Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Nghiên cứu chửa ở cổ tử cung tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 75 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chửa ngoài tử cung (CNTC) là một cấp cứu sản khoa không chỉ đe
dọa đến tính mạng bệnh nhân gây nguy cơ tử vong cao do mất máu mà
còn ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe trong tương lai và hạnh phúc gia
đình của người phụ nữ. CNTC đang tăng cả trong và ngoài nước, đặc biệt
là CNTC đang có xu hướng “trẻ hoá” với hơn 60.0% bệnh nhân bị CNTC
có tuổi dưới 30, trong đó có rất nhiều người chưa có con, vì vậy CNTC
không chỉ đơn thuần là một vấn đề lớn về sức khỏe cho ngành y tế mà
còn là một vấn đề quan trọng tại cộng đồng cho xã hội kinh tế, sinh sản
và chất lượng dân số [1].
Mặc dù đã được tăng cường về giáo dục, truyền thông và tư vấn về
nguyên nhân, các triệu chứng lâm sàng cũng như xét nghiệm để phát hiện
cũng như dự phòng để hạn chế sự tăng tần suất nhưng số lượng CNTC
ngày vẫn tăng một cách đáng báo động.
Theo Trung tâm phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, tần suất
CNTC tính theo thai nghén năm 1970 là 4,5/1.000 đã tăng lên 19,7/1.000
thai nghén vào năm 1995. Do có nhiều tiến bộ về chẩn đoán và điều trị vì
vậy mặc dù tần suất CNTC tăng, nhưng tỷ lệ tử vong do CNTC giảm rất
đáng kể. Theo De Cherney và Meyer, tần suất tử vong do CNTC đã từ
3,5/1.000 thai nghén đã giảm xuống 0,4/1.000 thai nghén [2]. Berg và
cộng sự đã đưa tỷ lệ tử vong mẹ do CNTC chiếm 10% tử vong liên quan
đến thai sản.
Nghiên cứu của Vương Tiến Hòa [3], chỉ trong 4 năm (1992-1995),
CNTC tại Bệnh viện Phụ sản (BVPS) Hải Phòng tăng 87%, BVPS
Thanh Hóa 156%, còn Viện Bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh (nay là BVPS
Trung ương) là 100% .
CNTC đang tăng và sẽ tăng rất nhanh trong những năm tới. Theo
thống kê của Phòng kế hoạch Tổng hợp của một số Bệnh viện phụ sản
trong năm 2011 như sau: Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ trong năm 2011 là
3.559, Bệnh viện Hùng Vương là 2.669, BVPSTW là 2.326 và BVPS Hà
Nội là 2258.


CNTC không những gia tăng về số lượng mà một số thể lâm sàng
mới cũng xuất hiện và cũng tăng theo hàng năm như chửa sẹo vết mổ,
chửa kẽ vòi tử cung, đặc biệt là chửa ở CTC. Năm 1971 J. De Brux[4]
xếp chửa ở CTC là một thể lâm sàng của chửa ngoài tử cung. Là sự làm
tổ của trứng đã được thụ tinh ngay tại CTC. Theo Novac, Parente JT[5] từ
1:2.400 đến 1:50.000 trường hợp mang thai. Còn theo William[6],
Rubin[7] 1:18.000 trường hợp mang thai.
Lê Hoài Chương (1995), trong 5 năm (1990 -1994) chỉ gặp 5
trường hợp chửa ở ống CTC[8] thì nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hoài
(2008) từ năm 1996 đến năm 2008 gặp 62 trường hợp chửa ở ống CTC
[9]. Nguyễn Thị Hương Nga (2011) gặp 17 trường hợp trong 05 năm
(4/2006-4/2011) [10]. Chẩn đoán và điều trị chửa ở ống CTC đã có nhiều
tiến bộ. Từ những trường hợp ban đầu của Lê Hoài Chương [8] do chẩn
đoán muộn cho nên đều phải cắt tử cung hoàn toàn, vĩnh viễn không thể
sinh đẻ được thì cho đến nay nhiều trường hợp đã được chẩn đoán sớm,
điều trị thành công bảo tồn được TC cho nên giữ được khả năng sinh sản
cho bệnh nhân. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu đầy đủ về chẩn đoán, điều
trị chửa ở CTC trong một giai đoạn 5 năm để xem xét về chẩn đoán và
điều trị cũng như đánh giá về những thay đổi trong chẩn đoán và điều trị
chửa ở CTC, vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chửa ở cổ
tử cung tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương ” với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng chửa ở ống CTC.
2. Nhận xét về chẩn đoán và xử trí chửa ở ống CTC.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Định nghĩa chửa ở ống CTC, cấu tạo giải phẫu và mô học [6],
[11], [12], [13], [14], [15], [16], [17]:
* Định nghĩa:
Chửa ngoài tử cung là trường hợp noãn sau khi được thụ tinh
không làm tổ và phát triển trong buồng tử cung mà phát triển bên ngoài

buồng tử cung. Noãn thường được thụ tinh ở 1/3 ngoài vòi tử cung, rồi di
chuyển về buồng tử cung. Nếu trứng không di chuyển hoặc di chuyển về
hướng tử cung rồi dừng lại giữa đường, hoặc bị đẩy ra ngoài vòi tử cung để
làm tổ tại buồng trứng hay trong ổ bụng hoặc ở cổ tử cung, sẽ gây ra chửa
ngoài tử cung.
Như vậy bất kỳ một một hình thái nào mà phôi thai không nằm trong
buồng tử cung như chửa tại sẹo mổ tử cung ngay cả khi một phần túi thai nằm
trong buồng tử cung hoặc là phôi thai làm tổ ở ống CTC thì vẫn là CNTC.
CNTC có nhiều hình thái và vị trí làm tổ khác nhau, tuy nhiên chửa tại vòi tử
cung chiếm tỷ lệ cao nhất.
Tử cung
Buồng trứng
Đoạn kẽ
Eo VTC
Bóng VTC
Vòi TC
Ổ bụng
Eo tử cung
Loa VTC
CTC
Dây chằng
Chửa ở ống cổ tử cung là khối thai nằm trong ống cổ tử cung. Chẩn
đoán và điều trị chửa ở ống cổ tử cung đã tiến bộ rất nhiều trong 15 năm
qua. Trước năm 1990, chửa ở ống CTC chỉ được chẩn đoán khi nong
CTC và nạo phá thai bởi vì những triệu chứng rất giống như sảy thai vì
vậy khi tiến hành nạo phá thai, chảy máu nhiều mới chẩn đoán là chửa ở
ống CTC. Nguy cơ chảy máu trong khi nong và nạo CTC rất cao vì vậy
phần lớn là cắt tử cung hoàn toàn để cầm máu, cứu sống tính mạng người
phụ nữ. Chẩn đoán chửa ở CTC trước khi biến cố chảy máu đã xảy ra gặp
nhiều khó khăn và thường gặp ở những thày thuốc ít kinh nghiệm đặc biệt là

những bác sĩ gia đình khi mà những kiến thức cũng như thực hành sản khoa
còn bị hạn chế.
Chửa ở ống CTC mô tả lần đầu tiên vào năm 1817 và năm 1860
cũng là lần đầu tiên được đặt tên là chửa ở cổ tử cung. Tỷ lệ chửa ở ống
CTC khoảng 1/1.000 đến 1/1.800 trẻ sinh sống hoặc dưới 1% của chửa
ngoài tử cung [1].
Hình 1. Cơ quan sinh dục nữ[17]
1.1.1. Tử cung:

