Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Dự toán ngân sách và ý nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.16 MB, 15 trang )

KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
MÔN : KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 2
TIỂU LUẬN
Lớp : 212701001
GVHD : Ths. Cao Thị Cẩm Vân
Nhóm : 9

TP.Hồ Chí Minh, Tháng 09 Năm 2010
Danh sách nhóm 9
1) Phan Thị Hạnh 07705601
2) Lưu Thị Kim Hồng 07709131
3) Trần Thị Kim Hồng 07704361
4) Lê Thị Kim Liên 07705061
5) Trần Hoàng Bích Liên 07707851
6) Nguyễn Ngọc Diễm 07710661
7) Vy Mai Oanh ` 07704971
8) Võ Thị Ý Nhi 07708871
9) Trần Thị Kim Thoa 07704731
10)Nguyễn Thị Kim Ngân 07704751
rải qua hơn hai mươi năm đổi mới đất nước, nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể trên con đường hội nhập. Vừa tận dụng phát huy
những điều kiện sẵn có, vừa kết hợp các thuận lợi khi hội nhập với nền kinh tế
quốc tế, điều này đã làm cho Việt Nam đang thay đổi từng ngày. Song song với sự
phát triển đó, thì chế độ kế toán tại các doanh nghiệp ở nước ta cũng ngày càng
hoàn thiện để góp phần vào việc nâng cao chất lượng quản lý kinh tế của nhà nước
và doanh nghiệp.
T
Nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải
năng động sáng tạo, nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh tế và đẩy nhanh hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Và để có được những chính sách hợp lý,
thì việc đòi hỏi có những thông tin kế toán kịp thời, chính xác là điều rất quan


trọng. Một trong những thông tin đó, thông tin của nhà kế toán quản trị là một
trong những thông tin không thể thiếu và nó đã góp một phần không nhỏ trong
việc ra quyết định của những người quản lý, điều hành. Dựa trên những thông tin
này, doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược maketting, bán hàng,chăm sóc khách
hàng…Điều này đòi hỏi bộ phận kế toán quản trị phải phát huy hết khả năng của
mình nhằm đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh và đó cũng là lý do em chọn đề tài
này. Các số liệu trong bài là số liệu do phòng kế toán cung cấp.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu thực tế và áp
dụng các kiến thức đã học nhưng do thời gian có hạn và vốn kiến thức còn hạn
chế, nên trong tiểu luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Nhóm
em kính mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài tiểu luận của
nhóm được hoàn thiện hơn.
Tập thể nhóm 9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. 1 ĐỊNH NGHĨA DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
Dự toán ngân sách là việc sử dụng vốn và cách tính toán toàn diện mục tiêu
kinh tế, tài chính mà doanh nghiệp cần phải đạt được trong kỳ hoạt động, nguồn
lực khác để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
Dự toán là một công cụ của nhà quản lý, được sử dụng trong việc lập kế hoạch,
kiểm soát và đánh giá hoạt động
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
Có tính đến sự tác động của bên ngoài, doanh nghiệp không kiểm soát được :
môi trường kinh doanh, chính sách của nhà nước… và sự tác động nội bộ,
doanh nghiệp có thể kiểm soát được: chương trình quảng cáo khuyến mãi…
Toàn diện mọi hoạt động của toàn doanh nghiệp bao gồm dự toán lập cho mỗi
bộ phận và toàn doanh nghiệp.
Phối hợp giữa các bộ phận, dự toán của các bộ phận được lập hài hòa với
nhau.
Dự toán cho các hoạt động và các nguồn lực. Các hoạt động thể hiện qua

