Tải bản đầy đủ (.doc) (167 trang)

nghiên cứu áp dụng hệ thống nẹp vít tự tiêu trong điều trị gãy xương hàm mặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.08 MB, 167 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT
******
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG NẸP VÍT TỰ TIÊU
TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HÀM MẶT
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. TRƯƠNG MẠNH DŨNG
Hà Nội, tháng 06 năm 2012
1
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
VIỆN ĐÀO TẠO RĂNG HÀM MẶT
******
BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG HỆ THỐNG NẸP VÍT TỰ TIÊU
TRONG ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HÀM MẶT
Số QĐ: 3661/QĐ-BYT ngày 24/09/2008
Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Y tế
Cơ quan được giao kế hoạch: Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt
Tổ chức chủ trì thực hiện đề tài: Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. TRƯƠNG MẠNH DŨNG
Hà Nội, tháng 06 năm 2012
2
PHẦN A: TÓM TẮT KẾT QUẢ NỔI BẬT CỦA ĐỀ TÀI
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương vùng hàm mặt là một trong những loại chấn thương khá


thường gặp, gây nên những thương tổn đa dạng và ngày càng có xu hướng
nặng và phức tạp hơn: số đường gãy nhiều hơn, di lệch nhiều hơn, thường
phối hợp với các tổn thương phần mềm, mạch máu, thần kinh; nhất là khi có
liên quan đến chấn thương sọ não hoặc chấn thương phối hợp với các bộ phận
khác của cơ thể.
Theo thống kê trên thế giới, trong những thập niên vừa qua, chấn
thương hàm mặt nói chung có xu hướng ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam,
những nghiên cứu gần đây cho thấy gãy xương hàm trên chiếm 34,9% trong số
chấn thương hàm mặt và gãy xương hàm dưới chiếm tỷ lệ từ 34% đến 63% [8].
Hiện nay trên thế giới, nẹp vít tự tiêu một giải pháp kỹ thuật tốt vừa kế
thừa được ưu điểm của nẹp vít thông thường vừa khắp phục được nhược điểm
phải tháo bỏ nẹp vít tránh cho bệnh nhân phải tiến hành một phẫu thuật lần 2
vừa tốn kém tiền bạc, thời gian cũng như để lại những sẹo xấu, ảnh hưởng
đến thẩm mỹ và tâm lý của bệnh nhân sau này. Ngoài ra, nẹp tự tiêu có thể
đóng vai trò tương đương với các tổ chức khi những liệu pháp xạ trị sau phẫu
thuật được tiến hành. Ích lợi khác của nẹp vít tự tiêu là khả năng thấu quang,
thuận lợi cho chẩn đoán hình ảnh sau phẫu thuật. Ở các bệnh nhi, vấn đề điều
trị chấn thương và phẫu thuật chỉnh hình trở nên dễ dàng hơn vì chúng không
ngăn cản sự phát triển của xương. Việc kết hợp xương bằng nẹp vít đã được
nghiên cứu phát triển hết sức đa dạng về phương pháp và vật liệu và có chỉ
định thường quy. Nẹp vít tự tiêu (biodegradable plate, screw) xuất hiện đầu
tiên tại Mỹ từ đầu thập kỷ 90 của Thế kỷ XX đang có triển vọng là một hướng
đột phá trong điều trị chấn thương.
3
Ngày nay các hệ thống nẹp vít tự tiêu đều mang tính tương hợp sinh
học cao và được sử dụng rộng rãi trong ngành phẫu thuật, đặc biệt sử dụng tốt
nhất cho trẻ em hoặc ở xương hàm trên. Tuy nhiên vấn đề bất lợi lớn nhất vẫn
còn tồn tại cho một số nước đang phát triển là giá thành còn quá cao.
Ban đầu, so với bình quân thu nhập nẹp vít tự tiêu chỉ sử dụng một
cách giới hạn trong phẫu thuật sọ não (như trường hợp dính sọ sớm, thoát vị

não), sau đó được sử dụng trong kết hợp xương tầng mặt giữa và phẫu thuật
chỉnh hình răng hàm mặt. Với xương hàm dưới, người ta còn nghi ngờ hiệu
quả của loại vật liệu này, gần đây mới có một số báo cáo ghi nhận sự thành
công khi sử dụng hệ thống nẹp vít tự tiêu trong phẫu thuật xương hàm dưới.
Ở Việt Nam, nẹp vít tự tiêu mới được đưa vào sử dụng những năm gần
đây, tuy nhiên việc sử dụng mới chỉ mang tính chất thử nghiệm và hiện các
nghiên cứu về áp dụng phương pháp này còn chưa nhiều. Chính vì vậy, chúng
tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu áp dụng hệ thống nẹp vít tự tiêu trong
điều trị gãy xương hàm mặt” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu kết quả áp dụng hệ thống nẹp vít tự tiêu điều trị các loại
gãy xương hàm mặt.
2. Đánh giá kết quả điều trị gãy xương hàm mặt bằng hệ thống nẹp vít tự
tiêu từ đó bước đầu đưa ra chỉ định áp dụng và qui trình kỹ thuật điều trị
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các bệnh nhân bị gãy xương vùng hàm mặt, đến điều trị tại bệnh
viện Việt Đức, bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương và bệnh viện E.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
• Được chẩn đoán là gãy xương hàm mặt
4
• Đã có đầy đủ các xét nghiệm chẩn đoán xác định và loại trừ (đường
huyết, ure máu, công thức máu, nhóm máu, máy chảy, máu đông,
HbsAg, HIV, X-quang thông thường, CT Scanner …)
• Hợp tác tốt với thầy thuốc để theo dõi sau điều trị
• Có chỉ định điều trị phẫu thuật kết hợp xương vùng hàm mặt
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:
• Bệnh nhân không hợp tác
• Gãy nát, phức tạp xương vùng hàm mặt, không có chỉ định điều trị
bằng nẹp vít
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành tại tại bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Răng Hàm
Mặt Trung ương, bệnh viện E, trong khoảng thời gian từ tháng 01/2008 đến
tháng 03/2012.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Sử dụng độ tin cậy 95%, lực mẫu 80%, chúng tôi tính được cỡ mẫu tối
thiểu là 29. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn 32 bệnh nhân để làm phẫu
thuật bằng nẹp vít tự tiêu, nhóm đối chứng gồm 40 bệnh nhân được phẫu
thuật bằng nẹp vít Titanium.
2.4. Qui trình đặt nẹp vít tự tiêu
Tùy thuộc từng hãng, tùy thuộc dụng cụ, tùy thuộc phẫu thuật viên mà
có nhiều kỹ thuật khác nhau nhưng nhìn chung cho đến hiện nay có 3 kỹ thuật
chính. Sự phân biệt là kỹ thuật này hay kỹ thuật kia chỉ khác nhau ở việc đưa
vít vào lỗ khoan:
- Kỹ thuật Seft-Tapping Drill
5
- Kỹ thuật Seft-Tapping Scew
- Kỹ thuật Manual Tap
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
Số liệu được thu thập ngay trong quá trình chẩn đoán, điều trị và theo
dõi sau phẫu thuật thông qua các kỹ thuật:
- Phỏng vấn thu thập các thông tin về đặc trưng cá nhân, triệu chứng cơ năng,
hoàn cảnh chấn thương.
- Khám lâm sàng thu thập các thông tin về các triệu chứng lâm sàng, diễn
biến lành thương, phục hồi chức năng và thẩm mỹ.
- Chẩn đoán hình ảnh thu thập các triệu chứng Xquang và xét nghiệm cận lâm
sàng thu thập các triệu chứng về sinh hóa huyết học máu.
2.6. Xử lý số liệu

