Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

CHUYÊN ĐỀ: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CUNG ỨNG VẬT TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI INCOMFISH VÀ ĐỂ RA GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.16 KB, 68 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO KẾT QUẢ
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP L$N 2
ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VẬT TƯ CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI INCOMFISH VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ VẬT TƯ TRONG THỜI GIAN TỚI”
Nhóm sinh viên:
LÊ THỊ BÉ HUỆ
ĐINH THỊ THÙY DUNG
NGUYỄN VĂN THỨC
VŨ MẠNH ĐẠT
Lớp: 11DQT1
GVHD: ThS.NGUYỄN VĂN HỘI
Tp.Hồ Chí Minh 2014
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO KẾT QUẢ
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP L$N 2
ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VẬT TƯ CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI INCOMFISH VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ VẬT TƯ TRONG THỜI GIAN TỚI”
Nhóm sinh viên:
LÊ THỊ BÉ HUỆ
ĐINH THỊ THÙY DUNG


NGUYỄN VĂN THỨC
VŨ MẠNH ĐẠT
Lớp: 11DQT1
GVHD: ThS.NGUYỄN VĂN HỘI
Tp.HỒ CHÍ MINH 2014
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
LỜI MỞ Đ$U
1. Lí do chọn đề tài:
WTO, TTP, APEC là những cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong công cuộc đổi
mới và phát triển đất nước toàn diện hiện nay. Việt Nam đang từng bước Công nghiệp
hóa- Hiện đại hóa đất nước và khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Và để đạt được thành quả quả đó- Việt Nam đã trải qua một chặng đường dải với
rất nhiều khó khăn, yếu kém từ một nước đi sau, kinh tế còn nghèo nàn. Chính sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân, luôn học hỏi và phấn đấu không ngừng đã vẽ nên một Việt Nam
phát triển như hôm nay.
Như chúng ta đều biết, kinh tế nước nhà đi lên là sự tổng hợp tất cả các yếu của nền
kinh tế từ du lịch, công nghiệp- xây dựng, nông nghiệp,…. Và yếu tố mà chúng tôi muốn
đề cập đến đó là xuất khẩu. Việc Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế trên thế giới đã
tạo ra cơ hội vàng cho ta mở rộng trong quan hệ song phương, đa phương, khoảng cách
gần như bằng 0 giữa nước này với nước khác trong mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Đó cũng chính là lí do mà hoạt động xuất khẩu được Nhà nước rất quan tâm hiện
nay bởi nó tác động đến hầu hết các khía cạnh của kinh tế- xã hội từ tăng hoạt động sản
xuất kinh doanh, tạo nguồn vốn cho đất nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như giải
quyết công ăn việc làm, tăng thêm tình hữu nghị với các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam- quốc gia với hơn 3620km đường bờ biển thì thủy sản là một trong những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.Năm 2013 là năm xuất khẩu thủy sản gặt hái

rất nhiều thành công “Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, xuất khẩu thủy sản
tiếp tục tăng trưởng trong năm 2013 với kim ngạch xuất khẩu tháng 12 ước đạt 617 triệu
USD, đưa giá trị xuất khẩu cả năm đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm
ngoái. Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất, chiếm 21,89% tổng kim
ngạch xuất khẩu thủy sản. Trong đó, tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam trong năm 2013. Đặc biệt, Việt Nam đã trở thành nước thứ 3 trên thế giới về
sản lượng tôm. Theo đó, giá trị xuất khẩu tôm ước đạt gần 3 tỷ USD, tăng gần 37% so
với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 44% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.”
Với những thành công trong xuất khẩu thủy sản hiện tại, Việt Nam đã và đang tiếp
tục phát triển không ngừng để góp phần tăng trưởng kinh tế. Với những điều kiện thuận
lợi như: điều kiện tự nhiên, tiềm năng nguồn lợi thủy sản đa dạng phong phú là cơ sở cho
phát triển nuôi trồng thủy sản,; dân số gia tăng, kinh tế phát triển nên thị trường thủy sản
trong nước và thế giới tiếp tục mở rộng…; công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, đặc biệt là
công nghệ sinh học phát triển nhanh và mạnh, đã và đang tạo cơ hội cho việc áp dụng vào
hoạt động nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản; sản phẩm nhìn chung đã đáp ứng được các
yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm của các
nước trong khu vực và trên thế giới;….
Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng quát thì ngành xuất khẩu thủy sản vẫn còn rất
nhiều khó khăn, thách thức mà chúng tôi xin trích dẫn vài điều đó bởi nó là yếu tố sống
còn của ngành thủy sản Việt Nam hiện tại và tương lai. Và đó là môi trường bị biến đổi
theo chiều hướng xấu, ngày càng nhiều chất thải không qua xử lý từ các lưu vực sông và
vùng ven biển đổ ra biển, một số khu biển ven bờ bị ô nhiễm, hiện tượng thủy triều đỏ
xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô rộng,…Các hệ sinh thái biển quan trọng (rạn san
hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển) bị suy thoái, bị mất môi trường sống và bị thu hẹp diện
tích (rừng ngập mặn mất khoảng 15ha/năm) Điều đó dẫn đến môi trường sống của các
loài thủy sinh ở một số khu vực bị xâm hại và chất lượng có xu hướng ngày càng suy
giảm; đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy hải sản giảm sút như năng suất nuôi tôm
quảng canh trong rừng ngập mặn bị giảm sút từ khoảng 200kg/ha/vụ (năm 1980) đến nay
chỉ còn 80 kg/ha/vụ, và 1ha rừng ngập mặn trước đây có thể khai thác được 800 kg thủy
sản, nhưng hiện nay chỉ thu được 1/20 so với trước đây. Diện tích mặt nước ngọt, lợ đưa

