Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp đoạn quản lý giao thông số i ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.45 KB, 77 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Đức Cường
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ TOÁN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
Đề tài:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP ĐOẠN QUẢN LÝ GIAO
THÔNG SỐ I NINH BÌNH
Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ THU HOÀI
Mã sinh viên : CQ 501009
Lớp : KẾ TOÁN 50A
Giáo viên hướng dẫn : TS. PHẠM ĐỨC CƯỜNG
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Đức Cường
Hà Nội - 2012
Trần Thị Thu Hoài
ii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Đức Cường
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Trần Thị Thu Hoài
i
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Đức Cường
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Từ Viết Tắt Từ đầy đủ
PGĐ Phó giám đốc
TK Tài khoản
GTGT Giá trị gia tăng
BCTC Báo cáo tài chính
BHXH Bảo hiểm xã hội


BHYT Bảo hiểm y tế
KPCĐ Kinh phí công đoàn
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
TT Thành tiền
TPKT Trưởng phòng kỹ thuật
KT Kỹ thuật
PPKT Phó phòng kỹ thuật
DN Doanh nghiệp
TC-HC Tổ chức hành chính
BV Bảo vệ
LX Lái xe
Trần Thị Thu Hoài
iii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Đức Cường
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trần Thị Thu Hoài
iv
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Đức Cường
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trần Thị Thu Hoài
v
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Đức Cường
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước ta hiện nay các tổ
chức kinh tế, doanh nghiệp có quyền tổ chức và thực hiện hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình một cách độc lập tự chủ theo quy định của pháp luật. Họ
tự hạch toán và đảm bảo doanh nghiệp của mình hoạt động một cách có lợi
nhuận, và nâng cao lợi nhuận đó để đảm bảo lợi ích chung cho toàn doanh
nghiệp và lợi ích cho từng người lao động trong doanh nghiệp nói riêng. Một
xã hội, một doanh nghiệp được coi là phát triển khi lao động có năng xuất, có

chất lượng và có hiệu quả cao. Như vậy lao động là một trong những yếu tố
quan trọng nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhất là trong tình hình
hiện nay nền kinh tế đang chuyển sang nền kinh tế tri thức thì việc lao động
có trí tuệ, có kiến thức, có trình độ tay nghề cao là nhân tố hàng đầu tạo ra
năng suất hiệu quả.
Đối với người lao động, sức lao động họ bỏ ra để đạt được lợi ích cụ thể,
đó là tiền lương mà người sử dụng lao động trả cho họ. Vì vậy việc hạch toán
tiền lương và các khoản trích theo lương rất được người lao động quan tâm.
Trước hết họ muốn biết họ được trả bao nhiêu cho sức lao động họ bỏ ra, họ
được hưởng bao nhiêu cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn và trách nhiệm của họ với các quỹ đó. Việc trả lương của doanh nghiệp
khiến cán bộ công nhân viên có động lực hơn trong việc tăng năng suất từ đó
thức đẩy việc nâng cao chất lượng lao động.
Đối với doanh nghiệp thì tiền lương là một phần chi phí bỏ ra để doanh
nghiệp có thể tồn tại và phát triển được. Do vậy việc hạch toán tiền lương là
một trong những công cụ quản lý quan trọng của doanh nghiệp. Hạch toán
chính xác phí lao động có ý nghĩa cơ sở, căn cứ để xác định nhu cầu về lượng,
Trần Thị Thu Hoài
vi
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Đức Cường
thời gian lao động, nhu cầu về lao động và xác định kết quả lao động. Qua đó
ban lãnh đạo của doanh nghiệp quản lý được chi phí nhân công trong giá trị
của sản phẩm. Ngoài ra công tác hạch toán chi phí lao động cũng giúp xác
định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với công nhân viên.
Từ nhận thức như vậy, trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp Đoạn
Quản Lý Giao Thông Số I Ninh Bình em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện kế toán
tiền lương và các khoản trích theo lương tại doanh nghiệp Đoạn Quản Lý
Giao Thông Số I Ninh Bình” để nghiên cứu thực tế và viết chuyên đề.
Bài viết được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Đặc điểm lao động - tiền lương và quản lý lao động- tiền lương tại