Hai phần ba trên của tử cung được gọi là thân tử cung, một phần ba
dưới được gọi là cổ tử cung.
1.1.1.1. Thân tử cung:
Chức năng của thân tử cung là tạo ra một màng nhầy (nội mạc tử cung)
phù hợp cho sự làm tổ của trứng và sau đó chứa thai lớn lên tới giai đoạn đủ
tháng.
* Hình thể trong:
Tử cung là một tạng bằng cơ, rỗng, nằm ở giữa hố chậu, phía sau
bàng quang và phía trước trực tràng, giúp cho trứng làm tổ và phát triÓn.
Về cấu tạo, tử cung có ba lớp: lớp phúc mạc, cơ và niêm mạc.
Lớp cơ ở thân và ở cổ khác nhau: Ở cổ có lớp thớ vòng ở giữa hai
lớp mỏng có thớ dọc. Ở thân có ba lớp cơ: lớp ngoài gồm có lớp nông
thớ dọc và lớp sâu thớ vòng. Lớp giữa tạo nên bởi các thớ cơ đan chéo
với nhau nên gọi là lớp cơ đan (lớp cơ rối). Mạch máu đi vào giữa lớp cơ
đan nên sau đẻ khi cơ đan co chặt lại, máu tự cầm lại được. Lớp trong
cùng là lớp thớ cơ vòng.
Buồng tử cung hình tam giác, có niêm mạc che phủ, chịu các thay
đổi theo chu kỳ.
Tóm lại: cơ tử cung có đặc tính vừa đàn hồi, vừa co giãn.
* Hình thể ngoài:
Dài 6 - 7 cm, rộng 4 cm ở phụ nữ chưa sinh đẻ và dài 7 - 8 cm, rộng 5

cm ở phụ nữ đã sinh đẻ. Được chia làm ba đoạn: thân tử cung, eo tử cung và
cổ tử cung.
+ Thân tử cung: Dài 4 cm, rộng 4,5 cm lúc chưa đẻ. Là đoạn 3/4 trên
phình to ra, có phần trên tương ứng với đáy tử cung, giới hạn bởi hai bên là
sừng tử cung, ở đây có dây chằng tròn và dây chằng tử cung buång trứng dính
vào.
+ Eo tử cung: Dài 0,5 cm, là chỗ thắt chen vào giữa thân và cổ tử
cung.
+ Cổ tử cung: Là đoạn 1/4 dưới, hẹp, đi từ eo tử cung đến lỗ ngoài tử
cung.
* Hướng: 2/3 số trường hợp có tử cung ngả trước hay gập trước.
Thân tử cung hợp với cổ tử cung thành một góc 120
0
, thân tử cung ngả ra
trước đối với âm đạo theo một góc 90
0
.
Ngoài ra, thân tử cung còn thay đổi theo hướng tuỳ theo từng cá
nhân, tuỳ theo bàng quang, trực tràng đầy hay vơi.
1.1.1.2.Cổ tử cung:
CTC là 1/4 dưới của tử cung, là một đoạn đặc biệt của tử cung, dài
2,5cm được giới hạn phía trong (cực trên), nơi tiếp giáp với eo tử cung là
lỗ trong và giới hạn phía ngoài (cực dưới) là lỗ ngoài trông thẳng với âm
đạo. Buồng CTC được xác định là khoảng cách từ lỗ trong và lỗ ngoài. Ở
người chưa đẻ, buồng CTC có hình trụ còn ở người đã đẻ, buồng CTC là
hình nón cụt, đỉnh quay vào trong, đáy quay ra ngoài và lỗ ngoài thường
hé mở.
Dựa vào chỗ bám của âm đạo với CTC, người ta chia CTC làm 3
phần.
- Phần trên âm đạo : dài chừng 1,5 cm.

+ Mặt trước liên quan trực tiếp với bàng quang qua mô liên kết
thưa, ít mạch máu nên dễ dàng bóc tách bàng quang khỏi CTC.
+ Mặt sau có lá phúc mạc che phủ và tạo thành một phần của
cùng đồ Douglas.
+ Hai bên là phúc mạc mặt trước và mặt sau CTC tụm lại tạo thành
nền của dây chằng rộng trong đó có bó mạch thần kinh và niệu quản đi
qua.
- Phần âm đạo : là chỗ bám của đỉnh âm đạo vào CTC, đường bám
rộng khoảng 0,5cm chạy chếch từ phía sau ra trước. Ở phía trước, âm đạo
dính vào vị trí ở 1/3 giữa CTC và thấp hơn so với phía sau, còn ở phía
sau, âm đạo bám vào chỗ phân chia 1/3 trên và 1/3 giữa CTC.
- Phần trong âm đạo : được gọi là môi mè vì khi sinh, CTC thường
bị rách sang hai bên ở vị trí 9 và 3 giờ nên giống như môi cá mè. Phần
này CTC lồi vào trong âm đạo. Môi mè phân cách với thành âm đạo bằng
một cùng đồ tròn chia làm 4 phần : trước, sau và hai bên. Cùng đồ trước
ngắn hơn cùng đồ sau nhưng môi trước lại dài hơn môi sau vì CTC chúc
ra sau.
* Cấu trúc mô học [18]:
Cấu trúc mô học của thân tử cung khác với CTC đó là:
- Ở thân tử cung có ba lớp cơ: lớp ngoài gồm có lớp nông thớ dọc
và lớp sâu thớ vòng. Lớp giữa tạo nên bởi các thớ cơ đan chéo với nhau
nên gọi là lớp cơ đan (lớp cơ rối). Mạch máu đi vào giữa lớp cơ đan nên
sau đẻ khi cơ đan co chặt lại, máu tự cầm lại được. Lớp trong cùng là lớp
thớ cơ vòng.
- Ở cổ tử cung có lớp thớ vòng ở giữa hai lớp mỏng có thớ dọc.
Chủ yếu là tổ chức liên kết với thành phần chủ yếu là các sợi keo
(collagene) được tạo ra từ các phân tử proteoglycan và các sợi chun
(elastin), đặc tính là có thể bị kéo căng ra trong một thời gian rồi nhanh
chóng trở lại hình dạng và kích thước ban đầu. Cấu trúc này làm cho cổ
tử cung có đặc tính ưu việt là rất dễ xoá, mở trong chuyển dạ. Sự thay đổi

