Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

nghiên cứu kỹ thuật ghép và trồng cà chua ghép trên địa bàn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.26 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
***


ðỖ ðẶNG LỘC



NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GHÉP VÀ TRỒNG CÀ CHUA
GHÉP TRÊN ðỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : Trồng trọt
Mã số : 60.62.01



Người hướng dẫn khoa học : GS.TS. TRẦN KHẮC THI
TS. TRẦN THỊ MINH HẰNG



HÀ NỘI - 2011
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

i


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội ngày 25 tháng 11 năm 2011.
Tác giả


ðỗ ðặng Lộc







Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

ii

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi nhận
ñược rất nhiều sự quan tâm, giúp ñỡ nhiệt tình của các thầy, cô, bạn bè, người
thân và các cơ quan ñơn vị.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần Khắc Thi và TS.

Trần Thị Minh Hằng, người tận tình hướng dẫn, ñịnh hướng giúp tôi về
chuyên môn trong suốt quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Rau-Hoa-
Quả – khoa Nông học, Bộ môn Rau gia vị - Viện nghiên cứu rau quả; Viện
ñào tạo sau ðại học – Trường ðH Nông nghiệp Hà Nội. Cảm ơn bạn bè, ñồng
nghiệp, cảm ơn những người thân trong gia ñình ñã ñộng viên, giúp ñỡ và
tạo ñiều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này./.

Hà Nội ngày 25 tháng 11 năm 2011
Tác giả


ðỗ ðặng Lộc

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt v

Danh mục bảng vi


1 MỞ ðẦU 1

1.1

Tính cấp thiết của ñề tài 1

1.2 Mục ñích và yêu cầu của ñề tài. 2

1.2.1

Mục ñích 2

1.2.2

Yêu cầu 3

1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây cà chua 4

2.1.1 Giá trị dinh dưỡng 4

2.1.2 Giá trị kinh tế 4

2.2.1 Tình hình sản suất cà chua trên thế giới 5

2.2.1 Tình hình sản suất cà chua ở Việt Nam 8

2.3 Yêu cầu của cây cà chua ñối với ñiều kiện ngoại cảnh. 11


2.3.1

Nhiệt ñộ 11

2.3.2

Ánh sáng 13

2.3.3

Nước và ñộ ẩm 14

2.3.4

ðất và dinh dưỡng 15

2.4 Tình hình nghiên cứu và sản xuất cà chua ghép trên thế giới 16

2.4.1

Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ ghép trên thế giới : 16

2.5 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ ghép ở Việt Nam: 23

3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1 Vật liệu và ñịa ñiểm bố trí thí nghiệm 27

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


iv

3.1.1

Vật liệu: 27

3.1.2

ðịa ñiểm bố trí thí nghiệm 28

3.1.3

Thời gian tiến hành thí nghiệm 28

3.2 Nội dung nghiên cứu 28

3.2.1

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ghép cà chua trên cà tím
trong giai ñoạn vườn ươm tại Bắc Giang. 28

3.2.2

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng cây cà chua ghép trên ñồng
ruộng 29

3.2.3

Xây dựng mô hình trồng cà chua ghép ngoài ñồng ruộng. 29


3.3

Phương pháp nghiên cứu 30

3.3.1

Phương pháp bố trí thí nghiệm 30

3.3.3.

Các chỉ tiêu theo dõi. 34

3.3.4.

Phương pháp xử lý số liệu. 36

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37

4.1 Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật ghép cà chua trên cà tím
trong giai ñoạn vườn ươm tại Bắc Giang. 37

4.1.1

Nghiên cứu ảnh hưởng của chu kỳ phun chế phẩm kích thích sinh
trưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cà tím. 37

4.1.2

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ ghép và môi trường chăm sóc

cây con sau ghép ñến chất lượng cây giống cà chua ghép 41

4.2.1 Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng cây cà chua ghép trên ñồng
ruộng 49

4.2.3 Xây dựng mô hình trồng cà chua ghép ngoài ñồng ruộng. 61

5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 67

5.1 Kết luận. 67

5.2 ðề nghị 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

PHỤ LỤC 74


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TV: Thời vụ
MT: Môi trường
CT: Công thức
TB: Trung bình
CP: Chế Phẩm
AVRDC: Trung tâm nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á

T: nhiệt ñộ
N: ðạm
P: Lân
K: ka li
Cu: ðồng
Fe: Sắt
Mn: Mang gan
Mg: Ma nhê
Zn: Kẽm.
ppm: Nồng ñộ mg/l




Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

vi

DANH MỤC BẢNG

STT
Tên bảng
Trang


2.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới trong những năm gần ñây 5

2.2 Diện tích trồng cà chua của các nước dẫn ñầu thế giới từ năm
2005-2009 (ngàn ha) 6


2.3 Năng suất cà chua của các nước, châu lục dẫn ñầu thế giới (tấn /ha) 7

2.4 Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua giai ñoạn 2001 - 2005 9

2.5 Sản suất cà chua tại một số tỉnh năm 2005 10

2.6 Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua tỉnh Bắc Giang qua các
năm từ 2006 – 2009 11

3.1 Lượng phân bón cho cà chua ghép 33

4.1 Ảnh hưởng của chu kỳ phun chế phẩm cá heo ñỏ ñến thời gian
qua các giai ñoạn sinh trưởng và chất lượng của cây cà tím làm
gốc ghép trong giai ñoạn vườn ươm (trước ghép) 38

4.2 Ảnh hưởng của chu kỳ phun chế phẩm Cá heo ñỏ ñến sinh
trưởng của cây cà tím trong giai ñoạn vườn ươm (trước ghép) 39

4.4 Ảnh hưởng của thời vụ ghép và môi trường chăm sóc cây con sau
ghép ñến sinh trưởng của cây giống cà chua sau ghép 44

4.5 Ảnh hưởng tương tác giữa các thời vụ ghép và môi trường chăm
sóc cây con sau ghép ñến chất lượng cây ghép 46

4.8 Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của cây cà chua sau ghép trong
giai ñoạn vườn ươm ( sau ghép 14 ngày) 48

