Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty cổ phẩn dịch vụ bưu chính viễn thông sài gòn – chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.67 KB, 51 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
MỤC LỤC
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CP : Cổ Phần
BC – VT : Bưu Chính Viễn Thông
CPDV : Cổ Phần Dịch Vụ
HC-NS : Hành Chính Nhân Sự
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
DANH MỤC BẢNG BIẾU
Bảng 1.1. Bảng cước dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước. (phụ lục 2)
Error: Reference source not found
Bảng 1.2. Bảng giá quốc tế. (phụ lục 3) Error: Reference source not found
Bảng 1.3. Bảng cước dịch vụ chuyển phát thường trong nước Error:
Reference source not found
Bảng 1.4. Bảng cước dịch vụ cộng thêm Error: Reference source not found
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
PHẦN 1 – TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ
THUẬT VÀ SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẨN DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
SÀI GÒN – CHI NHÁNH HÀ NỘI
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CPDV
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG SÀI GÒN – CHI NHÁNH HÀ NỘI.


Logo SPT là của thương hiệu Saigon Postel - nhà cung cấp dịch vụ bưu
chính - viễn thông. SPT luôn cam kết mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa
dạng, chất lượng và sự hài lòng với phong cách chuyên nghiệp, năng động và thân
thiện.
Về tạo hình, vòng tròn của logo tượng trưng cho sự tròn trịa, sự vận hành và
xoay chuyển thông suốt trong hệ thống của thương hiệu; nó cũng thể hiện tính linh
hoạt và năng động của thương hiệu Saigon Postel trên thương trường. Hai nét sọc
giữa của vòng tròn thể hiện sóng viễn thông, cũng như cách điệu hình thể đất nước
Việt Nam – tôn vinh giá trị của đất nước, con người Việt Nam. Những nét tiếp giáp
giữa hai chữ S là sự kết nối liên tục, thể hiện sự chính xác và đồng nhất trong mọi
hoạt động. Tổng thể hình tròn được thiết kế cân xứng, thể hiện triết lý Á Đông về
tính hài hòa, diễn đạt sự quan tâm đến cân bằng lợi ích của công ty với tất cả các
bên liên quan. Nhóm ký tự SPT là tên viết tắt của Saigon Postel Corp., nét chữ
nghiêng theo hướng tiến về phía trước, thể hiện sự bền bỉ và ý chí tiến lên trong môi
trường kinh doanh.
Về màu sắc, logo sử dụng màu xanh dương sậm - được xem là màu của sự
thân thiện, chuyên nghiệp và công nghiệp hiện đại.
Nhìn tổng thể, logo SPT thể hiện sự hài hòa, pha trộn được các yếu tố về
truyền thống dân tộc, âm – dương, sự hiện đại, ý chí vượt lên của thương hiệu.
Đồng thời, luôn thể hiện việc sẵn sàng cho sự kết nối về một tương lai tốt đẹp hơn,
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
1
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
được hình thành từ sự khẳng định của niềm tin ngay hôm nay.
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông Sài
Gòn – Chi nhánh Hà Nội.
Địa chỉ: 69, Lê Văn Lương kéo dài, Thanh Xuân, Hà Nội.
Số điện thoại: 043.556.9696
Số Fax: 043.556.9571

Website:
Mã số thuế: 0300849034-007
Tổng Giám đốc: Hoàng Sỹ Hóa
Giám đốc: Ngô Sỹ Sơn
Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông Sài Gòn – chi nhánh Hà
Nội được thành lập theo quyết định số chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh:
0113004911 và số chứng nhận đăng ký kinh doanh: 06490, cấp ngày 01/10/2003 do
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp. Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Bưu
Chính Viễn Thông Sài Gòn là một trong những doanh nghiệp chuyển phát nhanh
trong và ngoài nước của Việt Nam. Chuyên tư vấn và cung cấp các giải pháp quản
lý liên quan đến dịch vụ logistics nói chung và các dịch vụ Nhận - Chuyển - Phát
các sản phẩm thư tín, tài liệu, hàng hoá nói riêng đi đến các Tỉnh, Thành phố trong
và ngoài nước. Với mong ước cung cấp cho quý khách một dịch vụ NHANH
CHÓNG + CHÍNH XÁC + AN TOÀN nhằm chuyển đến các thông tin, sản phẩm
hàng hoá đến tay người nhận một cách hiệu quả nhất.
Dịch vụ SGP luôn đi cùng 8 phương châm:
- Hỗ trợ, tư vấn rõ ràng khi sử dụng dịch vụ;
- Hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp;
- Đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình; Phục vụ nhận và phát tại địa
chỉ;
- Hậu mãi, chu đáo với khách hàng trong suốt thời gian phục vụ;
- Giá cước hợp lý;
- Thanh toán đa dạng: trả ngay, chuyển khoản, thanh toán tập trung, thu
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
2
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
cước nơi người nhận;
- Chính sách ưu đãi khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ SGP;
- Phạm vi phục vụ phủ khắp cả nước.

