Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu Định hướng soạn Giáo án - Bài Giảng điện tử theo tinh thần đổi ới phương pháp dạy học docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.73 KB, 5 trang )

Từ cuối năm 2000 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có định hướng về đổi mới phương
pháp dạy học ở Bậc trung học qua các Hội nghị. Tiếp thu tinh thần đó Phòng Trung
học phổ thông đã có những hướng dẫn cho các giáo viên Bậc Trung học thực hiện.
Cấp Trung học cơ sở giáo viên đã được hướng dẫn qua các đợt thay sách giáo khoa
từ lớp 6 đến lớp 9. Cấp Trung học phổ thông giáo viên đã được hướng dẫn qua các
chu kỳ bồi dưỡng thường xuyên, thay sách giáo khoa lớp 10, 11. Tuy nhiên, trên
thực tế khi dự giờ thanh tra sư phạm cũng như chấm thi giáo viên dạy giỏi, tôi nhận
thấy có những tiết dạy mặc dầu giáo viên có cố gắng đầu tư soạn giáo án, bài giảng
điện tử nhưng vẫn không đạt được kết quả như mong muốn. Có nhiều lý do dẫn đến
điều này, theo tôi có một lý do quan trọng nhất là khi thiết kế một bài giáo án ở giai
đoạn hiện nay, bài soạn của giáo viên này chưa thể hiện đúng hướng (hoặc
không thể hiện được) tinh thần đổi mới phương pháp dạy học.
Với kinh nghiệm của bản thân, những tài liệu, thông tin, tiếp thu được qua
những lần tập huấn thay sách giáo khoa Bậc Trung học, tôi xin giới thiệu bài viết
này nhằm phần nào giúp các giáo viên chưa nắm được cách dạy, cách soạn bài
bằng phương pháp mới hiện nay.
Bài viết có ba phần:
I. Ðặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đổi mới.
(Giúp cho chúng ta phát hiện xem phương pháp sử dụng khi dạy có thể hiện đúng hướng là đổi
mới phương pháp hay không.)
II. Thiết kế bài soạn theo tinh thần đổi mới PPDH.
(Giúp giáo viên soạn giáo án theo tinh thần đổi mới phương pháp.)
III. Các bước cần chuẩn bị khi ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng.
(Giúp giáo viên soạn bài giảng điện tử.)
I. ÐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PPDH ÐỔI MỚI
1. Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh.
a) Gv tổ chức các hoạt động thông qua hệ thống câu hỏi, học sinh tự lực
khám phá những kiến thức mà mình chưa biết.
b) Gv thường tổ chức các hoạt động học tập: củng cố kiến thức cũ, tìm tòi
phát hiện kiến thức mới, luyện tập, vận dụng kiến thức mới,…
2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.


a) Gv cần truyền thụ cho học sinh tri thức phương pháp. Tri thức phương
pháp thường có tính thuật toán.
b) Gv cần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp,
đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, qui lạ về quen,…
3. Tăng cường học tập cá thể với học tập hợp tác.
a) Ðổi mới PPDH yêu cầu học sinh phải: “nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều
hơn, thảo luận nhiều hơn”.
b) Lớp học là môi trường giao tiếp: thầy – trò, trò – trò.
Nâng cao trình độ qua việc vận dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm của từng cá
nhân và của tập thể.
4. Kết hợp việc đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
a) Gv cần yêu cầu học sinh tự đánh giá bài làm của minh. Nhận xét góp ý bài
làm của bạn.
b) Phê phán các sai lầm, tìm ra nguyên nhân sai lầm, nêu cách sửa chữa sai
lầm.
II. THIẾT KẾ BÀI SOẠN THEO TINH THẦN ÐỔI MỚI PPDH
1/ Vai trò của giáo viên - học sinh trong đổi mới PPDH
a.Giáo viên
- Trên lớp, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập
hoặc theo nhóm nhỏ.
- Gợi mở, xúc tác, động viên, tư vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi, tranh
luận của học sinh.
b.Học sinh
- Trên lớp, học sinh hoạt động là chính dưới hệ thống câu hỏi khám phá kiến
thức mới của giáo viên .
- Hoạt động độc lập hoặc hợp tác theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh
các kiến thức, hình thành các kỹ năng, thái độ.
2/ Các bước chuẩn bị khi thiết kế một giáo án.
Để soạn một bài giáo án được tốt ta cần thực hiện như sau:
a/ Xác định mục tiêu.

