, cả 6 phương pháp
phẫu thuật bộc lộ đều được áp dụng trên tổng số 110 lần phẫu thuật. Phẫu
thuật được áp dụng nhiều nhất là phương pháp vạt tiền đình và ít nhất là
vạt trượt về phía cuống và sang bên.
4.2.3 Thời điểm phẫu thuật bộc lộ
Biểu đồ 3.6 cho thấy thời điểm bộc lộ trước khi chỉnh nha chiếm
tỷ lệ ít nhất với 13,6%. Thời điểm này chỉ nên áp dụng khi có phối hợp với
loại trừ nguyên nhân gây cản trở răng ngầm như u răng, răng thừa ngầm
để tạo thuận lợi cho răng tự mọc đồng thời với giai đoạn tạo khoảng sau
đó. Bộc lộ trước khi chỉnh nha đơn thuần mà không cần có phẫu thuật lấy
bỏ nguyên nhân sẽ có nhiều nhược điểm. Theo quan điểm mới của Kokick

và Mathews, răng nanh ngầm phía khẩu cái bộc lộ ở thời điểm trước chỉnh
nha với vạt khẩu cái có mở cửa sổ mà chưa cần gắn khí cụ lên răng ngầm
rất hiệu quả. Lúc này răng ngầm có thể tự mọc vào khoang miệng xuống
vị trí nông hơn và dịch chuyển về gần vị trí đúng của răng. Thời điểm bộc
lộ sau chỉnh nha nhưng khoảng cho răng ngầm chưa đủ chiếm tỷ lệ thứ hai
với 29,6%.
21
Thời điểm phẫu thuật bộc lộ sau khi đủ khoảng chiếm tỷ lệ nhiều
nhất với 56,8%. Đây là thời điểm lý tưởng khi không cần phải loại bỏ
nguyên nhân gây cản trở răng ngầm. Do vậy, việc tạo đủ khoảng nên được
thực hiện đầu tiên sau đó mới phẫu thuật bộc lộ để thúc đẩy việc răng
ngầm tự mọc xuống vị trí thấp hơn và tạo điều kiện cho lựa chọn, tiến
hành phẫu thuật bộc lộ cũng như việc kéo chỉnh nha trở nên dễ dàng hơn.
4.2.4. Nguyên nhân bộc lộ nhiều lần và mối quan hệ giữa số lần bộc lộ
với mức độ khó của răng ngầm
Bảng 3.14 cho thấy nguyên nhân đứt dây kéo ngầm chiếm 11,5%,
bong kết nối 3,9% và thất bại mọc răng là 17,3%. So với nghiên cứu và
của Pearson và cộng sự (1997) trên 70 răng kéo ngầm dưới niêm mạc cho
kết quả tương ứng là 10%, 4,3% và 8,6%. Như vậy, nguyên nhân đứt dây
kéo ngầm của chúng tôi cao hơn một chút mà nguyên nhân do chúng tôi
sử dụng dây có kích thước nhỏ và xoắn lại quá nhiều nên dễ bị đứt hơn. Tỷ
lệ bong kết nối giữa 2 nghiên cứu là tương đương mà nguyên nhân do việc
kiểm soát dịch trong quá trình gắn khó khi tiến hành cùng thì với phẫu
thuật. Nguyên nhân thất bại mọc răng của chúng tôi cao hơn hẳn 17,3% so
với 8,6%. Điều này có thể được giải thích bởi tỷ lệ bộc lộ trước khi đủ
khoảng khá cao tới 43,2% ảnh hưởng tới khả năng kiểm soát hướng kéo
răng ngầm và đặc biệt việc trao đổi thông tin giữa bác sỹ phẫu thuật và bác
sỹ chỉnh nha về vị trí thực tế răng ngầm trong khi bộc lộ còn chưa được
thực hiện. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn thấy một nguyên
nhân do răng ngầm hay khí cụ gắn xu hướng mọc vào vùng niêm mạc