Các mốc sự kiện của Công ty CP Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông Sài Gòn-
chi nhánh hà nội :
27/12/1995 : Thành lập CÔNG TY CP DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG SÀI
GÒN –CHI NHÁNH HÀ NỘI - SPT
19/10/1996 : Triển khai kinh doanh dịch vụ thiết bị viễn thông
12/1996 : Chính thức cung cấp dịch vụ chuyển phát bưu phẩm trong nước và quốc tế
(SaigonPost)
1997 : Cung cấp dịch vụ Internet(SaigonNet)
1999 : Cung cấp thông tin lên mạng Internet (ICP – SaigonNet.vn,
SaigonNews.vn)
2001 : Cung cấp dịch vụ gọi đường dài trong nước và quốc tế giá cước thấp
(VoIP-177)
2002 : Triển khai mạng điện thoại cố định cà cung cấp các dịch vụ trên mạng
điện thoại cố định
2003 : Mang điện thoại di động công nghệ CSMA 2000-1x thuộc thế hệ 3G lần
đầu tiên tại Việt Nam đi vào hoạt động
2005 : Vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng 3 do Chủ tịch nước trao
tặng
07/2006 : Mang điện thoại di động CDMA(S-fone) phủ song toàn quốc
09/2006 : Hợp tác với tập đoàn Singtel(Singapore) cung cấp dịch vụ V-connect + (IP
VPN)
12/2006 : Được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông cố định quốc tế và đường
dài trong nước
Những thành tựu SPT đạt được:
- SPT đang từng bước mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ tại tất cả tỉnh
thành trong cả nước và đầu tư ra nước ngoài. Hiện SPT đang cung cấp nhiều loại
hình dịch vụ cho hàng triệu thuê bao; thị phần ngày càng mở rộng; thương hiệu SPT
được nhận diện rộng rãi. Vốn điều lệ Công ty tăng nhiều lần so với 50 tỷ đồng ban
đầu.
Sinh viên: Bùi Thị Mị

Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
3
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
- Từ năm 2001 đến năm 2004, SPT được Chính phủ và thành phố tặng nhiều
Bằng khen, Cờ Đơn vị xuất sắc; đặc biệt năm 2005 SPT được Chủ tịch Nước tặng
Huân chương Lao động Hạng 3. Liên tục trong 3 năm 2006, 2007 và 2008, SPT
đoạt giải “Thương hiệu mạnh” trong Chương trình Thương hiệu mạnh Việt Nam do
Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Thương mại)
tổ chức; đạt giải Sao vàng Phương Nam và Sao vàng Đất Việt năm 2008.
- Sau hơn 15 năm hoạt động và phát triển với sự nỗ lực của lãnh đạo cùng toàn
thể cán bộ viên chức, Công Ty đã khẳng định thương hiệu và vị thế SPT trên thị
trường bưu chính viễn thông trong nước và quốc tế.
Trách nhiệm xã hội:
- Bên cạnh các hoạt động kinh doanh, SPT luôn hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ
thuế đối với Nhà nước, nghĩa vụ với người lao động và xã hội. Với tổng doanh thu
bình quân xấp xỉ 1000 tỷ đồng/năm, SPT đóng góp khá tốt cho ngân sách nhà nước.
Ở SPT, khái niệm trách nhiệm xã hội đã trở thành một chuẩn mực, một mục tiêu
phấn đấu của tập thể cũng như từng cá nhân. Các chương trình “Dân ta biết sử ta”,
“Đồng hành vì người nghèo”, “Ngày hội hiến máu nhân đạo” của SPT thu hút đông
đảo người tham gia, tạo dư luận tốt trong xã hội và trở thành truyền thống quý giá
mà tất cả nhân viên công ty đều tự hào.
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CPDV BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG SÀI GÒN – CHI NHÁNH HÀ NỘI.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty CPDV BC - VT Sài Gòn – chi
nhánh Hà Nội.
Theo giấy phép đăng kí kinh doanh 06490 các dịch vụ tại Công ty CP Dịch vụ
Bưu chính Viễn thông Sài Gòn - chi nhánh Hà Nội bao gồm:
- Chuyển phát nhanh
- Chuyển phát thường
- Bưu phẩm hẹn giờ

- Điện hoa và quà tặng
- Dịch vụ COD
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
4
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
- Vận chuyển – kho vận
1.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty CP Dịch Vụ BC -
VT Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội.
1.2.2.1. Dịch vụ chuyển phát nhanh.
- Bảng giá tính cước: Dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế là loại
dịch vụ nhận gửi, vận chuyển và phát các loại thư, tài liệu, vật phẩm, hàng hóa theo
chỉ tiêu thời gian được Công ty CP Chuyển Phát Nhanh Bưu Điện công bố trước.
- Phạm vi phục vụ:
Trong nước: Hệ thống Sài Gòn Post phục vụ khắp 64 tỉnh thành trong cả
nước;
Quốc tế: Hiện tại, dịch vụ chuyển phát nhanh của Sài Gòn Post phục vụ tại
nhiều quốc gia trên thế giới.
Bảng 1.1. Bảng cước dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước. (phụ lục 2)
Bảng 1.2. Bảng giá quốc tế. (phụ lục 3)
- Trọng lượng và kích thước:
Trong nước:
Khối lượng: Khối lượng bưu gửi thông thường là đến 31,5kg. Đối với bưu gửi
là hàng nguyên khối không thể tách rời , vận chuyển bằng đường bộ được nhận gửi
tối đa đến 50kg, nhưng phải đảm bảo giới hạn về kích thước theo quy định.
Kích thước: Kích thước của bưu gửi cũng không được vượt quá 1,5m và tổng
chiều dài cộng với chu vi lớn nhất (không đo theo chiều dài đã đo) không vượt quá
3m. Bưu gửi có kích thước lớn hơn so với kích thước thông thường được gọi là bưu
gửi cồng kềnh và có quy định riêng phụ thuộc vào từng nơi nhận, nơi phát và điều
kiện phương tiện vận chuyển.

