Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Nghiên cứu thực hiện chính sách bảo hiểm trong sản xuất lúa tại huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.42 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI











LÊ THỊ DIỄM OANH




NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM
TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CẨM XUYÊN,
TỈNH HÀ TĨNH






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ









HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI











LÊ THỊ DIỄM OANH




NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM
TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CẨM XUYÊN,
TỈNH HÀ TĨNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ




Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số : 60.62.01.15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA




HÀ NỘI - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng ñược sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn


Lê Thị Diễm Oanh






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi ñã nhận
ñược rất nhiều sự quan tâm, giúp ñỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và
ngoài nhà trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban quản lý ñào tạo,
toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế & PTNT - Trường ðại học Nông nghiệp Hà
Nội ñã tận tình truyền ñạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập
tại trường.
ðặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Dương Nga -
Bộ môn Phân tích ñịnh lượng ñã dành nhiều thời gian và công sức trực tiếp hướng
dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ của các cán bộ công nhân viên chức
cơ quan sở Tài Chính Hà Tĩnh, Sở NN & PTNT Hà Tĩnh, Phòng NN & PTNT
huyện Cẩm Xuyên, Phòng Tài Chính – KH huyện Cẩm Xuyên ñã tạo ñiều kiện giúp
ñỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại cơ quan.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến gia ñình, bạn bè và những
người thân ñã ñộng viên, khích lệ và giúp ñỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều, ñề tài của tôi
không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận ñược những ý
kiến ñóng góp của các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các bạn ñọc.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 02 thàng 9 năm 2013
Sinh viên


Lê Thị Diễm Oanh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN 1
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC SƠ ðỒ, BIỂU vii
PHẦN I: MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1. ðối tượng nghiên cứu 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
2.1. Tổng quan về bảo hiểm và bảo hiểm nông nghiệp 4
2.1.1 Một số vấn ñề liên quan ñến rủi ro 4

2.1.2. Một số khái niệm bảo hiểm 7
2.1.3. Bảo hiểm nông nghiệp và bảo hiểm trong sản xuất lúa 10
2.1.4 Các nguyên nhân gây rủi ro sản xuất lúa 14
2.1.5. Chính sách và nội dung thực hiện bảo hiểm lúa ở Việt Nam 15
2.2. Cơ sở thực tiễn về bảo hiểm nông nghiệp 23
2.2.1. Một số mô hình bảo hiểm trên thế giới 23
2.2.2. Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam 30
2.2.3. Tổng hợp kết quả thực hiện thí ñiểm bảo hiểm cây lúa ở nước ta 36
2.2.4. Các khó khăn vướng mắc và bài học kinh nghiệm 36
PHẦN III: ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
3.1. ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 39
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

iv

3.1.1 ðặc ñiểm vị trí ñịa lý 39
3.1.2. ðặc ñiểm về kinh tế, xã hội của ñịa bàn nghiên cứu 42
3.2. Phương pháp nghiên cứu 55
3.2.1. Hướng tiếp cận 55
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 56
3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 57
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 60
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 61
4.1. Thực trạng sản xuất lúa tại huyện Cẩm Xuyên 61
4.1.1. Biến ñộng diện tích, năng suất theo từng vụ qua các năm 61
4.1.2. Cơ cấu giống lúa và một số giống lúa chủ yếu 62
4.2. ðánh giá thực hiện chính sách BH cho lúa ở huyện Cẩm Xuyên 64
4.2.1. Quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm 64
4.2.3. ðánh giá kết quả thực hiện chính sách 71
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng ñến việc thực hiện bảo hiểm cây lúa 87

4.3.1 Về yếu tố bản thân chính sách 87
4.3.2. Cán bộ thực thi chính sách, các cơ quan, tổ chức tham gia 87
4.3.3. Về phía người nông dân 90
4.3.4. ðánh giá ñiểm mạnh ñiểm yếu. cơ hội, thách thức trong quá trình thực hiện
BNHH ở ñịa phương 99
4.3.5. Ma trận SWOT trong triển khai BHNN cho lúa ở huyện.Cẩm Xuyên 100
4.4. Một số giải pháp nhằm thực hiện chính sách BH lúa phù hợp với ñiều kiện
huyện Cẩm Xuyên trong thời gian tới 104
4.4.1. ðịnh hướng phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam 104
4.4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả thực hiện thí ñiểm BNHH trên lúa 106
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 113
5.1 Kết luận 113
5.2 Kiến nghị 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 119
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CC Cơ cấu
BHNN Bảo hiểm nông nghiệp
SL Số lượng
SS So sánh
BH Bảo hiểm
UBND Ủy ban nhân dân
HðND Hội ñồng nhân dân
Cty Công ty
CNH-HðH Công nghiệp hóa - Hiện ñại hóa

NN Nông nghiệp
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tỷ lệ phí bảo hiểm theo từng vùng 19
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng các loại ñất chính từ năm 2010 - 2012 huyện Cẩm Xuyên -
tỉnh Hà Tĩnh 43
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng ñất sản xuất nông nghiệp ở huyện Cẩm Xuyên 45
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng ñất khu dân cư nông thôn năm 2012 huyện Cẩm Xuyên 49
Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng ñất năm 2012 của huyện Cẩm Xuyên 52
Bảng 3.5. Tình hình dân số và lao ñộng của huyện Cẩm Xuyên năm 2012 53
Bảng 3.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Cẩm Xuyên từ 2010-2012 55
Bảng 4.1 Diện tích lúa qua các năm huyện Cẩm Xuyên 62
Bảng 4.2 Cơ cấu một số giống chủ yếu 63
Bảng 4.3 Số hộ thực hiện bảo hiểm nông nghiệp vụ ñông xuân 2011 -2012 và Hè
Thu năm 2012 73
Bảng 4.4 Tổng diện tích vụ ðông Xuân 2011 – 2012 và Hè Thu tham gia bảo hiểm
nông nghiệp 74
Bảng 4.5 Phí bảo hiểm ñã thực hiện vụ ñông xuân 2011 – 2012 76
Bảng 4.6 Phí bảo hiểm ñã thực hiện vụ hè thu 2012 77
Bảng 4.7 Thông tin chung về nhóm hộ ñiều tra 79
Bảng 4.8 Số hộ tham gia bảo hiểm nông nghiệp cho cây lúa 80
Bảng 4.9 Thông tin về tham gia bảo hiểm NN của người dân 80
Bảng 4.10 Tình hình ñóng bảo hiểm nông nghiệp của người dân 81
Bảng 4.11 Tình hình chi trả bảo hiểm cho người dân 82

