Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

Sức mạnh của đồng tiền chung châu âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.3 KB, 24 trang )

Company
LOGO
BÀI TẬP NHÓM
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP QUỐC TẾ
Học viên 1: Nguyễn Văn Khái
Học viên 2: Lê Minh Tùng
Học viên 3: Phan Văn Quyền
Học Viên 4: Đỗ Thị Thơ
Học viên 5: Nguyễn Mạnh Cường
Học viên 6: Bùi Thị Thúy Hằng
Nội dung nghiên cứu
Lý luận chung về tài chính DN
Phân tích thị trường tài chính VN
Cán cân thương mại & khủng hoảng KT
Nhận định chung về kinh tế tài chính VN
Đề xuất biện pháp để cải thiện tình hình
Khái niệm doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp
Doanh nghiệp:
Là các đơn vị chủ thể kinh tế độc lập được thành
lập theo qui định của pháp luật nhằm mục đích chủ
yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh
theo mục tiêu sinh lời
Tài chính doanh nghiệp:
Là hoạt động tài chính của các tổ chức nói trên. Đó
là một hệ thống những quan hệ kinh tế phát sinh
trong lĩnh vực phân phối quỹ tiền tệ, quá trình tạo lập
và chu chuyển nguồn vốn , của một doanh nghiệp để
đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp đó.
Quan hệ của tài chính doanh nghiệp
A
Doanh nghiệp với nhà nước


B
Doanh nghiệp với thị trường tài chính
C
Doanh nghiệp với thị trường khác
D
Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp
Quan hệ kinh
tế phát sinh
thuộc phạm vi
tài chính
doanh nghiệp
Đặc điểm tài chính doanh nghiệp
Đặc
Điểm
TCDN
Đặc thù

Tìm kiếm các
nguồn tài trợ

Vay ngắn hạn

Phát hành cổ
phiếu,….

Mua sắm thiết
bị mới, vật tư

Tìm kiếm lao
động và phân

phối thu nhập
Tính chất
Tài chinh doanh
nghiệp thể hiện
Sự vận động
vốn giữa doanh
nghiệp với các
chủ thể khác
hoặc nội bộ
doanh nghiệp
Quá trình hình thành vốn
Quá trình sử dụng vốn
Tổng quan về tình hình kinh tế tài chính tại Việt Nam
Về tăng trưởng kinh tế1
Về lạm phát2
Thị trường tiền tệ và ngoại hối3
Tình hình ngân sách nhà nước4
Về tăng trưởng kinh tế

Sản xuất của nền kinh tế có xu hướng cải thiện nhưng chậm. Mặc dù hàng tồn
kho công nghiệp chế biến chế tạo giảm khá mạnh 7 và chỉ số phát triển công
nghiệp cũng có xu hướng tăng dần đều qua từng tháng để đạt mức tăng 5,4%
trong 9 tháng/2013, cao hơn so với cùng kỳ năm 2012 (tăng 4,8% so với cùng
kỳ năm trước), nhưng tốc độ tăng nhập khẩu của các mặt hàng tư liệu phục vụ
sản xuất vẫn chỉ ở mức khá khiêm tốn 9. Bên cạnh đó, tham khảo chỉ số PMI
Việt nam của HSBC trong 8 tháng đầu năm cho thấy chỉ số này sau 2 tháng 3
và tháng 4/2013 liên tục tăng đã có 4 tháng liên tiếp đạt dưới mức 50 điểm.
Điều này cho thấy doanh nghiệp vẫn còn khá thận trọng trong việc mở rộng sản
xuất khi các điều kiện thị trường chưa thực sự thuận lợi, đặc biệt là đối với các
doanh nghiệp trong nước.


