Tải bản đầy đủ (.doc) (166 trang)

nghiên cứu tác dụng của cao nước “thọ thai” trong điều trị dọa sẩy thai dưới 22 tuần và một số tác dụng không mong muốn của thuốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.39 MB, 166 trang )

B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
************
THI TH HONG OANH
NGHIÊN CứU TáC DụNG CủA CAO NƯớC THọ
THAI trên thực nghiệm và
TRONG ĐIềU TRị DọA SẩY THAI
Chuyờn ngnh : Y hc c truyn
Mó s: 62.72.60.01
LUN N TIN S Y HC
gi hng dn kho hc: PGS.TS. Lờ Th Hin
PGS.TS. Nguyn Vit Tin
H Ni 2011
1
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
************
THI TH HONG OANH
NGHIÊN CứU TáC DụNG CủA CAO NƯớC
THọ THAI trên thực nghiệm và
TRONG ĐIềU TRị DọA SẩY THAI
Chuyờn ngnh : Y hc c truyn
Mó s: 62.72.60.01
LUN N TIN S Y HC
gi hng dn kho hc: PGS.TS. Lờ Th Hin
PGS.TS. Nguyn Vit Tin
H Ni 2011
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dọa sẩy thai là giai đoạn sớm của quá trình sẩy thai, biểu hiện bằng các
triệu chứng ra máu âm đạo (AĐ) và/hoặc đau bụng trong khi CTC đóng kín.
Ở giai đoạn này phôi thai vẫn còn sống và chưa bong khỏi niêm mạc tử cung,


nếu điều trị sớm thì có thể giữ được thai [2]. Đây là một biến cố thường gặp
trong ba tháng đầu thời kỳ thai nghén [2], [9], [10], [22]. Trên thế giới, tỷ lệ
dọa sẩy thai khoảng 15-30% [60], [67], [86], ở Việt Nam tỷ lệ này khoảng 20
- 40% [36], [38].
Nguyên nhân của dọa sẩy rất phức tạp, có thể do bố, do mẹ hoặc do thai
nhi và có khoảng 20-30% trường hợp không rõ nguyên nhân [2], [9], [22],
[46], [76]. Dọa sẩy thai có rất nhiều biến chứng như thiếu máu, nhiễm trùng,
sẩy thai, thai chết lưu v.v… làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và gây sang chấn
tinh thần cho nguời mẹ [63], [85], [86]. Chúng ta cần biết và phát hiện sớm
những dấu hiệu của dọa sẩy thai. Điều trị sớm ở giai đoạn này có khả năng
giữ được thai và tránh những biến chứng cho mẹ. Nguyên tắc điều trị chủ yếu
là để thai phụ nằm nghỉ tuyệt đối, dùng thuốc giảm co cơ tử cung và nếu tìm
được nguyên nhân thì điều trị nguyên nhân [2], [4], [10].
Dựa vào biểu hiện lâm sàng, Y học cổ truyền (YHCT) xếp dọa sẩy thai
vào các chứng thai động bất an, thai lậu, nhậm thần phúc thống. Nguyên nhân
gây ra các chứng bệnh này chủ yếu là do thận hư, khí huyết hư, mạch xung,
mạch nhâm không vững chắc. Ngoài ra, uống rượu, phòng dục quá độ, vấp ngã
… cũng có thể gây bệnh. Nguyên tắc điều trị chủ yếu theo YHCT là bổ thận, cố
xung nhâm, an thai và tuỳ theo từng thể khác nhau mà gia giảm cho phù hợp
[34], [44].
Các bậc danh y của YHCT đã đúc rút được nhiều bài thuốc có tác dụng
an thai, dưỡng thai như “Thọ thai hoàn”, “Thái sơn bàn thạch thang”, “Bổ
thận cố xung thang” [145]. Tại Trung Quốc, Có nhiều nghiên cứu lâm sàng
2
dùng bài thuốc “Thọ thai hoàn” gia vị hoặc kết hợp với một bài thuốc khác để
điều trị chứng thai động bất an cho hiệu quả cao [47], [113], [119] nhưng
chưa có nghiên cứu nào chỉ dùng đơn thuần bài thuốc này để điều trị. Ở Việt
Nam, khoa Phụ bệnh viện YHCT Trung ương và khoa Phụ sản bệnh viện Đa
khoa YHCT Hà Nội đã kế thừa kinh nghiệm đó trong điều trị các chứng bệnh
này đạt kết quả khả quan nhưng bằng chứng khoa học còn quá ít. Nghiên cứu

hồi cứu của Phan Thị Lưu (2008) tại khoa Phụ bệnh viện YHCT Trung ương
cho thấy thể bệnh hay gặp là thể thận hư, bài thuốc được dùng nhiều nhất là
bài “Thọ thai hoàn” với hiệu quả điều trị đạt 80% [31], [43]. Năm 2010, một
nghiên cứu được tiến hành để đánh giá hiệu quả điều trị dọa sẩy thai của bài
thuốc cổ phương “Thọ thai hoàn” dưới dạng thang sắc uống tại khoa Phụ sản
bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội. Kết quả: tỷ lệ thành công là 80,7%. Đây là
những nghiên cứu bước đầu trên lâm sàng cho thấy bài thuốc có hiệu quả
trong điều trị chứng thai động bất an thể thận hư. Trong nghiên cứu này,
nhiều thai phụ ngại uống thuốc vì lượng nước thuốc phải dùng nhiều
(240ml/24h) trong khi thai phụ thường buồn nôn do tình trạng nghén. Do đó
thuốc được cải dạng thành cao nước theo tỷ lệ 1:1 để mỗi lần phải uống ít hơn
(100ml/24h). Tuy nhiên, khi cải dạng thuốc có thể tạo ra những hoạt chất mới.
Một câu hỏi đặt ra là liệu tác dụng của bài thuốc có thay đổi không? Để có
những kết luận có giá trị khoa học, bước đầu tìm hiểu cơ chế tác dụng của bài
thuốc và thuận tiện hơn cho người bệnh khi sử dụng, nghiên cứu được tiến
hành với hai mục tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng giảm co cơ tử cung, cầm máu của cao nước “Thọ
thai” trên thực nghiệm.
2. Nghiên cứu tác dụng của cao nước “Thọ thai” trong điều trị dọa sẩy
thai dưới 22 tuần và một số tác dụng không mong muốn của thuốc.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. QUAN NIỆM VỀ DỌA SẨY THAI THEO YHHĐ
1.1.1. Sinh lý thai nghén
1.1.1.1. Sự thụ tinh, làm tổ và phát triển của phôi
Thụ tinh là sự kết hợp giữa một giao tử đực là tinh trùng và một giao tử
cái là noãn để hình thành một hợp tử có khả năng phát triển rất nhanh gọi là
phôi [2]. Sau khi thụ tinh, phôi bắt đầu phân chia và di chuyển theo vòi tử
cung xuống tử cung để làm tổ. Trên đường đi, phôi phân bào rất nhanh: từ