- Số liệu được thu thập, nhập trên phần mềm Epi info 6.04, làm sạch và
được phân tích trên phần mềm SPSS 16.0
- Kết quả nghiên cứu được phân tích và được trình bày theo bảng đơn,
bảng 2 biến số và các biểu đồ
- Test kiểm định giả thuyết với giá trị p được sử dụng nhằm xem xét sự
khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm can thiệp và đối chứng. Giá trị
p được sử dụng theo p
yates
sử dụng cho mẫu nghiên cứu nhỏ được áp dụng
trong nghiên cứu này.
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu
- Đề cương nghiên cứu và hồ sơ đạo đức trong nghiên cứu được Hội
đồng chấm đề cương và đạo đức của Bộ Y tế xét duyệt nhằm đảm bảo tính
khoa học và khả thi của đề tài
- Bệnh nhân được giải thích về mục đích của nghiên cứu, quyền lợi khi
tham gia nghiên cứu và đồng tự nguyện tham gia vào nghiên cứu. Bản cam
6
kết tự nguyện tham gia nghiên cứu được bệnh nhân ký vào trước khi phẫu
thuật.
- Bệnh nhân hoàn toàn có quyền từ chối tham gia nghiên cứu và không
bị phan biệt đối xử trong chẩn đoán và điều trị
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong số 72 bệnh nhân bị gãy GMCT, xương hàm trên và xương hàm
dưới có đủ tiêu chuẩn để tham gia nghiên cứu. Số bệnh nhân này được phân
chia vào 2 nhóm: nhóm can thiệp (32 bệnh nhân) và nhóm đối chứng (40
bệnh nhân).
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới
Tỷ lệ áp dụng phương pháp phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít tự
tiêu trong nhóm bệnh nhân nam (42,9%) thấp hơn so với phương pháp phẫu

thuật bằng nẹp vít Titanium (57,1%). Bệnh nhân nữ được phẫu thuật kết hợp
xương bằng nẹp vít tự tiêu (55,6%) chiếm tỷ lệ cao hơn so với phẫu thuật
bằng nẹp vít Titanium ở nhóm này (44,4%). Sự khác biệt này là không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05).
3.1.2. Phân loại đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi
Tỷ lệ áp dụng phương pháp phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít tự
tiêu và nẹp vít Titanium ở các nhóm bệnh nhân độ tuổi thanh thiếu niên (6-17
tuổi) và trung niên (45-60 tuổi) là tương tự nhau, đều chiếm tỷ lệ 50,0%. Tỷ lệ
áp dụng phương pháp nẹp vít tự tiêu ở người trưởng thành (18-44 tuổi) là
42,9% thấp hơn so với tỷ lệ áp dụng phương pháp nẹp vít Titanium ở nhóm
này (57,1%). Tuy nhiên, sự khác biệt trên là không mang ý nghĩa thống kê
(p>0,05).
7
3.1.3. Phân loại theo nguyên nhân gãy xương
Tỷ lệ áp dụng phương pháp phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít tự
tiêu ở các bệnh nhân gãy xương do tai nạn xe máy (44,7%), do tai nạn lao
động (44,4%) và do tai nạn sinh hoạt (46,7%) đều thấp hơn tỷ lệ áp dụng
phương pháp nẹp vít Titanium, với tỷ lệ áp dụng ở mỗi nhóm lần lượt là
55,3%, 55,6% và 53,3%. Sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê với
p>0,05.
3.2. Kết quả nghiên cứu áp dụng hệ thống nẹp vít tự tiêu điều trị các loại
gãy xương hàm mặt
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của gãy xương GMCT và hàm
trên ở 2 nhóm bệnh nhân sử dụng nẹp vít tự tiêu và nẹp vít Titanium
Có 7 bệnh nhân trong nhóm nẹp vít tự tiêu và 10 bệnh nhân trên nhóm
nẹp vít titanium bị gẫy xương gò má cung tiếp và xương hàm trên. Các triệu
chứng gãy xương gò má cung tiếp hàm trên hay gặp ở các bệnh nhân là dấu
hiệu bầm tím quanh mắt, sưng nề tại chỗ, đau chói khi ấn vào điểm gãy, mất
liên tục bờ xương, lõm bẹt gò má và vết thương rách phần vùng mặt. Và tỷ lệ
các bệnh nhân gãy xương có các triệu chứng lâm sàng trên được phẫu thuật

