PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Huyện Châu Thành - tỉnh Đồng Tháp cũng giống như các huyện khác nằm
trong tình hình chung của cả nước, hiện nay các số liệu điều tra cơ bản, các loại bản
đồ, sổ sách, … liên quan đến tài nguyên đất còn chưa được thống nhất, lưu trữ cồng
kềnh, tra cứu thông tin khó khăn, … làm cho công tác quản lý đất đai của huyện gặp
nhiều vướng mắc và ít có hiệu quả. Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai trên
cơ sở cập nhật và đồng bộ hóa các thông tin về hệ quy chiếu, hệ tọa độ, độ cao, các
thông tin về hệ thống bản đồ, thông tin về ranh giới, địa giới hành chính, thông tin
về mô hình độ cao, địa hình, thông tin về các loại đất theo hiện trạng sử dụng, và
các thông tin về những cơ sở dữ liệu liên quan đến tài nguyên đất. Từ đó cho thông
tin đầu ra phục vụ yêu cầu quản lý của chính quyền trung ương, địa phương, của
ngành, và các ngành khác đồng thời phục vụ thông tin đất đai cho nhu cầu của
người dân. Điều này nó có ý nghĩa rất lớn khi mà hiện nay công tác quản lý về đất
đai đang là vấn đề thời sự thu hút sự quan tâm của các ngành, các cấp và mọi người,
tất cả đều cần tới thông tin đất đầy đủ và chính xác.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề, với mong muốn đóng
góp một phần trong công việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin đất đai một cách
hiệu quả và từng bước hiện đại hơn, đề tài “Ứng dụng Gis xây dựng cơ sở dữ liệu
tài nguyên đất đai phục vụ công tác quản lý đất đai huyện Châu Thành - tỉnh
Đồng Tháp”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai phục vụ cho công tác quản lý đất
đai của huyện Châu Thành - tỉnh Đồng Tháp phù hợp với các yêu cầu về quản lý và
sử dụng đất dựa trên chính sách pháp luật của nhà nước về đất đai và hoàn cảnh
thực tiễn tại địa phương.
- Thiết lập thông tin và cơ sở dữ liệu về đất đai có tính tổng hợp, hệ thống, có
tính khái quát cao, dễ cập nhật và khai thác sử dụng, giúp đánh giá tài nguyên đất
đai một cách hợp lý từ đó làm cơ sở hỗ trợ cho công tác quản lý đất đai và việc lập
quy hoạch sử dụng đất.
1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng ứng dụng của hệ thống thông tin địa lý (GIS) (đặc biệt là
khả năng ứng dụng trong việc xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên đất), đồng
thời tìm hiêu công tác quản lý nhà nước về đất đai hiện nay.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên đất phục vụ cho công tác quản lý đất đai
của huyện Tam Nông - tỉnh Phú Thọ phù hợp với các yêu cầu về quản lý và sử dụng
đất dựa trên chính sách pháp luật của nhà nước về đất đai và hoàn cảnh thực tiễn tại
địa phương.
4. Lược sử nghiên cứu vấn đề
Năm 1998 Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã xây
dựng dự án khả thi xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên đất (bao gồm cơ sở
dữ liệu địa lý và cơ sở dữ liệu đất đai), mục tiêu của dự án: Nghiên cứu phân tích thiết
kế tổng thể hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên đất và kế hoạch triển khai dài
hạn. Theo dự án, trong giai đoạn 2000 – 2010 sẽ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng
thông tin cho cơ sở dữ liệu tài nguyên đất ở trung ương và các tỉnh bao gồm: Đầu tư
từng bước phần cứng phần mềm, đường truyền cho cơ sở dữ liệu thành phần; đào tạo
cán bộ tin học; xây dựng chuẩn thông tin thống nhất; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin
bao gồm hệ quy chiếu, hệ toạ độ - độ cao nhà nước, hệ thống địa danh, địa giới hành
chính, xây dựng thông tin bản đồ nền địa hình các tỷ lệ 1/50.000, 1/100.000 phủ trùm
cả nước và tỷ lệ 1/25.000, 1/10.000 các vùng kinh tế trọng điểm; Xây dựng thông tin
bản đồ nền địa hình đáy biển các tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/1000.000; bản đồ nền địa lý
các tỷ lệ nhỏ hơn 1/1000.000 cả nước; xây dựng thông tin không gian có liên quan
khác như bản đồ ảnh hàng không, vũ trụ, các loại bản đồ địa lý khác; xây dựng cơ sở
dữ liệu thông tin đất đai đến từng thửa đất ở cấp tỉnh, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin
hiện trạng sử dụng đất, chất lượng đất, giá đất, quy hoạch sử dụng đất; xây dựng các
phần mềm ứng dụng để khai thác thông tin.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập và xử lý thông tin đầu vào: dữ liệu thuộc tính và dữ liệu bản đồ.