một tế bào mầm phân chia thành hai tế bào mầm , cuối cùng tạo thành một
khối dâu có 16 tế bào. Trong suốt thời gian này, phôi được nuôi dưỡng bằng
cơ chế thẩm thấu qua màng trong suốt [2], [19].
Hình 1. Tinh trùng đang bơi về
phía noãn [19]
Hình 2. Sự thụ tinh phát triển, vận động
của phôi từ vòi tử cung về tử cung [19]
Sự làm tổ là quá trình phôi vùi mình vào trong niêm mạc tử cung để tiếp
tục phát triển khi niêm mạc tử cung đã phát triển đầy đủ để đón nhận phôi.
Hiện tượng này chịu tác động của nhiều yếu tố sinh học, hoá học, miễn dịch
học đặc biệt là sự có mặt của progesteron [2], [24]. Điều kiện giúp phôi làm
tổ là: nội mạc tử cung được chuẩn bị trước để sẵn sàng đón nhận phôi làm tổ,
phôi phải ở giai đoạn phôi nang để có những nguyên bào nuôi bao quanh ở bên
ngoài tiết enzym tiêu protein, làm lỏng tế bào nội mạc tử cung biến chúng
thành chất dinh dưỡng ban đầu cho phôi và giúp cho phôi vùi sâu vào lòng của
nội mạc tử cung [9], [19].
4
Phôi phát triển trong khoảng 2 tuần đầu của thai kỳ, đây là giai đoạn phôi
hai lá. Phôi hình đĩa, có hai lá phôi: thượng bì phôi và hạ bì phôi. Ngày thứ 13
sau thụ tinh, phôi có phần đầu và phần đuôi, bản phôi có túi ối ở mặt lưng, túi
noãn hoàng ở mặt bụng và toàn bộ phôi nằm lơ lửng trong khoang ngoài phôi.
Bắt đầu từ đây, phôi chuyển sang giai đoạn phát triển mới gọi là thai nhi, thai
tiếp tục phát triển trong tử cung người mẹ đến khi sinh. Quá trình này chia
làm hai thời kỳ: hình thành và sắp xếp tổ chức (tính đến hết tháng thứ 2); thời
kỳ hoàn chỉnh tổ chức (từ tháng thứ 3 trở đi) [3].
Như vậy, trong giai đoạn phôi thai, phôi phải vận động rất nhiều để có thể
làm tổ và phát triển tốt trong tử cung người mẹ. Nếu phôi không khỏe mạnh,
không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng từ mẹ thì sẽ không bám chắc vào tử
cung và phát triển được mà bị chết hoặc sẩy ra ngoài. Đồng thời, niêm mạc tử
cung người mẹ cũng phải tăng sinh để giúp phôi làm tổ vững chắc. Quá trình

này phụ thuộc rất nhiều vào các nội tiết tố sinh dục, đặc biệt là hCG,
progesteron và estrogen. Sự giảm sút nồng độ các chất này sẽ khiến phôi bị
chết hoặc sẩy ra ngoài [2], [19]. Trong giai đoạn đầu của thai, bánh rau chưa
được biệt hóa hoàn toàn để thực hiện chức năng nuôi dưỡng và bài tiết ra các
hormone sinh dục giúp duy trì tình trạng thai nghén. Đồng thời các tổ chức
của thai nhi mới được hình thành, chưa phát triển hoàn thiện. Chính vì vậy 4
tháng đầu là giai đoạn thai nhi có nguy cơ cao bị đẩy ra ngoài hoặc chết lưu
khi có bất kỳ một tác động không tốt nào đến người mẹ hoặc thai nhi [3].
1.1.1.2. Những thay đổi sinh lý của bà mẹ trong thời kỳ mang thai
* Thay đổi sinh lý
Khi có thai, tất cả các bộ phận trong cơ thể người mẹ đều thay đổi để
thích nghi với nhiệm vụ mới, thay đổi nhiều và rõ rệt nhất là nội tiết tố. Hai
loại nội tiết tố thay đổi nhiều trong khi có thai là hCG (Human Chorionic
Gonadotropin) và các steroid.
- Human chorionic gonadotropin (hCG)
5
Human chorionic gonadotropin (hCG) chủ yếu do lớp hợp bào trung sản
mạc của tế bào lá nuôi bài tiết vào máu mẹ. Nó có hai đơn vị nhỏ là α và β
được liên kết với nhau bằng liên kết photsphate. Tính chất sinh học của hCG
do βhCG đảm nhiệm [59], [65], [69]. Nồng độ trung bình của βhCG diễn biến
như hCG. Trong những tuần đầu, nồng độ βhCG máu tăng gấp đôi sau mỗi 2
ngày, cao nhất vào 10 - 12 tuần sau phóng noãn (100.000-200.000 U/l), sau
đó giảm xuống đến 10.000 - 20.000 U/l và kéo dài thành dạng cao nguyên
trong khoảng từ tuần thứ 16 đến lúc sinh [2], [19], [97].
- Các steroid
Thai nghén chịu ảnh hưởng rất nhiều của nội tiết tố như GnRH
(Gonadotropin Releasing Hormone), FSH (Follicule Stimulating Hormon),
LH (Luteinizing Hormone), progesteron và estrogen. Trong đó quan trọng
nhất là progesteron và estrogen, nồng độ của chúng tăng dần lên trong quá
trình thai nghén, đạt mức cao nhất vào tháng cuối của thai kỳ và giảm thấp

xuống một cách đột ngột trước khi chuyển dạ đẻ một vài ngày. Các hormon
của vỏ thượng thận thai phụ thay đổi không nhiều [2], [19], [26], [71].
* Vai trò của hormone sinh dục đối với thai nghén
- Human chorionic gonadotropin (hCG)
Đây là một hormon khá quan trọng trong quá trình phát triển của thai. Nó
ngăn cản sự thoái hoá của hoàng thể ở cuối chu kỳ kinh nguyệt, kích thích
hoàng thể bài tiết ra một lượng lớn progesteron và estrogen trong 3 tháng đầu
của thời kỳ thai nghén. Những hormon này sẽ ngăn cản hiện tượng kinh
nguyệt, làm cho niêm mạc tử cung tiếp tục phát triển và dự trữ chất dinh
dưỡng tạo điều kiện cho phôi làm tổ và phát triển trong niêm mạc tử cung [2],
[19], [110]. Chính vì vậy, định lượng các hormon tiết ra trong thai kỳ giúp
theo dõi thai, tiên lượng sự phát triển của thai và chẩn đoán dọa sẩy thai [12],
[50], [54], [56], [96]. Nồng độ hCG trong máu thai có vai trò quan trọng trong
6
việc điều hòa sự phát triển của thận và cơ quan sinh dục phôi thai ở 3 tháng
đầu thai kỳ [19]. Đồng thời hCG còn có ảnh hưởng tới khả năng dung nạp
phôi thai của mẹ [106], [109].
- Progesteron
Hormon này làm phát triển tế bào màng rụng ở nội mạc tử cung, tăng
bài tiết dịch vòi tử cung và niêm mạc tử cung để nuôi dưỡng phôi thai trong
thời gian đầu. Progesteron làm giảm co bóp cơ tử cung (do giảm nhạy cảm
với oxytocin), giảm trương lực cơ nên cơ tử cung mềm, ngăn cản sẩy thai.
Cùng với estrogen làm phát triển cơ tử cung, kích thích các tuyến của nội mạc
tử cung chế tiết tạo điều kiện cho phôi làm tổ và phát triển trong tử cung
(TC). Ngoài ra, nó ức chế chế tiết chất nhầy cổ tử cung, làm teo niêm mạc âm
đạo, phát triển thuỳ và bọc tuyến vú. Do những tác dụng này, người ta gọi
progesteron là hormon dưỡng thai. Vì một lý do nào đó mà nồng độ
progesteron giảm thì có nguy cơ sẩy thai [2].
- Estrogen
Hormon này có vai trò trong việc tăng kích thước và trọng lượng cơ tử

