Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đồng tiền chung châu âu , giải pháp cho sự phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.46 KB, 61 trang )

Trang 1 / 61
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Thế giới chúng ta đang chứng kiến một sự hội nhập mạnh mẽ về kinh tế
giữa các quốc gia với sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu vực mậu dòch tự do
như Khu vực mậu dòch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực mậu dòch tự do ASEAN
(AFTA), Liên minh Châu Âu (EU),… Những khu vực mậu dòch tự do này không
những giúp cho nền kinh tế của các nước thành viên tăng trưởng, mà còn góp
phần thúc đẩy nền kinh tế thế giới phát triển.
Là một trong những yếu tố không thể thiếu của nền kinh tế, thò trường tài
chính cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện hơn. Từ phạm vi quốc gia, thò
trường tài chính đã dần mở rộng sang phạm vi quốc tế. Nhờ thò trường tài chính
quốc tế mà vốn đã được luân chuyển một cách hợp lý và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, chúng ta lại đang chứng kiến sự độc tôn gần như toàn phần
trong thanh toán quốc tế của USD trên thế giới. Gần như mọi biến động của nó
cũng đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính quốc tế. Qua thời gian, không biết từ
lúc nào, sự biến động của đồng USD đã được mọi người ví như là nhòp tim của
thò trường tài chính thế giới. Nó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thò
trường tài chính quốc nội của các quốc gia.
Trong những năm gần đây, với sự xuất hiện đồng EURO của Liên minh
tiền tệ Châu Âu, thò trường tài chính thế giới hứa hẹn có nhiều thay đổi. Khác
với đồng yen của Nhật Bản (JPY), hoặc đồng bảng của Anh (GBP), hay đồng đô
la của Úùc AUD, đồng EURO đã được các nước thành viên trong Liên minh tiền
tệ Châu Âu (EMU) sử dụng như là một đồng tiền chính thức. Không những thế,
đồng EURO cũng đã nhanh chóng mở rộng sang phạm vi quốc tế. Nó dường như
trở thành lối thoát mới cho các nước trước sự phụ thuộc quá lớn vào USD. Mặc
dù có nhiều biến động bất lợi cho EURO ngay từ những buổi đầu mới hình

Trang 2 / 61
thành, nhưng không có gì có thể phủ nhận rằng thế giới tài chính trong tương lai
sẽ không còn được thống trò hầu như hoàn toàn của USD, mà nó sẽ là một sự


phối hợp của nhiều đồng tiền mạnh khác của một nhóm các quốc gia hoặc khu
vực.
Là một trong những khu vực hoạt động khá tấp nập và hiệu quả trong thời
gian qua, ASEAN đang dần khẳng đònh vò trí của mình trên trường quốc tế. Tuy
nhiên, đứng trước người khổng lồ Trung Quốc đang thu hút mạnh mẽ FDI trên
thế giới, ASEAN cần thiết phải thắt chặt hơn nữa sự hợp tác kinh tế cũng như
tài chính của các nước thành viên. Sự hợp tác này đòi hỏi phải hướng vào chiều
sâu nhiều hơn để không những tạo ra một thò trường hoạt động hiệu quả hơn,
cạnh tranh hơn, mà còn góp phần tạo tăng trưởng kinh tế cho các nước. Một sự
ra đời của đồng tiền chung ASEAN sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất cho mục tiêu
này.
Là một trong những nước thành viên của ASEAN, Việt Nam không thể
đứng ngoài khuynh hướng này. Sự chuẩn bò trước sẽ rất hữu hiệu cho Việt Nam
trong việc đón đầu những cơ hội, và hạn chế những rủi ro khi mà đồng ASEAN
trở thành hiện thực. Điều này đã khiến cho tác giả quyết đònh chọn đề tài “Đồng
tiền chung ASEAN – Giải pháp cho sự phát triển kinh tế khu vực” để nghiên
cứu.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Thông qua việc nghiên cứu đồng EURO, cũng như những nỗ lực của các
nước ASEAN trong việc hướng tới một đồng tiền chung, luận văn sẽ giúp chúng
ta thấy rõ hơn cơ hội cũng như thách thức mà đồng ASEAN có thể mang lại. Qua
đó, tìm ra giải pháp cho ASEAN tiến tới nhất thể hóa trong lónh vực tiền tệ; cũng
như Việt Nam trong công tác chuẩn bò cho sự hội nhập, và hợp tác mạnh mẽ hơn
về tài chính với các nước thành viên khác trong ASEAN. Từ đó, tạo điều kiện

Trang 3 / 61
thuận lợi để Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội này để tạo bước nhảy vọt
cho nền kinh tế quốc nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Luận văn này thực hiện việc phân tích các vấn đề về tình hình, và diễn

biến của xu thế hình thành đồng ASEAN trên phạm vi thế giới. Đồng thời thông
qua mẫu hình tiền tệ EURO, để nhận thức được những gì mà ASEAN cần chuẩn
bò và cần thực hiện cho việc biến đồng ASEAN thành hiện thực. Bên cạnh đó,
căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam, luận văn xác đònh nhu cầu và giải
pháp cho một sự gia nhập đồng ASEAN một cách hiệu quả và có lợi nhất.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn này sử dụng các phương pháp như phương pháp hệ thống,
phương pháp tổng hợp, phương pháp suy luận logic, phân tích, so sánh, thống
kê,… để phân tích tình hình thực hiện đồng tiền chung EURO, và triển vọng của
một đồng tiền chung ASEAN. Từ đó, tìm ra giải pháp tối ưu cho Việt Nam trong
việc đón nhận một xu hướng hợp tác kinh tế mới.
5. Kết cấu luận văn:
Luận văn này được sắp xếp thành ba phần gồm phần mở đầu, phần trọng
tâm (thân bài), và phần kết luận. Trong đó, phần trọng tâm được kết cấu theo
hướng gồm ba chương như sau:
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀØ ĐỒNG TIỀN CHUNG VÀ
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
CHƯƠNG II: ĐỒNG TIỀN CHUNG ASEAN TRONG SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA NỀN KINH TẾ KHU VỰC
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHO ASEAN VÀ VIỆT NAM ĐỂ
HƯỚNG TỚI MỘT ĐỒNG TIỀN CHUNG ASEAN

Trang 4 / 61
Mặc dù tác giả đã nỗ lực rất nhiều trong việc hoàn thành Luận văn này,
nhưng do thời gian và trình độ còn hạn chế nên luận văn có thể sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót nhất đònh. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
chân thành từ Quý Thầy, Cô, và các bạn học viên.