vào nuôi trồng thủy sản đã tăng đến mức giới hạn; xuất hiện dấu hiệu thoái hóa, xuống
cấp ở một số vùng nuôi nước lợ; rủi ro trong nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng do ô
nhiễm môi trường, dịch bệnh và thiên tai; giá cả nguyên, nhiên vật liệu trong sản xuất
thủy sản đang có xu hướng gia tăng; ….
Đề khắc phục, giảm bớt khó khăn trên thì ngành thủy sản Việt Nam phải có một quá
trình phát triển lâu dài và ổn định nguồn cung ứng nguyên liệu cho xuất khẩu. Nguồn
nguyên liệu là yếu tố quyết định đến chất lượng đầu ra, giá cả cạnh tranh trên thị trường,
…. Dù rằng biết thế, nhưng có rất nhiều doanh nghiệp ta chưa nắm được tầm quan trọng
của nguồn nguyên liệu nên thu mua rải rác, không có chiến lược thu mua nên sản xuất
nhỏ hẹp,chất lượng không đồng nhất,làm giá cả nguyên liệu ngày càng cao và chất lượng
thì không đáp ứng các chuẩn của trị trường xuất khẩu.
Trên đây là những lí do mà nhóm chúng tôi lựa chọn vần đề cung ứng nguyên liệu
để nghiên cứu, với đề tài: “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG VẬT
TƯ TẠI CÔNG TY CỐ PH$N Đ$U TƯ THƯƠNG MẠI INCOM FISH VÀ MỘT
SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG VẬT
TƯ TRONG THỜI GIAN TỚI”
Nội dung nghiên cứu gồm các phần sau:
Chương 1: Tổng quan về Công ty CP ĐTTM INCOMFISH
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị vật tư của Công ty CPĐT TM
INCOMFISH
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản trị cung ứng vật tư của
công ty trong thời gian tới
Chương 4: Nhận xét, kết luận
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu về Công ty CP ĐTTM Incomfish.
- Tìm hiểu về hiện trạng vai trò của nguồn nguyên liệu của công ty.
- Các chiến lược phát triển nguồn cung cấp, nguồn nguyên liệu của công ty.
- Đánh giá hoạt động quản trị cung ứng vật tư.
- Nhận xét và đề ra hướng khắc phục các thiếu sót và chưa hiệu quả trong hoạt
động cung ứng vật tư của công ty trong thời gian tới.

3. Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung nghiên cứu: các hoạt động trong cung ứng vật tư như dự báo nhu
cầu, hoạt động thu mua, quá trình sản xuất, tồn kho, vận tải và chiến lược với
nguồn nguyên liệu và nhà cung cấp tại Công ty CPĐT TM Incomfish
- Thời gian nghiên cứu: 15/04/2014- 15/05/2014
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, xử lý, phân tích, đánh giá, so sánh các số
liệu của công ty.
- Phương pháp quan sát thực tế, thảo luận nhóm, tham khảo ý kiến chuyên gia.
5. Bố cục đề tài:
Bài nghiên cứu bao gồm:
Lời mở đầu
Chương 1: Tổng quan về Công ty CP ĐTTM INCOMFISH
Chương 2: Thực trạng công tác quản trị vật tư của Công ty CPĐT TM
INCOMFISH
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản trị cung ứng vật tư của
công ty trong thời gian tới
Chương 4: Nhận xét, kết luận
Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CPĐT THƯƠNG MẠI INCOMFISH
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1 Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản (INCOMFISH) được thành lập
01/9/1999 với lĩnh vực hoạt động chính là đầu tư, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủy
sản đông lạnh.
Giấy CNĐKKD : Giấy chứng nhận ĐKKD số 064100 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.
HCM cấp lần đầu ngày 01/9/1999 và đăng ký thay đổi lần 1 ngày 16/3/2000, thay đổi lần
2 ngày 04/12/2000, thay đổi lần 3 ngày 08/12/2000, thay đổi lần 4 ngày 15/3/2001, thay
đổi lần 5 ngày 18/6/2001, thay đổi lần 6 ngày 13/6/2002, thay đổi lần 7 ngày 31/7/2002,
thay đổi lần 8 ngày 07/4/2004, thay đổi lần 9 ngày 03/8/2004, thay đổi lần 10 ngày
17/12/2004, thay đổi lần 11 ngày 16/01/2006, thay đổi lần 12 ngày 02/11/2006, thay đổi

lần 13 ngày 29/6/2007, thay đổi lần 14 ngày 16/10/2007, thay đổi lần 15 ngày 07/01/2008
và thay đổi lần 16 ngày 25/02/2008.
Tài khoản : 007.100.1099541 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam, CN Tp. Hồ Chí Minh.
Là Công ty được thành lập trên cơ sở đóng góp của các cổ đông là thể nhân và pháp nhân
mới dưới hình thức Công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp.
Đến năm 2001, căn cứ theo kế hoạch định hướng khi thành lập đảm bảo phát triển
Công ty bền vững và lâu dài, đồng thời để chủ động nguồn cung cấp sản phẩm cho xuất
khẩu, Công ty đã triển khai dự án xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh tại Khu
công nghiệp Vĩnh Lộc – Tp. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ : Lô A77/I Đường 7,Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân, TP.Hồ
Chí Minh.
ĐT:84 08 3 7653145 – Fax : 84 08 3 7653136
Email:
Mã CK: ICF
Mã số thuế : 0301805696
Hình 1-1 Nhà máy INCOMFISH
1.1.2 Quá tình phát triển
Sau hơn một năm xây dựng từ năm 2001 đến tháng 6/2002, Nhà máy chế biến
thủy sản đông lạnh xuất khẩu với công suất sản xuất ổn định các mặt hàng có giá trị gia
tăng là 6.500 tấn/năm đã đi vào sản xuất thử, sau đó đi vào sản xuất chính thức từ đầu
năm 2003 cho đến nay.
Nhà máy Incomfish được đầu tư để chế biến thủy sản, thực phẩm với đa dạng sản
phẩm, được trang bị máy móc thiết bị với công nghệ tiên tiến và đồng bộ.
Ngay từ khi bắt đầu hoạt động, Incomfish đã áp dụng các hệ thống quản lý
chất lượng xuyên suốt quá trình sản xuất để đảm bảo đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng và
an toàn vệ sinh thực phẩm như: HACCP, BRC (Brittish Retail Consortium), ISO
9001:2000, IFS (Intrenational Food Standard), ACC (Aquaculture Certificate Council),
MSC (Marine Stewardships Council). Ngoài ra, trong năm 2008 Công ty triển khai thực
hiện và đã đạt tiêu chuẩn Trách nhiệm xã hội - SA 8000 (Social Accountability) do tổ