Tổng cầu được cải thiện nhưng còn khá yếu. Theo đó, cầu tiêu dùng đã có xu
hướng tăng dần qua từng tháng nhưng vẫn ở mức tương đối yếu, tổng mức bán
lẻ hàng hóa dịch vụ 9 tháng/2013 vì vậy chỉ đạt mức tăng 12,5% so với cùng kỳ
năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,3% (cùng kỳ năm 2012 tăng 6,7% so
với năm 2011). Có thể thấy rằng, tổng cầu thấp sẽ tiếp tục là một trong những
nguyên nhân khiến sản xuất của nền kinh tế trong quí 4 khó có điều kiện tăng
mạnh đột biến so với quí 3/2013.
Về lạm phát

Theo đánh giá của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCGQ), lạm phát
trong những tháng gần đây, đặc biệt là trong 2 tháng, tháng 8 (tăng 0,83% so với
tháng 7 và tăng 7,5% so với cùng kỳ) và tháng 9 (tăng 1,06% so với tháng 8 và tăng
6,3% so với cùng kỳ) tăng chủ yếu là do tác động của việc điều chỉnh giá hàng hóa
cơ bản, và dịch vụ công (y tế, giáo dục) và một phần do yếu tố mùa vụ (chỉ số mùa
vụ của CPI thường có xu hướng tăng cao trong 2 đợt, từ tháng 9 cho đến cuối năm
và trong dịp tết nguyên đán) mà không chịu nhiều tác động của những yếu tố cơ
bản (như mở rộng chính sách tiền tệ hay chính sách tài khóa).

Phân tích các thành phần của lạm phát cho thấy khá rõ về nhận định này. Cụ thể,
dưới tác động của Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2011 với định hướng thắt chặt chính
sách tiền tệ - tài khóa, thành phần chu kì của lạm phát sau khi đạt đỉnh vào tháng
8/2011 đã liên tục giảm xuống và chạm đáy vào tháng 7/2012, thành phần này chỉ
thực sự có tác động nhẹ trở lại vào tháng 7 và tháng 8/2013 và gần như không gây
tác động đáng kể nào đến CPI trong tháng 9/2013. Theo đánh giá của UBGSTCQG,
xu thế này nhiều khả năng sẽ được duy trì trong những tháng cuối năm 2013. Mặt
khác, thành phần xu hướng mang tính dài hạn của lạm phát đang tiếp tục giảm nhẹ
và ổn định quanh mức 7%. Vì vậy UBGSTCQG cho rằng tốc độ tăng CPI trong
những tháng cuối năm 2013 vẫn sẽ chủ yếu phụ thuộc vào việc điều hành giá các
mặt hàng cơ bản.

Thị trường tiền tệ và ngoại hối
Thị trường tiền tệ trong 9 tháng đầu năm 2013 tiếp tục có những cải thiện tích cực:
(i) Thanh khoản của hệ thống ngân hàng được củng cố và hiện khá dồi dào so với giai
đoạn trước do tốc độ tăng huy động luôn đạt mức tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng
trưởng tín dụng của hệ thống12, lãi suất cho vay trên thị trường LNH vì vậy dù có một
số thời điểm tăng đột biến nhưng nhìn chung đã duy trì được sự ổn định với lãi suất
luôn ở mức thấp (3-4% ) trong phần lớn thời gian của 9 tháng đầu năm; (ii) Tỷ lệ cho
vay trên huy động trên thị trường 1 cũng như tỷ lệ huy động từ thị trường 2/tổng tài sản
của các tổ chức tín dụng (TCTD) đang giảm dần cho thấy những tín hiệu tích cực khi
mức độ rủi ro trong hoạt động của đa phần các TCTD và của toàn hệ thống đã giảm
đáng kể; (iii) Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái từ đầu năm đến nay khá ổn định
và chỉ có vài biến động nhỏ mang tính thời vụ và tâm lý nhất thời. Theo nhận định của
UBGSTCGQ, thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì
được sự ổn định trong những tháng cuối năm 2013 do cung và cầu ngoại hối trên thị
trường trong những tháng cuối năm vẫn ổn định, dự trữ ngoại tệ tiếp tục tăng khá.
Tình hình ngân sách nhà nước
Tương tự như năm 2012, thu từ dầu thô tiếp tục là nhân tố chủ yếu để bù đắp cho
hụt thu từ thu nội địa và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu trong 9 tháng/2013.
Theo đó, tính đến 15/9, thu dầu thô tăng 7,5% so với kế hoạch, bù đắp cho giảm thu
10% và 13% từ các khoản thu nội địa và thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu13. Dù
vậy, tổng thu cân đối Ngân sách nhà nước (NSNN) cho đến nay vẫn ở mức thấp hơn khá
nhiều so với kế hoạch14. Với xu hướng giảm thu từ hoạt động xuất nhập khẩu (so với kế
hoạch) vẫn tiếp tục kéo dài từ năm 2012 đến nay15; xu hướng sản lượng, giá dầu và tốc
độ tăng thu từ dầu thô giảm so với cùng kỳ năm 201216 cùng những yếu tố làm tăng
mạnh thu NSNN trong những tháng cuối năm 2013 không nhiều, UBGSTCQG cho rằng
khả năng cân đối NSNN theo kế hoạch đề ra sẽ tiếp tục gặp những khó khăn thách thức
lớn trong những tháng cuối năm 2013.
Đánh giá chung về sự nỗ lực của nhà nước trong
việc cải thiện tình hình
1

