Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

khảo sát sự biến động hiệu giá kháng thể của đàn gà sinh sản nuôi trong nông hộ tại huyện chương mỹ thành phố hà nội sau khi tiêm vacxin cúm h5n1 nhập từ trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


LÊ THỊ NƯƠNG


KHẢO SÁT SỰ BIẾN ðỘNG HIỆU GIÁ KHÁNG THỂ
CỦA ðÀN GÀ SINH SẢN NUÔI TRONG NÔNG HỘ
TẠI HUYỆN CHƯƠNG MỸ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI SAU KHI
TIÊM VACXIN CÚM H5N1 NHẬP TỪ TRUNG QUỐC




LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : THÚ Y
Mã số : 60.62.50

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG


HÀ NỘI - 2010
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
i


LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan rằng:
- Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan và
chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
- Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn



Lê Thị Nương


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
ii


LỜI CÁM ƠN

Trong suốt 2 năm học tập và hoàn thành luận văn, với nỗ lực của bản
thân, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo.
Nhân dịp này cho phép tôi ñược tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, khoa Sau ðại
học, khoa Chăn nuôi - Thú y, Cơ quan Thú y vùng I, các thầy cô giáo ñã giúp
ñỡ, tạo ñiều kiện ñể tôi học tập, tiếp thu kiến thức của trương trình học.
Các thầy cô giáo Bộ môn Vi sinh vật - Truyền nhiễm Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội.
Trực tiếp là thầy hướng dẫn PGS.TS. Trương Quang, người ñã tận tình
hướng dẫn giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài.

Ban Lãnh ñạo và toàn thể cán bộ Chi cục thú y Hà Nội.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi ñược gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới gia ñình, người thân cùng bạn bè ñã ñộng viên giúp ñỡ tôi vượt qua
mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện ñề tài.
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn chân thành tới những
tập thể, cá nhân ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi hoàn thành chương trình học
tập.

Hà Nội, tháng 11 năm 2010
Tác giả



Lê Thị Nương

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iii


MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cám ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục hình ix
Danh mục hình ix
1 MỞ ðẦU i
1.1 ðặt vấn ñề 1

1.2 Mục tiêu của ñề tài 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Lịch sử bệnh cúm gia cầm 4
2.2 Tình hình bệnh cúm gia cầm trên thế giới và trong nước 6
2.3 Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm 11
2.4 Vi rút học bệnh cúm gia cầm 14
2.5 Miễn dịch chống bệnh của gia cầm 23
2.6 Phòng chống bệnh cúm gia cầm 29
3 NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
3.1 Nội dung nghiên cứu 39
3.2 Nguyên liệu, máy móc, dụng cụ dùng trong nghiên cứu 39
3.3 Phương pháp nghiên cứu 40
4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 46
4.1 Tình hình chăn nuôi và diễn biến dịch cúm gia cầm tại huyện
Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội 46
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
iv


4.1.1 Tình hình chăn nuôi gia cầm của huyện Chương Mỹ từ năm 2003
- 2010 46
4.1.2 Thiệt hại do dịch cúm gia cầm trên ñịa bàn huyện Chương Mỹ. 49
4.2 Kiểm tra hiệu giá kháng thể cúm trong huyết thanh của gà sau khi
tiêm vacxin cúm H5N1, mũi thứ nhất, tại các thời ñiểm khác nhau 50
4.2.1 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của ñàn gà
trại số 1 51
4.2.2 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của gà trại
số 2 54
4.2.3 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của ñàn gà

trại số 3 57
4.2.4 Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể trong huyết thanh
của gà sau khi tiêm vacxin cúm H5N1, mũi thứ nhất 62
4.3 Kiểm tra hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của gà sau khi
tiêm vacxin cúm H5N1, mũi thứ 2, tại các thời ñiểm khác nhau 64
4.3.1 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của ñàn gà
trại số 1 65
4.3.2 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của ñàn gà
trại số 2 67
4.3.4 Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể trong huyết thanh
của gà sau khi tiêm vacxin cúm H5N1, mũi thứ 2 72
4.4 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể thụ ñộng trong huyết thanh
của gà con nở ra từ trứng của gà bố mẹ ñược tiêm 2 mũi vacxin
cúm H5N1 75
4.4.1 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể thụ ñộng trong huyết thanh
của gà con (trại gà số 1) nở ra từ trứng của gà bố mẹ ñược tiêm
02 mũi vacxin H5N1 76
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
v


4.4.2 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể thụ ñộng trong huyết thanh
của gà con (trại gà số 2) nở ra từ trứng của gà bố mẹ ñược tiêm
02 mũi vacxin cúm H5N1 79
4.4.3 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể thụ ñộng trong huyết thanh
của gà con (trại gà số 3) nở ra từ trứng của gà bố mẹ ñược tiêm
02 mũi vacxin cúm H5N1 81
4.4.4 Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể thụ ñộng của gà
con nở ra từ trứng của gà bố mẹ ñược tiêm 2 mũi vacxin cúm
H5N1. 85

5.1 Kết luận 89
5.2 ðề nghị 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KN Kháng nguyên (Antigene)
KT
Kháng thể (Antibody)
ARN Acid ribonucleic
GMT
Geographic Mean Titre
HA Ngưng kết hồng cầu (Hemagglutination)
HI Ức chế ngưng k
ết hồng cầu (Hemagglutination Inhibitory)
HPAI
Vi rút cúm gia cầm thể ñộc lực cao
(Highly Pathogenicity Avian Influenza)

LPAI
Vi rút cúm gia cầm thể ñộc lực thấp
(Low Pathogenicity Avian Influenza)
OIE
Tổ chức dịch tễ thế giới
(Office Internationale des Epizooties)
WHO

Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
FAO

Tổ chức Nông Lương Liên hợp Quốc
(The United Nations Food and Agricalture Organnization)
PBS
Dung dịch muối ñệm phốt phát
(Phosphate - Buffered - Saline)
BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

4.1 Biến ñộng số lượng ñàn gia cầm của huyện Chương Mỹ - thành
phố Hà Nội 48
4.2 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của gà trại
số 1 tại các thời ñiểm 30, 60, 90 và 120 ngày sau khi tiêm vacxin
cúm H5N1, mũi thứ nhất 52
4.3 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của gà trại
số 2 tại các thời ñiểm 30, 60, 90 và 120 ngày sau khi tiêm vacxin
cúm H5N1, mũi thứ nhất 55
4.4 Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể trong huyết thanh của gà trại
số 3 tại các thời ñiểm 30, 60, 90 và 120 ngày sau khi tiêm vacxin
cúm H5N1, mũi thứ nhất 58
4.5 Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể trong huyết thanh

của gà ở cả 3 trại tại thời ñiểm 30, 60, 90 và 120 ngày sau khi
tiêm vacxin cúm H5N1, mũi thứ nhất 63
4.6 Kết quả kiểm tra kháng thể trong huyết thanh của ñàn gà trại số 1
Sau khi tiêm vacxin cúm H5N1, mũi thứ 2 66
4.7 Kết quả kiểm tra kháng thể trong huyết thanh của ñàn gà trại số 2
Sau khi tiêm vacxin cúm H5N1, mũi thứ 2 68
4.9 Tổng hợp kết quả kiểm tra kháng thể trong huyết thanh của ñàn
gà ở cả 3 trại sau khi tiêm vacxin cúm H5N1, mũi thứ 2 73
4.10 Kết quả kiểm tra kháng thể thụ ñộng trong huyết thanh của gà
con (trại gà số 1) nở ra từ trứng của gà bố mẹ ñược tiêm 2 mũi
vacxin cúm H5N1 77
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
viii


4.11 Kết quả kiểm tra kháng thể thụ ñộng trong huyết thanh của gà
con (trại gà số 2) nở ra từ trứng của gà bố mẹ ñược tiêm 2 mũi
vacxin cúm H5N1 80
4.12 Kết quả kiểm tra kháng thể thụ ñộng trong huyết thanh của gà
con (trại gà số 3) nở ra từ trứng của gà bố mẹ ñược tiêm 2 mũi
vacxin cúm H5N1 82
4.13 Tổng hợp kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể thụ ñộng trong
huyết thanh của gà con nở ra từ trứng của gà bố mẹ ñược tiêm 2
mũi vacxin cúm H5N1 - cả 3 trại gà 86

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
ix


DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

2.1 Các ñợt dịch cúm gia cầm 10
2.2 ðường truyền lây của vi rút cúm 13
2.3 Cấu tạo vi rút cúm gia cầm 17
2.4 Mô hình cấu trúc kháng nguyên HA của vi rút cúm A 18
4.1 Biến ñộng số lượng gia cầm nuôi trên ñịa bàn huyện Chương Mỹ
- TP Hà Nội từ năm 2003 - 2010 49
4.2 Biến ñộng hiệu giá kháng thể trung bình trong huyết thanh của
ñàn gà trại số 1 sau khi tiêm vacxin cún H5N1, mũi thứ nhất 54
4.3 Biến ñộng hiệu giá kháng thể trung bình trong huyết thanh của
ñàn gà trại số 2 sau khi tiêm vacxin cúm H5N1, mũi thứ nhất 57
4.4 Biến ñộng hiệu giá kháng thể trung bình trong huyết thanh của
ñàn gà trại số 3 sau khi tiêm vacxin cúm H5N1, mũi thứ nhất 61
4.5 Diến biến hiệu giá kháng thể trung bình của gà ở 3 trại sau khi
tiêm vacxin cúm H5N1, mũi thứ nhất 64
4.6 Diến biến hiệu giá kháng thể trung bình trong huyết thanh của 3
ñàn gà sau khi tiêm vacxin cúm H5N1, mũi thứ 2 74
4.7 Hiệu giá kháng thể thụ ñộng của gà con nở ra từ gà bố mẹ trại số 1 78
4.8 Hiệu giá kháng thể thụ ñộng của gà con nở ra từ gà bố mẹ trại số 2 81
4.9 Hiệu giá kháng thể thụ ñộng của gà con nở ra từ gà bố mẹ trại số 3 84
4.10 Diễn biến hiệu giá kháng thể trung bình trong huyết thanh của gà
con nở ra từ trứng của gà bố mẹ ñược tiêm 2 mũi vacxin cúm
H5N1 ở cả 3 trại 88