cung, làm tăng nhạy cảm của cơ tử cung với oxytocin. Trong thời kỳ đầu của
thai kỳ, nồng độ estrogen cao có thể gây tăng co bóp TC khiến thai bị đẩy ra
ngoài. Estrogen làm phát triển nội mạc tử cung, kích thích các tuyến của nội
mạc tử cung và tổ chức đệm tăng chế tiết, kích thích chất nhầy cổ tử cung chế
tiết và thay đổi về tính chất. Hormon này kích thích phân bào, tăng tốc độ
sinh sản tế bào ở các mô của thai, phát triển đường sinh dục ngoài khiến thành
AĐ mềm và giãn ra, mở rộng lỗ AĐ, giãn khớp mu, giãn dây chằng. Estrogen
cùng với progesteron làm cho tuyến vú và mô đệm phát triển [2]. Tất cả
những tác dụng trên có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển thai và tạo điều
kiện dễ dàng cho sự sổ thai. Vì vậy, trong những tháng đầu của thai kỳ, nếu nồng
độ estrogen trong máu mẹ tăng cao sẽ có nguy cơ gây sẩy thai.
* Như vậy, quá trình mang thai chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Những
yếu tố này đảm bảo cho thai tồn tại và phát triển đồng thời làm cho cơ thể mẹ
7
biến đổi thích nghi với tình trạng mang thai. Mọi bất thường đặc biệt trong ba
tháng đầu có thể gây sẩy thai như: bất thường ở tinh trùng hay noãn, yếu tố
nội tiết, giải phẫu cơ quan sinh dục mẹ
1.1.2. Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị dọa sẩy thai
Sẩy thai là hiện tượng thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước khi thai
có thể sống được ở môi trường bên ngoài. Theo Tổ chức y tế thế giới (1997),
giới hạn tuổi thai bị sẩy là dưới 20 tuần hay cân nặng dưới 500g, ở Việt Nam
thời gian này là 22 tuần.
Dọa sẩy thai là giai đoạn sớm của quá trình sẩy thai, biểu hiện bằng ra
máu AĐ và/hoặc đau bụng trong khi CTC đóng kín. Ở giai đoạn này thai vẫn
còn sống và chưa bong khỏi niêm mạc tử cung, nếu điều trị sớm thì có thể giữ
được phôi thai [2], [6], [46], [73], [80]. Theo Charles R. B. Beckmann, tất cả
những chảy máu từ tử cung trong nửa đầu thai kỳ, không có nguyên nhân thực
thể đều gọi là dọa sẩy thai [60].
1.1.2.1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
* Nguyên nhân: có thể do thai, phần phụ của thai hay do mẹ.

- Do thai
+ Bất thường nhiễm sắc thể (NST)
Bất thường về cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể là nguyên nhân đứng hàng
đầu trong các nguyên nhân gây sẩy thai, nhất là trong những tuần đầu tiên.
Phần lớn là bất thường về số lượng NST (86%), nguyên nhân có thể do bố
hoặc mẹ [57], [68].
- Bất đồng nhóm máu Rh giữa thai và mẹ
Hệ nhóm máu Rh (Rhesus) liên quan nhiều tới các tai biến sản khoa. Hệ
nhóm máu này chia các nhóm máu A, B, O, AB thành hai loại: Rh dương (Rh
(+)) hoặc Rh âm (Rh (-)). Khi mẹ có Rh (-), con có Rh (+), sẩy thai thường
xảy ra từ con thứ 2 trở đi [3], [46].
- Do phần phụ của thai
+ Bánh rau và dây rau
8
Bánh rau và dây rau có vai trò quan trọng với thai nhi: chuyển máu, oxy,
dinh dưỡng vào bào thai Các bệnh lý hay gặp là: bánh rau kém phát triển,
nhiễm trùng bánh rau, u dây rau, dây rau bị xoắn, dây rau bị thắt nút [3].
+ Nước ối
Nước ối có vai trò như một chất đệm, chất dinh dưỡng, bảo vệ và giúp
thai nhi phát triển. Bất thường về nước ối có rất nhiều dạng trong đó thiểu ối
và đa ối là hay gặp nhất. Thiểu ối có thể do thủng màng ối gây rỉ ối hoặc do
thai nhi sản xuất nước ối kém. Đa ối thường gặp ở thai non tháng, đa thai,
bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc hệ thần kinh [3], [84].
- Nguyên nhân do mẹ
+ Bất thường ở tử cung
Những bất thường ở tử cung chiếm từ 0,1 – 2,5% dân số và gây tỷ lệ sẩy
thai cao (41-70%). Dị tật bẩm sinh ở tử cung bao gồm tử cung đôi, tử cung
hai sừng, tử cung có vách ngăn, tử cung kém phát triển, polype tử cung Các
bất thường khác ở tử cung như: dính buồng tử cung, viêm niêm mạc tử cung,
lạc nội mạc tử cung, hở eo tử cung cũng là những nguyên nhân hay gặp gây

sẩy thai [3], [64].
+ Bệnh buồng trứng
U nang buồng trứng, thiểu năng buồng trứng làm thiểu năng hoàng thể,
teo hoàng thể sớm gây ra suy giảm estrogen và progesteron. Hội chứng buồng
trứng đa nang là một nguy cơ gây vô sinh và sẩy thai [3], [46].
+ Nội tiết
Các nội tiết tố ở đây chủ yếu là nội tiết tố sinh dục, hay gặp nhất là thiểu
năng hoàng thể. Có nhiều nguyên nhân gây thiểu năng hoàng thể như: thiếu
FSH, tăng tiết Prolactin và LH, testosteron tăng cao [81], [107]. Ngoài ra, các
rối loạn nội tiết khác như: đái tháo đường, cường thượng thận, rối loạn chức
năng tuyến giáp cũng có liên quan đến sẩy thai [62], [89].
+ Nhiễm trùng
Các vi khuẩn như lậu, giang mai, chlamydia, listeria, toxoplasmo hoặc
các vi rút như cúm, rubella, sởi, quai bị, viêm não Nhật Bản B, HIV có thể
gây dị dạng thai ở 10 tuần đầu và gây sẩy thai [3].
9
+ Nhiễm độc
Các hóa chất độc hại như: chì, thủy ngân, thuốc trừ sâu, Dioxin,
formandehyde, benzene, tia xạ gây nhiều dị tật bẩm sinh cho thai nhi, sẩy
thai hoặc tử vong chu sinh [3].
+ Chấn thương
Những sang chấn cơ học như: ngã, tai nạn giao thông, phẫu thuật vùng
tiểu khung , các tác động vào màng ối trước khi sinh (chọc ối, sinh thiết gai
rau lấy mẫu màng đệm ) đều có thể gây sẩy thai. Ngoài ra, những sang chấn
về tinh thần cũng có khả năng gây sẩy thai [3].
+ Bệnh tự miễn
Hiện nay, yếu tố tự miễn có liên quan nhiều đến sẩy thai là kháng thể kháng
phospholipid (Antiphospholipid Antibodies - APA) [79]. Ngoài ra còn do các
bệnh tự miễn khác như: Lupus, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì rải rác [3].
+ Các bệnh mạn tính

Một số bệnh lý toàn thân của người mẹ như: bệnh tim, cao huyết áp, bệnh
thận, đái tháo đường, basedow, suy giáp, thiếu máu có thể ảnh hưởng tới
quá trình hình thành, phát triển và làm tổ của thai gây sẩy thai [3].
+ Do thuốc
Việc người mẹ sử dụng thuốc khi đang mang thai có ảnh hưởng trực tiếp
tới sự phát triển của bào thai. Các thuốc hay gây bất thường thai: các thuốc
kháng sinh (gentamycin, tetracyclin, quinolon …), thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế
men chuyển (captopril, lisinopril), thuốc kháng giáp (Carbimazole), thuốc
chống co giật (barbiturate, carbamazepine), thuốc chống trầm cảm (IMAO)…
[3].
+ Đa thai
Quá trình mang đa thai thường có nhiều nguy cơ, đặc biệt song thai một
noãn: hai thai dễ dính vào nhau gây quái thai, ngôi thai bất thường [3]
- Không rõ nguyên nhân
Hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta chỉ biết được 30% đến 50%
nguyên nhân của các sẩy thai, còn lại không rõ nguyên nhân mà chỉ có các
yếu tố thuận lợi (yếu tố nguy cơ) [46].
10
* Yếu tố nguy cơ
Một số yếu tố làm tăng khả năng sẩy thai nhưng không phải luôn luôn dẫn
đến sẩy thai gọi là yếu tố nguy cơ. Có nhiều yếu tố nguy cơ như: tuổi mẹ và
bố cao, lối sống thiếu an toàn (mẹ sử dụng chất kích thích như rượu, thuốc lá,
cà phê, … mẹ quá gầy hoặc bị căng thẳng), mẹ có tiền sử sản phụ khoa nặng
nề (sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non một hoặc nhiều lần), vô sinh, thụ tinh ống
nghiệm, thiếu acid folic, các thủ thuật, phẫu thuật đường âm đạo hoặc vùng
tiểu khung như xoắn polip CTC, mổ ruột thừa, mổ u nang buồng trứng…[70],
[76], [86], [93], [94], [108].
1.1.2.2. Triệu chứng và chẩn đoán
* Triệu chứng
- Lâm sàng

