Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

đánh giá hiệu quả trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng bằng glass ionmer cement fuji vii cho học sinh tiểu học - huyện gia lộc - hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.97 MB, 80 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến nhất với tỷ lệ người
mắc rất cao, có nơi trên 90% dân số có sâu răng. Ở Việt Nam theo kết quả điều tra
trên phạm vi toàn quốc của Trần Văn Trường, Trịnh Đình Hải, Lâm Ngọc Ấn năm
2001 về tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ lứa tuổi 9 - 11 tuổi là 54,6% [1].
Trong đó tỷ lệ sâu răng số 6 của lứa tuổi 6 - 10 theo điều tra của Vũ Mạnh
Tuấn và Trần Văn Trường tại Trường Tiểu học Đông Ngạc A - Từ Liêm - Hà Nội
là 56,8% (khám bằng mắt thường) và 78,1% (khám bằng Laser) [2], theo Phan Thị
Kim Tuyết tại Bệnh viện đa khoa khu vực huyện Cai Lậy - Tiền Giang tỷ lệ sâu
răng số 6 lứa tuổi 7 - 15 là 47,2% và 0,97% mất răng 6 do sâu răng và không có
răng nào được trám [3].
Để điều trị bệnh sâu răng và khắc phục hậu quả của nó cần chi phí rất cao,
theo Tổ chức Y tế Thế giới “Chi phí chữa răng rất lớn, vượt quá khả năng của mọi
Chính phủ kể cả những nước phát triển”. Do vậy, dự phòng sâu răng là biện pháp
hữu hiệu nhất nhằm giảm tỷ lệ sâu răng và gián tiếp làm giảm chi phí cho vấn đề
chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng.
Tình hình sâu răng trên các mặt răng khác nhau trong những năm gần đây có
thay đổi về tỷ lệ. Mặc dù mặt nhai chỉ chiếm 12,5 % diện tích các mặt răng nhưng
đây lại là nơi nhạy cảm với sâu răng nhất. Sâu răng thường bắt nguồn từ hố rãnh
trên mặt nhai, tỷ lệ sâu răng luôn chiếm trên 50% tổng số xoang sâu theo mặt răng,
ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn trên trẻ em trong độ tuổi đi học.
Trẻ em ở lứa tuổi 6 - 12 đã mọc răng 6 và răng 7, đây là những răng chủ chốt
và quan trọng của bộ răng vĩnh viễn, theo giải phẫu răng 6 và răng 7 có nhiều hố rãnh,
thực tế cho thấy hơn 50% các trường các trường hợp sâu răng xuất phát từ hố rãnh.
Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, việc bảo vệ mặt nhai các răng hàm
vĩnh viễn ở giai đoạn sớm, trong những thời gian đầu khi răng vừa mới mọc có ý
nghĩa rất quan trọng và thiết thực trong việc giảm tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở lứa
tuổi học đường.
1
Che phủ bề mặt răng hàm lớn vĩnh viễn đang mọc bằng Fuji VII là một kỹ
thuật để dự phòng sâu răng sớm. Kỹ thuật này có nhiều tính ưu việt: kỹ thuật đơn


giản dễ phổ cập, dụng cụ cầm tay gọn nhẹ, không cần dùng máy khoan, tránh tâm
lý sợ hãi cho học sinh, chi phí thấp. Vật liệu là Fuji VII, một dạng của GIC có ưu
điểm bám dính hóa học tốt với mô răng ngay cả khi không kiểm soát tốt nước bọt,
độ chảy cao, giải phóng fluor vào mô răng góp phần làm tăng sức chống đỡ của
răng với các yếu tố gây sâu răng.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và cũng như góp phần vào việc nghiên cứu đánh
giá kết quả phòng ngừa sâu răng bằng trám bít hố rãnh với GIC chúng tôi thực hiện
để tài:
“Đánh giá hiệu quả trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng bằng Glass
Ionmer Cement Fuji VII cho học sinh Tiểu học - huyện Gia Lộc - Hải Dương”.
Do vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
1. Mô tả thực trạng sâu răng của học sinh Lớp 1 của một số Trường Tiểu học
thuộc huyện Gia Lộc - Hải Dương năm 2013.
2. Đánh giá hiệu quả dự phòng sâu răng bằng phương pháp trám bít hố, rãnh
dùng G.I.C Fuji VII.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sâu răng ở trẻ em trên thế giới và Việt Nam.
1.1.1. Tình hình sâu răng trẻ em trên thế giới.
- Ở các nước phát triển:
Trong những năm từ 1940 đến 1960, tình hình sâu răng ở những nước này
rất nghiêm trọng. Tại các nước này chỉ số SMTR (chỉ số răng sâu, mất, trám) ở
mức rất cao và trong khoảng từ 7,4 – 12,0 có nghĩa là trung bình mỗi trẻ em có từ
7,4 – 12,0 răng sâu. Đến những năm từ 1979 - 1982 chỉ số này đã giảm xuống.
Nghiên cứu tại Mỹ năm 1946 cho thấy chỉ số SMTR là 7,6 nhưng đến năm 1980
thì chỉ số này chỉ còn là 2,0. Tương tự như vậy tại Phần Lan, năm 1975 là 7,5 và
năm 1981 là 4,0 [4], [5], [6].
Từ năm 1983 đến gần đây, theo các báo cáo nghiên cứu về tình hình sâu
răng tại các nước công nghiệp hóa và ở nhiều nước Châu Âu khác đều cho thấy chỉ