Trang 5 / 61
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀØ ĐỒNG

TIỀN CHUNG VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
I.1. Bản chất, vai trò của tiền tệ
I.1.1. Bản chất:
Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo
lường và biểu hiện giá trò của tất cả các hàng hóa khác; đồng thời nó thể hiện
lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất.
Bản chất này xuất phát từ việc tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát
triển lâu dài của các hình thái giá trò:
 Ở hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trò, giá trò của một vật
được biểu hiện bằng giá trò sử dụng của một vật khác đóng vai trò là
vật ngang giá.
 Ở hình thái giá trò đầy đủ hay mở rộng, giá trò của một vật được biểu
hiện ở giá trò sử dụng của nhiều hàng hóa khác có tác dụng làm vật
ngang giá.
 Ở hình thái chung của giá trò, giá trò của tất cả hàng hóa được biểu
hiện bằng giá trò của một hàng hóa đóng vai trò là vật ngang giá
chung. Vật ngang giá chung này được chọn tùy theo tập quán đòa
phương mang ý nghóa tượng trưng như lông thú, da thú, vòng đá, vỏ
sò,…
 Ở hình thái tiền tệ, khi lực lượng sản xuất phát triển, việc tồn tại nhiều
vật ngang giá chung đã gây khó khăn cho thò trường trao đổi hàng hóa.
Điều này dẫn đến sự ra đời của vật ngang giá chung bằng kim loại
thay thế dần cho các vật ngang giá chung khác, mà đáng kể nhất đó là
bạc, sau đó là vàng (kim tệ).

Trang 6 / 61
Như vậy, tiền tệ là một sản phẩm tự phát và tất yếu. Nó gắn liền với sự
tồn tại và phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Không những thế, nó còn chứa
đựng và biểu hiện nhiều mối quan hệ xã hội giữa người với người.
I.1.2. Chức năng:

Tiền tệ có 5 chức năng như sau:
I.1.2.1. Chức năng thước đo giá trò:
Đây là chức năng cơ bản nhất của tiền tệ. Chức năng này được thể hiện
thông qua việc tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trò cho các hàng hóa
khác, và chuyển giá trò hàng hóa thành giá cả hàng hóa.
Để thực hiện chức năng này, tiền tệ đòi hỏi phải có giá trò đầy đủ, có tiêu
chuẩn giá cả, và được thực hiện trong tư duy, ý niệm.
Việc chuyển giá trò hàng hóa thành giá cả của tiền tệ đã tạo ra mối tương
quan nghòch giữa giá trò tiền tệ và giá cả hàng hóa, đồng thời cho thấy rằng tiền
tệ là một công cụ đặc biệt quan trọng để thực hiện quy luật giá trò, quy luật phổ
thông của nền sản xuất hàng hóa.
I.1.2.2. Chức năng phương tiện lưu thông:
Chức năng này được thể hiện ở việc tiền được dùng làm phương tiện
trung gian cho quá trình trao đổi hàng hóa (H-T-H), và phương tiện để thực hiện
giá trò của hàng hóa.
Điều này thể hiện ở việc hàng hóa sẽ không được phép trao đổi trực tiếp
(H-H), mà trước tiên, giá trò của hàng hóa được biểu hiện thành giá trò tiền tệ
thông qua việc bán hàng hóa (H-T); rồi sau đó, hàng hóa được mua lại với giá trò
tương đương với giá trò tiền tệ (T-H).
Như vậy, tiền tệ không phải là mục đích của trao đổi, mà chỉ đóng vai trò
trung gian. Tuy nhiên, để tạo một sự lưu thông hàng hóa được mạch lạc, cần
thiết phải có một khối lượng tiền thật sự. Và tiền này cũng không nhất thiết phải

Trang 7 / 61
là tiền có đầy đủ giá trò như vàng, mà nó có thể được thay thế bằng các loại tiền
ký hiệu.
I.1.2.3. Chức năng phương tiện cất trữ:
Chức năng này được thể hiện ở việc tiền được đưa ra khỏi quá trình lưu
thông nhằm mục đích cất trữ, và sử dụng sau này.
Xuất phát từ khả năng có thể trực tiếp chuyển hóa thành bất kỳ một loại

hàng hóa nào, tiền cất trữ có thể nhảy vào lưu thông bất cứ lúc nào. Chính điều
này đòi hỏi tiền được cất trữ phải có đầy đủ giá trò, và tạm thời không phục vụ
cho quá trình lưu thông hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, người ta cũng có thể
sử dụng tiền ký hiệu cho việc cất trữ, do các loại tiền này được đảm bảo bằng
vàng của quốc gia sản xuất tiền ký hiệu đó.
I.1.2.4. Chức năng phương tiện thanh toán:
Chức năng này được thể hiện ở việc tiền được dùng làm phương tiện để
thanh toán các khoản nợ phát sinh trong trao đổi hàng hóa, dòch vụ và các lónh
vực khác.
Khi thực hiện chức năng này, tiền vận động tương đối độc lập so với hàng
hóa, dòch vụ thậm chí giữa chúng cũng có một sự tách rời nhau cả về không gian
và thời gian. Do đó, tiền ở đây có thể là tiền vàng, hoặc tiền ký hiệu, hay tiền
ghi sổ. Mặc dù vậy, tiền vẫn không nằm ngoài quá trình lưu thông, mà nó còn
có tác dụng tích cực thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa; từ đó, giúp cho sản
xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.
I.1.2.5. Chức năng tiền tệ thế giới:
Chức năng này thể hiện ở việc tiền thực hiện các chức năng của nó trong
phạm vi thế giới.
Điều này đòi hỏi tiền phải được sự chấp thuận của các quốc gia trên thế
giới. Do đó, chỉ có tiền đầy đủ giá trò mới thực hiện được chức năng này.

Trang 8 / 61
Tuy nhiên, hiện nay, tiền ký hiệu của một số nước cũng được áp dụng
hoặc chấp nhận rộng rãi ở nhiều nước. Do đó, cũng có quan điểm cho rằng các
loại tiền này cũng có chức năng tiền tệ thế giới.