doanh nghiệp Đoạn Quản Lý Giao Thông Số I Ninh Bình.
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
doanh nghiệp Đoạn Quản Lý Giao Thông Số I Ninh Bình.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
doanh nghiệp Đoạn Quản Lý Giao Thông Số I Ninh Bình.
Bài viết này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của giảng viên
hướng dẫn TS. Phạm Đức Cường và sự giúp đỡ của ban lãnh đạo doanh
nghiệp và các anh chị trong phòng kế toán của doanh nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trần Thị Thu Hoài
vii
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Đức Cường
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG- TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ
LAO ĐỘNG- TIỀN LƯƠNG TẠI DOANH NGHIỆP ĐOẠN QUẢN LÝ
GIAO THÔNG SỐ I NINH BÌNH
1.1. Đặc điểm lao động của doanh nghiệp.
Cho đến tháng 4/2012 thì doanh nghiệp Đoạn Quản Lý Giao Thông Số I
Ninh Bình đang sử dụng tất cả 320 lao động. Vì hoạt động của doanh nghiệp
là hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên chủ yếu lao động trong doanh nghiệp
là lao động chân tay, hiện nay doanh nghiệp có đến 270 lao động chân tay, đó
là các công nhân thực hiện thi công trong doanh nghiệp. Ngoài ra doanh
nghiệp có 50 cán bộ trí thức, có trách nhiệm quản lý, duy trì sự phát triển của
doanh nghiệp. Đại đa số các cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp đều
được đào tạo cơ bản về chuyên môn, số này vừa do doanh nghiệp tuyển chọn
qua các trường đại học, cao đẳng, trung cấp hoặc do doanh nghiệp cử đi học,
đào tạo chuyên môn. Vì thế lao động trong doanh nghiệp có chất lượng tốt,
đúng trình độ chuyên môn theo công việc đảm nhiệm, đối với công nhân
trong doanh nghiệp thì yêu cầu trình độ chuyên môn tốt chứ không chú trọng
nhiều về bằng cấp.
1.1.1. Phân loại lao động.

Hiện nay lao động của doanh nghiệp được phân loại theo 2 chỉ tiêu sau
chỉ tiêu giới tính và chỉ tiêu trình độ.
Trước tiên doanh nghiệp phân loại lao động theo chỉ tiêu giới tính: lao
động nam và lao động nữ.
Doanh nghiệp phân loại lao động theo chỉ tiêu giới tính nhằm để từ đó
có các chính sách riêng cho lao động nam và nữ, doanh nghiệp có các quỹ
riêng cho lao động nữ, có các chính sách cho lao động nữ trong các ngày phụ
nữ quốc tế và phụ nữ Việt Nam…
Bảng phân loại lao động theo giới tính:
Trần Thị Thu Hoài
1
Bảng 1-1
Bảng phân loại lao động theo giới tính
STT Chỉ tiêu Số lượng
1 Lao động nam 256
2 Lao động nữ 64
Theo bảng trên ta thấy số lượng lao động nam trong doanh nghiệp chiếm
tỉ trọng cao lên tới 80% trên tổng số lao động, còn lao động nữ chỉ chiếm có
20%. Điều này là do hình thức sản xuất của doanh nghiệp là xây lắp, vì thế
lao động tay chân vất vả nên cần nhiều lao động nam, lao động nữ trong
doanh nghiệp chủ yếu ở các vị trí văn phòng và cả công nhân nhưng số lượng
ít hơn.
Sau đó doanh nghiệp phân loại lao động theo trình độ chuyên môn, cán bộ
trong doanh nghiệp được phân theo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp còn
công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp được chia theo trình độ kỹ sư và công
nhân theo từng cấp bậc.
Bảng phân loại lao động theo trình độ:
Bảng 1-2
Bảng phân loại lao động theo trình độ
STT Chỉ tiêu Số lượng