4.7 Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng của giống cà chua Savior
ghép trồng trongvụ thu ñông trong năm 2010 51


4.8 Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của giống cà chua Savior ghép
trồng trong vụ thu ñông năm 2010 52

Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

vii

4.9 Các yếu tố cấu thành năng suất của giống cà chua Savior ghép
trong các thời vụ trồng năm 2010 53

4.10 Hiệu quả kinh tế của giống Savior trong các thời vụ trồng tại
Bắc Giang, năm 2010 55

4.11 Ảnh hưởng của biện pháp che phủ ñất ñến tỷ lệ sống của giống
cà chua ghép Savior (trước thu hoạch 1 ngày) 57

4.12 Ảnh hưởng của biện pháp che phủ ñất ñến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống cà chua ghép Savior 58

4.13 Ảnh hưởng của biện pháp che phủ ñất ñến khả năng nhiễm sâu
bệnh hại của giống cà chua ghép Savior 60

4.14 Thời gian qua các giai ñoạn sinh trưởng của giống cà chua Savior
khi trồng trên ruộng sản xuất vụ thu ñông năm 2010. 61

4.15 Hình hình sâu bệnh hại của giống Savior trồng trên ruộng sản
xuất vụ thu ñông năm 2010 62

4.16 Các yếu tố cấu thành năng suất của giống cà chua ghép Savior
khi trồng trên ruộng sản xuất năm 2010 63


4.17 Một số chỉ tiêu về chất lượng quả cà chua Savior trồng trong vụ
thu ñông năm 2010 64

4.18 Hiệu quả kinh tế của cây cà chua ghéptrồng trong vụ thu ñông
năm 2010 tại Bắc Giang 66




Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

1

1. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) thuộc họ Cà Solanaceae, là
một trong những loại rau quan trọng nhất ñược trồng ở hầu khắp các nước
trên thế giới. Cà chua có giá trị dinh dưỡng cao chứa nhiều glucid, nhiều axit
hữu cơ, các vitamin và khoáng chất.
Tuy nhiên ở Việt Nam việc trồng, sản xuất cà chua còn nhiều bất cập
như chưa ñủ giống cho sản xuất, chưa có bộ giống tốt cho từng vụ và thích
hợp cho từng vùng sinh thái khác nhau. Nguồn giống ñể sản xuất hiện nay
chủ yếu vẫn là nhập khẩu từ nước ngoài, mà giống ngoại có giá thành ñắt,
chưa ñáp ứng ñủ nhu cầu của thực tiễn sản xuất. Cùng với ñó, việc ñầu tư cho
sản xuất cà chua ở nước ta của người nông dân còn thấp, quy trình kỹ thuật
canh tác cũ, trình ñộ thâm canh chưa cao. Mặt khác giá cả sản phẩm trên thị
trường rất bấp bênh dẫn ñến diện tích và sản lượng cà chua ở nước ta không
ổn ñịnh. ðiều này buộc các nhà nghiên cứu, kinh doanh và người sản xuất

phải tính ñến.
Ở miền Bắc Việt Nam, phần lớn cà chua ñược sản xuất trong vụ ñông,
trồng luân canh trên ñất 2 vụ lúa từ tháng 10 ñến tháng 2 năm sau, do ñó dẫn
ñến tình trạng dư thừa cà chua trên thị trường trong thời ñiểm chính vụ.
Ngược lại, trong các tháng 6,7,8,9 là những tháng khó khăn cho sản xuất cà
chua ở miền Bắc nên sản lượng cà chua rất thấp, giá cả tăng và phải nhập quả
tươi từ Trung Quốc. Chính vì thế, việc tìm ra giống và biện pháp trồng cà
chua phù hợp ñể trồng trong ñiều kiện bất thuận, ñể ña dạng hoá sản phẩm,
thích hợp với từng vùng sinh thái khác nhau ñáp ứng nhu cầu thích ñáng của
người tiêu dùng là ñòi hỏi vô cùng bức thiết trong tình hình sản xuất cà chua
ở nước ta hiện nay.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

2

Nhiều nơi trên thế giới ñã sử dụng biện pháp ghép cây con của cà chua
lên cây cùng họ có bộ rễ và khả năng chống lại một số bệnh từ ñất, ñặc biệt là
bệnh héo xanh vi khuẩn ( Ralstonia solanacearum) và chịu ñược ngập úng.
Nhật Bản, ðài Loan, Hàn Quốc , là những nước tiên phong ñi ñầu sử dụng
kỹ thuật ghép cà chua trên gốc cà tím hay trên một loại cà chua khác có khả
năng kháng bệnh và chống chịu bệnh tốt có thể trồng trong ñiều kiện trái vụ
Năm 1998, Viện Nghiên cứu Rau quả ñã nghiên cứu thành công và
ñưa vào ứng dụng quy trình công nghệ ghép cà chua trên gốc cà tím ở các
tỉnh ñồng bằng sông Hồng và tiếp tục hoàn thiện quy trình kỹ thuật này nhằm
nâng cao hơn nữa tính khả thi và hiệu quả của phương pháp trồng cà chua
ghép trong ñiều kiện bất thuận. Kết quả thí nghiệm và áp dụng trên diện rộng
ở Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nội và một số ñịa phương khác cho
thấy: cây cà chua hoàn toàn có thể sinh trưởng phát triển và cho năng suất khi
ghép lên gốc cà tím.
Ở Bắc Giang, hàng năm diện tích cây cà chua vào khoảng 1.200 –

1.500 ha, phần lớn diện tích cây cà chua tập trung vào vụ ñông chính vụ, năng
suất cao nhưng giá rẻ, tiêu thụ chậm; Vụ ñông sớm diện tích rất nhỏ và manh
mún do vụ này có rất nhiều ñiều kiện bất thuận như: nhiệt ñộ cao, ngập úng,
nhiều loại sâu bệnh hại, ñặc biệt và nguy hiểm là bệnh héo xanh do vi khuẩn
Ralstonia solanacearum làm ảnh hưởng rất lớn ñến quá trình sinh trưởng và
phát triển cũng như ñến quá trình mở rộng diện tích trồng cà chua sớm.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn trên chúng tôi tiến hành thực
hiện ñề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật ghép và trồng cà chua ghép trên ñịa bàn
tỉnh Bắc Giang”.
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài.
1.2.1 Mục ñích
- Hoàn thiện quy trình ghép cà chua trên gốc cà tím trong ñiều kiện
trồng tại Bắc Giang.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

