Lời nói đầu
Nước ta chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị
trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế có sự quản lý của Nhà
nước là một tất yếu. Chính vì thế đòi hỏi mỗi thành phần kinh tế nói chung
và các doanh nghiệp nói riêng phải đầu tư về mọi mặt cả về trí tuệ và tiền
vốn để tồn tài và phát triển không ngừng.
Tuân theo quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường các doanh
nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại lại càng phải nghiên cứu,
đầu tư để tồn tại và phát triển. Để đứng vững trên thị thương trường, doanh
nghiệp thương mại phải có được chỗ đứng của mình, kinh doanh có hiệu
quả. Cụ thể phải đầu tư nghiên cứu thị trường làm sao đẩy mạnh tiêu thụ
hàng hóa,sản phẩm, chi phí kinh doanh hợp lý, khai thác nguồn hàng phong
phú để cuối cùng có được lợi nhuận tối đa.
Để thực hiện được mục đích doanh nghiệp đề ra, trong công tác tổ
chức quản lý sản xuất kinh doanh thì kế toán tài chính giữ một vai trò quan
trọng, nó là công cụ quản lý chính xác, kịp thời cho lãnh đạo doanh nghiệp
để có được đường lối phát triển đúng đẵn, đạt hiệu quả cao trong công tác
quản lý doanh nghiệp.
Nhận thức được vấn đề trên, công tác kế toán tài chính của các doanh
nghiệp thương mại trong điều kiện kinh tế hiện nay ngày càng đòi hỏi phải
được củng cố và hoàn thiện. Sau khi được đào tạo về lý luận kế toán tài
chính kết hợp với thực tiễn trong thời gian thực tập tại Công ty Vật liệu xây
dựng Hà Nội - Sở Thương mại Hà Nội, với nhận thức, thời gian thực tập
và khả năng trình độ có hạn nhưng em vẫn mạnh dạn nghiên cứu và đề cập
đến một số vấn đề công tác kế toán tài chính của Công ty.
Báo cáo gồm những phần cơ bản sau :
Phần I : Tổng quan về Công ty Vật liệu xây dựng Hà Nội
1
1
Phần II : Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính của
Công ty
Phần III : Tình hình thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kế
toán cơ bản
Phần IV : Công tác phân tích hoạt động kinh tế tại Công ty
2
2
Phần I
Tổng quan về Công ty Vật liệu xây dựng Hà Nội
I- Đặc điểm tình hình chung của Công ty Vật liệu xây dựng Hà Nội :
1- Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công
ty:
Công ty Vật liệu xây dựng Hà Nội được thành lập theo Quyết định
số 97 BCT/QĐ/KB ngày 29/8/1954 của Bộ nội thương. Khi thành lập Công
ty số công nhân viên được tập hợp chủ yếu là tiểu thương, tiểu buôn tre, gỗ
với những thợ thủ công với tổng số gần 100 công nhân viên. Trụ sở Công
ty tại 44B Hàng Bồ - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Với nhiệm vụ phục vụ
kinh doanh hàng lâm thổ sản phục vụ đời sống của nhân dân Thủ đô.
Căn cứ nghị định 388/CP, Công ty Vật liệu xây dựng Hà Nội được
UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 2881/QĐ-UB ngày 17/11/1992
là một Công ty được kinh doanh với chức năng nhiệm vụ " kinh doanh
hàng vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, thiết bị vệ sinh, đồ gỗ gia
dụng, tổ chức các dịch vụ phục vụ đời sống " Trong kinh tế thị trường,
Công ty không còn độc quyền về hoạt động kinh doanh các mặt hàng vật
liệu xây dựng, trang trí nội thất, gạch , ngói... nhưng đến nay đã mở rộng
mối quan hệ với các đối tác, xác định lại phương hướng , nhiệm vụ trong
sản xuất kinh doanh, đổi mới bộ máy quản lý, đào tạo và nâng cao trình độ
chuyên môn của cán bộ. Tổng số CBCNV Công ty hiện nay là 180 người.
