ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sán lá gan lớn do Fasciola spp. gây nên. Theo Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) bệnh sán lá gan lớn (SLGL) là một trong những vấn đề y tế quan
trọng và được phát hiện ngày càng nhiều ở người và động vật [34], [35].
Bệnh SLGL ở người do hai loài Fasciola gigantica và Fasciola
hepatica gây ra. Mặc dù F. hepatica được coi là có nguồn gốc ở Châu Âu,
nhưng cho đến nay loài này đã có mặt và phân bố rộng rãi trên thế giới. Vùng
dịch tễ chủ yếu của loài sán này là Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Đại Dương
[31]. Ở Châu Á, Châu Phi nhiễm phối hợp cả hai loài [22], [26], [31],. F.
gigantica có xu hướng xuất hiện ngày một nhiều ở vùng nhiệt đới Châu Phi,
Châu Á và vùng Đông Nam Á [14], [30], [33]. Tại Nhật Bản và Hàn Quốc
các tác giả đã phát hiện ra có 03 loại hình thái gen 2n, 3n và loài Fasciola sp.
có thể 2n/3n [32].
Giữa thập kỷ 90, bệnh SLGL được phát hiện lây truyền từ động vật
sang người. Ngày nay, bệnh SLGL được coi là bệnh mới nổi (emerging) hoặc
mới nổi lại (re-emerging) ở nhiều nước trên thế giới, với sự gia tăng tỷ lệ
nhiễm, cường độ nhiễm và sự lan rộng về địa lý [17]. Các nghiên cứu bệnh
SLGL trong những năm vừa qua đã chứng minh bệnh này nằm trong danh
sách các bệnh ký sinh trùng (KST) quan trọng ở người. Giả thuyết đặt ra có
khả năng bệnh lây truyền được từ người sang người [34].
Tại Việt Nam trong những năm qua bệnh SLGL nổi lên như một bệnh
KST phổ biến và trầm trọng. Các ca bệnh SLGL được thông báo có mắc tại
47 tỉnh thành trong toàn quốc [11]. Diễn biến của bệnh trên người tại các thời
điểm nhiễm bệnh khác nhau, biểu hiện bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, theo
hầu hết các tác giả thì biểu hiện lâm sàng (LS) của nhóm bệnh này thường
không rõ ràng. Việc chẩn đoán và điều trị sớm cùng là một đòi hỏi trong công
1
tác phòng chống bệnh tại cộng đồng. Ngày 03/9/2006, Bộ Y tế đã ban hành
Quyết định số 3420/2006/QĐ-BYT về việc hướng dẫn chẩn đoán và điều trị
bệnh SLGL ở người [1].
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề:
“Đặc điểm dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan lớn ở người”
nhằm mục tiêu: “Cập nhật tình hình dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị bệnh
sán lá gan lớn Fasciola spp. trên thế giới và tại Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay”.
2
NỘI DUNG
I. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC BỆNH SÁN LÁ GAN LỚN
1. Lịch sử nghiên cứu bệnh sán lá gan lớn
SLGL là một loại KST chủ yếu gây bệnh ở động vật ăn cỏ như trâu, bò,
cừu…đã được các nhà thú y mô tả từ lâu. SLGL gây bệnh ở người được xem
như KST lạc chủ. Bệnh SLGL ở người đã được thông báo ở các nước thuộc
châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Tác nhân gây bệnh phụ thuộc và nhiều giống
(genera) Fasciola và Fascioloides. Loài sán lá này được ghi nhận gây bệnh ở
người từ thời kỳ đồ đá đến thời kỳ đồ sắt La Mã, khoảng từ 3.500 BC đến 200
AD, bằng sự phát hiện ra trứng SLGL trong các xác ướp Ai Cập thời các
Pharaon.
Những ca bệnh SLGL do F. gigantica đầu tiên ở người được Codvell
và cs công bố từ năm 1928. Năm 1994, 2 SLGL trưởng thành được thu hồi ở
2 bệnh nhân trong quá trình phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng và
được Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương xác định bằng hình
thái học là F. gigantica [4], [7]. Kể từ đầu những năm 2000 đến nay, việc
nghiên cứu bệnh SLGL tại Việt Nam mới thực sự được quan tâm.
1.1. Phát hiện SLGL trưởng thành
Vào năm 1379, trên tạp chí Le Bon Berger (The Good Schepherd) tác
giả người Pháp Jehan de Brie, người đầu tiên liên hệ nguồn gốc của bệnh trên
cừu với một loài sán hay gặp ở cừu, sau đó được gọi là sán lá gan cừu ( sheep
liver fluke). Tên gọi này được giữ cho đến năm 1758, Carl von Linaeus, ông
tổ của ngành phân loại học đặt tên cho loài sán cừu này là F. hepatica, bắt
nguồn theo ngữ nghĩa la tinh của từ “fasciola” là “dải băng nhỏ”. Năm 1760,
Pallas mô tả một cách rành mạch những cá thể SLGL ở người trong quá trình
mổ tử thi một bệnh nhân nữ ở Berlin, Đức.
3
1.2. Nghiên cứu phương thức truyền bệnh SLGL: phát hiện các giai đoạn
ấu trùng và ốc vật chủ trung gian
F. hepatica là loài sán ở người, được phát hiện đầu tiên và chu kỳ phát
triển của loài này cũng được làm sáng tỏ trước tiên. Billo khám phá ra trứng
SLGL và nhận ra SLGL là sinh vật lưỡng tính vào năm 1690. Muller, phát
hiện ấu trùng đuôi; đến năm 1842, Steenstrup làm sáng tỏ ý tưởng về một thế
hệ xen kẽ trong sự phát triển của ký sinh trùng. Giữa các năm 1880-1883,
Leuckart và Thomas, lần đầu tiên mô tả chu kỳ phát triển của F. hepatica và
khẳng định các loài ốc thuộc giống Lymnaea và vật chủ trung gian của nó.
Năm 1875, Weinland xác định loài ốc Lymnaea truncatula (L. truncatula) là
vật chủ trung gian chính cho giai đoạn ấu trùng của F. hepatica. Sau đó, năm
1892, Lutz chỉ ra một cách rõ ràng động vật ăn cỏ bị mắc bệnh là do ăn cỏ
hoặc các loài rau nhiễm nang trùng và Sinitsin, năm 1914 đã xác định con
đường lan truyền bệnh cho người cũng như sự di chuyển của F. hepatica
trong cơ thể vật chủ.