Về định hướng chung:
những chính sách được
thực hiện trong thời gian
qua với định hướng ổn
định vĩ mô, kiềm chế lạm
phát đã đạt được những
kết quả nhất định. Chính
sách điều hành trong thời
gian tới cần kiên trì mục
tiêu ổn định vĩ mô, kiềm
chế lạm phát đã đề ra
nhằm tiếp tục cải thiện
môi trường kinh tế trong
nước và củng cố niềm tin
của nhà đầu tư và thị
trường.
3
Về chính sách tài
khóa, khả năng cân
đối NSNN hiện đang
rất khó khăn. Về lâu
dài, cần xây dựng
khuôn khổ ngân sách
trung hạn để đảm bảo
sự bền vững của
NSNN, đồng thời xây
dựng kế hoạch giảm
dần đối tượng hưởng
lương ngân sách để
dần chuyển dịch cơ

cấu chi NSNN, thiết
lập sự cân bằng giữa
chi thường xuyên
2
Về công tác quản lý
giá, lạm phát trong
những tháng vừa qua
tăng khá mạnh so với
giai đoạn đầu năm.
Dù vậy, như đã phân
tích, CPI tăng trong
những tháng qua
không phải do những
yếu tố cơ bản mà chủ
yếu là do việc chủ
động điều chỉnh giá
các mặt hàng cơ bản
và dịch vụ công.
Cán Cân Thương Mại và các tác động của Khủng Hoảng Kinh Tế
Toàn Cầu
Tác động ở mức nguy hiểm của khủng hoảng ở Eurozone đối với châu Á là do những quan
hệ tài chính và thương mại chặt chẽ giữa hai khu vực. Các nền kinh tế châu Á mới nổi vẫn phải
đối mặt với nguy cơ từ các dòng vốn quá biến động hoặc quá mạnh, hoặc kết hợp cả hai hiểm họa
này. Nếu các thị trường liên ngân hàng toàn cầu bị tê liệt và các ngân hàng châu Âu bị rối loạn thì
nguồn cung tín dụng cho châu Á sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, các nền kinh tế châu Á
cũng phải đối mặt với biến động về giá cả hàng hóa và lương thực. Căng thẳng địa chính trị có thể
đẩy giá dầu tăng cao và điều này tác động đến các nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào nhập khẩu
dầu. Giá dầu sẽ tác động đến giá các hàng hóa khác và giá lương thực, dẫn đến lạm phát cao ở hầu
hết các nền kinh tế châu Á.
Như vậy, có thể thấy rằng kinh tế thế giới hiện đang và sẽ tiếp tục chịu tác động của những