b/ Yêu cầu phân hoá mục tiêu bài học trong bài giảng.
c/ Quan hệ giữa dạy kiến thức và dạy phương pháp.
d/ Tổ chức các hoạt động.
e/ Chuẩn bị “Phiếu học tập”.
f/ Soạn hệ thống câu hỏi.
a/ Xác định mục tiêu bài học
- Về kiến thức.
- Về kỹ năng.
- Về thái độ.
(Đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.)
* Chú ý: mục tiêu đặt ra là cho học sinh, do học sinh thực hiện. Giáo viên chỉ là
người tổ chức , hướng dẫn, giúp đỡ học sinh.
b/ Phân hóa mục tiêu bài học trong bài soạn
-Giáo viên phải đặt yêu cầu khác nhau đối với những nhóm học sinh có trình
độ kiến thức và tư duy khác nhau để mỗi học sinh đều được làm việc với sự nổ
lực trí tuệ vừa sức.
-Giao việc phù hợp với khả năng của đối tượng.
-“Phiếu học tập” qui định những công việc mà học sinh phải làm.
c/ Quan hệ giữa dạy kiến thức và dạy phương pháp
- Tư duy quan trọng hơn kiến thức. Học sinh phải thành thạo các thao tác tư
duy: phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá, đặc biệt hoá, tương tự,… trong đó phân
tích, tổng hợp là nền tảng.
- Tri thức về phương pháp giúp học sinh tự mình phát hiện, phát triển vấn đề,
tìm được hướng giải quyết bài toán,…
- Giáo viên phải xác định kiến thức cơ bản nhất của tiết học và áp dụng
phương pháp đổi mới với việc lĩnh hội kiến thức cơ bản đó.
d/ Tổ chức các hoạt động
- Hoạt động của học sinh (HS) chiếm tỉ trọng cao so với giáo viên (GV) về
thời gian cũng như cường độ làm việc.
- Khi soạn bài GV tập trung chủ yếu vào các hoạt động của HS ( vẽ hình, tính

toán, đo đạc, dự đoán, giải bài tập,…) trên cơ sở đó GV hình dung ra cách tổ chức
các hoạt động của học sinh như thế nào.
- GV suy nghĩ khả năng diễn biến của các hoạt động đề ra cho HS, phải lường
trước những khó khăn mà HS sẽ gặp phải.
- Dự kiến thời gian cho từng hoạt động, chuẩn bị sẵn những giải pháp điều
chỉnh để không bị “cháy” giáo án.
e/ “Phiếu học tập” là gì ?
- Phiếu học tập là những tờ giấy rời, in sẵn những công việc làm độc lập hoặc
làm theo nhóm, được phát cho học sinh để hoàn thành trong thời gian ngắn của tiết
học.
- Mỗi phiếu học tập có thể giao cho học sinh một vài câu hỏi, bài tập cụ thể
nhằm dẫn dắt tới một kiến thức, tập dượt một kỹ năng, rèn luyện một thao tác tư
duy hoặc thăm dò ý kiến trước một vấn đề nào đó.
* Chú ý: Phiếu học tập không thể thiếu trong việc đổi mới PPDH.
f/ Soạn hệ thống câu hỏi
Các dạng câu hỏi trên lớp nhằm những mục đích khác nhau: kích thích tìm
tòi, gợi cách suy nghĩ, gây hứng thú, thu hút chú ý, kiểm tra đánh giá, … Dựa
vào mặt nhận thức người ta có thể phân biệt hai loại câu hỏi:
- Loại câu hỏi yêu cầu thấp đòi hỏi tái hiện kiến thức, nhớ lại và trình bày lại
điều đã học. Loại câu hỏi này dành cho học sinh trung bình trở xuống.
- Loại câu hỏi yêu cầu cao đòi hỏi sự thông hiểu, kĩ nãng phân tích, tổng hợp,
so sánh,…Loại câu hỏi này sử dụng khi học sinh đã có kiến thức cơ bản. GV
muốn HS sử dụng kiến thức đó trong tình huống mới, có thể phức tạp hơn khi
HS tham gia giải quyết vấn đề. Loại câu hỏi này dành cho HS khá, giỏi.
*Tóm lại: soạn bài theo tinh thần đổi mới PPDH có những thay đổi quan trọng
sau:
1/ Thay đổi cách xác định mục tiêu bài học: chỉ rõ mức độ HS phải đạt được sau
bài học, chú ý đến xây dựng phương pháp học tập, đặc biệt là phương pháp tự
học.
2/ Thay đổi cách soạn giáo án, chuyển từ thiết kế các hoạt động của thầy sang hoạt