3

- Hoàn thiện quy trình trồng cà chua ghép trong ñiều kiện trái vụ.
- Xây dựng mô hình trồng cà chua ghép tại Bắc Giang
1.2.2 Yêu cầu
- ðánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của cây cà tím sử dụng
làm gốc ghép ở giai ñoạn vườn ươm.
- Xác ñịnh ñược thời ñiểm ghép cà chua lên cà tím thích hợp nhất.
- Xác ñịnh ñược môi trường ñể cây sau ghép thích hợp nhất.
- Xác ñịnh ñược thời vụ trồng cà chua ghép thích hợp.
- ðánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng cà chua ghép trong ñiều kiện
ở Bắc Giang.
1.3. Ý nghĩa khoa học của ñề tài.
ðưa ra ñược những dẫn liệu khoa học làm cơ sở xây dựng quy trình sản
xuất cà chua ghép trên cà tím.

Xác ñịnh ñược thời vụ, môi trường chăm sóc sau ghép, biện pháp kỹ
thuật tốt nhất ñể trồng cây cà chua ghép.
1.4. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài.
ðưa ra giải pháp kỹ thuật áp dụng trong việc sản xuất cà chua ghép như
một giải pháp trồng trái vụ trên ñịa bàn tỉnh Bắc Giang.










Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

4

1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cây cà chua
2.1.1. Giá trị dinh dưỡng
Tuy thành phần dinh dưỡng của cà chua không cao (trong 100g ăn
ñược chứa 0,6g protít; 4,2 g gluxít; 12g Ca; 26mg P; 1,4 mg Fe; 2 mg caroten;
0,06 mg Vitamin B1; 40mg Vitamin C; 0,5 mg vitamin PP; 22 KCalo)
nhưng lại có tác dụng về mặt Y học. Cà chua có vị ngọt, tính mát, giải nhiệt
chống hoại huyết, kháng khuẩn, lọc máu, nhuận tràng, giúp tiêu hoá tốt tinh
bột. Nước ép cà chua kích thích gan, tốt cho dạ dày. Cà chua là loại quả có
khả năng chống lão hoá mạnh nhất vì có chứa hàm lượng Licopen- một hợp

chất không bị mất khi nấu chín [2].
Cà chua là loại cây trồng cho sản phẩm vừa ñể ăn tươi, vừa ñể nấu
nướng và là nguyên liệu cho chế biến công nghiệp với các sản phẩm ña dạng
mà thị trường thế giới có nhu cầu cao như nước cà chua, past, bột, cà chua
muối
2.1.2. Giá trị kinh tế
Ngoài giá trị dinh dưỡng, cà chua còn là loại rau cho hiệu quả kinh tế
cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước trên thế giới
Ở ðài Loan hàng năm xuất khẩu cà chua tươi với tổng giá trị là
925.000 USD và 40.800 USD cà chua chế biến, mỗi hecta có thể ñem lại thu
nhập cho nông dân từ 4.000-5.000 USD (Nguyễn Thị Xuân Hiền và cộng sự,
2003) [3]. Ở. Mỹ hàng năm tổng giá trị xuất khẩu cà chua rất cao, chỉ tính
riêng kim ngạch xuất khẩu năm 1997 ñạt hơn 4 lần so với lúa nước và 20 lần
so với lúa mì (Tạ Thu Cúc, 2006)[4].
Ở Việt Nam, cà chua là cây rau quan trọng của nhiều vùng chuyên
canh, là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Theo số liệu ñiều tra của Phòng
Nghiên cứu kinh tế thị trường- Viện Nghiên cứu rau quả (2003) cho biết, sản
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

5

xuất cà chua ở ðồng bằng sông Hồng cho thu nhập bình quân từ 42-68 triệu
ñồng/ha/vụ, với mức lãi thuần 15-26 triệu ñồng/ha, cao hơn rất nhiều so với
lúa nước. Còn theo Bùi Thị Gia, 2000; dẫn theo tài liệu Tạ Thu Cúc, 2006)
[4], ở vùng Gia Lâm- Hà Nội, tổng giá trị sản xuất thu từ cà chua là 27,4 triệu
ñồng/ha, lãi 15 triệu ñồng/ha
Như vậy, cà chua là cây trồng có giá trị kinh tế cao, cho thu nhập vượt
trội so với lúa nước, ngô và một số loại rau màu khác là cây mang lại thu
nhập cao cho người sản xuất. ðiều này cũng ñã ñược thực tế công nhận.
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà chua trong nước và trên thế giới.

2.2.1. Tình hình sản suất cà chua trên thế giới
Cà chua là một loại rau ăn quả ñược sử dụng rộng rãi trên khắp thế
giới, trong các bữa ăn, trong thẩm mỹ và ñặc biệt là trong công nghiệp chế
biến. Chính vì thế mà diện tích trồng cà chua luôn luôn tăng qua các năm.
Theo dõi tình hình sản xuất cà chua trên thế giới những năm gần ñây ñược
chúng tôi trình bày trong bảng 1.1.

Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
trong những năm gần ñây
Năm

Diện tích
(ngàn ha)

Năng suất

(Tấn/ha)

Sản lượng

(triệu tấn)

2005

4.571,11

27,99

127,93


2006

4.639,81

28,07

130,23

2007

4.188,58

32,78

137,29

2008

4.238,54

33,54

142,15

2009

4.393,05

34,82


152,96

Nguồn: FAOSTAT | FAO Statistics Division 2011
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

6

Số liệu bảng 2.1 cho thấy trong 5 năm gần ñây diện tích trồng cà chua
trên thế giới biến ñộng không ổn ñịnh, giảm thấp nhất trong năm 2007 sau ñó
tăng trở lại nhưng chưa ñạt mốc của những năm 2005 và 2006. Tuy vậy , nhờ
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật năng suất bình quân cà chua trên thế giới tăng ñáng
kể qua từng năm (tốc ñộ tăng trung bình khoảng 5,8% năm, mức ñộ tăng cao
nhất ñạt ñược giữa năng suất trung bình năm 2007 và 2006 (16,8%) và giữa
năm 2009 so với năm 2005 là 24,4% dẫn ñến sản lượng hàng năm cũng tăng.