+ Người phụ nữ chậm kinh có ra máu âm đạo: số lượng ít, màu đỏ hay
đen, thường lẫn với dịch nhày. Có thể kèm theo đau bụng: thường đau nhẹ
hoặc có cảm giác tức nặng bụng dưới. Nếu đau nhiều, liên tục thì tiên lượng
xấu, khó giữ thai [2], [4], [10], [22].
+ Khám phụ khoa: Cổ tử cung màu tím còn dài, đóng kín. Tử cung to
tương ứng tuổi thai [2], [4], [10], [22].
- Cận lâm sàng
+ Test hCG còn dương tính hoặc nồng độ βhCG máu ≥9 UI/l.
+ Siêu âm chẩn đoán: trên siêu âm ổ bụng từ tuần thứ 5 - 6 thấy được túi
ối trong buồng TC, có thể thấy túi noãn hoàng, từ tuần thứ 6 - 7 thấy âm vang của
thai, từ tuần thứ 7 - 8 thấy hoạt động tim thai, có thể có hình ảnh DDMN.
* Chẩn đoán
- Chẩn đoán xác định: dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
+ Chậm kinh.
+ Đau bụng và/hoặc ra máu âm đạo.
+ Khám: CTC còn dài, đóng kín, TC to tương ứng tuổi thai.
+ Test hCG (+) hoặc βhCG máu ≥9 UI/l.
+ Siêu âm: có túi ối trong buồng TC, có thể có tim thai, có thể có DDMN.
11
- Chẩn đoán phân biệt
+ Chửa trứng: Tử cung to hơn tuổi thai, hCG nước tiểu (-), βhCG máu
tăng cao hơn bình thường, siêu âm thấy hình ảnh thai trứng.
+ Chửa ngoài tử cung: tử cung nhỏ hơn tuổi thai, siêu âm không thấy túi
ối trong buồng tử cung hoặc thấy túi thai nằm ngoài buồng tử cung.
- Chẩn đoán nguyên nhân
Các nguyên nhân gây dọa sẩy thai rất phức tạp nên muốn chẩn đoán được
nguyên nhân cần làm thêm các thăm dò và xét nghiệm khác.
+ Siêu âm
Trong sản phụ khoa, siêu âm theo dõi sự xuất hiện và phát triển của túi
ối, túi noãn hoàng, phôi thai, hoạt động tim thai có thể chẩn đoán thai sớm,

thai còn sống và phát triển bình thường không, qua đó tiên lượng thai nghén
và đánh giá kết quả điều trị [14], [16]. Có thể siêu âm đường bụng hoặc
đường âm đạo.
Hình ảnh thai phát triển bình thường: túi thai có thể thấy được ở tuổi thai
4 - 4,5 tuần tính theo ngày kinh cuối qua siêu âm đường âm đạo và tuần thứ 6
qua siêu âm đường bụng. Phôi thai thấy rõ ở tuổi thai 6-6,5 tuần. Phôi phát
triển theo tuổi thai, có thể quan sát thấy: cực đầu, cực đuôi, mầm chi và cử
động của thai [14].
Siêu âm có thể phát hiện sự ngừng phát triển của thai trước khi có dấu
hiệu lâm sàng. Những dấu hiệu thai có tiên lượng xấu: "Trứng trống”: túi thai
≥18mm khi SA qua đường ÂĐ hoặc >25mm khi SA qua đường bụng mà
không thấy phôi thai do thai không phát triển ngay từ sớm hoặc có phát triển
nhưng đã chết và phân huỷ. Túi thai móp mép hoặc có hình “giọt nước”. Túi thai
nằm thấp trong buồng tử cung, lớp rụng kém phát triển: mỏng và phản âm không
mạnh, xuất huyết quanh túi thai, bóc tách bánh rau trên 50%. Khi phôi thai đo
được 5 mm mà không có hoạt động của tim thai có nghĩa là thai đã chết [16].
+ Định lượng Human Chorionic Gonadotropin (
β
hCG) máu
Bê ta human Chorionic Gonadotropin (βhCG) được chế tiết chủ yếu từ
các tế bào lá nuôi nên hàm lượng của nó phản ánh chức năng hoạt động của lá
12
nuôi trong giai đoạn sớm của thai kỳ [19]. Thai phát triển bình thường sau 48
giờ nồng độ βhCG tăng từ 1,4 đến 2 lần so với nồng độ lúc ban đầu. Nếu
βhCG tăng quá cao hoặc quá thấp hoặc không tăng là biểu hiện của một thai
nghén không bình thường [19], [92].
Theo Jouppila P., kết hợp giữa siêu âm và định lượng βhCG là phương
pháp tốt nhất theo dõi sự phát triển của thai. Nếu siêu âm có hình ảnh thai tiếp
tục phát triển, βhCG tăng thì được coi là tiên lượng tốt. Nếu βhCG giảm, qua
siêu âm thai không phát triển nữa thì tiên lượng xấu [74].

+ Định lượng Progesteron và Estrogen huyết thanh
Bình thường nồng độ estradiol trong huyết thanh ở giai đoạn hoàng thể là
18µg/100ml và đạt 92µg/100ml vào tuần thứ 36-38 của thai kỳ [19]. Phương
pháp này giúp chúng ta biết chính xác lượng hormone đang lưu hành trong
máu mẹ. Nhưng kết quả phụ thuộc nhiều vào cách lấy máu và kỹ thuật thực
hiện, đồng thời giá thành khá cao nên ở Việt Nam ít được áp dụng trong chẩn
đoán dọa sẩy thai và theo dõi sự phát triển của thai.
+ Phiến đồ âm đạo nội tiết
Niêm mạc âm đạo là biểu mô lát tầng bao gồm nhiều lớp tế bào, chịu tác
động của estrogen và progesteron. Khi lượng estrogen tăng, các lớp biểu mô
âm đạo xuất hiện nhiều hơn, đa diện hơn và tách rời nhau, bờ tế bào không
gấp mà phẳng, dẹt, các tế bào ưa axit tăng số lượng, kích thước nhân giảm
dần và tiến tới đông đặc, hiện tượng này cũng xuất hiện ở các tế bào ưa kiềm
ở bề mặt. Khi lượng estrogen giảm, lượng tế bào ưa axit giảm, các tế bào
nhân đông cũng giảm nhưng chậm hơn. Khi lượng progesteron trội lên, chiếm
ưu thế trên phiến đồ âm đạo là các tế bào trung gian ưa kiềm, tập hợp thành
đám dày và nhân không đông, bờ các tế bào này gấp rõ, có thể thấy các tế bào
hình thoi, tỷ lệ tế bào ưa axit và nhân đông ít [15], [48], [95].
Chỉ số ái toan (IA) được tính bằng tỷ lệ % của các tế bào ưa toan trên 300
tế bào âm đạo. Chỉ số nhân đông (IP) thường được tính bằng tỷ lệ % của
13
những tế bào có nhân đông trên 300 tế bào âm đạo [17], [58], [72]. Thường
lấy bệnh phẩm ở cùng đồ bên để làm xét nghiệm [21], [95], [104], [109].
+ Nhiễm sắc đồ
Đối với những trường hợp sẩy thai liên tiếp nghi ngờ do rối loạn nhiễm
sắc thể, lấy chất sẩy làm xét nghiệm hoặc làm xét nghiệm nhiễm sắc đồ cho
cả vợ và chồng [15].
+ Chẩn đoán trước sinh
Các phương pháp chẩn đoán trước sinh đã được thực hiện một cách có hệ
thống trên thế giới từ năm 1970. Đó là các phương pháp: siêu âm, test sàng