Bảng 4.12 Kết quả thực hiện bảo hiểm lúa so với kế hoạch 83
Bảng 4.13 ðánh giá của người dân về bảo hiểm nông nghiệp cho lúa 85
Bảng 4.14 Ý kiến của người dân về việc chi trả bảo hiểm 86
Bảng 4.15 Một số chỉ tiêu về cán bộ thực thi chính sách bảo hiểm lúa 87
Bảng 4.16 Kết quả sản xuất lúa của các hộ nông dân huyện Cẩm Xuyên 91
Bảng: 4.17 Một số rủi ro tự nhiên của các hộ dân trồng lúa 94
Bảng 4.18 Nhận thức của hộ về bảo hiểm nông nghiệp 96
Bảng 4.19 Nhận thức của hộ về bảo hiểm nông nghiệp (tiếp) 97
Bảng 4.20 Nhu cầu và mong muốn của hộ ñối với bảo hiểm nông nghiệp 98
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

vii

DANH MỤC SƠ ðỒ, BIỂU

Sơ ñồ 2.1: Tổ chức bảo hiểm nông nghiệp ở Tây Ban Nha 25
Sơ ñồ 4.1.Mô hình triển khai thí ñiểm bảo hiểm nông nghiệp trên ñịa bàn huyện 67
Biểu 3.1. Cơ cấu các loại ñất năm 2012 của huyện Cẩm Xuyên 42
Biểu 3.2. Cơ cấu lao ñộng năm 2012 của huyện Cẩm Xuyên 54
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

1

PHẦN I
MỞ ðẦU

1.1 ðặt vấn ñề
Là một nước có nền nông nghiệp lâu ñời, với tỷ lệ dân cư sinh sống tại nông thôn
và lực lượng lao ñộng trong lĩnh vực nông nghiệp cao. Trồng trọt Việt Nam ñã có những
ñóng góp không nhỏ cho kinh tế xã hội nước nhà. Khác với những ngành sản xuất khác

như công nghiệp và thương mại dịch vụ, nông nghiệp là một ngành sản xuất gánh chịu
nhiều rủi ro cả về chủ quan lẫn khách quan. Trong ñó, có những rủi ro về thiên tai và
dịch bệnh gây ra những hậu quả rất lớn. Thiệt hại từ dịch bệnh, thiên tai hàng năm cho
ngành nông nghiệp ước tính vào khoảng hàng chục ngàn tỷ ñồng. ði kèm với ñó là sự
xáo trộn trong cuộc sống của người nông dân khi sinh kế của họ bị ảnh hưởng.
Bảo hiểm là một trong những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro khá hiệu quả. Bảo
hiểm ñược sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực như bảo hiểm sức khỏe (Bảo hiểm y
tế); Bảo hiểm thân thể; Bảo hiểm các hàng hóa, vật dụng, thâm chí là cả lĩnh vực sản
xuất như bảo hiểm nông nghiệp. Bảo hiểm rất có ý nghĩa khi người ñược bảo hiểm xảy
ra rủi ro. Thay vì việc hứng chịu hoàn toàn thiệt hại của rủi ro, người ta sẽ ñược chia sẻ
với việc ñược nhận một phần giá trị (có thể là tiền) từ nhà bảo hiểm khi tham gia sử
dụng dịch vụ ñó. Như vậy, rõ ràng rằng, những vấn ñề thường xuyên xảy ra rủi ro thì
cần phải có bảo hiểm. Và ngành nông nghiệp ñặc biệt là lĩnh vực trồng trọt cùng với
người nông dân không phải là ngoại lệ. Rủi ro càng cao thì càng cần phải có bảo hiểm.
Do dó, bảo hiểm nông nghiệp chính là một biện pháp giúp cho người nông dân vững
vàng hơn khi phải ñối mặt với những biến cố do dịch bệnh gây ra trong sản xuất.
Trên thế giới, bảo hiểm nông nghiệp ñược những người nông dân, các doanh
nghiệp và nhà nước hết sức quan tâm. Tại Tây Ban Nha, hệ thống bảo hiểm nông
nghiệp ñược xây dựng chặt chẽ dựa trên các quan hệ phức tạp giữa nhà nước và các
doanh nghiệp. Vì vậy mà hầu hết tất cả nông dân ñều tham gia bảo hiểm và ñược
nhận bảo hiểm mỗi khi rủi ro xảy ra. Tại Mỹ, nhà nước lập ra các cục quản lý rủi ro
và tổng công ty bảo hiểm mùa màng liên bang. Cùng với ñó là các doanh nghiệp
cũng có thể cung cấp bảo hiểm cho người nông dân nhưng chịu sự giáp sát nghiêm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

2

ngặt của nhà nước. Kết quả là tất cả nông dân Mỹ ñều tham gia bảo hiểm nông
nghiệp. Bảo hiểm nông nghiệp trở thành một vấn ñề thiết yếu trong sản xuất nông
nghiệp của các quốc gia phát triển trên thế giới. Ở Việt Nam, mặc dù thủ tướng

Chính phủ ñã ban hành Quyết ñịnh số 315/Qð-TTg về thí ñiểm bảo hiểm nông
nghiệp (BHNN) tại 21 tỉnh, thành phố trong thời gian hai năm 2011-2013. Tuy
nhiên, ñến thời ñiểm này, việc triển khai vẫn còn rất nhiều hạn chế. Trong ñó, hạn
chế về phía người nông dân là một trong những hạn chế lớn.
Một dấu hỏi lớn là tại sao nhiều nơi, người nông dân không hào hứng lắm
với bảo hiểm nông nghiệp, trong khi trồng trọt chịu nhiều dịch bệnh, ảnh hưởng
trực tiếp của thiên tai gây ra những tổn thất lớn cho họ. Lý do nào khiến họ bàng
quan trong khi nhiều cuộc phỏng vấn cho thấy rằng họ có hiểu về tác dụng của bảo
hiểm nông nghiệp. Vậy, vấn ñề ñặt ra ở ñây là liệu khi triển khai bảo hiểm nông
nghiệp, chúng ta ñã thực sự tìm hiểu kỹ về nhu cầu của người nông dân ñối với loại
hình bảo hiểm này chưa, người nông dân có nhu cầu như thế nào ñối với nó. Việc
tìm hiểu kỹ về nhu cầu của người nông dân ñối với bảo hiểm nông nghiệp có ý
nghĩa quan trọng, không chỉ góp phần tham mưu cho chính phủ về triển khai hiệu
quả loại hình bảo hiểm này mà còn nhận thức rõ ñược là bảo hiểm nông nghiệp
nhưng bảo hiểm về lĩnh vực gì, như thế nào mới ñươc người dân ủng hộ. Từ ñó tạo
ñiều kiện thay ñổi cho bảo hiểm dần ñi sát với thực tiễn.
Huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh hiện là nơi ñược lựa chọn ñể triển khai thực
hiện thí ñiểm bảo hiểm nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh. Cây lúa ñược chọn làm thí ñiểm
bảo hiểm nông nghiệp tại tỉnh Hà Tĩnh. ðể góp phần tạo ñiều kiện cho sự thành công
của bảo hiểm nông nghiệp, tôi tiến hành ñề tài “Nghiên cứu thực hiện chính sách bảo
hiểm trong sản xuất lúa tại huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở ñánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm nông nghiệp
trong sản xuất lúa tại huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh, ñề xuất các giải pháp nhằm
thực hiện chính sách bảo hiểm trong sản xuất lúa phù hợp với ñiều kiện huyện Cẩm
Xuyên trong thời gian tới.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