Bảng 2.2: Diện tích trồng cà chua của các nước dẫn ñầu thế giới
từ năm 2005-2009 (ngàn ha)
TT

Tên nước

2005

2006

2007

2008

2009


1

Trung Quốc

1.304,76

1.404,60

903,94

850,93

920,83

2

ấn ðộ

505,40

546,10

596,00

566,00

599,10

3


Italia

138,76

122,19

125,30

115,48

124,00

4

Mỹ

164,28

169,81

170,66

162,58

175,44

5

Thổ Nhĩ Kỳ


270,00

228,71

226,67

300,00

324,61

6

Ai Cập

195,00

220,11

225,63

240,17

250,00

7

Tây Ban Nha

72,29


56,69

53,30

54,87

62,20

8

Brazil

60,53

58,89

58,40

60,91

67,61

9

Mêhico

118,68

126,56


116,73

101,78

99,09

10

Hy lạp

34,70

33,88

33,00

25,00

27,05

Nguồn: FAOSTAT | FAO Statistics Division
Trên thế giới cà chua ñược trồng quanh năm, mặc dù cà chua là cây
trồng ñược xem là mẫn cảm với sương giá nhưng nó vẫn ñược trồng thành
công trong ñiều kiện che chắn từ Equador cho ñến tận vùng cực Bắc như:
Alaska. Hiện nay trên thế giới việc sản xuất cà chua ñược chuyên môn hóa
cao, các nước có nền công nghiệp tiên tiến áp dụng việc thu hoạch cà chua
bằng máy. Cà chua sản xuất ở châu Mỹ, châu Âu thường ñược chế biến thành
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….


7

các dạng sản phẩm khác nhau như cà chua ñóng hộp, cà chua cô ñặc. Xuất
khẩu cà chua cô ñặc ở châu Âu chiếm tới 56% lượng xuất khẩu toàn thế giới
(năm 1999). Gần ñây, Trung Quốc ñã ñẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ
thuật tiên tiến trong viêc sản xuất và chế biến cà chua ñể phấn ñấu trở thành
nước xuất khẩu cà chua lớn nhất thế giới.
Số liệu bảng 2.2 cho thấy, mặc dù là nơi phát t riển cà chua trồng muộn
nhưng Châu á lại là châu lục có diện tích trồng cà chua lớn nhất thế giới và
gấp 4-5 lần các châu lục khác. Trong các nước có diện tích trồng cà chua lớn
nhất thì Trung Quốc là nước có diện tích lớn nhất và chiếm khoảng 50% diện
tích trồng cà chua của cả châu á và ñây cũng là nước có sản lượng cà chua lớn
nhất thế giới.

Bảng 2.3: Năng suất cà chua của các nước, châu lục
dẫn ñầu thế giới (tấn /ha)
TT

Tên nước

2005

2006

2007

2008

2009


1

Trung Quốc

24,23

23,15

39,93

46,94

49,27

2

Ấn ðộ

17,46

17,98

16,87

18,20

18,61

3


Italia

51,79

51,98

52,12

51,76

55,46

4

Mỹ

72,55

72,18

83,12

84,38

80,61

5

Thổ Nhĩ Kỳ


37,22

43,09

43,88

36,62

33,10

6

Ai Cập

38,97

38,96

38,29

38,32

40,00

7

Tây Ban Nha

66,55


67,04

76,58

73,81

74,01

8

Brazil

57,05

57,10

58,75

63,50

63,76

9

Mêhico

23,59

22,91


26,99

28,85

26,15

10

Hy lạp

49,38

46,30

44,39

53,54

49,91

Ngun: FAOSTAT | FAO Statistics Division 2011
Số liệu bảng 2.3 cho thấy Mỹ, Tây Ban Nha và Italia là các nước có
công nghệ trồng cà chua phát triển nhất và ñây cũng là nước có năng suất cà
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

8

chua tương ñối ổn ñịnh và cao nhất trên thế giới ñăc biệt là Mỹ, với năng suất
trung bình rất cao 700-800 tạ/ha, gấp 3-4 lần năng suất trung bình của các
nước châu á. Tuy nhiên có thể nói Trung Quốc là nước rất nỗ lực trong việc

cải thiện năng suất cà chua làm cho năng suất cà chua tăng nhanh và tăng liên
tục qua các năm từ 242,332 tạ/ha năm 2005 thì ñến 2009 năng suất cà chua
của Trung Quốc ñã lên tới 492,673 tạ/ha và tương ñương với năng suất bình
quân của cả châu Mỹ, nơi ñược coi là khởi nguyên, quê hương của cà chua.

2.2.1. Tình hình sản suất cà chua ở Việt Nam
Ở Việt nam, cà chua ñã ñược biết ñến như một loại thực phẩm giá trị.
Tuy nhiên việc trồng, sản suất cà chua ở nước ta còn có nhiều bất cập như
chưa có bộ giống tốt cho từng vụ trồng, lượng giống ñược cung cấp chủ yếu
là nhập khẩu từ nước ngoài. Sản phẩm sản suất ra chủ yếu tập trung ở chính
vụ (Vụ ñông xuân) khoảng 70%, nửa thời gian còn lại trong năm (Tháng 5-
10) thường bị thiếu cà chua. ðầu tư cho sản suất cà chua còn thấp, chưa có
quy trình canh tác thích hợp cho từng mùa vụ và các giống khác nhau. Sản
suất còn mang tính nhỏ lẻ manh mún, chưa có sản phẩm hàng hoá lớn cho chế
biến công nghiệp. Quá trình canh tác, thu hái hoàn toàn thủ công. Mặc dù vậy
sản suất cà chua ở Việt Nam có nhiều thuận lợi do có quỹ ñất lớn, thời tiết
phù hợp, nguồn lao ñộng dồi dào, người nông dân có kinh nghiệm, cần cù
trong lao ñộng nên nó là loại rau quả chủ lực ñược nhà nước ta xếp vào nhóm
cây ưu tiên phát triển do:
- Nhu cầu về cà chua trong nước hiện rất cao (năm 1998) bình quân cà
chua sản xuất trên ñầu người ở Việt Nam là 2,9kg/năm. trong khi trên thế
giới là 16kg/người/năm.
- Cà chua là loại cây trồng cho sản phẩm vừa ñể ăn tươi,vừa ñể nấu
nướng và là nguyên liệu cho chế biến công nghiệp với các sản phẩm ña dạng
mà thị trường thế giới có nhu cầu cao.
- Sản xuất cà chua cho hiệu quả kinh tế cao so vớ các cây trồng khác
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