số SMTR và tỷ lệ sâu răng có nhiều biến động nhưng nhìn chung là tiếp tục giảm
xuống nhờ có sự phối hợp của các chương trình dự phòng sâu răng như: chương
trình Fluor hóa nước uống, Fluor dùng tại chỗ, chương trình nha học đường [6].
- Ở các nước đang phát triển và trong khu vực:
Trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm 1982 tại các nước đang phát
triển tỷ lệ sâu răng ngày càng tăng cao. Ở những nước trong khu vực theo báo cáo
của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 1994, 1997 hầu hết trên 90% dân số bị sâu
răng và chỉ số SMTR tuổi 12 ở nhiều nước còn cao hơn. Bên cạnh đó, ở một số
nước như Malaysia và Singapo tình trạng sâu răng trẻ em có xu hướng giảm xuống
do đã làm tốt công tác dự phòng sâu răng.
Từ năm 1983 đến nay có nhiều tác giả công bố tình trạng sâu răng ở trẻ em.
Tại nhiều nước đang phát triển thì tỷ lệ sâu răng và chỉ số SMTR ở các nước có
khác nhau nhưng nhìn chung có xu hướng gia tăng. Hầu hết các tác giả đều cho
rằng tỷ lệ sâu răng tăng ở các nước này là do mức sống ngày càng được cải thiện,
lượng đường tăng trong các chế độ ăn [7], [8], [9], [10].
3
Về tỷ lệ sâu rãnh răng và nhu cầu điều trị đã có nhiều nghiên cứu đề cập.
Theo báo cáo, ở Malaysia tỷ lệ sâu rãnh răng là 37,4%, ở Nam Phi là 52,3% và ở
Braxin tỷ lệ sâu rãnh răng ở trẻ 5 tuổi là 57,8% trong khi đó ở trẻ 12 tuổi là 61,1%.
Điều này cho thấy mức độ cần thiết trong dự phòng sâu rãnh răng ở trẻ em.
1.1.2. Tình hình sâu răng trẻ em ở Việt Nam:
Trong những năm của thập niên 70 đã có nhiều công trình điều tra về tình
hình sâu răng ở nhiều địa phương khác nhau nhưng đa số các công trình chỉ là
thống kê tỷ lệ sâu răng đơn thuần ở học sinh:
Các nghiên cứu của bộ môn RHM trường Đại Học Y Hà Nội năm 1978 cho
biết 39% học sinh 6 tuổi sâu răng vĩnh viễn [11].
Hoàng Tử Hùng (1980-1981) điều tra một số tỉnh ở Miền Nam đã nêu lên tỷ
lệ sâu răng là 70,49% trong đó Thuận Hải có tỷ lệ là 72,14% [12].
Từ các điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng tại Việt Nam năm 1983, 1991
và các điều tra tại thành phố Hồ Chí Minh các năm 1981, 1984, 1989, 1995 [13]

cho thấy:
- Tỷ lệ bệnh sâu răng tăng dần theo tuổi.
- Tỷ lệ sâu răng cao trước năm 1975 và giảm dần trong những năm gần đây.
- Chỉ số SMTR cũng có xu hướng như vậy.
Bảng 1.1. Tình trạng sâu răng ở Việt Nam theo điều tra sức khỏe răng miệng
toàn quốc lần thứ 2 năm 2002 [1].
Tuổi Tỷ lệ sâu (%) DMFT/dmft
5 - 6 84,9 5,54
6 - 8 85,0 5,4
9 - 11 56,0 1,96
12 56,6 1,87
Tại Hải Dương, là một trong những tỉnh được phủ kín chương trình NHĐ từ
năm 1999 song những năm gần đây (nhất là từ 2005 đến nay) do có biến động về
tổ chức bộ máy y tế cơ sở do vậy việc chăm sóc răng miệng cho học sinh chưa
4
được chu đáo, do vậy sự gia tăng sâu răng tại tỉnh cũng nằm trong giới hạn gia tăng
sâu răng chung của trẻ em Việt Nam trong lần điều tra răng miệng toàn quốc năm
2002 của Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn và Trịnh Đình Hải [1].
1.2. Cơ sở khoa học của dự phòng sâu răng.
1.2.1. Hình dạng giải phẫu của hố rãnh mặt nhai răng vĩnh viễn [14],
[15], [16].
* Giải phẫu mặt nhai răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới:
Răng 6 dưới được xem là răng neo chặn của bộ răng dưới và mang đặc điểm
cơ bản đặc trưng cho các răng hàm lớn dưới.
Hình 1.1: Các mặt của răng số 6 hàm dưới
Răng hàm lớn dưới (Răng cối lớn hàm dưới).
- Răng hàm lớn dưới thường có 2 chân: một gần, một xa
- Thường có bốn múi lớn và một múi thứ năm nhỏ hơn.
5
- Thân răng có chiều gần xa lớn hơn chiều ngoài trong.

- Là những răng có 2 múi lớn phía trong có kích thước gần tương đương nhau.
- Các múi gần ngoài và xa ngoài cũng có kích thước gần tương đương nhau.
Răng 6 trên và dưới là các răng vĩnh viễn đầu tiên mọc lên trong miệng
khoảng 6 tuổi, ngay phía xa răng hàm sữa thứ hai, đánh dấu sự khởi đầu của giai
đoạn bộ răng hỗn hợp, với sự có mặt đồng thời của cả răng sữa lẫn răng vĩnh viễn
trên cung răng. Răng 6 dưới được xem là răng neo chặn của bộ răng dưới và mang
đặc điểm cơ bản đặc trưng cho các răng hàm lớn dưới [14].
* Kích thước và tuổi mọc.
Bảng 1.2. Kích thước và tuổi mọc răng hàm lớn dưới [14].
Kích thước(mm) Răng 6 (răng lớn dưới)
Cao thân răng 7.5
Gần xa thân răng 11.0
Ngoài trong thân răng 10.5
Cao toàn bộ 21.5
Gần xa cổ răng 9
Ngoài trong cổ răng 9
Tuổi mọc 6
* Nhìn mặt nhai:
Thân răng có hình ngũ giác. Đường viền mặt ngoài nằm trên hai cạnh và dài
hơn đường viền phía trong. Đường viền phía gần lớn hơn phía xa [14]
Đường viền phía ngoài được chia thành ba phần lồi bởi hai chỗ lõm hình
chữ V, tương ứng với vị trí của hai rãnh (gần ngoài và xa ngoài). Đường viền ngoài
lồi nhất ở vị trí của múi xa ngoài, kích thước ngoài trong tối đa ở ngay phía xa của
rãnh gần ngoài (nghĩa là phần xa lớn hơn phần gần). Đường viền phía ngoài và
phái gần hợp thành một góc khá rõ: góc gần ngoài. Góc xa ngoài trông tròn hơn.
Hai đường viền gần và xa tương đối thẳng, hội tụ về phía trong. Đường viền trong
khá thẳng, gián đoạn bởi rãnh trong.
6
Có thể thấy hai phần ba mặt ngoài. Các gờ ngoài lố, chạy từ đỉnh múi về
phía cổ.