chức tư vấn TUV NORD cấp. Với các Chứng nhận này, sản phẩm của Công ty có thể đi
vào tất cả các hệ thống siêu thị trên toàn cầu.
Ngoài đội ngũ quản lý chất lượng được đào tạo chuyên nghiệp, Incomfish còn quy
tụ được đội ngũ nhà quản lý gồm những người quản trị Công ty đã kinh qua lĩnh vực chế
biến, xuất khẩu thủy sản, có hơn 25 năm kinh nghiệm trên thương trường quốc tế.
Với mặt hàng chủ lực là các sản phẩm giá trị gia tăng trực tiếp vào siêu thị Châu
Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ và một số thị trường đặc biệt khó tính khác, … đã tạo cho
Incomfish có lợi thế cạnh tranh cao so với các nhà máy khác trong nước và khu vực.
Incomfish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU với các
code: DL 189, DL 368, NM 188 và HK 187. Bên cạnh đó, Công ty còn cung cấp thực
phẩm cho cộng đồng Hồi giáo trên toàn thế giới thông qua giấy chứng nhận Halal do tổ
chức Hồi giáo quốc tế cấp.
Công ty là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam
(VASEP) và Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam (VCCI).
Vào ngày 29/11/2006, Công ty đã được cấp giấy chứng nhận số 47/TTGDHN-
ĐKGD về việc được đăng ký giao dịch cổ phiếu phổ thông tại Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán Hà Nội và đã giao dịch phiên đầu tiên ngày 18/12/2006 và sau đúng một
năm giao dịch tại Hà nội, Công ty đã chuyển vào giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán
Tp. Hồ Chí Minh (HoSE) theo Quyết định số 170/QĐ-SGDHCM ngày 11/12/2007 của
HoSE.
Công ty thành viên:
1. INCOMFISH US :
Address : Boulevard Général Jacques 126, 1050 Brussels - Belgium
2. INCOMFISH US:
Address : 17155 Newhope St. Suite J Fountain Valley, CA. 92708-4226
1.2 Tầm nhìn – sứ mệnh và định hướng phát triển
1.2.1 Tầm nhìn
Trở thành nhà cung cấp thủy sản giá trị gia tăng hàng đầu Việt Nam và khu vực
Đông Nam Á
1.2.2 Sứ mệnh

Được lãnh đạo bởi một đội ngũ có kinh nghiệm trong ngành công nghiệp chế
biến thủy sản và thành thạo trong phát triển, tiếp thị sản phẩm, với tiêu chí "Chất lượng
hôm nay - Thị trường ngày mai". INCOMFISH cam kết sẽ phát huy tối đa năng lực của
mình để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cũng như của người tiêu dùng
trong và ngòai nước, không ngừng học hỏi kinh nghiệm, chuyên môn nhằm sản xuất ra
các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, phù hợp với các tiêu chuẩn cao nhất về an tòan vệ
sinh thực phẩm và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. CHÚNG TÔI CÓ TẤT
CẢ NHỮNG GÌ BẠN C$N !
1.2.3 Định Hướng Phát Triển
Với phương châm “chất lượng hôm nay, thị trường ngày mai” Incomfishđã định
hướng chiến lược lấy chất lượng làm tiêu chí phát triển lâu dài và bền vững. Công ty đã
không ngừng nâng cao vai trò quản lý chất lượng sản phẩm để thỏa mãn yêu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
1.3 Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
1.3.1 Ngành nghề kinh doanh được cấp giấy phép
Theo giấy phép cấp kinh doanh đã được cấp nêu trên thì công ty có danh mục ngành nghề như sau:
− Nuôi trồng thủy sản;
− Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản;
− Dịch vụ thủy sản: dịch vụ thu gom, vận chuyển thủy sản sống, dịch vụ cung cấp
thức ăn nuôi thủy sản, ươm cá – tôm giống, chế biến cá và thủy sản trên tàu, dịch
vụ cung cấp nước đá ướp lạnh, bảo quản thủy sản;
− Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt;
− Chế biến, bảo quản rau quả và các sản phẩm từ rau quả;
− Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột;
− Sản xuất nước uống tinh khiết, nước khoáng đóng chai;
− Sản xuất nước đá;
− Xây dựng công nghiệp – dân dụng – cầu đường;
− Nhà hàng ăn uống, giải khát;
− Mua bán và cho thuê nhà ở, nhà xưởng, văn phòng, kho bãi;
− Mua bán hàng nông lâm thủy hải sản, lương thực, thực phẩm, hàng dệt may, hàng