1.3. Nghiên cứu các phương pháp chẩn đoán bệnh SLGL
Ward là người đầu tiên phát hiện ra trứng SLGL trong phân người bệnh
vào năm 1911. Năm 1944, Martin và cộng sự đã tìm thấy trứng SLGL trong
mật và đây là lý do để việc nội soi đường tiêu hóa trên được áp dụng rộng rãi
trong chẩn đoán bệnh SLGL. Việc tìm kiếm sự gia tăng của bạch cầu ái toan
như dấu hiệu chỉ điểm cho bệnh SLGL cũng được Ward đề xuất. Các
phương pháp (PP) chẩn đoán miễn dịch sử dụng các chất tách chiết từ sán
trưởng thành hoặc trứng sán để tìm kháng thể SLGL trong huyết thanh
hoặc trong phân đã và đang được NC một cách rộng rãi trong vài thập kỷ
qua. Việc chẩn đoán ở mức độ phân tử cũng đã được phát triển và cải tiến
trong vài năm gần đây.
1.4. Nghiên cứu về dịch tễ học của bệnh SLGL
Những năm 1881-1882, Leukart và Thomas đã tính toán tiềm năng lan
truyền của bệnh SLGL như sau: một con sán có thể đẻ ít nhất 40.000 trứng,
4
mỗi ấu trùng (AT) lông sẽ sinh ra 1.000 ấu trùng đuôi. Suốt thế kỷ XX, có
nhiều nghiên cứu tập trùng vào việc xác định các loài ốc vật chủ trung gian
(VCTG) của Fasciola spp. trên khắp thế giới. Việc ăn sống rau cải xoong bị
nhiễm nang trùng (NT), gây nên bệnh SLGL đã được chứng minh qua hai vụ
dịch tại Anh vào năm 1958-1959 và 1968-1969, hầu hết các BN đã thừa nhận
là có ăn rau cải xoong tại cùng một khu vực trồng loại rau này. Nước bị
nhiễm NT cũng được cho là nguồn bệnh SLGL.
Vào thời điểm hiện tại bệnh SLGL là một bệnh truyễn nhiễm phân bố
rộng khắp theo vĩ độ, kinh độ và độ cao. Có nguồn gốc ở Châu Âu nhưng F.
hepatica đã lan rộng sang năm Châu lục còn lại, cùng với giả thuyết về mối
liên quan sinh học của nó, sự thích ứng về môi trường và các hoạt động của
con người [23]. Đáng chú ý là bệnh xuất hiện phụ thuộc vào các đặc tính dịch
tễ liên quan tới tính đa dạng của môi trường, như các vùng lưu hành bệnh từ
vừa tới nặng.
Thống kê toàn cầu về số liệu phân bố các ca bệnh SLGLở người cho
thấy có mối liên quan giữa tình hình bệnh SLGLở người và động vật. Ở các
vùng tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cao, đặc biệt ở trẻ em và phụ nữ. Tại
các vùng lưu hành bệnh từ vừa tới nặng của Bắc và Nam Mỹ, Châu Âu,
Châu Phi và Châu Á. Các kiểu mẫu dịch tễ được biết đến của bệnh SLGL
có thể không thường xuyên giải thích được các đặc tính lan truyền bệnh
cho tất cả các vùng, đây cũng là một vấn đề khiến việc phòng chống SLGL
gặp nhiều khó khăn.
2. Dịch tễ học bệnh sán lá gan lớn ở người
2.1. Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh của các loài khác nhau của loài SLGL phụ thuộc
nhiều vào giống (genera) Fasciola và Fascioloides. Loài Fasciola sp. gây
bệnh chủ yếu ở người và động vật là F. hepatica và F. gigantica. Trong đó, F.
gigantica là loài ít khi gây bệnh cho người hơn. Một số trường hợp được báo
5
cáo ở Châu Phi, Châu Á. Vòng đời, sự truyền bệnh, hình thái học, diễn biến
lâm sàng, điều trị bệnh do F. gigantica và sự lây truyền của nó tương tự như
loài F. hepatica.
2.1.1. Vị trí phân loại
Bảng 1. Vị trí phân loại của sán lá gan lớn
Giới (Kingdom): Animalia
Ngành (Phylum): Platyhelminthe
Lớp (Class): Trematoda
Bộ (Order): Echinostomid
Dưới bộ (Suborder): Echinostomata
Họ (Family): Fasciolidae
Giống (Genus): Fasciola
Loài (Species): F. hepatica, F. gigantica
2.1.2. Đặc điểm về hình thể của SLGL
Con SLGL trưởng thành hình chiếc lá, thân dẹt và bờ mỏng, có kích
thước: chiều dài 20-30 mm, chiều ngang: 10-12 mm; màu trắng hồng hoặc
xám đỏ, hấp khẩu miệng nhỏ, kích thước 1 mm; hấp khẩu bụng to hơn, kích
thước 1,6 mm. Ở người, sán ký sinh trong đường mật, bất thường có thể ký
sinh lạc chỗ như trong cơ, dưới da, phúc mạc. Sán trưởng thành đẻ trứng theo
đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân.
Trứng SLGL có kích thước lớn nhất trong các loài sán lá, kích thước
trung bình 165 x 77,5 μm (dao động 153-175 x 75-95 μm); theo Mas-Coma
& Bargues (1997) kích thước F. hepatica 150-196 x 90-100 μm, trong khi F.
gigantica là 130-135 x 63-90 μm. Sở dĩ có kích thước khác nhau do SLGL
tồn tại dưới 2 thể: nhị bội (diploid) và tam bội (triloid).
6
Trứng các loại sán thường gặp thuộc lớp Trematoda
Hình 1. Trứng F. Hepatica có nắp (operculum)
Tác giả Boray (1982) cho rằng loài F. Hepatica có hình chiếc lá, dài
18-32 mm, rộng 7-14 mm, màu nâu xám khi còn sống, với cơ thể phẳng thuôn
dài và có viền màu tối bên ngoài do manh tràng chứa đầy máu. Đoạn cuối
phía trước của con sán dạng chóp nón, lan tỏa rộng về phía vai và hẹp dần về
phía cuối sau F. gigantica trưởng thành tương tự F. hepatica nhưng có kích
thước lớn hơn, chiều dài 24-76 mm và rộng 5-13 mm. Cấu trúc hình nón phía
trước giống nhau, nhưng độ rộng khó phân biệt với loài F. hepatica [16].
