Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

nghiên cứu tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu và giảm xơ vữa mạch máu của bài thuốc bbt trên thực nghiệm (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.93 MB, 108 trang )

B GIO DC V O TO B Y T
HC VIN Y DC HC C TRUYN VIT NAM
B MễN PHNG T
V TH THUN
NGHIÊN CứU TáC DụNG ĐIềU CHỉNH
RốI LOạN LIPID MáU Và GIảM XƠ VữA MạCH
MáU
CủA BàI THUốC BBT TRÊN THựC NGHIệM
LUN N BC S CHUYấN KHOA CP II
H NI - 2012
1
B GIO DC V O TO B Y T
HC VIN Y DC HC C TRUYN VIT NAM
B MễN PHNG T
V TH THUN
NGHIÊN CứU TáC DụNG ĐIềU CHỉNH
RốI LOạN LIPID MáU Và GIảM XƠ VữA MạCH
MáU
CủA BàI THUốC BBT TRÊN THựC NGHIệM
Chuyờn ngnh : Y hc c truyn
Mó s : CK.60.72.60.01
LUN N BC S CHUYấN KHOA CP II

Ngi hng dn khoa hc:
GS.TS. Trng Vit Bỡnh
H NI - 2012
2
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành khóa học và hoàn tất luận án tôi xin được tỏ lòng
kính trọng và biết ơn đến:
Đảng ủy Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Dược Bệnh


viện Tuệ Tĩnh, Bộ môn Nội YHCT – YHHĐ Học viện Y Dược học cổ truyền
Việt Nam – Là nơi tôi học tập và công tác, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tôi trong toàn bộ quá trình nghiên cứu.
Em xin trân trọng cảm ơn:
- GS.TS. Trương Việt Bình, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Y
Dược học cổ truyền Việt Nam, người thầy trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em
tận tình trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận án.
- PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần, Phó Giám đốc Học viện Y Dược học cổ
truyền Việt Nam, Viện trưởng Viện nghiên cứu Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh đã
ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề
tài .
- PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược lý
Trường Đại học Y Hà Nội, Tiến sĩ Phạm Thị Vân Anh Chủ nhiệm Bộ môn
Dược lý - Trường Đại học Y Hà Nội cùng toàn thể các thầy cô giáo Bộ môn
Dược lý Trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình
tiến hành đề tài này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy Cô trong Hội
đồng thông qua Đề cương, Hội đồng chấm luận án đã đóng góp cho em nhiều
ý kiến quý báu và khoa học để em hoàn thành luận án này.
Nhân dịp này tôi cũng rất biết ơn Bố mẹ, Chồng con, những người
thân và các bạn bè đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và hoàn thành luận án.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn.
Tác giả
3
Vũ Thị Thuận
LỜI CAM ĐOAN
Những số liệu có được trong luận án này do tôi trực tiếp thu thập tại Bộ
môn Dược lý Trường Đại học Y khoa Hà Nội. Kết quả nghiên cứu này chưa
từng được công bố và không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả những vấn đề trình bày trong
luận án này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
Tác giả luận án
Vũ Thị Thuận
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AST Aspartat aminotransferase
ALT Alanin aminotransferase
BBT Bán hạ - Bạch truật – Thiên ma thang
BMI Body – Mass – Index (Chỉ số khối lượng cơ thể )
BN Bệnh nhân
CM Chylomicron
ĐMC Động mạch chủ
HA Huyết áp
HDL - C High-Density Lipoprotein Cholesterol
HMG-CoA reductase 3-hydroxy-3-methylglutaryl coenzyme A reductase
IDL Intemediate Desity Lipoprotein Chlesterol
LCAT Lecithin cholesterol acyltransferase
LDL - C Low Density Lipoprotein Cholesterol
LP Lipoprotein
LPL Lipoprotein lipase
NC
Nghiên cứu
P - 407
Poloxamer 407
RLLPM
Rối loạn lipid máu
TC Total cholesterol (Cholesterol toàn phần)
TG Triglycerid

TBMMN Tai biến mạch máu não
VLDL-C Very Low Density Lipoprotein Cholesterol
VXĐM Vữa xơ động mạch
WHO
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
YHHĐ Y học hiện đại
YHCT Y học cổ truyền
5
ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế
và đời sống xã hội, rối loạn lipid máu (RLLPM) đã trở thành một vấn đề quan
trọng trong đánh giá, điều trị và tiên lượng một số bệnh lý tim mạch.
Hội chứng rối loạn lipid máu (RLLPM) là yếu tố nguy cơ quan trọng cho
sự hình thành, phát triển của bệnh xơ vữa động mạch (VXĐM). Đây là một
bệnh của nền văn minh, của các nước công nghiệp phát triển. Hiện nay
VXĐM là bệnh đang được chú ý, bởi các biến chứng và hậu quả của bệnh rất
nặng như: Nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tăng huyết áp [11], [26],
[27], [28].
Theo Tổ chức Y tế thế giới, nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất ở các
nước có nền kinh tế phát triển là bệnh tim mạch có liên quan đến xơ vữa động
mạch chiếm tỷ lệ 45%, trong đó mạch vành là 32%, mạch não là 13% và tỷ lệ
tử vong vẫn cao trong những năm gần đây. Theo dự đoán đến năm 2020 các
bệnh tim mạch, đặc biệt là VXĐM sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu của
gánh nặng bệnh tật trên toàn thế giới [28],[44],[52].
Bệnh VXĐM ở Việt Nam trong những năm gần đây có chiều hướng gia
tăng. Theo thống kê của Viện Tim mạch thì tỷ lệ mắc bệnh mạch vành năm 1991
là 3%; năm 1996 là 6,1% và năm 2001 là 9,5%, trong đó bệnh nhồi máu cơ tim
chiếm tỷ lệ cao [7],[52],[53]. Theo nhịp độ phát triển của xã hội, đời sống vật chất
ngày càng được cải thiện, số người mắc bệnh tim mạch có liên quan đến VXĐM
ngày càng tăng, ảnh hưởng rõ rệt đến sức lao động, chất lượng cuộc sống và tuổi