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
1



1. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Chăn nuôi gia cầm giữ một vai trò quan trọng trong nền Nông nghiệp
Việt Nam. Những năm gần ñây, chăn nuôi là một trong những ngành có bước
phát triển mạnh, ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, xoá ñói giảm nghèo và làm giàu ở nông thôn.
Tuy nhiên trên bước ñường phát triển ñó, ngành chăn nuôi ñã gặp phải
không ít khó khăn, ñặc biệt bệnh dịch là một trong những trở ngại lớn nhất
của ngành chăn nuôi. Nói ñến bệnh dịch chúng ta phải nhắc ñến bệnh Cúm
gia cầm chủng ñộc lực cao (Highly Pathogenicity Avian Influenza - HPAI), là
một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có tốc ñộ lây lan rất nhanh với tỷ lệ chết
cao trong ñàn gia cầm nhiễm bệnh (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004)
[7] gây thiệt hại nghiêm trọng ñến nền kinh tế và sức khoẻ của con người. Vi
rút cúm ñược chia thành các type A, B, C dựa trên các kháng nguyên
nucleocapsit hoặc matrix protein. Vi rút cúm type A lại ñược chia thành các
subtype tuỳ theo các loại kháng nguyên bề mặt của chúng là Haemagglutinin
(HA) và Neuraminidase (NA). Cho ñến nay, người ta ñã xác ñịnh ñược 16
kháng nguyên HA (ký hiệu từ H1 ñến H16) và 9 kháng nguyên NA (ký hiệu
từ N1 ñến N9) có vai trò quan trọng trong sinh bệnh học cũng như miễn dịch
học và phân loại vi rút.
Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) xếp Bệnh cúm gia cầm vào Bảng A -
Bảng danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất của ñộng vật (Trần
Hữu Cổn, Bùi Quang Anh, 2004) [7].
Hiện nay, dịch cúm gia cầm ñang là mối quan tâm và ñáng lo ngại của
toàn cầu. Dịch cúm gia cầm xảy ra làm ảnh hưởng trầm trọng tới ngành chăn
nuôi gia cầm nước ta, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế - xã hội.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
2



Tổ chức y tế thế giới ñã cảnh báo các nước phải gia tăng các biện pháp
phòng tránh bảo vệ cho hàng trăm triệu con gia cầm trên thế giới.
ðể dập tắt dịch cũng như khống chế, tiến tới thanh toán bệnh Cúm gia
cầm, Chính phủ, Ban chỉ ñạo Quốc gia phòng chống dịch thành phố, các tỉnh
ñã ban hành các văn bản pháp quy; giám sát phát hiện bệnh; tiêu huỷ triệt ñể
ñàn gia cầm nhiễm bệnh; vệ sinh tiêu ñộc khử trùng; kiểm dịch vận chuyển,
kiểm soát giết mổ, Tuy nhiên do tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ và ý thức chấp
hành Pháp lệnh thú y của người dân chưa cao nên dịch vẫn liên tục xảy ra.
Qua kinh nghiệm phòng chống dịch ở một số nước như Hồng Kông,
Italia, Mêxico, Trung Quốc thì tiêm phòng vacxin là một biện pháp hỗ trợ
trong chương trình khống chế bệnh cúm gia cầm nhằm làm giảm thiệt hại do
bệnh gây ra.
ðể phòng chống bệnh cúm gia cầm type A H5N1, nước ta ñã nhập
vacxin cúm vô hoạt H5N1 của WEIKER Trung Quốc sản xuất. Vacxin này ñã
ñược các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền trong nước kiểm nghiệm và cho
phép sử dụng rộng rãi trong phòng chống dịch cúm gia cầm thời gian qua.
Nhằm mục ñích: Sử dụng vacxin một cách hiệu quả và kinh tế nhất
trong chăn nuôi gà sản xuất con giống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Khảo sát sự biến ñộng hiệu giá kháng thể của ñàn gà sinh sản nuôi
trong nông hộ tại huyện Chương Mỹ - Thành phố Hà Nội sau khi tiêm
vacxin cúm H5N1 nhập từ Trung Quốc”.
1.2. Mục tiêu của ñề tài
- Khảo sát khả năng ñáp ứng miễn dịch chủ ñộng ở ñàn gà ñẻ và miễn
dịch thụ ñộng ở gà con nở ra từ trứng của gà bố mẹ ñược tiêm phòng vacxin
cúm vô hoạt H5N1.
- ðánh giá hiệu quả của việc tiêm vacxin cúm H5N1 trong giải pháp
tổng thể phòng chống bệnh cúm gia cầm trên ñịa bàn thành phố Hà Nội.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

3


1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Cung cấp thông tin và số liệu cụ thể cùng những luận chứng khoa học
về việc phòng bệnh cúm gia cầm bằng vacxin cúm vô hoạt H5N1 cho giống
gà sinh sản ISA - BROWN.
- Là cơ sở ñưa ra tính khả thi của biện pháp tiêm phòng vacxin trong
việc phòng chống bệnh cúm gia cầm ñể góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam.



















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Lịch sử bệnh cúm gia cầm
Năm 412 trước công nguyên, Hippocrates ñã mô tả về bệnh cúm. Năm
1680 một vụ ñại dịch cúm ñã ñược mô tả kỹ và từ ñó ñến nay ñã xảy ra 31 vụ
ñại dịch. Trong hơn 100 năm ñã xảy ra 4 ñại dịch cúm vào năm 1889, 1918,
1957, và 1968 (Nguyễn Tiến Dũng và cs, 2004) [13].
Năm 1878, Porroncito (Italy) là người ñầu tiên mô tả bệnh cúm gia cầm
(Avian Influenza - AI) với tên gọi bệnh “Dịch tả gia cầm” (Fowl plague).
Bệnh ñược xem là một bệnh quan trọng và nguy hiểm.
Năm 1901, Centanni và Savunozzi ñã ñề cập ñến ổ dịch mà căn
nguyên gây ra bởi vi rút siêu nhỏ qua lọc. Nhưng phải ñến năm 1955, Schafer
mới xác ñịnh ñược vi rút ñó chính là vi rút cúm typ A thông qua kháng
nguyên bề mặt H7N1 và H7N7 gây chết nhiều gà, gà tây và các loài gia cầm
khác (Schafer,w.1955) [59].
Vào những năm 1918 - 1920, một ñại dịch cúm xảy ra làm chết 40 - 50
triệu người trên thế giới, ñặc biệt bệnh chỉ tấn công chủ yếu vào những người
ở lứa tuổi từ 20 - 50. Giai ñoạn này, khoa học chưa có phương tiện ñể chẩn
ñoán nguyên nhân gây bệnh, theo một số tài liệu ghi lại cho biết nguyên nhân
gây bệnh là vi rút cúm A (H5N1). Ở một số nước hiện nay, loại vi rút này vẫn
xuất hiện và là nguyên nhân gây nên bệnh cúm ở lợn.
Sau ñó thêm 3 vụ ñại dịch ñược ghi nhận: Năm 1957, dịch cúm do vi
rút type A gây nên, “Cúm Châu Á - Asean flu”; Năm 1968 - Ở Nga, dịch cúm
xảy ra do vi rút cúm type A (H3N2); “Cúm Nga - Russian flu”; Năm 1977,
ñại dịch cúm xảy ra ở Châu Á và Hồng Kông, nguyên nhân ñược xác ñịnh là
do vi rút cúm type A (H5N1), ñối tượng mắc bệnh là người ở tất cả các lứa
tuổi (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004) [7].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
5