Quốc tế:
Khối lượng: Khối lượng được nhận gửi từ 20 – 31,5 tùy theo thông báo của
Bưu chính nước đến.
Kích thước: Kích thước của bưu gửi cũng không được vượt quá 1,5m và tổng
chiều dài cộng với chu vi lớn nhất (không đo theo chiều dài đã đo) không vượt quá
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
5
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
3m.
- Chỉ tiêu thời gian:
Dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước có chỉ tiêu thời gian toàn trình từ 24
đến 72 giờ.
Dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế có chỉ tiêu thời gian toàn trình từ 2 đến 10
ngày, phụ thuộc vào thời gian phát của từng nước.
1.2.2.2. Chuyển phát thường.
- Định nghĩa: là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn thu gom,
chia chọn, vận chuyển và phát bằng các phương tiện vật lý, thông tin dưới dạng văn
bản và kiện, gói hàng hóa tuy nhiên không đáp ứng nhanh về chỉ tiêu thời gian.
- Chỉ tiêu thời gian: từ 1 đến 7 ngày tùy thuộc vào cự ly Km nơi đi và đến của
bưu phẩm hay hàng hóa.
GHI CHÚ:
1, Bưu kiện cồng kềnh: là bưu kiện có kích thước, cấu trúc và hình dạng
không thể xếp chung với các bưu kiện khác hoặc đòi hỏi cách thức bảo vệ riêng khi
khai thác, vận chuyển.
2, Hàng nhẹ: là hàng có khối lượng dưới 167kg/m3 (tương đương với trên
6000cm3/kg).
3, Phụ phí xăng dầu: có thể thay đổi theo từng thời kỳ công bố.
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm

6
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
Bảng 1.3. Bảng cước dịch vụ chuyển phát thường trong nước.
BẢNG CƯỚC DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT THƯỜNG TRONG NƯỚC
(THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ: 82/QĐ-SGP-KHKD NGÀY 18/07/2013 CỦA GIÁM
ĐỐC TT BƯU CHÍNH SÀI GÒN- CHI NHÁNH HÀ NỘI)
I.CƯỚC CHÍNH
NƠI ĐẾN MỨC CƯỚC(VND/KG)
2 KG ĐẦU
MỖI KG TIẾP
THEO
GHI CHÚ
NỘI THÀNH, NỘI TỈNH 10,000 2,000 2 ngày
NỘI VÙNG
(Chuyển phát giữa các tỉnh
thuộc cùng một khu vực)
16,000 4,000 2-3 ngày
CẬN VÙNG
(Từ khu vực 1 đến khu vực 3 và
ngược lại)
(Từ khu vực 2 đến khu vực 3 và
ngược lại)
18,000 5,000 3-4 ngày
CÁCH VÙNG
(Từ khu vực 1 đến khu vực 2 và
ngược lại)
23,000 6,000 4-7 ngày
VÙNG XA
(Các tỉnh miền núi,hải đảo,thôn
ấp xã)

Cước chính x 1.2 lần Công 1-2 ngày
II. Phụ phí Dưới 30kg 30kg - 100kg Trên 100kg
Phụ phí xăng dầu 20% cước chính
Chấp nhận tại địa chỉ 15,000 VND/đc 20,000 VND/đc
Thỏa thuận
riêng
Phát tại địa chỉ 15,000 VND/đc 20,000 VND/đc
Báo phát 4,545 VND/đc
Bưu kiện cồng kềnh hoặc nhẹ
Quy đổi khối lượng tính cước theo công thức:Khối
lượng = [dài x rộng x cao (m)] x 300
Bưu kiện dễ vỡ Cước chính x 1.5 lần
GIÁM ĐỐC
(ĐÃ KÝ)
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
7
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
1.2.2.3. Bưu phẩm hẹn giờ (dịch vụ hẹn giờ).
- Dịch vụ chuyển phát nhanh hẹn giờ của Sài Gòn Post đảm bảo giao hàng
theo thời gian xác định với chi phí dịch vụ thấp nhất. Khách hàng có thể yên tâm về
giá cả và chất lượng dịch vụ; không giới hạn về kích thước hay trọng lượng; tiến
hành nhận hàng ngay khi có yêu cầu; đảm bảo giao hàng theo thời gian xác định.
- Cam kết:
1, Nhận hàng và giao hàng tận nơi hoặc nhận/giao tại sân bay.
2, Giao nhận đúng thời gian thỏa thuận.
3, Làm thủ tục thông quan nhanh chóng.
4, Lộ trình giao nhận minh bạch với bằng chứng giao hàng.
5, Cam kết về bảo đảm an toàn hàng hóa và thời gian chuyển phát.
6, Bảo hiểm 100% giá trị hàng hóa nếu xảy ra mất mát hư hỏng.

- Chỉ tiêu thời gian:
Dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước có chỉ tiêu thời gian toàn trình từ 24
đến 72 giờ.
Dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế có chỉ tiêu thời gian toàn trình từ 2 đến 10
ngày, phụ thuộc vào thời gian phát của từng nước.
Bảng 1.4. Bảng cước dịch vụ cộng thêm
BẢNG CƯỚC DỊCH VỤ CỘNG THÊM (THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ:
82/QĐ-SGP-KHKD NGÀY 18/07/2013 CỦA GIÁM ĐỐC TT BƯU CHÍNH
SÀI GÒN-CHI NHÁNH HÀ NỘI)
CHƯA BAO GỒM VAT
STT Nội dung Cước dịch vụ
1 Phát tận tay 4.545 vnđ/bưu gửi
2 Báo phát 4.545 vnđ/bưu gửi
3 Hàng cồng kềnh Cước bằng 1.5 lần mức cước chính và PPXD
4 Hàng nhẹ
Quy đổi khối lượng để tính theo công thức :
Khối lượng = Thể tích kiện hàng(cm3)/6000
5
Phụ phí hàng kim khí điên
máy,điẹn tử
Cước chính & PPXD X 1.1 lần
6 Phí bảo hiểm Giá trị hàng khai báo x 0.35%.Phí tối thiểu 250.000
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
8
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
VND
7
Phụ phí vùng xa
(ấp huyện xã)