yếu tố tiêu cực, trong đó có quá trình tái cấu trúc nợ ở châu Âu, tốc độ tăng trưởng chậm lại của
Trung Quốc và những vấn đề tài chính khó khăn của Mỹ.
Hiện thực trên được nhìn nhận ở nhiều phương diện khác nhau và cũng được lý giải với
nhiều căn nguyên, song đều có những nhìn nhận khá căn bản rằng cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu khởi phát từ cuối năm 2007, đầu năm 2008 và cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay là
hiện thân của sự bất ổn nghiêm trọng mang tính cấu trúc của nền kinh tế thế giới và mô hình phát
triển kinh tế thị trường thiên lệch, kém bền vững mà hầu hết các nước đang theo đuổi lâu nay. Thế
giới dường như đang chứng kiến một sự thất bại "kép" của cơ chế kinh tế thị trường và nhà nước
với chức năng quản lý kinh tế.
Hệ quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Title
Ưu tiên tạo việc làm là lựa chọn mà
các quốc gia, khu vực và toàn thế
giới hướng đến
Nền kinh tế thế giới có xu
hướng gắn kết nhau cùng phát
triển, duy trì đối thoại mở
Phối hợp điều tiết kinh tế
giữa các nhà nước sẽ là
hoạt động phổ biến chi
phối vai trò điều tiết kinh
tế của các nhà nước
quốc gia
Để phục hồi nền kinh tế sau
khủng hoảng, mỗi nền kinh tế,
mỗi quốc gia sẽ có những
cách thức riêng
Các nền kinh tế đều trực
tiếp hoặc gián tiếp kỳ
vọng hình thành một thể

chế quốc tế
Mỗi nền kinh tế quốc gia cũng
đang hướng tới những cải tổ cần
thiết đối với hệ thống tài chính
quốc gia nhằm đảm bảo sự ổn
định và an toàn cần thiết.
Các khung pháp lý và quy định của nhiều giao dịch tài
chính đa tiền tệ
Nhiều quốc
gia đề xuất
những ý
tưởng phối
hợp với nhau
để tạo thành
một sức mạnh
tổng hợp vượt
qua khủng
hoảng.
Phương châm
xử thế của các
nước trong
những thiết
chế khu vực
(như EU,
ASEAN) là tự
cứu mình
trước
Các nhà nước
thường nỗ lực
thực hiện vai

trò của mình
thông qua
những chính
sách điều tiết
vĩ mô như
chính sách tài
chính, tiền tệ,
đầu tư hoặc
thực hiện các
chính sách hỗ
trợ cho từng
lĩnh vực theo
các mức ưu
tiên hoặc phối
hợp các điều
tiết đó.
Cấp độ
quốc gia
Cấp độ
khu vực
Cấp độ
quốc tế
Giải pháp
phục hồi
Thực hiện sứ mệnh
của mình trên các
phương diện như:
đảm bảo ổn định vĩ
mô; thiết lập một
hệ thống thể chế

và chính sách vĩ
mô hữu hiệu phù
hợp với xu hướng
phát triển mới của
thế giới; đảm bảo
sự vững chắc của
ngân sách quốc
gia, coi chính sách
ngân sách như một
công cụ quan trọng
để điều chỉnh kinh
tế vĩ mô; chính
sách tiền tệ - tín
dụng
Tùy vào vị trí,
vai trò của mình
mà các nhà nước
có thể tham gia
vào các diễn đàn
hợp tác quốc tế ở
những mức độ
khác nhau. Các
ứng phó khủng
hoảng thường
được thực hiện
bởi sự hỗ trợ tài
chính khẩn cấp
và to lớn của
cộng đồng quốc
tế thông qua vai