Những chủng vi rút ñặc biệt này ñã gây ra dịch cúm gia cầm ở nhiều
quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới cuối thế kỷ 19 và thế kỷ 20 như: Bắc
Mỹ, Nam Phi, Trung ðông, Viễn ðông, Châu Âu, Anh, Liên Xô cũ (Trần
Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004) [7].
Từ sau khi phát hiện ra vi rút cúm týp A, các nhà khoa học ñã tăng
cường nghiên cứu và thấy vi rút cúm có ở nhiều loài chim hoang dã và gia
cầm nuôi ở những vùng khác nhau trên thế giới và thấy rằng bệnh dịch
nghiêm trọng nhất xảy ra ñối với gia cầm là những chủng gây bệnh ñộc lực
cao thuộc phân type H5 và H7, như ở Scotland năm 1959 là H5N1, ở Mỹ năm
1983 - 1984 là H5N2 (Fenner et al, 1998) [41].
Năm 1963, vi rút cúm typ A ñược phân lập từ gà tây ở Bắc Mỹ do loài
thuỷ cầm di trú dẫn nhập vào ñàn gà. Cuối thập kỷ 60 của thế kỷ 20 phân type
H1N1 thấy ở lợn và có liên quan ñến những ổ dịch gà tây với những triệu
chứng ñặc trưng ở ñường hô hấp và giảm ñẻ. Mối liên hệ giữa lợn - gà tây là
những dấu hiệu ñầu tiên về vi rút cúm ở ñộng vật có vú có thể lây nhiễm và
gây bệnh cho gia cầm. Những nghiên cứu về phân type H1N1 ñều cho rằng vi
rút cúm type A ở lợn và ñã truyền lây cho gà tây. Ngoài ra phân type H1N1 ở
vịt còn truyền cho lợn (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004) [7].
Sự lây nhiễm từ chim hoang dã sang gia cầm ñã có bằng chứng từ trước
năm 1970 nhưng chỉ thực sự ñược công nhận khi xác ñịnh ñược tỷ lệ nhiễm vi
rút cúm cao ở một số loài thuỷ cầm di trú (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh,
2004) [7].
Một số chủng vi rút có nhiều vật chủ gồm chim và các ñộng vật có vú
khác. Trong vài chục năm gần ñây, một số chủng vi rút cúm type A ñiển hình
gây bệnh ở gia cầm ñã ñược phát hiện trong những ổ dịch ở ñộng vật có vú
như hải cẩu, chồn và còn thấy ở cá voi là những dấu hiệu cho thấy sự liên

quan giữa các loài chim và thú trong việc truyền vi rút cúm gia cầm (Trần
Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004) [7].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
6


2.2. Tình hình bệnh cúm gia cầm trên thế giới và trong nước
2.2.1. Trên thế giới
Sự phân bố và lưu hành của vi rút cúm gia cầm ñã xảy ra khắp phạm vi
toàn cầu do sự di trú của các loài dã cầm. Vì vậy, dịch bệnh ñã xảy ra ở nhiều
nước trên thế giới.
Năm 1977 ở Minesota ñã phát hiện dịch ở gà tây do chủng H7N7.
Năm 1983 - 1984 ở Mỹ, dịch cúm gà xảy ra do chủng vi rút H5N2 ở 3
bang Pensylvania, Virginia, Newtersey làm chết và tiêu huỷ hơn 19 triệu con
gà (Phạm Sỹ Lăng, 2004) [23]. Cũng trong thời gian này tại Ireland người ta
ñã phải tiêu huỷ 270 nghìn con vịt tuy không có triệu chứng lâm sàng nhưng
ñã phân lập ñược vi rút cúm chủng ñộc lực cao (HPAI) ñể loại trừ bệnh một
cách hiệu quả, nhanh chóng.
Năm 1986 ở Australia dịch cúm gà xảy ra tại bang Victoria do chủng
H5N2.
Năm 1997 ở Hồng Kông dịch cúm gà xảy ra do vi rút cúm type A
subtype H5N1. Toàn bộ ñàn gia cầm của lãnh thổ này ñã bị tiêu diệt vì ñã gây
tử vong cho con người (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004) [7]. Như
vậy ñây là lần ñầu tiên vi rút cúm gia cầm ñã vượt “rào cản về loài” ñể lây
cho người ở Hồng Kông làm cho 18 người nhiễm bệnh, trong ñó có 6 người
chết (Nguyễn Hoài Tao, Nguyễn Tuấn Anh, 2004) [28].
Năm 2003 ở Hà Lan dịch cúm gia cầm ñã xảy ra với quy mô lớn do
chủng H7N7, 30 triệu gia cầm bị tiêu hủy, 83 người lây nhiễm và 1 người
chết, gây thiệt hại về kinh tế hết sức nghiêm trọng (Phạm Sỹ Lăng và cộng sự,
2004) [24].