cấu trúc giữa thân và CTC có một đoạn chuyển tiếp là eo tử cung dài
10mm.
- Niêm mạc CTC được chia làm hai loại: phía bên ngoài CTC
(phần nằm trong âm đạo: niêm mạc ngoài) và phần trong CTC (buồng
CTC: niêm mạc trong).
- Buồng CTC được lợp bằng lớp liên bào trụ (biểu mô trụ). Từ lỗ ngoài
CTC liên tiếp với âm đạo được bao phủ bằng lớp liên bào lát tầng (biểu mô
vẩy).
1.1.2. Động mạch tử cung:
Động mạch của tử cung là một nhánh của động mạch hạ vị. Dài 13
- 15 cm, cong queo, lúc đầu động mạch chạy ở thành bên chậu hông, rồi
chạy ngang tới eo tử cung, sau cùng lật lên trên chạy dọc theo bờ ngoài tử
cung để lật ngang dưới vòi tử cung tiếp nối với động mạch buồng trứng.
1.1.3. Vòi tử cung:
Vòi tử cung là một ống dẫn có nhiệm vụ đưa noãn và trứng về
buồng tử cung, bắt đầu mỗi bên từ sừng tử cung tới sát thành chậu hông,
một đầu mở vào ổ bụng, một đầu thông với buồng tử cung.
Vòi tử cung dài từ 10 – 12 cm .Lỗ thông với tử cung nhỏ 3 mm, lỗ
thông với ổ phúc mạc toả rộng như một cái loa, kích thước 7 – 8 mm.
Vòi tử cung được chia làm 4 đoạn:
- Đoạn kẽ: nằm trong thành tử cung, chạy chếch lên trên và ra
ngoài khoảng 1 cm, khẩu kính rất hẹp dưới 1 mm.
- Đoạn eo: tiếp theo đoạn kẽ, chạy ra ngoài, dài khoảng 2 – 4 cm,
đây là phần cao nhất của vòi tử cung, khẩu kính 1 mm.
- Đoạn bóng: dài khoảng 5 – 7 cm chạy dọc bờ trước của buồng
trứng, nối giữa đoạn eo và đoạn loa, lòng ống không đều do những nếp
gấp cao của lớp niêm mạc. Đoạn bóng là nơi noãn và tinh trùng gặp nhau
để tạo nên hiện tượng thụ tinh.
- Đoạn loa: là đoạn tận cùng của vòi tử cung dài khoảng 2 cm, toả
hình phễu có từ 10 – 12 tua, mỗi tua dài khoảng 1 – 1,5 cm, dài nhất là

tua Richard dính vào dây chằng vòi – buồng trứng, các tua có nhiệm vụ
hứng noãn khi được phóng ra khỏi buồng trứng vào thẳng vòi tử cung.
Động mạch vòi tử cung xuất phát từ động mạch buồng trứng và
động mạch tử cung, nối tiếp nhau ở trong mạc treo vòi tạo thành những
vòi nối cung cấp máu cho vòi tử cung.


Hình 2. CTC và ống CTC[17]
1.2. Nguyên nhân và bệnh sinh chửa ở CTC [19],[20]:
Các nguyên nhân của chửa ở cổ tử cung vẫn còn chưa biết rõ. Tuy
nhiên những lý do chửa ở CTC có thể là:
- Gia tăng tốc độ di chuyển của trứng đã thụ tinh qua buồng tử cung
[21].
- Thay đổi nội mạc tử cung để chấp nhận sự cư trú cũng như sự
phát triển của phôi thai.
- Phôi bị sảy sớm rơi xuống và bám vào ống CTC.
- Lỗ ngoài CTC chít hẹp, khi phôi bị đẩy từ buồng tử cung xuống
và bị giữ lại ở ống CTC.
- Có tác giả cho là những bất thường tại CTC cũng góp phần làm
tăng tỷ lệ chửa ở CTC[19],[20].
- Rothe DJ đã cho thấy có một tỷ lệ cao của sự giãn nở trước và sau
khi nạo buồng tử cung ở phụ nữ với cổ tử cung [19], nạo có thể gây tổn
hại niêm mạc nội mạc tử cung và ngăn chặn cấy của trứng đã thụ tinh.
- Nguyễn Thanh Hoài nghiên cứu 62 trường hợp chửa ở CTC tại
BVPSTW năm 2008, tỷ lệ chưa nạo hút thai là 25,8% và 74,2 % là đã
có ít nhất một lần nạo hút thai[9]. Nghiên cứu 36 trường hợp chửa ở
ống CTC và chửa tại sẹo mổ lấy thai ở BVPSTW năm 2011, Nguyễn
Thị Hương Nga thấy tỷ lệ nạo hút thai là 75% [10].
- Viêm nội mạc tử cung từ việc sử dụng dụng cụ tử cung và viêm
vùng chậu có thể giải thích sự gia tăng rõ ràng tỷ lệ thai ngoài tử cung ở

những bệnh nhân với các yếu tố nguy cơ [22].
- Do thụ tinh trong ống nghiệm: Sự gia tăng về tỷ lệ thụ tinh trong
ống nghiệm dường như cũng góp phần tăng chửa ở ống CTC vì khi được
chuyển vào buồng tử cung, phôi không thể bám ngay vào niêm mạc
buồng tử cung, hoặc là ở những người chưa có kinh nghiệm đã để phôi
dính ở đầu catheter khi chuyển phôi hoặc là phôi có thể từ buồng tử cung
rơi xuống và gây chửa ở ống CTC.Thai làm tổ ở ống cổ tử cung, trong ổ
bụng cũng được ghi nhận sau khi thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển
phôi (Brenner 1993, Brinsden 1993).Một số báo cáo trường hợp gần đây
cũng đã ghi nhận có sự gia tăng tỷ lệ có thai ở ống cổ tử cung ở phụ nữ thụ
tinh trong ống nghiệm, Weyerman PC, Verhoeven ATM, Alberda AT [23]
Trong thực tế lâm sàng các nghiên cứu nhận thấy chửa ở ống CTC tăng có
thể liên quan phụ nữ có tiền sử nạo tử cung và việc sử dụng các phương
pháp điều trị can thiệp vô sinh.
- Ngoài ra, tỷ lệ chửa ở ống CTC dường như được tăng lên do việc
chẩn đoán sớm do được phát hiện qua siêu âm đường âm đạo hoặc là
một số trong đó thai tự thoái triển một cách tự nhiên. Làm rõ vai trò
của các yếu tố nguy cơ khác nhau sẽ đòi hỏi một nghiên cứu hồi cứu
lớn với kiểm soát số lần xuất hiện thích hợp.
1.3. Triệu chứng chửa ở ống CTC:
1.3.1. Những triệu chứng lâm sàng cổ điển của chửa ở ống CTC [1]:
- Thường là chậm kinh bởi vì từ khi phôi di chuyển từ vòi tử cung
xuống đến CTC và làm tổ tại ống CTC cũng là một thời gian dài.
- Ra huyết trong những tuần đầu của thai kỳ nhưng không gây đau
đớn là triệu chứng hay gặp do bong gai rau hoặc là sự xâm lấn của tế
bào nuôi vào thành của ống CTC. Có thể ra nhưng phần lớn ra ra máu
nhiều, ồ ạt mà thường bị chẩn đoán là sảy thai băng huyết, thậm chí có
thể gây choáng do mất máu, trụy mạch. Tính chất của máu là máu đỏ
tươi và nhiều máu cục nếu đang chảy máu cấp và ồ ạt.
- Đau bụng: khác với các thể CNTC khác, chửa ở ống CTC thường

