Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

mô tả đặc điểm các típ mô bệnh học của ung thư phổi không tế bào nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.53 MB, 90 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi (UTP) là u ác tính xuất phát từ biểu mô phế quản, tiểu phế
quản tận, phế nang hoặc các tuyến phế quản. Trên 90% các ung thư phổi là
ung thư biểu mô phế quản nên thuật ngữ ung thư biểu mô phế quản tương
đương với ung thư phổi. Đây là loại ung thư có độ ác tính cao, tiến triển
nhanh, tiên lượng xấu.
Trong những năm gần đây, UTP gia tăng nhanh chóng. Theo ghi nhận
của tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2004, ung thư phổi là nguyên nhân phổ
biến nhất gây tử vong do ung thư trên thế giới đối với cả nam và nữ, với con
số 1,3 triệu người chết hàng năm [1]. Đến năm 2008, thế giới có 12,7 triệu
trường hợp ung thư mới được chẩn đoán trong đó ung thư phổi chiếm 1,61
triệu trường hợp(12,7%), với 1,38 triệu trường hợp tử vong [2]. Tại Mỹ, ước
tính có 215.000 trường hợp mới mắc và 161.000 trường hợp ung thư phổi tử
vong trong năm 2008 [3]. Tỷ lệ sống thêm phụ thuộc vào giai đoạn, thể trạng
bệnh nhân, các phương pháp điều trị và nhiều yếu tố khác, nhưng theo thống
kê, ở Mỹ có tới 14% số bệnh nhân ung thư phổi sống hơn 5 năm sau chẩn
đoán [4]. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư phổi của nam cao hơn nữ và phần
lớn bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn, không còn khả năng điều trị
triệt để. Chỉ 10-20% số ca bệnh được phát hiện khi còn có khả năng cắt bỏ
khối u. Bệnh thường xảy ra ở người trên 40 tuổi, hơn 80% bệnh nhân UTP có
tiền sử hút thuốc lá [5]. Ngoài ra một số yếu tố khác như tia xạ, nhiễm virus…
làm biến đổi AND trong các tế bào biểu mô của phổi hậu quả là tế bào phát
triển mất kiểm soát dẫn đến ung thư [6]. Triệu chứng có thể gặp là: khó thở,
ho ra máu, ho kéo dài hoặc kiểu ho bất thường, tiếng thổi hang, đau ngực
2
hoặc đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút, khó thở (nếu u ở khí quản), hội
chứng cận u, hội chứng Pancoast tobias, hội chứng Horner [7], [8].
Để thăm dò và chẩn đoán có nhiều phương pháp: X-quang, chụp cắt lớp
vi tính, tế bào học, mô bệnh học (MBH), xét nghiệm máu nhưng trong đó
chẩn đoán MBH được xem là tiêu chuẩn vàng.


Về mặt mô học, ung thư phổi được chia thành hai nhóm chính là ung thư
phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ (non small cell lung
carcinoma-NSCLC). Trong đó, NSCLC có nhiều dưới típ. Trong y văn, típ
ung thư biểu mô (UTBM) tuyến thường gặp nhất, chiếm khoảng 40% UTP tế
bào không nhỏ, gặp cả ở người hút thuốc lá và không hút thuốc lá, đặc biệt
tăng nhanh ở nữ giới, UTBM vảy chiếm khoảng 25% ung thư phổi [9], [10].
Từ khoảng những năm 80 của thế kỷ XX, UTBM tuyến vươn lên vị trí hàng
đầu [11]. Việc xác định chính xác típ MBH, giai đoạn bệnh là yếu tố liên
quan đến tỷ lệ tái phát và sống thêm, qua đó giúp các nhà lâm sàng đánh giá,
tiên lượng và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp đem lại lợi ích cho
người bệnh.
Ở Việt Nam, nghiên cứu lâm sàng, giải phẫu bệnh UTP khá nhiều. Tuy
nhiên việc áp dụng phân loại WHO 2004 trong chẩn đoán mô bệnh học UTP
trước và sau phẫu thuật để tìm hiểu sự khác nhau, nguyên nhân khác nhau và
vai trò của HMMD trong việc chẩn đoán phân loại típ MBH thì chưa có nhiều
nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này. Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đối
chiếu mô bệnh học trước - sau phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư biểu mô
không tế bào nhỏ của phổi” nhằm 2 mục tiêu như sau:
1. Mô tả đặc điểm các típ mô bệnh học của ung thư phổi không tế bào nhỏ.
2. Đánh giá sự phù hợp định típ mô bệnh học trước và sau phẫu thuật
của ung thư phổi không tế bào nhỏ.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu, cấu tạo mô học của phổi
Phổi là cơ quan nội tạng, nằm trong lồng ngực nhưng lại mở thông với
môi trường bên ngoài để đảm nhiệm chức năng trao đổi khí. Bởi vậy, phổi có
cấu tạo khá phức tạp [12]
1.1.1. Cấu tạo mô học chung
+ Khí quản: Đi từ thanh quản tới chỗ chia đôi của nó trong trung thất

+ Phế quản gốc: tính từ nơi phân chia của khí quản đến rốn mỗi phổi.
+ Cây phế quản: Mỗi phế quản gốc khi đến rốn phổi sẽ chia nhánh nhỏ dần
đi vào trong phổi, các nhánh chia từ phế quản gốc được gọi là cây phế quản.
+ Cấu tạo mô học: Thành phế quản từ trong ra ngoài có 4 lớp.
* Niêm mạc: có biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển phủ.
* Lớp đệm: tạo bởi mô liên kết thưa.
* Lớp cơ trơn: cơ Reisessen.
* Lớp sụn và tuyến: Sụn bé dần theo đường kính phế quản và mất khi
đường kính phế quản < 1mm. Tuyến phế quản gồm 2 loại: tuyến nhày và
tuyến pha. Các tiểu phế quản được phủ bởi biểu mô trụ đơn có lông chuyển
nhưng đoạn cuối là biểu mô vuông đơn hoặc không có lông chuyển. Tiểu phế
quản tận được phủ bởi biểu mô vuông đơn. Tiểu phế quản hô hấp có biểu mô
phủ là biểu mô vuông đơn tựa trên màng đáy, gồm các tế bào có lông chuyển
và tế bào Clara. Các phế nang được lợp bởi biểu mô hô hấp mỏng, gồm 2
loại tế bào: phế bào 1(chiếm đa số) và phế bào 2. Vách phế nang có một
4
mạng lưới mao mạch dày đặc. Ngoài ra vách gian phế nang còn chứa đại
thực bào bụi than.
1.1.2. Các loại tế bào của đường hô hấp dưới
Loại tế bào Vị trí Đặc điểm Chức năng
TB có lông Phế quản & tiểu
phế quản.
Mỗi tế bào có 20
lông.
Vận chuyển chất
nhày lên trên.
TB hình đài Nhiều ở phế
quản lớn, ít ở
tiểu phế quản
Hình trụ,chứa