trò tổ chức, điều
phối và giám sát
của các tổ chức
quốc tế
Các tác động đến hiệu quả tài chính
Thách thức
Việt Nam cũng phải đối diện
với không ít thách thức như:
Nguy cơ tụt hậu ngày càng xa
giữa Việt Nam với các nước.
Việt Nam đang rất bị động
trong ứng phó với các ảnh
hưởng, tác động từ khủng
hoảng. Nền kinh tế vẫn vận
hành một cách “yếu ớt” với
bộn bề những khó khăn và
những vấn đề mới nảy sinh.
bức tranh toàn cảnh về nguy
cơ tụt hậu càng rõ nét hơn.
Cơ hội
Bảo đảm môi trường đối
ngoại hòa bình để Việt Nam
có thể tập trung các nguồn
lực trong nước cho công cuộc
phát triển kinh tế. Nâng cao vị
thế đất nước trong các giao
lưu và quan hệ kinh tế quốc
tế, tiếp cận, nắm bắt các công
nghệ tiên tiến để hiện thực
hóa mục tiêu đi tắt đón đầu,

rút ngắn khoảng cách tụt hậu.
hoàn thiện thể chế thị trường
quốc gia theo những chuẩn
mực và thông lệ khu vực và
quốc tế.
Tác động
Hiệu quả tài chính
Giải pháp để khắc phục các thách thức
Một là
Phải có những điều chỉnh thích hợp các cân đối vĩ mô của nền kinh tế (cân
đối tích lũy - đầu tư và tiêu dùng, thu và chi ngân sách, cân đối đầu tư sản
xuất và đầu tư phát triển; nợ nước ngoài và nợ trong nước, cơ cấu mỗi loại
nợ), cũng như các quan hệ chính trị - xã hội
Hai là
Ba là
Bốn là
Cần có những điều chỉnh các quan hệ đối ngoại (cả kinh tế và
chính trị) phù hợp lợi ích chiến lược của quốc gia, đồng thời tiệm
cận với những chuyển dịch về tương quan lực lượng kinh tế - chính
trị thế giới, chú ý đến các xu hướng phát triển.
Từng bước hình thành một cách rõ ràng và chủ động lộ
trình phát triển và hội nhập của đất nước trên tất cả các
lĩnh vực, các phương diện. Tránh tình trạng mọi thứ đều
chung chung và tình trạng khi phát sinh vấn đề cụ thể, cục
bộ .
Trong định hướng chiến lược phát triển đất nước
ngoài việc chủ động trong hội nhập cần tiến đến
đạt mục tiêu phát triển bền vững với một nền kinh
tế xanh, sạch, hiệu quả và chất lượng cuộc sống
Nhận định chung về tình hình kinh tế tài chính tại Việt Nam


Năm 2013, tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng
trưởng khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là các nước đang chịu ảnh hưởng của
nợ công vẫn còn mờ nhạt, tác động không nhỏ đến sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, các
yếu tố nội tại cũng chưa được giải quyết triệt để như hàng tồn kho ở mức cao, sức mua
yếu, nợ xấu ngân hàng đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, dừng hoạt
động hoặc giải thể

Năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã điều tiết khá tốt mức cung tiền do đó kiểm soát được
lạm phát, thêm vào đó giá lương thực, thực phẩm cũng chỉ tăng nhẹ Tuy nhiên, so với
mục tiêu tổng quát đề ra, kinh tế năm 2013 mới hoàn thành một vế là “lạm phát thấp hơn,
tăng trưởng cao hơn năm 2012”, còn yếu tố “tăng trưởng ổn định” vẫn được đánh giá là
chưa vững chắc.

Tăng trưởng cao hơn nhưng đây vẫn là năm thứ ba liên tiếp không hoàn thành mục tiêu.
Chất lượng tăng trưởng của Việt Nam cũng thiếu bền vững khi dựa nhiều vào vốn và lao
động.

Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) được thành lập đang tiến hành
mua nợ của các nhà băng nhưng còn vướng mắc về cơ chế xử lý. Với thực trạng kinh tế
Việt Nam hiện nay, giải quyết nợ xấu cũng phải mất thời gian chứ không thể xử lý trong
ngắn hạn.
Đề xuất các biện pháp để cải thiện tình hình kinh tế tài
chính Việt Nam
Chống thất thoát, lãng phí,
tham nhũng
Tái cơ cấu thu-chi ngân sách
Giám sát chặt chẽ hơn các khoản
mục trong chi tiêu công
Xác định chi phải trên cơ sở

nguồn thu
Tăng cường kỷ luật tài
chính
Đánh giá lại đầy đủ và chính xác
tổng số dư nợ công, dư nợ chính
phủ và dư nợ quốc gia
Bảo đảm an toàn trong giới
hạn cho phép
Bảo đảm an ninh tài
chính quốc gia
Tình hình sử dụng đồng Bitcoin

Nhu cầu mua bán Bitcoin xuất hiện là do Bitcoin hiện đang được sử dụng như một phương
tiện thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ của một số nhà cung cấp. Giá trị của đồng tiền ảo này
cũng liên tục biến động, dẫn đến nhu cầu mua đi bán lại Bitcoin để kiếm lợi nhuận. Tuy
nhiên, theo khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bitcoin và các loại tiền ảo tương
tự khác không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.
Việc sở hữu, mua bán, sử dụng Bitcoin như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi do cho
người dân và không được pháp luật bảo vệ.

Trước sự phát triển và biến động khó lường của Bitcoin trên thế giới cũng như sự xuất hiện
của đồng tiền ảo này trên thị trường Việt Nam, NHNN Việt Nam đã ra thông cáo không thừa
nhận giá trị pháp lý của Bitcoin.

Tuy nhiên, cho đến nay, cộng đồng Bitcoin Việt Nam đã lên tới 400 người và có xu hướng
ngày càng lan rộng, bất chấp những khuyến cáo mà NHNN đã đưa ra.

Như vậy, hiện nay Cục Thương mại điện tử và CNTT không chấp nhận việc thông báo, đăng
ký các website mua bán Bitcoin như website thương mại điện tử bán hàng hay sàn giao dịch
thương mại điện tử. Do việc sở hữu và sử dụng Bitcoin như một loại tài sản tiềm ẩn nhiều rủi

ro và không được pháp luật bảo vệ, Cục cũng khuyến cáo người tiêu dùng thận trọng khi tham
gia mua bán Bitcoin hay sử dụng Bitcoin để thanh toán cho các giao dịch thương mại điện tử.
Tính chất, đặc điểm đồng tiền ảo - Bitcoin
Có tính ẩn danh, nặc danh
Đồng tiền kỹ thuật số
Giá trị Bitcoin biến động
Không được thừa nhận là tiền
Nhược điểm của đồng Bitcoin
Hạn chế
Bitcoin
Không nên sử dụng đồng Bitcoin
Có thể là phương tiện
thanh toán cho hành vi
bất hợp pháp
Có thể liên quan đến tội
phạm rửa tiền, trốn thuế
Có nguy cơ bị xâm nhập,
đánh cắp hoặc thay đổi
giao dịch, ngừng giao d
Tiềm ẩn nguy cơ bong
bóng về tài sản
Không có cơ chế bảo vệ
khi xảy ra tranh chấp
Không được mọi người
sử dụng rộng rãi và thừa
nhận thanh toán
Đề xuất về chính sách đối với các đồng tiền ảo.
Cấm đồng tiền ảo lưu hành
Khuyến cáo về đồng tiền ảo
Không chấp nhận các đồng tiền ảo

Quản lý chặt các đồng tiền ảo
Thứ tư
Thứ ba
Thứ hai
Thứ nhất
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Giáo trình Tài chính doanh nghiệp quốc tế, Hồ Minh Khuê, 2013.
2) Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nguyễn Thanh Nhàn, 2013.
3) Lý thuyết tài chính doanh nghiệp, Trương Minh Phong, 2013.
4) Cán cân thương mại, Hồ Mạnh Đào, 2013.
5) Rủi ro tài chính, Nguyễn Mạnh Đạt, 2013.
6)
7)
8)
9)
Company
LOGO
Thank You !

×