thọ của con người [28],[44].
Hiện nay hội chứng RLLPM đang là vấn đề thời sự của các nhà Y -
Dược học trên thế giới và trong nước quan tâm nghiên cứu. Các nghiên cứu ở
Việt Nam và thế giới đều khẳng định điều trị RLLPM có hiệu quả sẽ làm hạn
chế sự phát triển của bệnh VXĐM, và ngăn ngừa được biến chứng của nó [6],
6
[49],[52]. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy hội chứng RLLPM của YHHĐ
và chứng đàm thấp của YHCT có những điểm tương đồng [26],[31],[42]. Khi
điều trị chứng đàm thấp có hiệu quả thì kết quả xét nghiệm lipid máu cũng
được cải thiện tốt [9],[15], [21], [25], [37], [38].
Hiện nay, các thuốc của y học hiện đại như nhóm fibrat, nhóm statin,
acid nicotinic… điều trị có hiệu quả tốt, tác dụng nhanh nhưng lại gây ra các
tác dụng không mong muốn như đau cơ, tiêu cơ, tăng enzym gan, rối loạn tiêu
hoá và không được chỉ định cho người suy gan, suy thận hoặc loét dạ dày – tá
tràng [47],[48]. Vì thế một trong những xu hướng hiện nay trong điều trị hội
chứng rối loạn lipid máu là hướng về các thuốc có nguồn gốc tự nhiên, vừa
mang lại hiệu quả điều trị vừa hạn chế được các tác dụng không mong muốn
cho người bệnh [74].
Ở Việt Nam với truyền thống “Nam dược trị Nam nhân” nhiều bài thuốc
cổ phương, nghiệm phương, các vị thuốc thảo mộc đã được sử dụng rộng rãi
trong cả nước để chữa chứng bệnh này như bài: “Nhị trần thang”, “Bối mẫu
qua lâu tán”, “Thanh khí hóa đàm thang”, viên ngưu tất, viên nghệ nén
(Choletan)… [20], [23], [32].
Bán hạ bạch truật thiên ma thang (gọi tắt là BBT) là bài thuốc cổ phương
được sử dụng nhiều năm nay điều trị chứng đàm thấp có kết quả tốt tại các
bệnh viện song chưa có nghiên cứu đánh giá một cách khoa học và tìm hiểu
cơ chế tác dụng của BBT trên thực nghiệm. Do vậy, đề tài “Nghiên cứu tác
dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu và giảm xơ vữa mạch máu của bài
thuốc BBT trên thực nghiệm” được thực hiện với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu của bài thuốc

BBT trên mô hình gây tăng cholesterol máu ngoại sinh và nội sinh.
2. Đánh giá tác dụng giảm xơ vữa mạch máu của bài thuốc BBT trên
mô hình gây tăng cholesterol máu ngoại sinh.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hội chứng rối loạn lipid máu theo Y học hiện đại
1.1.1. Đại cương về lipid và lipoprotein máu
1.1.1.1. Lipid máu
Lipid không tan trong nước và không tan trong máu, vì vậy lipid phải kết
hợp với protein nhờ liên kết Vander - Walls để tạo thành lipoprotein (LP).
Nhờ tạo thành lipoprotein nên các lipid tan được trong nước và vận chuyển
đến các mô. Lipid máu bao gồm: cholesterol toàn phần (cholesterol tự do và
cholesterol este hóa), triglycerid, phospholipid và các acid béo tự do.
- Cholesterol là một alcol vòng không no, là thành phần tham gia cấu tạo
màng tế bào.
- Triglycerid cấu tạo gồm một phân tử glycerol và 3 acid béo, có 3 chức
năng chính là: tạo nên mỡ trung tính dưới dạng dự trữ và cung cấp năng
lượng, cách nhiệt, là lớp đệm để bảo vệ các cơ quan trong cơ thể.
- Phospholipid là một phức hợp có nhiều dạng, có nhiều chức năng đặc
hiệu như: truyền tin trong tế bào, chất làm căng bề mặt, tham gia cấu tạo
màng tế bào.
- Acid béo là những chuỗi cacbon có mạch thẳng được chia thành 2
nhóm chính: acid béo bão hòa và acid béo không bão hòa.
Protein gắn vào các lipid có nguồn gốc tại niêm mạc ruột hoặc tại gan
gọi là apolipoprotein. [4], [6], [10].
8
1.1.1.2. Cấu trúc của lipoprotein
Lipid không tan trong nước, chúng được vận chuyển trong huyết tương
dưới dạng kết hợp với protein đặc hiệu (gọi là apolipoprotein, viết tắt là Apo)