doanh thu và chi phí nên dự toán phải định lượng được doanh thu và chi phí,
dự toán các nguồn lực là dự toán các loại tài sản và nguồn tài trợ.
Liên quan đến một thời hạn cụ thể của tương lai.
Định lượng
1.3 MỤC ĐÍCH CỦA DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm
Phối hợp cac hoạt động chức năng trong toàn doanh nghiệp
Truyền đạt kế hoạch hoạt động đến các cấp quản trị viên
Thúc đẩy các nhà quản trị chức năng phấn đấu hoàn thành nhằm đạt mục
tiêu chung toàn doanh nghiệp
Đánh giá tình hình hoạt động ở các cấp quản trị khác nhau
1.4 Ý NGHĨA CỦA DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
• Dự toán là sự tiên liệu tương lai có hệ thống nhằm cung cấp cho nhà quản lý các
mục tiêu hoạt động thực tiễn, trên cơ sở đó kết quả thực tế sẽ được so sánh và
đánh giá. Biện pháp này nâng cao vai trò kế toán trách nhiệm trong kế toán quản
trị
• Dự toán là cơ sở để nhà quản lý tổ chức thực hiện nhiệm vụ của doanh nghiệp, là
phương tiện để phối hợp các bộ phận trong doanh nghiệp và gíup các nhà quản
lý biết rõ cách thức các hoạt động trong doanh nghiệp đan kết với nhau
• Dự toán là phương thức truyền thông để các nhà quản lý trao đổi các vấn đề liên
quan đến mục tiêu, quan điểm và kết quả đạt được. Lập dự toán cho phép các
nhà quản lý xây dựng và phát triển nhận thức về sự đóng góp của mỗi hoạt động
đến hoạt động chung của toàn doanh nghiệp.
1.5 PHÂN LOẠI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH
1.5.1 Phân loại theo công dụng:
Dự toán hoạt động là dự toán phản ánh mức thu nhập và chi phí đòi hỏi để
đạt mục tiêu lợi nhuận.
 Đối với những công ty sản xuất công nghiệp:
+ Dự toán chi phí sản xuất chung
+ Dự toán giá vốn hàng bán

+ Dự toán chi phí bán hàng
+ Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Dự toán chi phí tài chính
 Đối với những công ty thương mại:
Các dự toán hoạt động của công ty thương mại khác với công ty sản xuất
công nghiệp ở chỗ: công ty thương mại không có dự toán sản xuất, thay vào
đó là dự toán mua hàng; công ty thương mại cũng không có dự toán NVL
trực tiếp. Các dự toán khác thì được lập tương tự như công ty sản xuất.
 Đối với những công ty dịch vụ:
Căn cứ trên dự toán về doanh thu cung cấp dịch vụ, công ty sẽ thiết lập các
dự toán hoạt động. Về cơ bản, các dự toán hoạt động của công ty dịch vụ
giống với các dự toán của công ty sản xuất. Điểm khác biệt là công ty dịch vụ
không có dự toán thành phẩm tồn kho.
Dự toán tài chính là dự toán phản ánh tình hình tài chính theo dự kiến và
cách thức tài trợ cần thiết cho các hoạt động đã lập dự toán.
- Dự toán tài chính: bao gồm
+ Dự toán vốn (dự toán đầu tư)
+ Dự toán vốn bằng tiền
+ Báo cáo kết quả kinh doanh dự toán
+ Bản cân đối kế toán dự toán
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự toán
1.5.2 Phân loại theo mức hoạt động:
Dự toán cố định ( dự toán tĩnh ): là dự toán được lập trên cơ sở một mức
hoạt động nhất định.
Dự toán linh hoạt (dự toán biến đổi): là dự toán được lập trên cơ sở nhiếu
mức hoạt động.
1.5.3 Phân loại theo thời kỳ:
Dự toán ngắn hạn được xem là dự toán cơ bản chủ đạo được lập cho từng
tháng, từng quý hay theo năm. Dự toán này liên quan đến hầu hết mọi hoạt
động của doanh nghiệp.

Dự toán dài hạn còn được gọi là dự toán vốn hoặc dự toán đầu tư (capital
budget), được lập liên quan đến việc đầu tư của doanh nghiệp.
Dự toán đầu tư được xem như nền tảng cho chiến lược phát triển của doanh
nghiệp. Ta có thể phân biệt các hình thức đầu tư khác nhau:
- Đầu tư thay thế. Các đầu tư này có mục đích duy trì tài sản của doanh nghiệp
và như vậy sẽ đảm bảo đổi mới được tài sản cố định trong doanh nghiệp.

×