7
Hình 2. Hình ảnh của sán lá gan lớn
2.1.3. Đặc điểm sinh học của SLGL
2.1.3.1. Vật chủ chính của SLGL
Vật chủ thích hợp nhất của SLGL là: trâu, bò, cừu và một số động vật
ăn cỏ, cây thủy sinh, có thể là: lừa, lợn, ngựa, chuột, thỏ, khỉ và động vật
hoang dại.
Cừu, dê và động vật ăn cỏ là súc vật dự trữ mầm bệnh và một số động
vật khác cũng có thể nhiễm nhưng không quan trọng. Ngoài ra, Mas-Coma và
cs (1998) còn cho thấy lừa và lợn cũng góp phần gây bệnh ở Bolivia. Trong
số động vật hoang dại, một số tác gỉa cho rằng chuột Rattus cũng đóng vai trò
lây truyền bệnh ở Corsica.
Khả năng phát triển của nang sán ở thỏ từ 10-20% và rất cao ở một con
dê thí nghiệm là 83%. Thời gian vật chủ có triệu chứng LS rõ của bệnh SLGL
là 1-2 tháng sau khhi cảm nhiễm nang sán. F. gigantica 60 ngày tuổi ở thỏ và
75 ngày tuổi ở dê vẫn còn rất non, mới chỉ có mầm mống của cơ quan sinh
sản. Tất cả sán của thỏ và dê đều ký sinh trong mô gan.
2.1.3.2. Vật chủ trung gian của SLGL
Theo tác giả Boray các yếu tố sinh học bao gồm ốc trung gian truyền
bệnh và môi trường thích hợp để SLGL phát triển là rất cần thiết [16], [17],
[20]. Theo Mas-Coma và cs (2005), có nhiều loài ốc Lymnaeid với phân bố
địa lý rộng lớn trên thế giới. Ở Australia, vật chủ trung gian truyền bệnh
8
SLGL quan trọng nhất là ốc nước ngọt L. tomentosa. Tại Corsica, L.
truncatula là VCTG truyền bệnh như ở Châu Âu [30].
Lymnae là trung gian truyền bệnh không chỉ ở Châu Âu mà có cả ở
Nam Mỹ [27], [29] và người nhiễm quanh năm. Bắc Mỹ và vùng Thái Bình
Dương ốc trung gian truyền F. hepatica và F. gigantica chủ yếu là L.
collumella và L. viridis [16]. Vùng Trung Mỹ và Carribbean, Venezuela ốc
truyền F. hepatica là Fossaria cubensis. Vùng Nam Mỹ ốc truyền F. hepatica
là L. viatrix và L. diaphana. Vùng Địa Trung Hải chỉ có duy nhất L. cailliaudi
được tìm thấy dọc bờ sông Nile. Loài sán lá gan lớn F. gigantica thường gặp
nhiều ở Triều Tiên, Iran, Ấn Độ, Nhật Bản. VCTG truyền bệnh là loài ốc L.
truncatula và L. viridis.
Ngoài ra, F. gigantica còn gặp ở Thái Lan, Malaysia, Singapore và
Indonesia, loài ốc trung gian truyền bệnh là L. rubiginosa. Cả 2 loài F.
gigantica và F. hepatica đều gặp ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia
và Philippine. Loài ốc trung gian truyền bệnh là L. swinhoei hoặc L. viridis.
Trong đó L. swinhoei là ốc trung gian truyền bệnh của F. hepatica còn L.
viridis truyền được cả hai loài SLGL.
Hình 3. Ốc nước ngọt Lymnaea truncatula
2.1.3.3. Vật chủ tình cờ
Người là vật chủ tình cờ của SLGL. Khi ăn phải AT SLGL vào đường
tiêu hóa, sau 1 giờ ấu trùng thoát kén và xuyên quan thành ruột. Sau 2 giờ
9
xuất hiện trong ổ bụng, chúng tiếp tục vào gan và đến gan vào ngày thứ 6,
nằm trong nhu mô gan gây những ổ hoại tử lớn. Nếu vật chủ thích hợp, chúng
có thể tồn tại ở người từ 9-14 năm.
Do người chưa là vật chủ thích hợp nên sán non có thể di chuyển xuống
đại tràng, ra thành ngực, đến tuyến vú hoặc chui qua da, tạo những đường
hầm dưới da trong quá trình di chuyển hướng ra ngoài. Trên thế giới cũng đã
từng ghi nhận những trường hợp sán chui cả xuống buồng trứng, tinh hoàn,
màng phổi…
Sau khoảng 6-12 tuần, khi SLGL lớn xâm nhập, người bệnh có biểu
hiện hay gặp nhất là: đau bụng, sốt cơn, sút cân, nổi mề đay, ho, khó thở, đau
ngực, rối loạn đại tiện, chán ăn và buồn nôn. Có khi đau khắp bụng nhưng
thường khu trú ở vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị nên dễ nhầm với các
bệnh về gan mật hoặc dạ dày. Khi SLGL đã khu trú lâu trong cơ thể, gây ápxe
có mủ, hủy hoại dần bộ phận gan. Bệnh có thể dẫn đến tử vong do vỡ bao
gan, xuất huyết hoặc sốc nhiễm trùng vì viêm phúc mạc.
2.1.3.4. Chu kỳ phát triển của SLGL
Theo các tác giả vòng đời của F. hepatica và F. gigantica mất
khoảng 14-23 tuần và yêu cầu qua hai vật chủ. Chu kỳ SLGL bao gồm bốn
giai đoạn [16]:
* Giai đoạn đầu tiên (Chu kỳ phát triển trong vật chủ):
Vật chủ bị nhiễm sán do ăn phải AT (metacercariae) SLGL giai đoạn
lây nhiễm từ cỏ (đối với động vật), rau thủy sinh (đối với người) và hoặc uống
phải nước có ô nhiễm mầm bệnh. Các AT thoát vỏ (metacercariae excyst)
trong đường ruột và sau đó di chuyển tới gan và đường mật. Liên quan với độ
pH thấp trong dạ dày làm cho con sán non quá trình excystment. Trong tá
tràng, KST bị vỡ nang metacercariae và qua niêm mạc ruột vào khoang phúc
mạc. Các sán non vừa được excysted không hấp thụ dinh dưỡng trong giai
10
đoạn này nhưng một khi nó tìm thấy nhu mô gan quá trình này bắt đầu. Giai
đoạn con sán chưa trưởng thành trong mô gan là giai đoạn gây bệnh, gây ra
thiếu máu và dấu hiệu LS đôi khi quan sát thấy ở động vật bị nhiễm bệnh.