3


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo hiểm trong nông
nghiệp và bảo hiểm trong sản xuất lúa;
- ðánh giá việc thực hiện chính sách bảo hiểm trong sản xuất lúa tại huyện
Cẩm Xuyên;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm
trong sản xuất lúa tại huyện Cẩm Xuyên;
- ðề xuất các giải pháp nhằm thực hiện chính sách bảo hiểm trong sản xuất
lúa phù hợp với ñiều kiện huyện Cẩm Xuyên trong thời gian tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Liệu người dân hiện nay có thực sự hiểu rõ về bảo hiểm trong sản xuất lúa không?
- Người dân mong muốn ñược bảo hiểm như thế nào?
- Mức bảo hiểm và mức phí mua bảo hiểm là bao nhiêu thì phù hợp?
- ðâu là hình thức chi trả cho bảo hiểm mà người dân ưa thích?
- Lý do nào khiến họ từ chối mua bảo hiểm?
1.4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu là các cơ quan, cán bộ thực hiện chính sách bảo hiểm
cây lúa và người ñược hưởng lợi từ chính sách bảo hiểm cây lúa trên ñịa bàn huyện
Cẩm Xuyên, tin Hà Tĩnh.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian
+ ðề tài ñược tiến hành tại huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh
+ ðề tại ñược tiến hành dựa trên khảo sát các cấp chính quyền và các hộ
nông dân.
- Phạm vi về thời gian
+ Thời gian nghiên cứu luận văn: các số liệu ñã công bố lấy trong khoảng thời gian
3 năm: 2010 ñến năm 2012.
+ Thời gian thực hiện luận văn: từ 4/2012 ñến 10/2013.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

4

PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Tổng quan về bảo hiểm và bảo hiểm nông nghiệp
Ý tưởng chống ñỡ với thiên tai, dịch bệnh ñã hình thành từ thời kỳ cổ xưa
của nền sản xuất nông nghiệp. Ý tưởng bù ñắp những thiệt hại lớn mà một số thành
viên trong cộng ñồng gánh chịu nhờ vào sự ñóng góp từ số ñông các thành viên
khác trong cộng ñồng là những mầm mống cho sự phát triển của dịch vụ bảo hiểm
nói chung và bảo hiểm nông nghiệp nói riêng hiện nay.
2.1.1 Một số vấn ñề liên quan ñến rủi ro
a.Khái niệm: Theo trường phái truyền thống, rủi ro ñược xem là sự không
may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó ñược xem là ñiều không lành, ñiều
không tốt, bất ngờ xảy ñến. ðó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận
thực tế so với lợi nhuận dự kiến. “Rủi ro còn ñược hiểu là những bất trắc ngoài ý
muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác ñộng xấu
ñến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp” (Nguyễn Văn ðinh, 2003). Tóm
lại, theo quan ñiểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các
yếu tố liên quan ñến nguy hiểm, khó khăn hoặc ñiều không chắc chắn có thể xảy ra
cho con người. Theo trường phái hiện ñại, rủi ro là sự bất trắc có thể ño lường ñược,
vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang ñến những tổn thất
mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu
tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế
những rủi ro tiêu cực, ñón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt ñẹp cho tương lai.
Có thể phân biệt Rủi ro theo các tiêu thức sau:
- Rủi ro tĩnh và rủi ro ñộng.

- Rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt.
- Rủi ro thuần túy và rủi ro ñầu cơ.
Rủi ro ñộng là những rủi ro liên quan ñến sự luôn thay ñổi, ñặc biệt là trong
nền kinh tế. ðó là những rủi ro mà hậu quả của nó có thể có lợi, nhưng cũng có thể
sẽ mang ñến sự tổn thất (sự thay ñổi về thị hiếu khách hàng có thể phù hợp với sản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

5

phẩm mà doanh nghiệp ñang kinh doanh hay không, sự thay ñổi về công nghệ kĩ
thuật có phù hợp với khả năng tài chính của doanh nghiệp hay không, sự thay ñổi
ñó có quá nhanh hay không? )
Rủi ro tĩnh là những rủi ro, mà hậu quả của nó chỉ liên quan ñến sự xuất hiện
tổn thất hay không, chứ không có khả năng sinh lời, và không chịu sự ảnh hưởng
của những thay ñổi trong nền kinh tế. Những rủi ro tĩnh thường liên quan ñến các
ñối tượng: tài sản, con người, trách nhiệm dân sự.
Rủi ro còn ñược phân loại theo rủi ro thuần túy (pure risks) và rủi ro ñầu cơ
(speculative risk). Rủi ro thuần túy phát sinh từ tình huống khi có mất mát xảy ra
hay không ví dụ như rủi ro dẫn ñến thiệt hại về hỏa hoạn, thiên tai, tai nạn hay tật
nguyền. Ngược lại, rủi ro ñầu cơ phát sinh từ những tình huống có hay không có lợi
nhuận. Chẳng hạn, một người khởi nghiệp kinh doanh có thể ăn nên làm ra nhưng
cũng có khả năng lỗ, hoặc một nhà ñầu cơ có thể có lãi nếu giá cổ phiếu lên và lỗ
nếu giá xuống. Cách phân loại này rất cần thiết bởi lẽ chỉ có rủi ro thuần túy mới
ñược bảo hiểm còn rủi ro ñầu cơ ñòi hỏi những kỹ thuật phòng chống khác ngoài
bảo hiểm như việc sử dụng hợp ñồng tương lai về chỉ số chứng khoán (stock index
futures) ñể ñối phó với sự biến ñộng của giá cổ phiếu. Trên bình diện xã hội, rủi ro
ñầu cơ cũng có ích: cạnh tranh trong kinh doanh có thể làm cho một số doanh nhân
trắng tay nhưng xã hội lại ñược lợi vì sản phẩm và dịch vụ ñược cung cấp với giá cả
và chất lượng hợp lý hơn trước. Ngược lại, với những rủi ro thuần túy như ñộng ñất,
lụt lội, hỏa hoạn thì không ai có lợi cả.