9


,khả năng mở rộng diện tích còn lớn vì nó là cây vụ ñông xen giữa hai vụ
lúa,không ảnh hưởng tới an ninh lương thực ở các tỉnh phía bắc.
ðối với cà chua một loại rau có nhu cầu lớn cả về nội tiêu cũng như chế
biến xuất khẩu thời gian qua, công tác nghiên cứu về giống cũng như quy
trình sản xuất ñã ñược quan tâm và thu ñược kết quả tương ñối ña dạng.
Bảng 2.4: Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua giai ñoạn 2001 - 2005
Năm
Diện tích
(1000ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(1000tấn)
2000 13,729 151,260 207,658
2001 17,834 157,170 280,289
2002 18,868 165,500 312,178
2003 21,628 164,100 354,846
2004 24,644 172,100 424,126
2005 23,354 198,000 462,435
Nguồn: Tổng cục thống kê 2006
Theo số liệu thống kê năm 2005 của tổng cục thống kê, diện tích trồng
cà chua cả nước là 23,3 nghìn ha, tăng 32% so với 2001 (17,8 nghìn ha). Với
năng suất trung bình 197,8 tạ/ha, sản lượng ñạt 433,2 tấn mới chỉ ñủ cung cấp
cho bình quân ñầu người là 5,5 kg quả/năm, bằng 35% so với mức trung bình
toàn Thế giới và năng suất cà chua chỉ bằng 62%. Năm 2000 diện tích trồng
cà chua ở Việt Nam là hơn 13 nghìn ha, sau 5 năm diện tích trồng cà chua ñã
tăng lên gần 24 nghìn ha. Năng suất và sản lượng cũng tăng nhanh. Năm 2005
năng suất là 198,000 tạ/ha và sản lượng là 462,435 nghìn tấn, tăng nhanh so
với năm 2000.


Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

10

Bảng 2.5: Sản suất cà chua tại một số tỉnh năm 2005
ðịa phương
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ/ ha)
Sản lượng
(tấn)
Cả nước 23566,0 197,8 5554661,00
Hà Nội 310 207,9 6445,00
Hải Phòng 963 319,4 30761,00
Vĩnh Phúc 519 217,6 11294,00
Hà Tây 698 115,2 8038,00
Bắc Ninh 632 243,8 15408,00
Hải Dương 1180 227,8 26876,00
Hưng Yên 734 161,1 11823,00
Hà Nam 140 212,1 2970,00
Nam ðịnh 1959 177,5 34772,00
Thái Bình 948 216,6 20534,00
Ninh Bình 173 134,4 2325,00
Lâm ðồng 3920 374,7 146870,00
Cao Bằng 55 41,6 229,00
Nguồn: Tổng cục thông kê 2006
Theo kết quả của bảng 2.5. Những tỉnh có diện tích trồng cà chua lớn
(trên 500 ha) ñều là những nơi có năng suất cà chua khá cao (trên 200 tạ / ha)
và chủ yếu tập trung ở khu vực ñồng bằng Sông Hồng. ðặc biệt như Hải

Phòng với năng suất bình quân ñạt 319,4 tạ/ha; Bắc Ninh 243,8 tạ/ha; Hải
Dương 227,8 tạ/ha. ðây là những ñịa phương có năng suất cà chua ñạt cao
nhất miền Bắc ñồng thời cao nhất cả nước. Các ñịa phương có diện tích trồng
cà chua lớn nhất cả nước bao gồm: Nam ðịnh (1959 ha), Hải Dương 1180
(ha). Như vậy khả năng thâm canh phụ thuộc nhiều vào mức ñộ chuyên canh
trong sản suất. Tuy nhiên nếu so với các nước trong khu vực, năng suất cà
chua của nước ta là khá cao (Thái Lan: 98 tạ/ha; Philippin: 83tạ /ha;
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

11

Indonexia: 79 tạ /ha). Khả năng tăng năng suất cà chua của chúng ta 5 năm trở
lại ñây là khá cao 197,8 tạ/ha trong khi ñó năm 2001 là 157,17 tạ/ha. ðó cũng
là một trong những nguyên nhân làm cho sản lượng cà chua năm 2005 tăng.
2.2.3. Tình hình sản xuất cà chua tại Bắc Giang.
Cà chua là một loại cây trồng có giá trị kinh tế và cho thu nhập lớn ñối
với người sản xuất. Hơn nữa, ñứng trước áp lực về dân số gia tăng, tình hình
ñô thị hoá và công nghiệp hoá ñang diễn ra mạnh mẽ trên toàn tỉnh và các tỉnh
lân cận thì nhu cầu về lương thực nói chung, cây rau nói riêng ngày càng lớn,
trong khi diện tích ñất nông nghiệp ngày càng thu hẹp thì việc sản xuất cà
chua nói riêng và rau hàng hoá ñảm bảo chất lượng cao và an toàn càng trở
lên bức thiết với ñòi hỏi của thị trường.
Bảng 2.6. Diện tích, năng suất, sản lượng cà chua tỉnh Bắc Giang qua các
năm từ 2006 – 2009
Sản xuất cà chua ở Bắc Giang qua một số năm
Năm
Diện tích (ha) Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (Tấn)
2006 1.300 181,1 23.549
2007 1.040 180,8 18.853
2008 1.350 184,2 24.836