kết hợp xương bằng nẹp vít tự tiêu đều thấp hơn so với phương pháp nẹp vít
Titanium. Sự khác biệt này là không mang ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm sử dụng nẹp vít tự tiêu có các triệu chứng trước
phẫu thuật là mất liên tục xương (33,3%), mờ xoang hàm (33,3%) và mất liên
tục xương - mờ xoang hàm (42,9%) trên phim X-quang đều thấp hơn tỷ lệ này
ở nhóm sử dụng nẹp vít Titanium (lần lượt là 66,7%, 66,7% và 57,1%). Sự
khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
8
3.2.2. Phân loại gãy xương GMCT và hàm trên ở 2 nhóm bệnh nhân sử
dụng nẹp
Tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm sử dụng nẹp vít tự tiêu có vị trí gãy xương bên
trái (41,7%) và bên phải (40,0%) đều thấp hơn tỷ lệ này ở nhóm có sử dụng
nẹp vít Titanium (lần lượt là 58,3% và 60,0%). Tuy nhiên sự khác biệt này là
không mang ý nghĩa thống kê. Không có trường hợp bệnh nhân nào ở 2 nhóm
bị gãy xương GMCT ở cả 2 bên.
Tỷ lệ gãy thân xương gò má không di lệch và bị gãy thân xương gò má
không bị xoay ở nhóm bệnh nhân sử dụng nẹp vít tự tiêu (đều là 33,3%) thấp
hơn nhóm bệnh nhân có sử dụng nẹp vít Titanium (đều là 66,7%). Tỷ lệ gãy
thân xương gò má xoay ra ngoài ở nhóm bệnh nhân sử dụng nẹp vít tự tiêu
(60,0%) lại cao hơn tỷ lệ này ở nhóm bệnh nhân sử dụng nẹp vít Titanium
(40,0%). Tuy nhiên các sự khác biệt này đều không mang ý nghĩa thống kê
với p>0,05.
ỷ lệ bệnh nhân gãy xương gò má đơn thuần có sử dụng nẹp vít tự tiêu
(33,3%) thấp hơn tỷ lệ sử nẹp vít Titanium trong phẫu thuật (66,7%). Trong
khi đó, cả 2 bệnh nhân (100%) gãy xương GMCT và hàm trên đều được kết
hợp xương bằng nẹp vít tự tiêu; và không có bệnh nhân gãy xương GMCT và
hàm trên nào sử dụng nẹp vít Titanium trong phẫu thuật. Tuy nhiên, sự khác
biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Tỷ lệ sử dụng nẹp vít tự tiêu trong nhóm các bệnh nhân có gãy chồng
mảnh gãy ở cung tiếp và gãy cung tiếp có mảnh gãy rời thứ 3 đều chiếm tỷ lệ

50,0% tương tự tỷ lệ sử dụng nẹp vít Titanium ở nhóm các bệnh nhân có hình
thái gãy cung tiếp này. Trong khi, ở các bệnh nhân gãy cung tiếp lõm hình
chữ v thì tỷ lệ sử dụng nẹp vít tự tiêu là 20% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ sử
dụng nẹt vít Titanium. Tuy nhiên, các sự khác biệt này là không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05).
9
3.2.3. Các vị trí thường cố định xương GMCT và hàm trên ở 2 nhóm
bệnh nhân sử dụng nẹp vít tự tiêu và nẹp vít Titanium
Tỷ lệ sử dụng nẹp vít tự tiêu trong cố định xương tại khớp gò má - trán
(35,3%) và gò má - hàm trên (44,4%) đều thấp hơn tỷ lệ sử dụng nẹp vít
Titanium để cố định xương ở các vị trí này (với tỷ lệ lần lượt là 64,7% và
55,6%). Tỷ lệ sử dụng nẹp vít tự tiêu và nẹp vít Titanium trong cố định xương
ở bờ dưới ổ mắt là tương tự nhau (đều chiếm tỷ lệ 50,0%). Trong khi đó, tỷ lệ
sử dụng nẹp vít tự tiêu trong cố định cung tiếp (75,0%) lại cao hơn nhiều so
với tỷ lệ sử dụng nẹp vít Titanium để cố định cung tiếp (25,0%). Tuy nhiên
các sự khác biệt trên đây đều không có ý nghĩa thống kê (với p>0,05).
3.2.4. Nghiên cứu áp dụng hệ thống nẹp vít tự tiêu điều trị gãy xương
hàm dưới
3.2.4.1. Kết quả trên phim Xquang gãy xương hàm dưới ở nhóm bệnh
nhân sử dụng nẹp vít tự tiêu
Kết quả trên phim Xquang trùng với tổn thương thực tế chiếm tỷ lệ cao.
Ở phim Panorama và CT- Scanner đạt 100%, mặt thẳng đạt 88,46%.
3.2.4.2. Phân loại gãy xương hàm dưới ở 2 nhóm bệnh nhân sử dụng nẹp
vít tự tiêu và nẹp vít Titanium
Tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm nẹp vít tự tiêu có gãy mỏm vẹt (100%), gãy
vùng cằm (56,8%) và gãy cổ lồi cầu (66,7%) cao hơn tỷ lệ này ở nhóm nẹp vít
Titanium (với tỷ lệ lần lượt là 0%, 43,2% và 33,3%). Tỷ lệ gãy cành ngang,
gãy cành cao và gãy góc hàm ở nhóm nẹp vít Titanium lần lượt là 100%,
100% và 53,3%; các tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ tổn thương ở vị trí xương tương
ứng của nhóm nẹp vít tự tiêu (với tỷ lệ là 0%, 0% và 46,7%). Tuy nhiên, các

