Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Nghiên cứu các đặc điểm sinh học của Dế than (Gryllus bimaculatus De Geer) trong điều kiện nuôi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN



TRƢƠNG VĂN TRÍ



NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA DẾ THAN
(GRYLLUS BIMACULATUS DE GEER)
TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI


Chuyên ngành: Sinh lý động vật
Mã số chuyên ngành: 60 .42.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Nguyễn Thị Nga


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011
LỜI CẢM ƠN

Con cảm ơn ba mẹ đã hết lòng quan tâm, động viên con học tập, ba mẹ đã
luôn là chỗ dựa tinh thần của con.
Con cảm ơn Thầy – PGS.TS. Nguyễn Tƣờng Anh đã hƣớng dẫn, quan tâm,
dìu dắt và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho con hoàn thành luận văn trong những


lúc khó khăn.
Con cảm ơn Cô – PGS.TS. Nguyễn Thị Nga đã hƣớng dẫn, giúp đỡ nhiệt
tình và tạo điều kiện cho con hoàn thành luận văn.
Con cảm ơn Thầy – Th.S. Phan Kim Ngọc đã luôn quan tâm, theo dõi và
giúp đỡ con rất nhiều trong quá trình học tập.
Cảm ơn các Thầy Cô khoa Sinh học và các Thầy Cô giảng dạy chƣơng
trình cao học trƣờng Đại học Khoa học Tự Nhiên TP. HCM đã truyền đạt những
kiến thức và kinh nghiệm quý giá cho em.
Cảm ơn các Thầy Cô khoa Sinh học trƣờng Đại học Sƣ Phạm TP. HCM đã
luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ em hoàn thành luận văn. Em xin gởi lời cảm
ơn chân thành đến chị Huyền, ngƣời đã luôn an ủi, động viên và giúp đỡ em rất
nhiều trong suốt thời gian qua.
Cảm ơn Phƣợng …

Trƣơng Văn Trí





Mục lục

i

MỤC LỤC
Mục lục i
Danh mục bảng v
Danh mục đồ thị vi
Danh mục hình vii
Lời mở đầu viii


1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1
1. 1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA DẾ THAN GRYLLUS
BIMACULATUS 1
1.1. 1.Vị trí phân loại và đặc điểm phân bố của Dế than 1
1.1. 2.Đặc điểm hình thái của Dế than 1
1.1.2.1. Đầu và các phần phụ của đầu 2
1.1.2.2. Ngực và các phần phụ ngực 3
1.1.2.3. Bụng và các phần phụ bụng 4
1.1. 3.Đặc điểm giải phẫu của Dế than 4
1.1.3.1. Da 4
1.1.3.2. Thể xoang và vị trí các hệ cơ quan bên trong 5
1.1. 4. Đặc điểm sinh trƣởng phát triển của Dế than 8
1. 1.4.1. Phƣơng thức sinh sản của Dế than Gryllus bimaculatus 8
1.1.4.2. Các pha phát triển cá thể của Dế than Gryllus bimaculatus 8
1. 2. VAI TRÒ CỦA DẾ TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƢỜI 14
1. 2.1. Dế là nguồn cung cấp thực phẩm cho con ngƣời 14
1. 2.2. Thú chơi chọi dế (đá dế) 16
2.VẬT LIỆU & PHƢƠNG PHÁP 21
2. 1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 21
Mục lục

ii

2. 2. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ VÀ THỨC ĂN NUÔI DẾ 22
2.2. 1. Dụng cụ 22
2.2. 2.Thiết bị 22
2.2. 3.Thức ăn cho dế 23
2.2.3. 1.Cám mảnh hỗn hợp 23
2.2.3. 2.Rau muống 23

2.2.3. 3.Dƣa leo 24
2. 3. PHƢƠNG PHÁP 24
2.3. 1. Phƣơng pháp ổn định điều kiện sống của dế 24
2.3. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và thời gian sinh trƣởng phát
triển của Dế than 25
2.3.2. 1. Phƣơng pháp thu nhận trứng 25
2.3.2. 2. Phƣơng pháp ấp trứng 25
2.3.2. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái và thời gian sinh trƣởng
phát triển của Dế than qua các giai đoạn khác nhau 26
2.3.2. 4.Phƣơng pháp nuôi dế giống 27
2.3. 3. Phƣơng pháp khảo sát ảnh hƣởng của độ ẩm đất đến tỷ lệ nở trứng 27
2.3.3. 1. Phƣơng pháp tạo độ ẩm đất cho các khay đẻ trứng 27
2.3.3. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu ảnh hƣởng của độ ẩm đất đến thời gian nở và
tỷ lệ nở trứng 28
2.3. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc tính sinh sản 28
2.3. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ảnh hƣởng của yếu tố dinh dƣỡng đến đặc điểm
sinh trƣởng, sinh sản và phát triển của Dế than G. bimaculatus 30
2.3. 6. Phƣơng pháp khảo sát ảnh hƣởng của mật độ nuôi đến tỷ lệ thành trùng ở
Dế than G. bimaculatus 31
2.3. 7. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu 32
Mục lục

iii

3. KẾT QUẢ & BIỆN LUẬN 33
3. 1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ THỜI GIAN SINH
TRƢỞNG CỦA DẾ THAN G. BIMACULATUS TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI 33
3.1. 1. Kết quả khảo sát đặc điểm hình thái của Dế than G. bimaculatus trong điều
kiện nuôi 33
3.1. 2. Kết quả khảo sát thời gian sinh trƣởng và phát triển của Dế than G.