Theo bản chất: Rủi ro cơ bản: là rủi ro phát sinh ngoài tầm kiểm soát của con
người như bão, lụt, ñộng ñất… Rủi ro riêng biệt: là những rủi ro liên quan ñến hành
vi của con người như hỏa hoạn, trộm cắp, tai nạn giao thông…
b. Một số biện pháp khắc phục và hạn chế rủi ro:
- Né tránh rủi ro: Trong ñời sống nghề nghiệp và sinh hoạt hàng ngày, các cá
nhân vẫn sử dụng biện pháp này ñể né tránh các tai họa, né tránh rủi ro có nhiều
cách thức, trong ñó thông dụng nhất là không tham gia vào các môi trường, lĩnh vực
rủi ro. Ví dụ không tham gia vào thị trường chứng khoán, bạn sẽ không gặp rủi ro
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

6

với thị trường chứng khoán, không tham gia sản xuất nông nghiệp, bạn sẽ không
gặp rủi ro trong nông nghiệp.
Né tránh rủi ro sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và thực sự cần thiết trong
trường hợp rủi ro là bất khả kháng hoặc mức ñộ rủi ro quá lớn. Tuy nhiên không
phải lúc nào biện pháp nào cũng có thể sử dụng vì trong cuộc sống ñặc biệt là cuộc
sống của người nông dân, họ không có nhiều lựa chọn ñể tránh hoàn toàn rủi ro.
- Phòng ngừa rủi ro: Bao gồm cả những biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế
sự xuất hiện của rủi ro và giảm nhẹ mức ñộ thiệt hại. Phòng tránh trên cơ sở nghiên
cứu, thống kê rủi ro, là một cách hệ thống có tính tích cực. Vấn ñề ñang xem xét ở
ñây là thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro dẫn ñến các khoản chi phí vật
chất. Chẳng hạn ñể hạn chế về lũ lụt trong nông nghiệp, cần xây dựng hệ thống ñê
ñiều, kênh mương. Trong chăn nuôi, nhằm hạn chế rủi ro do dịch bệnh phải tiến
hành tiêm phòng cho ñàn gia súc gia cầm. Những khoản chi phí chính là “giá” cho
việc phòng tránh rủi ro. Muốn hay không, người quản trị rủi ro buộc phải so sánh
chi phí phòng tránh và lợi ích thu ñược. Từ ñó mới ñưa ra quyết ñịnh có lựa chọn
biện pháp phòng ngừa rủi ro hay không.
- Phương pháp khắc phục hậu quả rủi ro: hiện có hai phương pháp khắc phục
hậu quả rủi ro chủ yếu. Hầu hết các biện pháp khắc phục hậu quả rủi ro ñều dựa trên

hai phương pháp này. (1) chấp nhận tự gánh chịu. Các cá nhân hoặc tổ chức tự chịu
trách nhiệm về hậu quả thiệt hại vật chất, tài chính mà rủi ro gây nên cho họ. Có
nhiều nguyên nhân dẫn ñến quyết ñịnh lựa chọn phương pháp tự gánh chịu như: ñủ
năng lực tài chính ñể bù ñắp các thiệt hại mà rủi ro gây ra không còn giải pháp lựa
chọn nào khác; thiếu hiểu biết về quản lý rủi ro. Thực tế, chấp nhận tự gánh chịu có
thể chỉ là ñối phó thụ ñộng của con người trước rủi ro nhưng trong nhiều trường
hợp lại ñược thực hiện một cách có ý thức. Tiết kiệm và lập quỹ dự phòng rủi ro
ñược thực hiện với sự cân nhắc tính toán rất thận trọng nhằm ñạt ñược lợi ích mong
muốn. Tuy nhiên, mặc dù là những biện pháp cần thiết và ñược áp dụng rộng rãi
song tiết kiệm và lập quỹ dự phòng rủi ro là chưa ñủ cho việc chống ñỡ các loại rủi
ro nguy hiểm với khả năng xảy ra tổn thất lớn. Rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra cho
một cá nhân, một gia ñình trước khi họ tiết kiệm ñược ñủ lượng vốn cần thiết ñể
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

7

khắc phục hậu quả. Quy mô của dự phòng rủi ro không thể quá lớn và một doanh
nghiệp không thể chỉ trông ñợi vào quỹ ñó ñể khôi phục hoạt ñộng sản xuất kinh
doanh xảy ra khi tai họa thiêu hủy phần lớn tài sản. (2). Chuyển giao rủi ro, sử dụng
phương pháp này hậu quả tài chính của rủi ro xảy ra cho cá nhân, tổ chức ñược
chuyển cho các cá nhân, tổ chức khác cùng gánh chịu. Ở các lĩnh vực khác nhau có
những phương thức chuyển giao rủi ro khác nhau. Trong sản xuất kinh doanh tại
các ngành việc sử dụng quyền chọn mua hoặc bán hoặc hợp ñồng mua bán nông sản
có thể coi là cách thức chấp nhận chuyển giao loại rủi ro biến ñộng của hàng hóa
giữa các ñối tác giao dịch. Phương pháp chuyển giao rủi ro có ảnh hưởng sâu rộng
nhất ñó là phân tán rủi ro theo nguyên tắc tương hỗ, số lớn bù số ít. Với phương
pháp này, rủi ro xảy ra cho một hoặc số ít thành viên cộng thì hậu quả tài chính sẽ
ñược chia nhỏ và chuyển cho số lớn thành viên cộng ñồng cùng gánh chịu. Chuyển
giao rủi ro trên cơ sở phân tán, tương hỗ, số lớn bù số ít ñã ñược vận dụng trong
nhiều hoạt ñộng, tổ chức mà ñiển hình là cứu trợ và bảo hiểm. Cứu trợ vẫn ñược

tiến hành thường xuyên và mang ý nghĩa xã hội rất lớn. Tuy nhiên, ñáng kể nhất
vẫn là chuyển giao rủi ro ñược thực hiện vởi các tổ chức chuyên nghiệp hóa việc
chuyển giao rủi ro, ở Việt Nam hiện nay ñó là các tổ chức kinh doanh bảo hiểm. Hệ
thống bảo hiểm xã hội và bảo hiểm tiền gửi.
2.1.2. Một số khái niệm bảo hiểm
2.1.2.1. ðịnh nghĩa
Có rất nhiều ñịnh nghĩa khác nhau về bảo hiểm, và dưới ñây là ba ñịnh nghĩa
về bảo hiểm ñược sử dụng nhiều trong thực tế.
ðịnh nghĩa 1: Bảo hiểm là sự ñóng góp của số ñông vào sự bất hạnh của số ít
ðịnh nghĩa 2: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua ñó, một bên là người ñược
bảo hiểm cam ñoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn ñể
cho mình hoặc ñể cho một người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận ñược
một khoản ñền bù các tổn thất ñược trả bởi một bên khác: ñó là người bảo hiểm.
Người bảo hiểm nhận trách nhiệm ñối với toàn bộ rủi ro và ñền bù các thiệt hại theo
các phương pháp của thống kê.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