Khi nói đến chức năng của tiền tệ, cũng có quan điểm khác cho rằng tiền
tệ có 3 chức năng là thước đo giá trò, phương tiện trao đổi và phương tiện tích
lũy. Ở mức độ tổng quát thì điều này không mâu thuẫn với 5 chức năng ở trên.
Nhưng ở một mặt nào đó, thì khi nói đến tiền tệ mà không nói đến 2 chức năng

cơ bản là thước đo giá trò và chức năng phương tiện lưu thông, thì không thể
phản ánh được nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.
Tóm lại, 5 chức năng trên của tiền tệ không đứng đơn lẻ mà chúng có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trước tiên, tiền tệ thực hiện chức năng chuyển
giá trò hàng hóa thành giá cả. Khi đó, hàng hóa chính thức bước vào quá trình
lưu thông. Khi giá cả được thực hiện thì hàng hóa đã chuyển thành tiền. Số tiền
này có thể được cất trữ cho việc sử dụng trong tương lai, hoặc dùng để thanh
toán cho việc mua hàng hóa khác phục vụ cho nhu cầu sản xuất hoặc nhu cầu
tiêu dùng. Khi quá trình trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới của một quốc
gia, thì cũng là lúc tiền tệ thực hiện chức năng của mình trong phạm vi thế giới.
I.1.3. Vai trò:
Tiền tệ là phương tiện không thể thiếu để mở rộng và phát triển kinh tế
hàng hóa. Thông qua chức năng thước đo giá trò, phương tiện lưu thông và
phương tiện thanh toán, việc trao đổi hàng hóa diễn ra thuận lợi và thống nhất
hơn. Nó góp phần giúp cho người sản xuất kinh doanh hạch toán được rõ ràng
chi phí và hiệu quả sản xuất mà họ thực hiện; đồng thời tiến hành tích lũy tiền
tệ để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Trang 9 / 61
Tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ quốc tế. Xuất
phát từ nhu cầu phát triển của nền kinh tế, thò trường quốc nội đã dần mở cửa
hướng ra thò trường thế giới lớn hơn thông qua con đường ngoại thương. Nhờ
ngoại thương, mà các chức năng thanh toán và chức năng tiền tệ thế giới của
tiền tệ đã phát huy triệt để vai trò của mình. Từ đó, mối quan hệ giữa các quốc
gia không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế, mà còn lan sang các lónh vực khác như
chính trò, văn hóa, tôn giáo,…
Tiền tệ là một công cụ để phục vụ cho mục đích của chủ sở hữu. Khi mà
các quan hệ kinh tế – xã hội đều bò tiền tệ hóa thì cũng là lúc tiền tệ trở thành
công cụ để xử lý và giải quyết mọi mối quan hệ phát sinh cả trong phạm vi quốc
gia và quốc tế. Chính vì vậy, người chủ sở hữu tiền tệ có thể sử dụng nó để thỏa

mãn mọi nhu cầu của mình. Chừng nào còn tồn tại nền kinh tế hàng hóa, thì
chừng đó đồng tiền sẽ còn phát huy mạnh mẽ sức mạnh vạn năng của nó.
I.2. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa thò trường tài chính:
Trong những năm cuối thế kỷ 20, trước áp lực của sự phát triển kinh tế,
các nước đã dần mở của để đón nhận những luồng vốn quốc tế thâm nhập vào.
Có thể nói quá trình toàn cầu hóa đã bắt đầu từ đó, và diễn ra với tốc độ ngày
càng nhanh.
Từ thập kỷ 90 trở lại đây, chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của các sản
phẩm tài chính phi tập trung, mà gần đây nhất là các công cụ phái sinh và các
kỹ thuật chứng khoán hóa dưới hình thức các công cụ nợ được thế chấp tổng
hợp. Cùng với sự dỡ bỏ các hàng rào quốc tế đối với việc di chuyển vốn, các
nhà đầu tư đã có dòp mở rộng phạm vi hoạt động của mình hơn, đa dạng hóa rủi
ro tín dụng, và tối đa hóa lợi nhuận đầu tư.
Mặc dù các công cụ phái sinh tài chính có sự phát triển nhanh chóng,
nhưng cách thức mua bán và thanh toán các công cụ này vẫn chưa được hoàn

Trang 10 / 61
hảo. Chúng được thực hiện chủ yếu qua điện thoại, và xác nhận lại qua fax.
Điều này đòi hỏi một hệ thống điện tử chuyên xử lý các nghiệp vụ mua bán,
giao dòch giữa những người tham gia thò trường được chuẩn hóa, và tiết kiệm
thời gian hơn.
Theo ước tính của ngân hàng thanh toán quốc tế BIS thì giá trò danh nghóa
toàn cầu của các công cụ phái sinh OTC đạt mức 128 nghìn tỷ USD vào giữa
năm 2002, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu
của Ủy ban chứng khoán và hối đoái Mỹ, thì mặc dù tất cả 50 ngân hàng lớn
nhất nước Mỹ đã sử dụng công cụ phái sinh tính đến 9/2002, nhưng chỉ có 5% sử
dụng tất cả các hình thức của công cụ phái sinh, và chưa đến phân nửa sử dụng
công cụ phái sinh tài chính phi tập trung. Rõ ràng, thò trường tài chính toàn cầu
vẫn còn nhiều khoảng trống để phát triển hơn nữa.
Sự phát triển và mở rộng mang tính chất toàn cầu của thò trường tài chính

quốc tế không chỉ bò hạn chế bởi các rào cản trực tiếp cũng như gián tiếp, mà
còn bò ảnh hưởng bởi yếu tố thò trường hối đoái và rủi ro của quốc gia đó. Tuy
nhiên, những hạn chế này ngày càng bò thu hẹp dần bởi tác động tích cực của
quá trình toàn cầu hóa tài chính mang lại. Lợi ích lớn nhất mà toàn cầu hóa tài
chính mang lại đó là tăng hiệu quả của nguồn vốn bằng cách chuyển chúng đến
nơi mà hứa hẹn nhiều lợi nhuận nhất trên thế giới. Từ đó giúp tăng trưởng kinh
tế toàn cầu, góp phần vào sự thònh vượng chung của thế giới.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam Á vào năm 1997 bắt đầu ở
Thái Lan đã làm cho tiến trình toàn cầu hoá của thò trường tài chính chậm lại,
đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á. Điều này xuất phát từ sự quản lý nguồn vốn
quốc tế không hiệu quả của các nước. Cụ thể là tình trạng bùng nổ cho vay, sử
dụng những nguồn vốn ngắn hạn đầu tư cho mục đích dài hạn, rồi sự hình thành
quả “khinh khí cầu bất động sản”. Thêm vào đó, với sự quản lý kém linh hoạt