bimaculatus trong điều kiện nuôi 35
3. 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA ĐỘ ẨM ĐẤT ĐẾN TỶ LỆ NỞ
TRỨNG CỦA DẾ THAN G. BIMACULATUS TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI 39
3. 3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA DẾ THAN G.
BIMACULATUS TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI 41
3.3. 1. Kết quả thu nhận trứng 41
3.3. 2. Kết quả khảo sát tỷ lệ nở trứng ở 2 giống dế 45
3.3. 3. Kết quả khảo sát tỷ lệ thành trùng ở 2 giống dế 48
3. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA YẾU TỐ DINH DƢỠNG
ĐẾN ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG, SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DẾ THAN G.
BIMACULATUS TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI 52
3.4. 1. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của thành phần dinh dƣỡng đến đặc điểm
hình thái, sinh trƣởng của Dế than G. bimaculatus trong điều kiện nuôi 52
3.4. 2. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của thành phần dinh dƣỡng đến thời gian
thành thục của Dế than G. bimaculatus trong điều kiện nuôi 56
3.4. 3. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của thành phần dinh dƣỡng đến đặc tính sinh
sản của Dế than G. bimaculatus trong điều kiện nuôi 57
3. 5. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ NUÔI ĐẾN TỶ LỆ
THẢNH TRÙNG CỦA DẾ THAN G. BIMACULATUS 59
4. KẾT LUẬN & ĐỀ NGHỊ 62
4. 1. KẾT LUẬN 62
Mục lục

iv

4. 2. ĐỀ NGHỊ 63
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 66



v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3. 1. Kích thƣớc và trọng lƣợng của Dế than qua các giai đoạn phát triển khác
nhau trong điều kiện nuôi (T = 28 – 35
o
C, H = 70 – 80 %). 33
Bảng 3. 2. Thời gian sinh trƣởng và phát triển của Dế than qua các giai đoạn trong
đời sâu ở điều kiện nuôi (T = 28 – 35
o
C, H = 70 – 80 %). 35
Bảng 3. 3. Đối chiếu tỷ lệ nở trứng của dế than trong các độ ẩm đất khác nhau (T =
28 – 35o C, H = 70 – 80 %) 39
Bảng 3. 4. Số lƣợng trứng thu đƣợc qua từng ngày ở giống Dế than 42
Bảng 3. 5. Số lƣợng trứng thu đƣợc qua từng ngày ở giống Dế lửa 43
Bảng 3. 6. Đối chiếu tổng số lƣợng trứng, số trứng thu đƣợc qua từng ngày 44
Bảng 3. 7. Số lƣợng trứng nở qua từng ngày ở giống Dế than 45
Bảng 3. 8. Số lƣợng trứng nở qua từng ngày ở giống Dế lửa trong điều kiện nuôi 46
Bảng 3. 9. Đối chiếu tổng số ngày nở trứng và tỷ lệ nở trứng 47
Bảng 3. 10. Số lƣợng cá thể thành trùng sau khi nở ở giống Dế than 48
Bảng 3. 11. Số lƣợng cá thể thành trùng sau khi nở ở giống Dế lửa 49
Bảng 3. 12. Đối chiếu tỷ lệ thành trùng sau khi nở ở giống Dế than và Dế lửa 50
Bảng 3. 13. Đối chiếu đặc tính sinh sản giữa giống Dế than và Dế lửa 51
Bảng 3. 14. Kích thƣớc và trọng lƣợng của Dế than ở giai đoạn tuổi 8 và thành trùng
trong các lô thí nghiệm thành phần dinh dƣỡng khác nhau 53
Bảng 3. 15. Thời gian sinh trƣởng và phát triển của G. bimaculatus qua các giai
đoạn trong các lô thí nghiệm (T = 28 – 35
o
C, H = 70 – 80 %) 56

Bảng 3. 16. Đối chiếu đặc tính sinh sản của Dế than G. bimaculatus trong các lô thí
nghiệm (T = 28 – 35o C, H = 70 – 80 %) 57
Bảng 3. 17. Đối chiếu tỷ lệ thành trùng của Dế than trong các mật độ nuôi khác nhau
(T = 28 – 35o C, H = 70 – 80 %) 60


vi

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Đồ thị 3.1. Tỷ lệ nở trứng của dế than G. bimaculatus
trong các lô thí nghiệm độ ẩm khác nhau 40
Đồ thị 3.2. Tỷ lệ nở trứng của giống Dế than và Dế lửa 47
Đồ thị 3.3. Tỷ lệ thành trùng của giống Dế than và Dế lửa 50
Đồ thị 3.4. Trọng lƣợng dế than giai đoạn tuổi 8 và thành trùng
trong các lô thí nghiệm 54
Đồ thị 3.5. Tỷ lệ nở trứng của Dế than G. bimaculatus
trong các lô thí nghiệm thức ăn khác nhau 58
Đồ thị 3.6. Tỷ lệ thành trùng của Dế than G. bimaculatus
trong các lô thí nghiệm thức ăn khác nhau 58
Đồ thị 3.7. Tỷ lệ thành trùng của Dế than G. bimaculatus
trong các lô thí nghiệm mật độ khác nhau 61


vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Dế than 1
Hình 1.2. Dế lửa 1