glycoprotein.
Tiết nhày.
Tế bào đáy Nhiều ở phế
quản, ít ở tiểu
phế quản.
Ngắn, hướng về
màng đáy, cực ngọn
không tiếp xúc lòng
phế quản.
Sinh ra tế bào có
lông chuyển và
tế bào hình đài.
Tế bào
Kulchitsky
Nhiều ở phế
quản, ít ở tiểu
phế quản.
Hướng về màng
đáy, có nhiều hạt
thần kinh nội tiết,
nằm đơn lẻ hoặc
thành cụm.
Nguồn gốc của u
thần kinh nội tiết
của phổi.
Tế bào vảy Phế quản và
tiểu phế quản
Tế bào xếp lớp, có
tạo sừng, có cầu nối
gian bào.

Thay thế biểu mô
trụ giả tầng để
bảo vệ, sửa chữa
Tế bào lớn ưa
acid
Tuyến dưới
niêm mạc
Giàu ty lạp thể ưa
eosin
Bài tiết sắt
Tế bào Clara Chủ yếu ở tiểu
phế quản
Hình trụ không có
lông chuyển
Sản xuất
surfactant. Sinh
ra UTBM tuyến
nhú, tiểu phế
quản phế nang
không chế nhày.
Phế bào I Phế nang Dẹt, che phủ 93% bề
mặt phế nang, không
có khả năng phân
chia.
Phế bào II Phế nang Hình cầu, có thể
biến thành đại thực
bào.
Sản xuất
surfactant
5

1.1.3. Màng phổi
Màng phổi được tạo thành bởi một lớp mô liên kết xơ mỏng và được
lợp bởi một lớp trung biểu mô. Phần màng lợp thành khoang ngực gọi là lá
thành, phần màng lợp trên mặt phổi gọi là lá tạng. Giữa lá thành và lá tạng là
khoang màng phổi có chứa một lớp dịch mỏng, có thể thấy những tế bào của
lớp trung biểu mô bị bong ra.
1.2. Dịch tễ học
1.2.1. Thế giới
Trên thế giới, ung thư phổi là loại ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong cao
nhất. Tỷ lệ cao nhất là ở châu Âu và Bắc Mỹ [13]. Ở các nước phương Tây,
ung thư phổi đứng hàng thứ 2 trong số các bệnh ung thư nhưng là nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư. Ngược lại với tỷ lệ tử vong ở nam đã
được báo cáo hơn 20 năm trước, tỷ lệ tử vong ở nữ do ung thư phổi đang gia
tăng trong thập kỷ qua và chỉ mới gần đây thôi đang bắt đầu ổn định [14].
Đông Âu có tỷ lệ tử vong do ung thư phổi cao nhất ở nam giới, trong khi Bắc
Âu và Mỹ có tỷ lệ tử vong cao nhất ở nữ. Ở Mỹ, tỷ lệ này cao hơn ở những
người da đen [15].
Trên thế giới trong năm 2010, ước tính khoảng 1,7 triệu trường hợp ung
thư phổi mới mắc được được chẩn đoán, chiếm khoảng 13% các loại ung
thư. Ở châu Âu trong năm 2010, ước tính khoảng 400.000 trường hợp mới mắc
bệnh ung thư phổi chiếm 12% trong số 3,3 triệu trường hợp ung thư. Hơn
350.000 trường hợp ung thư phổi tử vong chiếm 20% các trường hợp tử vong
liên quan đến ung thư ở châu Âu, cao nhất trong các loại ung thư. Các trường hợp
tử vong mỗi năm do bệnh ung thư phổi ở nam giới (gần 262.400 trường hợp) cao
hơn so với nữ giới (gần 89.400 trường hợp). Ung thư phổi thường là một căn
6
bệnh mà trong hầu hết các trường hợp có liên quan đến hút thuốc, mặc dù nó
cũng có thể ảnh hưởng đến người trẻ và người không hút thuốc [16].
Điều đáng chú y là ngày nay phần lớn các trường hợp ung thư phổi được
phát hiện tại các nước đang phát triển, với sự gia tăng từ 31% trong tổng số

ung thư phổi được chẩn đoán trên thế giới năm 1980 lên 55% vào thời điểm
hiện nay. Riêng tại khu vực Đông Nam Á, ung thư phổi chiếm hàng đầu của
ung thư nam giới, với tỷ suất bệnh mới là 29,6/100.000 dân, xếp trên ung thư
gan (21,4/100.000) và ung thư đại trực tràng (15,2/100.000). Cũng tại khu vực
này, ung thư phổi của nữ giới xếp hàng thứ tư (11,9/100.000) sau ung thư vú,
ung thư cổ tử cung và ung thư đại trực tràng. Ung thư phổi là nguyên nhân tử
vong hàng đầu do ung thư của cả hai giới ở Đông Nam Á ( nam giới là
26,3/100.000 dân, nữ giới là 10,4/100.000 dân) [dẫn theo17].
Hầu hết bệnh nhân bị UTP đều ở tuổi trên 40 với đỉnh cao là xung
quanh 60 tuổi, có khoảng 1-5% bệnh nhân UTP dưới 40 tuổi, những bệnh
nhân dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ khoảng 1%. Tỷ lệ nam /nữ ở nhóm người trẻ là
3/1 thấp hơn so với nhóm tuổi già là 6/1[dẫn theo18].
1.2.2. Việt Nam
Tại Việt Nam, những loại ung thư phổ biến nhất người bệnh thường gặp
là phổi, dạ dày, gan, đại trực tràng, vòm họng, vú, cổ tử cung và theo số liệu
ghi nhận tại một số vùng ung thư phổi đứng hàng đầu, chiếm 20% trong tổng
số hàng trăm loại ung thư [19].
Ước tính cả nước hàng năm có khoảng 20.000 – 30.000 trường hợp ung
thư phổi [dẫn theo 20] trong đó có hơn 6.900 ca ung thư phổi mới mắc với tỷ
lệ mắc là 31/100.000 dân ở nam giới và 7/100.000 dân ở nữ giới, riêng năm
2008, theo số liệu thống kê của tổ chức Ung Thư toàn cầu (GLOBOCAN)
Việt Nam có 20.659 bệnh nhân ung thư phổi mới mắc [dẫn theo 20]. Trong
các trường hợp ung thư phổi nhập viện, đa số các trường hợp không còn khả
7
năng phẫu thuật. Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong
những bệnh nhân ung thư nam giới.
Tuổi thường gặp trong ung thư phổi là tuổi già mà tần số cao nhất là
xung quanh tuổi 60 tuy nhiên ngày nay nó có xu hướng trẻ hóa.
1.3. Các yếu tố nguy cơ
 Hút thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi [21],