động của trò, tăng cường hoạt động cá nhân hoặc làm việc theo nhóm nhỏ bằng
các phiếu học tập, tặng cường giao tiếp thầy – trò, trò – trò.
3/ Nâng cao chất lượng câu hỏi, giảm câu hỏi tái hiện kiến thức, tăng câu hỏi tư
duy tích cực. Nhận xét sửa sai các câu trả lời của HS. Hệ thống câu hỏi phải chọn
lọc phục vụ cho việc đổi mới PPDH như:
- Câu hỏi tạo tình huống có vấn đề,
- Câu hỏi giúp HS phát hiện kiến thức mới,
- Câu hỏi tạo điều kiện HS giải quyềt vấn đề,
- Câu hỏi đào sâu kiến thức, khai thác kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực
tiễn,…
* Các câu hỏi có khó hơn một chút so với trình độ hiện tại của HS nhằm kích
thích HS tích cực suy nghĩ hơn.
III. Các bước cần chuẩn bị khi ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng.
BƯỚC 1: Thiết kế bài học thô.
• Nghiên cứu tài lệu, giáo viên nên đọc sách giáo khoa và giải bài tập của toàn
chương để thấy mối liên hệ giữa các bài trong chương.
• Xác định mục tiêu bài học
• Thiết kế bài học theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học:
* Dự kiến các hoạt động toàn bài, hoạt động thành phần.
* Với mỗi hoạt động nên lựa chọn nội dung cần hổ trợ của công nghệ thông
tin.
BƯỚC 2: Sử dụng phần mềm.
• Giáo viên lựa chọn phần mềm mà giáo viên sử dụng thành thạo để chuyển
nội dung cần trợ giúp thành các file ( hoặc các slide) sao cho tiện sử dụng, đúng
tiến trình dự kiến.
* Chú ý: 1/ các phần mềm thông dụng như: PowerPoint, Violet, Flash, các
phần mềm chuyện dụng của bộ môn, các phần mềm hổ trợ làm phim ảnh, âm
thanh...
2/Những yêu cầu chung của Bài giảng điện tử.
Nội dung :

• Cần đủ nội dung cơ bản.
• Thông tin cần phải chọn lọc, hệ thống, cập nhật.
• Nội dung cần sử dụng nhiều hình ảnh, âm thanh minh họa.
• Tránh sai sót các lỗi văn bản.
• Tránh quá nhiều thông tin.
Hình thức:
• Cần có bố cục.
• Cần thẩm mỹ.
• Tránh lạm dụng nhiều hiệu ứng làm rối mắt.
• Tránh lạm dụng màu sắc, dùng nhiều màu sắc chỏi nhau.
• Tránh chèn những hình ảnh không hài hòa với nội dung.
Kết luận
Ðể thực hiện tốt việc đổi mới PPDH ta cần kết hợp hài hoà các yếu tố sau:
1/ Tay nghề.
2/ Ðịnh hướng đổi mới PPDH bộ môn.
3/ Nội dung bài dạy.
4/ Thiết kế bài học theo tinh thần đổi mới.
5/ Phương tiện dạy học hiện đại.
• Tuy nhiên, không nên quan niệm dạy học có sự hổ trợ của công nghệ
thông tin là đổi mới phương pháp dạy học.
• Chỉ khi nào bài học đã được thiết kế theo tinh thần đổi mới cộng với
những phương tiện được thiết kế theo đúng định hướng mới có tác dụng thực
sự đổi mới PPDH.
* Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp cho các thầy, cô ( và riêng cho thầy
cô dạy môn toán) đạt được kết quả cao hơn trong giảng dạy.
Hết

×