Chỉ có thể trông thấy phần ba nhai của mặt trong, nó lồi nhiều theo chiều
nhai lợi, nhưng tương đối thẳng trong mặt phẳng ngang.
Mặt nhai có năm múi: hai múi trong có hình tháp nhọn hơn các múi ngoài
lớn hơn các múi ngoài. Kích thước các múi theo thứ tự giảm dần là: gần trong, xa
trong, gần ngoài, xa ngoài và xa. Năm gờ tam giác chạy từ các đỉnh múi về phía
trung tâm của bản nhai.
Các gờ bên gần, xa nhìn chung hội tụ về phía trong. Gờ bên gần có chiều
ngoài trong lớn hơn và nhô hơn. Gờ bên xa ngắn hơn và ít lồi hơn. Ở điểm giữa,
các gờ bên bị gián đoạn bởi các rãnh tỏa ra từ mặt nhai, tạo thành rãnh thoát.
Mặt nhai có 3 hõm:
- Hõm giữa: rộng, sâu ở vùng trung tâm mặt nhai.
- Hõm tam giác gần: cạn, hình tam giác ở kế gờ bên gần.
- Hõm tam giác xa: lõm nhẹ ở phía gần của gờ bên xa.
Năm múi của mặt nhai tạo thành một mẫu hố rãnh đặc biệt. Rãnh giữa chạy
theo chiều gần xa, băng qua mặt nhai ở vùng trung tâm, kết thúc ở hố gần và hố xa.
Ở khoảng giữa mặt nhai, rãnh giữa gặp rãnh trong và rãnh gần ngoài: rãnh trong
ngăn cách hai múi trong (và còn tiếp tục trên mặt trong); rãnh gần ngoài ngăn các
hai múi ngoài và kéo dài trên mặt ngoài. Giao điểm của rãnh trên là hố giữa. Rãnh
xa ngoài ngăn cách múi xa ngoài với múi xa và cắt rãnh trung tâm tại một điểm ở
phía xa của hố giữa.
Ngoài các rãnh chính nói trên, mặt nhai còn có nhiều rãnh phụ tỏa ra từ hai
hố (gần và xa). Thường có hai rãnh tỏa ra từ hố gần, một đi về phía góc gần ngoài,
một băng qua gờ bên gần.


7
Hình 1.2: Các rãnh mặt nhai răng 6 hàm trên
Hình 1.3: Các rãnh mặt nhai răng 6 hàm dưới
Giải phẫu và mô học của hố rãnh mặt nhai[14].
Hình dạng các rãnh mặt nhai thay đổi trên mỗi người, trên mỗi răng khác

nhau. Để đơn giản có thể chia hố rãnh làm 2 dạng chính:
- Dạng nông, rộng: rãnh thường có dạng hình chữ V.
- Dạng sâu, hẹp: thường các rãnh có dạng hình chữ I, chữ V, hình giọt nước,
hình chùy hay hình chữ U
Trên mỗi răng thường có nhiều loại hình dạng rãnh khác nhau, thường rãnh
chữ V chiếm nhiều nhất (40%), rãnh I (20%), rãnh dạng chùy (15%), dạng chữ U
(15%), và dạng giọt nước (10%).
8
Hình 1.4: Rãnh chữ I Hình 1.5: Rãnh chữ V
Sự hình thành của các rãnh trong quá trình hình thành chân răng là do hoạt
động chế tiết của nguyên bào men ở đáy rãnh dừng lại, trong khi các nguyên bào
men ở thành rãnh vẫn tiếp tục quá trình hình thành men. Độ nông sâu của rãnh phụ
thuộc vào khoảng cách của các trung tâm phát triển và độ dày của lớp men do sự
chồm lên nhau của các nguyên bào men trên bề mặt men ở đáy rãnh.
Trong cấu trúc mô học của men răng, trụ men là đơn vị cấu trúc có thể quan
sát được dưới kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử. Mỗi trụ men gồm các
tinh thể được bao bọc bởi bao trụ. Trụ men chạy liên tục từ đường nối men ngà đến
mặt ngoài của răng. Trên các răng chưa mọc hay sắp mọc, các trụ men thường
không kết thúc trên bề mặt men răng mà ở khoảng cách từ 5-100µm dưới bề mặt.
Lớp ngoài cùng là lớp men không trụ. Lớp men này xuất hiện trong pha tạo men
cuối cùng, ngay khi các nguyên bào men tiêu biến, các nhú Tomes và cực xa trở
nên tù. Chúng bao gồm hầu như là các tiểu tinh thể được nén chặt, với toàn bộ trục
dài chạy theo hướng vuông góc với bề mặt men răng. Theo nghiên cứu của nhiều
tác giả dưới kính hiển vi điện tử quét thì lớp men không trụ này thấy ở tất cả các
răng sữa và 70% răng vĩnh viễn. Một dãy men không trụ có độ dày từ 20-30 µm
dài từ 100-300µm được tìm thấy trong men ở rãnh và cổ răng. Theo các tác giả thì
lớp men không trụ là yếu tố bất lợi cho việc lưu giữ cơ học của vật liệu dán
composite lên bề mặt răng do không tạo được vi ngàm lưu của nhựa đi vào lớp men.
9
Ở lối vào các rãnh có một nút chặn hữu cơ gồm biểu mô men còn sót, vi

khuẩn tạo mảng bám và mảnh vụn thức ăn. Đặc tính này tạo nên tính nhạy cảm đối
với sâu răng, các hố rãnh sẽ là ổ cho mảng bám tích tụ. Sâu hố rãnh sẽ phát triển
nhanh và có liên quan với độ sâu của hố rãnh. Đáy hố rãnh càng sát đường nối men
ngà sâu răng càng tiến triển nhanh [17].
Hình thể rãnh khi cắt đứng ngang được mô tả như cái chai mà đường kính cổ
chai nhỏ hơn đầu thám trâm, do vậy khi lớp men còn lành lặn thì thám trâm không
thể vào đến đáy rãnh. Đặc điểm này góp phần làm cho tỷ lệ thành công phát hiện
sâu hố rãnh sớm bằng thám trâm chỉ khoảng 25%.