Con sán di chuyển đến mô gan trong thời gian từ 5-6 tuần và cuối cùng tìm
đường đến các ống mật. Sau 3-4 tháng, phát triển thành con sán trưởng thành
và đẻ trứng, được bài tiết vào trong mật và ruột.
Ở động vật con sán trưởng thành có thể đẻ 25.000-500.000 trứng/ngày,
số lượng này sẽ được đào thải vào các đồng cỏ và môi trường. Con sán trưởng
thành có thể sống 9-14 năm trong vật chủ.
* Giai đoạn thứ hai (Chu kỳ phát triển trong môi trường nước ngọt):
Trứng SLGL được bài tiết theo phân vật chủ (người hoặc động vật) ra
ngoài môi trường. Trong môi trường nước ngọt, trứng phát triển thành giai
đoạn trùng lông (miracidium).
* Giai đoạn thứ ba (Chu kỳ phát triển ở vật chủ trung gian):
Trong môi trường nước ngọt, miracidia xâm nhập vào ốc VCTG, ốc
Lymeane, phát triển thành cercaria và được đào thải lại qua phân ốc vào
trong nước.
* Giai đoạn thứ tư (Chu kỳ trên thực vật thủy sinh):
Ngay sau khi rời khỏi ốc, cercariae bơi qua hồ nước trong đồng cỏ và
nhanh chóng phát triển thành giai đoạn AT nang (metacercariae) bám vào bề
mặt thực vật thủy sinh trong vòng 24 giờ. Từ đây, metacercariae bị động vật
nhai lại ăn phải hoặc trong một số trường hợp do con người ăn thực phẩm
chưa nấu chín như cải xoong hoặc uống phải nước có ô nhiễm mầm bệnh.
11
Hình 4. Chu kỳ phát triển của sán lá gan lớn
2.2. Đường lây nhiễm và các yếu tố liên quan bệnh SLGL
2.2.1. Đường lây nhiễm bệnh SLGL
Trong các bệnh truyền qua thức ăn do sán lá thì duy nhất bệnh SLGL
vừa truyền qua nước và vừa truyền qua thức ăn. Người bị nhiễm bệnh do ăn
sống các loại rau mọc dưới nước (rau ngổ, rau rút, rau cần, cải xoong ) hoặc
uống nước lã có nhiễm AT sán. Nước chứa NT của SLGL có thể lây nhiễm
thức ăn, dụng cụ nhà bếp và những đồ vật khác sẽ là nguồn lây nhiễm bệnh
SLGL. Hơn nữa, trong nhiều vùng lưu hành nặng của bệnh SLGL ở Nam Mỹ
và vùng Peruvian Altiplano nơi có công trình thủy lợi Asillo, người ta không
hề ăn rau thủy sinh.
Như vậy, các con đường lan truyền bệnh SLGL ở người là do:
- Ăn phải NT bám vào các loài rau thủy sinh.
- Uống nước có nhiễm NT.
- Nuốt phải nang trùng bám vào bề mặt của thức ăn hoặc bám vào dụng
cụ nhà bếp được rửa bằng nước có nhiễm nang trùng.
- Nuốt phải sán khi ăn gan sống của động vật.
2.2.1.1. Con người là vật chủ chính
SLGL có khả năng gây bệnh cho người lẫn gia súc có sừng (trâu, bò,
dê, cừu…) và một số động khác như lạc đà, ngựa, chó, mèo Do đó, để các vật
12
chủ chính kể trên của bệnh SLGL trở thành nguồn bệnh thì SLGL phải phát
triển đến giai đoạn trưởng thành và sinh sản được trong cơ thể vật chủ chính
hay nói cách khác, khi sán đã trưởng thành và vào ký sinh trong đường mật
của vật chủ.
2.2.1.2. Súc vật dự trữ mầm bệnh
Vật chủ đầu tiên của SLGL là những động vật ăn cỏ. Các NC về tỷ lệ
hiện mắc và cường độ nhiễm tại vùng Altiplano Bolivia cho thấy, ngoài cừu,
gia súc có sừng thì lợn và lừa là những “kho” chứa mầm bệnh. Một số động
vật gặm nhấm cũng có thể nhiễm nhưng chưa thấy tầm quan trọng trong các
NC dịch tễ.
2.2.2. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm bệnh SLGL ở người
Các NC gần đây trong vùng dịch tễ cho thấy SLGL ở người có nhiều
thay đổi về tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm. Một số báo cáo cho thấy trên thế
giới có 2,4 triệu thậm chí có 17 triệu người nhiễm SLGL. Các đặc điểm dịch
tễ và hình thức lây truyền, phân bố địa lý của các loài Fasciola sp. (F.
gigantica, F. hepatica) phục thuộc vào sự phân bố của các loài ốc VCTG
truyền bệnh và điều kiện khí hậu [35]. Các yếu tố này khác nhau ở từng nước.
2.2.2.1. Vùng lưu hành bệnh (endemics)
Theo Mas-Coma và cs (1999) định nghĩa vùng có bệnh lưu hành
(endemics) là vùng có bệnh lưu hành trên người và động vật. Bằng xét
nghiệm phân và huyết thanh học chia làm 03 tiểu vùng:
- Vùng lưu hành nhẹ (hypoendemic): Tỷ lệ nhiễm (prevalence) dưới 1%
dân số và cường độ nhiễm trung bình số học dưới 50 trứng/g phân, trường
hợp nhiễm cao hơn chỉ là lẻ tẻ. Lây truyền bệnh do vệ sinh môi trường chưa
tốt như việc xử lý phân và nước thải ở một số nơi còn chưa đúng quy cách.
- Vùng lưu hành vừa (mesoendemic): Tỷ lệ nhiễm chung 1-10%, trẻ em
5-15% tuổi có thể tỷ lệ nhiễm cao hơn. Cường độ nhiễm trung bình số học 50-
300 trứng/g phân. Có cá thể cường độ nhiễm rất cao, cường độ nhiễm hơn
13
1000 trứng/g phân gặp nhiều. Đường lây nhiễm không chỉ từ hố xí, nước thải
mà chủ yếu là thói quen phóng uế bừa bãi.