- Xây dựng bản đồ nền và cơ sở dữ liệu giữa hình học và phi hình học.
- Kỹ thuật GIS trong phân tích và xử lý dữ liệu.
6. Các bước thực hiện đề tài
Bước 1: Thu thập số liệu.
2
Bước 2: Xây dựng hệ thống bản đồ nền.
Bước 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu.
Bước 4: Liên kết dữ liệu hình học và phi hình học.
Bước 5: Quản lý và cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý đất đai.
Bước 6: Sử dụng ngôn ngữ lập trình MapBasic để xây dựng chương trình hỗ
trợ quản lý.
3
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THẢO LUẬN
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA LÝ
1.1.1. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Ở bất kỳ một ngành khoa học kỹ thuật hay kinh tế chúng ta đều có thể bắt gặp
các hệ thống thông tin và các phương pháp xử lý thông tin khác nhau. Tùy theo
từng lĩnh vực (hệ thống thông tin ngân hàng, hệ thống thông tin nhân sự, …) cùng
với sự phát triển của công nghệ thông tin, các thông tin hiện nay đã đáp ứng và giải
quyết được những bài toán rất lớn mà thực tế đặt ra.
Trong lĩnh vực hoạt động của xã hội, thông tin là mạch máu chính của các
công cụ quản lý: quản lý xã hội nói chung và quản lý đất đai nói riêng, dù sử dụng
công cụ nào thô sơ hay hiện đại đều là thu thập và xử lý thông tin.
Thông tin đất đai là tất cả các thông tin liên quan đến đất đai, thông tin đất đai
thường được thể hiện bằng hệ thống thông tin địa lý và hệ thống thông tin đất. Hai
vấn đề này là cơ sở chính của hệ thống thông tin định hướng theo từng ô thửa và
các hoạt động của nó.
1.1.1.1. Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý
Cho đến nay, có nhiều định nghĩa về hệ thống thông tin địa lý theo nhiều cách
khác nhau:
Theo Nguyễn Thế Thận, Trần Công Yên (2000), hệ thống thông tin địa lý
(GIS) là một tập hợp tổ chức của phần cứng máy tính, phần mềm, dữ liệu địa lý và
các thủ tục của người dùng nhằm giúp việc thu thập, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân
tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới thực để giải quyết các vấn đề
tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra.
GIS là một kỹ thuật quản lý thông tin dựa vào máy tính được sử dụng bởi con
người vào mục đích lưu trữ, quản lý và xử lý các số liệu thuộc về địa lý hoặc không
gian nhằm phục vụ vào các mục đích khác (Võ Quang Minh, 2009).
Theo Hội tin học Việt Nam (2002), GIS là một hệ thống thông tin, có bốn
chức năng nhập, lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu không gian và phi không gian.
Hay nói đơn giản hơn, GIS thông tin mọi thứ trên mặt đất. Đó là một công nghệ
nhằm trả lời các câu hỏi: ai, cái gì, lúc nào, ở đâu, tại sao, như thế nào, ….