[22]. Nó chứa hơn 60 chất sinh ung [23], trong đó nicotin gây ức chế miễn
dịch khi có tế bào ác tính phát triển [24]. Ở các nước phát triển, 91% đối với
nam và 71% đối với nữ tử vong do ung thư phổi trong năm 2000 có liên quan
đến thuốc lá [6]. Trong số người hút thuốc, nguy cơ ung thư phổi là 17,2%
đối với nam và 11,6% đối với nữ, cao hơn hẳn người không hút thuốc lá
(1,3% đối với nam và 1,4% ở nữ) [25]. Ngày nay, người ta thấy hút thuốc thụ
động độc hại hơn hút thuốc trực tiếp [5], [26].
 Khí Radon : Là sản phẩm phân rã của Uranium thuộc loại chất khí
không màu không mùi, thường gặp trong các sự cố phóng xạ, hay tìm thấy
trong lớp vỏ của trái đất. Tiếp xúc với Radon là nguyên nhân chính đứng hàng
thứ 2 sau hút thuốc lá gây ung thư phổi [27].
 Amiăng: Amiăng gây nhiều bệnh phổi khác nhau, trong đó có ung
thư. Sự hình thành ung thư có sự tác động hiệp đồng của amiăng với hút
thuốc lá [10]. Ở Anh, amiăng liên quan đến 2 – 3% tử vong do ung thư phổi ở
nam. Nó cũng gây ung thư ở màng phổi (gọi là u trung biểu mô).
 Virus: gây ảnh hưởng đến chu kỳ tế bào và ức chế sự chết tế bào theo
chương trình, không kiểm soát được sự phân chia tế bào.
1.4. Cơ chế bệnh sinh
Tương tự như các ung thư khác, ung thư phổi phát sinh do sự kích
hoạt các oncogenes hoặc bất hoạt các gen ức chế khối u [4]. Các proto-
oncogen khi tiếp xúc với tác nhân sinh ung sẽ chuyển thành các oncogene
gây ung thư.
8
 Đột biến gen K-ras gây UTBM tuyến chiếm 10 – 30% [22], [28].
 Các thụ thể yếu tố tăng trưởng thượng bì (Epidermal Growth Factor
Receptor - EGFR) điều chỉnh sự tăng sinh tế bào, tự hủy diệt, hình thành
mạch và u xâm nhập. Do đó đột biến và khuếch đại EGFR thường gặp trong
UTBM không phải tế bào nhỏ của phổi và cung cấp cơ sở cho việc điều trị ức
chế EGFR. [22], [28].
 Tổn thương nhiễm sắc thể có thể dẫn tới mất nhánh. Điều này làm bất

hoạt các gen ức chế khối u. Tổn thương nhánh 3p, 5q, 13q và 17p đặc biệt hay
gặp trong UTBM tế bào nhỏ. Các gen ức chế khối u p53 nằm trên nhiễm sắc
thể 17p bị ảnh hưởng trong 60 đến 75% các trường hợp [21]. Các gen khác
thường bị đột biến hoặc khuếch đại là c-MET, NKX2-1, LKB1, BRAF [28].
 Tính đa hình gen cũng liên quan đến ung thư phổi gồm tính đa hình
trong gen mã hóa cho IL-1, cytochrome P450 và các DNA sửa chữa như
XRCC1. Những người có tính đa hình gen thường phát triển thành ung thư
sau khi tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư.
 Một nghiên cứu gần đây cho rằng alen MDM2 309G là yếu tố nguy cơ
thấp để phát triển ung thư phổi ở người châu Á [29].
1.5. Chẩn đoán lâm sàng
1.5.1. Triệu chứng hô hấp
- Ho khan hoặc ho có đờm kéo dài (75%).
- Khái huyết gặp ở 50% bệnh nhân.
- Khó thở: thường xuất hiện khi có tắc nghẽn phế quản lớn, tràn dịch
màng phổi hoặc u quá to.
- Khám phổi có hội chứng ba giảm khi u to, nằm sát thành ngực.
- Đau ngực: lúc đầu âm ỉ, không liên tục. Đau sẽ trở lên liên tục, cường
độ tăng dần do di căn ra màng phổi, thành ngực.
- Hội chứng trung thất (do xâm lấn trực tiếp hoặc di căn hạch trung thất)
9
1.5.2. Triệu chứng toàn thân
Bao gồm triệu chứng toàn thân và hội chứng cận u. Triệu chứng toàn
thân bao gồm gày sút cân , mệt mỏi, ăn ngủ kém, chán ăn, sốt, giảm khả năng
lao động. Hội chứng cận u: Là sự tác động gián tiếp của u tới cơ thể không
liên quan tới vị trí, kích thước hoặc di căn của u tiên phát, ví dụ: hội chứng
Cushing, vú to (Gynecomastie); hội chứng Eaton – Lambert, hội chứng Pierre
- Marie, ngón tay dùi trống.
1.5.3. Triệu chứng di căn xa
Ung thư phế quản có thể di căn đến tất vả các cơ quan trong cơ thể,