Hình 1.6: Nút chặn hữu cơ
1.2.2. Sinh lý bệnh quá trình sâu răng.
Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn của tổ chức canxi hóa được đặc trưng bởi
sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của mô
cứng. Tổn thương là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng lý hóa liên quan đến
sự di chuyển của các ion giữa bề mặt răng và môi trường miệng và là quá trình
sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ.
* Sự hủy khoáng
Là hiện tượng muối khoáng được vận chuyển từ răng ra môi trường miệng,
nếu hiện tượng này xảy ra trong thời gian dài sẽ gây tổn thương tổ chức cứng của
10
răng. Trên lâm sàng và thực nghiệm đã chứng minh rằng ở giai đoạn này nếu các
chất tựa hữu cơ chưa bị phá hủy thì thương tổn có khả năng phục hồi, muối khoáng
từ dịch miệng và cơ thể lắng đọng trở lại răng. Khi các chất tựa hữu cơ bị phá hủy
thì sâu răng không thể hồi phục được, tổn thương cần được hàn lại.
* Sự tái khoáng
Là hiện tượng muối khoáng được vận chuyển ngược lại vào răng, quá trình
này có thể được làm tăng bởi các ion Fluor ở vùng phản ứng.
Nước bọt là nguồn cung cấp chất khoáng cho sự tái khoáng. Nếu sự tái
khoáng mạnh sẽ tạo nên lớp tổ chức cứng rắn dày vài µm có khả năng đề kháng
các yếu tố sâu răng.

Sâu răng xảy ra khi sự hủy khoáng chiếm ưu thế hơn sự tái khoáng. Bản chất
của quá trình hủy khoáng và tái khoáng của men, ngà, cement là như nhau. Tuy
nhiên do cấu trúc, thành phần muối khoáng và chất tựa hữu cơ của chúng khác
nhau nên tiến triển tổn thương sâu răng có sự khác nhau.
Hình 1.7: Hiện tượng hủy khoáng và tái khoáng
11
* Vai trò của Fluor
Fluor được phát hiện và sử dụng trong nha khoa dự phòng từ rất sớm. Việc
phát hiện ra vai trò của Fluor được coi là bước đột phá trong chương trình dự
phòng sâu răng. Fluor giúp kiểm soát sâu răng sớm theo nhiều cách.
Trong quá trình phát triển răng, Fluor kết hợp với tinh thể hydroxyapatite,
chất chủ yếu cấu tạo nên tổ chức cứng của răng, tạo thành hợp chất Fluorapatite
cứng hơn nhiều lần và cũng ít bị hòa tan trong môi trường acid.
Fluor ở men răng và mảng bám kích thích quá trình sửa chữa các tổn
thương sâu mới hình thành. Quá trình này gọi là sự tái khoáng hóa men răng.
Fluor có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng do ức chế
quá trình chuyển hóa của chúng thông qua đó làm giảm sinh acid và làm giảm sự
phát triển của mảng bám.
Do vậy Fluor có vai trò kiện toàn tổ chức cứng của răng, ức chế quá trình
sâu răng, ngăn cản sự hình thành các tổn thương mới và có vai trò ổn định các tổn
thương mới hình thành. Sự tiếp xúc với Fluor hàng ngày với nồng độ thấp sẽ ức
chế quá trình hủy khoáng, làm tăng quá trình tái khoáng hóa men răng.
1.2.3. Bệnh căn sâu răng
Từ nhiều thập kỷ nay, đã có nhiều giả thuyết về bệnh căn bệnh sâu răng
được đưa ra trong đó giả thuyết sinh acid của Miller đề xuất năm 1889 được nhiều
người chấp nhận hơn cả. Vi khuẩn trong hốc miệng mà thủ phạm chính là
Streptococus Mutans lên men các chất bột, đường còn dính lại trên răng sinh ra
acid phá hủy tổ chức cứng của răng hình thành lỗ sâu.
Sự phối hợp của các yếu tố gây sâu răng được thể hiện qua sơ đồ Keyes sau đây:
12

CHẾ ĐỘ ĂN
SÂU RĂNG
VI KHUẨN MIỆNG
BỀ MẶT RĂNG
Hình 1.8: Sơ đồ Keyes
Trong sơ đồ trên đề cập chủ yếu đến chất đường, vi khuẩn Streptococus và
bề mặt răng. Do đó, việc dự phòng sâu răng quan tâm nhiều đến chế độ ăn hạn chế
đường và vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên vấn đề thời gian cũng cần được nhấn
mạnh, sự phối hợp của ba yếu tố này phải xảy ra trong thời gian nhất định mới có
thể gây tổn thương sâu răng.
Năm 1975, White giải thích bệnh học sâu răng bằng việc thay vòng tròn chất
đường trong sơ đồ Keyes bằng vòng tròn chất nền và đề cao vai trò bảo vệ của
nước bọt, dòng chảy pH nước bọt quanh răng và vai trò của Fluor. Theo sơ đồ
White, quá trình sâu răng được giải thích qua sự mất cân bằng giữa các yếu tố bảo
vệ và yếu tố mất ổn định.

Hình 1.9: Sơ đồ White (1975)
Răng Vi khuẩn
Chất nền
Sâu
răng
13
Năm 1995, Hội Nha Khoa Hoa Kỳ đưa ra một sơ đồ mới trong đó nhấn
mạnh 3 yếu tố là vi khuẩn (tác nhân gây sâu răng), răng (vật chủ) và môi trường
(thức ăn có glucid có khả năng lên men).
Trên cơ sở những hiểu biết đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra nhiều
biện pháp dự phòng sâu răng mang lại hiệu quả cao.
Trước đây, người ta cho rằng sâu răng bắt nguồn từ đáy hố rãnh, nơi sâu
nhất trước khi lan rộng ra thành bên và sườn múi. Nhưng các nghiên cứu gần đây
cho thấy các thành bên của hố rãnh mới là nơi bắt đầu tiến trình sâu răng. Đầu tiên