2009 1.193 187,2 22.351
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, 2009.
2.3. Yêu cầu của cây cà chua ñối với ñiều kiện ngoại cảnh.
Cà chua cũng như các cây trồng khác, trong suốt quá trình sinh trưởng
và phát triển nó chịu tác ñộng của các ñiều kiện ngoại cảnh như nhiệt ñộ, ánh
sáng, nước và ñộ ẩm, ñất và chất dinh dưỡng.
2.3.1 Nhiệt ñộ
Nhiệt ñộ ảnh hưởng ñến suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây
cà chua: từ nảy mầm, tăng trưởng cây, nở hoa, ñậu quả, hình thành hạt và
năng suất thương phẩm.
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

12

Cà chua có thể sinh trưởng, phát triển thuận lợi trong phạm vi 20-27
0
C.
Giới hạn nhiệt ñộ tối cao và tối thấp ñối với cà chua là 35
0
C và 12
0
C. Ngưỡng
nhiệt ban ngày và ban ñêm ảnh hưởng ñáng kể ñến sinh trưởng, hình thành
quả, tỉ lệ ñậu quả, năng suất quả và hạt. Tuy nhiên nhiệt ñộ ban ñêm ñóng vai
trò quan trọng. Quang hợp của lá cà chua phát triển khi nhiệt ñộ ñạt tối ưu 25-
30
0
C. Nhiệt ñộ lớn hơn 35
0
C làm giảm quá trình quang hợp (Kuo và cộng sự,

1998) [19]
Nhiệt ñộ không những ảnh hưởng trực tiếp tới sinh truởng dinh dưỡng
mà còn ảnh hưởng rất lớn ñến sự ra hoa ñậu quả, năng suất và chất lượng của
cà chua. Ở thời kỳ phân hoá mầm hoa, nhiệt ñộ không khí ảnh hưởng ñến vị
trí của chùm hoa ñầu tiên. Cùng với nhiệt ñộ không khí, nhiệt ñộ ñất có ảnh
hưởng ñến số lượng hoa/ chùm. Khi nhiệt ñộ không khí trên 30/25
o
C(ngày
/ñêm) làm tăng số lượng ñốt dưới chùm hoa thứ nhất. Nhiệt ñộ không khí lớn
hơn 30/25
o
C (ngày/ ñêm) cùng với nhiệt ñộ ñất trên 21
o
C làm giảm số hoa
trên chùm.
Ngoài ra, nhiệt ñộ còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự nở hoa cũng như quá
trình thụ phấn thụ tinh, nhiệt ñộ ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát triển của hoa, khi
nhiệt ñộ (ngày/ ñêm) trên 30/24
o
C làm giảm kích thước hoa, trọng lượng noãn
và bao phấn. Nhiệt ñộ cao làm giảm số lượng hạt phấn, giảm sức sống của hạt
phấn và của noãn. Tỷ lệ ñậu quả cao ở nhiệt ñộ tối ưu là 18-20
o
C. Khi nhiệt
ñộ ngày tối ña vượt 38
o
C trong vòng 5-9 ngày trước hoặc sau khi hoa nở 1-3
ngày, nhiệt ñộ ñêm tối thấp vượt 25-27
o
C trong vòng vài ngày trước và sau

khi nở hoa ñều làm giảm sức sống hạt phấn, ñó chính là nguyên nhân làm
giảm năng suất. Quả cà chua phát triển thuận lợi ở nhiệt ñộ thấp, khi nhiệt ñộ
trên 35
o
C ngăn cản sự phát triển của quả và làm giảm kích thước quả rõ rệt
(Kuo và cộng sự, 1998) [19].
Bên cạnh ñó nhiệt ñộ còn ảnh hưởng ñến các chất ñiều hoà sinh trưởng
có trong cây. Sau khi ñậu quả, quả lớn lên nhờ sự phân chia và sự phát triẻn
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

13

của các tế bào phôi. Hoạt ñộng này ñược thúc ñẩy bởi một số hóoc môn sinh
trưởng hình thành ngay trong khi thụ tinh và hình thành hạt. Nếu nhiệt ñộ cao
xảy ra vào thời ñiểm 2-3 ngày sau khi nở hoa gây cản trở quá trình thụ tinh,
Auxin không hình thành ñược và quả non sẽ không lớn mà rụng ñi.
Sự hình thành màu sắc quả cũng chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt ñộ, bởi
quá trình sinh tổng hợp caroten rất mẫn cảm với nhiệt. Phạm vi nhiệt ñộ thích
hợp ñể phân huỷ chlorophyll là 14-15
o
C, ñể hình thành lycopen là 12-30
o
C và
hình thành caroten là 10-38
o
C. Do vậy nhiệt ñộ tối ưu ñể hình thành sắc tố là
18-24
o
C. Quả có màu ñỏ - da cam ñậm ở 24-28
o

C do có sự hình thành
lycopen và caroten dễ dàng. Nhưng khi nhiệt ñộ ở 30-36
o
C quả có màu vàng
ñó là do lycopen không ñược hình thành. Khi nhiệt ñộ lớn hơn 40
o
C quả giữ
nguyên màu xanh bởi vì cơ chế phân huỷ chlorophyll không hoạt ñộng,
caroten và lycopen không ñược hình thành. Nhiệt ñộ cao trong quá trình phát
triển của quả cũng làm giảm quá trình hình thành pectin, là nguyên nhân làm
cho quả nhanh mềm hơn [7]. Nhiệt ñộ và ñộ ẩm cao còn là nguyên nhân tạo
ñiều kiện thuận lợi cho một số bệnh phát triển. Theo Walker và Foter (1946)
bệnh héo rũ Fusarium phát triển mạnh ở nhiệt ñộ ñất 28
o
C, bệnh ñốm nâu
(Cladosporiumfulvum Cooke) phát sinh ở ñiều kiện nhiệt ñộ 25-30
o
C và ñộ
ẩm không khí 85-90%, bệnh sương mai do nấm Phytophythora infestans phát
sinh phát triển vào thời ñiểm nhiệt ñộ thấp dưới 22
o
C, bệnh héo xanh vi khuẩn
(Ralstonia solanacearum) phát sinh phát triển ở nhiệt ñộ trên 20
o
C [1]
2.3.2 Ánh sáng
Cà chua thuộc cây ưa ánh sáng, cây con trong vườn ươm nếu ñủ ánh
sáng(5000 lux) sẽ cho chất lượng tốt, cứng cây, bộ lá to, khoẻ, sớm ñược
trồng. Ngoài ra ánh sáng tốt, cường ñộ quang hợp tăng, cây ra hoa ñậu quả
sớm hơn, chất lượng sản phẩm cao hơn (Trần Khắc Thi, 2005) [9]. Theo