ít hoặc không đau bụng có thể là sự giãn nở của thành CTC tốt hơn, mặt
khác do cấu tạo, CTC to hơn sự chấp nhận gai rau làm tổ cũng tốt hơn
nên không có hiện tượng rạn nứt như thành vòi tử cung, hơn nữa là máu rỉ
ra từ các gai rau xâm lấn vào lớp cơ ở CTC, được chảy luôn ra ngoài nên
không có hiện tượng ứ đọng lại gây căng tức và vỡ như chửa tại vòi tử
cung. Theo nghiên cứu của Rubin (1983), không đau bụng chiếm tới 90%
các trường hợp.
1.3.2. Những dấu hiệu thực thể [1], [7], [17], [24]:
- Khám bụng hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng gợi ý nào,
nhưng thăm khám âm đạo bằng mỏ vịt hoặc van quan sát một cách cẩn
thận có thể có những dấu hiệu gợi ý (khi thai còn nhỏ) hoặc là những dấu
hiệu điển hình của chửa ở CTC.
- Âm đạo thường có ít huyết sẫm màu hoặc là huyết đỏ tươi (nếu
đang chảy máu nhiều). Trong những trường hợp bị chẩn đoán nhầm với
sảy thai hoặc nạo thai thì máu đỏ tươi và chảy dữ dội. Đôi khi nếu bệnh
nhân được nạo ở tuyến trước do chẩn đoán là sảy thai dở dang hoặc phá
thai thì chảy máu nhiều đe dọa đến an toàn của tính mạng bệnh nhân hoặc
là phải chèn gạc cầm máu.
- CTC có thể có màu tím do xung huyết do khối thai phát triển nhiều mạch
máu.
- CTC to mềm, to toàn bộ, lỗ ngoài hé mở. Đây là dấu hiệu thực
thể quan trọng nhất. Nguyễn Thanh Hoài gặp 72,4% [9]. Nguyễn Viết
Tiến [24] và Lê Thị Sáu [21]cũng gặp tỷ lệ cao và cho rằng dấu hiệu này
là quyết định cho chẩn đoán về lâm sàng. Rubin[49] và một số tác giả mô
tả CTC phình to tạo thành với thân tử cung như một chiếc đồng hồ cát do
eo tử cung phân cách với khối thai tại CTC.

Hình 3. Chửa tại CTC[17]
- Thân tử cung hoàn toàn bình thường hoặc là hơi to hơn bình
thường do phản ứng màng rụng khi có thai cách biệt với CTC to hơn và

mềm hơn một cách không bình thường qua eo tử cung.
- Hai phần phụ mềm mại, không có khối và cùng đồ sau không
đầy, không đau.
Năm 1983, Rubin[7] đưa ra tiêu chuẩn về lâm sàng để chẩn đoán
chửa ở ống CTC như sau:
- Ra máu âm đạo không kèm theo đau bụng.
- CTC căng phồng nhưng thành CTC mỏng.
- Lỗ ngoài CTC hé mở.
- Thân tử cung bình thường hay hơi to hơn bình thường nằm phía trên
CTC.
Trước khi có siêu âm thì chẩn đoán lâm sàng có thai ở cổ tử cung rất
khó khăn. Thường chẩn đoán nhầm là thai sắp sảy, hoặc đang sảy thai,
hoặc chorio sau nạo thai, hoặc u xơ tử cung.
1.3.3. Các xét nghiệm và thăm dò:
1.3.3.1. Xét nghiệm hCG[25]:
- hCG (human chorionic gonadotropin) là hormone hướng sinh dục
rau thai được chế tiết từ những tế bào lá nuôi của bánh rau. Có mặt trong
máu hoặc trong nước tiểu ở thời kỳ thai nghén.
Về cấu tạo: hCg là một glycoprotein, phân tử hCG được tạo ra từ
hai tiểu đơn vị anpha (α) và bêta (β). Chuỗi α có cấu tạo giống chuỗi α
của LH và TSH, chuỗi β đặc hiệu cho hCG là cơ sở cho việc định lượng
chất này.
hCG bắt đầu được chế tiết vào cuối giai đoạn phôi dâu khi các
nguyên bào được biệt hoá và phát hiện trong huyết thanh vào ngày thứ 6
– 8 sau thụ tinh. Trước khi phôi nang làm tổ, hCG được tiết ra bởi hợp
bào nuôi và lúc đó đơn bào nuôi lông rau không còn chế tiết hCG nữa.
Phần lớn lượng hCG được tiết ra bởi nguyên bào nuôi và giải phóng vào
trong máu mẹ khoảng 50mUI/ml khoảng một tuần sau khi trứng làm tổ,
khoảng 100mUI/ml vào ngày chậm kinh đầu tiên. Nồng độ hCG tăng dần
trong vòng 60 – 90 ngày đầu thai nghén. Trong thai nghén bình thường,