tổn thương sâu răng xuất hiện ở miệng rãnh thường dưới dạng tổn thương kép, độc
lập nhau ở hai bên sườn nghiêng. Sau đó các tổn thương này sẽ lan rộng theo chiều
sâu của rãnh, to dần và hợp lại thành một tổn thương khi chúng gặp nhau ở đáy
rãnh. Bề dày men ở đáy rãnh giảm đáng kể so với những nơi khác làm cho sâu
răng dễ lấn sâu vào ngà do vậy trên lâm sàng tổn thương sâu vào đến ngà nhưng
vẫn thấy men răng mặt nhai còn nguyên vẹn [17], [18]. Mặt khác do ngà mềm hơn
men nên khi tổn thương đã lan tới ngà thường tiến triển nhanh hơn. Do vậy sâu
răng ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện bằng thám trâm [17].
Theo một số tác giả, sự hình thành sâu răng trên bề mặt các rãnh phụ thuộc
chủ yếu vào độ hẹp của rãnh, ngoài ra các nút chặn hữu cơ trong rãnh giữ vai trò
làm vùng đệm chống lại các sản phẩm acid của mảng bám, do đó sự tấn công của
acid sẽ giảm đi ở đáy rãnh trong suốt giai đoạn khởi đầu của sâu răng.
Các nghiên cứu cho thấy có sự giảm đột ngột đáng kể số lượng vi khuẩn
trong các tổn thương sâu răng ở hố rãnh được bít kín hoàn toàn. Tiến trình sâu răng
cũng bị ngừng lại do vi khuẩn bị cách ly với nguồn dinh dưỡng bên ngoài. Tuy
nhiên khi đặt chất trám bít, ở giai đoạn xoi mòn men bằng acid thì 75% vi khuẩn
đã bị loại trừ. Một số báo cáo cho thấy, khi đặt chất trám bít hố rãnh lên hố rãnh
nguyên vẹn nhưng đã có tổn thương ngà trên phim X-quang thì sau 2 tuần chỉ còn
4,5% vi khuẩn sống sót và dưới 3% vi khuẩn có khả năng gây sâu răng [19], [18].
Sau khi đặt chất trám bít hố rãnh, tổn thương ở ngà sẽ dừng lại và cho thấy sự lành
thương lên tới 89%. Người ta thấy ngay cả khi tổn thương đã vào tới 640µm ở lớp
ngà, tổn thương cũng dừng lại [19].
14
Dù biện pháp dự phòng sâu răng bằng Fluor tại chỗ và toàn thân rất hiệu quả
với mặt láng thì ngược lại ở hố rãnh Fluor rất ít tác dụng. Điều này có thể liên quan
đến bề dày lớp men của các mặt khác (tối thiểu là 1mm) so với mặt hố rãnh (rất
mỏng, thậm chí nối hẳn với lớp ngà).
1.3. Các biện pháp dự phòng sâu răng.
1.3.1. Giáo dục vệ sinh răng miệng [8], [6], [22].
- Giáo dục vệ sinh răng miệng là biện pháp phòng chống sâu răng mang lại

hiệu quả cao. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có các chính sách hoạt động giáo dục
vệ sinh răng miệng cho trẻ em. Trong khu vực có Singapo là nước có chính sách
giáo dục vệ sinh răng miệng cho trẻ em rất tốt, thì tỷ lệ dmft giảm từ 3,0 năm 1960
xuống còn 0,4 năm 1999 [23]. Tại Trung Quốc từ năm 1950 trở lại đây, do các
chính sách và hoạt động giáo dục vệ sinh răng miệng cho trẻ em tốt, nên tình trạng
sâu răng đã được cải thiện rất nhiều. Một số kỹ thuật vệ sinh răng miệng phải đáp
ứng được các yêu cầu:
+ Phải làm sạch tất cả các mặt răng, đặc biệt vùng rãnh lợi và kẽ răng.
+ Sử dụng bàn chải không được để tổn thương các phần mềm và tổ
chức cứng của răng. Do vậy phải chải răng theo hướng thẳng đứng và kéo ngang
có thể làm co lợi và mòn răng.
+ Kỹ thuật đơn giản đễ học, dễ hướng dẫn cho cộng đồng.
+ Phương pháp chải răng được thực hiện sao cho tất cả các phần của
răng đều được chải và không có vùng nào bị bỏ qua.
+ Hai phương pháp hay được sử dụng là kỹ thuật cuốn (the roll
technique) được dùng khi lợi nhạy cảm và kỹ thuật Bass (the Bass technique) được
dùng khi lợi lành mạnh.
+ Tùy từng trường hợp mà có thể sử dụng một biện pháp hoặc phối
hợp một số biện pháp như dùng chỉ tơ nha khoa (Dental floss), tăm gỗ, bàn chải kẽ
răng hoặc dùng bàn chải tự động để làm sạch kẽ răng. Phương pháp phun tưới là
biện pháp bổ sung cho chải răng.
1.3.2. Sử dụng Fluor [6], [15], [21], [24].
15
Theo khuyến cáo của TCYTTG và Liên đoàn Nha Khoa Quốc tế, việc sử
dụng Fluor hóa nước uống là một biện pháp dự phòng sâu răng có hiệu quả và ít
tốn kém [25].
* Fluor hóa nước công cộng:
- Fluor hóa nguồn cung cấp nước sinh hoạt với độ tập trung Fluor từ 0,7 đến
1,2gF/lít nước mà độ tập trung tối ưu tùy thuộc vào khí hậu.
- Sau 50 năm sử dụng Fluor hóa nước uống, TCYTTG đánh giá đây là một

biện pháp hiệu quả an toàn.
* Muối Fluor:
- Hàm lượng Fluor được TCYTTG khuyến cáo được đưa vào muối ăn với
độ tập trung là 250mgF/1 kg muối ăn. Hiệu quả dự phòng sâu răng như Fluor hóa
nước uống cáp công cộng [25].
- Biện pháp này phù hợp với các nước đang phát triển.
* Viên Fluor:
- Đối với các các cộng đồng thiếu Fluor trong thức ăn, thì cho trẻ em sử
dụng hàng ngày một lượng Fluor thích hợp từ lúc mới sinh cho đến khi mọc răng
hàm lớn thứ 2.
- Dùng viên Fluor có thể dạng viên nén hay viên nang được kê đơn, dùng
theo đường uống cho các cá thể có nguy cơ sâu răng cao [25].
* Fluor hóa nước cáp ở trường học:
- Những nơi không có nguồn nước cấp ở công cộng, thì có thể chọn biện
pháp này, song chi phí rất cao.
- Fluor hóa nguồn nước sinh hoạt ở trường học với độ tập trung Fluor cao
hơn mức độ tập trung Fluor tối ưu trong nước công cộng 4,5 lần.
* Nước súc miệng Fluor pha loãng:
- Là biện pháp dễ thực hiện và hiệu quả cao trong dự phòng sâu răng, có thể
giảm sâu răng từ 35 đến 50%.
16
- Súc miệng với dung dịch Fluor pha loãng: súc miệng hàng ngày bằng dung
dịch Fluor 0,05% và súc miệng tuần 1 lần bằng dung dịch Fluor 0,2%.
* Kem đánh răng có Fluor:
Theo Trần Văn Trường và một số tác giả nghiên cứu trên invitro (Trịnh
Đình Hải) cho biết kem Fluor có khả năng làm tăng thành phần Fluor của men răng
dẫn đến tác dụng phòng ngừa sâu răng [26].
Tuy nhiên hiệu quả phụ thuộc vào các loại kem Fluor khác nhau, dao động
từ 20-30% [27].
1.3.3. Trám bít hố rãnh mặt nhai [20], 17], [2], [28].