Cước chính & PPXD x 1.2 lần
8 Phụ phí phát ngoài tuyến
Thỏa thuận theo địa chỉ đến và trọng lượng bưu phẩm
gửi.
9 Chuyển hoàn bưu gửi Nội tỉnh miễn phí.Liên tỉnh 100% cước chính khi gửi
10 Phí kiểm đếm(ĐTDĐ)
1.500 VND/sản phẩm/lần kiểm - Tối thiếu 10.000
VNĐ/kiện
11 Phát hàng thu tiền(COD) 1% giá trị bưu gửi .Mức tối thiểu 20.000 VNĐ/địa chỉ
12 Bao bì
Thùng Carton SGP nhỏ(55x43x41) = 30.000
VND/Thùng
Thùng Carton SGP lớn(73x66x51) = 60.000
VND/Thùng
Kiện gỗ, khác : Liên hệ trực tiếp đơn vị gửi để được
báo giá cụ thể.
Dịch vụ hỏa tốc hẹn giờ
Khối lượng
MỨC CƯỚC(VND)
Nội tỉnh Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
2kg đầu tiên 50.000 80.000 120.000 150.000 160.000 180.000
Mỗi 0.5kg tiếp theo 5.000 8.000 12.000 20.000 25.000 25.000

GIÁM ĐỐC
(ĐÃ KÝ)
1.2.2.4. Điện hoa và quà tặng (dịch vụ điện hoa).
Định nghĩa: Dịch vụ điện hoa & quà tặng là dịch vụ chuyển phát hóa quà
tặng từ người gửi đến người nhận, đáp ứng nhu cầu thăm hỏi, chia sẻ, chúc mừng.
Chỉ tiêu thời gian: theo yêu cầu của người gửi, cách tính cước: Cước dịch vụ
+ giá trị vật hoa hoặc vật phẩm (do người gửi ấnh định).

Phạm vi phục vụ:
- Nội thành, nội thị của các tỉnh, thành phố thuộc mạng lưới SGP.
- Chỉ tiêu thời gian theo yêu cầu của quý khách.
1.2.2.5. Dịch vụ COD.
Định nghĩa: Dịch vụ phát hàng thu tiền COD là một loại hình dịch vụ mới
mà người gửi có thể để ủy thác cho Saigon Post thu hộ một khoản tiền của người
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
9
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
nhận khi phát bưu gửi là hàng hóa và chuyển trả khoản tiền đó cho người gửi.
Tiện ích khi sử dụng dịch vụ phát hàng thu tiền COD:
Hiện nay, việc mở rộng kênh bán hàng và phân phối sản phẩm đến tận tay
người tiêu dùng đang là vấn đề thách thức đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp bán buôn, có nhiều ngành hàng đa dạng hay bán hàng qua mạng. Chi
phí đầu tư để mở rộng kênh bán hàng, phục vụ tận nơi tạo thuận lợi cho người tiêu
dùng sẽ là một áp lực lớn cho các doanh nghiệp có hướng mở rộng kinh doanh. Với
mạng lưới hoạt động 63 tỉnh thành của Saigon Post, dịch vụ COD sẽ đảm nhận việc
nhận hàng, vận chuyển hàng, phát bưu gửi, thu tiền và trả tiền người gửi.
Phạm vi phục vụ: Nội thành, nội thị của các tỉnh, thành phố thuộc mạng lưới SGP.
Chỉ tiêu toàn trình: theo yêu cầu của người gửi.
1.2.2.6. Vận chuyển – kho vận.
Định nghĩa: Nhận hàng - Lưu giữ - Phân phối cho khách hàng/đại lý của đối
tác Phương thức phục vụ: theo yêu cầu của khách hàng SGP Phí vận chuyển: mức
phí dịch vụ được xác định trên cơ sở cự ly km đi đến và trọng lượng hàng gửi.
1.2.3. Đặc điểm quy trình tổ chức kinh doanh của Công ty CP Dịch Vụ
BC – VT Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội
Quy trình tổ chức kinh doanh của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1. Quy trình tổ chức kinh doanh dịch vụ BC – VT Sài Gòn- chi nhánh hà nội.
1.2.3.1. Phương thức đóng gói bưu phẩm.

Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
10
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
a, Hàng thông thường.
Cách đóng gói sử dụng vật liệu độn và nhồi: Đặt một lớp vật liệu đệm sâu ít
nhất 5cm dưới đáy hộp. Hàng nhạy cảm và hàng nặng hơn đòi hỏi nhiều lớp đệm
dưới đáy, thành bên và trên nóc hộp.
Cách đóng gói từng vật đơn lẻ: Lấp thật đầy các khoảng trống bằng vật độn
them và bổ sung một lớp đệm khác trên nóc hộp. Vật liệu đệm cung cấp sự bảo vệ
có hạn chế cho các vật kim loại nặng như các thành phần kim loại tự động. Hàng
dạng này nên được vận chuyển trong hộp gia cố nặng.
Nguyên tắc:
- Phải có bề mặt nhẵn, phẳng để dán địa chỉ người nhận;
- Sử dụng băng kéo dán, dây đai thay thế cho dây thừng, vải;
- Dán kín khe nối của thùng Carton, thùng càng nặng cần dán càng nhiều;
- Hóa đơn gửi hàng bỏ vào bên trong thùng hàng và giữ lại một bản copy hóa
đơn;
- Thùng đóng hàng vừa đủ để chứa hàng hóa bên trong. Lắp đầy những chỗ
trống để hàng hóa bên trong không di chuyển trong thùng hàng khi vận chuyển.
Lưu ý: Kiểm tra lại địa chỉ người nhận trước khi gửi. Điều này sẽ tránh mất
mát hàng hóa.
b, Hàng đặc biệt.
Cách đóng gói hàng điện tử: Hàng hóa dạng này gồm: Máy tính; laptop; điện
thoại các loại; máy ảnh; máy quay phim; màn hình LCD; Ram/Chip
Cách đóng gói hàng hóa điện tử dưới 03kg:
Vật liệu sử dụng: mút, xốp, bọt mềm Bọt mềm là những tấm lót đặc biệt
như polyetylen (PE), polyuretan (PU) và polypropylen (PP) có những đặc tính đệm
có nhiều tác động.
Cách đóng gói hàng hóa điện tử trên 03kg:

Với các hàng hóa giá trị cao và có khối lượng bao bì > 3kg và kích thước của
1 chiều bất kỳ > 30 cm nhất thiết phải được đóng thùng gỗ kín và nên mua bảo hiểm
vận chuyển của nhà cung cấp dịch vụ.
c, Chất lỏng.
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
11
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
Sử dụng mùn cưa:
Các bình, lọ chứa chất lỏng phải được bịt kín, bảo quản đặt trong một thùng
gỗ kín hoặc thùng thiếc, có khoảng trống ở giữa để lèn vật liệu hút chất lỏng (mùn
cưa) đảm bảo hút hết chất lỏng trong trường hợp bình, lọ bên trong bị bể vỡ. Nếu
nhiều chai lọ để trong một thùng phải được ngăn cách bởi vách ngăn hoặc dùng các
vật liệu có độ đàn hồi chèn kín giữa các khoản trống để không cho xê dịch sản
phẩm. Sử dụng thêm các vật liệu chèn như: tấm bọt khí, mút, xốp, hạt nở …
d, Thủy tinh.
Hàng hóa loại này gồm: thủy tinh, nước hoa, bóng đèn, gốm, sứ, tượng
Sử dụng tấm bọt khí (giấy gói Bubble):
Giấy gói Bubble là vật liệu gói được làm từ các bóng khí cao 1/2 inch (1,27
cm) giữa hai tấm nilon khi chúng được gắn vào nhau. Quá trình gắn này cho phép
nilon xốp tạo đệm để tránh va chạm. Mỗi mặt hàng cần được bọc bằng tấm bọt có
kích thước ít nhất là hai inch (5,08 cm) và đặt cách vách thùng hai inch (5,08 cm).
Sử dụng hộp kép: Chọn một hộp chứa hàng vận chuyển mới có độ bền được
khuyến nghị lớn hơn ít nhất 6 inch (15,24 cm) so với kích thước của thùng ban đầu.
e, Tranh vẽ, bản đồ.
Sử dụng ống nhựa:
Tranh vẽ, bản đồ, nên được cuộn tròn và cho vào ống nước bằng nhựa và bịt
kín 2 đầu ống.
g, Sách, báo và catalogue.
Sử dụng dải thun:

Ấn phẩm như tạp chí hay các xuất bản phẩm khác phải được đóng gói chính
xác để tránh dịch chuyển trong quá trình vận chuyển làm cho chúng bị bẩn và hư
hại. Buộc hay cột bằng dải thun tất cả các ấn phẩm, sau đó lót đệm dưới đáy, thành
bên và nóc hộp với vật độn.
1.2.3.2. Tính cước.
Quy cách tính thể tích trọng lượng mới:
Trung tâm Bưu chính Sài Gòn sẽ chuẩn hóa cách tính trọng lượng thể tích
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
12
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
đối với các loại hàng có tỷ trọng thấp. Theo đó, hệ số chuyển đổi thể tích mới là 300
và được áp dụng cho tất cả các sản phẩm của SGP.
Cách tính trọng lượng thể tích
Dài x Rộng x Cao (m) x 300
Tại sao tỷ lệ tính toán là 300kg/m3?
Các kiện hàng nhẹ có kích cỡ lớn thường được tính phí dựa trên trọng lượng
thể tích đo được, tức khoảng không kiện hàng chiếm chỗ, hơn là trọng lượng cân
thực tế. Từ nhiều năm nay, trọng lượng thể tích được tính theo số đo 3 chiều của
kiện hàng (Dài x Rộng x Cao) bằng ‘mét’ và nhân với hệ số 167.
SGP xác định trọng lượng thể tích như thế nào?
Trong quá trình xử lý hàng tại trung tâm tiếp nhận, các kiện hàng sẽ được
chuyển qua một máy quét thể tích để xác định trọng lượng và kích thước. Hệ thống
kế toán sẽ tự động điều chỉnh số ký theo trọng lượng thể tích nếu kết quả cho thấy
trọng lượng thể tích cao hơn trọng lượng thực tế.
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
13
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA CÔNG TY CPDV BC – VT SÀI GÒN – CHI NHÁNH HÀ NỘI.
Cơ cấu tổ chức của công ty theo kiểu trực tuyến – chức năng với 2 cấp quản
lý, được thể hiện qua sơ đồ sau.
Sơ đồ 1.2. Bộ máy tổ chức công ty CPDV BC – VT Sài Gòn chi nhánh Hà Nội.
i) Ban giám đốc: gồm 01 Tổng Giám đốc và 01 Giám đốc. Ban giám đốc chịu
trách nhiệm quản lý chung toàn công ty, xét duyệt, lập kế hoạch kinh doanh dịch vụ
cho công ty, quyết định mọi hoạt động của công ty. Quan tâm, chăm lo đến đời
sống toàn thể nhân viên trong công ty.
ii) Phòng kinh doanh: Bao gồm 01 trưởng phòng kinh doanh và 04 nhân viên
kinh doanh. Chức năng nhiệm vụ: tham mưu cho Ban Giám đốc về các nghiệp vụ
kinh doanh và quản lý chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.
iii) Phòng hành chính nhân sự: bao gồm 03 nhân viên; là phòng chuyên
môn, tham mưu cho giám đốc về các công tác tổ chức quản lý và sử dụng lực lượng
nhân viên, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, công tác lao
động, tiền lương, công tác lễ tân, tiếp khách…Đảm bảo các công việc về hành chính
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
14
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
quản trị.
iv) Phòng kế toán: bao gồm 01 kế toán trưởng kiêm kế toán thuế; 01 kế toán
tổng hợp, 01 Kế toán tiền lương, TSCĐ và nguồn vốn; 02 kế toán công nợ, 02 kế
toán thu – chi nội ngoại bộ. Phòng kế toán chịu trách nhiệm thực hiện các công tác
hạch toán kinh doanh dịch vụ trong công ty. Tổ chức và thực hiện pháp lệnh kế toán
thống kê, các chế độ báo cáo công tác tài chính với cấp trên và các cơ quan chức
năng.
v) Phòng DV vận chuyển: bao gồm 02 lái xe và 06 nhân viên giao nhận.
Chức năng, nhiệm vụ: nhận bưu phẩm, hàng hóa cần vận chuyển giao cho người
nhận và các hóa đơn lien quan….
1.4. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA

CÔNG TY CPDV BC – VT SÀI GÒN CHI NHÁNH HÀ NỘI.
1.4.1. Tình hình tài chính công ty CPDV BC – VT Sài Gòn chi nhánh
Hà Nội.
Trong những năm qua, doanh thu của công ty không ngừng tăng mạnh.
- Doanh thu năm 2011 là 16,4 tỷ đồng, tăng 104 % so với năm 2010. Đến năm
2012 doanh thu là 17,6 tỷ đồng bằng 107% so với năm 2011.
- Doanh thu từ dịch vụ chuyển phát nhanh ngày càng tăng mạnh, năm 2010
doanh thu đạt 9,6 tỷ đồng, chiếm 60,7% tổng doanh thu của công ty. Sang năm
2011 tăng lên 10,5 tỷ đổng, chiếm 64% tổng doanh thu, tăng 3,3% so với năm 2010.
Đến năm 2012 doanh thu đạt 13,2 tỷ đồng, chiếm 75% tổng doanh thu của công ty.
Qua đây cho thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh ngày một tăng mạnh.
Qua đây có thể nhận xét lạc quan là thị trường dịch vụ chuyển phát nhanh
trong những năm tới sẽ phát triển mạnh.
1.4.2. Tóm tắt kết quả kinh doanh trong 3 năm gần đây.
Tổng doanh thu của công ty năm 2010 là 15,8 tỷ đồng. Đến năm 2011, tổng
doanh thu là 16,4 tỷ đồng, tăng gấp 1,04 lần tương ứng tăng 0,6 tỷ đồng.
Sang năm 2012, tổng doanh thu là 17,6 tỷ đồng, gấp 1,07 lần năm 2011 tương
ứng tăng 1,2 tỷ đồng. Như vậy, tốc độ tăng doanh thu tăng đều.
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
15
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
Tỷ lệ chi phí năm 2011 tăng gấp hai lần năm 2010. Sang năm 2012, tỷ lệ cao
gấp1,23 lần so với 2011, do công ty mở rộng về quy mô, tương ứng với việc tăng
chi phí thì doanh thu cũng tăng; chi phí quản lý qua các năm đều tăng, do công ty
mở rộng về quy mô và ngày đang hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đầu tư phát triển hệ
thống kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông rộng rãi hơn.
Lợi nhuận công ty không ngừng tăng, lợi nhuận thuần năm 2010 là 6,2 tỷ
đồng. Nhưng sang năm 2011 đã tăng lên 7,4 tỷ đồng, cao gấp 1,19 lần năm 2010;
năm 2012 đạt 8,9 tỷ đồng, cao gấp 1,2 lần năm 2011.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua các năm tăng cao, năm 2010 là 39,24%,
năm 2011 là 45,12% và năm 2012 là 50,57% cho thấy công ty hoạt động ngày càng
có hiệu quả. Cụ thể, năm 2010 cứ 100 đồng doanh thu thì có 39,24 đồng lợi nhuận;
năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu thì có 45,12 đồng lợi nhuận; và năm 2012 cứ 100
đồng doanh thu thì có 50,57 đồng lợi nhuận.
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
16
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
PHẦN 2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CP DỊCH VỤ BC-VT SÀI GÒN – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty CP Dịch Vụ BC-VT Sài Gòn chi
nhánh Hà Nội.
Trong mọi doanh nghiệp, việc tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ kế
toán do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Việc lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán
hợp lý sẽ tạo điều kiện giải quyết hợp lý hóa các công tác kế toán, đảm bảo chất
lượng hạch toán, đảm bảo hạch toán sát với hoạt động kinh doanh.
Bộ máy kế toán tại công ty có chức năng ghi chép, phản ánh và hạch toán các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo dõi, giám sát, việc thực hiện hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác các thông
tin kế toán và báo cáo kế toán giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình quản lý tài
sản cũng như nguồn vốn của công ty. Đồng thời, bộ máy kế toán còn đóng vai trò
quan trọng trong việc tham mưu, đề xuất các ý kiến, biện pháp quản lý tài chính với
giám đốc. Vì vậy, bộ máy kế toán là một công cụ quan trọng trong sự tồn tại và phát
triển của công ty.
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
17
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức kế toán công ty CP Dịch Vụ BC-VT Sài Gòn chi