miệng với tỷ lệ khá cao 19,2%. Nguyên nhân này chưa thấy đề cập trong
các nghiên cứu khác và đây là nguyên nhân đáng được quan tâm.
4.2.11. Vấn đề kết nối trên răng ngầm
Bảng 3.20 cho thấy khả năng bong kết nối giữa phương pháp
khoan lỗ và phương pháp gắn khi cụ mắc cài, button là không có sự khác
biệt (p>0,05). Do vậy, việc áp dụng giải pháp khoan lỗ chỉ nên cho một số
trường hợp đặc biệt như vị trí sâu, cao, trục răng không thuận lợi, khó
kiểm soát dịch và việc mở xương cả 2 mặt ở phần rìa cắn không gây sang
chấn nhiều. Việc gắn bằng mắc cài trong trường hợp kéo ngầm có nhiều
22
hạn chế như kích thước lớn, nhiều góc cạnh cản trở và nhiều trường hợp,
khi bộc lộ lần hai thấy tổ chức xơ bám nhiều xung quanh các cánh của
mắc cài, chưa kể hướng kéo khó thay đổi linh hoạt. Trong khi khí cụ
chuyên dụng button khắc phục được tất cả các nhược điểm trên nhưng tỷ
lệ sử dụng còn quá thấp với 8,6%.
4.2.13. Kết quả sau kết thúc chỉnh nha và mối liên quan
Vấn đề này được thể hiện trên biều đồ 3.11, bảng từ 3.24. Kết quả
sau kết thúc chỉnh nha có tỷ lệ tốt chiếm tỷ lệ cao nhất nhưng cũng chỉ
chiếm 39,5% chứng tỏ việc kéo chỉnh nha các răng ngầm đạt được kết quả
toàn diện về mặt chức năng, thẩm mỹ không đơn giản. Kết quả khá chiếm
28,9% mà biểu hiện chủ yếu là tụt lợi độ I của Miller, chân răng và cổ
răng nhô ra ngoài hay lợi sừng hóa ít hoặc phối hợp nhiều dấu hiệu trên.
Kết quả kém chiếm tới 31,6% do các biểu hiện như tụt lợi độ II trở lên
theo Miller, không có lợi sừng hóa, trục răng lệch ngoài, tiêu chân răng
bên cạnh, tiêu chân răng ngầm, lung lay răng độ III hay không ăn nhai
được trên răng đó. Về mối quan hệ giữa hướng kéo chủ đạo, phương pháp
kéo với kết quả sau chỉnh nha thấy có sự khác biệt rõ rệt (p<0,001) ở chỗ
hướng kéo qua trung tâm sống hàm cho kết quả sau chỉnh nha tốt hơn hẳn
so vơi hướng kéo không qua trung tâm sống hàm. Nguyên nhân khi hướng
kéo không qua trung tâm sống hàm mà chủ yếu là hướng kéo ra ngoài với

phương pháp kết nối trục tiếp với dây cung chính không bẻ sẽ dẫn tới răng
ngầm lộ hoặc xu hướng lộ ở vị trí không đúng như ở vùng niêm mạc thay
vì vùng lợi sừng hóa ở trung tâm sống hàm. Kết quả sau chỉnh nha sẽ
không tốt do ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sức khỏe nha chu trên răng ngầm.
4.3. Bàn luận về phẫu thuật tạo hình nha chu sau chỉnh nha
4.3.1. Tỷ lệ răng ngầm có phẫu thuật tạo hình nha chu và nguyên
nhân không phẫu thuật tạo hình nha chu
Như đã phân tích ở phần biến chứng sau kết thúc chỉnh nha có tới
50,6% số răng ngầm có tụt lợi hoặc không có lợi sừng hóa, vì cả lý do
phẫu thuật và chỉnh nha. Do vậy, phẫu thuật tạo hình nha chu hỗ trợ sau
chỉnh nha là tất yếu nhằm cải thiện thẩm mỹ cho răng ngầm vùng trước.
Tuy nhiên theo biểu đồ 3.16 chúng tôi chỉ tiến hành được cho 28,9% tổng
23
số răng ngầm sau kết thúc chỉnh nha. Nguyên nhân không tạo hình nha
chu mặc dù mô nha chu không đẹp có nguyên nhân do bệnh nhân không
đồng ý chiếm 35% mà hầu hết ở trên các bệnh nhân trẻ chưa ý thức về
thẩm mỹ và rất sợ. Nguyên nhân thứ hai chiếm 65% là do bệnh nhân
không có đủ điều kiện cho phẫu thuật như trục răng quá nhô, tiêu xương
tụt lợi nặng.
4.3.3. Chiều cao tụt lợi trung bình trước tạo hình và mức độ che phủ
chân răng sau 1 tuần, 3 tháng với phương pháp phẫu thuật
Bảng 3.27 cho thấy phương pháp phẫu thuật tạo hình nha chu sử
dụng vạt di chuyển về phía thân răng trong đề tài của chúng tôi áp dụng 10
bệnh nhân có độ tụt lợi trung bình 2,4mm và lợi sừng hóa đảm bảo tối
thiểu 3mm, tỷ lệ che phủ chân răng sau 1 tuần và 3 tháng tương ứng là
94,7% và 87,3%. Như vậy, theo thời gian có sự giảm về khả năng che phủ
của vạt là 7,4% do xu thế cuộn trở lại của vạt về vị trí ban đầu. Do vậy, khi
đặt vạt ở vị trí mới chúng ta nên đặt quá khoảng 1mm để bù trừ và đảm
bảo vạt không căng. So sánh với các tác giả khác như của Blanc và cộng
sự (1991) nghiên cứu trên 9 bệnh nhân có độ tụt lợi trung bình lên tới