Công ty đã năng động tìm kiếm các nguồn hàng phong phú đa dạng,
bán hàng đến tận chân công trình và phục vụ bán lẻ cho nhân dân. Công ty
còn đứng ra nhận đại lý tiêu thụ hàng hóa cho các Công ty sản xuất lớn như
Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng, Công ty xi măng ChinFon, Công ty gạch
ốp lát Thái Bình... Để có lượng hàng thường xuyên cung cấp cho thị trường
nhằm bình ổn giá cả, Công ty tiến hành dự trữ, bảo quản một số mặt hàng
chủ yếu, tổ chức tốt hệ thống kho hàng.
3
3
Là một doanh nghiệp thương mại , việc cạnh tranh trong kinh doanh
là một yếu tố khách quan không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường.
Để đứng vững được, Công ty đã làm tốt công tác nghiên cứu thị trường,
nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sản
xuất kinh doanh phát triển đem lại hiệu quả cao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
đối với Nhà nước, trả lương cho người lao động và có tích lũy để tái sản
xuất mở rộng.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, được sự giúp đỡ của
Thành ủy, UBND thành phố, Sở Thương mại Hà Nội, Công ty đã không
ngừng phấn đấu vươn lên hoàn thành các nhiệm vụ được giao, phát triển
Công ty ngày một lớn mạnh , khẳng định được chỗ đứng của mình trong
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Một số chỉ tiêu kinh tế Công ty đã thực hiện được qua các năm gần
đây như sau :
Năm
Các chỉ tiêu
Doanh thu
Lợi nhuận
trước thuế
Thu nhập b/q
người/tháng
Thuế và các khoản
nộp NSNN
1998 65.268 triệu đồng 34 triệu đồng 350.000 đồng 328 triệu đồng
1999 63.781 triệu đồng 11 triệu đồng 400.000 đồng 341 triệu đồng
2000 63.367 triệu đồng 20 triệu đồng 450.000 đồng 517 triệu đồng
Do tình hình thị trường, các mặt hàng kinh doanh của Công ty không
phải là mặt hàng độc quyền do vậy cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả
sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty chưa mở rộng được mạng lưới
tiêu thụ hàng hóa sản phẩm tại các tỉnh, thành phố khác và và chức năng
kinh doanh bao gồm cả dịch vụ phục vụ đời sống , khách sạn, đồ điện tử,
xe máy... chưa được Công ty khai thác.
2- Cơ cấu tổ chức của Công ty Vật liệu xây dựng Hà Nội :
* Khối các phòng ban Công ty :
- Ban giám đốc : Giám đốc và 3 phó giám đốc
4
4
- Các phòng chức năng : Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Kế
hoạch nghiệp vụ, Phòng Kế toán tài vụ, Ban thanh tra.
* Các cửa hàng trực thuộc : 6 cửa hàng
- Cửa hàng VLXD Hoàn Kiếm
- Cửa hàng VLXD Đống Đa
- Cửa hàng VLXD Hai Bà Trưng
- Cửa hàng VLXD Ba Đình
- Cửa hàng VLXD Tổng Hợp
- Cửa hàng VLXD Tây Hồ
Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty :
5
5
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng
TCHC
Phòng
KHNV
Phòng
KTTV
Ban
Thanh tra
Cửa
hàng
VLXD
Hoàn
Kiếm
Cửa
hàng
VLXD
Đống
Đa
Cửa
hàng
VLXD
Hai Bà
Trưng
Cửa
hàng
VLXD
Ba Đình
Cửa
hàng
VLXD
Tây Hồ
Cửa
hàng
VLXD
Tổng
Hợp
- Giám đốc là người được Nhà nước bổ nhiệm và chịu trách nhiệm
trước Nhà nước về toàn bộ vốn, tài sản và mọi chỉ đạo về hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
- Các Phó giám đốc và các phòng chức năng có trách nhiệm tham
mưu cho giám đốc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh mà Nhà nước
giao.
- Các đơn vị trực thuộc : Trong công tác sản xuất kinh doanh đều
dưới sự quản lý của Công ty, hạch toán báo số về Công ty, thực hiện các
nhiệm vụ Công ty giao.
Quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu trên địa bàn
Thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành phố trong nước với số lượng đội
ngũ CBCNV được trang bị cả về trình độ lý luận và nghiệp vụ.
II- Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty :
1- Tổ chức bộ máy kế toán tài chính :
- Trưởng phòng Kế toán tài vụ : Phụ trách chung, là người chịu trách
nhiệm trước Giám đốc về việc quản lý vốn, tài sản, chỉ đạo trực tiếp các
đơn vị trực thuộc về hạch toán kế toán.
- Kế toán viên gồm 4 người (theo dõi chi tiết theo sơ đồ sau )
- ở từng đơn vị trực thuộc đều có 1 kế toán theo dõi trực tiếp và hạch
toán báo sổ về Công ty.
Sơ đồ bộ máy kế toán tài vụ :
6
6
Trưởng phòng kế toán tài vụ
Kế toán
vốn bằng
tiền thanh
toán công
nợ, giao dịch
ngân hàng
Kế toán
tập hợp chi
phí , TSCĐ,
tiền lương,
BHXH, thuế
Kế toán
tiêu thụ và
xác định
kết quả
Kế toán
tổng hợp
và kiểm tra
Thủ quỹ
Kế toán các đơn vị trực thuộc
Thủ quỹ
2- Công tác kế toán :
Công ty áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung, các đơn vị trực
thuộc hạch toán báo số về Công ty. côngty tổ chức hệ thống số kế toán
hoàn chỉnh tiến hành các công tác kế toán tổng hợp chi tiết. Phòng kế toán
có trách nhiệm lập báo cáo tài chính, cung cấp chính xác tình hình biến
động và kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
cho các đối tượng cần quan tâm.
Công ty áp dụng hình thức kế toán : Nhật ký chứng từ , kế toán hàng
tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Niên độ kế toán bắt đầu
từ 01/01 kết thúc 31/12. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán :
VNĐ. Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp khấu hao TSCĐ : theo phương pháp tình khấu hao
tuyến tính (hay còn gọi là khấu hao theo đường thẳng)
Phương pháp đánh giá hàng tồn kho : theo phương pháp nhập trước ,
xuất trước, kiểm kê theo thực tế.
Phần II
Tình hình tổ chức thực hiện công tác tài chính của Công ty
7
7
I- Công tác phân cấp quản lý tài chính . Kế hoạch hóa tài chính :
Để phát huy vai trò trong quản lý kinh tế nói chung và quản lý kinh
doanh nói riêng, công tác tài chính kế toán cần được tổ chức một cách khoa
học hợp lý ; thực hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu của chế độ kế toán Nhà
nước đã ban hành ; đảm bảo thống nhất về nội dung cũng như phương pháp
xác định chỉ tiêu về kinh tế phục vụ cho quá trình quản lý, kinh doanh sản
xuất của Công ty.
Từ đặc điểm tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý (đã nêu ở phần I)
phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý tại Công ty, nhiệm vụ của Phòng
kế toán tài vụ là tham mưu ; Lập kế hoạch tài chính đảm bảo yêu cầu mà
Giám đốc Công ty giao, từ đó có kế hoạch chỉ đạo xuống 6 đơn vị trực
thuộc, thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu tài chính đã giao ; Tính toán ghi chép
chính xác về nguồn vốn, tình hình TSCĐ, hàng hóa, các loại vốn bằng tiền,
phản ánh chính xác kịp thời về biến động của nguồn vốn ; Giúp Giám đốc
nắm bắt nhanh chính xác về thông tin kinh tế, phân tích tình trạng sản xuất
kinh doanh, hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra đúng đường lối chính sách của
Nhà nước.
Các đơn vị trực thuộc Công ty thực hiện theo sự chỉ đạo của Giám
đốc và có trách nhiệm nghĩa vụ đảm bảo đúng các chỉ tiêu tài chính được
giao.
Đầu năm tài chính, căn cứ vào các quyết định, thông tư hướng dẫn
của các cấp quản lý (như chi cục Tài chính doanh nghiệp, Sở chủ quản...)
Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm về các chỉ tiêu cụ
thể : Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, kế hoạch tiền lương...
