Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài học quản trị từ Silicon Valley

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.57 KB, 6 trang )

Bài học quản trị từ Silicon Valley



Trong những năm gần đây, thế giới công nghệ đang phải đương đầu với những
thách thức ngày một lớn từ sự thay đổi kinh doanh toàn cầu, các vấn đề về kỹ thuật,
đào tạo và kinh doanh trực tuyến. Với truyền thống có một đội ngũ lao động toàn cầu
hóa ở mức cao, Silicon Valley – thung lũng tập trung các công ty công nghệ cao ở Mỹ
- có riêng cho mình một hướng đi và viễn cảnh về các vấn đề quản trị kinh doanh.
Sức ép cạnh tranh ngày một lớn giữa các công ty tại Silicon Valley đã buộc họ
phải trợ nên linh hoạt và sáng tạo hơn trong mọi vấn đề từ quản trị kinh doanh, phát
triển sản phẩm tới quan hệ đối tác. Kết quả là Silicon Valley trở thành một phòng thí
nghiệm cho những chiến lược quản trị kinh doanh và quản lý doanh nghiệp hữu hiệu
nhất.
Từ công việc của những giám đốc điều hành và các nhà quản trị cấp cao tại
Silicon Valley, chúng ta có thể nhận ra nhiều bài học mà bất cứ công ty nào đang tìm
kiếm và xây dựng các chiến lược quản trị mới trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ
đều có thể áp dụng hữu hiệu.
Bài học 1: Nhà quản trị ở đó cho những giám sát chặt chẽ hơn
Các công ty tại Silicon Valley rất quan tâm tới việc thay đổi bản thân hay cơ
cấu lại kinh doanh để nhanh chóng bắt kịp với những thay đổi công nghệ, và những
CEO tại đây luôn mong đợi các thành viên hội đồng quản trị có thể tư vấn cho họ về
thị trường hay một lĩnh vực nào đó mà công ty có ít hoặc không có kinh nghiệm.
Điều này xuất phát từ một câu chuyện dài, nơi các nhà đầu tư mạo hiểm hiện
diện trong hội đồng quản trị thời mới thành lập và chưa trở thành công ty đại chúng.
Các CEO tại Silicon Valley đã học được cách trông cậy nhiều hơn vào hội đồng quản
trị chứ không chỉ tự mình lo hết mọi việc. Họ tìm kiếm những lời khuyên thường nhật
cùng những thông tin về thị trường mà công ty đang hướng tới.
Mặc dù các công ty khác bên ngoài Silicon Valley cũng đang tìm kiếm các
chuyên gia thực thụ cho vị trí trong hội đồng quản trị, sự khác biệt chính là tốc độ mà
các công ty công nghệ Silicon Valley thường phải thích ứng và mức độ trợ giúp họ tìm


kiếm từ hội đồng quản trị cho các chiến lược kinh doanh. Không có lý do gì mà các
công ty ngoài Silicon Valley không nên suy nghĩ về những định hướng tương lai khi
tìm kiếm các thành viên hội đồng quản trị mới.
Bài học 2: Tìm kiếm một tầm nhìn đa văn hóa
Các công ty tại Silicon Valley thường tìm kiếm các nhà quản lý có các kinh
nghiệm điều hành đa văn hóa trước đó và thông thạo ít nhất một ngôn ngữ ngoài tiếng
Anh.
Những gì một nhà quản trị đa văn hóa mang đến cho các công ty đó là bộ các
kỹ năng cần thiết: tầm nhìn chiến lược vào thị trường địa phương và toàn cầu, bổ sung
sự hiểu biết đối với các khuynh hướng trong quản lý dây chuyền cung ứng,
outsourcing và tình trạng phát triển kỹ thuật. Khi một nhà quản trị hội tụ được các kỹ
năng này, những cơ hội kinh doanh mới sẽ được tạo ra.
Bài học 3. Các công ty nên nhấn mạnh tới các vấn đề xã hội và nhân lực có
ảnh hưởng tới công việc kinh doanh