Kuddrijavcev(1964), Binchy và Morgan (1970) cường ñộ ánh sáng ảnh hưởng
ñến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cà chua – Trích theo luận văn
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

14

thạc sỹ Lê Thị Thủy (2000)[12]. ðiểm bão hoà ánh sáng của cây cà chua là
70.000lux (Là cây trồng cần nhiều ánh sáng chỉ sau cây dưa hấu. Cường ñộ
ánh sáng thấp làm chậm quá trình sinh trưởng và cản trở quá trình ra hoa.
Cường ñộ ánh sáng thấp làm vươn dài vòi nhuỵ và tạo nên những hạt phấn
không có sức sống, thụ tinh kém (Johnson và Hell1953) – Trích theo Lê Thị
Thủy (2000)[12]. Ánh sáng ñầy ñủ thì việc thụ tinh thuận lợi, dẫn ñến sự phát
triển bình thường của quả, quả ñồng ñều, năng suất tăng. Khi cà chua bị che
bóng, năng suất thường giảm và quả bị dị hình (Man và Hallyaner, 1968) –
Trích theo luận văn thạc sỹ Lê Thị Thủy (2000)[12]. Trong ñiều kiện thiếu
ánh sáng năng suất cà chua thường giảm, do vậy việc trồng thưa làm tăng hiệu
quả sử dụng ánh sáng kết hợp với ánh sáng bổ sung sẽ làm tăng tỷ lệ ñậu quả,
tăng số quả trên cây, tăng trọng lượng quả và làm tăng năng suất. Nhiều
nghiên cứu ñã chỉ ra rằng cà chua không phản ứng với ñộ dài ngày, quang chu
kỳ trong thời kỳ ñậu quả có thể dao ñộng từ 7-19 giờ. Tuy nhiên một số
nghiên cứu khác cho rằng ánh sáng ngày dài và hàm lượng nitrat ảnh hưởng
rõ rệt ñến tỷ lệ ñậu quả. Nếu chiếu sáng 7 giờ và tăng lượng ñạm thì làm cho
tỷ lệ ñậu quả giảm trong khi ñó ánh sáng ngày dài làm tăng số quả/ cây.
Nhưng trong ñiều kiện ngày ngắn nếu không bón ñạm thì chỉ cho quả ít, còn
trong ñiều kiện ngày dài mà không bón ñạm thì cây không ra hoa và không
ñậu quả.
Theo một số kết quả nghiên cứu thì cà chua là cây trồng không phản ứng
chặt chẽ với thời gian chiếu sáng trong ngày. Vì vậy nhiều giống cà chua trồng
trọt có thể ra hoa trong ñiều kiện thời gian chiếu sáng dài hoặc ngắn. Nếu nhiệt
ñộ thích hợp thì cây cà chua có thể sinh trưởng, phát triển ở nhiều vùng sinh thái

và nhiều mùa vụ khác nhau.
2.3.3 Nước và ñộ ẩm
Cà chua có yêu cầu về nước ở các giai ñoạn sinh trưởng rất khác nhau,
xu hướng ban ñầu cần ít về sau cần nhiều. Lúc cây ra hoa là thời kỳ cần nhiều
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

15

nước nhất. Nếu ở thời kỳ này ñộ ẩm không ñáp ứng, việc hình thành chùm
hoa và tỷ lệ ñậu quả giảm.
Cây cà chua do sinh trưởng và phát triển trong thời gian dài, trong quá
trình sinh trưởng, phát triển hình thành khối lượng thân lá lớn, năng suất sinh vật
học và năng suất kinh tế khá cao nên yêu cầu ñộ ẩm của cây cà chua là rất lớn.
Cà chua sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở ñộ ẩm ñất 70-80%, ẩm ñộ
không khí là 45-55%. Cây cà chua chịu ñược hạn nhưng không chịu ñược úng,
khi chuyển từ chế ñộ ẩm thấp sang chế ñộ ẩm cao ñột ngột như tưới nước nhiều
hoặc mưa to sau một thời gian dài thường gây nên hiện tượng nứt quả [10].
ðộ ẩm không khí quá cao(> 90%) dễ làm cho hạt phấn bị trương nứt,
hoa cà chua không thụ phấn ñược sẽ rụng (Tạ Thu Cúc, 1983[3].). Tuy nhiên,
trong ñiều kiện gió khô cũng thường làm tăng tỷ lệ rụng hoa. Nhiệt ñộ ñất và
không khí phụ thuộc rất lớn vào lượng mưa, ñặc biệt là các thời ñiểm trái vụ,
mưa nhiều là yếu tố ảnh hưởng lớn ñến sự sinh trưởng phát triển của cây kể từ
khi gieo hạt ñến khi thu hoạch.
2.3.4 ðất và dinh dưỡng
ðất phù hợp với cây cà chua là ñất thịt nhẹ, ñất thịt trung bình, ñất thịt
pha cát, giàu mùn, tơi xốp, tưới tiêu thuận lợi. ðộ pH từ 5,5-7,5, ñất chua, ñộ
pH dưới 5,5 thì trung hòa bằng cách bón thêm vôi vào ñất trước khi trồng.
Khối lượng vôi bón từ 2-3 tấn ñến 5 tấn/ha tùy theo ñộ chua của ñất và cơ sở
vật chất của hộ gia ñình và các trang trại. ðộ pH từ 6,0-6,5 thích hợp cho cây
sinh trưởng và phát triển.