- Vùng lưu hành nặng: Tỷ lệ nhiễm trên 10%, trẻ em 5-15 tuổi bị nhiễm
cao hơn. Cường độ nhiễm với hơn 300 trứng/ g phân. Đường lây nhiễm tương
tự vùng lưu hành vừa. Về lây lan bệnh, có các kiểu bùng phát dịch phụ thuộc
vào tình trạng của vùng lưu hành hay không, như: dịch ở vùng lưu hành bệnh
trên động vật, xuất hiện trong vùng có ca bệnh lẻ tẻ cùng với chủ chứa (động
vật hoang dại, vật nuôi hay rau thủy sinh có AT SLGL); dịch xuất hiện trong
vùng lưu hành với số lượng lớn người nhiễm và luôn có mối quan hệ với điều
kiện khí hậu thích hợp với ốc VCTG truyền bệnh, dịch có thể xảy ra ở vùng
lưu hành nặng, trung bình và nhẹ.
2.2.2.2. Vùng dịch (epidemics)
Các kiểu bùng phát dịch phụ thuộc tình trạng của vùng lưu hành bệnh
hay không:
- Dịch ở vùng lưu hành bệnh trên động vật nhưng không phải vùng
bệnh lưu hành trên người: xuất hiện trong vùng các ca bệnh lẻ tẻ cùng với các
vật chủ chứa tác nhân gây bệnh (động vật hoang dại hay vật nuôi ăn rau thủy
sinh có AT SLGL).
- Dịch trong vùng bệnh lưu hành ở người: dịch xuất hiện trong vùng có
bệnh lưu hành ở người với số lượng lớn có thể nhiễm và luôn có mối quan hệ
với điều kiện khí hậu thích hợp với ốc trung gian truyền bệnh. Dịch có thể
xảy ra trong vùng với 03 cấp độ: cấp độ nặng, trung bình và cấp độ nhẹ.
2.2.3. Các yếu tố liên quan trong việc lây truyền bệnh SLGL ở người
2.2.3.1. Yếu tố môi trường và sinh thái
- Quần thể ốc VCTG đầu tiên bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố môi
trường, đặc biệt là chất lượng, chiều và nhiệt độ của dòng nước.
- Mật độ của các loài ốc Lymnaea spp. bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nồng
độ của các chất nitric và nitrate [44]; AT SLGL sẽ ngừng phát triển ở nhiệt độ
thấp hơn 10
0
C.
14
- Tại châu Âu, AT SLGL sẽ ngừng phát phát triển trong ốc vào mùa
đông khi nhiệt độ thấp, ảnh hưởng đến sự phát triển của các AT lông và
chu kỳ bên trong ốc; các vụ dịch lại xảy ra vào đầu mùa xuân, khi nhiệt độ
trên 9
0
C.
2.2.3.2. Các yếu tố thuộc về hành vi
Bao gồm việc đại tiện ngoài trời không hợp vệ sinh, dùng phân người
làm phân bón và những thói quen về ăn uống và nấu nướng [58]. Trong đó,
thói quen ăn các loài rau thủy sinh và sử dụng các nguồn nước có khả năng
nhiễm NT của SLGL được nhiều tác giả đề cập.
- Thói quen ăn sống thực vật thủy sinh:
Những thay đổi trong thói quen ăn uống cùng với việc ăn nhiều rau
sống để có một chế độ ăn ít năng lượng và ít cholesterol đã dẫn đến nhiều
trường hợp phức tạp của nhiễm SLGL giai đoạn cấp ở các vùng không có sự
lưu hành của bệnh tại Peru [60].
Thực vật thủy sinh chứa nhiều NT của sán đóng vai trò rất quan trọng
trong tập quán ăn uống của người dân trong vùng lưu hành bệnh, kể cả rau
trồng trong gia đình hay khu sản xuất mang tính công nghiệp. Hầu hết các NC
cho rằng, người bị nhiễm bệnh chủ yếu do ăn cải xoong, phổ biến nhất là các
loài Nasturtium offcinale, Nasturtium silvestris và Roripa amphibian (cải
xoong dại). Các rau thủy sinh khác được xem như là giá thể gây nhiễm bệnh
cho người là các rau sạch rậm lá Nasturtium spp. và bạc hà Mentha spp. ở
Iran [72].
- Sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh:
Nước cũng được xem như là một nguồn nhiễm bệnh cho người. NT còn
sống được tìm thấy ở những nguồn cung cấp nước tự nhiêm trong các vùng
dịch tễ của bệnh [61]. Tại vùng Altiplano Bolivia, 13% số nang trùng cô lập
vẫn đang bơi. Nước nhiễm NT có thể nhiễm vào thức ăn, dụng cụ nhà nhà bếp
và những vật dụng khác và trở thành nguồn nhiễm tình cờ. Do đó, quá trình
15
nhiễm bệnh còn có thể gặp khi uống nước lã hoặc từ các NT dính vào dụng cụ
nhà bếp (dao, thớt…) [62], [73].
2.2.3.4. Yếu tố văn hóa, kinh tế, xã hội
Những thói quen về ăn uống, nấu nướng là phức tạp và hàm chứa cả
các yếu tố kinh tế, xã hội [58]. Các món ăn truyền thống chế biến từ rau của
người Iran cũng là nguồn lây nhiễm quan trọng [36], [38]. Tại Peru, việc uống
nước ép từ cỏ linh lăng cũng là yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh SLGL.
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh SLGL ở người
2.2.4.1. Nhóm tuổi
Sự phân bố các ca bệnh SLGL trong dân cư cũng theo những mô hình
khác nhau. Trong khi ở những nước như Bolivia, Peru và Ai cập, hầu hết các
trường hợp nhiễm SLGL được thấy ở trẻ em tuổi đến trường, thì ở những
nước khác như Việt Nam, các ca bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ lứa tuổi 20-50;
các ca bệnh trong những vụ dịch tại Cu Ba, phần lớn là người lớn [72]. Trong
vùng lưu hành nặng, trẻ em dưới 15 tuổi luôn luôn có tỷ lệ nhiễm cao nhất.
2.2.4.2. Giới tính
Nhiều NC trong và ngoài nước cho thấy nữ giới mắc bệnh SLGL cao
hơn nam giới, nguyên nhân tại sao thì vẫn còn đang bàn cãi. Có lẽ do nữ giới
phơi nhiễm với thức ăn nhiễm nang trùng SLGL nhiều hơn nam giới vì phải
thường xuyên giặt giũ, chuẩn bị các bữa ăn cho gia đình hơn [46]. Tại Ai Cập,
vai trò của giới trong nhiễm bệnh SLGL có lẽ liên quan đến yếu tố văn hóa,
vệ sinh và thói quen, phụ nữ thường làm các công việc nội trợ, giặt giũ ở các
con kênh lớn và việc trồng trọt cũng như chế biến thức ăn cho gia đình. Mức
độ nhiễm ở nữ giới bệnh nặng nề hơn với nhiều biến chứng hơn ở gan và
đường mật [59]; tại Tây Ban Nha và Bolivia, TLN trên nữ cao hơn nhiều lần
so với nam [47]; ở Peru và đồng bằng sông Nile Ai Cập; Lahore, Pakistan, số
mắc ở nữ có cao hơn nhưng không có sự khác biệt giữa nam và nữ [45], [59].