8

ðịnh nghĩa 3: Bảo hiểm có thể ñịnh nghĩa là một phương sách hạ giảm rủi
ro bằng cách kết hợp một số lượng ñầy ñủ các ñơn vị ñối tượng ñể biến tổn thất cá
thể thành tổn thất cộng ñồng và có thể dự tính ñược. (Nguyễn Viết Vượng, 2006).
Các ñịnh nghĩa trên thường thiên về một góc ñộ nghiên cứu nào ñó (hoặc thiên về
xã hội - ñịnh nghĩa 1, hoặc thiên về kinh tế, luật pháp - ñịnh nghĩa 2, hoặc thiên về
kỹ thuật tính - ñịnh nghĩa 3).
Như vậy, bảo hiểm là một hoạt ñộng qua ñó một cá nhân có quyền ñược
hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản ñóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong
trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách
nhiệm ñối với toàn bộ các rủi ro và ñền bù các thiệt hại theo các phương pháp của
thống kê.

2.1.2.2 Phân biệt các loại bảo hiểm cơ bản
- Bảo hiểm kinh doanh: Lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm bao gồm hai ngành
chính là bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Căn cứ vào ñối tượng bảo
hiểm, các loại sản phẩm bảo hiểm ñược xếp vào 3 nhóm: Bảo hiểm tài sản, bảo
hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm con người. (1) Bảo hiểm tài sản: bao gồm
những nghiệm vụ bảo hiểm có ñối tượng bảo hiểm. là các tài sản và những lợi ích
liên quan. Có nhiều loại bảo hiểm tài sản thông dụng như: bảo hiểm hàng hóa vận
chuyển, bảo hiểm thiệt hại vật chất, bảo hiểm công trình…(2) Bảo hiểm trách nhiệm
dân sự bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có ñối tượng bảo hiểm là trách nhiệm
bồi thường của người ñược bảo hiểm phát sinh theo quy ñịnh về trách nhiệm dân sự
của pháp luật. Có nhiều loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự như: Bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ các loại phương tiện, người sử dụng lao ñộng, bảo hiểm trách
nhiệm sản phẩm. (3) Bảo hiểm con người: Bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm có
ñối tượng là sức khỏe, tính mạng con người ñược chia thành bảo hiểm nhân thọ và
phi nhân thọ. Ngoài ra, căn cứ vào tính chất bắt buộc, người ta còn quy ñịnh các loại
bảo hiểm bắt buộc và không bắt buộc. Bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm xe cơ giới,
trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm trong xây dựng…
- Các loại hình bảo hiểm không vì mục tiêu lợi nhuận: Bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm xã hội là một nội dung trong hệ thống an sinh xã hội, bảo hiểm xã hội ở Việt
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

9

Nam thực chất là cơ chế an sinh xã hội của nhà nước nhằm bảo vệ người lao ñộng
bằng cách tập trung nguồn tài chính huy ñộng ñược người sử dụng lao ñộng và hỗ
trợ của nhà nước ñể thực hiện trợ cấp vật chất cho người ñược hưởng quyền lợi bảo
hiểm khi người lao ñộng gặp rủi ro như: ñau ốm, thai sản…Bảo hiểm xã hội không
có mục ñích kinh doanh mà nhằm thực hiện phúc lợi xã hội. Hoạt ñộng bảo hiểm xã
hội ñược tiến hành bởi hệ thống bảo hiểm xã hội quản lý thống nhất từ trung ương
ñến cơ sở, trong ñó kinh doanh bảo hiểm ñược thực hiện bởi sự vận hành của thị

trường bảo hiểm với sự tham gia của nhiều loại doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới
bảo hiểm và ñại lý bảo hiểm. Bảo hiểm xã hội chỉ giới hạn trong các rủi ro ảnh
hưởng ñến tính mạng, sức khỏe và khả năng lao ñộng của con người. Bảo hiểm xã
hội không ñảm bảo cho những rủi ro tác ñộng trực tiếp ñến ñối tượng là tài sản và
trách nhiệm dân sự.
Nhìn chung, mức phí bảo hiểm xã hội ñược ấn ñịnh theo quy ñịnh chung của
luật pháp. Phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập của người ñược bảo hiểm. Bảo hiểm xã
hội ñược xem như một hàng hóa công cộng. Không có tính cạnh tranh và có tính
loại trừ. Nghĩa là các thành viên trong xã hội ñều có thể ñược tiếp cận với bảo hiểm
xã hội và việc tham gia của người này không làm ảnh hưởng ñến người khác.
- Bảo hiểm tiền gửi. Loại này cũng giống như bảo hiểm kinh doanh và bảo
hiểm xã hội, nó thực hiện chuyển giao rủi ro trên cơ sở phân tán, tương hỗ, số lớn
bù số ít, nhưng mang những ñặc thù riêng về phạm vi chuyển giao, loại rủi ro có thể
ñược chuyển giao. Bảo hiểm tiền gửi có thể coi là một dạng tự bảo hiểm, một dạng
hội tương hỗ của hệ thống các tổ chức tín dụng, ngân hàng nhằm chống lại những
rủi ro ñặc thù trong hoạt ñộng kinh doanh tiền tệ. Hoạt ñộng của các tổ chức tín
dụng, ngân hàng thương mại luôn tiềm ẩn những rủi ro, có những rủi ro xuất phát từ
những ñặc trưng trong hoạt ñộng kinh doanh của các tổ chức tín dụng, ngân hàng
thương mại. Các loại rủi ro này bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh
toán và rủi ro hối ñoái.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