Theo Kiều Thị Thư (1998) [11] trích dẫn tài liệu của More (1978) ñể có
1 tấn cà chua cần 2,9 kg N; 0,4 kg P; 0,4 kg K và 0,45kg Mg. Theo Becseev
ñể tạo 1 tấn quả cà chua cần ñến 3,8 kg N; 0,6 kg P
2
O
5
và 7,9 kg K
2
O.Cà chua
hút nhiều nhất là kali, tiếp ñến là ñạm và ít nhất là lân. Cà chua sử dụng 60%
lượng ñạm, 59-60% K
2
O và 15-20% P
2
O
5
tổng lượng phân bón vào ñất suốt
vụ trồng. Ngoài các yếu tố ña lượng N, P, K cà chua cần các yếu tố vi lượng
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

16

ñể sinh trưởng, phát triển như B, Mn, Mg, Fe, Cu, S. Khi thiếu các yếu tố vi
lượng cây sinh trưởng chậm, dễ nhiễm bệnh, rụng hoa, quả non làm giảm
năng suất.
2.4. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cà chua ghép trên thế giới
2.4.1 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ ghép trên thế giới :
Ghép là một kỹ thuật nhân giống lâu ñời ñược ứng dụng nhiều trên cây
ăn quả mà không ñược chú trọng trên cây rau cho ñến năm 1927, khi sản xuất
rau bị gây hại nặng nề bởi các bệnh héo vi khuẩn, nấm và tuyến trùng. Qua

kinh nghiệm dân gian các nông dân ở Nhật bản và Hàn Quốc ñã sử dụng
phương pháp ghép ñể tránh bệnh héo khô (nấm fusarium) trên cây dưa hấu.
Phương pháp này mở ra một hướng mới ñể phòng trừ 68% các bệnh hại trên
cây rau. (theo nhiều nghiên cứu 68% trường hợp bị bệnh trên cây rau là các
bệnh bắt nguồn từ ñất) (Takahashi. 1984) [20] . Ví dụ như ghép dưa hấu trên
bầu bí ñể chống bệnh héo xanh, chịu nhiệt ñộ thấp, hạn hán và tránh các bệnh
héo do rối loạn sinh lý. Ghép cà chua trên cây cà tím ñể chống bệnh héo vi
khuẩn, bệnh héo vàng (Pyrenochacta lycopersici) tuyến trùng, bệnh lở cổ rễ
(verticilium dahliae);
* Các nghiên cứu nhằm phát triển gốc ghép và tổ hợp ghép
Những nghiên cứu về gốc ghép cho cây họ cà ñược bắt ñầu nghiên cứu
từ năm 1952 bởi Yamakawa, ông ñã ghép thử cây cà tím lên cây cà dại ñể
chống bệnh Verticilium V.F và nhận thấy cây cà ghép sinh trưởng phát triển
tốt, không bị bệnh, ñồng thời kỹ thuật ghép không ảnh hưởng ñến năng suất
hay chất lượng quả.[22]
Tuy nhiên, việc ứng dụng kỹ thuật ghép trên cây họ cà không ñược chú
ý cho ñến năm 1977, trên cơ sở nghiên cứu các nguồn gen di truyền của các
loài dại và bán hoang dại và mối quan hệ của các loài trong cùng họ, TS
Masuda ñã sử dụng các giống cà tím khác nhau thuộc loài solanum
integrifolium, Solanum torvum và Solanum melongena là gốc ghép cho cà
Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp …………………….

17

chua nhằm chống bệnh héo vi khuẩn (Ralstonia solanacearum). Ông ñã thu
ñược kết quả khả quan khi cây cà chua ghép sinh trưởng phát triển tốt và
chống ñược bệnh, trong ñó gốc cà solanum integrifolium ñược nhận ñịnh là
gốc ghép thích hợp nhất.[23]
Tuy nhiên kết quả này không ñược Modal S.N (1982) công nhận vì
theo các nghiên cứu khác thì gốc cà Solanum torvum cho nhiều hứa hẹn về

khả năng tương hợp nhau giữa gốc ghép và cành ghép, thể hiện ở năng suất
quả và thời gian cho thu hoạch của cây ghép lớn hơn các cây khác. Kết quả
này ñược chứng minh ở Malaysia bởi Lum và Wong. 1978. Ở Brunei
(Peregrine và Bin Ahmad. 1982 ) và ở Ấn ðộ, Băngladesh (Chadha.1990).
Trích báo cáo thạc sỹ Lê Thị Thủy 2000 [12]
Từ các loại cà dại, qua chọn lọc nhiều loại cà trồng ñã ñược dùng làm
gốc ghép cho cà chua như giống, Hiranasu, Taibyo V.F. BF –Okisu 101 là
những giống làm gốc ghép ñại trà ở Nhật Bản.[22]
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á (AVRDC) khuyến cáo
các giống cà tím EG203, EG219, EG190 có khả năng làm gốc ghép cho cà
chua nhằm kháng bệnh héo xanh vi khuẩn [16]
Các giống cà chua có khả năng chịu bệnh cũng ñược sử dụng làm gốc
ghép, các dòng cà chua kháng bệnh ñược ñánh giá bởi Nobuaka và cộng sự
(1998). Trong số 19 dòng gốc ghép nhận thấy các dòng gốc ghép LS89, Ch
S_C cho tỷ lệ cây sống cao nhất nhưng một lượng nhỏ cây con bị nhiễm tuyến
trùng, các dòng gốc ghép TS379, Gasa-H, DuenH có khả năng chống ñược
bệnh héo xanh vi khuẩn( Ralstonia solanacearum) và tuyến trùng [22].
Trong nền ñất bị nhiễm Pyrunochaeta lycopersici cây cà chua vẫn có
thể sinh trưởng phát triển mà không cho năng suất, ñể ñảm bảo năng suất của
cà chua , gốc ghép KNVFFr ñược sử dụng và cây ghép ñã cho năng suất 50%
ở giai ñoạn ñầu và 30% ở giai ñoạn cuối.[17]
ðánh giá khả năng chịu mưa và ngập lụt của các loại gốc ghép, các nhà

×