lọc và các phương pháp lấy bệnh phẩm thai.
+ Xét nghiệm miễn dịch
Yếu tố tự miễn có liên quan nhiều tới sẩy thai là APA. Những trường hợp
thai phụ có tiền sử sản phụ khoa nặng nề không tìm thấy nguyên nhân cần làm
xét nghiệm này [55], [79].
1.1.2.3. Điều trị
Chỉ đặt vấn đề điều trị giữ thai khi thai còn sống, nghĩa là test hCG còn
dương tính, siêu âm ổ bụng từ tuần thứ 5 - 6 thấy được túi ối trong buồng tử
cung, từ tuần thứ 6 - 7 thấy âm vang thai, từ tuần thứ 7 - 8 thấy hoạt động của
tim thai, từ tuần 12 - 13 thấy hoạt động của thai trong buồng tử cung. Nếu thai
đã chết thì phải bỏ thai [2], [10], [22].
Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây sẩy thai nên chưa có
một phác đồ điều trị thống nhất, hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm điều trị.
Có tác giả chỉ dùng thuốc nội tiết điều trị như: hCG, progesterone (Utrogestan
và Progeffik) [32], [88], [90], [100], [103]. Có tác giả kết hợp giữa chế độ
nghỉ ngơi, ăn uống với thuốc giảm co bóp tử cung (papaverin, spasmavrin,
atropine), an thần, nội tiết (estrogen, progesteron, duphaston, hCG) [63], [64].
Có tác giả khuyên nên bổ sung vitamin E, vitamin B6, acid folic. Đồng thời
nếu tìm thấy nguyên nhân thì điều trị như: điều trị bệnh lý ở mẹ, sử dụng kháng
14
sinh khi có nhiễm khuẩn, khâu vòng eo tử cung nếu do hở eo tử cung, bóc nhân xơ
tử cung nếu do u xơ… Tuy nhiên, trên thực tế một số căn nguyên không thể
khắc phục điều trị được như rối loạn nhiễm sắc thể, dị dạng tử cung [3], [22].
Theo chuẩn quốc gia 2007 về chăm sóc sức khỏe sinh sản thì nguyên tắc
điều trị là điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân [6].
* Điều trị triệu chứng
Hai dấu hiệu nổi bật trong dọa sẩy thai là đau bụng và ra máu AĐ. Vì
chảy máu trong trường hợp này là do tăng co bóp cơ tử cung gây đứt các
mạch máu nhỏ nên để điều trị triệu chứng, thầy thuốc thường chỉ định cho
thai phụ nằm nghỉ tại giường, dùng thuốc giảm co bóp cơ tử cung.

- Nằm nghỉ tại giường
Nhiều tác giả nghiên cứu về liệu pháp này và cho các kết quả không
giống nhau. Theo Giovani M. và cs. thì không có sự khác biệt về hiệu quả
điều trị giữa những thai phụ dọa sẩy áp dụng liệu pháp nằm nghỉ tại giường
với những thai phụ không áp dụng liệu pháp này [67]. Có nghiên cứu lại cho
thấy tỷ lệ sẩy thai của nhóm thai phụ tuân theo chỉ định nghỉ ngơi tại giường
thấp hơn hẳn những thai phụ vẫn tiếp tục sinh hoạt bình thường [52], [70].
- Thuốc giảm co bóp cơ tử cung
Các thuốc làm giảm co bóp cơ tử cung thường dùng là các thuốc có tác
dụng giãn cơ trơn như: papaverin, spasmaverin, nospa…
+ Papaverin
Có thể dùng dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Đường uống: Papaverin
40mg x 2 viên/lần x 2 lần/24h, cách nhau 6h. Đường tiêm: Papaverin 40mg x
2 ống/lần x 2 lần/24h, tiêm tĩnh mạch, cách nhau 6h. Vì độc và có nhiều tác
dụng không mong muốn nên hiện nay thuốc không được dùng để điều trị dọa
sẩy thai [78].
+ No – Spa (Drotaverine chlorhydrate)
15
Có thể dùng dạng uống hoặc tiêm. Đường uống: No-Spa 40mgx1-2
viên/lầnx3 lần/24h. Đường tiêm: No-Spa 40mg x 1-3ống/24h tiêm dưới da
hoặc tiêm bắp [5].
+ Spasmaverine (Alvérine citrate)
Dùng dạng uống: Spasmaverine 40mg x 1-3 viên/lần x 3 lần/ngày. Thuốc
không gây độc và quái thai nên hay được dùng trong dọa sẩy thai [5].
* Điều trị nguyên nhân: tùy nguyên nhân mà có phương pháp điều trị khác nhau.
- Bất thường nhiễm sắc thể
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Chỉ có thể phòng ngừa
sẩy thai do bất thường NST bằng cách làm xét nghiệm sàng lọc trước khi thụ
thai. Nếu bất thường NST của tinh trùng thì phải xin tinh trùng, nếu của trứng
thì phải xin trứng của người khỏe mạnh và làm thụ tinh trong ống nghiệm

(IVF), sau đó mới chuyển phôi vào tử cung người mẹ và dùng thuốc nội tiết,
giảm co trong 3 tháng đầu [106].
- Bệnh lý của cơ quan sinh dục
+ Nếu tử cung dị dạng: có thể phẫu thuật để chỉnh hình.
+ U xơ tử cung: Mổ bóc tách nhân xơ. Polype cổ tử cung: xoắn polype.
+ Dính niêm mạc tử cung: nong, gỡ dính qua cổ tử cung.
+ Viêm nhiễm: dùng kháng sinh hoặc thuốc kháng virus. Có thể dùng
đường uống hoặc đặt âm đạo. Hay dùng kháng sinh nhóm betalactam như
amoxilin, curam liều 1,5-2g/24h, uống chia 2-3 lần. Hoặc Polygynax x 12
viên đặt âm đạo 1 viên/tối.
+ Hở eo tử cung: khâu vòng CTC khi tuổi thai từ 14 - 20 tuần. Sau khi
khâu, thai phụ phải nằm nghỉ tại giường, dùng thuốc kháng sinh và giảm co tử
cung. Cắt chỉ khâu khi thai được 38 tuần [3], [11].
- Rối loạn nội tiết
Để chẩn đoán sẩy thai do thiếu nội tiết, phải làm các xét nghiệm định
lượng hormon rất phức tạp, khó thực hiện ở nước ta. Nếu có làm được thì
mức tin cậy cũng hạn chế vì trên cơ thể mỗi người và cho mỗi lần thai nghén,
liều lượng hormon cần thiết có thể khác nhau. Vì vậy, trên thực tế, các thầy
16
thuốc sản phụ khoa cứ cho thuốc nội tiết để giữ thai. Hai loại nội tiết tố hay
dùng là progesteron và hCG. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng vì có thể
ảnh hưởng không tốt tới thai nhi [108].
Có thể dùng Progesteron 25mg x 1 ống/lần x 2 lần/24h. Hoặc dùng
Progesteron đường uống hoặc đặt âm đạo với liều 200-400mg/24h. Dạng viên
có nhiều biệt dược như Progeffik, Utrogestan hàm lượng 100mg hoặc 200mg;
hoặc Duphaston 10mg x 1viên/lần x 2-4 lần/24h. Dùng đến khi hết dấu hiệu
dọa sẩy 1 tuần hoặc khi thai bước sang tuần thứ 13. Có tác giả khuyên dùng
hCG (Pregnyl) 3000-5000UI tiêm bắp hoặc tiêm dưới da hàng ngày hoặc cách
ngày [100]. Có tác giả cho rằng dùng Progesteron kết hợp với hCG thì hiệu
quả điều trị sẽ cao [88]. Hormon của hoàng thể tiết ra không phải chỉ có