thủ công mỹ nghệ, hàng gỗ gia dụng;
− Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa;
− Đào tạo nghề;
− Môi giới bất động sản;
− Dịch vụ tư vấn đầu tư (trừ tư vấn tài chính, kế toán);
− Dịch vụ kiểm đếm, xếp dỡ hàng hóa, giao nhận hang hóa xuất nhập khẩu.
− Dịch vụ khai thuê hải quan;
− Kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển,
đường hàng không;
− Cho thuê phương tiện vận tải;
− Đại lý vận tải bằng đường biển và đường hàng không;
− Môi giới thương mại;
− Đại lý bán vé máy bay;
− Mua bán xe ô tô, xe gắn máy và phụ tùng xe; thiết bị viễn thông;
− Kinh doanh bất động sản;
− Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư
1.3.2 Lĩnh vực kinh doanh:
Nuôi trồng thủy sản; Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản; Dịch
vụ thủy sản: dịch vụ thu gom, vận chuyển thủy sản sống, dịch vụ cung cấp thức ăn nuôi
thủy sản, ươm cá – tôm giống, chế biến cá và thủy sản trên tàu, dịch vụ cung cấp nước đá
ướp lạnh, bảo quản thủy sản;Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt; Chế biến,
bảo quản rau quả và các sản phẩm từ rau quả; Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh
bột; Sản xuất nước uống tinh khiết, nước khoáng đóng chai; Sản xuất nước đá; Xây dựng
công nghiệp – dân dụng – cầu đường; Nhà hàng ăn uống, giải khát; Mua bán và cho thuê
nhà ở, nhà xưởng, văn phòng, kho bãi; Mua bán hàng nông lâm thủy hải sản, lương thực,
thực phẩm, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng gỗ gia dụng; Đại lý mua bán, ký
gửi hàng hoá; Các lĩnh vực khác mà pháp luật không cấm.
Sản phẩm của Công ty chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Hơn 95% các mặt
hàng do Công ty sản xuất là xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Nhật, Châu Âu,… còn lại
là phục vụ cho nhu cầu trong nước.

1.4 Nhãn hiệu và vị thế công ty:
1.4.1 Nhãn hiệu thương mại
Ngoài những nhãn hiệu của khách hàng, Công ty còn có các nhãn hiệu truyền
thống đã được các khách hàng biết đến là SHRIMP ONE; LEADER FISH; UNCLE
HUNDREDS, SAIGON PACIFIC;… đến nay vẫn duy trì và phát triển tốt các nhãn hiệu
thương mại này đối với thị trường trên thế giới và trong tương lai không xa sẽ phát triển
các thương hiệu này tại thị trường trong nước. Các nhãn hiệu này đã được Công ty đăng
nhãn hiệu hàng hóa ngay từ năm 2002, 2003.
Công ty đã đăng ký logo của mình với Cục Sở hữu trí tuệ theo Giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu hàng hóa số 38711 cấp theo Quyết định số 2840/QĐ-ĐK ngày 01/11/2001.
1.4.2 Vị thế công ty
Incomfish là một trong những công ty thủy sản được đầu tư trang thiết bị hiện đại,
đồng bộ với kỹ thuật tiên tiến thế giới; đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật chuyên môn có
hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản … góp phần
quan trọng trong việc hiện đại hóa, tăng sản lượng và giá trị ngoại tệ xuất khẩu cho ngành
thủy sản Việt Nam.
Lợi thế của ICF là đã hội tụ được đội ngũ quản lý đã kinh qua lĩnh vực chế biến, xuất
khẩu thủy sản, có nhiều năm kinh nghiệm trên thương trường quốc tế; nhà máy được
trang bị máy móc thiết bị với công nghệ tiên tiến và đồng bộ với kết cấu nhà xưởng; cơ
cấu sản phẩm có tính cạnh tranh cao với các sản phẩm được chế biến có giá trị gia tăng
đưa thẳng vào siêu thị Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ; đa dạng nguồn nguyên liệu trong và
ngoài nước, giảm được rủi ro về mùa vụ. Cơ sở hạ tầng, công nghệ, trang thiết bị tốt, sản
phẩm đa dạng, giá thành cạnh tranh, nguồn nguyên vật liệu ổn định, phong phú, mặt hàng
gia công xuất khẩu ổn định, có nhiều tiềm năng tăng trưởng, vị trí kinh doanh thuận lợi.
Hiện nay, thị trường chủ yếu của Incomfish là Châu Âu và Nhật Bản nên việc đánh
thuế chống phá giá của Mỹ không ảnh hưởng lớn đến họat động sản xuất kinh doanh của
Incomfish. Hơn nữa, Incomfish đang là công ty trong nhóm công ty Việt Nam chịu thuế
chống phá giá với mức thuế thấp nên tác động của các vụ kiện chống bán phá giá tôm và
cá da trơn không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Công ty.
Bên cạnh đó công ty được miễn kiểm tra khi xuất khẩu hàng vào thị trường Nhật