16
2.2.4.3. Yếu tố gia đình
Thành viên nhiễm bệnh được phân bố trong nhóm gia đình có sử dụng
cùng loại rau ăn. Trong NC của mình, Farag thấy 25% số gia đình có một BN,
20% gia đình có 02 BN và 20% gia đình có 03 BN [50]. Hơn 50% trẻ em
trong gia đình của người bệnh SLGL bị mắc bệnh này. Cá biệt, có thể rút ra
một quy luật rằng cần nghi ngờ nhiễm SLGL ở các thành viên khác sống
trong cùng gia đình của người bệnh SLGL [58].
2.2.4.4. Yếu tố đại lý và nghề nghiệp
Phân bố của bệnh chủ yếu ở vùng nông thôn. Tại Iran, yếu tố nguy cơ
từ việc sử dụng phân bón động vật, nước thải, thu hoạch rau thủ y sinh hoặc
rau tương tự [73]. Sự hiện diện của trâu, bò, dê trong nhà cùng với thói quen
mang gia súc đi tắm rửa hoặc cho uống nước ở hệ thống mương thủy lợi liên
quan mật thiết với các ca bệnh SLGL [45].
2.4. Tình hình nhiễm sán lá gan lớn ở người
2.4.1. Phân bố bệnh sán lá gan lớn ở người trên thế giới
Loài F. hepatica phân bố chủ yếu ở Châu Âu (Anh, Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ), Nam Mỹ (Achentina, Bôlivia, Ecuado, Pêru), châu
Phi (Ai Cập, Etiopia), châu Á (Hàn Quốc, Papua-niu-ghinê, Iran và một số
vùng của Nhật Bản).
Loài F. gigantica phân bố chủ yếu ở Châu Á (Trung Quốc, Đài Loan,
Nhật Bản, Hàn quốc, Philippines và Việt Nam.
17
Hình 5. Phân bố các bệnh SLGL truyền qua thức ăn trên thế giới
Theo WHO (1998), thông báo trên thế giới có 2,4 triệu ngươì nhiễm
SLGL ở 61 nước và có 180 triệu người có nguy cơ nhiễm bệnh này, có nơi
TL nhiễm 60%. Bệnh SLGL ở người được phát hiện từ rất sớm:
Năm 1758, Linne tìm ra loài Fasciola hepatica (F.hepatica).
Năm 1856, Cobbold đã tìm ra loài Fasciola gigangtica (F.gigangtica).
Bệnh SLGL được phát hiện khắp nơi trên thế giới và được thông báo ở
Châu Âu, Nam Mỹ, Trung Mỹ, Châu Phi, châu Á. Sự bùng phát bệnh SLGL
đã được báo cáo ở Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bolivia, CuBa, ChiLê và
Urugoay. Ở nhiều vùng ngoại ô ChiLê tỷ lệ nhiễm lá gan lớn lên đến 75%.
Tại châu Âu có khoảng 2.931 BN được chẩn đoán SLGL trong 19 nước.
Năm 1956 ở Pháp đã có khoảng 500 người bị nhiễm; từ năm 1950 đến 1983
có khoảng 3.297 BN. Đối với các vùng Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ bệnh
SLGL cũng được thông báo lưu hành ở một số nước như Mỹ, Canada,
Mexico, CuBa, đặc biệt tại các nước Bolivia, bệnh SLGL lưu hành ở phía Bắc
với tỷ lệ 70-100%.
Hai loài SLGL đều lưu hành với các TLN khác nhau: tại châu Phi
F.hepatica phân bố ở các nước Morocco, Algeria, Nam Phi; tại Châu Á
F.gigantica phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Philippines, Campuchia và Việt Nam; ngoài ra còn gặp ở một số nước Iran,
Triều Tiên và Ấn Độ.
18
2.4.2. Tình hình nhiễm sán lá gan lớn tại Việt Nam
Ở Việt Nam cho đến nay bệnh SLGL đã xuất hiện ở 47 tỉnh, thành phố;
TLN cao nhất ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên (Bình Định, Phú Yên,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Gia Lai và TP. Đà Nẵng).
Các NC cắt ngang tiến hành ở một số cộng đồng ở Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Gia Lai đã cho thấy TL thấp bệnh SLGL ở
người trong khu vực này. Nhìn chung, TLN chung từ 0,2-2,1% bằng xét
nghiệm phân và 2,4-9,5% chẩn đoán huyết thanh bằng PP ELISA phát hiện
kháng thể [3], [6], [8].
Theo số liệu của Viện SR-KST-CT Quy Nhơn, trong giai đoạn 2006-
2009 có 11.240 lượt người được chẩn đoán và điều trị SLGL tại Viện. Trong
số đó NC 1.200 trường hợp thu được kết quả sau:
Các triệu chứng LS đặc hiệu bệnh SLGL là sốt (95,83%); đau vùng hạ
sườn phải (80,83%); ngứa, nổi mẩn (75%); đau vùng thượng vị (70%); rối
loạn tiêu hóa (57,91%); sụt cân (58,08%) và gan to (7,91%).
Triệu chứng CLS đặc hiệu bệnh SLGL là tốc độ máu lắng tăng trước
điều trị 55,42% và sau điều trị 60,41%; số lượng BC tăng 15-41% trong đó
TL BCAT tăng trước điều trị 50% và sau 3 tháng điều trị 9,33%; SGOT và
SGPT tăng 5-12%; bilirubin toàn phần tăng sau điều trị 3,75%; αFP trước và
sau điều trị đều âm tính.
Kết quả tìm thấy trứng SLGL trong phân chiếm TL thấp 5%, nhưng
100% BN có ELISA dương tính với hiệu giá kháng thể từ 1/3.200-1/12.800;
có đến 90% BN có tổn thương gan trên SA, sau 3 tháng điều trị TL tổn
thương gan giảm trung bình là 33,25%; giảm âm đơn thuần giảm 80%, tăng
âm đơn thuần giảm 43,08%, vừa có tăng âm vừa có giảm âm giảm 65,84%.