Trên cơ sở đó Công ty ra quyết định tài chính về cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu
tài sản, phân phối thu nhập. Công ty xây dựng các kế hoạch tài chính xuống
các đơn vị trực thuộc bằng các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện thành công
những quyết định tài chính đã đề ra. Bám sát nguyên tắc kế hoạch gắn với
8
8
thị trường, theo dõi sát sao thị trường, giao trách nhiệm vật chất song song
chế độ khuyến khích vật chất đối với người lao động. Các đơn vị trực thuộc
phải thường xuyên báo cáo những biến động về tình hình sản xuất kinh
doanh, tài chính lên Công ty để Giám đốc và các phòng ban chức năng có
sự chỉ đạo kịp thời , hợp lý.
Việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính ở Công ty được
Công ty xác định là có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc kế hoạch
hóa công tác tài chính, qua đánh giá mới phát hiện được nguyên nhân thành
công, thất bại để tìm ra những biện pháp hữu hiệu phát huy thế mạnh , khắc
phục điểm yếu tồn tại để có hiệu quả cao hơn cho những kỳ sau.
II- tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty :
Công ty chủ yếu sử dụng vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh, tuy
nhiên không xem nhẹ cho đầu tư chiều sâu cho đào tạo, đầu tư cho mở rộng
quy mô kinh doanh, nâng cấp toàn diện một số điểm kinh doanh trọng yếu.
Việc sử dụng vốn của Công ty trên nguyên tắc : có mục đích rõ ràng
và hiệu quả kinh tế, không dùng cho những mục đích có lợi ích khác với lợi
ích của doanh nghiệp. Để tăng hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo đáp ứng
kịp thời cho phương án sản xuất kinh doanh, Công ty đã triển khai huy
động vốn ngoài nguồn vốn do ngân sách cấp từ các nguồn :
- Vay vốn ngắn hạn ngân hàng.
- Nguồn vốn trong thanh toán (nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp)
- Nguồn vốn huy động từ CBCNV trong Công ty, trả lãi suất = lãi
suất vay ngân hàng hiện hành.
Tình hình cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của Công ty từ số liệu
trên bảng cân đối kế toán năm 2000 :
9
9
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch
Số tiền
triệu đồng
Tỉ trọng
%
Số tiền
triệu đồng
Tỉ trọng
%
Số tiền
triệu đồng
Tỉ lệ
%
Nợ phải trả 5.923 69,58 9.148 77,82 (+) 3.225 54,45
Nguồn vốn chủ sở hữu 2.590 30,42 2.608 22,18 (+) 18 0,69
Tổng cộng nguồn vốn 8.513 100 11.756 100 (+) 3.243 38,09
Số vốn để sản xuất kinh doanh được huy động từ bên ngoài rất lớn
đầu năm chiếm 69,58%, cuối năm chiếm 77,82% trên tổng nguồn vốn.
Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỉ trọng không lớn trên tổng nguồn vốn cho
nên việc Công ty huy động các nguồn vốn khác để đáp ứng nhu cầu sản
xuất kinh doanh là hợp lý. Tỉ trọng nợ phải trả cuối năm tăng so với đầu
năm là 8,24%, Công ty không giảm bớt được mức độ phụ thuộc về nguồn
vốn đối với các đối tác bên ngoài.
Trên bảng phân tích, nguồn vốn tăng lên 3.243 triệu đồng chủ yếu là
do sự biến động của nợ phải trả, nợ phải trả tăng lên 99,44% trong tổng số
tăng nguồn vốn, các khoản nguồn vốn huy động trong nợ phải trả rất quan
trọng phải thu hồi trong thời gian ngắn đồng thời đảm bảo thanh toán cho
nên nó gây biến động lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty cuối năm so với đầu năm là 18 triệu
đồng, nguồn vốn tự bổ sung tăng, nguồn vốn ngân sách cấp tăng, đây là
biểu hiện tốt của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
III- Tình hình tài chính :
1- Các chỉ tiêu về hiệu quả vốn kinh doanh :
Hiệu quả vốn kinh doanh là một chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá
một cách tổng quát trong việc quản lý và sử dụng toàn bộ vốn của Công ty.