Hình 1.3. Cấu tạo chung cơ thể côn trùng 2
Hình 1.4. Cấu tạo chung chân ngực của Dế than 3
Hình 1.5. Mặt cắt ngang thể xoang cơ thể côn trùng 6
Hình 1.6. Vị trí các hệ cơ quan bên trong cơ thể Dế than 7
Hình 1.7. Trứng Dế than sau khi thụ tinh 9
Hình 1.8. Quá trình giao hoan ở Dế than 13
Hình 1.9. Dế than mái đẻ trứng vào khay 13
Hình 1.10. Mô tả hai chú dế áp sát và chuẩn bị chọi nhau 18
Hình 1.11. Mô tả hai chú dế dùng ngoàm ghì chặt nhau 19
Hình 1.12. Dế đƣợc nuôi trong hộp nhỏ bán cho trẻ em thành thị 19
Hình 2.1. Giống Dế than Gryllus bimaculatus 21
Hình 2.2. Giống Dế lửa Gryllus bimaculatus 21
Hình 2.3: Rau muống 23
Hình 2.4: Dƣa leo 24
Hình 3.1. Các giai đoạn phát triển trứng và ấu trùng của G. bimaculatus 38
Hình 3.2. Giai đoạn thành trùng của G. bimaculatus 39
Hình 3.3. Giai đoạn ấu trùng tuổi 8 của G. bimaculatus trong các lô thí nghiệm 55
Hình 3.4. Giai đoạn thành trùng của G. bimaculatus trong các lô thí nghiệm 55




LỜI MỞ ĐẦU
Lời mở đầu

viii

Lời mở đầu
Trong tự nhiên, hiếm có nhóm động vật nào lại thu hút sự quan tâm đặc biệt
của con ngƣời nhƣ lớp côn trùng. Lớp động vật này hết sức phong phú, đa dạng về

thành phần loài đồng thời vô cùng đông đúc về số lƣợng, chúng can thiệp vào rất
nhiều quá trình sống trên hành tinh chúng ta, trong đó có hoạt động sống của con
ngƣời. Ở một số phƣơng diện, côn trùng là những loài gây hại nguy hiểm song mặt
khác chúng lại là những sinh vật có ích, do đó côn trùng là nhóm động vật không
thể tách rời trong cuộc sống con ngƣời.
Từ xa xƣa, con ngƣời đã biết thu bắt nhiều loài côn trùng làm thức ăn và cùng
với tiến trình phát triển của con ngƣời, lớp côn trùng đã thật sự trở thành một phần
đáng kể trong thói quen ăn uống của con ngƣời ở nhiều nƣớc trên thế giới. Trong
bối cảnh bùng nổ dân số, nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt và môi trƣờng ngày
càng bị hủy hoại do hoạt động khai thác của con ngƣời thì việc nghiên cứu, khai
thác côn trùng làm thức ăn cho con ngƣời và vật nuôi là một hƣớng đi rất triển vọng
và có ý nghĩa to lớn.
Hiện nay, ở Việt Nam việc nuôi và chế biến một số loài côn trùng làm thức ăn
đã và đang trở thành một ngành kinh doanh thu hút sở thích ẩm thực của nhiều
ngƣời. Bên cạnh các loài nhƣ tằm, châu chấu, bọ muỗm, bọ dừa, cà cuống, bọ cạp
v.v thì dế cũng là một đối tƣợng đƣợc sử dụng để chế biến thành các món ăn đặc
sản và ƣa thích. Vì vậy hiện nay việc nuôi dế trong điều kiện nhà nuôi đang thật sự
trở thành một ngành nghề “đang lên”. Song thực trạng nuôi dế hiện nay chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm, khó khăn lớn nhất mà ngƣời nuôi dế gặp phải là có rất ít tài
liệu chuyên môn đề cập đến các đặc tính sinh học của dế một cách khoa học.


Lời mở đầu

ix

Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các đặc điểm
sinh học của Dế than (Gryllus bimaculatus De Geer) trong điều kiện nuôi”
nhằm mục đích khảo sát một vài đặc tính sinh học của Dế than trong điều kiện nuôi
để từ đó ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào việc nuôi thƣơng phẩm có hiệu quả

hơn.
Nội dung nghiên cứu của đề tài là khảo sát đặc điểm hình thái, thời gian sinh
trƣởng và phát triển của Dế than qua các giai đoạn khác nhau. Đề tài còn nghiên
cứu ảnh hƣởng của thành phần thức ăn đến khả năng sinh trƣởng, phát triển và sinh
sản của Dế than qua các độ tuổi khác nhau trong điều kiện nuôi.
Điểm mới trong nội dung nghiên cứu của đề tài là khảo sát ảnh hƣởng của yếu
tố độ ẩm đất đến tỷ lệ nở trứng của Dế than. Đề tài còn nghiên cứu ảnh hƣởng của
mật độ nuôi đến tỷ lệ thành trùng của Dế than. Và đặc biệt đề tài đã tiến hành so
sánh hiệu quả sinh sản của hai giống Dế than và Dế lửa, từ đó đƣa ra kết luận khoa
học về việc chọn giống dế nuôi thích hợp cho quy trình nuôi dế giống và nuôi dế
thƣơng phẩm.