tạo nên phức hợp phân tử lớn gọi là lipoprotein (LP).
Lipoprotein là các phân tử hình cầu, cấu trúc gồm 2 phần:
- Phần ưa nước (vỏ ngoài) có các apoprotein, cholesterol tự do và các
phospholipid.
- Phần kỵ nước (trong lõi), có cholesterol este và triglycerid.
Mỗi một loại lipoprotein chứa một hoặc nhiều apolipoprotein. Các Apo này
tạo sự ổn định cấu trúc cho lipoprotein, tạo cầu nối với thụ thể của tế bào, các thụ
thể này quyết định chuyển hóa của một phân tử lipoprotein và hoạt động như các
đồng yếu tố của các enzym trong quá trình chuyển hóa lipid [4],[6], [10].
Hình 1.1. Cấu trúc lipoprotein [88]
1.1.1.3. Phân loại
Các lipoprotein có tỷ lệ lipid và protein khác nhau nên chúng có tỷ
trọng và độ di chuyển điện di khác nhau. Dựa vào tỷ trọng của lipoprotein,
người ta xếp các lipoprotein thành 5 loại khác nhau [10], [60].
9
- Hạt vi thể dưỡng chấp (chylomicron): thành phần chủ yếu trong hạt vi
thể dưỡng chấp là triglycerid (85 – 95%), cholesterol chỉ chiếm 2- 5%. Hạt vi
thể dưỡng chấp là chất vận chuyển triglycerid ngoại sinh tới gan.
- Lipoprotein có tỷ trọng rất thấp (VLDL) được tạo ra ở gan có thành
phần chủ yếu là triglycerid và cholesterol. Lipoprotein có tỷ trọng rất thấp là
chất vận chuyển triglycerid nội sinh.
- Lipoprotein có tỷ trọng thấp (LDL): do gan tổng hợp, là chất vận
chuyển cholesterol đến các tổ chức, tỷ trọng 1,019 – 1,063, kích thước 200 –
220A
0
, hằng số nổi SF 0 – 20, mang chủ yếu apoprotein B.
- Lipoprotein có tỷ trọng trung gian (IDL): được tạo ra trong quá trình
chuyển hóa của VLDL.
- Lipoprotein có tỷ trọng cao (HDL): là chất vận chuyển cholesterol từ
các tổ chức về gan, tỷ trọng 1,063 – 1,210, kích thước 75 – 95A

0
, mang
apoprotein AI, AII, XX.
Hình 1.2. Mô phỏng các loại lipoprotein [89]
10
1.1.2. Chuyển hóa của lipoprotein
1.1.2.1. Chuyển hóa lipoprotein ngoại sinh
Sau khi ăn chất béo, triglycerid và cholesterol được hấp thu vào tế bào
ruột dưới dạng acid béo và cholesterol tự do.
Trong tế bào ruột, acid béo được tái este hóa cùng với cholesterol,
chúng sát nhập vào chân của phân tử chylomicron mới sinh. Lớp bề mặt của
phân tử này gồm: phospholipid và các apo AI, AII, AIV, apo B48 là một
protein được sinh ra cùng một gen mã hóa apo B100 ở gan.
Chylomicron bị mất một phân tử triglycerid, tạo thành chylomicron dư
(remnant), chứa nhiều apoE. Remnant có thời gian bán hủy rất ngắn (vài
phút). Ở gan, cholesterol được chuyển hóa thành acid mật, rồi muối mật theo
đường mật xuống ruột non, một phần cholesterol cùng với triglycerid tham
gia tạo VLDL. VLDL rời gan vào hệ tuần hoàn để đi vào chuyển hóa lipid nội
sinh [4], [17],[55], [57].
1.1.2.2. Chuyển hóa lipoprotein nội sinh
Các lipoprotein mang apo B100 sinh ra trong quá trình tổng hợp
VLDL tại gan. Apo B100 gắn vào triglycerid, cholesterol vừa được tổng
hợp theo con đường nội sinh kết hợp với phospholipid rồi được bài tiết như
một VLDL mới sinh.
Khi VLDL tuần hoàn trong máu, triglycerid bị thủy phân bởi enzym
lipoprotein lipase (LPL), enzym này gắn trên tế bào biểu mô các mao mạch, tế
bào mỡ, cơ. Các acid béo được giải phóng sẽ vào các tế bào mỡ nơi chúng
được tái etse hóa và được dự trữ dưới dạng triglycerid hoặc đi vào các cơ, nơi
chúng bị oxy hóa để tạo thành năng lượng. Các triglycerid của VLDL ra khỏi
mao mạch nhờ phản ứng thủy phân do enzym LPL xúc tác và tạo thành IDL.

Chuyển hóa của IDL xảy ra rất nhanh, một phần gắn vào gan, phần còn lại
biến đổi thành LDL-C.
Điều hòa bằng con đường thụ thể LDL- Ccủa gan là cơ chế nổi bật
trong việc kiểm soát lượng LDL- C huyết tương của người. Cơ sở của các
11
biện pháp mới nhất làm hạ LDL- C dựa trên khả năng làm thay đổi số lượng
thụ thể LDL-C của gan bằng chế độ ăn uống và thuốc [6],[8],[57].
1.1.2.3. Chuyển hóa của HDL-C
Khi nhân của các phân tử lipoprotein giàu triglycerid bị thủy phân bởi
LDL-C , phần vỏ còn lại là cholesterol tự do, phopholid và các apolipoprotein
khác được chuyển tới HDL-C, HDL-C mới sinh được tạo ra ở gan và ruột, nó
gồm các đĩa phospholipid chứa apo AI, AII.
Chức năng của HDL-C là thu hút các cholesterol dư thừa ở các mô về gan.
Các cholesterol este của HDL-C được chuyển sang LDL-C để đi tới tế bào gan,
đó là sự vận chuyển cholesterol ngược chiều. HDL-C đóng vai trò có lợi đặc
biệt đối với thành động mạch, bằng cách loại trừ cholesterol thừa. Vì vậy
cholesterol của HDL-C được coi là cơ chế chống VXĐM quan trọng nhất [57].
1.1.3. Hội chứng rối loạn lipid máu
1.1.3.1. Định nghĩa RLLPM
Người ta gọi là RLLPM khi có 1 hoặc nhiều các rối loạn sau : [53]
* Tăng cholesterol : Bình thường cholesterol trong máu < 5,2mmol/l;
tăng giới hạn khi cholesterol trong máu từ 5,2 -> 6,2mmol/l; tăng cholesterol
máu khi > 6,2mmol/l.
* Tăng LDL-C : Bình thường LDL-C trong máu < 3,4mmol/l; tăng giới
hạn từ 3,4 – 4,1mmol/l; tăng nhiều khi > 4,1mmol/l.
* Tăng Triglycerid : Bình thường triglycerid trong máu < 2,26mmol/l;
tăng giới hạn từ 2,26 – 4,5mmol/l; tăng TG từ 4,5- 11.3mmol/l; rất tăng khi
TG trong máu > 11,3mmol/l.
* Tăng hỗn hợp lipid máu : Khi cholesterol > 6,2mmol/l và 2,26 < TG
< 4,5 (giữa khoảng 2,26 – 4,5mmol/l).