thời gian tăng gấp đôi của hCG từ 36 đến 48 giờ. Tỷ lệ tăng ít nhất là
66% được xác định như một ngưỡng cho sự phát triển của thai. Nếu tăng
quá cao hoặc quá thấp hay không tăng là biểu hiện của thai nghén không
bình thường.
Theo Ozturk và Mehmet [26] thấy rằng βhCG tăng nhanh chóng từ
tuần thứ 5 đến tuần thứ 9.
Nồng độ βhCG trong huyết thanh của phụ nữ có thai nghén bình
thường được định lượng theo phương pháp ELISA bằng máy IMX
với sinh phẩm của hãng ABBOT với độ nhạy là 2mIU/ml như
sau :
Bảng 1.1. Nồng độ hCG trong thai nghén bình thường [9], [27]
Tuổi thai tính từ kinh cuối cùng
Nồng độ βhCG huyết thanh (mUI /ml)
Tuần 3 đến tuần thứ 4 9 đến 130
Tuần 4 đến tuần thứ 5 75 đến 2.600
Tuần 5 đến tuần thứ 6 850 đến 20.800
Tuần 6 đến tuần thứ 7 4.000 đến 100.000
Tuần 8 đến tuần thứ 10 50.000 đến 100.000
Vì vậy định lượng β hCG huyết thanh sẽ giúp ích rất nhiều cho việc
phân biệt giữa một CNTC hoặc sẩy thai không hoàn toàn với một thai
nghén bình thường, hoặc là theo dõi một CNTC còn tồn tại sau phẫu thuật
bảo tồn vòi tử cung và sau điều trị nội khoa.
- Xét nghiệm nhanh hCG bằng Quick Stick hoặc định lượng βhCG
cho kết quả khẳng định sự có thai. Nếu được chẩn đoán sớm, nồng độ
βhCG cao do phôi thai làm tổ ở ống CTC nên hợp bào nuôi phát triển tốt
hơn. Nếu phôi thai đã chết hoặc đã nạo phá thai thì có những trường hợp
nồng độ βhCG rất thấp, thậm chí như không có thai.
1.3.3.2. Siêu âm [28],[29]:
Trong những thập kỷ qua, sử dụng rộng rãi của siêu âm đường âm
đạo đã giúp ích rất nhiều và cũng gần như quyết định cho chẩn đoán xác

định chửa ở ống CTC, đặc biệt là chẩn đoán phân biệt giữa một sảy thai
hoặc phá thai dở dang với chửa ở ống CTC.
* Raskin [28] chẩn đoán thai ở ống cổ tử cung bằng siêu âm đầu tiên
trên thế giới năm 1978. Độ chính xác của siêu âm là 81% so với chẩn đoán lâm
sàng là 21%.
Tiêu chuẩn chẩn đoán siêu âm của Raskin.
1. Thân tử cung trống và nội mạc thân tử cung mỏng.
2. Cổ tử cung căng phồng lên làm tử cung có dạng “ đồng hồ cát”.
3. Thai, rau nằm trọn ở cổ tử cung.
4. Đa số tim thai dương tính, còn chửa ở vòi tử cung chỉ có 5 -
10% có tim thai dương tính mà thôi.
5. Rau phải xâm lấn vào mô cổ tử cung.
6. Nếu dùng Doppler màu thì có thể phát hiện dòng chảy động
mạch quanh rau ở đoạn cổ tử cung, còn thân tử cung thì không thấy có
dòng chảy.
Năm 1993, Timor-Tritsch và cộng sự [29] đưa ra hai hình ảnh siêu
âm có giá trị hơn trong chửa ở ống CTC là các tiêu chí nghiêm ngặt hơn:
+ Rau thai và túi thai phải nằm dưới lỗ trong CTC.
+ Hình ảnh CTC dãn rộng như hình ảnh một chiếc thùng chứa rượu.
Chẩn đoán có thể gặp khó khăn trong thai kỳ đầu khi chưa có hoạt động tim
thai.
Theo Vương Tiến Hòa (2012) [1] hình ảnh điển hình và đặc hiệu về
siêu âm đường âm đạo để chẩn đoán chửa ở CTC bao gồm:
+ Buồng tử cung rỗng, không có túi thai và niêm mạc mỏng
+ CTC căng phồng tạo với thân tử cung thành hình đồng hồ cát.
+ Thai và rau nằm trong ống CTC, bên dưới lỗ trong cổ tử cung.
+ Tim thai có hoặc không (đa số là có tim thai).
+ Các gai rau xâm lấn vào lớp cơ tử cung.
+ Doppler màu thấy được dòng chảy của mạch máu tại nơi rau bám ở CTC.
* Hình ảnh siêu âm chửa ở ống cổ tử cung của Phan Trường

Duyệt[30]: Khối thai nằm thấp trong buồng tử cung. Trên màn ảnh siêu
âm thấy tử cung to hơn bình thường, niêm mạc tử cung phát triển tạo âm
vang dầy giữa buồng tử cung. Phần dưới tử cung phình ra làm tử cung
biến dạng. Thai thường không phát triển, chết và sảy ra ngoài.
* Siêu âm đầu dò âm đạo rất có giá trị trong chẩn đoán chửa ở ống cổ
tử cung.
Các tiêu chuẩn chẩn đoán chửa ở ống cổ tử cung trên siêu âm đầu
dò âm đạo của Võ Thành Ngọc năm 2006[31] bao gồm:
+ Tiêu chuẩn chẩn đoán vị trí chửa ở ống cổ tử cung:
Sự hiện diện buồng tử cung rỗng, thấy rõ đường niêm mạc, có hình
ảnh túi thai điển hình ( là một khối có túi ối, âm vang thai và hoạt động
của tim thai) làm tổ ở vị trí ở cổ tử cung làm dãn rộng buồng cổ tử cung.
Và dấu hiệu rau thai và màng đệm phải nằm ở phía dưới lỗ trong ống cổ
tử cung.
+ Tiêu chuẩn kích thước:
Đo kích thước khối thai theo hai đường kính của khối chửa và sau
đó lấy trung bình của hai đường kính này. Trong nghiên cứu của Võ
Thành Ngọc chia làm 3 mức: ≤ 2 cm; 2,1 – 4 cm; và > 4 cm.
1.3.3.3.Giải phẫu bệnh lý trong chẩn đoán chửa ở CTC:
- Đại thể: Có tổ chức giống rau bám vào ống cổ tử cung, nội mạc
phù nề, mềm mỏng.
- Vi thể: Tổ chức gai rau bình thường ở ống cổ tử cung, hình ảnh
phản ứng màng rụng ở nội mạc tử cung.
Tiêu chuẩn chẩn đoán có thai ở ống cổ tử cung theo Rubin[7] dựa
vào giải phẫu bệnh:
1. Sự hiện hiện của tuyến cổ tử cung đối diện ở chỗ rau bám.
2. Rau phải dính chặt vào cổ tử cung.
3. Rau thai phải nằm dưới chỗ đi vào của động mạch tử cung và
nếp gấp phúc mạc bàng quang trước sau.
4. Không có phần thai nằm ở thân tử cung.