progesteron mà còn có estrogen, vì thế trong điều trị dọa sảy thai hoặc để giữ
thai do nguyên nhân thiểu năng hoàng thể hoặc suy hoàng thể sớm, người ta
cũng cho thêm chất này. Hiện nay thuốc được sử dụng thường là ethinyl
estradiol (biệt dược Mikrofollin 0,05mg x 1-2 viên/24h). Khi đó, thường tăng
liều Progesteron lên 400-600mg/24h để hạn chế tác dụng tăng co bóp cơ tử
cung của Mikrofollin.
- Rối loạn miễn dịch
Trường hợp chỉ có IgG trong huyết thanh mẹ thấp thì chủ yếu dùng tế
bào Lympho của người bố tiêm dưới da cho bà mẹ. Thông thường trước khi
có thai tiêm 2-4 lần cách nhau 2-3 tuần, sau khi có thai tiêm 1-3 lần [55],
[79], [143]. Đối với trường hợp có kháng kháng thể tự thân thì thường dùng
các thuốc ức chế miễn dịch để giảm tổn thương cho thai nhi và bánh rau. Nếu
có cả kháng kháng thể tự thân và IgG huyết thanh thấp thì điều trị rất khó
khăn [2], [55], [79].
* Hiện nay, Khoa Phụ 2 Bệnh viện Phụ sản trung ương đang áp dụng phác đồ
điều trị đối với những trường hợp dọa sẩy thai không rõ nguyên nhân:
- Thuốc giảm co: Nospa hoặc Alverin 40mg x 2viên/lần x 2 lần/24h hoặc
x1 ống tiêm bắp x 2 lần/24h.
17
- Thuốc nội tiết: Progeffik hoặc Utrogestan (Progesteron) 100mg x 2
viên/lần x 2 lần/24h uống hoặc đặt âm đạo.
- Kháng sinh (nếu có ra máu âm đạo): Curam (Amoxicilin 875mg và
Clavulanat 125mg) 1g x 1 lọ/24h tiêm bắp.
Thời gian điều trị: sau hết triệu chứng 7 ngày.
1.2. QUAN NIỆM VỀ DỌA SẨY THAI THEO YHCT
1.2.1. Sinh lý thụ thai
1.2.1.1. Điều kiện thụ thai
Thiên Kinh mạch sách Linh Khu viết: “người ta sinh ra trước hết là thành
tinh. Tinh này sinh ra não tủy, có xương để làm khung, mạch để làm đường đi
của dinh khí, gân để giữ xương khớp, cơ nhục làm tường vách để bảo vệ nội

tạng, ở ngoài có da săn chắc với long tóc mọc dài.thức ăn vào dạ dày được
tiêu hóa thành chất dinh dưỡng, đường mạch sẽ thông để khí huyết tuần hành
trong đó đi nuôi dưỡng cơ thể”.
Có thể thấy quá trình thụ thai gồm 3 giai đoạn: đầu tiên là thành tinh
(tương đương giai đoạn phôi của YHHĐ). Từ tinh phát triển các bộ phận của
cơ thể (tương đương giai đoạn thai của YHHĐ). Sau khi ra đời thì tự ăn uống
để nuôi dưỡng cơ thể.
* Tinh được hình thành như thế nào?
Thiên Thượng cổ thiên chân sách Tố Vấn viết: “nữ tử…nhị thất, thiên quý
đến, mạch Nhâm thông, mạch Thái xung thịnh, có kinh nguyệt và có thể có
con nam tử…nhị bát, thận khí thịnh, thiên quý đến, tinh khí tràn đầy, nếu âm
dương hòa thì có thể có con”.
Tổng luận về thụ thai trong “Phụ đạo xán nhiên của Hải Thượng Lãn Ông
viết: “trai gái giao hợp, tinh hai bên hòa sướng. Nếu âm huyết đến trước,
dương tinh sung vào sau thì thành trai (càn đạo thành nam); nếu dương tinh
vào trước, âm huyết xen đến sau thì thành gái (khôn đạo thành nữ)”. Như vậy,
muốn thành tinh (phôi) phải có giao hợp và có giao hòa giữa âm huyết của nữ
và dương tinh của nam. Lại viết: “chỉ cần khi giao hợp, tinh và huyết của hai
18
bên đều cũng do trăm mạch cùng đến…Trăm mạch thuộc về tinh cùng đến là
tinh thắng hơn huyết thì thành trai. Trăm mạch thuộc về huyết cùng đến là
huyết thắng hơn tinh thì thành gái” (trăm mạch đều cùng đến là sung sướng
đến cực độ - cực khoái). Lại phân tích: “những kẻ gian dâm làm lén không
muốn sinh con nhưng lại rất dễ mang thai là do tâm chuyên chủ, thần chăm
chú, lửa dục bốc mạnh mà khí cảm hứng dầy đặc. Còn người an tâm giao hợp,
chủ tâm vào việc cầu tự mà rụt rè cẩn thận thì nhọc công vô ích vì tâm hao
thần suy, lửa dục không mạnh, khí cảm ứng cũng bạc nhược. cho nên có thể
tháy giao hợp để thành thai cốt yếu là ở thần, ở hỏa, lại cũng do ở tác dụng ở
phần dương nữa”. Vì vậy, Lãn Ông không đồng tình với cách nhìn “dương
yếu không thể xạ (bắn) vào âm, âm yếu không thể tiếp với dương nên không

thụ thai được”. Còn nói: “phần nhiều nhân có cảm hứng với vật ngoại mà
thành thai, mối cảm xúc đó cũng chẳng qua là công dụng của thần. Sở dĩ có
thần là nhờ tinh của hỏa. Nếu không có hỏa làm cho thần được sung túc thì
không có khí để sinh ra tinh. Ba cái đó (tinh, khí, thần) mất đi thì người ta chỉ
là một đống tro nguội thôi, còn đâu có dương hỏa hóa sinh và tính tình cảm
xúc nữa”.
* Về sự phát triển của thai, sách Phụ đạo xán nhiên ghi lại ý của Sào Nguyên
Phương như sau:
Có thai một tháng kết thành một hạt giống như hạt sương, do thái cực
động mà sinh dương gọi là phôi. Phôi là “thiên nhất sinh thủy” (tức là phần
dương). Mạch Túc quyết âm can nuôi dưỡng, kinh nguyệt bế lại, ăn uống hơi
khác trước. Hai tháng gọi là “thủy cao” biến thành sắc đỏ như cánh hoa đào
do thái cực tĩnh mạch sinh ra. Thai là “địa nhị sinh hỏa” (tức là phần âm).
Mạch túc thiếu dương đởm nuôi dưỡng, nôn mửa lợm giọng, chỉ ăn một thứ,
thế là thấy một tạng đã hư hao. Ba tháng gọi là hình thành thai đầu tiên (thủy
thai). Mạch Thủ quyết âm tâm bào nuôi dưỡng, hình tượng bắt đầu hóa để
chia trai gái, đạo càn thì thành trai, đạo khôn thì thành gái…Bốn tháng mới
chịu tinh hoa của thủy làm thành huyết mạch, hình tượng đủ, ngũ tạng lục phủ
19
thành. Mạch Thủ thiếu dương tam tiêu nuôi dưỡng. Năm tháng mới chịu tinh
hoa của hỏa làm thành khí âm dương, gân xương đã thành, lông tóc mới mọc.
Mạch Túc thái âm tỳ nuôi dưỡng. Sáu tháng mới chịu tinh hoa của kim để
làm thành gân, miệng, mắt đều thành. Mạch Túc dương minh vị nuôi dưỡng.
Bảy tháng mới chịu tinh hoa của mộc để làm thành xương, thai nẩy ra hồn
hay cựa động tay trái (can tàng hồn). Mạch thủ thái dương tiểu trường nuôi
dưỡng. Tám tháng mới chịu tinh hoa của thổ làm thành da dẻ, hình hài lớn
dần, chin khiếu đều thành, thai nẩy ra phách (phế tàng phách). Mạch Thủ
dương minh đại trường nuôi dưỡng. Chín tháng mới chịu tinh hoa của thạch
làm thành da và long, trăm khớp xương đầy đủ, thai chuyển mình ba lần.
Mạch Túc thiếu âm thận nuôi dưỡng. Mười tháng thì mạch thái dương nuôi