1 Cán bộ trình độ đại học 15
2 Cán bộ trình độ cao đẳng 22
3 Cán bộ trình độ trung cấp 13
4 Kỹ sư 32
5 Công nhân từ bậc 3-7 238
Trần Thị Thu Hoài
2
Từ bảng trên ta thấy chủ yếu lao động trong doanh nghiệp là công nhân
chiếm tỉ lệ 73,47% trên tổng số lao động trong doanh nghiệp, tiếp theo là kỹ
sư chiếm 10%, và còn lại là các trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp về quản
lý trong doanh nghiệp. Điều này có thể thấy lao động của doanh nghiệp có
trình độ hợp lý, phù hợp với loại hình doanh nghiệp.
1.1.2. Quản lý số lượng lao động.
Số lượng lao động của doanh nghiệp ở các phòng ban như sau:
Bảng 1-3
Số lượng lao động của doanh nghiệp
STT Phòng ban, bộ phận Số lượng lao động
1 Bộ phận cầu đường 153
2 Bộ phận tổ chức giao thông 63
3 Bộ phận xây lắp công trình 84
4 Phòng tổ chức hành chính 15
5 Phòng kế toán 7
6 Phòng quản lý giao thông 20
7 Phòng vật tư 6
8 Ban quản lý dự án 2
Từ bảng trên ta thấy doanh nghiệp có số lượng lao động nhiều nhất ở bộ
phận cầu đường chiếm 43,71% trong tổng số lao động của doanh nghiệp, sau
đó là đến các bộ phận xây lắp, bộ phận tổ chức giao thông…điều này cho thấy
doanh nghiệp bố trí lao động của mình ở các phòng ban 1 cách hợp lý với nhu
cầu sử dụng lao động của mình.

Từ sổ nhận xét lao động ta có bảng trích mức lương lao động trong doanh
nghiệp như sau:
Bảng 1-4
Bảng số lượng lao động
( trích sổ nhận xét lao động)
Trần Thị Thu Hoài
3
STT Tên Chức vụ Mức lương
1 Trương Đức Huynh Phó giám đốc 4.033.800
2 Đinh Văn Luận Kế toán trưởng 4.108.500
3 Trấn Ngọc Quyên P.PKT-TV 3.735.000
4 Dương Văn Nhuệ Bảo vệ 3.104.200
5 Phạm Công Thức Lái xe 3.104.200
6 Đặng Công Dân T.P TC-HC 3.535.800
7 Đặng Minh Hải T.P Kỹ thuật 2.929.900
8 Phạm Trí Công Kỹ thuật 2.207.800
9 Dương Q.T. Hưng Kỹ thuật 2.025.200
10 Nguyễn Thị Liên Kế toán viên 1.709.800
11 Nguyễn Thị Quyên Hành chính 1.743.000
12 Trần Văn Chí Hạt trưởng 3.738.320
13 Mai Văn Hưng Hạt phó 3.286.800
14 Phạm Tiến Dũng Tuần đường 3.104.200
15 Đinh Văn Trung Hạt trưởng 3.704.29
16 Trịnh Thị Hoa Hạt phó 3.187.200
17 Lê Công Khánh Tuần đường 2.249.300
18 Trần Tiến Dũng Hạt trưởng 3.704.290
19 Phạm Mạnh Hùng Hạt phó 2.025.200
20 Đỗ Ngọc Cường Tuần đường 2.647.700
1.1.3. Quản lý thời gian lao động.
Trong doanh nghiệp sử dụng chứng từ bảng chấm công để quản lý thời