sự khác biệt này đều không mang ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Tỷ lệ gãy xương hàm dưới 1 đường ở nhóm nẹp vít tự tiêu là 29,4%
thấp hơn tỷ lệ này ở nhóm nẹp vít Titanium (70,6%). Trong khi đó, tỷ lệ gãy
10
xương hàm dưới 2 đường ở nhóm nẹp vít tự tiêu (76,2%) lại cao hơn so với ở
nhóm nẹp vít Titanium (23,8%). Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với
p<0,05.
3.3. Đánh giá kết quả điều trị gãy xương gò má cung tiếp và hàm trên
bằng hệ thống nẹp vít tự tiêu
3.3.1. So sánh kết quả điều trị gãy xương gò má cung tiếp và hàm trên
bằng hệ thống nẹp vít tự tiêu và nẹp vít Titanium
3.3.1.1. Đánh giá kết quả điều trị về phục giải phẫu theo thời gian.
Kết quả điều trị về mặt giải phẫu bằng phẫu thuật kết hợp xương với nẹp
vít tự tiêu trước khi ra viện, sau mổ 6 tuần và sau mổ 3 tháng đều ở mức độ
tốt (chiếm tỷ lệ 100%) cao hơn kết quả điều trị với Titanium với 90% ở mức
độ tốt tại cả 3 thời điểm. Cả 2 phương pháp đều không có kết quả điều trị kém
theo thời gian. Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với p
yates
>0,05.
3.3.1.2. Đánh giá kết quả điều trị về mặt chức năng theo thời gian
Kết quả điều trị về chức năng với phương pháp sử dụng nẹp vít tự tiêu
đạt kết quả tốt trước khi ra viện chiếm 14,3%, thấp hơn so với 20% đạt chức
năng tốt trước khi ra viện ở nhóm sử dụng nẹp vít Titanium. Sau mổ 6 tuần
bằng nẹp vít tự tiêu thì chức năng tốt chiếm 71,5% cao hơn so với nhóm nẹp
vít Titanium. Sau mổ 3 tháng cả 2 phương pháp sử dụng nẹp vít tự tiêu và nẹp
vít Titanium đều đạt mức độ tốt (100 %). Không có kết quả kém ở cả 3 thời
điểm trước khi ra viện, sau mổ 6 tuần và sau mổ 3 tháng. Không có sự khác
biệt mang ý nghĩa thống kê với p
yates
>0,05.

3.3.1.3. Đánh giá kết quả điều trị về mặt thẩm mỹ theo thời gian
Kết quả diều trị phục hồi về thẩm mỹ ở nhóm sử dụng nẹp vít tự tiêu
trước khi ra viện ở tốt chiếm 28,5% cao hơn so với nhóm sử dụng nẹp vít
Titanium. Ở nhóm sử dụng nẹp vít tự tiêu sau mổ 6 tuần phục hồi về thẩm mỹ
đạt mức độ tốt chiếm 71,5% và sau 6 tuần kết quả về thẩm mỹ đã đạt 100%.
11
Sau mổ 3 tháng đạt kết quả điều trị về mặt thẩm mỹ đều đạt tốt 100%. Và
không có kết quả điều trị kém nào theo thời gian. Không có sự khác biệt
mang ý nghĩa thống kê với p
yates
>0,05.
3.3.1.4. Biến chứng sau điều trị
Trong 7 bệnh nhân nghiên cứu chỉ có 1 bệnh nhân có nhiễm trùng phần
mềm sau mổ, sau 2 tuần hết nhiễm trùng.
3.3.2. So sánh kết quả điều trị gãy xương hàm dưới bằng hệ thống nẹp vít
tự tiêu và nẹp vít Titanium
Kết quả điều trị được đánh giá trên hai nhóm bệnh nhân theo bảng tiêu
chuẩn về giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ với các mức độ tốt, khá, kém. Số
liệu được thu thập qua các thời điểm: 1 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12
tháng sau điều trị.
- Nhóm điều trị bằng nẹp tự tiêu 26 bệnh nhân
- Nhóm điều trị bằng nẹp titanium 30 bệnh nhân
Để đánh giá về tiêu chuẩn giải phẫu ta đánh giá trên phim X Quang vào
hai thời điểm: 1 ngày sau điều trị để đánh giá kết quả nắn chỉnh và sự tiếp xúc
hai đầu gãy.
Những dữ kiện về tiêu chuẩn chức năng và thẩm mỹ được đánh giá trên
lâm sàng vào thời điểm: 3 ngày sau điều trị, 1 tháng và 3 tháng.
3.3.2.1. Sự tiếp xúc đầu xương gãy
Kết quả về sự tiếp xúc đầu xương gãy được đánh giá trên phim
Xquang 1 ngày sau điều trị và tháng thứ 3 theo các tiêu chuẩn

- Hai đầu gãy có tiếp xúc tốt, di lệch dưới 1mm: Tốt
- Tiếp xúc hai đầu gãy có di lệch từ 1-2 mm: Khá
- Hai đầu gãy có sự di lệch trên 2mm: Kém
Cả 26 trường hợp điều trị bằng nẹp vít tự tiêu và 30 trường hợp điều trị
bằng nẹp vít titanium đều cho kết quả tốt về sự tiếp xúc giữa 2 đầu xương gãy
ngay sau điều trị (đều đạt 100%). Sau 3 tháng điều trị, tỷ lệ đạt kết quả tốt về
12
tiếp xúc giữa 2 đầu xương gãy ở nhóm nẹp vít tự tiêu (96,2%) cao hơn nhóm
điều trị bằng nẹp vít Titanium (93,3%). Có một trường hợp nẹp vít tự tiêu đạt
kết quả khá ở tháng thứ 3 sau điều trị (3,8%) thấp hơn kết quả khá ở nhóm
dùng nẹp vít Titanium ở cùng thời điểm (6,7%). Không có trường hợp nào có
kết quả kém tại các thời điểm điều trị ở cả 2 nhóm bệnh nhân. Không có sự
khác biệt mang ý nghĩa thống kê với p
yates
>0,05.
3.3.2.2. Sự liền xương
Sự liền xương đánh giá trên phim Xquang ở tháng thứ 3 sau phẫu thuật
với các mức độ:
- Can xương hình thành, không thấy rõ đường gián đoạn: Tốt
- Can xương hình thành, vẫn thấy đường gián đoạn: Khá
- Can xương không tốt, hình thành khớp giả: Kém
Sau 3 tháng điều trị ở nhóm bệnh nhân sử dụng nẹp vít tự tiêu có 22
bệnh nhân đạt kết quả liền xương tốt chiếm tỷ lệ 84,6%, cao hơn kết quả này
ở nhóm dùng nẹp vít Titanium (83,3%). Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả liền
xương mức độ khá sau 3 tháng điều trị ở nhóm dùng nẹp vít tự tiêu (15,4%)
thấp hơn ở nhóm dùng nẹp vít Titanium (16,7%). Ở cả 2 nhóm được điều trị
với nẹp vít tự tiêu và nẹp vít Titanium đều không có trường hợp bệnh nhân
nào có kết quả liền xương ở mức độ kém sau 3 tháng điều trị. Không có sự
khác biệt mang ý nghĩa thống kê với p
yates