TỔNG QUAN
TÀI LIỆU
Tổng quan tài liệu

1

1. 1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA DẾ THAN GRYLLUS
BIMACULATUS
1.1. 1. Vị trí phân loại và đặc điểm phân bố của Dế than
Dế than có tên khoa học là Gryllus bimaculatus De Geer, thuộc họ Dế mèn
(Gryllidae), bộ Cánh thẳng (Orthoptera), lớp Côn trùng (Insecta), ngành Chân khớp
(Arthropoda).
Dế than phân bố ở hầu hết các nước trên thế giới, nhưng nhiều nhất vẫn là các
nước nhiệt đới và các nước gần xích đạo. Ở nước ta, Dế than phân bố ở khắp nơi,
chúng sống trong hang đất, đất cát pha, dưới lá hay thân cây mục … thích sống ở

những nơi ấm áp và khô ráo có nhiệt độ khoảng 20
o
– 30
o
C và hàm lượng nước trong
đất từ 20 – 25%. Trong tự nhiên, Dế than hoạt động theo mùa, chúng thường xuất hiện
vào đầu tháng 4, hoạt động mạnh trong mùa hè và sau đó tới khoảng cuối tháng 8 thì
ngưng hoạt động và bước vào trạng thái đình dục. [7], [10]
1.1. 2. Đặc điểm hình thái của Dế than
Về màu sắc, Gryllus bimaculatus có hai kiểu màu sắc khác nhau: màu đen tuyền
và màu vàng nghệ, chính vì thế dân gian gọi tên hai kiểu hình này bằng hai tên gọi
khác nhau là: Dế than và Dế lửa, và cũng vì điều này mà nhiều người nhầm lẫn Dế lửa
và Dế than là hai loài dế khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế chúng chỉ là cùng một loài
Gryllus bimaculatus bởi vì chúng có thể giao hoan với nhau và sinh sản bình thường.






Hình 1.1. Dế than Hình 1.2. Dế lửa
Tổng quan tài liệu

2

Về cấu tạo, hình thái cơ thể Gryllus bimaculatus có các đặc điểm cấu tạo chung
của một cơ thể côn trùng, đó là cơ thể được chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng, ở mỗi
phần do nhiều đốt phụ hợp thành, cả 3 phần đều có các phần phụ.

















Hình 1.3. Cấu tạo chung cơ thể côn trùng
(Theo tác giả Nguyễn Viết Tùng – Giáo trình côn trùng học đại cương)
1.1.2.1. Đầu và các phần phụ của đầu
Đầu là phần trước của cơ thể, giữ chức năng quan trọng trong đời sống của dế,
vì đầu có chứa não và các giác quan để xác định phương hướng hoạt động, đồng thời
có miệng là cơ quan tiêu hóa của dế. Về nguồn gốc, đầu là do 5 – 6 đốt phía trước cơ
thể hợp lại thành, song không còn đặc trưng chia đốt. Các phần phụ của đầu bao gồm
râu đầu, mắt và miệng.
Tổng quan tài liệu

3

1.1.2.2. Ngực và các phần phụ ngực
Ngực là trung tâm vận động của cơ thể dế vì ngực có mang ba đôi chân và hai
đôi cánh dùng để bò, bay, nhảy …vì thế ngực là phần rất phát triển. Về nguồn gốc,
ngực do ba đốt thân tạo thành từ trước ra sau: đốt ngực trước (prothorax), đốt ngực

giữa (mesothorax) và đốt ngực sau (metathorax). Mỗi đốt ngực do bốn mảnh hợp lại
thành: mảnh trên là mảnh lưng, mảnh dưới là mảnh bụng và hai mảnh bên.
Dế than có ba đôi chân nằm ở ba mảnh bên của các đốt ngực, lần lượt từ trước
ra sau có: hai chân trước, hai chân giữa và hai chân sau. Các chân này được cấu thành
bởi nhiều đốt từ trong ra ngoài gồm: đốt chậu, đốt chuyển, đốt đùi, đốt ống và các đốt
bàn chân. [7], [8], [11]
Do phương thức sống của Dế
than là ăn lá cây và thường xuyên
chạy trốn kẻ thù nên chúng phải có
khả năng nhảy xa và phải có vũ khí tự
vệ. Vì thế chân của chúng thuộc kiểu
chân nhảy với đặc điểm đốt đùi to
khoẻ, đốt ống dài, mặt sau có nhiều
gai, cựa cứng, dưới bàn chân có nhiều
đệm.









Hình 1.4. Cấu tạo chung chân ngực
của Dế than
(Theo tác giả Nguyễn Viết Tùng –
Giáo trình côn trùng học đại cương)
Dế than có hai đôi cánh là đôi cánh trước và đôi cánh sau. Về nguồn gốc, các
đôi cánh này là do phần da ở góc sau mảnh lưng của đốt ngực giữa và đốt ngực sau

đính lại kéo dài ra tạo thành. Về cấu tạo khái quát, các cánh này gồm hai lớp da mỏng
áp lấy hệ thống mạch cánh bên trong. Đó là những ống rỗng do hai lớp da tại đây dày
lên và hoá cứng tạo nên. Trong mạch cánh có ống khí quản, dây thần kinh và máu lưu
thông trong đó. Trong hai đôi cánh của Dế than thì đôi cánh trước là cánh da: cánh này
Tổng quan tài liệu