gian lao động trong doanh nghiệp, bảng chấm công dùng để theo dõi ngày
công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH,…để có căn cứ tính trả
lương, bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động
trong doanh nghiệp.
Phương pháp chấm công trong doanh nghiệp áp dụng là phương pháp
chấm công theo ngày và bảng chấm công được lập hàng tháng.
Trần Thị Thu Hoài
4
Hàng ngày tổ trưởng căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để
chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào ngày tương ứng trong các cột
từ cột 1 đến cột 31 theo ký hiệu quy định.
Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào Bảng
chấm công và chuyển Bảng chấm công cùng các chứng từ lien quan về bộ
phận kế toán kiểm tra, đối chiếu quy ra công để tính lương và các khoản trích
theo lương. Bảng chấm công được lập hàng tháng ở các bộ phận trong doanh
nghiệp và được nộp lên cho bộ phận kế toán vào ngày cuối mỗi tháng.
Các ký hiệu chấm công mà hiện nay doanh nghiệp đang áp dung:
Lương sản phẩm : SP Lương thời gian: +
Ốm, điều dưỡng: Ô Con ốm: Cô
Thai sản: TS Tai nạn: T
Nghỉ phép: P Hội nghị, học tập: H
Nghỉ bù: NB Nghỉ không lương: KL
Ngừng việc: N Lao động nghĩa vụ: LĐ
Dưới đây là bảng chấm công của phòng hành chính trong doanh nghiệp.
Trần Thị Thu Hoài
5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Đức Cường
Biểu 1-5
Đơn vị: Doanh Nghiệp Đoạn Quản Lý Giao Thông Số I Ninh Bình Mẫu số: 01a-LĐTL
Bộ phận: Phòng hành chính

BẢNG CHẤM CÔNG
tháng 02 năm 2012
TT
Họ và tên
Chức
vụ
Ngày trong tháng
Tổng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
1
4
15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29
3
0
31
1
Đặng Công Dân T.P + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 21
2
Nguyễn Minh Dũng P.P + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 21
3
Phạm Văn Minh NV + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 21
4
Trần Anh Thư NV + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 21
5
Phạm Công Thức Lái xe + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 21
6
Nguyễn Thị Quyên H.C + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 21
7
Dương Văn Nhuệ Bảo vệ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 21
Ngày 29 tháng 02 năm 2012

Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt
( Ký, họ tên) ( ký, họ tên) ( ký, họ tên)
Ký hiệu chấm công
Lương sản phẩm: SP Thai sản: TS Nghỉ bù: NB Ngừng việc: N
Lương thời gian: + Tai nạn: T Nghỉ không lương: KL Nghie phep: P
Trần Thị Thu Hoài
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Đức Cường
Ngoài ra doanh nghiệp còn có bảng chấm công làm thêm giờ để theo dõi
ngày công thực tế làm thêm giờ để có căn cứ tính thời gian nghỉ bù hoặc
thanh toán cho người lao động trong doanh nghiệp. Dưới đây là bảng chấm
công làm thêm giờ trích từ bộ phận phục vụ doanh nghiệp trong tháng 02 năm
2012.
Biểu 1-6
Đơn vị: Doanh Nghiệp Đoạn Quản Lý Giao Thông Số I Ninh Bình Mẫu số: 01b- LĐTL
Bộ phận: Phục vụ DN
Số: 012
BẢNG CHẤM CÔNG LÀM THÊM GIỜ
Tháng 02 năm 2012
ST
T
Họ và tên Ngày trong tháng Cộng giờ làm thêm
1 2 … 31 Ngày
làm
việc
Ngày thứ
bảy, chủ
nhật
Ngày
lễ, tết

Làm
đêm
1 Đặng Công Dân NT 2 1
2 Ngyễn Minh Dũng NT 2 1
3 Phạm Văn Minh NT 2 1
4 Trần Anh Thư NT 2 1
5 Phạm Công Thức NT 2 1
6 Ngyễn Thị Quyên NT 2 1
7 Dương Văn Nhuệ NT 2 1
Tổng 14 7
Ngày 29 tháng 02 năm 2012
Xác nhận của bộ phận Người chấm công Người duyệt
Có người làm thêm
(ký, họ và tên) (ký, họ và tên) (ký, họ và tên)
1.1.4. Quản lý kết quả lao động.
Trần Thị Thu Hoài
7
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Đức Cường
Doanh nghiệp quản lý kết quả lao động qua các chứng từ : hợp đồng giao
khoán, biên bản thanh lý ( nghiệm thu) hợp đồng giao khoán, phiếu xác nhận
sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.
Hợp đồng giao khoán là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận
giao khoán nhằm xác nhận về khối lượng công việc khoán hoặc nội dung
công việc khoán, thời gian làm việc, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên khi
thực hiện công việc đó, đồng thời là cơ sở thanh toán chi phí cho người nhận
khoán.
Dưới đây là trích dẫn 1 số chứng từ trong tháng 02 năm 2012 của doanh
nghiệp.
Hợp đồng giao khoán
Đơn vị: Doanh Nghiệp Đoan Quản Lý Giao Thông Mẫu số: 08-LĐTL