Một số trường hợp BN được phát hiện bệnh với dấu hiệu con sán lạc
chỗ trên người, dưới da vùng bụng ở một phụ nữ 40 tuổi tỉnh Gia Lai; đầu gối
19
của một bé gái 11 tuổi ở Hà Tây và tuyến vú ở phụ nữ tuổi 48 tuổi đến từ
Quảng Bình [8].
Theo Nguyễn Văn Chương và cs (2011), khu vực miền Trung-Tây
Nguyên Việt Nam bao gồm 15 tỉnh có tình hình hình nhiễm SLGL nghiêm
trọng nhất so với các khu vực khác trong cả nước. Chỉ tính riêng tại Phòng
Khám CK của Viện SR-KST-CT Quy Nhơn đã có 4.196 BN SLGL được phát
hiện và điều trị, trong đó 1.890 BN (2004-2005) và 2.306 BN (9 tháng đầu
năm 2006); 1.900 BN (9 tháng đầu năm 2007); 1.500 BN (9 tháng đầu năm
2008). Số BN nhiễm bệnh chủ yếu đến từ các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi,
Gia Lai, Quảng Nam, Phú Yên; riêng tỉnh Bình Định, TL BN cao nhất là
huyện Phù Cát.
Trong khi đó tại miền Bắc, theo số liệu của Viện SR-KST-CT Trung
ương trong gần 3 năm gần đây (2009, 2010 và đến tháng 4/2010) số ca bệnh
được chẩn đoán SLGL đến khám và điều trị tại Viện chiếm 4,6%-8% tổng số
BN giun sán điều trị tại Viện. BN ở các tỉnh miền Bắc mắc SLGL không
nhiều như các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, tuy nhiên số BN SLGL có xu
thế tăng cao vào tháng 7 và tháng 8.
II. CHẨN ĐOÁN BỆNH SÁN LÁ GAN LỚN Ở NGƯỜI
1. Chẩn đoán dịch tễ học
Có tính chất dịch tễ: người bệnh sống trong vùng SLGL lưu hành; có
thói quen ăn các loại rau thủy sinh hay uống nước chưa chín kỹ.
2. Chẩn đoán lâm sàng
Các biểu hiện LS có liên quan đến tiền sử ăn uống rau thủy sinh (cải
xoong và các loại khác), sốt không rõ NN, đau bụng, tổn thương nhu mô gan
và viêm gan thể u. Có thâm nhiễm BCAT, có lịch sử gia đình có người mắc
bệnh SLGL, đau bụng vùng gan mật hoặc viêm đường mật.
20
2.1. Giai đoạn cấp tính
SLGL (F. hepatica, F. gigantica) có tính hướng đặc biệt với gan và
đường mật của người và động vật. Các TC chính trong giai đoạn này bao gồm
sốt, đau bụng cảm giác đau căng tức vùng gan, rối loạn tiêu hóa, phát ban, các
TC hô hấp. Thời gian kéo dài từ 2-4 tháng. Ngoài ra còn có thể gặp gan lách
to, cổ trướng, thiếu máu, vàng da và đau ngực…
2.2. Giai đoạn mãn tính
Thường các TC không còn điển hình nên dễ nhầm với các bệnh khác.
Các dấu hiệu cổ điển như: khó chịu vùng thượng vị, đau hạ sườn phải hoặc
thượng vị (72,9%); viêm mật, đường mật, sỏi túi mật [28]. Gan luôn luôn to,
có thể không đau khi sờ. Cổ trướng có thể thấy trong một số trường hợp. Cơn
đau quặn mật và viêm đường mật là các dấu hiệu đặc trưng. Suy nhược và sụt
cân có đến 75,6% [28]. Do vậy, nếu tỷ lệ nghi ngờ cao chẩn đoán xác định
được ở giai đoạn này.
2.3. Sán lá gan lạc chỗ
Cả hai thể đối với SLGL lạc chỗ gây nên hình ảnh LS phức tạp. Bệnh
SLGL lạc chỗ và gây tổn thương các cơ quan mà sán non di cư tới như tụy
[24], ngoài màng cứng, nhãn cầu [12], ổ bụng, khớp gối, ngực [6].
Các chẩn đoán phân biệt với các bệnh có sốt và bệnh KST khác gây
nên tăng BCAT và có các TC tương tự cần được loại trừ.
3. Chẩn đoán cận lâm sàng
Chủ yếu dựa vào xét nghiệm (XN) phân và ELISA. Ngoài ra, có thể sử
dụng một số chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ như X-quang, siêu âm bụng, chụp cắt
lớp vi tính (CT-Sanner), chụp cộng hưởng từ (MRI) [41].
3.1. Xét nghiệm phân
Tìm trứng SLGL là PP chẩn đoán chính. Tuy nhiên, sán ở trong người
không phát triển đến giai đoạn trưởng thành (vì người không phải là vật chủ
21
thích hợp) do vậy sán không đẻ và không tìm thấy trứng trong phân [70]. Giai
đoạn mới nhiễm, các triệu chứng LS rõ nhưng chưa đủ thời gian để sán đẻ
trứng và XN phân chưa thấy trứng, thường phải sau 3-4 tháng kể từ khi ăn
AT. Ở người, SLGL đẻ trứng và đào thải thất thường chưa biết rõ cơ chế. Sán
lá gan lạc chỗ không bao giờ có trứng trong phân.
Độ nhạy của các XN phân thấp từ 9,65-16% [43]. Các kỹ thuật phát
hiện trứng sán trong phân có nhiều từ đơn giản đến phức tạp.
Phân độ theo cường độ nhiễm số trứng trong 1 gram phân (EPG).
Cường độ nhiễm nhẹ nếu ≤ 72 EPG, trung bình từ 96-196 EPG và nặng ≥ 216
EPG. Một số PP chủ yếu:
- Phương pháp soi phân trực tiếp: Nhanh và dễ làm nhất là soi tươi sử dụng
nước muối sinh lý và lugol.
- Phương pháp lắng cặn Esteban và cs (1998): dễ làm, hiệu quả và kết quả
chính xác cao [56]. Tuy nhiên, ở bệnh SLGL do lượng trứng theo phân ít và
hiếm gặp nên các PP này dễ bỏ sót bệnh nhân [42].
- Phương pháp lắng cặn ly tâm Ether-Formalin: có độ chính xác cao hơn
nhưng khó áp dụng trong NC thực địa [25], [28]. Với lắng cặn ly tâm Ether-
Formalin cải tiến khả năng phát hiện trứng sán lá tốt hơn [54].