>0,05.
3.3.2.3. Đánh giá lâm sàng tình trạng khớp cắn
Tình trạng khớp được đánh giá vào thời điểm: 1 ngày và 3 tháng sau
điều trị.
Đánh giá bằng giấy cắn khớp, đếm số điểm tiếp xúc ở tư thế lồng múi tối đa ở
vùng răng hàm mỗi bên:
- Trên 6 điểm tiếp xúc: Tốt
13
- Từ 2-6 điểm tiếp xúc: Khá
- Dưới 2 điểm : Kém
Ngay sau điều trị ở cả 2 nhóm dùng nẹp vít tự tiêu và nẹp vít Titanium
đều có tình trạng khớp cắn tốt (đạt 100%). Sau 3 tháng điều trị, tỷ lệ bệnh
nhân có tình trạng khớp cắn tốt ở nhóm dùng nẹp vít tự tiêu (92,3%) cao hơn
nhóm nẹp vít Titanium (86,7%). Tỷ lệ kết quả khá về tình trạng khớp cắn ở
nhóm dùng nẹp vít tự tiêu sau 3 tháng điều trị là 7,7%, thấp hơn ở nhóm dùng
nẹp vít Titanium với tỷ lệ 13,3%. Không có trường hợp nào có tình trạng
khớp cắn mức độ kém tại các thời điểm điều trị ở cả 2 nhóm. Không có sự
khác biệt mang ý nghĩa thống kê với p
yates
>0,05.
3.3.2.4. Đánh giá mức độ há miệng
Mức độ há miệng được đánh giá vào thời điểm 1 tháng và 3 tháng sau
phẫu thuật, kết quả theo bảng dưới:
- Há miệng > 4cm: Tốt
- Há miệng từ 2 đến 4cm: Khá
- Há miệng < 2cm: Kém
Tại thời điểm 1 tháng sau điều trị ở cả 2 nhóm sử dụng nẹp vít tự tiêu và
nẹp vít Titanium đều đạt kết quả về mức độ há miệng tốt (100%). Sau 3 tháng
điều trị kết quả về mức độ há miệng tốt ở nhóm nẹp vít tự tiêu đạt 92,3%, cao
hơn ở nhóm Titanium (86,7%). Có hai trường hợp cho kết quả khá ở nhóm

dùng nẹp vít tự tiêu sau 3 tháng điều trị chiếm 7,7% (gặp ở hai trường hợp có
gãy cổ lồi cầu), thấp hơn tỷ lệ 13,3% bệnh nhân có kết quả điều trị khá ở
nhóm dùng nẹp ví Titanium sau 3 tháng phẫu thuật (gặp ở những bệnh nhân
có gãy lồi cầu và góc hàm). Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê
với p
yates
>0,05.
14
3.3.2.5. Đánh giá về tiêu chuẩn thẩm mỹ
Tiêu chuẩn thẩm mỹ được đánh giá vào các thời điểm: 1 tháng, 3 tháng
sau điều trị.
Để đánh giá tiêu chuẩn thẩm mĩ có các mức độ sau:
- Mặt cân đối, xương và phần mền không biến dạng: Tốt
- Mặt cân đối, xương và phần mền biến dạng không đáng kể: Khá
- Mặt không cân đối, xương và phần mền biến dạng rõ: Kém
Kết quả thu được theo bảng dưới đây:
Sau 1 tháng kết quả điều trị về tiêu chuẩn thẩm mỹ ở cả 2 nhóm dùng
nẹp vít tự tiêu (kết quả tốt: 88,5%, khá: 11,5%) và nẹp vít Titanium (kết quả
tốt: 86,7%, khá: 13,3%) là tương tự nhau. Sau 3 tháng, nhóm dùng nẹp vít tự
tiêu có kết quả điều trị về thẩm mỹ tốt chiếm 96,2% cao hơn ở nhóm nẹp vít
Titanium (93,3%). Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê với
p
yates
>0,05.
3.3.2.6 Kết quả cuối cùng
Kết quả này được đánh giá ở tháng thứ 12 sau điều trị. Nó được đánh
giá theo tiêu chuẩn giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ với các mức độ tốt, khá
và kém.
Về mặt giải phẫu: Nhóm bệnh nhân áp dụng điều trị bằng nẹp vít tự
tiêu có kết quả tốt là 96,2% và kết quả khá là 3,8%, không có trường hợp nào

có kết quả kém. Nhóm bệnh nhân áp dụng điều trị bằng nẹp vít Titanium có
kết quả tốt 93,3%, kết quả khá 6,7%. Sự khác biệt không mang ý nghĩa thống
kê (p
yates
>0,05).
Về mặt chức năng: Nhóm bệnh nhân áp dụng điều trị bằng nẹp vít tự
tiêu có kết quả tốt là 96,2% và kết quả khá là 3,8%. Nhóm bệnh nhân áp dụng
điều trị bằng nẹp vít Titanium có kết quả tốt 93,3%, kết quả khá 6,7%. Sự
khác biệt này không mang ý nghĩa thống kê (p
yates
>0,05).
15
Về mặt thẩm mỹ: Nhóm bệnh nhân áp dụng điều trị bằng nẹp vít tự tiêu
có kết quả tốt là 96,2% và kết quả khá là 3,8%, không có trường hợp nào có
kết quả kém. Nhóm bệnh nhân áp dụng điều trị bằng nẹp vít Titanium có kết
quả tốt 93,3%, kết quả khá 6,7%. Sự khác biệt này không mang ý nghĩa thống
kê (p
yates
>0,05).
3.3.2.7. Tai biến, biến chứng
Kết quả cho thấy khi điều trị kết hợp xương bằng nẹp vít tự tiêu có 3
trường hợp bệnh nhân gặp tai biến (chiếm tỷ lệ 11,4%). Bao gồm 1 trường
hợp viêm nhiễm phần mềm (chiếm tỷ lệ 3,8%), 1 trường hợp thương tổn chân
răng (chiếm 3,8%) và 1 trường hợp bị gãy nẹp vít (chiếm 3,8%). Không gặp
trường hợp nào bị thương tổn nhánh cằm dây VII và có phản ứng với nẹp vít
tự tiêu.
IV. KẾT LUẬN
4.1. Áp dụng hệ thống nẹp vít tự tiêu điều trị các loại gãy xương hàm mặt
• Điều trị gãy xương hàm mặt bằng phương pháp nẹp vít tự tiêu có nhiều
tiện ích, nên áp dụng tại các Bệnh viện trung ương, trang thiết bị tốt.