4

dài hẹp, có chất cánh dày, chitin hoá yếu, mạch cánh mờ; đôi cánh sau là cánh màng:
có cấu tạo chất cánh mỏng, trong suốt nhìn rõ mạch cánh, có diện tích lớn và rất nhẹ,
giữ vai trò chính trong hoạt động bay của dế. [11]
1.1.2.3. Bụng và các phần phụ bụng
Bụng là phần thứ ba của cơ thể, bên trong chứa các cơ quan tiêu hoá và sinh sản
của dế. Bụng được cấu thành bởi nhiều đốt, các đốt này nối với nhau bằng một màng
mỏng nên có thể co dãn và quay được dễ dàng. Giống như ngực, mỗi đốt bụng cũng
được hợp thành bởi bốn mảng nhưng hai mảng bên hẹp hơn. Phần bụng của dế thuộc
loại bụng rộng, có đặc điểm đốt thứ nhất to rộng, bằng đốt ngực sau. Bụng dế các các
phần phụ bụng như : lỗ thở, lông đuôi và bộ phận sinh dục ngoài. [7], [11]
Bộ phận sinh dục ngoài của dế mái biến đổi thành ống dẫn trứng hình ngọn
giáo, do ba đôi máng đẻ trứng bó sát vào nhau tạo thành. Ống đẻ trứng này có vai trò
vừa là máng dẫn trứng vừa là mũi khoan để cắm vào đất khi đẻ. Ở con trống, bộ phận
sinh dục ngoài phức tạp hơn gồm có dương cụ là cơ quan giao hoan và hai lá giữ âm cụ
để giữ chắc bộ phận sinh dục cái khi giao hoan.
1.1. 3. Đặc điểm giải phẫu của Dế than
1.1.3.1. Da
Da của cơ thể Dế than là một lớp vỏ tương đối cứng, ngoài chức năng bao bọc
bảo vệ còn giữ cho cơ thể có cấu tạo vững chắc, đồng thới làm chỗ bám cho các cơ thịt
bên trong. Vì thế lớp da của dế còn được ví là bộ xương ngoài của cơ thể. Cấu tạo da
của Dế than từ ngoài vào trong có ba lớp: lớp biểu bì, lớp nội bì và lớp màng đáy.
Lớp biểu bì hay cuticule (cuticle) không có cấu tạo tế bào mà là các sản phẩm

do các tế bào nội bì tiết ra, có đặc điểm mềm dễ uốn cong, song có nhiều chỗ được
chitin hoá rất cứng. Về mặt cấu tạo, lớp biểu bì gồm ba lớp: lớp biểu bì trên, lớp biểu bì
ngoài và lớp biểu bì trong. Lớp biểu bì trên là lớp ngoài cùng, rất mỏng chiếm 1 - 7 %
độ dày da, thành phần chủ yếu là lipit và protein tạo nên lớp sáp có men bảo vệ làm
Tổng quan tài liệu

5

cho da không thấm nước và hạn chế thoát hơi nước qua da. Lớp biểu bì ngoài là lớp
cứng nhất của da do lớp này có chứa chitin kết hợp với loại protein hoá cứng
(sclerotin), ngoài ra còn có thêm calci nên độ cứng càng được tăng cường. Lớp biểu bì
trong là lớp dày nhất của biểu bì song không cứng như biểu bì ngoài mà có tính dẻo và
đàn hồi do ở đây có chitin kết hợp với loại protein đàn hồi (resilin). Chitin là một
polysaccharid có chứa nitơ (N), có công thức hoá học là (C
8
H
13
O
5
N)
x
, không tan trong
nước, rượu, axit yếu, kiềm loãng và một số dung môi hữu cơ, chitin có thể bị phân giải
bởi men tiêu hoá của chính bản thân loài dế.
Lớp nội bì là lớp tế bào hình trụ có nhân và sắc tố, trong lớp này có các tế bào
túi tuyến như tuyến sáp, tuyến lột xác, tuyến pheromon … Lớp này có ý nghĩa rất quan
trọng vì nó sinh ra lớp biểu bì, đồng thời chúng còn tiết ra dịch lột xác để phân huỷ lớp
biểu bì trong trước khi dế lột xác cũng như hấp thụ lại một số chất đã phân giải để tái
tạo lớp biểu bì mới.
Lớp màng đáy là lớp mảng mỏng nằm sát ngay dưới lớp nội bì và có cấu trúc

không định hình, tại đây có nhiều vi khí khổng và đầu mút các dây thần kinh cảm giác.
Về màu sắc, như đã trình bày ở trên, loài Gryllus bimaculatus có hai kiểu màu
sắc khác nhau: màu đen tuyền và màu vàng nghệ. Màu sắc này do các sắc tố phân bố ở
lớp biểu bì, nội bì tạo nên. Các sắc tố này tương đối bền vững vì khi dế chết đi thì màu
sắc da của chúng vẫn không bị phân giải. Đó là các loại sắc tố: Melanin, carotenoids,
pteridins. [7], [11]
1.1.3.2. Thể xoang và vị trí các hệ cơ quan bên trong [6], [7], [8], [11]
Thể xoang của côn trùng nói chung và của loài Dế than nói riêng là phần
khoảng không được giới hạn bởi hai vòng: vòng ngoài là da, vòng nhỏ bên trong là ống
tiêu hoá. Trong thể xoang chứa các hệ cơ quan bên trong.
Dế than là động vật có kiểu tuần hoàn hở nên thể xoang của chúng là một
khoang liên tục theo chiều dọc cơ thể và chứa đầy máu nên gọi là xoang máu. Thể
xoang có cấu tạo liên tục theo chiều dọc nhưng lại ngăn cách theo chiều ngang bởi hai
Tổng quan tài liệu