Cuối năm 2003 ñầu năm 2004 ñã có 11 quốc gia ở Châu Á là: Nhật
Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, Trung Quốc, Hồng
Kông, ðài Loan, Việt Nam và Pakistan ñã thông báo bùng phát dịch cúm gia
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
7


cầm thể ñộc lực cao ở gà và vịt. Sự lây lan nhanh chóng dịch cúm gia cầm
xảy ra ñồng thời ở một số nước ñã trở thành mối quan tâm lớn trên toàn cầu
(Tô Long Thành, 2004) [30].
Ngoài các ổ dịch do vi rút cúm H5N1 nêu trên, còn có 7 nước và vùng
lãnh thổ khác có các ổ dịch cúm gia cầm do các chủng khác là Pakistan
(H7N3 và H9N2), Canada (H7N3), Mỹ (H7N2), Nam Phi (H6 và H5N2), Ai
Cập (H10N7) và Triều Tiên (H7) (Tô Long Thành, 2006) [31].
Năm 2007, có 30 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới báo cáo xuất
hiện dịch cúm gia cầm do vi rút H5N1, ñặc biệt là tại Indonesia, dịch cúm gia
cầm dây dưa kéo dài. Tại một số quốc gia Châu Phi - nơi ñược cho là vi rút
cúm gia cầm có nguy cơ biến ñổi cũng ñã phát dịch. Các nước khác trong khu
vực như: Lào, Cămpuchia, Myanma, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan cũng
ñã tái phát dịch. Các quốc gia có ngành chăn nuôi tiên tiến như: Hàn Quốc,
Nhật Bản và một số quốc gia ở Châu Âu như: Nga, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni,
Anh, cũng ghi nhận có các ổ dịch ở gia cầm.
Năm 2008, dịch cúm gia cầm phát ra tại 28 quốc gia và vùng lãnh thổ
bao gồm: Bangladesh, Benin, Cămpuchia, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Ai Cập, ðức. ðặc khu hành chính Hồng Kông, Ấn ðộ, Israel, Iran, Nhật Bản,
Lào, Myanma, Nigeria, Pakistan, Ba Lan, Ru-ma-ni, Nga, Ả - rập Xê-út, Thụy
Sĩ, Thái Lan, Togo, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Vương quốc Anh và Việt Nam.
Năm 2009, dịch cúm gia cầm phát ra tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ
bao gồm: Afghanistan, Bangladesh, Cămpuchia, Trung Quốc, ðức, ðặc khu
hành chính Hồng Kông, Ấn ðộ, Nhật Bản, Lào, Mông Cổ, Nepal, Nigeria,

Nga, Tây Ban Nha, Thái Lan, Togo và Việt Nam. Riêng tại Trung Quốc ñã có
7 ca nhiễm vi rút cúm ở người.
Năm 2010, tám tháng ñầu năm 2010 dịch cúm gia cầm phát ra tại 16
quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm: Bangladesh, Bhutan, Bun-ga-ri,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
8


Cămpuchia, Trung Quốc, ðặc khu hành chính Hồng Kông, Ấn ðộ, Israel,
Lào, Mông Cổ, Myanma, Nepal, Ru-ma-ni, Nga, Tây Ban Nha và Việt Nam.
2.2.2. Tình hình dịch cúm gia cầm ở Việt Nam
Dịch cúm gia cầm H5N1 bùng phát tại Việt Nam vào cuối tháng
12/2003 ở các tỉnh phía Bắc, sau ñó ñã nhanh chóng lan tới hầu hết các tỉnh/
thành trong cả nước chỉ trong một thời gian ngắn. ðây là lần ñầu tiên dịch cúm
gia cầm H5N1 xảy ra tại Việt Nam, có tới hàng chục triệu con gia cầm bị tiêu
hủy, gây thiệt hại nặng nề tới nền kinh tế quốc dân. Tính ñến nay dịch cúm gia
cầm liên tục tái bùng phát hàng năm tại nhiều ñịa phương trong cả nước.
ðể thuận lợi cho việc ñánh giá về dịch tễ học có thể chia quá trình dịch
từ khi xuất hiện vào cuối năm 2003 ñến nay thành 5 ñợt dịch như sau:
* ðợt dịch thứ nhất từ ngày 12/2003 ñến 30/3/2004: Cuối tháng 12 năm
2003, dịch cúm gia cầm thể ñộc lực cao với tác nhân gây bệnh là vi rút cúm
gia cầm H5N1. ðây là lần ñầu tiên bệnh xuất hiện tại Việt Nam, vì thế nó có
thể ñược coi là một bệnh mới ở gia cầm. ðặc ñiểm của ñợt dịch thứ nhất này
là lây lan một cách nhanh chóng, với nhiều ổ bệnh xuất hiện cùng một lúc ở
nhiều ñịa phương khác nhau ñã gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi gia cầm.
Ngay cả các trại gia cầm nằm ở những vùng không có dịch cũng gặp phải
những khó khăn trong việc duy trì ñàn gia cầm dẫn ñến việc phải tiêu hủy.
Chỉ trong vòng 2 tháng, ñến ngày 27/02/2004 dịch ñã xuất hiện ở 2.574 xã,
phường (chiếm 24,6%) thuộc 381 huyện, quận, thị xã (chiếm 60%) của 57
tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng số gia cầm bị mắc bệnh, chết và tiêu hủy

hơn 43,9 triệu con, chiếm 16,8% tổng ñàn, trong ñó gà 30,4 triệu con; thủy
cầm 13,5 triệu con. Ngoài ra còn có 14,76 triệu con chim cút và các loại chim
khác bị chết và tiêu huỷ. Theo thống kê cho ñến cuối ñợt dịch, ñồng bằng
sông Hồng và ñồng bằng sông Cửu Long là những khu vực có tỷ lệ số xã có
gia cầm bị mắc bệnh cao nhất (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004) [7].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
9