• Qui trình kỹ thuật cơ bản khi áp dụng hệ thống nẹp vít tự tiêu
dựa trên qui trình của hãng và chi tiết từng bước có sự khác biệt
so với kĩ thuật đặt bằng nẹp vít titanium. Quá trình đặt nẹp vít tự
tiêu được phân tích, cải tiến (hoạt hóa nẹp) nhằm dễ áp dụng tùy
theo điều kiện trang thiết bị từng nơi.
• Nẹp vít không mang tính kim loại do đó không dẫn nhiệt, không
tích nhiệt, không cản quang, không gây nhiễu, không gây cản trở
trong việc tạo ảnh khi chụp phim Xquang. Giảm thiểu chấn
thương cho bệnh nhân và giảm chí phí, quá tải bệnh viện.
• Hiệu quả của hệ thống nẹp vít tự tiêu điều trị các loại gãy xương hàm mặt
16
• Khả năng phát triển xương ở trẻ em như trong các điều trị vùng
sọ mặt bình thường, không ảnh hưởng đến quá trình xạ trị điều
trị ung thư đầu mặt cổ. Những bệnh nhân dùng nẹp tự tiêu sau
này không cần phải lấy bỏ nẹp vít ra cùng với sự phát triển
xương vùng sọ mặt không làm ảnh hưởng đến quá trình liền
xương và là một trong các phương pháp được áp dụng và nghiên
cứu ở một số các quốc gia trên thế giới.
4.2. Đánh giá kết quả điều trị gãy xương hàm mặt bằng hệ thống nẹp vít
tự tiêu từ đó đưa ra chỉ định áp dụng và qui trình kỹ thuật điều trị
Kết quả điều trị gãy xương vùng hàm mặt bằng nẹp vít tự tiêu có kết
quả tốt.
• Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả điều trị sau phẫu thuật là
tốt: ở nhóm gãy xương hàm dưới, số bệnh nhân áp dụng điều trị
bằng nẹp vít tự tiêu có kết quả tốt là 96,2%; ở nhóm gãy GMCT
hàm trên, sau mổ 3 tháng có kết quả điều trị tốt đạt 100%. Không
có sự khác biệt giữa phương pháp kết hợp xương bằng nẹp vít tự
tiêu và nẹp vít titanium.
• Chỉ định điều trị phẫu thuật bằng nẹp tự tiêu trong nghiên cứu này
bước đầu nên dùng cho những trường hợp gãy xương ít di lệch,

kiểu cành tươi hoặc gãy đơn thuần, đường gãy không vỡ vụn.
• Với phẫu thuật viên việc sử dụng nẹp vít tự tiêu đòi hỏi phẫu
thuật viên phải có một trình độ chuyên môn vững vàng, thành
thạo phương pháp nẹp vít thông thường mới có thể đủ khả năng
quyết định tiến hành phẫu thuật bằng kỹ thuật này. Trong quá
trình tạo lỗ vít, ta-rô đặt nẹp đòi hỏi phẫu thuật viên phải kiểm
soát quy trình nghiêm ngặt và thật chuẩn xác, nếu không sẽ khó
khăn trong quá trình cố định nẹp vít.
17
• Máy móc phẫu thuật và trang thiết bị đòi hỏi sự đồng bộ cao.
Nhất là phải sử dụng máy khoan có tốc độ < 2.400 lần/phút để
không làm cháy và tổn thương xương.
• Đúng qui trình, các bước kỹ thuật như đã trình bày
KIẾN NGHỊ
• Sử dụng rộng rãi phương pháp điều trị gãy xương GMCT bằng nẹp vít
tự tiêu, bước đầu áp dụng cho những bệnh nhân có điều kiện kinh tế và
những bệnh nhân có chấn thương không phức tạp.
• Cần có những nghiên cứu sâu thêm về nẹp vít tự tiêu. Nghiên cứu trong
thời gian kéo dài với cỡ mẫu đủ lớn
V. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ĐỐI CHIẾU VỚI
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ĐƯỢC PHÊ DUYỆT
5.1. Tiến độ
Thực hiện đề tài và nghiệm thu sau thời gian quy định do yếu tố khách
quan.
5.2. Thực hiện mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện đầy đủ theo các mục tiêu nghiên cứu của Bản đề cương đã
được Bộ Y tế phê duyệt
5.3. Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của Bản đề cương: đã hoàn thành
hầu hết các nội dung đã được đăng ký trong đề cương ban đầu
Thực thi Đăng ký