dưỡng, tinh thần đầy đủ, chịu khí mà sinh ra. Tất cả các tạng phủ đều tham
gia vào nuôi dưỡng các thành phần của phôi thai, chỉ có quân chủ (tâm và tâm
bào) không phải làm nên không nuôi dưỡng gì.
* Như vậy, muốn thụ thai được cần các điều kiện sau:
Thận khí vượng, thiên quý đến, mạch Nhâm thông, mạch Thái xung thịnh,
nữ có kinh nguyệt, nam có tinh khí tràn đầy; phải có giao hợp để âm huyết
giao hòa với dương tinh tạo thành tinh.
Muốn âm huyết và dương tinh giao hòa được thì dương tinh phải mạnh để
có thể xạ vào âm, âm huyết phải khỏe để có thể tiếp với dương. Muốn dễ thụ
thai thì khi giao hợp cần: tâm chuyên chủ, thần chăm chú, lửa dục bốc mạnh
và khí cảm ứng nồng nàn, dầy đặc (trăm mạch đều đến tinh đến huyết - đạt
cực khoái). Có nghĩa là: khi giao hợp phải có thần, có hỏa, có tinh dương.
Tinh của hỏa sinh ra thần, thần sung túc thì có khí để sinh ra tinh. Thần, khí,
tinh mất đi thì nguội lạnh không có dương hỏa hóa sinh, không có cảm xúc
khi giao hợp.
Khi tinh huyết đã giao hòa thì tháng đầu thành phôi, hai tháng thành thai,
ba tháng thành hình hài đầu tiên của thai, bắt đầu có hình tượng của trai gái,
bốn tháng hình tượng đủ, sinh huyết mạch, sinh ngũ tạng lục phủ; năm tháng
20
làm thành khí âm dương, có gân xương lông tóc; sáu tháng có gân, có mắt,
miệng; bảy tháng có xương, có thai máy động, có hồn; tám tháng có da dẻ,
hình hài lớn dần, đủ chín khiếu, có phách; chín tháng da lông xương đầy đủ,
thai chuyển mình ba lần; mười tháng tinh thần đầy đủ, chịu tác động của khí
mà sinh ra.
1.2.1.2. Vai trò của tạng phủ, kinh mạch đối với thụ thai
Khi có thai, tất cả các tạng phủ, kinh mạch trong cơ thể người mẹ đều có
những biến đổi để thích nghi với vai trò mới là bảo vệ và nuôi dưỡng thai, giúp
thai phát triển khỏe mạnh trong bào cung đến khi sinh ra [153]. Các tạng can,
tỳ, thận, bào cung và các mạch xung, nhâm, đốc, đới có vai trò quan trọng nhất.
Thai nhi là chủ thể được tạo thành từ tinh tiên thiên của cha, mẹ do tạng

thận khí hóa và tàng trữ. Thận khí thịnh thì các chức năng của nó đặc biệt là
chức năng chủ sinh dục và phát dục sẽ hoạt động điều hòa [34]. Đây là một
trong những điều rất cần thiết để có tinh tiên thiên sung thịnh, tạo thành phôi
thai hoàn thiện. Chính vì thế, YHCT cho rằng việc thụ thai có liên quan chủ
yếu tới mức độ sung túc của thận khí ở cả nam và nữ [34], [129], [139], [157].
Cùng với tạng thận, tạng tỳ cũng tăng cường chức năng vận hóa thủy cốc để
cung cấp chất dinh dưỡng cho mẹ và thai. Chức năng thăng đề của tỳ hiệp
đồng với chức năng bế tàng của thận giúp thai được nâng đỡ và giữ chắc
trong bào cung, không bị sa xuống và sẩy ra ngoài [40]. Can tàng huyết, chủ
sơ tiết nên nó điều tiết lượng huyết đến bào cung nhiều hơn và thông suốt để
nuôi dưỡng thai, giúp thai bám chắc và phát triển, đồng thời một phần nuôi
dưỡng bào cung, giúp bào cung phát triển cả về khối lượng và chất lượng để
hoàn thành tốt chức năng mới của mình [159].
Hai mạch xung, nhâm của mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá
trình thụ thai. Mạch nhâm xuất phát từ bào cung, là chủ quản các kinh âm
trong cơ thể trong đó có kinh can, tỳ, thận. Người mẹ lấy huyết làm gốc nên
21
tinh tiên thiên của mẹ còn gọi là “huyết mẹ”. Xung mạch là biển của huyết
(Xung vi huyết hải), là biển của 12 kinh mạch chính trong cơ thể (Xung mạch
vi thập nhị chính kinh chi hải). Xung, nhâm hai mạch thông thịnh là một trong
những yếu tố cần có để thụ thành thai nhi khỏe mạnh. Mạch đốc từ Hội âm ra
sau và đi lên ở chính giữa sau lưng, hai mạch xung nhâm đều xuất phát từ bào
cung, ra phía trước và đi lên trên, mạch đới chạy vòng quanh thắt lưng và
vùng tiểu phúc, đan chéo với các kinh mạch khác tạo thành lưới mạch nâng
đỡ phôi thai [34], [41].
* Tóm lại, thận giữ vai trò chỉ huy, tỳ cung cấp chất dinh dưỡng, can điều tiết
lượng huyết và giúp các kinh mạch thông suốt để cơ thể người mẹ nhận được
nhiều huyết dịch, không ngừng thay đổi, phát triển phù hợp với từng giai đoạn
trong thai kỳ, các kinh mạch còn là giá đỡ cho phôi thai giúp thai nhi làm tổ
vững chắc và phát triển không ngừng trong bào cung của mẹ đến ngày sinh nở.