1.4. Chẩn đoán phân biệt [1]:
- Dễ gặp nhất cần chẩn đoán phân biệt chửa ở ống CTC với sảy
thai. Với một sảy thai thường có đầy đủ các dấu hiệu có thai, ra huyết và
đau bụng, Tuy nhiên trên lâm sàng hay nhầm lẫn với sảy thai dở dang,
cho rằng phôi thai đang sảy và nằm lại CTC nên cũng có hình ảnh đồng
hồ cát do CTC to, căng phồng và ra huyết. Năm 1996, Jukovic và cộng sự
[32] đưa hai tiêu chuẩn về siêu âm đường âm đạo để chẩn đoán phân biệt
sảy thai với chửa ở ống CTC đó là dấu hiệu trượt của khối thai:
+ Khi người siêu âm đẩy đầu dò mạnh vào CTC thi khối thai trượt
vào lòng TC nếu là sảy thai, còn chửa ở ống CTC thì không có dấu hiệu
này.
+ Doppler màu thì dấu hiệu tăng sinh mạch máu và dòng chảy
quanh rau thai chỉ gặp ở chửa ở ống CTC mà không có trong sảy thai.
- Những túi thai sẩy vào CTC được Timo-Tritsch[39] mô tả như
hình “chiếc mũ tai bèo”, còn những thai làm tổ trong buồng CTC luôn có
dạng hình tròn hoặc oval.
- Một trường hợp tuy ít gặp hơn đó là ung thư biểu mô tuyến ở
CTC vì CTC cũng to và mềm, ra huyết ít một, nhưng tuổi người bệnh
thường nhiều hơn và không có những dấu hiệu của thai nghén.
1.5. Hậu quả và các phương pháp điều trị [1]:
Do cấu tạo của CTC nên thai không thể phát triển như trong
buồng tử cung mà đến một tuổi thai nào đó sẽ gây chảy máu. Vì có hai
mạch máu cổ tử cung âm đạo cho nên khi sẩy, khối phôi thai bong dở
dang sẽ gây chảy máu dữ dội. Xử trí khối thai CTC và cầm máu gặp
nhiều khó khăn, nhiều khi máu chảy không cầm bắt buộc phải mở bụng
thắt các mạch máu cung cấp máu cho CTC. Tuy nhiên cũng nhiều
trường hợp thất bại, để cứu tính mạng của bệnh nhân, đành cắt tử cung
hoàn toàn sẽ làm ảnh hưởng nặng nề đến sinh sản của bệnh nhân.
1.5.1. Xử trí chửa ở CTC[1], [10]:
Lựa chọn một phương pháp điều trị thích hợp chửa ở ống CTC

phụ thuộc vào các nhiều yếu tố như tuổi thai, kích thước khối thai, sự
xử trí ở tuyến dưới, khả năng, kinh nghiệm cũng như trang thiết bị của
cơ sở y tế và đặc biệt là nhu cầu của người phụ nữ về sinh sản. Một số
lựa chọn để điều trị bao gồm: cầm máu bằng chèn gạc, giảm cung cấp
máu, cắt bỏ các mô phôi, giảm thiểu phôi và hóa trị liệu.
Phải ghi nhớ rằng chửa ở ống CTC là một loại cấp cứu chảy máu
đe dọa tính mạng của bệnh nhân do động mạch CTC - âm đạo tưới máu
cho CTC và phát triển rất phong phú khi chửa ở ống CTC, vì vậy khi xử
trí đòi hỏi thày thuốc phải có kinh nghiệm và các phương tiện hồi sức cấp
cứu tốt đặc biệt là phải có sẵn ít nhất một đến hai đơn vị máu.
* Nạo bỏ khối thai [1]:
Thường được chỉ định cho những người còn trẻ và còn nhu cầu về
sinh sản. Phải đánh giá kỹ về kích thước khối thai. Dẫu phôi thai còn
sống đang phát triển hoặc đã chết thì nguy cơ chảy máu cũng rất cao khi
nạo bỏ khối thai tại CTC. Khi chuẩn bị đầy đủ và nên tiến hành tại phòng
mổ, sau khi được tiền mê và tốt nhất đặt đường truyền tĩnh mạch với tinh
thần là mố cấp cứu sẽ tiến hành nạo bỏ khối thai. Rất ít gặp trường hợp
không chảy máu, phần lớn là chảy máu ở CTC sau nạo do tổn thương
mạch máu ở CTC.
Có hai cách cầm máu ở CTC:
- Chèn gạc chặt vào ống CTC.
- Dùng một sonde Foley có một quả bóng 30 ml, bơm phồng
khoảng 100ml nước nóng giúp cầm máu tốt hơn.
Cũng có một số tác giả gợi ý bằng khâu hai mũi cát gút ở vị trí 3 và
9 giờ để buộc nơi phát xuất của động mạch CTC- ÂĐ hoặc cặp và kéo
gập CTC về phía sau mục đích là gập hẳn CTC để làm giảm cung cấp
máu của động mạch tử cung cho nhánh CTC – ÂĐ. Nếu không kết quả
phải mổ cấp cứu. Khi mổ thì tùy thuộc vào kinh nghiệm và khả năng
cũng như tình trạng của bệnh nhân mà quyết định: thắt động mạch tử cung,
thắt động mạch hạ vị để bảo tồn tử cung, hoặc cắt tử cung hoàn toàn.

Nguyên tắc là phải đặt sự an toàn, bảo đảm sự sống cho bệnh nhân lên hàng
đầu. Mặt khác khi cắt tử cung hoàn toàn cũng phải chú ý để tránh thắt vào
niệu quản do CTC phình to, làm thay đổi giải phẫu của niệu quản. Gần đây
y văn cũng đề cập đến nút mạch để cầm máu nhưng hiệu quả cũng không
cao.
* Giảm thiểu phôi [1], [10], [24], [33]:
Kỹ thuật này được thực hiện qua đường âm đạo, dưới sự hướng
dẫn của siêu âm đầu dò âm đạo. Cần tư vấn cho người bệnh về kỹ thuật
đình chỉ phôi thai và thực hiện khi có cam kết của người bệnh.
Kỹ thuật:
- Siêu âm đầu dò âm đạo để xác định chính xác vị trí túi thai có
phôi và tim thai.
- Dùng kim chọc hút gắn lên cần mang kim chọc qua âm đạo dưới
hướng dẫn của siêu âm đầu dò âm đạo, vào túi thai đến phôi thai.
- Sau khi kim vào đến phôi thai, dùng một syringe 10ml gắn vào
kim tạo một lực hút lên phôi. Hút lặp lại nhiều lần cho đến khi toàn bộ
hay phần lớn mô phôi thai được hút ra ngoài (trung bình thời gian hút cho
một trường hợp khoảng 5-10 phút nếu người làm đã nắm vững kỹ thuật).
Tránh hút nước ối để có thể quan sát rõ phôi thai trong suất quá trình thực
hiện và dễ theo dõi sau này. Trong hầu hết các trường hợp, phần âm phôi
mất hoàn toàn hay còn rất nhỏ, túi thai vẫn còn nguyên kích thước hay
hơi nhỏ đi một chút.
* Điều trị nội khoa chửa ở ống CTC bằng Methotrexate:
Điều trị nội khoa CNTC không phải là vấn đề mới. Năm 1982,
Tanaka[33] là người đầu tiên đã báo cáo trường hợp điều trị CNTC thành
công bằng Methotrexate (MTX) ở Mỹ. Giữa những năm 80 người ta đã
tiến hành thử nghiệm với Prostaglandin, Glucose ưu trương, các kháng
thể đơn dòng kháng HCG, Kaliclorua và cuối cùng là RU468
(Mifepristone). Từ đó đến nay trải qua hơn hai thập kỷ, điều trị CNTC
bằng MTX được áp dụng ở các nước Âu- Mỹ, hiện nay vẫn là thuốc được