4
Sơ đồ khái niệm về một hệ thống thông tin địa lý được thể hiện như sau:
1.1.1.2. Các thành phần cơ bản của một hệ thống thông tin địa lý
Theo Võ Quang Minh (2009), một hệ thống thông tin địa lý bao gồm những
thành phần cơ bản sau:
- Phần cứng: bao gồm máy tính điều khiển mọi hoạt động của hệ thống và các
thiết bị ngoại vi.
- Phần mềm: cung cấp công cụ và thực hiện các chức năng:
+ Thu thập dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ các nguồn thông tin
khác nhau.
+ Lưu trữ, cập nhật, điều chỉnh và tổ chức các cơ sở dữ liệu nói trên.
+ Phân tích biến đổi, điều chỉnh và tổ chức các cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết
các bài toán tối ưu và mô hình mô phỏng không gian và thời gian.
+ Đưa ra các thông tin theo yêu cầu dưới dạng khác nhau.
Ngoài ra phần mềm cần phải có khả năng phát triển và nâng cấp theo các yêu
cầu đặt ra của hệ thống.
- Dữ liệu: đây là thành phần quan trọng nhất của GIS. Các dữ liệu không gian
(Spatial data) và các dữ liệu thuộc tính (No spatial data) được tổ chức theo một mục
tiêu xác định bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DataBase Management System).
- Chuyên viên: đây là một trong những hợp phần quan trọng của công nghệ
GIS, đòi hỏi những chuyên viên phải có kiến thức về các số liệu đang sử dụng và
thông thạo về việc chọn các công cụ GIS để thực hiện các chức năng phân tích - xử
lý các số liệu.
- Chính sách và cách thức quản lý: đây là một trong những hợp phần quan
trọng để đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống, là yếu tố quyết định sự thành
công của việc phát triển công nghệ GIS. Hệ thống GIS cần được điều hành bởi một
bộ phận quản lý, bộ phận này phải được bổ nhiệm để tổ chức hoạt động hệ thống
GIS một cách có hiệu quả để phục vụ người sử dụng thông tin.
5
Người sử dụng
GIS
Phần mềm + cơ sở dữ liệu
Thế giới thực
1.1.1.3. Giới thiệu một số phần mềm GIS
GIS có các phần mềm thông dụng như: MapInfo, AcrGis, Mapping Office,
GS–Map, MicroStation Geographics, ArcInfor, ArcView, ….
Giới thiệu Phần mềm MapInfo
Sơ lược về MapInfo
Phần mềm MapInfo là một công cụ khá công hiệu để tạo ra và quản lý cơ sở
dữ liệu địa lý vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân. Sử dụng công cụ MapInfo có thể
thực hiện xây dựng một hệ thống thông tin địa lý, phục vụ cho mục đích nghiên cứu
khoa học và sản xuất cho tất cả các tổ chức kinh tế xã hội của ngành và của địa
phương. Ngoài ra MapInfo là một phần mềm tương đối gọn nhẹ và dễ sử dụng, đặc
biệt, dùng cho mục đích về GIS rất hiệu quả. (Bùi Hữu Mạnh, 2006)
Tổ chức thông tin bản đồ trong MapInfo
Theo Bùi Hữu Mạnh (2006), các thông tin trong MapInfo được tổ chức theo
từng bảng, mỗi bảng là một tập hợp các file về thông tin đồ hoạ chứa các bảng ghi
dữ liệu mà hệ thống tạo ra. Chỉ có thể truy cập vào các chức năng của phần mềm
MapInfo, Table mà trong đó có chứa các tập tin sau đây:
+ Tập tin .tab chứa các thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu.
+ Tập tin .dat chứa các thông tin nguyên thủy, phần mở rộng của thông tin này
có thể là *wks, dbf, xls, …
+ Tập tin .map bao gồm các thông tin mô tả các đối tượng địa lý.
+ Tập tin .id bao gồm các thông tin về sự liên kết các đối tượng với nhau.