* Giảm HDL-C : Bình thường HDL-C trong máu > 0,9 mmol/l; khi
HDL-C trong máu < 0.9mmol/l là giảm.
1.1.3.2. Nguyên nhân gây RLLPM
* Nguyên nhân gây tăng cholesterol máu [53]:
12
- Ăn quá nhiều mỡ động vật.
- Ăn quá nhiều thức ăn có chứa cholesterol (phủ tạng động vật, mỡ
động vật, trứng, bơ, sữa toàn phần).
- Dư thừa năng lượng (béo phì).
- Tăng cholesterol gia đình (thiếu hụt receptor LDL-C).
- Tăng mỡ máu hỗn hợp gia đình.
- Tăng cholesterol do rối loạn hỗn hợp gen.
- Hội chứng thận hư.
- Suy giáp trạng.
- Đái tháo đường.
- Bệnh gan tắc nghẽn.
- Một số bệnh gây rối loạn protein máu (Myloma, Mocroglolenlinemia)
* Nguyên nhân gây tăng triglycerid máu
- Thiếu hụt enzym lipase tiêu hủy lipoprotein hoặc apoliprotein CII.
- Tăng TG có tính chất gia đình.
- Béo phì.
- Uống quá nhiều rượu.
- Đái tháo đường.
- Dùng thuốc chẹn beta giao cảm quá dài.
* Nguyên nhân gây giảm HDL-C:
- Hút thuốc lá.
- Béo phì.
- Lười vận động thể lực.
- Đái tháo đường không phụ thuộc insulin.
- Tăng TG máu.

- Dùng thuốc chẹn beta giao cảm quá dài.
- Rối loạn gen chuyển hóa HDL - C.
13
1.1.4. Phân loại rối loạn Lipid máu [10]
Có hai loại : + Hội chứng RLLPM nguyên phát
+ Hội chứng RLLPM thứ phát
1.1.4.1. Hội chứng RLLPM nguyên phát
* Phân loại của De Gennes
Dựa vào cholesterol và triglycerid phân ra làm 3 týp rối loạn lipid máu :
- Hội chứng tăng cholesterol máu vô căn: Choleserol máu tăng cao, hoặc
rất tăng, triglycerid máu bình thường hoặc tăng nhẹ. Tỷ lệ TC/TG máu > 2,5.
- Hội chứng tăng triglycerid máu chủ yếu: Triglycerid máu tăng rất cao,
cholesterol máu bình thường hoặc tăng nhẹ. Tỷ lệ TG/TC máu > 2,5. Trên
lâm sàng ít gặp hội chứng này.
- Hội chứng tăng lipid máu hỗn hợp: Cholesterol máu tăng vừa phải,
kết hợp triglycerid tăng nhiều hơn. Tỷ lệ TC/TG < 2,5 [10], [20], [60].
* Phân loại theo Fredrickson
Năm 1965 Fredrickson căn cứ vào kỹ thuật điện di và siêu ly tâm, phân
loại rối loại lipid máu thành 5 týp. Năm 1970, một nhóm tác giả tách týp II
thành IIa, IIb, từ đó nó trở thành bảng phân loại quốc tế [6]:
Bảng 1.1. Bảng phân loại quốc tế rối loạn lipid máu
Týp Lipoprotein TG TC
I  CM
 
II
a
 LDL bt

II
b

 LDL, VLDL
 
III  IDL
 
IV  VLDL

bt/
V  VLDL, CM
 
bt: bình thường : tăng vừa
: tăng nhẹ : tăng nhiều
Theo tác giả Turin G, các trường hợp tăng lipoprotein máu nằm ở 3
týp: IIa, IIb, IV, các týp I, III,V ít xảy ra, 99% các trường hợp tăng lipoprotein
14
máu đều gây VXĐM với các týp IIa, IIb, III, và IV. Hiện nay cách phân loại
này trở thành này bảng phân loại quốc tế [77].
* Phân loại của EAS (Hiệp hội vữa xơ động mạch Châu Âu) năm 1987, phân
loại rối loạn lipid máu thành 5 týp:
Bảng 1.2. Phân loại của EAS 1987
- Bình thường
TC ≤ 5,2mmol/l; TG < 2,2mmol/l
- Týp A
5,2 ≤ TC ≤ 6,5mmol/l; TG ≤ 2,2mmol/l
- Týp B
6,5 ≤ TC ≤ 7,8mmol/l; TG ≤ 2,2mmol/l
- Týp C
TC ≤ 5,2mmol/l; 2,2 ≤ TG < 5,5mmol/l
- Týp D
5,2 ≤ TC ≤ 7,8mmol/l; 2,2 ≤ TG <5,5mmol/l
- Týp E