Trang 11 / 61
trong cơ chế tỷ giá hối đoái, đồng tiền của các quốc gia này đã lần lượt sụt giá.
Điều này cho thấy sự hội nhập vào nền tài chính thế giới không chỉ giúp gia
tăng lợi nhuận của những chính sách tốt, mà còn góp phần thúc đẩy chi phí của
các chính sách tồi phát sinh nhiều hơn.
I.3. Sự hình thành đồng EURO đối trọng với đồng USD:
I.3.1. Sự mở rộng của Liên minh Châu Âu (EU):
Ngày 01/05/2004, EU chính thức đánh dấu sự mở rộng của mình bằng
việc kết nạp thêm 10 thành viên mới, nâng tổng số thành viên EU lên đến con
số 25. Để có được sự rộng lớn như ngày nay, EU đã trãi qua các mốc chính sau:
 Vào năm 1951, Cộng đồng than thép Châu Âu (ECSC) ra đời với
Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ, Luxembourg là thành viên.
 Vào năm 1958, Hiệp đònh Roma được ký kết, đánh dấu sự ra đời của
Cộng đồng nguyên tử Châu Âu (Euratom), và Cộng đồng kinh tế Châu
Âu (EEC).
 Vào năm 1967, ECSC, Euratom, EEC sát nhập thành Cộng đồng Châu

Âu (EC).
 Vào năm 1973, Anh, Ireland, Đan Mạch gia nhập EC.
 Vào năm 1982, Hy Lạp nối bước vào EC.
 Vào năm 1986, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cũng tham gia vào EC.
Đây cũng là giai đoạn EC xác đònh mục tiêu từng bước xây dựng Liên
minh kinh tế tiền tệ Châu Âu (EMU).
 Vào năm 1992, Hiệp ước Maastricht được ký kết, tạo cơ sở chính trò và
pháp lý cho Liên minh Châu Âu (EU) ra đời vào 01/01/1993.
 Vào năm 1995, o, Phần Lan, Thụy Điển gia nhập EU.

Trang 12 / 61
 Vào năm 2004, EU kết nạp thêm 10 thành viên mới gồm Cộng hòa
Czech, Síp, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Slovakia,
Slovenia.
I.3.2. Sự hình thành của đồng tiền chung Châu Âu (EURO):
Vào năm 1992, Hiệp ước Maastricht ra đời không chỉ đặt ra chính sách
đối ngoại và an ninh chung, mà còn đưa ra thời gian biểu để thiết lập Liên minh
kinh tế và tiền tệ, mà cụ thể là sự ra đời của đồng EURO. Để có được sự tồn tại
và phát triển như hiện nay, đồng EURO đã phải trải qua một quá trình nuôi nấng
và ấp ủ đầy kiên trì
 Năm 1989, Báo cáo Delors đề xuất một bước chuyển tiếp sang Liên
minh tiền tệ Châu Âu (EMU) gồm 3 bước.
 Năm 1990, bước thứ nhất của EMU bắt đầu vào 7/1990.
 Năm 1991, các giám đốc của các hãng đúc tiền đã gặp gỡ không chính
thức để thảo luận về đồng tiền tương lai.
 Năm 1992, Hiệp ước Maastricht được ký kết.
 Năm 1993, Hiệp ước Maastricht có hiệu lực kể từ ngày 1/11.
 Năm 1994, bước 2 của EMU bắt đầu. Tổ chức tiền tệ Châu Âu (EMI),
tiền thân của Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) hiện nay ra đời.
Nó cho phép thành lập một nhóm chuyên nghiên cứu về việc in ấn và

phát hành tiền giấy Châu Âu.
 Năm 1995, Hội đồng Châu Âu nhóm họp ở Madrid (15-16/12) để hình
dung ra viễn cảnh tương lai của một đồng tiền chung.
 Năm 1996, tại hội nghò không chính thức Ecofin tại Verona, một quyết
đònh về đồng tiền chung EURO đã được thông qua. Cụ thể Hội đồng
đã tổ chức một cuộc thi ở cấp châu lục để chọn ra mẫu thiết kế cho

Trang 13 / 61
đồng EURO. EMI cũng tổ chức một cuộc thi thiết kế cho tờ giấy bạc
EURO. Những mẫu đoạt giải đã được thông báo vào tháng 12/1996.
 Năm 1997, mẫu đoạt giải thiết kế cho đồng EURO đã được chọn lựa
bởi các Bộ trưởng tài chính, và được xác nhận bởi những người đứng
đầu của Bang và Chính phủ tại Hội nghò ở Amsterdam.
 Năm 1998, Quyết đònh của Hội đồng vào ngày 3/5/1998 là quyết đònh
của 11 nước chính thức chấp nhận đồng tiền chung. Đến 1/6/1998,
ECB chính thức ra đời và đặt trụ sở tại Frankfurt am Main của Đức.
Vào ngày 31/12/1998 Hội đồng đưa ra quy đònh về tỷ giá chuyển đổi
cho các nước chấp nhận đồng EURO. Trong khi đó, những nước thành
viên sẽ bắt đầu sản xuất đồng tiền EURO.
 Năm 1999, vào ngày 1/1 EURO trở thành đồng tiền chung của 11 nước
thành viên, mặc dù tiền giấy và tiền đồng vẫn chưa được lưu hành.
Đến tháng 7/1999, tiền giấy EURO được đưa vào sản xuất.
 Năm 2000, Quyết đònh của Hội đồng vào ngày 19/6 cho phép Hy Lạp
gia nhập đồng tiền chung từ 1/1/2001.
 Năm 2001, Hy Lạp chính thức áp dụng đồng tiền chung.
 Năm 2002, vào ngày 1/1 tiền giấy và đồng EURO được đưa vào lưu
thông ở 12 nước thành viên. Sau 28/02 tiền giấy và tiền đồng quốc nội
đã chính thức không còn là đồng tiền hợp pháp được chấp nhận chi trả.
Sự ra đời của đồng tiền chung EURO đã giúp cho các thành viên trong
liên minh:

 Giảm chi phí giao dòch.
 Tránh rủi ro về ngoại hối, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư
giữa các nước thành viên.
 Giá hàng hóa ngoại thương sẽ rất rõ ràng và minh bạch.