5,2mm nên tỷ lệ che phủ chân răng chỉ là 65% sau 3 tháng thấp hơn của
chúng tôi.Phương pháp phẫu thuật tạo hình nha chu sử dụng vạt di chuyển
sang bên trong đề tài của chúng tôi áp dụng cho 12 bệnh nhân có độ tụt lợi
trung bình 2,6mm và không có lợi sừng hóa, kết quả che phủ chân răng
sau 1 tuần và 3 tháng là 90,3% và 75,2%. Sự chênh lệch khá lớn giữa 2
thời điểm đánh giá 15,1% và tỷ lệ che phủ sau 3 tháng thấp hơn so với
phương pháp vạt trượt về phía thân răng. Mặc dù chưa có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê do cỡ mẫu chưa đủ lớn nhưng sự chênh lệch này cũng cho
thấy kết quả về mặt che phủ của phương pháp vạt di chuyển sang bên kém
hơn phương pháp vạt trượt về phía thân răng. So sánh với các tác giả khác
như nghiên cứu của Espinel và Caffesse (1981) trên 14 bệnh nhân có độ
tụt lợi trung bình 3,1mm, kết quả che phủ sau 6 tháng là 74% gần giống
của chúng tôi là 75,2. Trong nghiên cứu của chúng tôi những trường hợp
24
áp dụng vạt trượt sang bên cho răng cửa giữa trên, đây là vị trí có độ rộng
tụt lợi lớn, kết quả che phủ thấp nhất chỉ đạt 38,5% sau 3 tháng. Như vậy
chiều cao và độ rộng của tụt lợi cũng ảnh hưởng tới kết quả che phủ.
4.3.4. Chiều cao lợi sừng hóa tăng thêm sau tạo hình nha chu 3 tháng
Bảng 3.28, với phương pháp sử dụng vạt di chuyển về phía thân
răng chiều cao lợi sừng hóa tăng lên ở mức trung bình 0,17mm. So sánh
với tác giả Blanc và cộng sự (1991) chiều cao lợi sừng hóa tăng được
0,7mm. Như vậy, chiều cao lợi sừng hóa tăng lên thay đổi khá nhiều và có
vẻ theo thời gian chiều cao lợi sừng hóa sẽ cải thiện tốt hơn.
Phương pháp sử dụng vạt sang bên, lợi sừng hóa trong nghiên cứu
của chúng tôi tăng lên ở mức 2,70mm. So với các tác giả khác như của
Espinel và Caffesse (1981) sau 6 tháng chiều cao lợi sừng hóa tăng lên
4mm, của tác giả Waite (1984) sau 3 tháng con số này là 2,8mm khá
tương đồng với của chúng tôi. Như vậy, phương pháp này cho tỷ lệ che
phủ thấp hơn, nhưng sự cải thiện về chiều cao lợi sừng hóa lại tốt hơn so
với phương pháp vạt di chuyển về phía thân răng.

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 102 răng ngầm vùng trước trên 88 bệnh nhân chúng tôi đi
đến những kết luận sau:
1. Đặc điểm hình thái lâm sàng, X quang và nguyên nhân răng ngầm
1.1. Đặc điểm lâm sàng, X quang
- Răng nanh ngầm hàm trên và răng cửa giữa hàm trên hay gặp nhất
(chiếm 52 và 42,2%). Ở nam giới hay gặp răng cửa giữa hàm trên ngầm
với 55,6%, nữ giới hay gặp răng nanh hàm trên ngầm với 61,2%.
- Về vị trí trong ngoài, răng ngầm chủ yếu ở vị trí tiền đình và trung tâm
kể cả răng nanh ngầm hàm trên. Về vị trí gần xa, răng cửa giữa hàm trên
hay gặp ở vị trí giữa 88,4%, răng nanh hàm trên hay gặp ở vị trí cạnh chân
răng kế bên là 41,5%. Về vị trí trên dưới, các răng ngầm hầu hết ở vị trí
gần hoặc xa đường CEJ nhưng dưới chóp răng.
25

×