hay gặp nhất là não, xương, gan, hạch ngoại vi, tuyến thượng thận, phổi
bên đối diện.
1.6. Chẩn đoán cận lâm sàng
1.6.1. X quang thường qui (thẳng, nghiêng)
Thường gặp hình ảnh bóng mờ tròn đơn độc, bờ có múi, có tua, khe
nứt, bên trong khối u thuần nhất. Hang ung thư có đặc điểm là hang lệch tâm,
bờ trong ghồ ghề, khúc khuỷu.
1.6.2. Chụp cắt lớp vi tính
Xác định chính xác các tính chất của khối mờ bất thường trong nhu mô
phổi và ở trung thất, hướng dẫn sinh thiết để chẩn đoán mô bệnh học.
1.6.3. Soi phế quản
Soi phế quản bằng ống soi mềm giúp chẩn đoán trực tiếp và thăm dò sự
lan rộng của ung thư bằng cách chải rửa phế quản và sinh thiết tổn thương hay
sinh thiết có hệ thống các phế quản.
1.6.4. Tế bào học
Khảo sát tế bào trong đờm, tế bào rửa phế quản, tế bào chọc hút xuyên
thành hoặc làm khối tế bào phát hiện được tế bào ung thư ngay khi hình ảnh
X quang bình thường.
10
1.6.5. Thăm dò chức năng hô hấp
Chủ yếu là để xét chỉ định mổ và thăm dò khả năng phổi lành.
1.6.6. Sinh thiết
Hạch ngoại vi dễ dàng được sinh thiết, sinh thiết hạch trung thất được
tiến hành ở phòng mổ do bác sĩ chuyên khoa làm.
Sinh thiết xuyên thành bằng kim nhỏ, sinh thiết trong nội soi phế quản
để đánh giá mô bệnh học
1.7. Đặc điểm mô bệnh học UTP
1.7.1. Đại thể
U có thể gặp ở mọi vị trí trên cây phế quản. Khởi phát u có thể sùi vào
trong lòng phế quản hoặc xâm lấn và phá hủy vách phế quản để phát triển vào

nhu mô phổi. Những u có kích thước nhỏ thường lồi vào thành phế quản hoặc
lan qua sụn thành khối thuần nhất, mật độ cứng hay mủn dễ hoại tử nhưng
không thành hang. Những u có kích thước lớn hơn ranh giới có thể rõ ràng
hoặc không rõ ràng, màu trắng nhạt hoặc xám nhạt, xâm lấn mạnh vào nhu
mô phổi và hạch trung thất. Đôi khi u bao quanh phế quản, có khi chất u hoại
tử bị đẩy ra ngoài để lại một hang mà Xquang có thể nhầm với hang lao hoặc
ổ áp xe [7].
Ung thư biểu mô tiểu phế quản phế nang: U thường ở ngoại vi của phổi.
U mềm, ranh giới không rõ, có thể chế nhày.
Ung thư biểu mô vảy: Khoảng 75% các trường hợp u nằm ở trung tâm,
phát triển ở các phế quản gần. U thường chắc, có màu xám trắng với nhiều
mô đệm sinh xơ phản ứng. Có thể gặp vùng hoại tử và tạo thành nang.
Ung thư biểu mô tế bào lớn: U thường có kích thước lớn.
U thần kinh nội tiết: Đa số khối u (70%) nằm ở trung tâm (phế quản gốc
hoặc phế quản chính. U thường cứng, ranh giới rõ, màu nâu-vàng, tạo thành
khối dạng nốt. Mặt cắt hơi trong, kích thước thường dưới 2 cm
11
Sarcomatoid carcinoma: Khối u ngoại vi thường có kích thước trên 5 cm,
u nội phế quản có kích thước nhỏ hơn, có cuống hoặc không và thường xâm
nhập vào nhu mô phổi. U nguyên bào phổi ở ngoại vi thường có kích thước
lớn hơn hầu hết các ung thư biểu mô không phải tế bào nhỏ khác của phổi
(NSCLC), đường kính trung bình là 10 cm.
1.7.2. Phân loại MBH UTP
Phân loại mô bệnh học ung thư phổi là vấn đề rất quan trọng và cần thiết
vì ngoài chẩn đoán xác định, típ mô bệnh học còn giúp cho bác sĩ lâm sàng
tiên lượng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân.
Chính vì vậy đã có rất nhiều nhà bệnh học trên thế giới nghiên cứu sâu để đưa
ra một phân loại chi tiết, có tiêu chuẩn rõ ràng, dễ áp dụng và có ý nghĩa trong
điều trị và tiên lượng bệnh. Hiện nay phân loại được sử dụng phổ biến nhất là
phân loại của WHO 2004

Típ mô học Mã hình thái học
I. Ung thư biểu mô tế bào vảy
Biến thể 8070/3
Nhú. 8052/3
Tế bào sáng 8084/3
Tế bào nhỏ 8073/3
Dạng đáy 8083/3
II. Ung thư biểu mô tế bào nhỏ
Biến thể 8041/3
Ung thư biểu mô tể bào nhỏ tổ hợp 8045/3
III. Ung thư biểu mô tuyến 8140/3
Chùm nang 8550/3
Nhú 8269/3
UTBM tiểu phế quản phế nang 8250/3
+ Không chế nhày 8252/3
+ Chế nhày 8253/3
+ Týp hỗn hợp nhầy và không nhày hay týp tế bào trung
gian
8254/3
12
UTBMT với hỗn hợp các thứ type 8255/3
Ung thư biểu mô tuyến đặc chế nhày 8230/3
+ UTBM tuyến bào thai 8333/3
+ UTBM tuyến nhày dạng keo 8480/3
+ UTBM tuyến nang nhày 8470/3
+ UTBM tuyến tế bào nhẫn 8490/3
+ UTBM tuyến tế bào sáng 8310/3
IV. UTBM tế bào lớn
Biến thể 8012/3
UTBM thần kinh nội tiết tế bào lớn 8013/3

UTBM dạng đáy 8123/3
UTBM dạng u lympho biểu mô 8083/3
UTBM tế bào sáng 8310/3
UTBM tế bào lớn dạng cơ vân 8014/3
V.UTBM tuyến vảy 8560/3
VI.UTBM dạng sarcoma
UTBM đa hình 8022/3
UTBM tế bào hình thoi 8032/3
UTBM tế bào khổng lồ 8031/3
UTBM sarcoma 8098/3
U nguyên bào phổi 8972/3
VII.U carcinoit 8240/3
U Carcinoit điển hình 8240/3
U Carcinoit không điển hình 8249/3
VIII.UTBM tuyến nước bọt
UTBM dạng biểu bì nhầy 8430/3
UTBM nang dạng tuyến 8200/3
UTBM cơ biểu mô 8562/3
Bên cạnh các phân loại mô bệnh học về toàn bộ các u của phế quản –
phổi, cũng có những phân loại mang tính chuyên sâu về mọi nhóm hoặc một
típ u riêng biệt. Dựa trên các tiến bộ về hoá mô miễn dịch, hoá miễn dịch tế
13
bào, siêu cấu trúc và nuôi cấy tế bào, Warren W.H và cộng sự (1985), đã đề
nghị một phân loại mới về u thần kinh nội tiết của phổi như sau: [30]
- U carcinoid
- UTBM thần kinh nội tiết rất biệt hoá
- UTBM thần kinh nội tiết ít biệt hoá
- UTBM thần kinh nội tiết típ tế bào nhỏ và các týp khác của u thần
kinh nội tiết bao gồm:
+ UTBM tế bào lớn