* ðợt dịch thứ 2 từ tháng 4/2004 ñến 11/2004: Dịch cúm gia cầm thể ñộc lực
cao ñã tái xuất hiện vào giữa tháng 4 năm 2004 ở một số tỉnh thuộc ðồng
bằng sông Cửu Long. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và
hầu như không có trại chăn nuôi qui mô lớn nào bị nhiễm bệnh. Dịch có
khuynh hướng xuất hiện ở những vùng có chăn nuôi nhiều thủy cầm. Dịch ñã
xảy ra ở 46 xã phường của 32 quận, huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh. Thời gian cao
ñiểm nhất là tháng 7 sau ñó giảm dần, ñến tháng 11 năm 2004 cả nước chỉ có
1 ñiểm phát dịch. Tổng số gia cầm bị tiêu huỷ trong thời gian này là 84.078
con, trong ñó có 55.999 gà, 8.132 vịt và 19.947 chim cút (Bùi Quang Anh,
2005) [2].
* ðợt dịch thứ 3 từ tháng 12/2004 ñến 5/2005: Trong thời gian này dịch ñã
xuất hiện ở 670 xã của 182 huyện thuộc 36 tỉnh, thành phố (15 tỉnh phía Bắc,
21 tỉnh phía Nam). Dịch xuất hiện nhiều nhất vào tháng 01/2005 với 143 ổ
dịch xảy ra ở 31 tỉnh thành phố, số gia cầm tiêu hủy là 470.495 gà, 825.689
vịt, ngan và 551.029 chim cút. Bệnh xuất hiện ở tất cả các tỉnh, thành phố
thuộc vùng ðồng bằng sông Cửu Long (Ban chỉ ñạo Quốc gia phòng chống
dịch cúm gia cầm, 2005) [3].
* ðợt dịch thứ 4 từ ngày 06/12/2006 ñến 07/3/2007: Sau gần 1 năm (từ ngày
15/12/2005 ñến ngày 05/12/2006) khống chế thành công dịch cúm gia cầm,
ngày 06/12/2006 dịch cúm gia cầm ñã tái phát tại Cà Mau, Bạc Liêu, sau ñó
dịch xuất hiện ở 6 tỉnh khác (Hậu Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Vĩnh Long,

Kiên Giang và Sóc Trăng) thuộc ðồng Bằng sông Cửu Long và 3 tỉnh (Hà
Nội, Hà Tây cũ và Hải Dương) thuộc ñồng bằng Sông Hồng. ðợt này, dịch ñã
xảy ra ở 83 xã, phường của 33 huyện, quận thuộc 11 tỉnh, thành phố. Tổng số
gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy hơn 100 ngàn con.
Các ổ dịch xảy ra chủ yếu ở ñàn vịt chăn nuôi nhỏ lẻ, dưới 3 tháng tuổi,
ấp nở trái phép và chưa ñược tiêm phòng vacxin. Ngoài 2 tỉnh Cà Mau và Bạc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
10


Liêu, còn ở các ñịa phương khác dịch lây lan chậm, quy mô dịch nhỏ nên
ñược bao vây và dập tắt ngay.
* ðợt dịch thứ 5 từ ngày 01/5/2007 ñến 23/8/2007: Dịch tái phát ở Nghệ An,
sau ñó dịch lây lan và ñược phát hiện tại 167 xã, phường của 70 huyện, quận,
thuộc 23 tỉnh. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu huỷ 294,85 ngàn con
(gà chiếm 7,31% và thuỷ cầm chiếm gần 93%).
Sau hơn một tháng khống chế thành công dịch cúm gia cầm trong phạm
vi cả nước, từ ngày 01/10/2007 dịch ñã tái phát tại 15 xã, phường của 9
huyện, thị thuộc 6 tỉnh. Tổng số gia cầm mắc bệnh chết và tiêu huỷ 7.488 con
(1.024 gà, chiếm 13,71 % và 6.464 vịt chiếm 86,28%).

Hình 2.1: Các ñợt dịch cúm gia cầm
Từ sau ðợt dịch thứ 5, dịch cúm gia cầm ở Việt Nam trở thành dịch lưu
hành, các ổ dịch nhỏ, lẻ xuất hiện rải rác quanh năm.
* Năm 2008: Dịch cúm gia cầm ñã xuất hiện tại 80 xã thuộc 54 huyện,
quận, thị xã của 27 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm chết và buộc phải tiêu hủy
106.508 con (gồm 40.525 con gà, 61.027 con vịt và 4.506 con ngan). Chỉ xuất
hiện các ñiểm dịch ở những ñàn gia cầm quy mô từ 100 - 2000 con, không ñược
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
11