10

2.1.3. Bảo hiểm nông nghiệp và bảo hiểm trong sản xuất lúa
2.1.3.1. Bảo hiểm nông nghiệp
Bảo hiểm nông nghiệp có thể ñược ñịnh nghĩa là: “một hoạt ñộng qua ñó một
cá nhân tham gia sản xuất nông nghiệp có quyền ñược hưởng trợ cấp nhờ vào một
khoản ñóng góp cho mình hoặc cho người thứ 3 trong trường hợp xảy ra rủi ro trong
khi tiến hành sản xuất nông nghiệp”, (Nguyễn Như Tiến, 2009). Khoản trợ cấp này

do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm ñối với toàn bộ các rủi ro và ñền bù
các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê và ñiều này ñược quy ñịnh rõ trong
hợp ñồng bảo hiểm giữa các bên.
Bảo hiểm nông nghiệp với mục ñích nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông
nghiệp chủ ñộng khắc phục và bù ñắp thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai,
dịch bệnh, góp phần ñảm bảo ổn ñịnh an sinh xã hội nông thôn, thúc ñẩy sản xuất
nông nghiệp.
Ở Việt Nam, bảo hiểm nông nghiệp ñược xem là một nội dung quan trọng
trong việc hỗ trợ người nông dân ứng phó với thiên tai và dịch bệnh. Mức phí bảo
hiểm ñược nhà nước hỗ trợ là khá lớn, ñối với người nông dân là từ 60% - 100% tùy
theo từng ñối tượng sản xuất nông nghiệp thuộc các mức nghèo khác nhau. Nguồn
kinh phí hỗ trợ ñược trích từ ngân sách nhà nước và ngân sách ñịa phương. Với
ñịnh mức từ 50% -100% tùy thực trạng kinh tế của từng ñịa phương.
Nội dung chính của bảo hiểm nông nghiệp ñó là:
- Bảo hiểm thiên tai như lũ lụt, hạn hán, rét ñậm, rét hại, sương giá và các
loại rủi ro thiên tai khác. Như vậy khi tham gia bảo hiểm thiên tai, nếu những rủi ro
xảy ra như bị lũ lụt hạn hán, rét, ñộng ñất… làm ảnh hưởng và gây thiệt hại cho sản
xuất nông nghiệp thì tùy vào mức ñộ thiệt hại mà người dân sẽ nhận ñược một
khoản ñền bù từ nhà cung cấp bao hiểm. Trong nội dung bảo hiểm này không bao
gồm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, cây trồng do dịch bệnh không phải là rủi ro
ñược xếp vào loại thiên tai.
- Bảo hiểm dịch bệnh: là bảo hiểm nông nghiệp ñược thực hiện với nội dung
giúp nông dân ứng phó với rủi ro khi có dịch bệnh xảy ra. Bảo hiểm dịch bệnh ñược
thực hiện trên hầu hết các loại dịch bệnh như tai xanh, lở mồm long móng, bệnh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

11

trên thủy sản, rầy nâu, lùn xoắn lá và các dịch bệnh khác. ðối với gia cầm hiện nay
là bệnh cúm gia cầm H5N1. Tất nhiên không phải tất cả mọi loại dịch bệnh ñều

ñược bảo hiểm. Nghĩa là người nông dân sử dụng bảo hiểm cho loại dịch bệnh nào
thì khi dịch bệnh ñó xảy ra người dân mới ñược bảo hiểm. Tất nhiên người nông
dân cũng có thể sử dụng bảo hiểm với nhiều loại dịch bệnh khác nhau. Căn cứ bồi
thường. Việc thực hiện bồi thường dựa trên quy ñịnh hiện hành hoặc bồi thường
dựa trên chỉ số thời tiết, sản lượng có liên quan ñến thiệt hại.
2.1.3.2. Tầm quan trọng của bảo hiểm và bảo hiểm nông nghiệp
- Hoạt ñộng của bảo hiểm trước hết là nhằm khắc phục hậu quả tài chính của
rủi ro. Như ñã chỉ ra, rủi ro có thể mang ñến những thiệt hại tài chính bất thường
cho các cá nhân, tổ chức. Mùa màng thất bát do lũ lụt, gia súc gia cầm bị chết hàng
hoạt do dịch bệnh. Các loại thủy hải sản tại các ñầm nuôi cũng chết hàng loạt…Tất
cả ñều mang ñến những kết cục không hay và ñi ñôi với khó khăn cho người gặp rủi
ro nói chung và người nông dân nói riêng. Hơn lúc nào hết, các cá nhân, tổ chức cần
ñến nguồn tài chính kịp thời ñể bù ñắp kịp thời thiệt hại, lấy lại sư cân bằng, ổn ñịnh
tình tình sản xuất kinh doanh. Sự có mặt của các tổ chức bảo hiểm ñã ñáp ứng nhu
cầu ñó. Dich vụ mà các tổ chức bảo hiểm ñáp ứng nhu cầu an toàn của con người,
của sản xuất nông nghiệp và sự bảo ñảm về mặt vật chất trước rủi ro. Hơn nữa, hơn
cả tài chính, bảo hiểm mang lại trạng thái án toàn về tinh thần, giảm bớt lo âu về rủi
ro cho người nông dân tham gia bảo hiểm. Khi sản xuất ngày càng phát triển, ñời
sống xã hội ngày càng ñược nâng cao thì người ta càng có nhu cầu ñược ñảm bảo an
toàn cho tương lai. Môi trường kinh doanh cũng như môi trường xã hội ñang dần
xuất hiện những rủi ro mới. Những rủi ro thiên nhiên như bão lũ, hạn hán, cháy
rừng tự nhiên… ñang trở lên hết sức phức tạp. Thế giới ñang biến triển hết sức phức
tạp, khó ñoán như chiến tranh, khủng bố, xung ñột. trong tình hình như vậy, bảo
hiểm chính là một giải pháp hữu hiệu, góp phần tích cực tạo ra tâm lý an tâm trong
kinh doanh trong cuộc sống cho con người.
- Cùng với mang lại sự an toàn về tài chính và tinh thần, nghề nghiệp, bảo
hiểm ñòi hỏi và tạo ñiều kiện cho các tổ chức bảo hiểm thường xuyên thực hiện việc
nghiên cứu rủi ro, thống kê tổn thất, tìm kiếm các biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


