Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo án bài Nhôm theo tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401 KB, 7 trang )

BÀI HỌC MINH HỌA
CHỦ ĐỀ: NHÔM
MỤC TIÊU:
*) Về kiến thức:
HS biết được:
- Tính chất vật lý của nhôm: nhẹ, dẻo, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt.
- Tính chất hoá học của nhôm: Có những tính chất hoá học của kim loại nói chung, nhôm
không tác dụng với HNO
3
đặc nguội và H
2
SO
4
đặc nguội, ngoài ra nhôm còn tác dụng với d.d kiềm.
- Nhôm được sản xuất từ nhôm oxit bằng phương pháp điện phân nóng chảy
*) Về kỹ năng:
- Biết dự đoán tính chất của nhôm từ tính chất của KL nói chung và các kiến thức đã biết, vị
trí của nhôm trong dãy hoạt động hoá học, làm TN kiểm tra dự đoán: Đốt bột nhôm, tác dụng với
H
2
SO
4
loãng, d.d CuSO
4
.
- Dự đoán nhôm có tác dụng với kiềm không và dùng TN để kiểm tra dự đoán.
- Viết được các PTHH biểu diễn tính chất hoá học của nhôm (trừ phản ứng với d.d kiềm).
*) Về tư duy:
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Phát triển trí tưởng tượng không gian;
- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa;


*) Về thái độ và tình cảm:
- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;
- Nhận biết được tầm quan trọng, vai trò của bộ môn Hóa học trong cuộc sống và yêu thích
môn Hóa.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Quan sát các hình ảnh sau:
Các đồ dùng, vật dụng trên được làm từ kim loại nào?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
HOẠT ĐỘNG 1: TÍNH CHẤT VẬT LÍ
(Học cặp đôi, cá nhân)
- Quan sát các mẫu sau:
? Tính chất vật lí của nhôm? (TT, Màu sắc, tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt).
? Nghiên cứu thông tin, bổ sung tính chất vật lí của nhôm?
- GV chốt kiến thức.
- HS tự ghi vào vở.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC.
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÔM (sử dụng phương pháp BTNB).
Đặt vấn đề: Nhôm là một kim loại. ? Dự đoán tính chất hóa học của nhôm?
(Học theo nhóm)
* Dụng cụ: khay nhựa, bát sứ, đèn cồn, thìa thuỷ tinh, kẹp KL, kẹp gỗ, ống nghiệm, giá gỗ.
* Hoá chất: đinh Fe, NaOH, Al bột, Al lá, CuCl
2
, H
2
SO
4
, HCl.
* Tổ chức hoạt động:
- Chia nhóm.
- HS đề xuất thí nghiệm kiểm chứng.

(GV dự đoán các thí nghiệm HS có thể đề xuất: đốt bột nhôm; cho lá nhôm, đinh sắt vào dung dịch
HCl, H
2
SO
4
; cho đinh sắt, lá nhôm vào dung dịch CuCl
2
; cho đinh sắt, lá nhôm vào dung dịch
NaOH, ).
- GV yêu cầu HS giải thích sự lựa chọn các thí nghiệm mà nhóm đề xuất.
- GV yêu cầu HS dự đoán hiện tượng từng thí nghiệm mà nhóm đề xuất.
- GV định hướng cho HS lựa chọn thí nghiệm.
- HS các nhóm tiến hành thí nghiệm.
- Phát phiếu học tập đến từng nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
STT TÊN THÍ
NGHIỆM
CÁCH TIẾN
HÀNH
HIỆN TƯỢNG GIẢI THÍCH
1
2
3
4
5
- Các nhóm báo cáo kết quả, so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Rút ra kết luận nhôm có đủ tính chất hóa học của kim loại - tính chất riêng.
- HS các nhóm tự kết luận tính chất hóa học của nhôm theo sơ đồ tư duy.
III. ỨNG DỤNG - SẢN XUẤT NHÔM.
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU ỨNG DỤNG VÀ SẢN XUẤT NHÔM.