Trang 14 / 61
 Cạnh tranh giữa các nước Châu Âu sẽ gay gắt hơn; đồng thời sự sát
nhập và thâu tóm các công ty là điều không tránh khỏi.
 Tăng nguồn đầu tư trực tiếp từ các nước trong Liên minh.
 Tăng quy mô thò trường vốn Châu Âu.
Đồng tiền chung EURO sẽ là một công cụ chuyển đổi, công cụ dự trữ và
công cụ đầu tư mới. Đây chính là điểm mà Mỹ không mong muốn sự ra đời cũng
như sự phát triển của đồng EURO. Kể từ đây, mỗi khi người ta nhắc đến đồng
USD thì người ta sẽ phải quan tâm đến đồng EURO. Cùng với việc giảm lãi suất
của mình, đồng USD đã mất dần sự độc tôn trên thò trường tài chính thế giới.
Tuy nhiên, trước sự không chắc chắn của đồng EURO, vẫn còn quá sớm để nói
là đồng USD đã giảm đi phạm vi hoạt động cũng như độ tin cậy đáng có của nó,
một đồng tiền đang được sử dụng chủ yếu trong thanh toán quốc tế hiện nay.
I.4. Hiệp ước Maastricht và những ràng buộc đối với các thành
viên khối Liên minh tiền tệ Châu u:
I.4.1. Năm tiêu chuẩn hội nhập và hình phạt nếu vi phạm:
Trước áp lực của các đồng tiền quốc gia đang lưu hành, cũng như sự đòi
hỏi, yêu cầu của các công dân các nước thành viên, Hiệp ước Maastricht đã đưa
ra 5 tiêu chuẩn để gia nhập đồng tiền chung EURO:
 Lãi suất ngắn hạn của các quốc gia không được vượt quá 1,5% bình
quân mức lạm phát của 3 nước có chỉ số lạm phát thấp nhất.
 Lãi suất dài hạn cũng không được vượt quá 2% bình quân mức lãi suất
của 3 nước có lãi suất thấp nhất.
 Thâm hụt ngân sách không được vượt quá 3% tổng sản phẩm quốc nội
(GDP).


Trang 15 / 61
 Nợ Chính phủ không được vượt quá 60% tổng sản phẩm quốc nội
(GDP).
 Đã là thành viên của cơ chế tỷ giá ERM 2 được 2 năm trước khi gia
nhập Liên minh tiền tệ Châu Âu, và không phá giá đồng nội tệ đối với
những đồng tiền khác. Theo ERM 2, các nước buộc phải giữ đồng tiền
quốc gia dao động trong biên độ 15% so với đồng tiền chung EURO.
Đây là một trong những tiêu chuẩn gây tranh cãi, bởi việc thực hiện
ERM 2 có thể dẫn đến sự tăng lên trong tỷ giá thực, hoặc lạm phát.
Điều này lại ảnh hưởng đến một trong bốn tiêu chuẩn đã nêu ở trên.
Tuy nhiên, một điều cần lưu ý đó là khi một quốc gia nào đó thực hiện
ERM 2, thì quốc gia đó sẽ nhận được sự hỗ trợ của Ngân hàng trung
ương Châu Âu (ECB) trong việc tránh những cuộc tấn công có thể xảy
ra của giới đầu cơ, đồng thời góp phần giữ tỷ giá ở biên độ cho phép.
Sự ra đời của 5 tiêu chuẩn này đã góp phần đảm bảo sự phát triển kinh tế
liên tục và bền vững cho Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu. Vì vậy, để góp
phần đảm bảo 5 tiêu chuẩn này được thực hiện tốt, Hiệp ước Maastricht cũng
quy đònh hình phạt cho các nước vi phạm bất kỳ tiêu chuẩn nào. Đó là phạt tối
đa 0,5% trên tổng sản phẩm quốc nội GDP bao gồm:
 Phần cố đònh là 0,2% trên GDP.
 Phần biến đổi là 0,1% cho mỗi phần trăm vượt mức 3% thâm hụt ngân
sách.
I.4.2. Ngân hàng trung ương Châu u (ECB):
Hiệp ước Maastricht còn cho ra đời Ngân hàng trung ương Châu Âu mà
ngân hàng này sẽ kết nối hoạt động thanh toán với Ngân hàng trung ương của
các nước thành viên thông qua hệ thống phần mềm thanh toán Target. Đây là hệ
thống thanh toán gộp và tức thời đã xử lý nối kết đến hệ thống thanh toán bù trừ

Trang 16 / 61

của các nước, và sẽ sẵn sàng để sử dụng trong thanh toán thương mại. Tuy
nhiên, chi phí sử dụng hệ thống đòi hỏi chỉ những khoản chuyển tiền lớn, có giá
trò ngay mới được xử lý qua hệ thống này.
Hiệp ước Maastricht qui đònh quyền tự trò tuyệt đối của Ngân hàng trung
ương Châu Âu. Ngân hàng này không được hỏi ý kiến hay chấp thuận sự cố
gắng, sự cố vấn, hoặc sự hướng dẫn của các Chính phủ thành viên. Mặt khác,
chỉ có Ngân hàng trung ương Châu Âu mới được phép quy đònh lãi suất và phát
hành giấy bạc. Điều này tương đương với việc Ngân hàng trung ương Châu Âu
sẽ kiểm soát chính sách tiền tệ của thò trường các nước thuộc Liên minh tiền tệ
Châu Âu. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Châu Âu được quyết
đònh bởi Hội đồng thống đốc gồm các thống đốc Ngân hàng trung ương của các
quốc gia thành viên, và Ban điều hành. Điều này cũng có nghóa là các Ngân
hàng trung ương thành viên có nghóa vụ thực thi chính sách tiền tệ của Ngân
hàng trung ương Châu Âu tại nước sở tại. Tuy nhiên, họ có quyền tự quyết đònh
chính sách tài chính riêng cho quốc gia mình.

Kết luận chương I
Có thể nói, thế giới chúng ta đang chứng kiến một xu thế khu vực hóa,
toàn cầu hóa hết sực mạnh mẽ trong lónh vực tài chính. Chính xu thế này đã góp
phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư quốc tế bằng cách chuyển chúng đến
những nơi hứa hẹn có nhiều lợi nhuận nhất.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đang chứng kiến một sự độc tôn lớn của đồng
USD trên thò trường thanh toán quốc tế. Một sự ra đời của đồng EURO đang
được là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm của đồng USD. Do đó, cũng không
khó hiểu khi mà đồng EURO ra đời đã vấp phải nhiều sự phản ứng từ phía Mỹ.