Dựa trên cơ sở sâu răng thường xuất phát từ rãnh răng nên ngay từ những
năm đầu thế kỷ 20 một số thầy thuốc nha khoa trên thế giới đã sử dụng một số vật
liệu như ciment và amalgam dể trám bít hố rãnh dự phòng sâu răng [29], [30].
Trám bít hố rãnh là sử dụng vật liệu trám bít hố rãnh hàn phủ lên trên mặt hố
rãnh của các răng vĩnh viễn ngăn cản sự tiếp xúc trực tiếp của mặt nhai với môi
trường miệng.
Do có trên 50% sâu răng xuất hiện ở mặt nhai và Fluor ít có tác dụng dự
phòng sâu răng ở hố rãnh nên trám bít hố rãnh được đưa ra như một giải pháp hữu
hiệu để dự phòng sâu răng.
Chất trám bít hố rãnh có tác dụng ngăn ngừa sâu răng chủ yếu trong thời
gian tồn tại trên răng. Thời gian lưu giữ chất trám bít hố rãnh phụ thuộc vào kỹ
thuật trám bít và có thể lưu giữ được nhiều năm.
Ngày nay người ta kết hợp Fluor vào trong các vật liệu trám bít để tăng khả
năng kiểm soát sâu răng.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ những năm gần đây đã có rất
nhiều các vật liệu để trám bít răng có hiệu quả, sau đây xin được nêu một số vật
liệu được các thầy thuốc trên thế giới và Việt Nam thường sử dụng [31] [32], [33],
[34], [26], [35], [36].
- Nhựa Compsite:
- Chất trám bít có Fluor:
- Chất có nguồn gốc Glassionomer:
17
- Chất trám bít nhựa – Glassionomer:
1.3.4. Chế độ ăn hợp lý [8], [20], [37].
Thành phần hóa học, lý học của thức ăn cũng ảnh hưởng đến bệnh sâu răng
như thức ăn xơ… làm sạch răng, thức ăn mềm, có đường lại tạo mảng bám răng do
đó cần lưu ý tính chất hóa, lý trong thực phẩm. Thay đổi đường trong các loại thực
phẩm bằng các chất làm ngọt nhân tạo. Một số chất làm ngọt nhân tạo như Xylitol
có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh sâu răng, giảm sự hình
thành mảng bám răng, giảm sinh acide, ổn định PH, cải thiện tình trạng tái khoáng

hóa men răng. Xylitol cũng có tác dụng giảm lây nhiễm Steptococus mutans từ mẹ
sang con, giảm tỷ lệ sâu răng 40 - 90% ở tất cả các lứa tuổi, giảm hôi miệng, cung
cấp can xi và các cation cho quá trình tái khoáng men răng. Mặt khác Xylitol làm
giảm đau cho bệnh nhân hôi miệng, gỉam dần số nhiễm nấm trên bệnh nhân đái
tháo đường, phòng chống loãng xương và bảo vệ Protein nước bọt. Ngoài Xylitol
còn có một số chất làm chậm kên men như Sorbotol, Manitol và Maltitol.
Để dự phòng sâu răng trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam cần phải có
những quy định cụ thể việc kiểm soát đường trong ăn uống như: sản xuất, nhập
khẩu, quảng cáo, tiếp thị thực phẩm.v.v
Kiểm soát thức ăn và đồ uống có đường bằng cách:
- Giảm số lần ăn thực phẩm có đường trong ngày.
- Giảm mức độ tiêu thụ đường ở tầm quốc gia như dùng các chất tạo ngọt
thay thế đường trong sản xuất bánh kẹo, nước ngọt.
- Kiểm soát các thực phẩm có đường trong trường học.
Đồng thời phải tăng cường giáo dục vệ sinh răng miệng sau khi ăn, uống các
loại thực phẩm có đường. Phòng bệnh sâu răng không phải chỉ ăn uống hạn chế
đường mà ngay sau khi ăn uống thức ăn có đường cần phải súc miệng và chải răng
kỹ với kem có Fluor.
1.4. Dự phòng sâu răng bằng trám bít hố rãnh
1.4.1. Sâu răng vùng hố rãnh
Trước đây, người ta cho rằng sâu răng bắt nguồn từ đáy hố rãnh, nơi sâu
nhất trước khi lan rộng ra thành bên và sườn múi. Nhưng các nghiên cứu gần đây
18
cho thấy các thành bên của hố rãnh mới là nơi bắt đầu tiến trình sâu răng. Đầu tiên
tổn thương sâu răng xuất hiện ở miệng rãnh thường dưới dạng tổn thương kép, độc
lập nhau ở hai bên sườn nghiêng. Sau đó các tổn thương này sẽ lan rộng theo chiều
sâu của rãnh, to dần và hợp lại thành một tổn thương khi chúng gặp nhau ở đáy
rãnh. Bề dày men ở đáy rãnh giảm đáng kể so với những nơi khác làm cho sâu
răng dễ lấn sâu vào ngà do vậy trên lâm sàng tổn thương sâu vào đến ngà nhưng
vẫn thấy men răng mặt nhai còn nguyên vẹn [18]. Mặt khác do ngà mềm hơn men