Bản. Ngày 26/07/2007, hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có
thông báo về việc thông báo danh sách 56 doanh nghiệp, trong đó có INCOMFISH được
miễn kiểm tra khi xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Nhật Bản. Công ty là doanh
nghiệp đã xuất khẩu nhiều lô hàng liên tiếp vào thị trường Nhật Bản mà không bị phát
hiện nhiễm hóa chất, kháng sinh tính từ 01/01/2007 đến nay.
Thuỷ sản Việt Nam là một mặt hàng có sức cạnh tranh cao do chi phí nhân công và
nguyên vật liệu thấp hơn so với các nước phát triển. Do đó, xuất khẩu sẽ mang lại cho
Công ty nhiều giá trị gia tăng , bên cạnh đó,thị trường nội địa vẫn là một thị trường rất
tiềm năng do nhu cầu sử dụng thủy hải sản của người Việt Nam đang ngày càng gia tăng
nhằm thay thế cho những sản phẩm từ thịt, trứng,… có nhiều cholesterol hơn.
1.5 Quy mô hoạt động
1.5.1 Bộ máy tổ chức
Hình 1-2 Bộ máy tổ chức
1.5.2 Vốn
Vốn điều lệ ban đầu 118,000,000,000
Vốn điều lệ bổ sung (28/05/2008) 10,070,000,000
Vốn điều lệ 128,070,000,000
BAN LÃNH ĐẠO VÀ SỠ HỮU
Họ tên Chức vụ Sở hữu
Nguyễn Thị Kim
Xuân
Chủ tịch HĐQT 18.34%
Nguyễn Thị Kim
Thu
Thành viên HĐQT 7.57%
Nguyễn Phát Quang Phó chủ tịch HĐQT 4.22%
Trịnh Bá Hoàng Thành viên HĐQT 2.16%
Nguyễn Thị Ngọc
Thảo
Trưởng BKS 0.16%

Đặng Việt Hùng Phó TGĐ 0.03%
Nguyễn Thanh Triều Thành viên BKS 0.02%
Bảng 1-1 Cơ cấu vốn
CÁC CỔ ĐÔNG LỚN
Cổ đông Nắm giữ (cổ phần) Tỷ lệ
Nguyễn Thị Kim
Xuân
2,348,522 18.34%
Nguyễn Thị Kim
Thu
970,000 7.57%
Nguyễn Phát Quang 540,000 4.22%
Công ty TNHH
MTV Chứng khoán
Ngân hàng Đông Á
459,350 3.59%
Trịnh Bá Hoàng 277,200 2.16%
Nguyễn Thị Ngọc
Thảo
20,000 0.16%
Đặng Việt Hùng 4,340 0.03%
Nguyễn Thanh Triều 2,000 0.02%
Bảng 1-2 Các cổ đông lớn
Cơ sở vật chất
NHÀ CỬA, VẬT KIẾN TRÚC
2005 30/09/2006
Nguyên
giá
Tổng hao
mòn

Nguyên
giá
Tổng hao
mòn
Diện tích
33.581.502.480 4.029.780.297 33.581.502.480 5.037.225.372
Nhà điều hành
A 77/I Đường số 7 -
KCN Vĩnh Lộc -
TP.HCM
1.022,4 m2
8.048.044.135 965.765.295 8.048.044.135 1.207.206.619
Nhà máy Incomfish
A 77/I Đường số 7 -
KCN Vĩnh Lộc -
TP.HCM
20.802 m2
8.615.243.294 1.033.829.196 8.615.243.294 1.292.286.495
Nhà phụ trợ
A 77/I Đường số 7 -
KCN Vĩnh Lộc -
TP.HCM
2.852,92 m2
3.535.845.135 424.301.415 3.535.845.135 530.376.769
Nhà xưởng
A 77/I Đường số 7 -
KCN Vĩnh Lộc -
TP.HCM
11.505,0 m2
13.382.369.916 1.605.884.391 13.382.369.916 2.007.355.489

Bảng 1-3 Nhà cửa, vật kiến trúc
Phương tiện vận tải Nguyên giá Tổng hao mòn Nguyên giá
Tổng hao
mòn
Công suất Nhãn hiệu 1.720.822.600 624.347.849 1.720.822.600
721.914.81
2
XE HƠI
4 chỗ TOYOTA 371.644.000 111.493.200 371.644.000
139.366.50
0
1.500Kg KOMATSU 74.205.000 18.551.250 74.205.000 23.189.063
XE NÂNG
XE NÂNG
2.000Kg UMW 156.827.800 39.206.949 156.827.800 49.008.686
XE NÂNG
1.300Kg UMW 465.106.800 116.276.700 465.106.800
145.345.87
5
1 XE NÂNG
1.400Kg LINDE 418.959.000 104.739.750 418.959.000
130.924.68
8
XE TOYOTA
12 chỗ TOYOTA 234.080.000 234.080.000 234.080.000
234.080.00
0
Bảng 1-4 Phương tiện vận tải
MÁY MÓC THIẾT BỊ
2005 30/09/2006