tiêm phòng vacxin (44,59%), hoặc ñàn thuỷ cầm mới tiêm phòng một mũi
(16,21%), ổ dịch ở thủy cầm chiếm 52,70%. Các ổ dịch xuất hiện thường ñược ñịa
phương bao vây, xử lý ngay nên hầu như không có hiện tượng lây lan.
* Năm 2009: Cả nước ñã có 129 ổ dịch tại 71 xã, phường, thị trấn của
35 huyện, thị xã thuộc 17 tỉnh, thành phố phát dịch cúm gia cầm là: Bạc Liêu,
Bắc Ninh, Cà Mau, ðiện Biên, ðồng Tháp, Hậu Giang, Khánh Hòa, Nghệ
An, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Thái
Nguyên, Thanh Hóa, Hà Nội, Vĩnh Long và Cao Bằng. Tổng số gia cầm mắc
bệnh, chết và tiêu huỷ 105.601 con, trong ñó gà 23.733 con (chiếm 22,51 %),
vịt 79.138 con (chiếm 74,94 %) và ngan 2.690 con (chiếm 2,55 %).
* Năm 2010: Từ ñầu năm 2010 ñến nay, dịch cúm gia cầm ñã xảy ra ở
56 xã, 33 huyện, quận thuộc 20 tỉnh, thành phố là Bắc Cạn, Bắc Ninh, Bến
Tre, Cà Mau, ðiện Biên, ðồng Tháp, Hà Giang, Hà Tĩnh, Kon Tum, ðắc Lắc,
Khánh Hòa, Lạng Sơn, Nam ðịnh, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Ngãi,
Quảng Trị, Sóc Trăng, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Tổng số gia cầm mắc
bệnh, chết và tiêu huỷ 36.902 con gà (chiếm 32.97 %), 74.308 con vịt (chiếm
66.39 %) và 709 ngan con (chiếm 0,64%).
2.3. Dịch tễ học bệnh cúm gia cầm
2.3.1. Loài nhiễm bệnh
Vi rút gây nhiễm tự nhiên cho gia cầm nuôi và hoang dã (bao gồm gà,
gà tây, vịt, ngỗng, chim cút, chim trĩ, ñà ñiểu, gà nhật, mòng biển, chim
biển,…), ñặc biệt chim sống tự do dưới nước. Một số chủng vi rút cúm gia
cầm gây nhiễm ở chim hoang dã sống trên cạn, nhưng ñây không phải là
nguồn chứa vi rút chính. Phần lớn các loài gia cầm non ñều mẫn cảm với vi
rút cúm type A.
Vi rút cúm còn gây bệnh cho cả cá voi, hải cẩu, chồn, lợn và cả
con người.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

12


Lợn mắc bệnh cúm thường do subtyp H1N1, H3N3. Vịt nuôi cũng bị
nhiễm vi rút cúm nhưng ít phát hiện do vịt có sức ñề kháng với vi rút gây
bệnh kể cả chủng có ñộc cao gây bệnh nặng cho gà, gà tây.
Trong nghiên cứu thí nghiệm, vi rút cúm có thể nhiễm cho lợn,
chuột cống, thỏ, chuột lang, chuột nhắt, chồn sương, mèo ñồng, linh
trưởng và người.
2.3.2. Mùa phát bệnh
Bệnh cúm gia cầm xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào vụ
ñông xuân từ tháng 10 năm trước ñến tháng 02 năm sau, khi có những biến
ñổi bất lợi về ñiều kiện thời tiết như nhiệt ñộ lạnh, ñộ ẩm cao, thời tiết biến
ñổi ñột ngột, làm giảm sức ñề kháng tự nhiên của con vật. Mặt khác thời ñiểm
này có mật ñộ chăn nuôi cao nhất trong năm, các hoạt ñộng buôn bán vận
chuyển, giết mổ gia cầm diễn ra cao nhất trong năm cũng là ñiều kiện thuận
lợi ñể dịch bệnh phát sinh và lây lan (Dự án sử dụng vacxin nhằm khống chế
và thanh toán bệnh cúm gia cầm thể ñộc lực cao H5N1, 2005) [11].
2.3.3. Sự truyền lây
Vi rút cúm gia cầm có tính thích ứng lây nhiễm cao với biểu mô ñường
hô hấp, gây bệnh chủ yếu ở ñường hô hấp, và cũng có thể tác ñộng gây tổn
thương nhiều cơ quan khác trong cơ thể của các ñộng vật cảm nhiễm, do ñó
còn ñược gọi là vi rút hướng ña phủ tạng (Nicholson et al, 2006) [56]. Vi rút
ñược bài thải ra môi trường từ mũi, miệng, kết mạc mắt, lỗ huyệt. Trong cơ
thể gia cầm bị bệnh vi rút nhân lên trong cơ quan hô hấp, ruột, thận, ñường
sinh dục. Vi rút lây lan do tiếp xúc trực tiếp giữa gia cầm mẫn cảm với gia
cầm bị bệnh hay tiếp xúc gián tiếp thông qua các hạt khí dung ñược bài xuất
từ ñường hô hấp hoặc qua phân, thức ăn và nước uống bị nhiễm hay do con
người (quần áo, dày dép,…), trang thiết bị (dụng cụ chăn nuôi, phương tiện
vận chuyển,…) nhiễm vi rút (Trần Hữu Cổn và Bùi Quang Anh, 2004) [7].

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
13


Tuy nhiên, nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự lây nhiễm vi rút như: Giới
hạn phân bố ñịa lý, sự trộn lẫn giữa các loài, mật ñộ chăn nuôi, tuổi loài gia
cầm, thời tiết khí hậu,… Nguồn khởi ñầu mang vi rút vào trang trại thương
phẩm từ 4 nguồn: Gia cầm khác nuôi trong trại, thủy cầm di trú (chim hoang),
lợn, chim cảnh.
Sự truyền ngang của vi rút cúm gia cầm thường xảy ra nhưng hiện
nay thiếu bằng chứng về sự truyền dọc. Tuy nhiên ở gà mái nhiễm cúm gia
cầm, người ta có thể phân lập ñược vi rút từ vỏ trứng và từ thành phần bên
trong trứng.
Theo tổ chức WHO và FAO con người có nguy cơ lây nhiễm vi rút
cúm gia cầm cao nhất là do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh trong quá
trình bắt và giết mổ.
ðặc biệt vi rút cúm gia cầm H5N1 hiện ñã lây lan rộng rãi trong các
loài gia cầm. ðôi khi, chúng cũng lây từ chim muông sang người.
ðiều ñáng lo ngại là vi rút H5N1 có thể biến ñổi sang một dạng rất dễ
lây từ gia cầm sang người và lây từ người sang người, tạo ra một ñại dịch.