Số I Ninh Bình.
Bộ phận: Thi công
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN
Ngày 20 tháng 02 năm 2012
Số: 159
Đại diện bên giao khoàn:
Họ và tên: Trần Văn Chí Chức vụ: Hạt trưởng
Đại diện bên nhận giao khoán:
Họ và tên: Nguyễ Văn Khang Chức vụ: Tổ trưởng
CÙNG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN NHƯ SAU:
I. Điều khoản chung:
- Phương thức giao khoán: San lấp mặt bằng xây dựng.
- Điều kiện thực hiện hợp đồng: Tổ tự cung cấp máy móc, nhân công.
- Thời gian thực hiện hợp đồng: 2 tuần kể từ ngày ký hợp đồng.
- Các điều kiện khác:
II. Điều khoản cụ thể:
Trần Thị Thu Hoài
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Đức Cường
1. Nội dung công việc khoán:
San lấp mặt bằng với diện tích 2.450 mét vuông đất ở khu vực thi công
công trình đường quốc lộ Yên Khánh. Với mức phí cho 1 mét vuông là
30.000 đồng.
2. Trách nhiệm, quyền lợi nghĩa vụ của bên nhận khoán: hoàn thành đúng
thời hạn và chất lượng, nếu vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt 30% giá trị hợp
đồng.
3. Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên giao khoán: có thể kiểm tra
tiến độ và chất lượng công việc bất cứ lúc nào. Có quyền phạt bên nhận
khoán nêu vi phạm hợp đồng.
Đại diên bên nhận khoán Đại diện bên giao khoán

( ký, họ tên) ( ký, họ tên)
Ngoài ra doanh nghiệp còn sử dụng biên bản thanh lý ( nghiệm thu) hợp
đồng giao khoán là chứng từ nhằm xác nhận số lượng, chất lượng công việc
và giá trị của hợp đồng đã thực hiện làm căn cứ để hai bên thanh toán và
chấm dứt hợp đồng.
Biên bản thanh lý ( nghiệm thu) hợp đồng giao khoán
Đơn vị: Đoạn Quản Lý Giao Thông Số I Ninh Bình Mẫu số: 09- LĐTL
Bộ phận: Thi công
Số: 160
BIÊN BẢN THANH LÝ ( NGHIỆM THU) HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN
Ngày 6 tháng 3 năm 2012
Đại diện bên giao khoàn:
Họ và tên: Trần Văn Chí Chức vụ: Hạt trưởng
Đại diện bên nhận giao khoán:
Họ và tên: Nguyễ Văn Khang Chức vụ: Tổ trưởng
Cùng thanh lý hợp đồng số 159 ngày 20 tháng 2 năm 2012
Trần Thị Thu Hoài
9
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Đức Cường
Nội dung công việc ghi trong hợp đồng đã được thực hiện: Hoàn chỉnh
Giá trị hợp đồng đã được thanh toán hết.
Bên giao khoán đã thanh toán cho bên nhận giao khoán số tiền là: 73.500.000
đồng ( bảy mươi ba triệu năm trăm nghìn đồng chẵn)
Số tiền bị phạt do bên nhận giao khoán vi phạm hợp đồng là: 0 đồng
Số tiền bên giao khoán còn phải thanh toán cho bên nhận khoán là: o đồng
Kết luận: hợp đồng đã hoàn thành và hết giá trị hiệu lực.
Ngày 6 tháng 3 năm 2012
Đại diện bên nhận khoán Đại diện bên giao khoán
( ký, họ tên) ( ký, họ tên)
Doanh nghiệp còn sử dụng phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn

thành là chứng cứ xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn
vị hoặc cá nhân người lao động, làm cơ sở để lập bảng thanh toán tiền lương
hoặc tiền công cho người lao động.
Phiếu này do người giao việc lập thành 2 liên, lien 1 lưu và liên 2 chuyển
đến kế toán tiền lương để làm thủ tục thanh toán cho người lao động. Trước
khi chuyển đến cho bộ phận kế toán phải có chữ ký của người giao việc,
người nhận việc, người kiểm tra chất lượng và người duyệt.
Dưới đây là trích phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của
bộ phận thi công trong doanh nghiệp tháng 02 năm 2012.
Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành.
Biểu 1-7
Trần Thị Thu Hoài
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Đức Cường
Đơn vị: Doanh Nghiệp Đoạn Quản Lý Giao Thông Số I Ninh Bình Mẫu số: 05- LĐTL
Bộ phận: Thi công
PHIẾU XÁC NHẬN CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH
Ngày 19 tháng 02 năm 2012
Tên đơn vị: tổ 1
Tuyến đường tỉnh: DT 480E
STT Hạng mục công
trình
Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành
tiền
1 Phát cây, cỏ Công 15,6 73.742 1.150.375
2 Vét rãnh, rửa mái ta
luy
Công 10,4 73.742 766.917
3 Khơi rãnh khi mưa Công 5,2 73.742 383.458
4 Vệ sinh mặt mố lan

can
Công 1,3 73.742 95.865
5 Bát lề M2- C 16 73.742 1.179.872
6 Đào rãnh dọc,
ngang
M3- C 3,9 73.742 287.594
7 Đắp phụ lề M3 – C 1,5 73.742 110.613
Cộn
g
3.974.694
Tổng số tiền( viết bằng chữ) : ba triệu chín trăm bảy mươi tư nghìn sáu trăm
chín mươi tư đồng.
Người giao Người nhận Người kiểm tra Người duyệt
việc việc chất lượng
( ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
1.2. Các hình thức trả lương tại doanh nghiệp.
Trần Thị Thu Hoài
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Đức Cường
Hiện nay doanh nghiệp đang áp dụng cả 2 hình thức trả lương đó là : trả
lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
1.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian.
Hình thức trả lương theo thời gian chủ yếu được áp dụng với những
người làm công tác quản lý trong doanh nghiệp, đối với công nhân sản xuất
thì hình thức trả lương này chỉ áp dụng đối với bộ phận lao động bằng máy
móc hoặc những công việc không thể quyết định hình thức công việc một
cách chặt chẽ hoặc nếu áp dụng hình thức tính lương theo sản phẩm sẽ không
chính xác, chặt chẽ.
1.2.1.1. Đối với bộ phận tại văn phòng.
Tiền lương được trả trong tháng được tính theo công thức:

Tiền lương thực tế
phải trả
=
Số ngày lao động
thực tế trong tháng
x
Mức lương 1 ngày
Mức lương 1 ngày
=
Mức lương tháng
số ngày làm việc theo chế độ
Mức lương tháng = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương
Tiền lương của bộ phận này được tính dựa vào tiền lương bình quân được
quy định của nhà nước nhân với hệ số lương theo trình độ và theo chức trách,
năm làm việc, sau đó nhân với tỷ lệ số ngày lao động thực tế được tính lương
trong tháng. Hiện nay mức lương tối thiểu được áp dụng trong doanh nghiệp
là 830.000 đồng.
Trường hợp: Kỹ sư Trần Văn Chí làm việc 21 ngày trong tháng 2 năm
2012. Với bậc lương cho bằng đại học hiện tại của mình là 4,304 thì mức
lương trong tháng 2 của anh sẽ là:
Tiền lương được trả trong tháng 3= 21 x ( 830.000 x 4.304 : 21 )
= 3.572.320 nghìn đồng
Trần Thị Thu Hoài
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Đức Cường
Ngoài ra, tùy thuộc vào chức trách của mỗi người trong doanh nghiệp mà
doanh nghiệp còn quy định thêm phụ cấp chức vụ và phụ cấp lao động:
Cụ thể như sau:
Bảng 1-8
Phụ cấp theo chức vụ trong doanh nghiệp