Nguyên giá
Tổng hao
mòn
Nguyên giá
Tổng hao
mòn
Nước
sản
xuất
Công
suất
25.947.688.60
4
6.436.383.658
25.947.688.60
4
8.093.684.837
HỆ THỐNG
CAMERA
206.965.831 77.612.187 206.965.831 97.015.234
DÒ KIM
LOẠI NISSIN
Japan
365.832.000 91.458.000 365.832.000 114.322.500
MÁY NÉN
MYCOM
Japan
142.65
0
KCAL/

H
879.317.683 219.412.795 879.317.683 274.370.151
HÚT CHÂN
KHÔNG
NISSIN
Japan -
762.667.297 190.305.468 762.667.297 237.972.174
MÁY PHÁT
ĐIỆN ONAN
Mỹ
1.000K
w
2.328.236.564 697.147.211 2.328.236.564 871.764.953
MÁY SẤY,
GIẶT
PRIMUS
Bỉ
35kg/
mẻ
306.499.400 76.624.851 306.499.400 95.781.064
NÉN LẠNH
MYCOM
Japan
60.000
-
630.00
0Kcal/
h
5.914.564.458 1.480.618.206 5.914.564.458 1.850.278.485
DÀN

NGƯNG
EVACO
Mỹ
1800K
w/dàn
1.700.542.298 424.329.849 1.700.542.298 530.613.743
KỆ DI ĐÔNG
BPS
Europe
2.500tấ
n
2.962.526.670 739.228.008 2.962.526.670 924.385.925
C.NHIỆT
KHO L
ISOCAB
Europe -
950.657.417 237.213.928 950.657.417 296.630.016
T.BỊ LÀM
LẠNH ALFA
LAVAL
Europe
390.00
0Kcal/
h
456.591.205 113.931.468 456.591.205 142.468.418
DÀN LẠNH
ĐHKK ALFA
LAVAL
Europe 903Kw
620.761.962 154.896.372 620.761.962 193.693.995

D.LẠNH
KHO LẠNH
GUNTNER
Đức -
626.924.485 156.434.081 626.924.485 195.616.861
HẦM ĐÔNG
GIÓSEAREFI
CO
Việt
Nam
1.650K
g/mẻ
401.820.403 100.264.716 401.820.403 125.378.492
TỦ ĐÔNG
GIÓ
SEAREFICO
Việt
Nam
375Kg/
45phút
/tủ
483.422.044 120.626.463 483.422.044 150.840.341
KHO LẠNH
PANKAT
Malays
ia
-
3.539.207.114 883.124.882 3.539.207.114 1.104.325.326
VAL
DANFOSS

Đan
Mạch
406.417.881 101.604.473 406.417.881 127.005.591
MÁY PHÂN
CỠ
SEAREFICO
Việt
Nam
1.500K
g/h
1.150.964.690 263.262.853 1.150.964.690 335.198.146
03 DÀN
LẠNH
TRANE
Europe
12Kw/
dàn
383.769.202 99.954.514 383.769.202 123.940.089
Dây chuyền
SX cá viên
PHUOC LOC
Việt
Nam
1.500.000.000 208.333.333 1.500.000.000 302.083.333
Bảng 1-5 Máy móc thiết bị
1.5.3 Dịch vụ khách hàng
INCOMFISH luôn luôn xác định tầm quan trọng về nhân lực trong quá trình phát
triển của công ty và là một trong những mục tiêu hàng đầu của chúng tôi để đảm bảo việc
kinh doanh và nâng cao uy tín của công ty, thông qua đó chúng tôi cam kết phục vụ
khách hàng bằng các dịch vụ tốt nhất mà chúng tôi có.