6

màng ngăn lưng và màng ngăn bụng nên xoang máu chia làm ba xoang nhỏ: xoang
máu lưng, xoang máu ruột và xoang máu bụng. Các xoang này không hoàn toàn biệt
lập nhau mà giữa chúng vẫn có sự lưu thông máu qua khe hở hai bên mỗi màng ngăn
nơi tiếp giáp với vách cơ thể.

.
1. Vỏ cơ thể;
2. Màng ngăn lưng;
3. Màng ngăn bụng;
4. Xoang máu lưng;
5. Xoang máu ruột;
6. Xoang máu bụng;
7. Mạch máu lưng;

8. Ống tiêu hoá;
9. Chuỗi thần kinh bụng;
10. Khí quản dọc bên


(Theo tác giả Nguyễn Viết Tùng – Giáo trình côn trùng học đại cương)

Hình 1.5. Mặt cắt ngang thể xoang cơ thể côn trùng

Tổng quan tài liệu

7

Khi quan sát mặt cắt dọc của cơ thể Dế than ta thấy vị trí các hệ cơ quan được phân bố
như sau:








Hình 1.6. Vị trí các hệ cơ quan bên trong cơ thể Dế than
1. Mạch máu lưng; 2. Bộ máy tiêu hóa; 3. Bộ máy thần kinh; 4. Bộ máy bài tiết;
5. Bộ máy sinh sản; 6. Tuyến nước bọt; 7. Hệ cơ
(Theo tác giả Nguyễn Viết Tùng – Giáo trình côn trùng học đại cương)

Cấu tạo hệ sinh dục của Dế than có sự khác biệt trống mái. Hệ sinh dục dế mái
gồm có một đôi buồng trứng, ống dẫn trứng, túi lưu tinh, tuyến sinh dục phụ, âm đạo

và lỗ sinh dục cái. Mỗi buồng trứng có từ 2 đến 2.500 ống trứng trong đó, ống trứng là
nơi hình thành trứng, trong đó có nhiều tế bào trứng xen kẽ với tế bào nuôi dưỡng. Nhờ
nguồn dinh dưỡng do các tế bào này cung cấp các tế bào trứng lần lượt phát triển thành
trứng. Khi trứng chín, chúng sẽ từ mỗi ống trứng theo ống dẫn trứng nhỏ vào ống dẫn
trứng của mỗi bên buồng trứng rồi đi vào ống dẫn trứng chung, chuyển qua âm đạo để
đẻ ra ngoài qua lỗ sinh dục cái.
Hệ sinh dục dế trống gồm có một đôi tinh sào, ống dẫn tinh, túi chứa tinh, ống
phóng tinh và các tuyến sinh dục phụ. Mỗi tinh sào có nhiều ống tinh, ở đây các tế bào
sinh dục đực nguyên thuỷ phát triển thành tinh trùng. Sau khi được hình thành, tinh
trùng từ mỗi ống tinh sẽ theo ống dẫn tinh nhỏ di chuyển vào ống dẫn tinh của mỗi tinh
Tổng quan tài liệu

8

sào, trên ống dẫn tinh còn có túi chứa tinh, đó là một đoạn phình to làm nơi tích trữ
tinh trùng. Từ hai ống dẫn tinh, tinh trùng được đổ vào ống phóng tinh cùng với tinh
dịch do tuyến phụ sinh dục tiết ra. Tuyến phụ sinh dục đực ngoài việc tiết tinh thanh
tạo môi trường vận động cho tinh trùng, chúng còn sản sinh một loại chất keo đặc biệt
để tạo ra những nang nhỏ chứa đầy tinh trùng bên trong gọi là tinh cầu. Khi giao hoan
con đực đặt tinh cầu vào xoang sinh dục hoặc chỉ đính lên miệng lỗ sinh dục của con
cái, sau đó tinh trùng sẽ tự chui ra khỏi tinh cầu và bơi vào túi lưu tinh của con mái.
[7], [11]
1.1. 4. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của Dế than
1.1.4.1. Phương thức sinh sản của Dế than Gryllus bimaculatus
Dế than Gryllus bimaculatus sinh sản hữu tính: có sự kết hợp của 2 cá thể trống
và mái riêng biệt, khi giao hoan trứng được thụ tinh trong túi lưu tinh của con mái, sau
đó con mái đẻ trứng đã được thụ tinh vào đất nhờ ống đẻ trứng và trứng nở ra ấu trùng.
1.1.4.2. Các pha phát triển cá thể của Dế than Gryllus bimaculatus
Trong quá trình phát triển cá thể của côn trùng, chúng phải trải qua nhiều pha
phát triển khác nhau với sự khác biệt không chỉ ở hình thái mà cả cấu tạo giải phẫu

cũng như phương thức sinh sống. Hiện tượng này được gọi là biến thái
(Metamorphosis), ở côn trùng có 2 kiểu biến thái chính là biến thái hoàn toàn và biến
thái không hoàn toàn.
Biến thái hoàn toàn (Holometabola) là kiểu biến thái phải trải qua 4 pha là
trứng, sâu non (ấu trùng), nhộng và thành trùng. Ở kiểu biến thái này, sự khác biệt giữa
sâu non và thành trùng là rất lớn và những biến đổi xảy ra trong quá trình biến thái rất
sâu sắc.
Biến thái không hoàn toàn (Hemimetabola) là kiểu biến thái chỉ trải qua 3 pha là
trứng, sâu non (ấu trùng) và thành trùng. Ở kiểu biến thái này, các đặc điểm về hình
thái, cấu tạo và cả phương thức sinh sống của sâu non và thành trùng khá giống nhau
Tổng quan tài liệu