+ UTBM tế bào nhỏ (TBN) cùng với tế bào lớn
+ UTBM tế bào nhỏ hỗn hợp
Năm 2003, Debra Hawes, Clive R.Taylor, Richard J.Cote đã đưa ra một
phân loại các UTBM thần kinh nội tiết như sau: [9]
Typ u Tên cũ Biến thể mô học
UTBM thần
kinh nội tiết
biệt
hoá tốt
U cacxinoid Dạng cơ quan; Thể bè; vi
nang (giả hoa hồng); Giả
tuyến; Nhú; Tế bào hình
thoi; tế bào lớn ưa axit với
xương và sụn
UTBM thần
kinh nội tiết
biệt
hoá vừa
U cacxinoid không điển hình Dạng cơ quan với ổ hoại tử
Lan toả là chủ yếu
Tế bào hình thoi
UTBM thần
kinh nội tiết
không biệt
hoá
UTBMTBN Không biệt hoá
UTBMTBN típ tế bào lúa mạch
UTBMTBN típ tế bào trung gian
UTBMTBN típ hỗn hợp tế bào
nhỏ và lớn

UTBMTBN tổ hợp
Tế bào lớn thần kinh nội tiết
UTBMTBN thần kinh nội tiết
UTBMTBN thần kinh nội
tiết hỗn hợp tế bào nhỏ/ tế
bào lớn
Tế bào lớn thần kinh nội
tiết
1.7.3. Đặc điểm các típ MBH UTBM không tế bào nhỏ theo WHO 2004 [1]
1.7.3.1. Ung thư biểu mô tế bào vảy (Squamous Cell Carcinoma – SCC)
14
Ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC) là một khối u biểu mô ác tính có
biệt hóa sừng và / hoặc các cầu nối gian bào phát sinh từ biểu mô phế quản.
Biến thể nhú (Papillary variant): U có dạng phát triển tạo thành nhú, lồi
hoặc dạng nội khí quản.
Biến thể tế bào sáng (Clear cell variant): Đây là biến thể hiếm gặp
(<0,3% tổng số ung thư phổi). U bao gồm chủ yếu hoặc gần như hoàn toàn
của các tế bào hình đa diện, kích thước lớn, có bào tương sáng.
Biến thể tế bào nhỏ (Small cell variant): Đây là ung thư kém biệt hóa với
tế bào kích thước nhỏ, nhân tăng sắc, bất thường, hạt nhân nổi rõ. Bào tương
tế bào khá rộng, ranh giới rõ. Có thể thấy ổ biệt hóa vảy .
Biến thể dạng đáy (Basaloid variant): U bao gồm ổ tế bào không biệt
hóa lấp đầy không gian phế nang mà không gây phá hủy các phế nang, nhân
vùng rìa có dạng song song.
1.7.3.2. Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinoma)
Ung thư biểu mô tuyến là khối u biểu mô ác tính biệt hóa tuyến hoặc sản
xuất chất nhày với các dạng phát triển gồm: tuyến nang, nhú, tiểu phế quản
phế nang, dạng đặc chế nhày hoặc hỗn hợp các dạng.
Ung thư biểu mô tuyến thứ typ hỗn hợp (Adenocarcinoma, mixed subtype): u
có sự pha trộn các thứ typ khác nhau mà không có mẫu mô thuần nhất.

Ung thư biểu mô tuyến chùm nang (Acinar adenocarcinoma): u có dạng
nang, túi tuyến hoặc ống với tế bào hình trụ hoặc hình khối vuông, nhân lệch
đáy, chế nhày, gợi tuyến của phế quản.
Ung thư biểu mô tuyến nhú (Papillary adenocarcinoma): U thường đơn
độc bao gồm cấu trúc nhú được phủ bởi tế bào kích thước lớn, không điển
hình với nhân lớn, tăng sắc, hạt nhân rõ, nhiều nhân chia (ngược với típ tiểu
phế quản phế nang) .
Ung thư biểu mô tuyến tiểu phế quản phế nang (Bronchioloalveolar
Adenocarcinoma - BAC): U bao gồm các tế bào trưởng thành, biệt hóa rõ,
15
phát triển dọc theo thành các phế nang và không có xâm nhập mô đệm, mạch
hoặc màng phổi. Do đặc điểm mô u không xâm nhập mô đệm nên không thể
chẩn đoán typ này trên các sinh thiết nhỏ mà chỉ khẳng định được trên sinh
thiết sau phẫu thuật.
Ung thư biểu mô tuyến tiểu phế quản phế nang chế nhầy (BAC,
mucinous subtype): tế bào u dạng trụ cao có chế nhày.
Ung thư biểu mô tuyến tiểu phế quản phế nang không chế nhầy (BAC,
non-mucinous subtype): các tế bào u là tế bào Clara và/hoặc phế bào type II
không chế nhày. Tế bào Clara hình trụ, bào tương ưa toan, có chỗ nhô ra. Phế
bào II có hình cầu lớn, bào tương chứa hốc nhỏ hoặc sáng đều có bọt.
Ung thư biểu mô tuyến tiểu phế quản phế nang hỗn hợp chế nhày và
không chế nhầy (mucinous and nonmucinous BAC): u rất hiếm gặp, thành
phần tế bào bao gồm cả tế bào chế nhày và không chế nhày.
Ung thư biểu mô tuyến đặc (Solid adenocarcinoma): u không có cấu trúc
nhú, ống, nang; thay vào đó là các mảng tế bào hình đa diện nhưng có ít nhất
5 tế bào chế nhày trên 2 vi trường có độ phóng đại lớn (1 hpf=0,1744 cm2).
Ung thư biểu mô tuyến bào thai (Fetal adenocarcinoma): u có dạng nội
mạc bao gồm các tuyến phức tạp, đứng sát nhau, đôi khi có mô đệm xơ tăng
sinh co kéo gợi hình ảnh mô đệm trong pha chế tiết của nội mạc. Tuyến được
lót bởi tế bào trụ không có lông với bào tương sáng, nhân nằm ở cực đáy. Đôi