- Phương pháp Kato (1954) và phương pháp Kato-Katz (1972): đã được
WHO khuyến cáo áp dụng rộng rãi trong các NC KST có khả năng phát hiện
cao và tiện dùng trong NC thực địa [49], [66].
Trứng SLGL bị đào thải trong phân ở các thời điểm XN khác nhau có
kết quả không giống nhau: Theo một NC thực địa trên 513 học sinh tiểu học
trong 5 năm (2005-2009), chỉ phát hiện có 19 trường hợp có trứng SLGL
trong phân. Tuy nhiên, TLN của loài này tại các đợt XN là khác nhau [18].
Chẩn đoán dựa vào hình thể của trứng SLGL hiện trong NC có chỉ số CV
(SD/mean) của chiều dài, chiều rộng và tỷ số dài/rộng là 0,042; 0,054 và
0,061. Chiều dài cố định hơn chiều rộng. Tổng số có 138 trứng SLGL thu từ 3
22
mẫu được chẩn đoán hình thể học. Kích thước trung bình đo được như sau:
dài trung bình là 142,5 ± 6,0 μm. Chiều rộng trung bình là 81,9 ± 4,5 μm, dao
động 128,0 - 160,0 x 72,0 - 100,0 μm [18].
Mặc dù, XN thấy trứng sán trong phân được coi là một tiêu chuẩn
vàng. Tuy nhiên, vẫn có dương tính giả. Sự hiện diện của trứng trong phân có
thể do người ăn phải gan bị nhiễm bệnh có trứng SLGL. Do đó, gây sai lệch
trong chẩn đoán và sự không cần thiết trong điều trị. Để hạn chế điều này có
thể yêu cầu bệnh nhân tuân theo một chế độ ăn kiêng không có gan trâu bò
vài ngày trước khi XN phân để kiểm tra lại.
3.2. Xét nghiệm dịch mật tá tràng tìm trứng sán lá gan lớn
Bằng cách đưa ống thông vào đoạn II cúa tá tràng hút lấy dịch mật để
tìm ra sự hiện diện của trứng SLGL. TL phát hiện được trứng cũng thấp vì
những hạn chế như đối với việc XN tìm trứng sán trong phân.
3.3. Bạch cầu ái toan
Bình thường tỷ lệ BCAT từ 0-5%. Khi số lượng này tăng lên thường có
kèm theo nhiễm KST. Trong bệnh SLGL thường BCAT tăng trên 8% tổng số
BC, có những trường hợp trên 70-80% [12]. Tuy nhiên, XN này nhiều khi
không đủ cơ sở nhưng khi nó tồn tại là một dấu hiệu gợi ý cần kiểm tra thêm
bằng các XN khác. Một số trường hợp BN có tổn thương do SLGL ở gan và
có ELISA dương tính nhưng BCAT không tăng [51].
3.4. Các chẩn đoán hình ảnh
Do đặc điểm LS của bệnh SLGL không đặc trưng nên việc chẩn đoán
khó khăn và muộn vì bệnh SLGL không phải là thường gặp và TC dễ bị nhầm
lẫn với các bệnh lý khác ở gan mật [10], [39]. Mặc dù chẩn đoán xác định cần
thiết và nên được dựa trên các XN huyết thanh và KST [37].
Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bao gồm SA, chụp cắt lớp vi tính,
hoặc chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện các tổn thương trực tiếp, gián tiếp
23
do con sán trong nhu mô gan, đường mật hoặc các đường hầm do sự di cư của
sán non gây ra trong gan [39].
3.4.1. Siêu âm chẩn đoán
Đây là một phương tiện chẩn đoán có hiệu quả nhất trong việc xác định
lại chẩn đoán và để theo dõi bệnh SLGL [20], [21]. Kỹ thuật chẩn đoán hình
ảnh có giá trị chẩn đoán bệnh SLGL khi có biểu hiện bệnh lý gan mật [5].
Đặc điểm tổn thương nhu mô gan thấy trên SA: dạng thâm nhiễm là
phổ biến, có thể gọi là thâm nhiễm gan do SLGL. Một số tác giả cho thấy tổn
thương gan do SLGL bên gan phải nhiều hơn gan trái. SA ổ bụng phát hiện
các tổn thương gan với hình ảnh gợi ý tổn thương gan do SLGL [2]: là những
tổn thương hỗn hợp âm, kích thước không đều, tạo hình tổ ong hoặc hình
chùm nho, hình ruột bánh mỳ rỗ hoặc hỗn hợp có các hình ảnh khác như hình
dịch bao gan, dãn đường mật [40]. Có khi thấy một hay nhiều vùng Echo kém
hoặc những ổ hoại tử hình đường ống hướng vào vùng trung tâm, tương ứng
với đường di chuyển của con sán trong gan và đường mật [57].
Theo báo cáo của Viện SR-KST-CT Trung ương năm 2006 tổn thương
do SLGL trên SA có ở 90% BN SLGL nhập viện. Tuy nhiên, kỹ thuật này
không chẩn đoán được giai đoạn con sán ngoài đường mật và gan. Tìm thấy
con sán trong tổn thương gan là tiêu chuẩn chẩn đoán xác định và đặc hiệu
nhất [68].
3.4.2. Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP-Endoscopic Retrograde
Cholangiography)
Bằng kỹ thuật ERCP có thể chẩn đoán chính xác đường mật ngoài gan
dãn qua việc đo đường kính ống mật chủ. Ngoài ra, ERCP phát hiện được
KST như SLGL trong các đường mật ngoài gan. Phối hợp kỹ thuật chẩn đoán
này với điều trị can thiệp bằng thủ thuật cắt cơ vòng Oddi qua nội soi nhằm
giải phóng đường mật hẹp. Tiếp đó qua thủ thuật, cho phép dùng Ballon lấy
sán qua nội soi. Độ đặc hiệu của kỹ thuật rất cao.
24
Hình 6. Chụp đường mật một ca nhiễm sán lá gan lớn
3.4.3. Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner – Computed Tomography Scanner)
và Chụp cộng hưởng từ (MRI-Magnetic Resornance Imaging)
Kỹ thuật này giúp chẩn đoán được giai đoạn tổn thương do sán ngoài
gan. Qua hình ảnh CT có thể phát hiện đa tổn thương ở mức độ 1-10mm hoặc
các đường hầm trong nhu mô gan. Hình ảnh CT cũng có thể xác định được
con sán trưởng thành trong ống mật chủ hoặc trong túi mật hoặc kẹt trong nhu
mô gan [12], [55], [63].
Hình 7. Hình ảnh CT-Scanner một trường hợp bệnh sán lá gan lớn
25