Khi phân tích hiệu quả vốn kinh doanh, tính toán theo các chỉ tiêu sau :
- Số vòng chu chuyển của vốn kinh doanh :
-
Tổng mức doanh thu thực hiện trong kỳ (giá vốn)
10
10
Số vòng chu chuyển =
của vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
- Hệ số phục vụ của vốn kinh doanh :
Tổng mức doanh thu thực hiện trong kỳ (giá bán)
Hệ số phục vụ =
của vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
- Hệ số lợi nhuận của vốn kinh doanh :
Tổng mức lợi nhuận thực hiện trong kỳ
Hệ số lợi nhuận =
của vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
Dưới đây là bảng số liệu phân tích hiệu quả vốn kinh doanh của
Công ty trong 2 năm 1999 và 2000:
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000
So sánh
Số tuyệt đối tỉ lệ %
1- Doanh thu thực hiện (giá vốn) 63.535,2 63.346,6 (-) 188,6 (-) 0,29
2- Doanh thu thực hiện (giá bán) 63.546,8 63.367 (-) 179,8 (-) 0,28
3- Lợi nhuận 11,6 20,4 (+) 8,8 (+) 75,8
4- Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ 2.249 2.336 (+) 87 (+) 3,87
5- Số vòng chu chuyển vốn kinh doanh 28,25 27,117 (-) 1,133 (-) 4,01
6- Hệ số phục vụ của vốn kinh doanh 28,26 27,126 (-) 1,134 (-) 4,01
7- Hệ số lợi nhuận của vốn kinh doanh 0,0051 0,0087 (+) 0,0036 (+) 70
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả vốn kinh doanh của Công
ty năm 2000 so với năm 1999 thấp hơn về số vòng chu chuyển vốn là 4,01
vòng nhưng hệ số lợi nhuận của vốn kinh doanh cao hơn 70%, Công ty đã
chủ động dự trữ hàng hóa để phục vụ sản xuất kinh doanh cả về số lượng
và thời gian tiêu thụ hàng hóa do vậy mặc dù vòng chu chuyển vốn kinh
doanh thấp hơn nhưng lợi nhuận đạt được cao hơn năm 1999.
11
11
2- Các chỉ tiêu về hiệu quả chi phí kinh doanh :
Hiệu quả chi phí kinh doanh thể hiện ở 2 chỉ tiêu :
- Hệ số phục vụ chi phí kinh doanh :
Tổng mức doanh thu thực hiện trong kỳ
Hệ số phục vụ =
chi phí kinh doanh Tổng mức chi phí, giá thành thực hiện trong kỳ
- Hệ số lợi nhuận của chi phí kinh doanh :
Tổng mức lợi nhuận thực hiện trong kỳ
Hệ số lợi nhuận =
của chi phí kinh doanh Tổng mức chi phí, giá thành thực hiện trong kỳ
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000
So sánh
Số tuyệt đối tỉ lệ %
1- Doanh thu thực hiện 63.546,8 63.367 (-)179,8 (-) 0,28
2- Tổng chí phí, giá thành thực hiện 63.535,2 63.346,6 (-)188,6 (-) 0,29
3- Tổng lợi nhuận thực hiện 11,6 20,4 (+) 8,8 (+) 75,8
4- Hệ số phục vụ chi phí kinh doanh 1,00018 1,00032 (+) 0,00014 (+) 0,0139
5- Hệ số lợi nhuận chi phí kinh doanh 0,00018 0,00032 (+) 0,00014 (+) 77,7
Doanh thu của Công ty năm 2000 so với 1999 giảm 179,8 triệu đồng,
lợi nhuận thực hiện tăng 8,8 triệu đồng, hiệu quả chi phí kinh doanh tốt hơn
so với năm 1999.
3- Các chỉ tiêu về bảo toàn và tăng trưởng vốn của Công ty :
a- Bảo toàn vốn
Bảo toàn vốn = Vốn cuối năm - Vốn đầu năm x Hệ số trượt giá
= 2.608.904.909 đồng - 2.590.807.149 đồng x 1
= 18.097.760 đồng
b- Tốc độ tăng trưởng vốn hàng năm (%)
12
12