CHÚNG TÔI CÓ TẤT CẢ NHỮNG GÌ BẠN CẦN !
Với đội ngủ quản lý có năng lực, đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ kĩ thuật
được đào tạo cơ bản với tinh thần trách nhiệm cao cùng trang thiết bị máy móc tiên tiến
nên công ty sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng về các mặt hàng thủy hải sản.
Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến thủy sản với mục đích: “chất lượng
hôm nay - thị trường ngày mai” nhằm mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm
ngon-bổ-phù hợp với túi tiền, công ty INCOMFISH đã đóng góp một phần không nhỏ
vào sự phát triển của ngành sản xuất – xuất nhập khẩu của cả nước.
INCOMFISH là một trong những doanh nghiệp thủy sản có bề dày lịch sử ở Việt
Nam. Trải qua hơn 20 năm trong nghề, tuy hiện nay đã mở rộng kinh doanh sang một số
lĩnh vực khác như xây dựng trung tâm thương mại, kinh doanh bất động sản, v.v…
nhưng thủy sản vẫn là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi tâm huyết của công ty.
1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần nhất 2010-2013:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Kết quả kinh doanh Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Doanh thu thuần 116.419 106.994 341.010
Lợi nhuận gộp 40.072 32.514 52.803
Lợi nhuận trước thuế 1.713 0.527 12.044
Lợi nhuận sau thuế 1.498 0.461 10.988
Bảng 1-6 Kết quả hoạt động kinh doanh 2011-2013
Nhận xét: Doanh thu thuần năm 2012 sụt giảm mạnh so với năm 2011 ( giảm
234.016 tỷ đồng, xấp xỉ khoảng 31,38%). Việc sụt giảm trong doanh thu đã làm cho lợi
nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm một lượng so với năm 2011 (giảm 10.527 tỷ
đồng)
Theo giải trình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (năm 2012), một
số nguyên nhân làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và làm giảm lợi nhuận
là do: giá vốn tăng, doanh thu hoạt động tài chính giảm, chi phí và lãi vay giảm, chi phí
bán hàng giảm, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng.
Tuy nhiên, kết quả hoạt động kinh doanh và lợi nhuận năm 2013 tăng mạnh so với
năm 2012. Cụ thể doanh thu thuần tăng 59.425 tỷ đồng , lợi nhuận sau thuế tăng 1037 tỷ

đồng.
DANH MỤC Đơn
vị
Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Vòng quay phải thu khách hàng Vòng 4.37 1.68 3.39
Thời gian thu tiền khách hàng bình
quân
Ngày 83.46 217.09 107.57
Vòng quay hàng tồn kho Vòng 0.67 0.47 2.81
Thời gian tồn kho bình quân Ngày 541.89 782.63 129.69
Vòng quay phải trả nhà cung cấp Vòng 17.26 10.28 29.03
Thời gian trả tiền khách hàng bình
quân
Ngày 21.15 35.52 12.57
Vòng quay tài sản cố định (Hiệu suất
sử dụng tài sản cố định)
Vòng 2.53 1.65 5.27
Vòng quay tổng tài sản (Hiệu suất sử
dụng toàn bộ tài sản)
Vòng 0.41 0.26 0.88
Vòng quay vốn chủ sở hữu Vòng 0.95 0.62 1.95
Bảng 1-7 Các thông số liên quan đến tài chính doanh nghiệp 2011-2013
Nhận xét: trong giai đoạn từ 2011-2013 doanh nghiệp đã cố gắng để đạt hiệu quả
trong các hoạt động nhằm làm tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn nhưng do có nhiều khó
khăn trong việc thu mua – xuất khẩu (vd: không đủ nguồn hàng, thị trường nước ngoài áp
dụng nhiều chỉ tiêu chất lượng) chính vì vậy các nỗ lực của công ty không mang lại được
hiệu quả tối ưu nhất.
Ta thấy năm 2012 tốc độ thu hồi tiền của khách hàng chậm hơn năm 2011 là 2.02
lần chính vậy làm thời gian thu tiền khách hàng tăng từ 107.57 ngày ((2011)) lên 217.09
ngày (2012) tức tăng hơn 109.52 ngày dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp

thấp nên lợi nhuận kém. Nhưng năm 2013 công ty đã tăng cường khả năng thu hôi vốn từ
các khoản nợ của khách hàng, cụ thể năm 2013 số vòng quay phải thu khách hàng gấp
2.601 lần năm 2012 và gấp 1.289 lần năm 2011 và đã làm giảm số ngày phải thu khách
hàng từ 217.09 ngày (2012) xuống còn 83.46 ngày (2013) tức giảm 133.63 ngày, và giảm
24.11 ngày so với năm 2011 này làm cho doanh thu năm 2013 cao hơn năm 2012.

×