1.2.2. Dọa sẩy thai theo YHCT
1.2.2.1. Khái niệm
Dọa sẩy thai là bệnh danh của YHHĐ. Dựa vào các biểu hiện lâm sàng
chính mà chúng được xếp vào các chứng “Thai động bất an”, “Thai lậu”,
“Bào lậu”, “Tiểu sản”… của YHCT. Có thai chưa đầy 28 tuần tuổi, bào thai
tự sa ra ngoài, không còn khả năng sinh tồn nữa gọi là “Tiểu sản”. Nếu tiểu
sản trong vòng 12 tuần đầu thì gọi là tiểu sản sớm. Trong thời kỳ mang thai,
chốc chốc lại ra huyết âm đạo gọi là “Thai lậu” hoặc “Bào lậu”. Có thai mà
thai nhi luôn xáo động không yên kèm theo các chứng trạng: thắt lưng đau
mỏi, tiểu phúc đau, có cảm giác như sa xuống dưới gọi là “Thai động bất an”
[150], [151], [152].
1.2.2.2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh
Nguyên nhân gây thai động bất an, thai lậu, tiểu sản… cổ nhân đã đề
cập rất nhiều. Có thể do mẹ bị bệnh ảnh hưởng đến con hoặc thai nhi không
22
bám chắc gây động thai [124], [135]. Có tác giả cho rằng nguyên nhân gây
tiểu sản không chỉ do mẹ mà còn có thể do bố gây nên. Những nguyên nhân
hay gặp là: bẩm thụ suy yếu, thận khí không thịnh, thai nguyên bất cố; khí
huyết bất túc, thai không được nuôi dưỡng tốt, thai nguyên bất cố; tình chí tổn
thương, giận giữ thương can, can hỏa nhiễu thai nguyên; phòng sự không điều
độ, sắc dục quá độ làm huyết hao tinh kiệt không nuôi dưỡng được thai
nguyên; âm hư huyết nhiệt, nhiệt bức huyết vọng hành, thai nguyên không
được nuôi dưỡng; ngã làm tổn thương mẹ và thai nguyên hoặc dùng thuốc quá
nóng nhiễu thai nguyên [114], [117], [120].
* Thận khí bất túc
Đây là một trong những nguyên nhân hay gặp và hay gây thai động bất an ở
thời kỳ đầu. Chỉ thận khí của bố bất túc hoặc chỉ thận khí của mẹ bất túc hoặc thận
khí của cả bố và mẹ đều bất túc đều có thể gây bệnh [44], [131], [133].
+ Bẩm tố thận khí tiên thiên bất túc, bào mạch không đủ sức, thai nguyên
bất cố.

+ Do hậu thiên: Sinh hoạt phòng dục quá độ, sinh đẻ quá nhiều, nạo hút
thai, sẩy thai nhiều lần, có thai quá sớm hoặc quá muộn, bố hoặc mẹ bị mắc
bệnh lâu ngày (huyền vựng, tiêu khát, tỳ hư, phế hư…) ảnh hưởng tới thận
khí khiến thận khí hư suy, không đủ sức củng cố thai, thai nguyên bất cố
[121], [131], [133].
* Khí huyết hư
Do bẩm tố tiên thiên bất túc, do ăn uống không điều độ, do bệnh nặng, do
lao lực thương khí ảnh hưởng đến tỳ khiến tỳ mất kiện vận, không hóa sinh ra
khí huyết làm khí huyết hư suy. Cổ nhân đã nói: “Khí hư bất túc dĩ tải thai;
huyết hư bất túc dĩ dưỡng thai, cố thai dựng bất cố”. Có nghĩa là: khí hư thai
không thể cố định tốt (bất cố), huyết hư thai không được nuôi dưỡng tốt, gây
thai động bất an [28], [29], [44], [121], [150].
* Huyết nhiệt âm hư
23
Bẩm tố dương thịnh hoặc tình chí kích động mạnh làm can uất hóa nhiệt
hoặc ăn nhiều đồ cay nóng, cảm nhiễm nhiệt độc…khiến nhiệt tà vào huyết,
nhiệt nhiễu xung nhâm bức huyết vọng hành, làm tổn thương thai nguyên nên
thai động bất an [44], [131], [133].
* Can khí uất kết
- Nguyên nhân
Khi mang thai mà hay suy nghĩ u uất, tức giận hoặc bị căng thẳng (stress)
làm can khí không được sơ tiết, uất lại, lâu ngày hóa hỏa. Khí trệ uất nhiệt
làm tổn thương xung nhâm bức huyết vọng hành và tổn thương thai nguyên
gây chứng thai lậu, thai động bất an [44], [121], [131], [133].
* Sang chấn, ẩm thực
Thai phụ không may bị trượt ngã, bị đánh, mang vác nặng hoặc va đập
mạnh vào vùng bào cung làm tổn thương xung nhâm, khí huyết loạn hành gây
thai lậu hoặc thai động bất an.
Hoặc thai phụ ăn uống phải thức ăn có độc (ngộ độc thức ăn), uống các
thuốc công phạt hoạt huyết hành khí quá mạnh hoặc thuốc có độc như Đại

hoàng, Tam lăng, Nga Truật, Ba đậu gây tổn thương mẹ và bào thai khiến
thai động bất an, nặng có thể gây trụy thai, tiểu sản [44]
1.2.2.3. Biện chứng luận trị
Chứng thai động bất an có biểu hiện chủ yếu là mỏi lưng, đau bụng
hoặc kèm với ra máu âm đạo lượng ít. Khi biện chứng nên chú ý vào nguyên
nhân gây bệnh, mức độ và tính chất của đau lưng, đau bụng; màu sắc tính chất
và lượng máu âm đạo cho đến các chứng trạng kèm theo như lưỡi mạch để
phân tích, tổng hợp, chỉ đạo điều trị [30], [136]. Đối với trường hợp có tiền sử
chấn thương, bệnh tật, uống thuốc thì cần dựa trên tình trạng thai mà quyết
định nên an thai hay bỏ thai. Đại pháp an thai lấy bổ thận cố xung nhâm an
thai làm chủ, đồng thời dựa vào các chứng trạng kèm theo để biện chứng thi
trị mà thêm pháp thích hợp như: ích khí, dưỡng huyết, thanh nhiệt v.v…Nếu
24
sau điều trị đau bụng, đau lưng càng nặng, âm đạo ra máu càng nhiều nghĩa là
không giữ được thai nên bỏ thai ích mẹ [121], [131], [132], [133], [137].
Các y gia hiện nay thường áp dụng hai phương pháp chính để an thai
là: phân thể luận trị và chuyên phương trị liệu. Phân thể luận trị là dựa vào
triệu chứng quy vào các thể bệnh và chọn pháp, phương điều trị phù hợp cho
từng thể, phương pháp này thể hiện tính chất hoàn chỉnh của lý - pháp -
phương - dược trong YHCT. Chuyên phương trị liệu nghĩa là chọn dùng một
bài thuốc có tác dụng chính (“Bổ thận cố xung hoàn”, “Thọ thai hoàn”, “Thái
sơn bàn thạch tán”, “An thai ẩm”, “Giao ngải thang” ) rồi tùy chứng mà gia
giảm cho phù hợp [99], [105], [112], [118], [126], [138]. Ngoài ra có thể kết
hợp với thuốc YHHĐ và ẩm thực liệu pháp để điều trị [155], [156].
* Thể thận khí hư
- Chứng trạng
Người bệnh lưng vốn mỏi yếu, khi có thai, đau mỏi thắt lưng nhiều
hơn, đau tức bụng dưới cảm giác như sa xuống, âm đạo ra huyết sắc nâu hoặc
đen, hai gối mỏi yếu, đầu choáng, tai ù, tiểu són hoặc tiểu nhiều lần, nước tiểu
trong, có thể tiểu đêm. Có thể đã nhiều lần trụy thai, tiểu sản, chất lưỡi nhợt

rêu trắng, mạch trầm hoạt, lưỡng xích nhược. Các chứng trạng này có thể xuất
hiện tự nhiên hoặc sau khi sinh hoạt phòng thất [28], [44], [131], [133].
- Pháp điều trị: Bổ thận cố xung chỉ huyết an thai.
- Phương dược
+ Dùng bài “Thọ thai hoàn” (Y học trung trung tham tây lục): Thỏ ty tử
40g, Tang ký sinh 20g, Tục đoạn 20g, A giao 20g. Sắc uống ngày một thang
chia 2 lần, uống trước ăn.
+ Lý Thời Trân dùng “Thọ thai hoàn” gia Đỗ trọng 20g. Ông cho rằng
Đỗ trọng bổ thận, an thai, trị đau mỏi lưng gối. Đỗ trọng phối với Tục đoạn sẽ
tăng cường bổ thận khí, trừ đau mỏi lưng gối và an thai [128].
* Thể khí huyết hư (tỳ hư)
- Chứng trạng
25

×