STT Chức vụ Phụ cấp chức vụ Phụ cấp lưu động
1 Giám đốc 995.000
2 Phó giám đốc 498.000
3 Kế toán trưởng 249.000
4 Trưởng phòng 166.000
5 Phó phòng 83.000
6 Kỹ thuật 83.000
7 Hạt trưởng 166.000 158.500
8 Hạt phó 83.000 158.500
9 Tuần đường 158.500
1.2.1.2. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất.
Tiền lương được trả theo cấp bậc của công nhân làm công việc đó và số ngày
làm việc thực tế của công nhân trong tháng, lương theo cấp bậc của công nhân
được quy định rõ trong doanh nghiệp theo cấp bậc tay nghề của công nhân.
Công thức tính lương như sau:
L
tgi
= L
CBCNi
x T
i
Trong đó:
L
tgi
: Tiền lương trả theo thời gian của công nhân i.
L
CBCNi
: Tiền lương ngày trả theo cấp bậc công nhân của công nhân i
làm công việc được giao.
T

i
: Số ngày làm việc thực tế của công nhân i.
Trần Thị Thu Hoài
13
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Đức Cường
Trường hợp: Công nhân Phạm Văn Minh có cấp bậc công nhân là cấp 4,
lương trả theo ngày của công nhân này là 100.000 đồng, trong tháng 3 năm
2012 công nhân Minh làm việc 20 ngày.
Vậy tiền lương theo thời gian của công nhân Minh được tính như sau:
Tiền lương phải trả = 20 x 100.000= 2.000.000 đồng
Ngoài ra doanh nghiệp còn áp dụng chế độ tiền lương theo thời gian có
thưởng.
Đối tượng được áp dụng với chế độ này: chủ yếu áp dụng với những công
nhân phụ như công nhân làm công tác sửa chữa, điều chình thiết bị. Và những
công nhân chính làm việc ở những nơi có trình độ cơ giới hóa cao hoặc những
công việc tuyệt đôi phải đảm bảo chất lượng.
Cách tính:
Lương thời gian có thưởng = Lương thời gian giản đơn + tiền thưởng
Trường hợp: Công nhân Minh có mức lương theo bậc công nhân 1 ngày là
100.000 đồng, mức tiền thưởng là 30.000 đồng thì :
Mức lương 1 ngày của công nhân Minh = 100.000 + 30.000 = 130.000 đồng.
1.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động dựa
trực tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm mà họ đã hoàn thành, đây là
hình thức trả lương được áp dụng rộng rãi trong doanh nghiệp.
1.2.2.1. Lương sản phẩm tập thể.
Là chế độ lương trả cho từng đơn vị sản phẩm theo đơn giá nhất định mà
tập thể chế tạo, đảm bảo chất lượng và phụ thuộc vào cách phân chia tiền
lương của từng thành viên.
Đối tượng áp dụng: áp dụng cho một hoặc nhiều tổ sản xuất mà công việc

của họ có liên quan tới nhau trong doanh nghiệp.
Công thức tính:
L
SPi
= Q
i
x V
đg
Trần Thị Thu Hoài
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Đức Cường
Trong đó:
L
SPi
: Lương sản phẩm của công nhân i.
Q
i
: Khối lượng sản phẩm hoàn thành của công nhân i.
V
đg
: Đơn giá của công việc được giao.
Trường hợp: Trong thi công hệ đường Bùi Thị Xuân do đội 1 của doanh
nghiệp thực hiện, tổ 1 được giao nhiệm vụ đào đất cấp 2 với khối lượng 1.875
m
3
đất, đơn giá 26.650 đ/m
3
Vậy lương sản phẩm của tổ 1 là:
1.875 x 26.650 = 49.968.750 đ
1.2.2.2. Lương sản phẩm cho một người trong tổ.