khi u gợi hình ảnh u nguyên bào phổi typ đơn pha (monophasic pulmonary
blastoma).
Ung thư biểu mô tuyến nhày dạng keo (Mucinous “colloid”
adenocarcinoma): u có đặc điểm giống với loại u cùng tên ở đường tiêu hóa.
U gồm các cấu trúc ống, tuyến kích thước không đều, mô đệm có nhiều chất
nhày đặc và quánh. Tế bào u trôi nổi trong bể chất nhày.
16
Ung thư biểu mô tuyến nang nhày (Mucinous cystadenocarcinoma): u
gồm các cấu trúc nang là chủ yếu, lòng nang chứa đầy chất keo, các tế bào u
chế tiết nhày mạnh.
Ung thư biểu mô tuyến tế bào nhẫn (Signet-ring cell adenocarcinoma):
u giống với loại u cung loại ở đường tiêu hóa, vú. U gồm các ổ tế bào nhẫn
có thể xen lẫn với cấu trúc tuyến, nang…
Ung thư biểu mô tuyến tế bào sáng (clear cell adenocarcinoma): u có
cấu trúc nang, ống nhỏ với tế bào u có bào tương sáng.
1.7.3.3. Ung thư biểu mô tế bào lớn (Large cell carcinoma)
Là khối u không biệt hóa, không có các đặc điểm trên hiển vi quang học của
ung thư biểu mô vảy, ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào nhỏ.
Ung thư biểu mô thần kinh nội tiết tế bào lớn (Large cell
neuroendocrine carcinoma): U có dạng phát triển dạng tổ chức, bè, dạng hoa
hồng, hoặc dạng thùy phía ngoài là tế bào sắp xếp song song. Tế bào u kích
thước lớn, bào tương rộng. Hạt nhân nổi rõ giúp phân biệt với tế bào nhỏ. Chỉ
số nhân chia cao (>10/10 hpf; trung bình 66/10 hpf), nhiều vùng hoại tử.
Ung thư biểu mô thần kinh nội tiết tế bào lớn phối hợp: U gồm hai vùng
riêng biệt: vùng ung thư thần kinh nội tiết tế bào lớn và vùng phối hợp ung
thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô vảy, ung thư biểu mô tế bào khổng lồ,
ung thư biểu mô tế bào hình thoi.
Ung thư biểu mô dạng đáy (Basaloid carcinoma): là loại ung thư tế bào
lớn mà phía ngoại vi của ổ tế bào có dạng song song.
Ung thư biểu mô dạng u lympho biểu mô (Lymphoepithelioma-like

carcinoma): Mô u gồm những ổ tế bào kích thước lớn kết hợp với xâm nhập
nhiều lympho bào.
Ung thư biểu mô tế bào sáng (clear cell carcinoma): u có đặc điểm
giống với u cùng loại ở thận, tuyến giáp và tuyến nước bọt.
17
Ung thư biểu mô tế bào lớn với kiểu hình dạng cơ vân (Large cell
carcinoma with rhabdoid phenotype): u có trên 10% tổng số tế bào u có dạng
rhabdoid với nhiều thể vùi ưa acid trong bào tương (do các tơ trung gian tạo
thành).
1.7.3.4. Ung thư biểu mô tuyến vảy (Adenosquamous carcinoma)
Đây là loại ung thư biểu mô không phải tế bào nhỏ có thành phần vảy và
thành phần tuyến mỗi loại chiếm ít nhất 10% toàn bộ khối u. Sự không thuần
nhất mô học là liên tục cho cả hai loại vảy và tuyến. Chẩn đoán chính xác loại
u này cần lấy mẫu ở nhiều vùng khác nhau.
1.7.3.5. Ung thư biểu mô dạng sarcoma (Sarcomatoid carcinoma)
Ung thư biểu mô dạng sarcoma là nhóm ung thư biểu mô kém biệt hóa
không phải tế bào nhỏ của phổi có chứa thành phần biệt hóa sarcoma hoặc
dạng sarcoma (tế bào hình thoi và/hoặc tế bào khổng lồ). Hiện nay có 5 loại u
được xếp vào nhóm này bao gồm:
Ung thư biểu mô đa hình (Pleomorphic carcinoma): u bao gồm các
thành phần của ung thư biểu mô không phải tế bào nhỏ thông thường (vảy,
tuyến hoặc tế bào lớn) với ít nhất 10% tế bào hình thoi và/hoặc tế bào khổng
lồ ác tính.
Ung thư biểu mô tế bào hình thoi (Spindle cell carcinoma): u chỉ cấu tạo
đơn thuần bởi tế bào hình thoi thường tạo thành ổ hoặc bó bất thường; tế bào
có nhân tăng sắc, hạt nhân nổi rõ. Xâm nhập lympho-tương bào tạo thành ổ
rải rác hoặc bao quanh u. Một số hiếm trường hợp, xâm nhập nhiều tế bào
viêm gợi hình ảnh u nguyên bào xơ cơ viêm.
Ung thư biểu mô tế bào khổng lồ (Giant cell carcinoma): u bao gồm chủ
yếu là tế bào khổng lồ một và/hoặc nhiều nhân và không có dạng đặc trưng

của ung thư biểu mô tuyến, tế bào vảy hoặc tế bào lớn.
18
Carcinosarcoma: là u ác tính, bao gồm cả thành phần ung thư biểu mô
không phải tế bào nhỏ (ung thư biểu mô vảy, ung thư biểu mô tuyến, ung thư
biểu mô tế bào lớn và thành phần biểu mô gợi ung thư biểu mô tuyến bào
thai) và thành phần sarcoma (thành phần sarcoma có thể là sarcoma sụn,
xương hoặc cơ vân).
U nguyên bào phổi (Pulmonary blastoma): Đây là u ác tính hai pha chứa
thành phần biểu mô nguyên thủy (gợi lại ung thư biểu mô tuyến bào thai biệt
hóa cao) và thành phần trung mô nguyên thủy, đôi khi kèm theo ổ sarcoma
xương, sarcoma sụn hoặc sarcoma cơ vân. U bao gồm tuyến ác tính có dạng ống
nhỏ vùi trong trung mô nguyên thủy. Tế bào mô đệm có cấu trúc dạng mầm.
Chúng bao gồm tế bào hình thoi hoặc hình ovan, kích thước nhỏ, nằm trong mô
đệm dạng nhày bao quanh các tuyến giống như trong u Wilm của thận.
1.7.3.6. U carcinoid (Carcinoid tumour)
U carcinoid nằm trong nhóm u thần kinh nội tiết của phổi bao gồm:
UTBM thần kinh nội tiết tế bào lớn, SCC, u carcinoid điển hình và không
điển hình. . U gồm hai loại: u carcinoid điển hình và u carcinoid không điển
hình. Các tế bào u hình đa diện khá đều với bào tương dạng hạt mịn, hạt nhân
không rõ, bào tương hẹp. Dạng phát triển gợi ý biệt hóa thần kinh nội tiết bao
gồm: dạng tổ chức, bè, tế bào hình thoi, nhú, giả tuyến, hoa hồng, và dạng
nang. Mô đệm giàu mạch máu, một số ít trường hợp kính hóa hoặc dị sản
xương, sụn. Carcinoid điển hình (chiếm 80% đến 90% carcinoid của phổi):
kích thước trên 0,5 cm, 1 nhân chia/10 hpf, không có hoại tử. Carcinoid
không điển hình (chiếm 10% đến 20%): hoại tử ổ và có 2 đến 10 nhân
chia/10 hpf.
1.7.3.7. Ung thư biểu mô typ tuyến nước bọt (Salivary gland tumours)
Một số ung thư phổi xuất phát từ tuyến phế quản có đặc điểm của ung
thư tuyến nước bọt.
19