nên khi tổn thương đã lan tới ngà thường tiến triển nhanh hơn. Do vậy sâu răng ở
giai đoạn đầu thường khó phát hiện bằng thám trâm [39].
Theo một số tác giả, sự hình thành sâu răng trên bề mặt các rãnh phụ thuộc
chủ yếu vào độ hẹp của rãnh, ngoài ra các nút chặn hữu cơ trong rãnh giữ vai trò
làm vùng đệm chống lại các sản phẩm acid của mảng bám, do đó sự tấn công của
acid sẽ giảm đi ở đáy rãnh trong suốt giai đoạn khởi đầu của sâu răng.
Các nghiên cứu cho thấy có sự giảm đột ngột đáng kể số lượng vi khuẩn trong
các tổn thương sâu răng ở hố rãnh được bít kín hoàn toàn. Tiến trình sâu răng cũng bị
ngừng lại do vi khuẩn bị cách ly với nguồn dinh dưỡng bên ngoài. Tuy nhiên khi đặt
chất trám bít, ở giai đoạn xoi mòn men bằng acid thì 75% vi khuẩn đã bị loại trừ. Một
số báo cáo cho thấy, khi đặt chất trám bít hố rãnh lên hố rãnh nguyên vẹn nhưng đã có
tổn thương ngà trên phim X-quang thì sau 2 tuần chỉ còn 4,5% vi khuẩn sống sót và
dưới 3% vi khuẩn có khả năng gây sâu răng [17], [18]. Sau khi đặt chất trám bít hố
rãnh, tổn thương ở ngà sẽ dừng lại và cho thấy sự lành thương lên tới 89%. Người ta
thấy ngay cả khi tổn thương đã vào tới 640µm ở lớp ngà, tổn thương cũng dừng lại
[38].
Dù biện pháp dự phòng sâu răng bằng Fluor tại chỗ và toàn thân rất hiệu quả
với mặt láng thì ngược lại ở hố rãnh Fluor rất ít tác dụng. Điều này có thể liên quan
đến bề dày lớp men của các mặt khác (tối thiểu là 1mm) so với mặt hố rãnh (rất
mỏng, thậm chí nối hẳn với lớp ngà).
1.4.2. Phân loại chất trám bít hố rãnh
19
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại chất trám bít đã được sử dụng, mỗi
chất đều có hiệu quả dự phòng sâu răng khác nhau. Dưới đây là một số chất trám
bít thường được sử dụng.
* Nhựa composite trám bít hố rãnh
Đa số chất trám bít hố rãnh dựa trên công thức của BIS-GMA. Chúng dính
vào men nhờ tạo ra các vi ngầm sau khi xử lý men bằng acid etching. Composite
để trám phục hồi được cho thêm vào các hạt độn nhằm làm tăng sức chịu lực,
chống mài mòn, trong khi đó hầu hết chất trám bít hố rãnh không có hạt độn hay tỷ

lệ hạt độn tương đối ít hơn. Hiện nay người ta cũng cố gắng cải thiện thêm vào đến
60% hạt độn để chất trám bít hố rãnh có khả năng chịu mài mòn cao hơn. Quá trình
đông cứng có thể là quang trùng hợp hay hóa trùng hợp.
Đây là loại vật liệu được dán dính vào men bằng cách sử dụng acid etching
tạo ra các vi ngầm. Do đó ở giai đoạn xoi mòn men răng, sau khi đã thổi khô mặt
men đảm bảo không cho nước bọt thâm nhiễm lên vùng răng đã xoi mòn, nếu có
phải tiến hành xoi mòn lại. Vì vậy loại vật liệu này được chỉ định dùng trên răng đã
mọc lên hết và có khả năng cách ly được.
Độ nhớt thấp giúp chất hàn chảy dễ dàng vào đáy những hố rãnh nhỏ và sâu,
làm giảm vi kẽ.
Sự giải phóng Fluor ổn định trong một thời gian dài giúp men răng đề kháng
tốt với sâu răng.
Tính bám dính tốt vào bề mặt men giúp chất hàn được lưu giữ lâu hơn, tăng
hiệu quả phòng chống sâu răng.
* Chất trám bít hố rãnh Glass ionomer
Cement gốc thủy tinh (G.I.C) cũng được dùng làm chất trám bít hố rãnh.
Chúng dính vào men ngà nhờ cơ chế hóa lý sau khi xử lý mô này với polyacrylic
acid. Ưu điểm là phóng thích Fluor, nó chứa khoảng 19% Fluor về trọng lượng.
Các G.I.C sẽ giải phóng Fluor cao nhất trong 24 giờ đầu và giảm nhanh
chóng trong 48 giờ tiếp theo để đạt mức vừa phải ổn định trong tuần thứ hai.
* Chất trám bít hố rãnh Glass ionomer bổ sung nhựa
20
Loại glass ionomer cement trám bít hố rãnh thông thường có nhiều ưu điểm
như phóng thích Fluor trong thời gian dài, hơn nữa vật liệu này cho phép có thể sử
dụng ở những răng mới mọc lên một phần không thể cô lập bằng đế cao su. Vật
liệu này được cải tiến về thành phần và kỹ thuật trám giúp vật liệu có độ chảy cao
hơn nên khả năng thâm nhập vào hố rãnh dễ dành hơn loại G.I.C thông thường.
* Chất trám bít có Fluor
Men răng được phủ chất trám bít hố rãnh có mức độ cao Fluor, với các chất
trám bít hố rãnh có trộn thêm Fluor, một lượng tương đối lớn Fluor được phóng

thích trong 24 giờ đầu tiên, tuy nhiên sẽ giảm và trở về mức độ bình thường sau
một tuần do có sự kìm giữ không cho phóng thích của đa số Fluor bên trong vật
liệu, còn các Fluor liên kết yếu trên bề mặt miếng trám gây ra hiện tượng phóng
thích Fluor. Men răng được phủ chất trám bít hố rãnh có mức độ cao Fluor:
1700ppm ở lớp sâu, 3500ppm ở ngoài cùng. So sánh với men răng đối chứng ở
cùng một độ sâu là 200ppm và 650ppm [38], [40].
1.4.3. Glass Ionomer Cement (GIC) [41], [14], [39]:
Thành phần bột là tinh thể Alumino fluoro silicat. Gồm oxit silic (SiO
2
), oxit
nhôm (Al
2
O
3
), trộn với nhau trong dòng chảy Fluor canxi (CaF
2
). .
Dung dịch axít hữu cơ thường là axit polyacrylic hoặc copolymers của axit
acrylic và các axit monomeric khác. Một vài GIC có axit đông khô trong thành
phần, khi có dung dịch là nước cất khử ion.
* Ưu điểm của GIC
- Phóng thích Fluor trong thời gian dài và kết dính với men và ngà răng tốt.
Vật liệu trám bít hố rãnh GIC được bổ sung nhựa nên khả năng thâm nhập vào hố
rãnh dễ dàng hơn.
+ GIC có khả năng bám dính hóa học vào men và ngà bởi phức hợp
vòng càng với canxi và bằng sự trao đổi ion, loại trừ hoàn toàn vi kẽ.
+ Giải phóng Fluor kéo dài giúp cho việc tăng sự tái khoáng hóa của
men và ngà bị tổn thương, phòng ngừa sâu răng tái phát. Fluor được giải phóng
mạnh trong tháng đầu và mạnh nhất là một tuần sau hàn. Tiếp tục sau đó nồng độ
21