Công thức tính:
Lương sản phẩm = Lương cấp bậc + tiền năng suất.
Trong đó:
Lương cấp bậc = Lương cơ bản x Số công thực tế ( hệ số lương)
Tiền năng suất dựa vào bình bầu thi đua. Trong doanh nghiệp phân
loại công nhân như sau:
Loại A: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao ( 1,2 đ)
Loại B: Hoàn thành nhiệm vụ được giao ( 1 đ)
Loại C: Không vi phạm kỷ luật lao động, có cố gắng trong công tác
nhưng do điều kiện khách quan nghỉ công tác không quá 10 ngày trong tháng.
( 1đ )
Công thức:
T
NS j
= TC
1
x SĐ
j
Trong đó:
+ T
NS j
: Tiền năng suất của công nhân j
+ TC
1
: Tiền năng suất 1 điểm.
+ SĐ
j
: Số điểm của công nhân j.
Trần Thị Thu Hoài
15

Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Đức Cường
Trường hợp: Công nhân Hùng ở đội xây dựng với bậc lương theo bậc thợ là
2,3 và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, biết rằng tiền năng suất 1
điểm là 120.000 đồng.
Vậy tiền lương cấp bậc của công nhân Hùng = 830.000 x 2,3 = 1.909.000 đ
Tiền lương năng suất = 1,2 x 120.000 = 144.000 đ
Vậy tiền lương công nhân Hùng được trả= 1.909.000 + 144.000 = 2.053.000đ
Ngoài ra trong doanh nghiệp còn có bảng hệ số lương theo cấp bậc cho
công nhân, hệ số lương được quy định theo nhóm mức lương và theo bậc
công nhân từ bậc 1 tới bậc 7.
Dưới đây là bảng hệ số lương theo cấp bậc của doanh nghiệp để tính và
phân bổ tiền lương hàng tháng cho công nhân trong doanh nghiệp:
Trần Thị Thu Hoài
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành GVHD: TS. Phạm Đức Cường
Bảng 1-9
Bảng hệ số lương theo cấp bậc
( Ngành xây dựng cơ bản)
Đơn vị: 1000 đồng
Nhóm mức
lương
Bậc
I II III IV V VI VII
Nhóm I
* Hệ số
*Mứclương
1,35
1.120,5
1,78
1.477,4

1,62
1.344,6
1,78
1.477,4
2,18
1.809,4
2,67
2.216,1
3,28
2.722,4
Nhóm II
* Hệ số
* Mức lương
1,40
1.162
1,55
1.286,5
1,72
1.427,6
1,92
1.593,6
2.33
1.933,9
2,84
2.357,2
3,45
2.863,5
Nhóm III
* Hệ số
* Mức lương

1,47
1.220,1
1,64
1.361,2
1,83
1.518,9
2,04
1.693,2
2,49
2.066,7
3,05
2.531,5
3,73
3.095,9
Nhóm IV
* Hệ số
* Mức lương
1,57
1.303,1
1,75
1.452,5
1,95
1.618,5
2,17
1.801,
1
2,65
2.199,5
3,23
2.680,9

3,94
3.270,2
1.3. Chế độ trích nộp, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương trong
doanh nghiệp.
Tại doanh nghiệp khi cán bộ, công nhân viên bị ốm đau, thai sản hay tai
nạn lao động đều được hưởng trợ cấp BHYT, BHXH. Hiện nay doanh nghiệp
đang áp dụng chế độ trích nộp theo chế độ hiện hành của năm 2012. Trong
tổng số 32,5% trích theo tiền lương cơ bản của người lao động thì có 22%
trích từ tiền lương cơ bản do doanh nghiệp trả, còn lại 10,5% do người lao
động trả. Trong đó:
BHXH: tỷ lệ trích 24% tiền lương cơ bản ( 17% do doanh nghiệp nộp, 7%
người lao động nộp ).
Trần Thị Thu Hoài
17

×