Ung thư biểu mô dạng biểu bì nhày (Mucoepidermoid carcinoma): là
khối u biểu mô ác tính đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào dạng vảy, các
tế bào tiết nhày và tế bào trung gian. U có mô học giống hệt với khối u cùng
tên của tuyến nước bọt.
Ung thư biểu mô nang dạng tuyến (Adenoid cystic carcinoma): là khối u
biểu mô ác tính, giống với u cùng tên ở tuyến nước bọt trong đó các tế bào u
biệt hóa theo hướng tế bào lót ống hoặc tế bào cơ biểu mô. U thường xâm lấn
nhu mô phổi, rốn phổi,trung thất. Tế bào u nhỏ, bào tương hẹp, nhân có hình
bầu dục gập góc, chất nhiễm săc đậm, ít nhân chia sắp xếp tạo cấu trúc mắt
sàng, ống, ổ đặc
Ung thư biểu mô cơ biểu mô (Epithelial-myoepithelial carcinoma): u bao
gồm tế bào cơ biểu mô với tế bào hình thoi, tế bào sáng hoặc dạng tương bào
và số lượng khác nhau của ống hình thành từ biểu mô. Đôi khi chỉ thấy toàn
tế bào cơ biểu mô. Ống dẫn thường lót bởi một lớp các tế bào đa diện bên
trong với bạch cầu ái toan và lớp tế bào có bào tương sáng bên ngoài. Hoạt
động phân bào thường ít.
1.7.4. Phân loại giai đoạn
* Phân loại TNM theo phân loại của Moutain CF 1997.
T: Khối u
- Tx: không đánh giá được khối u nguyên phát.
- T0: không phát hiện được bằng chứng nào của u nguyên phát ở phổi.
- Tis: UTBM tại chỗ
- T1: khối u có kích thước lớn nhất ≤ 3cm được bao quanh bởi nhu mô
phổi hoặc màng phổi lá tạng, không xâm lấn phế quản gốc trên nội soi.
20
- T2: Khối u có một trong các đặc điểm về kích thước hoặc mức lan:
• Kích thước lớn nhất > 3cm.
• Xâm lấn đến phế quản gốc, nhưng cách cựa khí phế quản ≥2cm.
• Xâm lấn vào màng phổi lá tạng
• Xẹp hoặc viêm phổi sau tắc phế quản đi kèm có thể vượt quá

vùng rốn phổi nhưng không chiếm toàn bộ một phổi.
- T3: Khối u kích thước bất kì nhưng có xâm lấn vào một trong các thành
phần sau: thành ngực, cơ hoành, màng phổi trung thất, lá thành màng
tim. Khối u ở trong phế quản gốc cách cựa khí phế quản ≤ 2cm nhưng
không xâm lấn vào nó; hoặc kèm với xẹp hoặc viêm toàn bộ một phổi
do tắc PQ
- T4: Khối u kích thước bất kì nhưng có xâm lấn vào một trong các thành
phần sau: trung thất, tim, các mạch máu lớn khí quản, thực quản, thân
đốt sống, cựa khí phế quản; một hoặc vài nốt u ở cùng thuỳ với khối u
chính, khối u với tràn dịch màng phổi có tế bào ác tính.
N: hạch vùng
- Nx: không đánh giá được hạch vùng
- No: không có di căn vào hạch vùng
- N1: di căn hạch quanh phế quản cùng bên (hoặc hảch rốn phổi) và
hạch trong phổi cùng bên, bao gồm cả sự xâm lấn trực tiếp của khối u vào các
hạch đó.
- N2: di căn đến hạch trung thất cùng bên và/ hoặc hạch dưới cựa khí
phế quản.
- N3: di căn đến hạch trung thất đối bên, hạch rốn phổi đối bên, hạch cơ
bậc thang cùng bên hoặc đối bên hoặc hạch thượng đòn.
21
M: di căn xa
- Mx: không đánh giá được di căn xa
- Mo: không có di căn xa
- M1: có di căn xa, bao gồm cả việc có các khối u nhỏ ở thuỳ phổi khác
(cùng hoặc đối bên)
* Xếp giai đoạn UTP không tế bào nhỏ :
- Ung thư biểu mô ẩn: TxNoMo
- Giai đoạn 0: TisNoMo
- Giai đoạn IA: T1NoMo

- Giai đoạn IB: T2NoMo
- Giai đoạn IIA: T1N1Mo
- Giai đoạn IIB: T2N1Mo, T3NoMo
- Giai đoạn IIIA: T1N2Mo, T2N2Mo, T3N1,2Mo
- Giai đoạn IIIB: Mọi T N3Mo; T4, mọi N, Mo
- Giai đoạn IV: Mọi T, mọi N, M1
1.8. Hóa mô miễn dịch
Nguyên lý cơ bản của HMMD
HMMD là một phương pháp nhuộm đặc biệt dựa trên phản ứng miễn
dịch của sự kết hợp giữa kháng nguyên - kháng thể và các hoá chất hiện màu
để làm hiện rõ phức hợp kháng nguyên kháng thể này. Các kháng nguyên có
thể hiện diện trong bào tương, màng tế bào hoặc nhân.
Các kháng thể bao gồm.
+ Kháng thể thứ nhất: chủ yếu là IgG kết hợp trực tiếp với kháng nguyên.
+ Kháng thể thứ hai: là kháng thể kháng kháng thể thứ nhất có nhiệm vụ
làm cầu nối giữa kháng thể thứ nhất với hệ thống phóng đại dấu hiệu nhận biết.
+ Hệ thống phóng đại gồm: một enzym, chất nền và chất màu.
Dùng các marker phù hợp với từng trường hơp cần chẩn đoán phân biệt.
22
1.9. Điều trị
1.9.1. Phẫu thuật
Phương pháp này có hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ và chưa có di
căn. Khoảng 20% bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này. Những
bệnh nhân được phẫu thuật lấy toàn bộ khối u có thời gian sống thêm lâu
dài hơn so với bệnh nhân không phẫu thuật được.
1.9.2. Xạ trị
Phương pháp này được áp dụng cho 35% bệnh nhân. Mục đích là phá
hủy khối u khi nó còn nhỏ (thường có đường kính 6 cm) và không có di
căn. Đối với những khối u lớn thì nó làm giảm sự phát triển của khối u.
1.9.3. Hóa chất