Một trong những vấn đề lớn nhất mà các nhà quản trị tại Silicon Valley phải đối
mặt đó là sự thiếu hụt nhân lực được đào tạo bài bản. Silicon Valley đầu tiên giải
quyết khó khăn này bằng việc tuyển dụng những người nước ngoài đã có một thời gian
học tập và nghiên cứu tại Mỹ. Song điều này đẩy các công ty tới khúc mắc khác đó là
vấn đề nhập cư, qua đó chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các quy định pháp luật.
Trong thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước, nhiều sinh viên nước ngoài có giấy
phép lao động tại Mỹ và trở thành công dân Mỹ phải cảm ơn các nhà quản trị tại
Silicon Valley vì những nỗ lực vận động của họ điều chỉnh chính sach nhập cư. Từ đó,
nhiều công ty mới đã được thành lập tại Silicon Valley.
Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng ngày 11/9 cũng như nạn dịch cúm SARS,
nhiều sinh viên nước ngoài có năng lực không còn dễ dàng ở lại Mỹ nữa. Thêm vào
đó, nhiều người Trung Quốc và Ấn Độ đã nhập cư vào Mỹ sau khi có được chuyên
môn cần thiết đã quay trở lại quê hương vì những cơ hội hấp dẫn hơn ở Mỹ.
Các nhà quản trị tại Silicon Valley hiểu rằng các nền kinh tế mới nổi có cùng
một sức hút như Mỹ có được 50 năm trước đây. Trong năm 2006, 1,3 triệu sinh viên

có bằng tốt nghiệp tại Mỹ, trong đó có 70.000 kỹ sư. Cùng năm đó, Ấn Độ có 3,1 triệu
sinh viên tốt nghiệp, trong đó có 465.000 kỹ sư. Con số này tại Trung Quốc là 3,3 triệu
sinh viên tốt nghiệp và trên 600.000 kỹ sư.
Những CEO tại Silicon Valley nhấn mạnh tới việc Mỹ cần cải thiện nền giáo
dục, hay sẽ trở thành những công dân hạng hai trên phương diện toàn cầu. Các công ty
thuộc thung lũng này đang đầu tư lớn cho một đội ngũ nhân lực mang tiêu chuẩn toàn
cầu.
Tuy nhiên, những tài năng chất lượng cao sẽ tiếp tục xuất hiện ở bất cứ nơi nào
khác. Và khi mà đội ngũ nhân lực có kỹ năng đang rời bỏ nước Mỹ, sức ép xã hội và
nhân lực lớn hơn sẽ đặt lên đôi vai của các công ty và nhà quản trị. Họ phải chuẩn bị
cho những giải pháp. Và khi các lợi ích cổ đông đang ôm lấy họ, các nhà quản trị sẽ
không thể ngồi yên.
Bài học 4. Internet là mô hình kinh doanh chủ yếu chứ không phải là một
công cụ
Các ứng dụng và hệ thống mạng internet là nền tảng cho hoạt động kinh doanh
của các công ty ở Silicon Valley. Các thế hệ nhà quản trị cấp cao trong quá khứ tập
trung vào việc xây dựng các hệ thống mạng riêng để kết nối mọi máy tính.
Tuy nhiên, những nhà quản trị trẻ tuổi ngày nay tại Silicon Valley không nghĩ
như vậy. Đối với họ, internet là một mô hình kinh doanh mới, chứ không phải một
công cụ cho hoạt động kinh doanh. Sự khác biệt giữa nhận thức internet như một công
cụ với việc coi internet như một mô hình kinh doanh là chìa khóa thành công cho
nhiều công ty tại Silicon Valley.
Có thể khá không bình thường khi một nhân viên trẻ tuổi được đặt vào trong
ban quản trị cấp cao, song lợi ích là rất rõ nét từ tầm nhìn của người đó. Vị quản trị trẻ
tuổi này sẽ mang theo một vài kỹ năng quản lý bổ sung khá hữu hiệu, giúp đỡ các nhà
quản trị cao cấp khác hiểu được những khuynh hướng thay đổi trên thị trường và các
mô hình kinh doanh được chuyển đổi như thế nào. Công ty cần có được cảm giác của
sự cấp bách và nắm rõ cách thức công ty đang phát triển và triển khai mô hình kinh
doanh internet.
Hơn thế nữa, họ cần biết cách thức internet đang tiến triển và những gì các công

ty phải làm để theo kịp thời đại. Những bài học của Dell, eBay, Google, và
Amazon.com là hết sức rõ ràng. Internet đã thay đổi phương thức sản xuất, phân phối,
xuất bản và bán lẻ. Những bàn thảo về các chiến lược internet nên là trọng tâm và
được ưu tiên trong các cuộc họp bàn tại phòng quản trị.
Cuối cùng, các cơ hội kinh doanh, các vấn đề xã hội, nhân lực và các chiến lược
quản trị không ngừng va chạm và xung đột lẫn nhau trong các phòng họp quản trị cấp

×