sử dụng thường xuyên và được áp dụng hầu hết ở các cơ sở sản khoa hiện
đại. Ở Việt nam, từ năm 1997 bắt đầu điều trị bằng MTX cho bệnh nhân
CNTC đến nay tỷ lệ thành công là trên 90%, đã mở ra hy vọng mới cho
bệnh nhân bị CNTC được điều trị bảo tồn mà không phải phẫu thuật.
Năm 2004 Bệnh viện Phụ sản Trung ương lần đầu tiên đã điều trị nội
khoa thành công bệnh nhân CNTC tại vị trí ống cổ tử cung [24].
Ngày nay phương pháp điều trị nội khoa trong CNTC tại vị trí ở
ống cổ tử cung được sử dụng trước tiên. Cầm máu bằng phẫu thuật chỉ áp
dụng khi hoá trị liệu thất bại hoặc người bệnh không được chẩn đoán
trước và đến trong tình trạng cấp cứu. Sự thay đổi này làm giảm biến
chứng, bảo tồn được tử cung. MTX được Tanaka (1982)[33] khuyến cáo
sử dụng trong điều trị CNTC và lần đầu tiên được áp dụng lâm sàng bởi
Miyazaki (1983) và Ory và cộng sự (1986).
Hóa chất diệt phôi có thể là kali clorua hoặc Methotrexate theo
hướng dẫn của siêu âm (đưa kim chọc ối vào túi ối, hút nhiều lần cho đến
khi hút hết mô phôi, tuỳ thuộc kích thước túi ối mà hút bớt dịch ối nhiều
hay ít để bơm dung dịch diệt phôi. Bơm 3 đến 5 ml dung dịch 2 mEq/ml
Kali clorua vào túi ối rồi rút kim, dung dịch Kali clorua sẽ diệt nốt phần
phôi còn lại).
Việc sử dụng Methotrexate tiêm vào túi ối đòi hỏi kỹ năng và kỹ
thuật tương tự và nó có vẻ là thành công nhất ở tuổi thai dưới hoặc bằng 9
tuần, đặc biệt là trong trường hợp không có hoạt động của tim thai. Liều
thông thường là 1 đến 1,5 mg/kg trọng lượng cơ thể, và có một số nguy
cơ ảnh hưởng xấu đến hệ thống chẳng hạn như viêm miệng hoặc tăng
transaminase gan.
Theo dõi sau giảm thiểu phôi bằng định lượng nồng độ βhCG sau
48 giờ và sau đó cứ một hoặc hai tuần một lần kết hợp với siêu âm theo
dõi hình ảnh và sự phát triển của phôi, hoạt động của tim thai. Nếu thất
bại thì phải chuyển sang phương pháp khác.
Diệt phôi và sử dụng MTX rất hiệu quả khi tuổi thai dưới 8-9 tuần.

Thành công khi nồng độ βhCG giảm và kích thước khối thai nhỏ rồi mất
hẳn chỉ để lại tổ chức sẹo ở CTC.
- Các chỉ định điều trị nội CNTC bằng thuốc MTX của Tạ Thị
Thanh Thuỷ [22]:
+ CNTC chưa vỡ, hàm lượng βhCG nhỏ hơn 5000 mUL/ml.
+ Không có tình trạng chảy máu trong ổ bụng hay lượng máu trong
ổ bụng ít hơn 250 ml (ước lượng trên siêu âm).
+ Kích thước túi thai nhỏ hơn 4cm, không có hoạt động tim thai
khi khám siêu âm.
+ Huyết động ổn định, chức năng gan thận bình thường.
* Theo L. Smith chỉ định điều trị nội khoa CNTC 2008[34]:
- Bệnh nhân còn mong muốn có thai.
- Nồng độ βhCG dưới 1500mUI/ml.
- Huyết động ổn định.
- Khối chửa nhỏ hơn 3,5cm.
- Các trường hợp chửa ở cổ tử cung hoặc CNTC.
- Siêu âm đầu dò âm đạo không thấy khối thai trong tử cung với
nông độ βhCG > 2000UI/ml.
- Nạo hút buồng tử cung không thấy tổ chức rau thai.
- Nồng độ progesteron máu dưới 5,0ng/ml.
+ Liều lượng:
Có thể là liều duy nhất theo tác giả Stovall[35]: 50mg/m
2
da
(1mg/kg), hoặc liệu trình 5 ngày cách nhau mỗi tuần.
Sau khi tiêm liều thứ nhất cần theo dõi lượng βhCG trong vòng
một tuần, nếu không giảm hơn 15% so với ban đầu hoặc cao hơn có thể
dùng liều thứ hai. Tối đa có thể dùng ba liều. Trong thực tế lượng βhCG
có thể tăng lên 50% vào ngày 4 - 7 sau tiêm lần một rồi sau đó mới giảm
xuống. Điều trị MTX được coi là thất bại nếu kể từ 24 giờ sau khi tiêm