Hóa chất có tác dụng tốt ở hầu hết bệnh nhân ung thư phổi loại tế bào
nhỏ và đôi khi ở những loại ung thư phổi khác. Những tiến bộ gần đây về hóa
trị liệu đã làm giảm đáng kể những tác dụng phụ so với trước đây.
1.9.4. Điều trị hỗ trợ
Chỉ áp dụng cho khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn
không điều trị được bằng các phương pháp kể trên, bao gồm chăm sóc bệnh
nhân, điều trị triệu chứng và làm giảm đau.
1.9.5. Điều trị đích
Điều trị đích sử dụng các thuốc để ức chế sự phát triển và lan tỏa của các
tế bào ung thư. Các thuốc này làm thay đổi một phân tử hoặc một đường dẫn
đặc thù cần thiết cho sự phát triển của tế bào ung thư.
1.10. Tình hình nghiên cứu UTP trên thế giới và trong nước
1.10.1. Tình hình nghiên cứu UTP trên thế giới
UTP lần đàu tiên được mô tả bởi Laenec (1781-1826) vào năm 1805.
Năm 1912, Adler.I đã thu thập được 375 trường hợp ung thư phổi và công bố
trên y văn.
23
Năm 1979, Payne và cộng sự đã đối chiếu tế bào học và sinh thiết của
bệnh nhân UTP và cho kết quả là chỉ có 20% được chẩn đoán chính xác
UTBM tuyến [31]. Năm 1982, Clee và cộng sự công bố rằng tỷ lệ chẩn đoán
đúng UTBM tuyến là 50% [8]. Năm 1983, Tanaka T và cộng sự thì cho kết
quả là tỷ lệ nghiên cứu UTBM tuyến của họ đúng đến 84% [32]. Năm 1985,
Truong LD và cộng sự báo cáo rằng kết quả chẩn đoán đúng UTBM tuyến
thấp [33]. Năm 1993, Thomas và cộng sự đánh giá kết quả chẩn đoán đúng
UTBM tuyến là 50% trên sinh thiết [34]. Năm 2000, Edwards và cộng sự đối
chiếu sinh thiết và tế bào học trước với sau mổ cho kết quả: 44% bệnh nhân
có chẩn đoán đúng trước mổ là u ác tính, trong đó có 34% là NSCLC. Bệnh
nhân có ung thư biểu mô vảy được chẩn đoán u ác tính là 88% và tỷ lệ chẩn
đoán đúng là 75%. Bệnh nhân có ung thư biểu mô tuyến được chẩn đoán u ác
tính trước mổ là 64% và tỷ lệ chẩn đoán đúng là 35%. Bệnh nhân có chẩn

đoán NSCLC thì 55% có ung thư biểu mô tuyến, trong đó có 24% ung thư
biểu mô vảy [35]. Theo Hoffman P.C (2000) tỷ lệ ung thư biểu mô vảy giảm
từ 40% tổng số UTP ở Bắc Mỹ xuống 20-25% trong vòng 20 năm qua; ung
thư biểu mô tuyến tăng từ 20-25% lên tới 40%. Theo Minna J.D (1991), tỷ lệ
các typ mô bệnh học trong UTP là: ung thư biểu mô vảy 17%, ung thư biểu
mô tuyến 40%, ung thư biểu mô tế bào lớn 15% và ung thư biểu mô tế bào
nhỏ 25% [ dẫn theo 36].
1.10.2. Tình hình nghiên cứu UTP trong nước
UTP ở Việt Nam cũng được các nhà lâm sàng, bệnh học và dịch tễ học
nghiên cứu. Cấc đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ, nguyên nhân cũng
như triệu chứng học… của UTP đã được đề cập đến trong các công trình
nghiên cứu của Hoàng Đình Cầu (1991), Nguyễn Việt Cồ (1994), Bùi Xuân
Tám (1991), Hoàng Long Phát (1990), Nguyễn Bá Đức (2006)… [37, 38,
19, 39, 40].
24
Các nghiên cứu về chẩn đoán típ mô bệnh học đã có nhiều công trình
được công bố của các tác giả như: Nguyễn Vượng, Ngô Thu Thoa (1987),
Nguyễn Vượng, Lê Trung Thọ (2004) … [41, 18, 36]. Trong đó có nghiên
cứu của Nguyễn Vượng, Lê Trung Thọ (2004) đối chiếu giữa kết quả mô
bệnh học trước và sau phẫu thuật của UTP với tỷ lệ các loại ung thư là:
UTBM vảy 36,36%; UTBM tuyến 24,24%; UTBM tế bào lớn 12,12%;
UTBM tuyến vảy 9,09%; UTBM TBN 15,15% và tỷ lệ dương tính là 34/36
trường hợp.
25
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán mô bệnh học trước phẫu thuật là
UTBM không tế bào nhỏ của phổi tại Bệnh viện Bạch Mai và được chuyển

điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 từ 01/01/2011
đến 30/6/2013.
Số lượng các trường hợp nghiên cứu là 48, trong đó có 36 trường hợp hồi
cứu và 12 trường hợp tiến cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn
 Chẩn đoán MBH sau phẫu thuật là UTBM không tế bào nhỏ của phổi
các giai đoạn ở cả nam và nữ
 Bệnh nhân được mổ lần đầu
 Bệnh nhân được mổ cắt thùy phổi hay cả một phổi tại Bệnh viện 108 và
làm xét nghiệm mô bệnh học
 Mẫu bệnh phẩm lấy đúng, đủ, còn lưu trữ đầy đủ tiêu bản, khối nến
 Bệnh nhân có hồ sơ lưu trữ đầy đủ.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
 Bệnh án điều trị có chẩn đoán UTBM không tế bào nhỏ nhưng không
có kết quả MBH sau phẫu thuật.
 Các khối u di căn tới phổi.
 Hồ sơ bệnh án không có đầy đủ thông tin cần thiết.
 Tiêu bản lưu trữ không đảm bảo chất lượng để đọc kèm theo mất block.

×