Trang 17 / 61
Hiệp ước Maastricht ra đời năm 1992 được xem như là một bản Hiến
pháp của Liên minh tiền tệ Châu Âu (EMU). Nó đã góp phần thắt chặt hơn mối
quan hệ kinh tế của các nước thành viên EU, đồng thời đặt một nền tảng quan

trọng cho sự ra đời của đồng EURO, cũng như là bước khởi đầu của một xu
hướng hình thành một đồng tiền chung của các nước, và khu vực.
Từ lúc ra đời cho đến nay, đồng EURO đang biến động khá phức tạp. Lúc
đầu, thì nó liên tiếp giảm giá trò so với đồng USD, nhưng sau đó nó lại vượt lên
mạnh mẽ và vượt qua luôn cả mức quy đònh ban đầu. Điều này xuất phát từ xu
hướng muốn cải thiện cán cân thương mại đang bò thâm hụt lớn của Mỹ bằng
cách giảm giá đồng USD để kích thích xuất khẩu, cộng với tình hình tăng trưởng
chậm chạp, và kém ổn đònh của các nước EU.
Nhưng dù sao, với sự ra đời của đồng EURO, bản đồ tài chính quốc tế kể
từ đó đang được vẽ lại. Điều này hứa hẹn một sự sôi động hơn, và bình đẳng hơn
trong các giao dòch tài chính trên thế giới. Trong tương lai, các đồng tiền được sử
dụng trong quốc tế và được chấp nhận rộng rãi trong thanh toán quốc tế sẽ
không còn là một sự độc hành của USD, mà ít nhất sẽ có một người đồng hành
khác là EURO.

Trang 18 / 61
CHƯƠNG II: ĐỒNG TIỀN CHUNG ASEAN TRONG SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ KHU VỰC
II.1. Những nhân tố dẫn đến sự hình thành ý tưởng về đồng tiền chung
ASEAN
II.1.1. Sự chuyển dòch cơ cấu tài chính tại một số nước Đông Nam Á:
II.1.1.1. Những diễn biến kinh tế, tài chính vào cuối những năm 80:
Ra đời vào 8/8/1967, ASEAN như là một lối thoát mới cho các nước thành
viên đối phó với những xung đột bên trong cũng như bên ngoài lúc bấy giờ.
Trong những năm đầu mới thành lập, ASEAN chỉ gồm có 5 nước thành viên là
Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái Lan. Sau đó, vào 8/1/1984
Brunei chính thức gia nhập vào khối.
Trước những thử thách về mặt chính trò, kinh tế cả trong nội bộ lẫn trong
mối quan hệ với các nước Đông Nam Á còn lại, ASEAN đã không thể tập trung
phát triển kinh tế, cũng như đẩy mạnh sự gia tăng hoạt động trao đồi mua bán

của các nước thành viên. Vào cuối những năm 80, những chuyển biến sâu sắc
của tình hình thế giới, đặc biệt là việc ký kết Hiệp đònh về giải pháp chính trò
toàn bộ cho vấn đề Campuchia đã góp phần hướng ASEAN vào sự hợp tác kinh
tế mạnh mẽ hơn, tạo một sự chuyển biến kinh tế, tài chính cho ASEAN cũng như
các thành viên trong khối.
Cơ cấu tài chính bao gồm cơ cấu huy động và phân bổ các nguồn lực tài
chính. Nó đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của một
quốc gia.
Kể từ thập kỷ 70, đầu những năm 1980, trước áp lực vốn cho những đơn
vò có hiệu suất sử dụng vốn cao, và mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Chính phủ các
nước Đông Nam Á ASEAN đã nỗ lực phát triển mạnh mẽ thò trường tài chính

Trang 19 / 61
của mình với sự xuất hiện của các tổ chức tài chính, thò trường chứng khoán,
cũng như sự tham gia ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài. Để hoà cùng
nhòp đập của thò trường tài chính này, các nước đã thực hiện chính sách tư nhân
hóa, tự do hóa. Cụ thể là đã chuyển chức năng sản xuất nhiều loại hàng hóa cho
khu vực tư nhân, thực hiện tự do hóa lãi suất, nới lỏng các hạn chế về kinh
doanh tài chính, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia tích cực vào thò
trường trong nước. Kết quả là Malaysia từ 1985-1989, tổng tài sản của các tổ
chức tài chính trên GDP tăng từ 137% lên 155%. Tình hình này diễn ra tương tự
tại Thái Lan, và Indonesia. Mặt khác, luồng vốn tư nhân ròng cũng tăng đáng kể
từ 1990-1997 như ở Indonesia từ 3.235 triệu USD – 10.863 triệu USD, Malaysia
từ 769 triệu USD – 9.312 triệu USD, Philipines từ 639 triệu USD – 4.164 triệu
USD.
Về đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), trong giai đoạn 1989 – 1996 tại
Malaysia cũng tăng từ 1.668 triệu USD – 9.025 triệu USD, còn Indonesia từ 782
triệu USD – 5.205 triệu USD.
Về quy mô thò trường chứng khoán cũng tăng rõ rệt, cụ thể như bảng 1 sau
Bảng1: Tổng giá trò thò trường chứng khoán đăng ký / GDP (%)

Quốc gia 1985 1986 1987 1988 1989 1990
Malaysia 55,40 58,20 60,40 116,20 154,20 119,30
Thái Lan 2,00 7,00 11,40 15,50 44,20 42,30
Philippines 2,10 6,70 8,70 10,70 27,30 13,80
Indonesia - 0,10 0,10 0,30 3,10 8,50
Nguồn: Thò trường tài chính và thò trường vốn Châu Á (Hà nội 1992, trang
53)
II.1.1.2. Tình hình kinh tế, tài chính trong những năm gần đây:

Trang 20 / 61

Bảng 2: Tốc độ tăng trưởng GDP (%) của ASEAN qua các năm
Quốc gia 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Brunei 1,01 3,60 -3,99 2,56 2,82 3,05 2,83 3,20
Cambodia 4,60 6,82 3,70 10,78 7,03 5,67 5,48 5,00
Indonesia 7,82 4,70 -13,13 0,79 4,92 3,45 3,69 4,10
Lao, PDR 6,89 6,91 3,99 7,28 5,81 5,76 5,70 5,90
Malaysia 10,00 7,32 -7,36 6,14 8,86 0,32 4,15 5,31
Myanmar