TC> 7,8mmol/l; TG > 5,5mmol/l
1.1.4.2. Hội chứng RLLPM thứ phát
Gặp trong bệnh đái tháo đường, bệnh gout, bệnh suy tuyến giáp nguyên
phát, hội chứng tắc mật, hội chứng thận hư và suy thận mạn tính… khi dùng
các thuốc lợi tiểu, corticoid….[6], [11].
1.1.5. Hội chứng rối loạn lipid máu với bệnh xơ vữa động mạch.
1.1.5.1. Thế nào là xơ vữa động mạch:
Theo định nghĩa của Tổ chức y tế Thế Giới: “Vữa xơ động mạch là sự
phối hợp những biến đổi của lớp nội mạc động mạch bao gồm sự tích tụ tại
chỗ các lipid, phức hợp các glucid, máu và các sản phẩm của máu, tổ chức xơ
và calci, kèm theo những biến đổi của lớp trung mạc”.
Vữa xơ động mạch là một bệnh của động mạch lớn và vừa được thể
hiện bằng hai loại tổn thương cơ bản, đặc trưng là những mảng vữa rất giàu
cholesterol và tổ chức xơ, xảy ra ở lớp nội mạc và một phần lớp trung mạc, nó
làm hẹp dần lòng động mạch và cản trở dòng máu đến nuôi dưỡng các tổ
chức [10],[11],[18],[27],[28],[69].
1.1.5.2. Cơ chế hình thành vữa xơ động mạch:
Khởi phát là có tổn thương các tế bào nội mạc làm lớp tế bào nội mạc
mất đi chức năng bảo vệ thành mạch, tổn thương đó có thể do ảnh hưởng của
15
dòng máu có áp lực cao tác động liên tục như trong bệnh tăng huyết áp, do
ảnh hưởng của hội chứng RLLPM, hút thuốc lá, một số hóa chất, thức ăn,
nhiễm khuẩn…
Khi bị tổn thương, các tế bào nội mạc tại chỗ mất khả năng bảo vệ
thành mạch. Tiểu cầu lập tức tách ra khỏi dòng máu tập trung vào chỗ nội
mạc bị bộc lộ tập kết lại, giải phóng ra các chất trong đó có yếu tố PDGF
(platelet derived growth factor), yếu tố này kích thích sự di chuyển các tế
bào cơ trơn ở lớp trung mạc ra lớp nội mạc và phát triển mạnh ở đó. Các tế
bào đơn nhân từ dòng máu cũng đến ngay chỗ tổn thương và được chuyển
dạng thành đại thực bào. Các đại thực bào này “ăn” các LDL - C và trở thành

các tế bào bọt, tích đầy cholesterol este, đến khi quá tải thì tế bào tự vỡ, đổ
cholesterol ra tổ chức xung quanh. Tổ chức liên kết phát triển to ra nhiễm
thêm calci, có thể bị loét và tạo thành huyết khối [14], [27], [28].
Hình 1.3. Sự hình thành mảng VXĐM - Mặt cắt một phần động mạch xơ vữa [90]
1.1.5.3. Mối liên quan giữa tăng Lipid máu và bệnh vữa xơ động mạch.
16
Cắt trên thành động mạch
Đại thực bào
Cholesterol lắng đọng
Tế bào máu
Đại thực bào tế bào bọt
Chất béo lắng đọng
Trong bệnh VXĐM hay gặp tăng cholesterol, tăng triglycerid, tăng
LDL-C, nhất là khi có giảm đồng thời HDL- C.
Nghiên cứu dịch tễ về cholesterol máu trong bệnh vữa xơ động mạch
tại Framingham cho thấy giữa nộng độ cholesterol máu và tỷ lệ tử vong do
VXĐM có mối tương quan tỷ lệ thuận [17], [27].
1.1.6. Rối loạn lipid máu và tai biến mạch vành, mạch não
* Rối loạn lipid máu và tai biến mạch vành
Kannell và các cộng sự năm 1971 (Framingham) nghiên cứu trên 5.000
bệnh nhân, theo dõi trong 14 năm thấy có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa
nồng độ cholesterol máu và bệnh mạch vành [11],[12],[50].
* Điều trị RLLPM là giảm tai biến mạch vành
Kết quả nghiên cứu của Gonld AL và cộng sự (1995) đã phân tích 35
nghiên cứu lớn trên 77.257 bệnh nhân, theo dõi trong 2 – 12 năm, thấy cứ
giảm 20% cholesterol thì giảm được 18,1% tử vong chung và 2,41% tử vong
do bệnh mạch vành [58].
* Rối loạn lipid máu và tai biến mạch máu não
Qua kết quả nghiên cứu của các tác giả đều chứng minh cholesterol
toàn phần có giá trị báo hiệu sự xuất hiện của tai biến mạch máu não khi có

kết hợp với các yếu tố nguy hại khác, đó là LDL-C. Khi tỷ lệ HDL-C càng
cao, tỷ lệ LDL-C càng thấp thì càng ít có khả năng bị tai biến mạch máu não
[26],[27], [52], [58].
1.1.7. Hội chứng RLLPM và tăng huyết áp
Theo các tác giả cho biết có tới > 80% những người tăng HA có
RLLPM. RLLPM gây nên VXĐM làm chít hẹp động mạch nhất là động mạch
thận, đây là nguyên nhân gây tăng HA hoặc làm cho tăng HA nặng thêm. Sự
RLLPM ở người tăng HA ở trong các dạng sau: VLDL (chứa chủ yếu TG)
tăng nhưng LDL-C (chủ yếu chứa TC) vẫn ở mức bình thường hoặc cả LDL-
C và VLDL (TC và TG) đều tăng [7],[44].
1.1.8. Điều trị hội chứng rối loạn lipid máu
17
Phác đồ điều trị của Hiệp hội vữa xơ động mạch Châu Âu 1992
(European Antherosis Society) [79]
1.1.8.1. Chế độ ăn uống và tăng cường hoạt động thể lực:
Thực hiện đầu tiên trong 2 -> 3 tháng.
- Giảm cân nếu thừa cân.
- Giảm mỡ động vật chứa nhiều acid béo no.
- Dùng dầu thực vật có nhiều acid béo không no.
- Ăn cá để có nhiều acid béo không no họ Omega - 3, ít nhất 3 lần/ tuần.
- Riêng týp IIa, IIb và IV: giảm glucid, rượu bia.
- Tăng cường thể lực: thể dục, đi bộ, xoa bóp, nghỉ ngơi hợp lý.
1.1.8.2. Thuốc điều trị:
Chỉ dùng thuốc khi chế độ ăn không hiệu quả và khi cholesterol >
6,5mmol/l, triglycerid > 2,3mmol/l, duy trì chế độ ăn kiêng [79]
Các nhóm thuốc chính gồm:
* Acid nicotinic (Dilexpal, Novacyl): Acid nicotinic làm giảm lipid
máu do thuốc tác động đến gan làm giảm tổng hợp VLDL (giảm triglycerid)
dẫn đến làm giảm LDL- C, TC, tăng nhẹ HDL- C. Liều từ 2 -> 6 g mỗi ngày
mới có hiệu lực.