9

nên những biến đổi diễn ra trong quá trình biến thái là không lớn. Dế than Gryllus
bimaculatus thuộc kiểu biến thái không hoàn toàn. [7], [11]
1.1.4.2.1. Giai đoạn trứng
Trứng là pha khởi đầu trong quá trình phát triển cá thể. Trứng sau khi được thụ
tinh trong túi lưu tinh của con mái sẽ được đẻ vào đất bằng ống đẻ trứng, cách thức này
được gọi là đẻ kín. Trứng của Dế than Gryllus bimaculatus có hình quả bí đao, chiều
dài khoảng 2 – 2,5 mm, khi mới đẻ ra có màu trắng về sau tuỳ theo mức độ phát triển
của phôi thai mà ngả dần về màu vàng .







Hình 1.7. Trứng Dế than sau khi thụ tinh

Cấu tạo của trứng: bên ngoài trứng là lớp vỏ cứng được cấu tạo bởi protein và
chất sáp do tế bào vách ống trứng tiết ra, phía trên vỏ trứng có noãn khổng (lỗ thụ tinh)
là lối cho tinh trùng chui vào trứng để thụ tinh, bên trong vỏ trứng là màng trứng, trong
màng trứng là lớp nguyên sinh chất (lòng trắng) bao lấy lòng đỏ trứng, nhân trứng nằm
ở phía đầu trứng cũng được bao bọc bằng nguyên sinh chất.
Trứng sau khi được thụ tinh trải qua quá trình phát triển phôi thai gồm 5 giai
đoạn là: phân chia nhân; hình thành màng phôi; hình thành các tầng phôi; hình thành
các chi; hình thành các cơ quan bên trong. Quá trình này biến đổi phức tạp xảy ra trong
nhân và nguyên sinh chất, và được phản ánh qua sự biến đổi màu sắc của trứng từ màu
trắng chuyển sang màu vàng nhạt rồi vàng đậm. Sau khi phôi thai đã phát triển đầy đủ
Tổng quan tài liệu

10

thì sâu non sẽ cắn hoặc đạp vỡ vỏ trứng chui ra ngoài, động tác này gọi là trứng nở. [7],
[11]
1.1.4.2.2. Pha sâu non (ấu trùng)
Đối với Dế than, con non nở ra từ trứng có hình thái và phương thức sinh sống
gần giống với thành trùng, chỉ khác thành trùng số đốt râu đầu, chưa có cánh và tuyến
sinh dục chưa phát triển. Dế non phải trải qua nhiều lần lột xác thì các cơ quan trên mới
hoàn thiện đầy đủ và tiến tới pha trưởng thành.
Bên ngoài cơ thể con non được bao bọc bởi lớp da cứng, tính đàn hồi kém nên
hạn chế sự sinh trưởng của con non. Trong khi đó, hoạt động dinh dưỡng trong quá
trình phát triển cá thể của Dế than diễn ra ở cả pha ấu trùng và pha thành thùng, song
mạnh nhất là pha ấu trùng. Đây là pha mà cơ thể ăn rất mạnh, dự trữ, tích luỹ nhiều
chất dinh dưỡng để tăng trưởng cơ thể, chuẩn bị năng lượng cho pha phát triển tiếp
theo, giai đoạn này chúng lớn rất nhanh. Điều này gây ra mâu thuẫn trong nội bộ cơ thể
và được giải quyết bằng con đường lột xác (Molt).
Khi phát sinh mâu thuẫn, lập tức tuyến lột xác tiết vào máu ecdyson. Chất này
kích thích các tế bào nội bì sản sinh ra các chất phân giải lớp biểu bì trong của da và

làm mềm lớp biểu bì ngoài đồng thời lại sinh ra lớp biểu bì mới mềm hơn và co dãn
hơn. Trong lúc đó nhờ áp lực máu, ấu trùng trương lên làm cho lớp da cũ nứt ra một
đường giữa lưng của phần ngực, sau đó chúng nhô đầu và rút chân ra rồi cuối cùng rút
toàn bộ cơ thể ra khỏi lớp da cũ. Lúc này cơ thể của chúng khá mềm và rất yếu ớt, khi
đó chúng tiếp tục ăn, lớn lên rất nhanh và vài ngày sau thì lớp da mới khô cứng trở lại.
Như vậy quá trình sinh trưởng và lột xác ở côn trùng nói chung cũng như loài dế
nói riêng là 2 quá trình tất yếu liên quan với nhau. Trong quá trình sinh trưởng, sau mỗi
lần lột xác sâu non lại lớn thêm một tuổi. Theo quy ước, từ trứng nở ra là ấu trùng tuổi
1, sau lần lột xác thứ nhất, chúng trở thành ấu trùng tuổi 2 và cứ như vậy, sau lần lột
xác thứ n tuổi ấu trùng sẽ là n +1. [7], [8], [11]
Tổng quan tài liệu