12

phát triển các dịch vụ cứu trợ, tổ chức thực hiện những biện pháp cần thiết ñể bảo
vệ ñối tượng bảo hiểm. Những hoạt ñộng ñó ñã ñóng góp rất lớn vào nỗ lực chống
lại rủi ro, thiên tai, tai họa của toàn thể cộng ñồng nói chung và ngành nông nghiệp
nói riêng. Nhìn chung vai trò kinh tế - xã hội của bảo hiểm thể hiện qua các khía
cạnh sau
- Bảo hiểm tạo việc làm cho xã hội: Việc phát triển các loại bảo hiểm ñã thu
hút một lực lượng lớn lao ñộng việc làm tại các hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
tiền gửi và ñặc biệt là trong các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm, mạng lưới ñại lý bảo hiểm và các nghề nghiệp liên quan như giám ñịnh tổn
thất, ñịnh giá tài sản, giám ñịnh sức khỏe… Trong ñiều kiện thất nghiệp ñang ám
ảnh nền kinh tế toàn cầu thì sự phát triển của ngành bảo hiểm vẫn ñược coi là còn
nhiều tiềm năng ở các quốc gia góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm cũng
như các vấn ñề xã hội khác.
- Trong nền kinh tế thị trường, hoạt ñộng của bảo hiểm còn là một hình thức
hoạt ñộng trung gian tài chính. Với vai trò trung gian tài chính, các tổ chức bảo
hiểm thực hiện các hoạt ñộng thu hút, tập trung các nguồn vốn, chuyển hóa vốn và
ñầu tư vốn. Trên phương diện quan hệ cung – cầu vốn, việc gom góp nhiều khoản
phí bảo hiểm hoăc các khoản ñóng góp nhỏ từ số lượng lớn các tổ chức cá nhân
tham gia bảo hiểm chính là quá trình “huy ñộng, tập trung vốn” của bảo hiểm. Hoạt
ñộng bảo hiểm tạo nên các kênh huy ñộng vốn quan trọng trong nền kinh tế. ðối với
bảo hiểm nông ngiệp. bai trò trung gian tài chính có ý nghĩa hết sức quan trọng. Khi
xảy ra rủi ro do thời tiết hoặc do dịch họa. Phạm vi ảnh hưởng của nó không chỉ là
một vài hộ dân mà thậm chí là hàng trăm hộ dân; cả một vùng với quy mô rộng lớn.
ðương nhiên khi ñó, rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh sẽ khiến cho khả năng tài chính
của một cộng ñồng người bị ảnh hưởng. Và việc họ nhận ñược khoản tiền bảo hiểm
khi tham gia bảo hiểm nông nghiệp chính là một cách ñể tái ñầu tư, phục hồi sản
xuất trong bối cảnh, nền tài chính tại ngay nơi xảy ra rủi ro bị ảnh hưởng. Hay nói
cách khác, ñể phục vụ cho tái sản xuất, cần phải có nguồn vốn, trong lúc tất cả các

nguồn vốn tại chỗ bị ảnh hưởng thì bảo hiểm là một cách ñể huy ñộng, tập trung
vốn từ các giúp phục hồi sản xuất tại nơi chịu rủi ro.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

13

- Ngoài ra, ñối với bảo hiểm nói chung, phần lớn lượng tiền mà các tổ chức
bảo hiểm tập trung ñược từ phí bảo hiểm hoặc tiền ñóng góp bảo hiểm có thời gian
tạm thời nhàn rỗi. Hơn nữa, việc vận dụng quy luật số lớn ñã tạo tiền ñề cho việc
chuyển hóa thời hạn vốn bằng cơ chế thay thế chạy tiếp sức của nhiều khoản phí
bảo hiểm, tiền ñóng góp và qua hoạt ñộng bảo hiểm, các khoản tiền nhỏ lẻ, ngắn
hạn ñược tập hợp ñể hình thành nguồn vốn lớn, tạo trung có thể ñáp ứng các nhu
cầu vốn trung gian, dài hạn của nền kinh tế.
- Tăng thu ngân sách nhà nước. Hàng năm, thông qua việc nộp thuế, bảo
hiểm ñã ñóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh ñó, bảo
hiểm ñã góp phần tiết kiệm cho ngân sách thông qua việc làm tốt khâu phòng ngừa
và hạn chế tổn thất, giúp bảo vệ tối ña tài sản công cộng, giảm ñến mức thấp nhất
những thiệt hại ñáng tiếc. ðiều này giúp nhà nước giảm bớt chi tiêu những khoản
lớn ñể bù ñắp những tổn thất như phải xây dựng ñường xá, cầu cống, nhà xưởng,
công trình… ngoài ra, một thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ và ổn ñịnh sẽ
thu hút các cá nhân và tổ chức mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm trong nước, góp
phần tiết kiệm một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước.
- Bên cạnh những nội dung cơ bản nói trên, tùy thuộc vào mục ñích sử dụng,
pham vi và phương thức hoạt ñộng, vai trì của mỗi loại hình bảo hiểm còn ñược
khơi sâu bởi những vấn ñề riêng cụ thể. ðiều ñó có thể dễ dàng nhận thấy khi
nghiên cứu những nét ñặc thù trên phương diện kỹ thuật và pháp lý của bảo hiểm
kinh doanh, bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm tiền gửi.
- Nói riêng về bảo hiểm nông nghiệp, cũng có những vai trò như bảo hiểm
khác. Nhưng ñối với ngành nông nghiệp Việt Nam, nó còn có nhiều ý nghĩa hơn.
Bởi trong sản xuất nông nghiệp có 2 mâu thuẫn lớn, một là rủi ro cao hiệu quả thấp,

hai là sản xuất phân tán với thị trường lớn. Công tác bảo hiểm ñặt ra nhằm giải
quyết mâu thuẫn thứ nhất, tức là giảm rủi ro cho người sản xuất nông nghiệp. Với
ñặc thù của nước ta, nông nghiệp là một ngành chịu rủi ro lớn hơn nhiều so với các
nước khác. Do ñó bảo hiểm có ý nghĩa hết sức quan trọng tới ñời sống, sản xuất ñặc
biệt là của người nông dân.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

14

2.1.4 Các nguyên nhân gây rủi ro sản xuất lúa
Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng chịu sự chi phối
ñặc thù của ngành nông nghiệp: sản xuất gắn liền với các ñiều kiện tự nhiên: ñất
ñai, nguồn nước, môi trường Do ñó sản xuất lúa chịu ảnh hượng rất lớn các tác
ñộng của khí hậu, thời tiết, dịch bệnh, giá cả thị trường
- Khí hậu, thời tiết: ðiều kiện khí hậu thời tiết ở Hà Tĩnh khắc nghiệt, ñặc
biệt trong những năm gần ñây do ảnh hưởng của biến ñổi khí hậu, thời tiết diễn biến
hết sức phức tạp ñã ảnh hưởng rất lớn ñến kết quả sản xuất. Dự báo trong thời gian
tới biến ñổi khí hậu toàn cầu sẽ ảnh hưởng ñến các vấn ñề sau: Sẽ làm gia tăng tần
suất xuất hiện lũ lụt, nắng hạn, gây thiệt hại ñối với sản xuất nông nghiệp; Nhiệt ñộ
biến ñộng bất thường làm ảnh hưởng ñến quá trình sinh trưởng phát triển của cây
trồng, một số ñối tượng dịch hại nguy hiểm xuất hiện; Xâm nhập mặn làm giảm
năng suất cây trồng.
- Dịch hại trên cây trồng: Hàng năm nhiều gống mới ñược du nhập vào, trình
ñộ thâm canh ngày càng cao và tác ñộng của ñiều kiện thời tiết dẫn ñến các ñối
tượng dịch hại diễn biến phức tạp, ñồng thời xuất hiện các ñối tượng dịch hại mới
như nhện gié, rầy nâu nhỏ, bệnh virus lùn sọc ñen. Công tác ñiều tra, phát hiện, dự
tính, dự báo, tổ chức phòng trừ gặp nhiều khó khăn.
- Ứng dụng khoa học công nghệ: Các mô hình ứng dụng khoa học công
nghệ ñòi hỏi kỹ thuật cao và vốn ñầu tư lớn, phần lớn bà con nông dân không thể
triển khai thực hiện nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước hoặc liên kết với các