- Chỉ định: Týp IIa, IIb, III, IV.
- Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, nóng rát dạ dày, chán ăn, buồn
nôn, bừng mặt, tăng enzym gan.
* Nhóm thuốc ngưng kết acid mật (cholestyramin, colestipol) là nhựa
trao đổi ion không bị các enzym tiêu hóa tác động, không bị hấp thụ qua niêm
mạc ruột, có khả năng tạo phức với acid mật làm cho lipid ở đường tiêu hóa
không bị nhũ hóa dẫn đến giảm hấp thu và theo phân ra ngoài. Như vậy, ngoài
giảm hấp thu lipid, các thuốc còn cắt chu kỳ ruột gan của acid mật nên giúp
tăng chuyển hóa cholesterol để tạo ra acid mật góp thêm phần tác dụng giảm
cholesterol máu. Thuốc làm giảm cholesterol, LDL - C, tăng nhẹ HDL - C.
- Chỉ định: Điều trị týp IIa
18
- Tác dụng phụ: Đầy bụng, táo bón, ợ hơi, buồn nôn, giảm hấp thụ
nhiều nhất khi qua ruột.
* Nhóm fibrat gồm có clofibrat, fenofibrat, bezafibrat, ciprofibrat,
gemfibrozil.
- Cơ chế tác động: Giảm tổng hợp LDL-C ở gan do ức chế hydroxy
methyl- glutaryl-CoA-reductase (HMG- CoAreductase), tăng thoái giáng
LDL-C do làm tăng các thụ thể LDL, tăng đào thải cholesterol qua mật.
- Chỉ định: Các týp IIa, IIb, II và IV.
- Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn, ngứa, tăng enzym gan, đau
cơ, viêm cơ, hoại tử cơ, clofibrat gây sỏi mật, viêm túi mật.
* Nhóm Statin gồm có simvastatin, lovastatin, fluvastatin, atorvastatin.
- Cơ chế tác động: Thuốc ức chế enzym HMGCoA reductase làm cản
trở quá trình sinh tổng hợp cholesterol trong tế bào, làm tăng tổng hợp các
hấp thụ thể LDL- C để làm tăng thoái giáng LDL-C trong tế bào, thuốc làm
giảm TC, LDL- C, giảm nhẹ TG, tăng nhẹ HDL- C. Ngoài tác dụng hạ lipid
một số thuốc trong nhóm này còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, giảm
fibrinogen nên góp phần quan trọng trong phòng xơ vữa động mạch.
- Chỉ định: Týp IIa, IIb.

- Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, đau đầu, nổi mẩn, đau cơ, viêm
cơ, hoại tử cơ, đôi khi tăng enzym gan.
1.2. Hội chứng rối loạn lipid máu theo y học cổ truyền
1.2.1. Sự chuyển hóa tân dịch trong cơ thể
Tân dịch là nói chung tất cả các chất dịch bình thường trong cơ thể.
Tân là chất trong, dịch là chất đục. Tân dịch là một trong những cơ sở vật chất
cho sự sống, do dinh dưỡng đồ ăn hóa ra, nhờ sự khí hóa của tam tiêu đi khắp
cơ thể, nuôi dưỡng các tạng phủ, cơ nhục, kinh mạch, bì phu. Tân tạo thành
19
huyết dịch và không ngừng bổ xung cho tinh, tủy làm cho các khớp xương cử
động được dễ dàng, làm nhuận da lông [5], [22].

SƠ ĐỒ SỰ VẬN HÓA TÂN DỊCH
Giải thích sơ đồ sự vận hóa tân dịch trong cơ thể như sau: thức ăn,
nước uống qua vị xuống tỳ, tỳ chủ vận hóa đồ ăn uống được tỳ phân hóa
thành chất thanh đưa lên phế, chất trọc đưa xuống đại trường thành phân ra
ngoài. Chất thanh ở phế được phân thành 2 loại: phần thanh đi nuôi cơ thể bao
gồm lục phủ, ngũ tạng, kinh mạch. Phần trọc đưa xuống thận, thận chủ khí
hóa, bàng quang chứa giữ tân dịch. Thủy dịch ở bàng quang mệnh môn hỏa
20
Thức ăn
Phân
Đại trường
Tỳ
Vị
Phế
Nước tiểu
Bàng quang
Thận
Vận hóa