nhánh Hà Nội.
- Kế toán trưởng kiêm kế toán thuế: có trách nhiệm điều hành, theo dõi,
quản lý chung công việc của từng nhân viên trong phòng kế toán. Kế toán trưởng là
người tổng hợp đầy đủ các chứng từ gốc phục vụ công tác kế toán, thực hiện đầy
đủ, kịp thời, chính xác chế độ báo cáo tài chính với các phòng ban, cơ quan có liên
quan. Có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ sổ sách chứng từ, tài liệu theo quy định của
pháp luật, giữ bí mật về thông tin kinh tế của công ty. Đồng thời, kế toán trưởng
kiêm nhiệm vụ kê khai thuế như thuế GTGT đầu ra, đầu vào, thuế thu nhập doanh
nghiệp…
- Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh chính xác đầy đủ kịp thời
và quản lý tình hình mọi hoạt động kế toán báo cáo cho kế toán trưởng. Tổng hợp,
giám sát mọi hoạt động kế toán; Cuối kì kinh doanh, kế toán có nhiệm vụ kết
chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo sơ bộ về
kết quả kinh doanh của công ty. Tính toán và lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng và
các công việc liên quan đến thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
18
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
- Kế toán tiền lương, TSCĐ và nguồn vốn: có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ,
chính xác thời gian cũng như kết quả lao động của cán bộ công nhân viên, tính
chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương, khấu trừ lương, quản lý chặt
chẽ việc sử dụng và chi tiêu quỹ lương, đồng thời theo dõi quản lý nguồn vốn, các
khoản phải thu phải trả, tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty, đánh giá việc sử
dụng các nguồn vốn đã hiệu quả hay chưa.
- Kế toán thu – chi nội ngoại bộ: là người chịu trách nhiệm quản lý số tiền
trong quỹ, phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm tiền mặt tại quỹ của công ty.
Có trách nhiệm phân bổ thu – chi hợp lý các khoản phát sinh trong công ty.
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty CP Dịch Vụ BC-VT Sài Gòn chi
nhánh Hà Nội.

2.2.1. Các chính sách kế toán áp dụng chung.
 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty: Công ty đang áp dụng chế độ kế toán
theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC.
 Niên độ kế toán: là 1 năm tài chính, trùng với năm dương lịch, bắt đầu từ
01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
 Kì kế toán: theo tháng.
 Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng.
 Kế toán hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên,
ghi sổ theo phương pháp thẻ song song.
 Phương pháp tính giá hàng hóa xuất kho: Theo phương pháp thực tế đích
danh.
 Phương pháp tính khấu hao: công ty áp dụng tính khấu hao theo phương
pháp đường thằng.
 Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán.
Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh và thực sự hoàn thành. Lập chứng từ là khởi điểm của công việc kế
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
19
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
toán và chứng từ là cơ sở để ghi chép vào trong sổ sách kế toán.
Để có căn cứ giám đốc và phân tích xem việc hoàn thành cáo nghiệp vụ kinh
tế tài chính có được chính xác, hợp lý và hợp pháp không, đồng thời để giám đốc
hoạt động của những người phụ trách nhằm đấu tranh để bảo vệ tài sản xã hội chủ
nghĩa theo quy định của Nhà nước, mọi hoạt động có liên quan đến tiền, đến tài sản
của tất cả các bộ phận trong đơn vị kế toán đều phải có chứng từ hợp lệ. Chứng từ
hợp lệ là chứng từ lập đúng với sự thực, đúng với thể lệ và chế độ của Nhà nước, có
đầy đủ yếu tố cần thiết, tính toán đúng.

Chứng từ kế toán gồm hai loại: chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ.
CHỨNG TỪ GỐC:
– Mọi khoản ghi trong sổ sách kế toán bắt buộc phải có chứng từ gốc xác
minh chứng từ gốc phản ánh hoạt động tài vụ, kinh tế của đơn vị kế toán, là cơ sở
để lập chứng từ ghi vào sổ và phải đính kèm chứng từ ghi sổ.
– Bất cứ chứng từ gốc nào cũng phải có đầy đủ những yếu tố cần thiết sau đây:
1. Tên gọi chứng từ (hóa đơn, phiếu lĩnh vật liệu, phiếu giao hàng v .v…)
2. Tên, địa chỉ của xí nghiệp, cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ;
3. Tên, địa chỉ của xí nghiệp, cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ;
4. Nội dung sự việc phát sinh ra chứng từ;
5. Số lượng giá đơn vị, thành tiền;
6. Ngày, tháng, năm lập chứng từ;
7. Chữ ký của nhân viên chịu trách nhiệm về tính chất chính xác của nghiệp
vụ đó và thủ tục chứng từ (chữ ký của thủ trưởng xí nghiệp, cơ quan đơn vị hay
người được ủy nhiệm, chữ ký của nhân viên lập chứng từ, chữ ký của nhân viên
hoàn thành nghiệp vụ đó), dấu của xí nghiệp, đơn vị, cơ quan.
Ngoài ra tùy theo tính chất nghiệp vụ, tùy theo loại chứng từ có thể thêm một
vài yếu tố khác nữa.
– Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ do kế toán trưởng đơn vị quy
định (và được kế toán trưởng cấp trên duyệt); mọi chứng từ gốc do đơn vị lập ra
hoặc ở ngoài gửi đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán đơn vị (vụ, phòng,
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
20
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
ban, tổ kế toán v.v… ) bộ phận kế toán phải kiểm tra kỹ những chứng từ đó và chỉ
sau khi kiểm tra và xác minh là đúng thì mới có thể dùng những chứng từ đó để vào
sổ.
Khi kiểm tra chứng từ thì phải xem:
- Việc ghi các yếu tố cần thiết có đầy đủ không;