doanh nghiệp.
- Lao ñộng: Lao ñộng nông nghiệp chủ yếu là lao ñộng thủ công, hầu hết chưa
qua ñào tạo cơ bản do vậy rất hạn chế cho việc tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất nông nghiệp. Dự báo trong thời gian tới lực lượng lao ñộng nông nghiệp
ở nông thôn ngày càng giảm số lượng, già hoá.
- Giá cả: Giá vật tư ñầu vào giống, phân bón, ñiện sản xuất có xu thế tăng cao
so với giá nông sản ảnh hưởng rất lớn ñến ñầu tư phát triển sản xuất, ảnh hưởng trực
tiếp ñến việc thâm canh và thu nhập của nông dân.
- Sự suy thoái kinh tế toàn cầu ñã ảnh hưởng ñến sản xuất ngành nông
nghiệp, trong ñó lĩnh vực có trồng trọt.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

15

2.1.5. Chính sách và nội dung thực hiện bảo hiểm lúa ở Việt Nam
2.1.5.1. Nội dung chính sách
2.1.5.1.1. Quyết ñịnh số 315/Qð-TTg ngày 01/3/2011
Xác ñịnh bảo hiểm nông nghiệp là một trong những công cụ quan trọng ñể
phát triển nông nghiệp, vào ngày 01/03/2011 thủ tướng chính phủ ñã ban hành quyết
ñịnh số 315 về việc thực hiện thí ñiểm bảo hiểm nông nghiệp giai ñoạn 2011 – 2013
làm cơ sở ñể thúc ñẩy sự hoạt ñộng bảo hiểm nông nghiệp trong thời gian tới.
a. Mục ñích
Thực hiện thí ñiểm bảo hiểm nông nghiệp nhằm hỗ trợ cho người sản xuất
nông nghiệp chủ ñộng khắc phục và bù ñắp thiệt hại tài chính do hậu quả của
thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo ñảm ổn ñịnh an sinh xã hội nông thôn,
thúc ñẩy sản xuất nông nghiệp.
b. Mức hỗ trợ của Nhà nước và ñối tượng ñược hỗ trợ

- Hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo sản xuất nông
nghiệp tham gia thí ñiểm bảo hiểm nông nghiệp.

- Hỗ trợ 80% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sản xuất
nông nghiệp tham gia thí ñiểm bảo hiểm nông nghiệp.
- Hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện
nghèo, cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí ñiểm bảo hiểm nông nghiệp.
- Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm cho tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí
ñiểm bảo hiểm nông nghiệp.
c. Nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ

- Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% cho các tỉnh nhận bổ sung cân ñối từ
ngân sách trung ương.
- Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% cho các tỉnh, thành phố có tỷ lệ ñiều tiết
về ngân sách trung ương dưới 50%, ngân sách ñịa phương ñảm bảo 50% còn lại.
Ngân sách ñịa phương tự ñảm bảo ñối với các ñịa phương còn lại.
d. ðối tượng và ðiều kiện ñược hỗ trợ

- Thực hiện bảo hiểm ñối với cây lúa tại Nam ðịnh, Thái Bình, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, ðồng Tháp.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………

16

- Thực hiện bảo hiểm ñối với trâu, bò, lợn, gia cầm tại Bắc Ninh, Nghệ An,
ðồng Nai, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình ðịnh, Bình Dương và Hà Nội.
- Thực hiện bảo hiểm ñối với nuôi trồng thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú,
tôm chân trắng tại Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau
- Tham gia thí ñiểm bảo hiểm nông nghiệp và ñóng phí bảo hiểm thuộc phần
trách nhiệm của mình.
- Thực hiện sản xuất, canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng, phòng dịch theo quy
ñịnh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
e. Rủi ro ñược bảo hiểm và bồi thường bảo hiểm

- Thiên tai, như: bão lũ, lụt, hạn hán, rét ñậm, rét hại, sương giá và các loại
rủi ro thiên tai khác.
- Dịch bệnh, như: dịch cúm, dịch tai xanh, bệnh lở mồm, long móng, bệnh
thủy sản, dịch rầy nâu, vàng lùn, xoắn lá và các loại dịch bệnh khác.
- Căn cứ bồi thường: Thực hiện bồi thường bảo hiểm theo quy ñịnh hiện hành
hoặc bồi thường dựa trên chỉ số thời tiết, dịch bệnh, sản lượng có liên quan với thiệt hại.
2.1.5.1.2. Thông từ 121/2011/TT-BTC ngày 17/8/2011
Thông tư 121/2011/BTC ngày 17/08/2011 là một văn bản hướng dẫn cụ thể
việc thực hiện quyết ñịnh số 315 về thực hiện thí ñiểm bảo hiểm nông nghiệp. Theo
ñó, thông tư này có phạm vi ñiều chỉnh là mọi ñối tượng trong quyết ñịnh 315, ñồng
thời quy ñịnh rõ quy trình ñăng ký, phê duyệt các ñiều khoản, mức bồi thường hợp
ñồng của các công ty tham gia bảo hiểm nông nghiệp; Hồ sơ thủ tục và quy trình hỗ
trợ thực hiện bảo hiểm nông nghiệp, quy ñịnh nguồn kinh phí, quy chế tài chính ñói
với doanh nghiệp bảo hiểm.
Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Luật sửa ñổi, bổ sung một số
ñiều của Luật.
Theo thông từ 121, hồ sơ thủ tục ñăng kí triển khai thí ñiểm bảo hiểm nông
nghiệp phải có hồ sơ hợp lệ gửi ñến bộ tài chính bao gồm các văn bản ñề nghị, các
tài liệu chứng minh doanh nghiệp có ñủ khả năng và phải có phương án kinh doanh
trong 3 năm thực hiện bảo hiểm nông nghiệp. Các phương án này phải nếu rõ ñược
(1) Các sản phẩm bảo hiểm dự kiến triển khai, kèm theo quy tắc, ñiều khoản, biểu

×