Thanh
Tam tiêu
Tam tiêu
Ngũ tạng
Lục phủ Cân cơ kinh mạch
Thanh
Trọc
Trọc
ôn ấm, phân thành 2 loại: dịch trong thành chất tinh đi nuôi cơ thể, dịch đục
thành nước tiểu ra ngoài. Quá trình này đều do sự khí hóa của tam tiêu.
Liên hệ chức năng của các cơ quan trong cơ thể theo YHHĐ: tân tương
tự như các dạng nước, nhũ chất, máu trong lòng mạch. Dịch tương tự như
dịch não tủy, dịch khớp, dịch màng phổi, màng tim
Chức năng của tỳ tương tự như chức năng của hệ thống gan mật và tụy
tạng đối với việc chuyển hóa lipid. Chức năng túc giáng thủy dịch ở phế
tương tự như chuyển hóa lipid ở phổi. Chức năng khí hóa ở thận gần giống
như quá trình tổng hợp và thoái giáng các homone ở vỏ thượng thận [20],[22].
1.2.2. Chứng đàm ẩm
Đàm ẩm là sản phẩm bệnh lý, đàm là chất đặc, ẩm là chất loãng, đàm
ẩm sau khi sinh ra sẽ gây ra những chứng bệnh mới, đặc biệt phạm vi gây
bệnh của đàm rất rộng rãi [5].
Theo Y văn cổ: “Chứng đàm ẩm là một loại chứng bệnh mà nguyên
nhân gây bệnh chính là thủy thấp ứ đọng lại ở một vị trí trong cơ thể, không
vận hóa theo quy luật bình thường. Nội kinh gọi là tích ẩm. Kim quỹ yếu lược
gọi là đàm ẩm”[5], [22].
Lãn Ông viết: “Đàm tức là khí huyết bị ứ trệ mà hóa sinh ra”.
Lý Đông Viên: “Tỳ là nguồn gốc sinh ra đàm, phế là nơi chứa đàm như
vậy tỳ vị vận hành suy giảm mới sinh ra đàm” [41].
Vương Tiết Trai nói: “Tỳ thổ không đủ sức, khí bị hư yếu, không vận
chuyển được, ăn kém tiêu hóa chậm sinh ra đàm” [49].

Sách Thánh tế tổng lục viết: “Tam tiêu là đường giao thông của các chất
thủy cốc và là nơi để cho khí tới. Tam tiêu điều hòa khí huyết quân bình thì có
thể lưu thông được các chất thủy dịch, đưa vào trong đường kinh, hóa sinh huyết
mạch để nuôi dưỡng khắp cơ thể. Khí tam tiêu không lưu thông, đường mạch bế
tắc, nước đọng lại không lưu hành được rồi tụ lại thành đàm ẩm” [49].
21
Như vậy nguồn gốc sinh ra đàm ẩm do tân dịch ngưng tụ biến hóa mà
thành làm công năng biến hóa của 3 tạng: tỳ, phế, thận bị ảnh hưởng, tân dịch
không phân bố và vận hành được ngưng tụ thành thấp, thấp hóa thành đàm ẩm.
Theo lý luận YHCT, nguyên nhân sinh ra đàm ẩm là [3] [5] [49]
* Do tiên thiên bất túc: bẩm tố tiên thiên thận dương hư, không ôn
dưỡng được tỳ dương hoặc cũng có thể thiên quý suy, tỳ khí hư nhược, công
năng vận hóa suy giảm, tỳ hư không thể vận hóa, thận dương không khai
thông làm thấp trệ mà hóa đàm.
* Do ẩm thực: do ăn uống quá nhiều đồ cao lương làm công năng tỳ vị
bị tổn thương, chức năng vận hóa thất điều, đàm thấp nội sinh mà dẫn đến
bệnh tật.
* Do thất tình: lo nghĩ nhiều hại tỳ, giận dữ quá khiến can khí uất
khắc tỳ thổ, tỳ vị hư yếu công năng vận hóa suy giảm, đàm trọc ứ trệ mà
sinh ra bệnh.
* Do ngũ tổn: thói quen sinh hoạt ít vận động, nằm nhiều hại khí, ngồi
nhiều hại cơ nhục. Khí và cơ nhục đều được nuôi dưỡng bởi tạng tỳ, khiến
công năng vận hóa của tỳ thổ bị ảnh hưởng mà sinh bệnh.
Đàm ẩm sau khi hình thành theo khí đi các nơi, ở ngoài đến cân xương,
trong đến tạng phủ, không đâu là không đến làm ảnh hưởng đến sự vận hành
khí huyết, sự thăng giáng của khí gây ra các chứng bệnh ở các bộ phận của cơ
thể. Các chứng nội thương ngoại cảm đều có khả năng làm thủy thấp ứ lại
sinh ra đàm [5], [49].
1.2.3. Sự tương đồng giữa chứng đàm ẩm và hội chứng RLLPM của YHHĐ
Trong nhiều năm qua, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, đặc

biệt ở Trung Quốc đã đi sâu phân tích, tìm mối liên hệ giữa chứng đàm ẩm
22
của YHCT và hội chứng RLLPM của YHHĐ. Căn cứ các biểu hiện lâm sàng
người ta thấy giữa chứng đàm thấp và hội chứng RLLPM có một sự tương
đồng khá sâu sắc [21], [25], [40].
Bảng 1.3. Liên hệ rối loạn chuyển hóa lipid và đàm ẩm
Đặc điểm Rối loạn chuyển hóa
lipid
Chứng đàm ẩm
Nguyên nhân
Yếu tố gen Tiên thiên bất túc
Ăn nhiều đồ béo ngọt làm
tăng cân, béo phì, rối loạn
lipid máu.
Ẩm thực không điều độ
khiến tỳ hư, thấp trệ hóa
đàm.
Lối sống tĩnh tại làm tăng
cân, kháng insulin.
Cửu ngọa thương khí,
cửu tọa thương nhục.
Tuổi cao làm suy giảm
chức năng chuyển hóa.
Thiên quý suy, công
năng tạng phủ suy giảm.
Tinh thần căng thẳng Tình chí tổn hại tạng
phủ
Biểu hiện
Tăng lipid máu, thừa cân,
tăng huyết áp, bệnh lý