6,44 5,74 5,77 10,92 13,70 10,50 5,00 5,10
Philippines 5,85 5,19 -0,59 3,41 4,38 4,52 3,12 4,70
Singapore 7,71 8,51 -0,86 6,42 9,41 -2,37 3,29 1,09
Thailand 5,90 -1,37 -10,51 4,45 4,76 2,14 5,41 6,75
Viet Nam 9,34 8,15 5,76 4,72 6,79 6,84 7,04 7,24
ASEAN 7,30 4,16 -7,14 3,58 5,91 3,26 4,33 5,01
Nguồn: Ban thư ký ASEAN
Từ bảng 2 cho thấy tình hình tăng trưởng kinh tế trong thời gian gần đây
của khối ASEAN là khá lạc quan. Tuy nhiên, nếu so với những năm 1996, 1997,
thì tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm đáng kể (gần 50%). Đây là một

dấu hiệu cho thấy tình hình kinh tế ở các nước thành viên trong khối, đặc biệt là
các nước có trình độ phát triển hơn đang có dấu hiệu tụt giảm trong tăng trưởng
GDP. Chính điều này đã ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP chung của toàn
khối.
Bảng 3: Thu nhập bình quân đầu người các nước ASEAN qua các năm (USD)
Quốc gia 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Brunei 17.096 16.227 11.961 12.670 12.751 12.121 12.070 12.971
Cambodia 317 320 265 295 291 283 296 310
Indonesia 1.167 1.128 488 693 731 688 820 973
Lao, PDR 396 360 259 285 328 333 362
Malaysia 4.766 4.672 3.257 3.485 3.881 3.698 3.924 4.198
Myanmar 109 100 144 189 210 162 175 179
Philippines 1.184 1.157 896 1.018 980 924 959 973
Singapore 25.127 25.147 20.892 20.611 22.757 20.553 20.823 20.987

Trang 21 / 61
Thailand 3.134 2.656 1.900 2.046 2.029 1.887 2.050 2.291
Viet Nam 337 361 361 374 403 415 439 481
ASEAN 1.505 1.429 947 1.079 1.128 1.058 1.153 1.266
Nguồn: Ban thư ký ASEAN.
Tình hình cũng diễn ra tương tự đối với thu nhập bình quân đầu người của
khối ASEAN (bảng 3). Mặc dù, có tăng trong những năm gần đây, nhưng so với
những năm 1996, 1997, thì thu nhập bình quân đầu người ở các nước có trình độ
phát triển hơn đang có xu hướng giảm như Singapore, Malaysia; trong khi đó
tình hình lại tỏ ra lạc quan hơn đối với các nước kém phát triển hơn như Lào,
Việt Nam.
Bảng 4: Giá trò xuất khẩu của các nước ASEAN (triệu USD) qua các năm
Quốc gia 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Brunei 2.593 2.662 1.891 2.539 3.904 3.643 3.708 4.410
Cambodia 644 862 800 1.129 1.401 1.571 1.750 1.394

Indonesia 50.188 56.297 50.370 51.242 65.406 57.364 59.165 63.450
Lao, PDR 317 313 337 302 330 310 301 359
Malaysia 77.169 77.561 71.850 84.097 98.429 87.981 94.343 105.000
Myanmar 938 975 1.065 1.140 1.644 2.529 2.404 592
Philippines 20.543 25.228 29.496 34.210 37.295 31.243 25.539 34.985
Singapore 129.552 129.75
7
110.27
1
116.62
9
139.74
7
124.50
5
137.42
9
157.851
Thailand 54.667 56.725 52.878 56.801 67.889 63.070 66.092 78.416
Viet Nam 7.255 9.185 9.361 11.540 14.448 15.027 16.706 19.500
ASEAN 343.866 359.56
4
328.31
9
359.62
8
430.49
4
387.24
3

407.43
8
465.957
Nguồn: Ban thư ký ASEAN






Trang 22 / 61
Bảng 5: Giá trò nhập khẩu của các nước ASEAN (triệu USD) qua các năm
Quốc gia 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Brunei 2.345 2.015 1.314 1.250 1.047 1.125 1.480 1.254
Cambodia 1.072 1.092 1.166 1.591 1.939 2.094 2.314 1.844
Indonesia 44.240 46.223 31.942 30.598 40.366 34.669 35.652 39.011
Lao, PDR 690 648 553 554 535 523 447 482
Malaysia 73.132 74.131 54.169 61.452 77.602 69.598 75.365 79.289
Myanmar 1.869 2.107 2.451 2.188 2.169 2.450 2.009 373
Philippines 31.885 36.355 29.524 29.252 33.481 31.986 25.601 36.100
Singapore 123.90
0
125.09
2
95.925 104.64
2
127.45
7
109.75
2

117.52
6
128.528
Thailand 70.815 61.349 40.643 47.529 62.423 60.576 63.353 74.214
Viet Nam 10.030 10.432 10.350 10.568 15.387 14.546 17.760 21.600
ASEAN 359.97
7
359.44
4
268.03
7
289.62
5
362.40
7
327.31
9
341.50
6
382.696
Nguồn: Ban thư ký ASEAN
Theo số liệu ở Bảng 4, tình hình xuất khẩu của ASEAN là khá tích cực.
Hầu hết đều có một sự tăng trưởng qua các năm, chỉ trừ Myanmar do bò cấm vận
về kinh tế. Tuy nhiên, việc gia tăng giá trò nhập khẩu (bảng 5) lớn hơn ở các
nước kém phát triển hơn trong khối đã làm cho các nước bò thâm hụt trong cán
cân tài khoản vãng lai của mình (bảng 6). Trong khi đó, các nước phát triển hơn
lại có dấu hiệu đáng khích lệ từ thặng dư cán cân tài khoản vãng lai.
Bảng 6: Cán cân tài khoản vãng lai trên GDP (%) các nước ASEAN qua các
năm
Quốc gia 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

Brunei 54,2 51,5 53,8 62,7 92,9 90,2 86,9 52,5
Cambodia -3,2 0,6 -5,9 -5,2 -2,8 -1,1 -1,3 -4,7
Indonesia -3,4 -2,2 4,2 4,1 5,3 4,8 4,5 3,7
Lao, PDR -12,3 -10,2 -2,6 -5,2 -0,7 -4,5 1,1 -0,3
Malaysia -4,4 -6,2 13,2 15,9 9,4 8,3 8,4 12,9
Myanmar -0,2 -0,2 -0,2 -0,1 -0,04
Philippines -4,8 -5,3 2,4 10,4 12,5 1,8 5,5 4,4