- Việc tính toán trong chứng từ có đúng không, có chính xác không;
- Nội dung của chứng từ có hợp pháp không, có đúng chế độ thể lệ hiện hành
của Nhà nước không, có phù hợp với định mức và dự toán đã được phê chuẩn
không v.v…
– Trong khi kiểm tra chứng từ nếu phát hiện có hành vi vị phạm chính sách,
chế độ, thể lệ quy định của Nhà nước, phải cự tuyệt việc chi tiền và thanh toán, phải
kịp thời báo cáo với thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng biết để giải quyết theo
đúng như điều lệ, chế độ thể lệ đã quy định.
Đối với chứng từ gốc mà thủ tục không đầy đủ, con số không đúng thì phải trả
lại hoặc báo cho nơi lập chứng từ biết để làm thêm thủ tục và điều chỉnh, sau đó
mới dùng làm căn cứ ghi sổ.
CHỨNG TỪ GHI SỔ:
– Chứng từ ghi sổ tập hợp số liệu của nhiều chứng từ gốc theo từng loại
nghiệp vụ kinh tế tài chính và ghi rõ cách vào sổ của từng nghiệp vụ đó. Có thể ghi
thẳng các số liệu ở các chứng từ gốc vào chứng từ ghi sổ, và cũng có thể tập hợp
các số liệu ở các chứng từ gốc vào bảng tổng hợp rồi căn cứ vào bảng tổng hợp mà
ghi vào chứng từ ghi sổ.
Chứng từ ghi sổ dùng để xác minh các điều ghi trong phần kế toán tổng hợp.
– Chứng từ ghi sổ phải phản ánh đủ các yếu tố sau đây:
1. Số liệu của chứng từ ghi sổ;
2. Ngày lập chứng từ ghi sổ;
3. Số hiệu, tên chứng từ gốc kèm theo và nội dung tóm tắt của nghiệp vụ kinh
tế đã được phản ánh trên chứng từ gốc;
4. Số hiệu hoặc tên tài khoản phải ghi Nợ, số hiệu hoặc tên tài khoản phải ghi
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
21
Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: Phó GS.TS Phạm Thị Bích Chi
Có;
5. Số tiền phải ghi vào sổ cái (bên Nợ, bên Có)

6. Tên, chữ ký của cán bộ, nhân viên lập chứng từ ghi sổ, tên, chữ ký của kế
toán trưởng (hay người được kế toán trưởng ủy nhiệm).
Nếu chứng từ ghi sổ phản ánh quan hệ đối ứng của một tài khoản Nợ với
nhiều tài khoản Có hay ngược lại thì mỗi tài khoản đối ứng phải ghi một số tiền,
tổng số tiền của bên Nợ bằng tổng số tiền bên Có của mỗi chứng từ ghi sổ.
– Chứng từ ghi sổ có thể dùng mẫu in sẵn hoặc có thể đóng ngay vào chứng từ
gốc một con dấu để ghi quan hệ đối ứng giữa các tài khoản.
Khi dùng mẫu in sẵn để làm chứng từ ghi số phải chú thích trên chứng từ ghi
sổ số bản chứng từ gốc kèm theo và trên mỗi chứng từ gốc kèm theo phải ghi số
hiệu của chứng từ ghi sổ, ngày lập chứng từ ghi sổ để tiện cho việc kiểm tra, đối
chiếu.
– Chứng từ ghi sổ phải đánh dấu số liên tục từ đầu năm đến cuối năm, cũng có
thể đánh số liên tục từ đầu tháng đến cuối tháng, sang tháng sau lại bắt đầu đánh số
lại. Ngày tháng của chứng từ ghi sổ là ngày tháng ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi
sổ.
– Kế toán trưởng (hoặc người được kế toán trưởng ủy nhiệm) chịu trách nhiệm
ghi rõ cách vào sổ từng sự việc trên chứng từ ghi sổ. Phải căn cứ vào tính chất
nghiệp vụ kinh tế và các quy định của chế độ kế toán mà xác định các tài khoản kế
toán phải ghi Nợ, ghi Có. Trong một bút toán có thể ghi Nợ vào một tài khoản và
ghi Có vào nhiều tài khoản đối ứng, hoặc ngược lại, nhưng tuyệt đối cấm ghi Nợ và
nhiều tài khoản đối ứng với bên Có của nhiều tài khoản khác.
– Các loại chứng từ ghi sổ phải được kế toán trưởng (hoặc nhân viên kế toán
được ủy nhiệm) ký duyệt trước khi ghi sổ. Riêng về các chứng từ ghi sổ để điều
chỉnh các bút toán sai, ngoài chữ ký của kế toán trưởng, phải có chữ ký của thủ
trưởng đơn vị.
THỦ TỤC LẬP, LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ:
– Khi làm chứng từ cần phải ghi tất cả yếu tố trong chứng từ, nội dung và con
Sinh viên: Bùi Thị Mị
Lớp K42 – Khoa Kế Toán, hệ vừa học vừa làm
22

×