tim mạch…
Thể trạng đàm thấp,
nặng nề, huyễn vựng,
tâm quý…
Hướng điều trị
Chế độ ăn, luyện tập,
thuốc hỗ trợ chuyển hóa.
Chế độ ăn, sinh hoạt,
thuốc trừ đàm, kiện vận
tạng phủ.
1.2.4. Điều trị chứng đàm ẩm
* Nguyên tắc trị liệu
- Vì bệnh có đặc điểm “Bản hư tiêu thực”cho nên trong điều trị phải
chú ý cả tiêu cả bản.
- Phải chú trọng phép chữa đàm vì đàm trọc có vai trò quan trọng trong
cơ chế bệnh sinh.
- Trị đàm phải chú ý nguyên tắc “trị đàm tiên trị khí, khí thuận đàm tự
tiêu” (Hải Thượng Lãn Ông – Y trung quan kiện) [41],[42].
* Quan niệm của các danh y về trị chứng đàm :
23
- Hải Thượng Lãn Ông : “Chữa đàm phải điều hòa khí trước’’ vì “Khí
thuận thì đàm tự tiêu”, “Trong chữa bệnh không nên vét sạch đàm đi, chữa
đàm không có phép bổ, không có phép công mà chỉ là vỗ về khéo léo mà
thôi’’, và “Cho gốc làm ngọn lấy bổ làm công, không chữa đàm mà đàm tự
hết” [41] [49].
- Trương Cảnh Nhạc : “Đàm vốn không sinh ra bệnh mà bệnh sinh ra
đàm. Trăm bệnh đều do đàm sinh ra cho nên chữa bệnh chủ yếu là chữa đàm”
“Nếu chỉ biết chữa đàm mà không biết đàm từ đâu ra thì kết quả đàm càng
nhiều” [5], [41]
- Tuệ Tĩnh : “Phép chữa đàm phải từ gốc, vì đàm do nhiều nguyên nhân

sinh ra”.
Quan niệm điều trị đàm của các danh y thời xưa là chữa bệnh phải điều
trị tận gốc, dựa vào nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh gây đàm chứ không
phải chữa đàm là chỉ có trừ đàm [ 5], [41],[49], [54].
* Phương pháp điều trị đàm : gồm 3 phương pháp : hóa đàm, tiêu đàm và
điều đàm.
- Bệnh nhẹ dùng hóa đàm, bệnh nặng dùng tiêu, đàm ở một chỗ không
ra phải dùng pháp điều đàm.
- Phép hóa đàm chủ yếu chữa nguyên nhân sinh ra đàm và làm cho đàm
tự hết, khi điều trị hóa đàm vừa kết hợp phải kiện tỳ hòa vị.
- Phép tiêu đàm và điều đàm là buộc đàm phải trừ ra, hai phép này có
tác dụng khắc phạt, dùng nhiều sẽ tổn hại nguyên khí.
Vì đàm ở hội chứng RLLPM là vô hình, lưu hành và ứ đọng ở huyết
mạch nên khi dùng phép hóa đàm để điều trị nguyên nhân sinh đàm, làm cho
đàm tự hết chứ không dùng đến phép tiêu và điều đàm [24]
* Tùy theo nguyên nhân người ta chia đàm ra làm 5 loại: thấp đàm, táo đàm,
nhiệt đàm, hàn đàm và phong đàm. Tùy theo từng loại đàm mà có pháp điều
trị khác nhau [49],[54]:
- Thể thấp đàm thì pháp điều trị là táo thấp hóa đàm.
24
Phương điều trị: Nhị trần thang.
- Thể táo đàm thì pháp điều trị là nhuận táo, hóa đàm.
Phương điều trị: Bối mẫu qua lâu tán.
- Thể nhiệt đàm thì pháp điều trị là thanh nhiệt, hóa đàm.
Phương điều trị: Thanh khí hóa đàm hoàn.
- Thể phong đàm thì pháp điều trị là trừ phong, hóa đàm.
Phương điều trị: Bán hạ bạch truật thiên ma thang.
- Thể hàn đàm thì pháp điều trị là trừ hàn, hóa đàm hay ôn hóa đàm thấp.
Phương điều trị: Lý trung hóa đàm hoàn.
* Theo những tài liệu gần đây nhất của YHCT Trung Quốc đã chia chứng

tăng lipid máu làm 4 thể [80]
- Thể tỳ hư đàm thấp:
+ Triệu chứng: Người béo, dễ mệt mỏi, cơ thể nặng nề, ngực sườn đầy
tức, ăn hay đầy chướng, nước tiểu ít, đại tiện nát, chất lưỡi nhạt, rên lưỡi trắng
bẩn, mạch hoạt.
+ Pháp điều trị: Kiện tỳ, lợi thấp.
- Thể vị nhiệt tỳ hư:
+ Triệu chứng: Người béo, huyễn vựng, nặng đầu, thích ăn, ăn không
tiêu, bụng chướng, phân lúc đầu rắn sau nát, chất lưỡi hồng, rên vàng bẩn
hoặc trắng bẩn, mạch tế hoạt hoặc đới sác.
+ Pháp điều trị: Kiện tỳ, hòa vị, thanh nhiệt lợi thấp.
- Thể khí hư huyết trệ:
+ Triệu chứng: Người béo, hay phiền não, cáu gắt, ngực sườn tức,
không muốn ăn, nữ kinh nguyệt không đều hoặc bế kinh. Lưỡi có điểm ứ
huyết, mạch huyền tế sáp.
+ Pháp điều trị: Sơ can lý khí, hoạt huyết hóa ứ.
- Thể tỳ thận lưỡng hư:
25

×