32 bệnh nhân được phẫu thuật bằng
nẹp vít tự tiêu, nhóm đối chứng gồm
40 bệnh nhân được phẫu thuật bằng
30 bệnh nhân được phẫu thuật bằng
nẹp vít tự tiêu và 30 bệnh nhân được
phẫu thuật bằng nẹp vít titanium
18
nẹp vít Titanium.
Thực hiện đúng các qui trình kỹ thuật
kết hợp xương bằng nẹp vít tự tiêu
Qui trình kỹ thuật kết hợp xương
bằng nẹp vít tự tiêu với các bước kỹ
thuật rõ ràng chính xác
Đưa ra được những chỉ định sử dụng
nẹp vít tự tiêu.
Ngoài ra đưa ra được các ưu nhược
điểm của nẹp vít tự tiêu dùng trong
phẫu thuật
Chỉ định sử dụng nẹp vít tự tiêu trong
chấn thương
Đào tạo 1 NCS
1
2 luận văn BSCKII
2
1 luận văn tốt nghiệp đại học
1 luận văn thạc sỹ
1 luận án tiến sỹ
3 bài báo trên tạp chí quốc gia
3
Một số bài báo dăng trên tạp chí trong

nước
Chú thích
1. Đang đào tạo 01 nghiên cứu sinh: Trần Quốc Khánh, nghiên cứu sinh
khóa 26. Trường Đại học Y Hà Nội (2007-), “Nghiên cứu sử dụng nẹp vít tự
tiêu trong điều trị gãy xương hàm dưới”.
2. Đã tốt nghiệp 2 luận văn BSCKII
Nguyễn Danh Toản (2010) “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, Xquang và
kết quả điều trị gãy xương gò má cung tiếp bằng nẹp vít tự tiêu” Luận văn Tốt
nghiệp BSCKII, Trường Đại học Y Hà Nội
Nguyễn Kỳ Nhân (2010) “Nhận xét lâm sàng, Xquang và kết quả điều
trị kết hợp xương hàm dưới gãy bằng nẹp vít tự tiêu” Luận văn Tốt nghiệp
BSCKII, Trường Đại học Y Hà Nội
3. Kết quả nghiên cứu của đề tài được công bố trong
19
+ Trương Mạnh Dũng (2012). Đặc tính sinh học của nẹp vít tự tiêu
dùng trong phẫu thuật. Tạp chí Nghiên cứu y học , số 2, 79, 50-54.
+ Trương Mạnh Dũng, Nguyễn Danh Toản (2012). Đặc điểm dịch tễ
học gãy gò má cung tiếp ở những bệnh nhân điều trị bằng nẹp vít tự tiêu tại
bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương và bệnh viện Việt nam – Cu ba. Tạp chí
Y học thực hành, số 1 (804), 10-13
+ Trương Mạnh Dũng, Nguyễn Danh Toản (2012). Đặc điểm lâm
sàng, Xquang gãy gò má cung tiếp ở những bệnh nhân điều trị bằng nẹp vít
tự tiêu tại bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương và bệnh viện Việt nam – Cu
ba. Tạp chí Y học thực hành, số 1 (804), 38-41
20
PHẦN B: NỘI DUNG BÁO CÁO CHI TIẾT
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương vùng hàm mặt là một trong những loại chấn thương khá
thường gặp, gây nên những thương tổn đa dạng và ngày càng có xu hướng
nặng và phức tạp hơn: số đường gãy nhiều hơn, di lệch nhiều hơn, thường

phối hợp với các tổn thương phần mềm, mạch máu, thần kinh; nhất là khi có
liên quan đến chấn thương sọ não hoặc chấn thương phối hợp với các bộ phận
khác của cơ thể.
Theo thống kê trên thế giới trong những thập niên vừa qua, chấn
thương hàm mặt nói chung có xu hướng ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam,
những nghiên cứu gần đây cho thấy gãy xương hàm trên chiếm 34,9% trong
số chấn thương hàm mặt và gãy xương hàm dưới chiếm tỷ lệ từ 34% đến
63%. Nguyên nhân của chấn thương phổ biến là do tai nạn giao thông, tai nạn
lao động, tai nạn trong hoạt động thể thao, đánh nhau, té ngã Lứa tuổi bị
chấn thương cao nhất từ 21-30 (38,1%), các lứa tuổi khác chiếm tỷ lệ thấp
hơn: dưới 10 (1,4%), 11- 20 (16,2%), 31-40 (21,6%), 41-50(14%), 51-60
(5,4%) và từ 60 trở lên (3,3%). Tỷ lệ bị chấn thương nam gấp 4,5 lần nữ.
Nguyên nhân chấn thương do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất (73,2%),
tiếp theo là tai nạn sinh hoạt (21,1%), tai nạn lao động (3%), tai nạn do hoạt
động thể thao (1,7%). [8]
Hiện nay trên thế giới, nẹp vít tự tiêu một giải pháp tốt vừa kế thừa
được ưu điểm của nẹp vít thông thường vừa khắp phục được nhược điểm phải
tháo bỏ nẹp vít tránh cho bệnh nhân phải tiến hành một phẫu thuật lần 2 vừa
tốn kém tiền bạc, thời gian cũng như để lại những sẹo xấu, ảnh hưởng đến
1
thẩm mỹ và tâm lý của bệnh nhân sau này. Ngoài ra, nẹp tự tiêu có thể đóng
vai trò tương đương với các tổ chức khi những liệu pháp xạ trị sau phẫu thuật
được tiến hành. Ích lợi khác của nẹp vít tự tiêu là khả năng thấu quang, thuận
lợi cho chẩn đoán hình ảnh sau phẫu thuật. Ở các bệnh nhân nhi, vấn đề điều
trị chấn thương và phẫu thuật chỉnh hình trở nên dễ dàng hơn vì chúng không
ngăn cản sự phát triển của xương, việc kết hợp xương bằng nẹp vít đã được
nghiên cứu phát triển hết sức đa dạng về phương pháp và vật liệu và có chỉ
định thường quy. Nẹp vít tự tiêu (biodegradable plate, screw) xuất hiện đầu
tiên tại Mỹ đầu thập kỷ 90 của Thế kỷ XX đang có triển vọng là một hướng
đột phá trong điều trị chấn thương.