Hình 2.2: ðường truyền lây của vi rút cúm
Các nhà khoa học phát hiện ra, trước khi nhiễm vào các tế bào trong
ñường hô hấp trên của người, vi rút H5N1 phải có khả năng ñeo bám vào một
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
14


cơ quan nhận cảm hình chiếc ô phủ quanh các tế bào hô hấp. ðể làm ñược
ñiều ñó, nó phải sản xuất ra một loại protein trên vỏ ngoài liên kết với chuỗi

chất hóa học nhóm ñường gọi là glycans bên ngoài màng tế bào ở ñường hô
hấp của người.
ðường lây bệnh thành công thí nghiệm bao gồm: Khí dung ñường mũi,
khí quản, miệng, kết mạc mắt, xoang bụng, túi khí, mạch máu và lỗ huyệt.
2.4. Vi rút học bệnh cúm gia cầm
2.4.1. ðặc ñiểm cấu trúc chung của vi rút thuộc họ Orthomyxoviridae
Họ Orthomyxoviridae gồm có 4 nhóm vi rút là:
+ Nhóm vi rút cúm A: Gây bệnh cho mọi loài chim, một số ñộng
vật có vú và cả con người.
+ Nhóm vi rút cúm B: Chỉ gây bệnh cho người.
+ Nhóm vi rút cúm C: Gây bệnh cho người, lợn.
+ Nhóm Thogotovirus.
Vi rút thuộc họ Orthomyxoviridae có ñặc tính cấu trúc chung là hệ gen
chứa axit Ribonucleic (ARN) một sợi, có cấu trúc là sợi âm ñược ký hiệu là
ss(-) ARN (Negative Single Stranded ARN). Sợi âm ARN của hệ gen có ñộ
dài từ 10.000 - 15.000 nucleotit (tùy loại vi rút), mặc dù nối với nhau thành 1
sợi ARN liên tục, nhưng hệ gen lại chia thành 6 - 8 phân ñoạn (segment), mỗi
phân ñoạn là một gen chịu trách nhiệm mã hóa cho mỗi loại protein của vi rút
(Lê Thanh Hòa, 2004) [19]; Murphy. B. R and R. G Webter, 1996) [55].
Hạt vi rút (virion) có cấu trúc hình khối, ñôi khi có dạng hình khối kéo
dài, ñường kính khoảng 80 - 120 nm.
Vỏ vi rút có bản chất protein có nguồn gốc từ nguồn tế bào mà vi rút ñã
gây nhiễm, bao gồm một số protein ñược glycosyl hóa (glycoprotein) và một
số protein dạng trần không ñược glycosyl hóa (non glycosylated protein).
Protein bề mặt có cấu trúc từ các loại glycoprotein, ñó là những gai,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp
15


mấu có ñộ dài 10 - 14 nm, ñường kính 4 - 6 nm.

Nucleocapsid bao bọc lấy nhân vi rút là tập hợp của nhiều protein phân
ñoạn, cấu trúc ñối xứng xoắn, kích thước 130 - 150 nm, tạo vòm (loop) ở giới
hạn cuối của mỗi phân ñoạn và liên kết với nhau qua cầu nối các peptit. Phân
tử lượng của hạt vi rút vào khoảng 250 triệu dalton (Lê Thanh Hòa, 2004)
[19]; Murphy. B. R and R. G Webter, 1996) [55].
2.4.2. ðặc ñiểm hình thái, cấu trúc của vi rút cúm type A
Vi rút cúm gà có tên khoa học là influenza vi rút, thuộc họ
Orthomyxoviridae, là họ vi rút ña hình thái, có vỏ ngoài, genom là ARN ñơn,
(-), phân ñoạn. Trước ñây, các vi rút Orthomyxo và Paramyxo ñều ñược xếp
chung vào một họ là Myxoviridae do chúng có cấu trúc và khả năng lây bệnh
giống nhau, nhưng về sau ñược tách thành 2 họ riêng là Orthomyxoviridae và
Paramyxoviridae do phát hiện thấy chúng có nhiều ñặc ñiểm cơ bản không
giống nhau. Chữ myxo có nghĩa là chất nhầy, nguồn gốc của từ này là do
phần ngoài cùng của protein của vi rút có mang các loại ñường và phần ngọn
của các mạch nối ñường chính là một loại acid: acid sialic hay còn gọi là acid
neuraminidic. Ortho có nghĩa là chính thống, nói lên loại myxovirus ñược
phát hiện và ñặt tên trước.
Vi rút cúm gia cầm có kích thước trung bình, ñường kính 80 - 120 nm,
trọng lượng phân tử 4,6 - 6,4 dalton, trên kính hiển vi ñiện tử tương phản âm
có dạng gần như hình cầu hoặc các hạt mỏng, một số ít vi rút có dạng hình sợi
có thể dài một vài nm, có vỏ bọc là lớp lipid có gắn các glycoprotein gây
ngưng kết hồng cầu (kháng nguyên bề mặt) - Haemagglutinin (viết tắt là H)
và protein enzym có thụ thể - Neuraminidase (viết tắt N) ñây là những kháng
nguyên có vai trò quan trọng trong miễn dịch bảo hộ và có tính ña dạng cao.
(Alexander D. J, 1996) [34]; Capua I. & Marrangon S, 2000) [37].
Hình thái vi cấu trúc của căn nguyên bệnh ñược Kawaoka 1988, và

×