Trang 23 / 61
Singapore 15,2 15,7 22,6 18,7 14,5 19,0 21,4 30,8
Thailand -7,9 -2,0 12,7 10,2 7,6 5,4 5,5 5,6
Viet Nam -8,2 -5,7 -3,9 4,1 -1,1 2,1 -2,5 -5,2
Nguồn: Ban thư ký ASEAN
II.1.2. Cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á 1997:
Vào 06/1997, cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam Á xuất hiện đã làm
cho một loạt các nền kinh tế năng động Đông Nam Á bò ảnh hưởng trầm trọng,
mở đầu bằng sự mất giá mạnh của đồng Bath Thái, sau đó nhanh chóng lan rộng
sang các nước Malaysia, Indonesia, Philipines, rồi đến các nước Singapore,
Hong Kong, và cuối cùng là Hàn quốc, và Nhật Bản. Hậu quả của cuộc khủng
hoảng này là tại các quốc gia bò ảnh hưởng xuất hiện sự phá giá lớn của của các
đồng tiền so với đồng USD, vốn đầu tư bò chuyển ra nước ngoài, dự trữ ngoại tệ
bò ảnh hưởng đáng kể, chi tiêu ngân sách giảm mạnh, lãi suất cho vay và tỷ lệ
lạm phát tăng, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm mạnh (bảng 2), lòng tin của các
nhà đầu tư bò ảnh hưởng nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân chính dẫn
đến cuộc khủng hoảng này có liên quan mật thiết đến việc thi hành chế độ tỷ
giá không linh hoạt đã phản ảnh không đúng tỷ giá thực đã tăng lên trong những
năm trước đó, cũng như việc thiếu sự phối hợp, hỗ trợ và tư vấn lẫn nhau giữa
các nước khác.
II.1.3. Sự ra đời của đồng EURO:
Tình hình thanh toán quốc tế đã có nhiều thay đổi kể từ khi đồng tiền

chung EURO ra đời. Không những thế, các quốc gia đã bắt đầu cố gắng tách
khỏi sự phụ thuộc vào đồng USD bằng cách tăng dự trữ của mình bằng đồng
EURO nhiều hơn. Mặc dù trong giai đoạn đầu, EURO giảm giá mạnh so với
mức đònh giá ban đầu 1 EURO =1,16 USD. Nhưng hiện tại, nó đang tăng dần lên
cùng với sự phục hồi của nền kinh tế Châu Âu, và sự thâm hụt cán cân vãng lai

Trang 24 / 61
ngày càng tăng của Mỹ. Theo dự đoán của Liên minh Châu Âu, trong thập kỷ
tới, hoặc có thể lâu hơn nữa, thò phần của đồng USD trong thương mại quốc tế sẽ
giảm còn 40%, trong khi đồng EURO sẽ là 38%. Rõ ràng EURO là một hình
mẫu tiền tệ, là động lực thúc đẩy và bài học kinh nghiệm cho sự hợp tác về tài
chính tiền tệ của các nước, khu vực.
II.1.4. ASEAN-10 thành hiện thực:
Vào 04/1999, cùng với sự gia nhập của Campuchia, giấc mơ ASEAN 10
đã thành hiện thực. Điều này đã góp phần nâng cao sự hợp tác hơn nữa về nhiều
mặt của các nước trong khối. Là một trong những khu vực có nền kinh tế phát
triển nóng nhất, ASEAN 10 đã như tạo thêm một điểm nhấn, một sự tin cậy mới
trong lòng các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trước sự hùng bá của nền kinh tế Trung
Quốc, AESAN cần phải mở rộng tăng cường hơn nữa các liên kết theo chiều
sâu, cũng như sự hợp tác phát triển toàn diện để tạo ra một lợi thế cạnh tranh
mạnh hơn cho riêng mình. Đồng thời cũng tạo ra một động lực mới kéo theo các
nước ASEAN vượt nhanh ra khỏi khủng hoảng, và vươn tới sự phát triển bền
vững hơn. Với xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa và tự do hóa các hoạt động
kinh doanh và hợp tác kinh tế-tài chính như hiện nay, rõ ràng, ASEAN cần phải
tăng cường vò thế của mình hơn nữa cả trong phạm vi khu vực và trên toàn thế
giới, cũng như đa dạng hóa phương thức thanh toán quốc tế, tạo ra xung lực tiền
tiền tệ mới cho thò trường tài chính quốc tế.
II.2. Những nỗ lực của ASEAN để chuyển lý thuyết về đồng tiền
chung ASEAN thành hiện thực:
II.2.1. Cơ chế giám sát ASEAN:

Xuất phát từ những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính cộng với
thực tế bất cập của các cơ chế giám sát hiện hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF),

Trang 25 / 61
ngân hàng thế giới (WB), ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), cơ chế giám sát
ASEAN ra đời nhằm đưa ra những lời cảnh báo sớm hơn, thích hợp hơn và cần
thiết hơn để ngăn chặn cuộc khủng hoảng trong tương lai ở khu vực Đông Nam
Á.
Là một phần trong kế hoạch khung Manila 11/1997, ý tưởng xây dựng cơ
chế giám sát ASEAN lần lượt đã được đưa ra thảo luận và khẳng đònh tại hội
nghò các Bộ trưởng tài chính ASEAN lần II tại Jakarta. Sau đó, nó cũng được
thảo luận và bổ sung tại hội nghò Bộ trưởng tài chính không chính thức tại
Geneva vào 29/04/1998, rồi Hội nghò quan chức tài chính cao cấp ASEM tại
Myanmar vào tháng 7/1998, và được thông qua vào 10/1998.
Cơ chế này được tổ chức đơn giản, không chính thức và được phát triển
trên cơ sở tham vấn điều khoản IV của IMF. Điều này có nghóa là cơ chế này sẽ
dựa vào các báo cáo thường niên mà các quốc gia gửi cho Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF) để mà phân tích tình hình. Ngoài ra, nó cũng có thể yêu cầu bổ sung dữ
liệu riêng của từng quốc gia trong từng thời kỳ, nhưng phải bảo đảm không tạo
ra bất kỳ gánh nặng về trách nhiệm báo cáo, số liệu và thông tin kinh tế tài
chính cho các nước thành viên.
Kết quả của cơ chế này nhằm để bổ sung cho cơ quan giám sát hiện hành
của IMF và cả ADB. Nhưng nó khác với IMF ở chỗ cơ chế này mang tính khu
vực, thể hiện quan điểm của các nước ASEAN, bao quát các lónh vực kinh tế
rộng rãi hơn, cụ thể hơn, cập nhật hơn, với nội dung chính là theo dõi tình hình
kinh tế trong khu vực và thúc ép các nước thành viên tăng cường các kỷ cương
và cải cách về kinh tế tài chính.
II.2.2. Hệ thống tỷ giá và tiền tệ ASEAN:
Hội nghò thượng đỉnh ASEAN lần 6 tổ chức tại Hà Nội đã thông qua
“Chương trình hành động Hà Nội”, trong đó có nêu lên việc xây dựng Hệ thống


×