11

Đối với Dế than, trong pha ấu trùng trải qua 7 lần lột xác, vì thế tuổi ấu trùng
của Dế than là 8. Ở Dế than, sự lột xác ở pha ấu trùng là lột xác chuyển tuổi. Sau khi
lột xác, kích thước cơ thể ấu trùng có sự tăng trưởng kèm theo một vài thay đổi về mặt
hình thái song không có biến đổi gì về mặt cấu tạo cơ thể. Vì vậy lột xác chuyển tuổi ở
ấu trùng Dế than thuộc vào kiểu lột xác sinh trưởng; và vì chúng thuộc kiểu biến thái
không hoàn toàn nên không trải qua giai đoạn nhộng nên cũng không có kiểu lột xác
biến thái. Thời gian phát triển của giai đoạn ấu trùng Dế than khoảng 35 - 40 ngày. [2],
[4], [7], [11]
Trong quá trình lột xác lớn lên, Dế than cần phải có giá thể để bám vào, khi lột
xác chúng bám vào giá thể có thể là cây cỏ, hay các dụng cụ nuôi như rế, khay thức ăn
… và bất động trong vài giờ đồng hồ. Sau khi lột xác xong chúng ăn lớp da cũ, cơ thể
chúng lúc này khá mềm và yếu ớt, điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện
nuôi chung vì nếu nuôi với mật độ không thích hợp thì sẽ có rất nhiều ấu trùng Dế than
chết trong giai đoạn này và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả nuôi.
1.1.4.2.3. Pha trưởng thành (thành trùng)
Sau khi ấu trùng Dế than đã hoàn thành quá trình phát triển pha ấu trùng, tích

luỹ đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng thì lột xác lần cuối cùng để biến thành thành
trùng. Hiện tượng này được gọi là vũ hoá. Đối với Dế than, sau khi vũ hoá cơ thể vẫn
chưa hoàn chỉnh cánh và tuyến sinh dục, lúc này cánh chưa dài và còn mỏng yếu, do đó
chúng còn phải ăn bổ sung một thời gian nữa mới đạt kích thước bình thường và sinh
sản được.
Về mặt hình thái, Dế than thành trùng có các đặc điểm đã trình bày ở phần đặc
điểm hình thái, lúc này râu đầu hình sợi chỉ đã hoàn chỉnh các đốt có kích thước dài
hơn cơ thể; các đôi chân rất phát triển, bàn chân có 3 đốt; cánh hoàn thiện hơn:lúc
đứng yên thì cánh trước phía bên phải che lên trên cánh trước phía bên trái, cánh sau
xếp dọc dưới cánh trước và kéo dài về phía cuối bụng tựa như chiếc đuôi… Tại giai
đoạn này, sự khác biệt hình thái giữa đực và cái thể hiện rất rõ. Dế mái trên đôi cánh
Tổng quan tài liệu

12

trước có nhiều đường gân nổi lên và sắp xếp đan chéo vào nhau tạo hình mắt lưới,
ngoài ra ở cuối phần bụng có một ống dẫn trứng hình ngọn giáo rất dài. Trong khi đó
đôi cánh trước của dế trống có hệ thống gân hằn lên rất dày và sắp xếp đan xen vào
nhau không theo một trật tự nào cả, tạo nên hoa văn rất bắt mắt đồng thời phần cuối
bụng của dế trống có một gai sinh dục nhỏ và cứng. [4], [11]
Chức năng chủ yếu của giai đoạn trưởng thành là sinh sản. Ở dế trống, khi bộ
phận sinh sản của cơ thể đã sẵn sàng thì chúng sẽ rung động hai cánh trước với tần số
lớn khiến hai mạch cánh đặc biệt siết vào nhau tạo ra những âm thanh ròn rã gọi là
“tiếng gáy” báo hiệu cho con mái biết chúng đã sẵn sàng giao hoan. “Tiếng gáy” này
có độ vang rất lớn vì âm thanh được khuếch đại nhờ một hộp cộng hưởng do đôi cánh
trước phồng lên tạo ra. “Tiếng gáy” của dế trống (tín hiệu giới tính) sẽ được cảm nhận
bằng cơ quan thính giác nằm ở đốt chày chân trước của dế. Khi nghe được âm thanh
này, dế mái sẽ chủ động leo lên lưng dế trống từ phía sau và bám chặt khoảng vài ba
phút, khi đó dế trống nằm bên dưới sẽ cong phần cuối của bụng lên để đưa cao cái gai
sinh dục của nó chạm vào lỗ sinh dục của dế mái, đặt vào đó các tinh cầu, các tinh cầu

này sẽ vỡ ra và lượng tinh trùng chứa trong đó sẽ đi vào túi lưu tinh của dế mái và thụ
tinh cho trứng. Sau khi giao hoan với dế mái này khoảng vài giờ, dế trống tiếp tục tìm
đến dế mái khác và giao hoan, quá trình này kéo dài cho đến hết vòng đời của chúng.
[2], [4], [11]








×