giảm dần và sau khoảng thời gian ba tháng sẽ có sự giải phóng ra đều đặn trong
suốt thời gian tồn tại của miếng hàn. Ngoài ra nó còn có khả năng hấp thu Fluor từ
các nguồn bên ngoài và sau đó phóng thích trở lại môi trường miệng.
- Tương hợp sinh học tốt với mô quanh răng, gần giống mô cứng của răng,
không độc với tủy răng.
- Có độ bền và sức chịu lực khá tốt khi trộn có tỷ lệ bột cao. Độ bền nén sau
24 giờ là 90 đến 230 Mpa, sau một năm tăng lên 160 đến 280 Mpa.
- GIC hóa trùng hợp dễ sử dụng, giá thành chấp nhận được.
* Glass iononer cemnet Fuji VII:
Hình 1.10: Vật liệu G.C Fuji VII - đóng gói Hộp.
22
Hình 1.11: Vật liệu G.C Fuji VII capsule và máy đánh chất hàn.
- Fuji VII là loại cement gốc thủy tinh, bám dính vào men ngà theo cơ chế
hóa học do đó khả năng bám dính vào răng thấp hơn so với composite và tính bám
dính của nó ít chịu ảnh hưởng của môi trường ẩm do cách ly nước bọt không tốt.
Do đó được lựa chọn thay thế trong trường hợp răng không thể cô lập hoàn toàn
hay mới chỉ mọc lên một phần. Giải phóng Fluor cao nhất trong các loại G.C có mặt
trên thị trường hiện nay. Có màu hồng giúp nha sỹ và cha mẹ dễ theo dõi miếng
trám. Đông cứng nhanh nếu dùng đèn quang trùng hợp (20 giây).
- Đặc tính của Fuji VII:
+ Bám dính hóa học với men và ngà.
+ Bám dính tốt với mô răng, ngay cả trường hợp không kiểm soát tốt
nước bọt nên có thể sử dụng tốt cho trẻ em, răng đang mọc.
+ Tương hợp sinh học tốt với mô răng nên ít gây kích thích tủy.
+ Độ chảy cao nên thích hợp để bít hố rãnh.
23
+ Phóng thích Fluor liều cao gấp 7 lần so với Fuji IX nên giảm sâu răng.
+ Có màu hồng dễ phân biệt giữa miếng hàn và mô răng.
+ Kỹ thuật sử dụng đơn giản.
- Tính chất vật lý:

+ Thời gian làm việc 10 giây.
+ Thời gian đông cứng toàn bộ 4 phút.
+ Bám dính sau một ngày với men là 7 Mpa, với ngà là 6 Mpa.
+ Giải phóng Fluor sau một ngày là 197 µg/cm².
Đây là biện pháp có hiệu quả dự phòng sâu răng ở các hố rãnh, làm ngừng
sâu răng mới phát triển và các tổn thương nhỏ ở các hố rãnh của răng.
Hiệu quả trám bít rãnh răng thể hiện bằng 2 tiêu chí sau:
- Sự tồn tại của miếng trám trên rãnh răng
- Tỷ lệ sâu răng
Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã cho biết trám bít rãnh răng là
một biện pháp thực hiện được ở mọi nơi, kỹ thuật đơn giản nhưng mang lại hiệu
quả cao trong dự phòng sâu răng, đặc biệt là những răng có nguy cơ sâu cao như
răng số 6, 7 [18], [17], [8].
1.4.4. Sự tiếp xúc giữa vật liệu trám bít hố rãnh và men răng
Không có khoảng trống giữa bề mặt răng và lớp chất trám bít hố rãnh, chất
trám bít hố rãnh không đơn giản dính trên mặt răng mà chúng thấm sâu vào men
răng nhờ các vi ngầm, do đó tạo sự bám dính cơ học của vật liệu [38].
Tuy nhiên, sự gắn dính chất trám bít hố rãnh vào men phụ thuộc vào nhiều
yếu tố trong đó mức độ thâm nhập và sự tạo thành vi kẽ giữa chất trám bít và men
răng được xem là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của trám bít hố rãnh
[42].
Một số tác giả đã dùng phương pháp cơ học mở rộng hố rãnh để tạo sự xâm
nhập lớn nhất của chất trám bít hố rãnh vào men răng đã được xoi mòn bằng acid.
24
Tuy nhiên, người ta cũng không biết sự lưu giữ chất trám bít hố rãnh có tỷ lệ với
độ sâu thâm nhập vào men răng không.
1.4.5. Chỉ định trong trám bít hố rãnh
* Chỉ định:
- Hố rãnh sâu, dễ vướng thức ăn, có thể gây kẹt thám trâm.
- Hố rãnh nhiễm sắc với biểu hiện mất vôi hay đục tối thiểu.

- Đã có sâu rãnh ở các răng khác.
- Không sâu mặt bên.
- Có thể cô lập nước bọt.
- Răng mọc dưới 4 năm (tuy nhiên sâu hố rãnh cũng có thể có ở các răng đã
mọc nhiều năm).
* Chống chỉ định:
- Hố rãnh nông tự làm sạch được.
- Sâu răng mặt bên cần trám.
- Răng mọc chưa hết và không thể cô lập được.
Các chống chỉ định mang tính tương đối và trong trường hợp nghi ngờ, nên
đặt chất trám bít hố rãnh, không nên bỏ qua.
1.4.6. Hiệu quả dự phòng sâu răng của trám bít hố rãnh.
Năm 1983, viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ đã có sự nhất trí giữa
các thành viên khi nhận xét về hiệu quả của TBHR và kết luận “việc sử dụng
TBHR một cách rộng rãi làm giảm quan trọng với sâu răng hiện hành trong cộng
đồng, vượt xa tất cả những thành tựu được thực hiện bởi chương trình Fluor và các
nguồn ngăn ngừa khác” [18].
Năm 1996, Simonsen đã báo cáo một nghiên cứu lâm sàng sử dụng chất
TBHR composite tự trùng hợp sau 15 năm theo dõi cho kết quả: tỷ lệ miếng trám
còn nguyên là 28%, miếng trám bong 1 phần 35%. Nhóm TBHR tỷ lệ sâu răng
chiếm 31%, nhóm không được TBHR có 83% răng bị sâu hay đã được phục hồi
[44].
Wendt và Koch nghiên cứu trên 758 mặt nhai được TBHR đánh giá lại sau
10 năm chỉ có 6% răng sâu hay đã được phục hồi [45].
25

×