người bệnh phải mổ cấp cứu do mất máu, hay sau khi tiêm đủ ba liều,
lượng βhCG không giảm thêm hoặc tăng trở lại phải chỉ định mổ cấp cứu.
+ Phác đồ điều trị MTX theo L. Smith 2088[34]:
- Xét nghiệm công thức máu, nhóm máu, nhóm Rh, chức năng gan
thận và βhCG trước khi dùng thuốc.
- Dùng liều MTX 50mg/m
2
.
- Xét nghiệm βhCG ngày thứ 4.
- Xét nghiệm βhCG ngày thứ 7.
- Nếu nồng độ βhCG giữa ngày thứ 4 và ngày thứ 7 giảm dưới 15%
thì làm lại xét nghiệm công thức máu và chức năng gan thận. Nếu không
có chống chỉ định thì nhắc lại liều MTX.
- Nếu nồng độ βhCG giữa ngày 4 và ngày 7 giảm trên 15% thì tiếp
tục theo dõi βhCG hàng tuần cho đến khi βhCG xuống dưới 10mUI/ml.
- Nếu nồng độ βhCG vẫn giữ ở mức cao thì làm lại các xét nghiệm
và lặp lại liều MTX.
1.5.2. Vấn đề sinh sản sau chửa ở cổ tử cung [1]:
Mặc dù thời gian bán hủy trong huyết thanh của Methotrexate liều
thấp chỉ 10 giờ nhưng thuốc có thể được giữ lại trong thận và gan trong
nhiều tháng vì vậy có nghiên cứu chỉ ra rằng Methotrexate có thể gây bất
thường cho thai đặc biệt là ở tuổi thai từ 6 đến 8 tuần vì vậy phải tránh có
thai từ 6 đến 12 tháng sau khi kết thúc điều trị để hạn chế tối đa khả năng
gây nguy cơ cho thai. Khi có thai phải siêu âm sớm và theo dõi chặt chẽ
kỳ thai tiếp theo để phát hiện sớm bất thường của thai.
Những can thiệp tại CTC khi điều trị CTC có thể làm tổn thương
và làm hở eo tử cung vì vậy có thể gây sảy thai liên tiếp, hoặc sinh non và
đó gần như là một hệ luỵ sau chửa tại CTC đòi hỏi phải thăm khám và có
quyết định cho đúng và kịp thời, cũng cần tư vấn đầy đủ cho người bệnh
khi có thai, nên khám khi thai được 12 tuần tuổi.

1.6. Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam:
Chửa ở CTC đã được y văn thế giới đề cập và nghiên cứu rất
nhiều, tuy nhiên ở Việt Nam chỉ mới được đề cập đến trong hai thập kỷ
qua. Lê Hoài Chương (năm 1995) thông báo 5 trường hợp chửa ở CTC,
chẩn đoán bị nhầm lẫn với sảy thai, chảy máu không cầm phải cắt tử cung
hoàn toàn [8]. Mãi tới năm 2002, Lê Thị Sáu công bố một trường hợp
chửa ở CTC tại Khoa Sản bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng [21]. Năm 2004,
Nguyễn Viết Tiến báo cáo lâm sang một trường hợp chửa ở CTC điều trị
nội khoa thành công [32]. Võ Thành Ngọc (2006), nghiên cứu giá trị siêu
âm đầu dò âm đạo trong chẩn đoán chửa ở CTC [31]. Năm 2010, Nguyễn
Đình Tời, Nguyễn Bích Vân tổng kết về chửa ở CTC tại BVPSTW [36].
Điều trị bảo tồn chửa ở CTC bằng MTX và diệt phôi đã được đề cập và
áp dụng trong những năm vừa qua. Tạ Thanh Thủy, Phạm Võ Thùy Linh
[24] nghiên cứu điều trị chửa ở CTC bằng MTX tại bệnh viện Hùng
Vương (2010). Nguyễn Thanh Hoài[9], Nguyễn Thị Hương Nga[10]
nghiên cứu về điều trị nội khoa chửa ở CTC tại BVPSTW, tuy nhiên chưa
có công trình nào nghiên cứu về chửa ở CTC trong 5 năm để đánh giá
một cách có hệ thống, tương đối toàn diện và đánh giá sự tiến bộ về chẩn
đoán, điều trị cũng như các phác đồ để có thể áp dụng trong lâm sàng, vì
vậy nghiên cứu này là cần thiết và các kết quả nghiên cứu sẽ rất có giá trị
trong thực tế.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Là những người bệnh được chẩn đoán là chửa ở cổ tử cung.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu này thu thập hồ sơ bệnh án của người bệnh được chẩn
đoán chửa ở cổ tử cung vào điều trị tại BVPSTW từ 01/01/ 2008 đến
31/12/2012 dựa vào hồ sơ lưu trữ tại bệnh viện có các thông tin sau:
- Những bệnh nhân được chẩn đoán là chửa tại CTC.

- Bệnh án ghi chi tiết có đầy đủ các thông tin phục vụ nghiên cứu.
- Hình ảnh siêu âm điển hình.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Những người bệnh không có đầy đủ thông tin trên.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:
- Nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp hồi cứu mô tả.
- Hồi cứu dựa trên hồ sơ bệnh án của những người bệnh bị chửa ở
cổ tử cung được điều trị tại BVPSTW.
2.2.2. Cỡ mẫu:
Do số lượng người bệnh không nhiều nên chúng tôi chọn cỡ mẫu
không xác xuất, lấy tất cả những bệnh án được chẩn đoán chửa ở cổ tử
cung được điều trị tại BVPSTW từ 01/01/ 2008 đến 31/12/2012.
2.3. Biến số nghiên cứu:
Thu thập số liệu sẵn có từ hồ sơ bệnh án theo tiêu chuẩn lựa chọn,
sau đó đọc hồ sơ bệnh án và ghi chép theo mẫu phiếu thu thập thông tin.
Mỗi bệnh án có đầy đủ thông tin về:
- Họ và tên.
- Tuổi: ≤ 20, 21 – 25, 26 – 30, 31 – 35, 36 – 40, ≥ 40.
- Nghề nghiệp: Cán bộ, nông nghiệp, nội trợ và buôn bán.
- Tiền sử sản khoa:
+ Số lần đẻ: 0,1,2,3,4,5…
+ Phương pháp đẻ: đẻ đường âm đạo, đẻ mổ.
+ Tiền sử nạo hút thai: 0,1,2,3,4,5…
+ Tiền sử sảy thai: 0,1,2,3,4,5…
+ Tiền sử đẻ non: 0,1,2,3,4,5…
+ Tiền sử thai chết lưu: 0,1,2,3,4,5…
- Tiền sử phụ khoa
+ Mổ chửa ngoài tử cung.
+ Dùng thuốc tránh thai.

+ Đặt dụng cụ tử cung.
+ Điều trị vô sinh.
+ Mổ bóc nhân xơ.
+ Mổ tạo hình TC.
+ Mổ u nang buồng trứng.
+ Viêm phần phụ.
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Triệu chứng toàn thân: Dấu hiệu choáng.
. Có choáng: Mạch ≥ 90l/p, HA ≤ 90/60 mmHg.
. Không choáng: Mạch < 90l/p, HA ≥ 90/60 mmHg.
+ Triệu chứng cơ năng:
. Chậm kinh: có chậm kinh, số ngày chậm kinh, ra máu đúng kỳ
kinh.
. Tính chất ra máu âm đạo: màu sắc, số lượng, thời gian ra
máu.
. Có đau bụng hay không.

×