( Học cặp đôi)
* Tổ chức hoạt động:
- Chiếu hình ảnh về ứng dụng và sản xuất nhôm.
(GV định hướng trong phần hướng dẫn về nhà của tiết học trước về: quá trình khai thác quặng boxit
và sản xuất nhôm ở Việt Nam.)
- HS nghiên cứu thông tin SGK kết hợp với phần kiến thức đã tìm hiểu ở nhà hoàn thành phiếu học
tập:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1: Điền vào bảng sau những ứng dụng tương ứng với tính chất vật lí của nhôm:
Tính chất của nhôm Ứng dụng của nhôm
Có tính dẫn điện
Có tính dẫn nhiệt
Nhẹ, bền.
Câu 2: Những hợp kim nào của nhôm được ứng dụng trong công nghiệp chế tạo vỏ máy bay, trong
xây dựng?
Câu 3: Trong công nghiệp, người ta sản xuất nhôm bằng cách nào sau đây:
a. Điện phân hỗn hợp nóng chảy nhôm oxit và criolit.
b. Điện phân nóng chảy AlCl
3
.
c. Dùng chất khử như H
2
, CO, để khử Al
2
O
3
ở nhiệt độ cao.
d. Dùng kim loại mạnh để đẩy nhôm ra khỏi muối.
Câu 4: Vì sao trong quá trình sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nóng chảy người ta trộn

nhôm oxit với criolit?
-GV định hướng cho HS rút ra ứng dụng của nhôm và sản xuất nhôm.
3
* CỦNG CỐ:
1. Phát biểu nào sau đây là đúng hoặc sai về tính chất và ứng dụng của nhôm?
Ứng dụng của kim loại, hợp kim
và cách bảo vệ.
Đúng hay
sai?
Nhôm là kim loại màu trắng xám, nặng, có ánh kim, dẫn điện và nhiệt kém.
Hợp kim nhôm được dùng làm vỏ bánh kẹo.
Duyra được dùng trong công nghiệp chế tạo vỏ máy bay.
Màu trắng bạc, dẻo, nhẹ, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
Gang, thép là hợp kim của nhôm.
2. Dãy gồm các chất tác dụng được với kim loại nhôm là:
A. dd HCl; Cu(OH)
2
; Cl
2
; dd MgCl
2
.
B. dd HCl; dd NaOH; Cl
2
; dd ZnCl
2
.
C. SO
2
; dd Ca(OH)

2
; S; dd H
2
SO
4
đặc, nguội.
D. S; dd MgCl
2
; SO
2
; dd H
2
SO
4
loãng.
3. Các đồ vật bằng nhôm bền trong không khí và nước là do:
A. Có một lớp Al(OH)
3
bên ngoài bảo vệ.
B. Có một lớp Al
2
O
3
bên ngoài bảo vệ.
C. Nhôm không tan trong nước.
D. Nhôm bền không bị oxi hóa.
4. Để thu được muối AlCl
3
tinh khiết từ hỗn hợp AlCl
3

và CuCl
2
, có thể dùng kim loại:
A. Fe. B. Cu. C. Al. D. Zn.
5. Viết phương trình hóa học biểu diễn sự chuyển đổi sau :
Al Al
2
O
3
AlCl
3
Al(OH)
3
Al
2
(SO
4
)
3

5
NaAlO
2
Al
2
O
3
6. Trong xây dựng, người ta có thể dùng xô nhôm để đựng vôi không? Giải thích?
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Học bài, làm BT 4,5, 6(SGK)
1. Tìm hiểu về quá trình khai thác quặng boxit ở Tây Nguyên và vấn đề ô nhiễm môi trường. Từ đó,

đề xuất một vài biện pháp bảo vệ môi trường.
2. Giải thích câu ca dao sau: “ Anh đừng bắc bậc làm cao
Phèn chua em đánh nước nào cũng trong”

1
2
4
6

×