Ngày nay các hệ thống nẹp vít tự tiêu đều mang tính tương hợp sinh
học cao và được sử dụng rộng rãi trong ngành phẫu thuật, đặc biệt sử dụng tốt
nhất cho trẻ em hoặc ở xương hàm trên. Các nước như Mỹ, Đức, Phần Lan,
Hàn Quốc, Isarel, Đài Loan… đã sản xuất và sử dụng tương đối phổ biến loại
vật liệu này. Tại Hàn Quốc tỷ lệ sử dụng nẹp vít tự tiêu khoảng 30%, sử dụng
nẹp Titanium là 70%. Tại Mỹ tỷ lệ sử dụng nẹp tự tiêu khoảng 5%, sử dụng
Titanium là 95%. Tuy nhiên vấn đề bất lợi lớn nhất vẫn còn tồn tại cho một số
nước đang phát triển là giá thành còn quá cao.
Ban đầu, so với bình quân thu nhập nẹp vít tự tiêu chỉ sử dụng một
cách giới hạn trong phẫu thuật sọ não (như trường hợp dính sọ sớm, thoát vị
não), sau đó được sử dụng trong kết hợp xương tầng mặt giữa và phẫu thuật
chỉnh hình răng hàm mặt. Với xương hàm dưới, người ta còn nghi ngờ hiệu
quả của loại vật liệu này, gần đây mới có một số báo cáo ghi nhận sự thành
công khi sử dụng hệ thống nẹp vít tự tiêu trong phẫu thuật xương hàm dưới.
Ở Việt Nam, nẹp vít tự tiêu mới được đưa vào sử dụng những năm gần
đây, tuy nhiên việc sử dụng mới chỉ mang tính chất thử nghiệm và hiện các
nghiên cứu về áp dụng phương pháp này còn chưa nhiều. Chính vì vậy, chúng
2
tôi thực hiện đề tài “ Nghiên cứu áp dụng hệ thống nẹp vít tự tiêu trong điều
trị gãy xương hàm mặt” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu kết quả áp dụng hệ thống nẹp vít tự tiêu điều trị các loại
gãy xương hàm mặt.
2. Đánh giá kết quả điều trị gãy xương hàm mặt bằng hệ thống nẹp vít tự
tiêu từ đó bước đầu đưa ra chỉ định áp dụng và qui trình kỹ thuật điều trị
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHƯƠNG PHÁP KẾT HỢP
XƯƠNG VÙNG SỌ MẶT BẰNG NẸP VÍT TỰ TIÊU
1.1.1 Vài nét về lịch sử điều trị chấn thương vùng hàm mặt

1.1.1.1 Trên thế giới:
-Từ thế kỷ XVII trước công nguyên đến thế kỷ XI sau công nguyên, một
số tác giả như Sushruta (Ấn Độ), Celsus (La Mã) đã mô tả từ những phương
pháp điều trị bảo tồn như dùng sức nóng hỗ trợ nắn chỉnh bằng tay và cố định
hàm bằng hệ thống băng bó phức tạp. Avicenna (Ba Tư) cách đây 1000 năm
đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của khớp cắn trong điều trị những thương
tổn hàm mặt [27]
-Năm 1886 Hansman là người đầu tiên phát minh và sử dụng nẹp vít thô
sơ để kết hợp xương gãy. Về sau nó được Lambotte, Lane và Sherman cải
tiến hơn về độ cứng chắc và tương hợp mô [27]
-Theo y văn Pháp, năm 1901 Renés Lefort tiến hành nghiên cứu thực
nghiệm trên thỏ và mô tả 3 đường gãy cơ bản sọ mặt của xương hàm trên L1,
L2, L3. Hiện nay trên thế giới, các phẫu thuật viên hàm mặt đang áp dụng
rộng rãi cách phân loại này vào chẩn đoán và tiên lượng xử trí các chấn
thương hàm mặt.
-Năm 1958, tại một cuộc họp của các nhà chấn thương học tại Thụy Sỹ.
Tổ chức AO/ASIF (Arbeitsgemenschaft fur Osteosynthesefragen/ Swiss
Association for the Study of Internal Fixation) ra đời. Tổ chức này đã đặt ra
những nguyên tắc trong điều trị đảm bảo cho việc liền xương tối ưu: trong đó
có nguyên tắc tạo sức ép đầu gãy trong kết hợp xương mà về sau được các
phẫu thuật viên hàm mặt công nhận và áp dụng rộng rãi [24]
4
-Năm 1968, Luhr phát minh ra hệ thống nẹp vít tạo sức ép đầu gãy dùng
những nẹp có lỗ trượt lệch tâm và những vít có mũ vít hình nón. Đây là hệ
thống nẹp vít thương mại đầu tiên trên thế giới dùng cho vùng hàm mặt [24]
-Những phát triển tiếp theo của Champy và Michelet ở đầu thập kỷ 70
đã đưa ra những nẹp vít có kích thước nhỏ hơn với phương pháp kết hợp
xương bằng nẹp nhỏ và cực nhỏ (miniplate và microplate) với vít bắt một bản
xương (monocortical plate) [24]
1.1.1.2 Tại Việt Nam:

Từ nhiều năm nay các nhà ngoại khoa cũng như các nhà phẫu thuật
răng hàm mặt đã có nhiều nghiên cứu về chấn thương hàm mặt.
- Năm 1972 Mai Đình Hưng đã đưa ra nhận xét điều trị gãy phối hợp
xương tầng giữa mặt bằng phẫu thuật [9].
- Trần Văn Trường, Trương Mạnh Dũng (1999- Hà Nội) nghiên cứu
2149 ca bị chấn thương hàm mặt tại Viện răng hàm mặt Hà Nội trong 11 năm
(từ 1988-1998). Các tác giả đã đưa ra những tỷ lệ cụ thể của từng loại gãy
xương [16].
- Phạm Văn Liệu, Nguyễn Khắc Giảng (1998) đã đưa ra nhận xét ứng
dụng phương pháp dùng nẹp có bắt vít để điều trị gãy xương hàm dưới [11].
- Trương Mạnh Dũng (2002) đã có công trình nghiên cứu về lâm sàng
và điều trị gãy xương gò má cung tiếp, đưa ra so sánh kết quả của phương
pháp kết hợp xương bằng nẹp vít với các phương pháp phẫu thuật khác [5]
Ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế còn khó khăn từ những năm thập kỷ
90 của thế kỷ XX việc sử dụng nẹp vít Titanium mới bắt đầu được áp dụng
phổ cập tại các trung tâm phẫu thuật lớn của Việt Nam như Viện Răng Hàm
Mặt Hà Nội, Bệnh viện 108, Viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh,
Bệnh viện Chợ Rẫy… nhưng việc điều trị bằng nẹp vít tự tiêu chưa được phổ
biến rộng rãi.
5

×