+ Tập tin .ind chứa các thông tin về chỉ số đối tượng. Tập tin này chỉ có khi
trong cấu trúc của Table đã có ít nhất một trường dữ liệu đã được chọn làm chỉ số
khóa (index). Thông qua các thông tin của file này chúng ta có thể thực hiện tìm
kiếm thông tin thông qua một chỉ tiêu cho trước bằng chức năng file của MapInfo.
Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng
Theo Nguyễn Thế Thận (1999), các thông tin bản đồ trong GIS thường được
tổ chức quản lý theo từng lớp đối tượng. Mỗi hệ thống thông tin địa lý. Mỗi một lớp
thông tin chỉ thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ tổng thể. Lớp thông tin là một
tập hợp các đối tượng bản đồ thuần nhất, thể hiện và quản lý các đối tượng địa lý
trong không gian theo một chủ đề cụ thể, phục vụ một mục đích nhất định trong hệ
thống. Với các tổ chức thông tin theo từng lớp đối tượng như vậy đã giúp cho phần
6
mềm MapInfo xây dựng thành các khối thông tin độc lập cho các mảnh bản đồ máy
tính điều đó giúp chúng ta thêm vào mảnh bản đồ đã có các lớp thông tin mới hoặc
xóa đi các lớp đối tượng khi không cần thiết.
Các đối tượng bản đồ chính mà trên cơ sở đó MapInfo sẽ quản lý, trừu tượng
hóa các đối tượng địa lý trong thế giới thực vật và thể hiện chúng thành các loại bản
đồ khác nhau.
+ Đối tượng vùng: thể hiện các đối tượng khép kín hình học và bao phủ một
vùng diện tích nhất định.
+ Đối tượng điểm: thể hiện vị trí cụ thể của đối tượng địa lý.
+ Đối tượng đường: thể hiện các đối tượng không gian khép kín hình học và
chạy dài theo một khoảng cách nhất định.
+ Đối tượng chữ: thể hiện các đối tượng không gian không phải là địa lý của
bản đồ.
Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ
Theo Bùi Hữu Mạnh (2006), một đặc điểm khác biệt của các thông tin trong
GIS so với các thông tin trong các hệ đồ hoạ trong các máy tính khác là sự liên kết
chặt chẽ, không thể tách rời giữa các thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ.
Trong cơ cấu tổ chức và quản lý của cơ sở dữ liệu MapInfo sẽ được chia làm 2 phần
cơ bản là cơ sở dữ liệu thuộc tính và cơ sở dữ liệu bản đồ. Các bảng ghi trong các
cơ sở dữ liệu này được quản lý độc lập với nhau nhưng được liên kết với nhau
thông qua một chỉ số ID, được lưu trữ và quản lý chung cho cả hai loại bản đồ ghi
nói trên. Các thông tin thuộc tính thể hiện nội dung bên trong của các đối tượng bản
đồ và chúng ta có thể truy cập, tìm kiếm thông tin cần thiết thông qua 2 loại dữ liệu
trên.
Tổng quan về MapBasic
Giới thiệu về MapBasic
MapBasic là ngôn ngữ lập trình đơn giản nhưng mạnh. Nó là một phần mềm
hệ thống thông tin bản đồ cho phép chúng ta thương mại hóa và tự động hóa
MapInfo. Ngoài ra MapBasic không bị giới hạn bởi các cấu trúc hay chức năng
được xây dựng đối với ngôn ngữ lập trình. MapBasic cho phép bạn liên kết với các
ứng dụng được viết trong môi trường phát triển khác như Visual Basic.
Các khả năng của MapBasic
7
Theo Nguyễn Thế Thận, Trần Công Yên (2000), MapBasic có các khả năng
sau:
- Khả năng thương mại hóa MapInfo: một ứng dụng của MapBasic cho phép
thay đổi hoặc thay thế các menu chuẩn của MapInfo, thêm mới hoàn toàn thanh
menu MapInfo và tạo cho người dùng những hộp thoại điều khiển theo ý muốn.
- Khả năng tự động hóa MapInfo: những ứng dụng của chương trình
MapBasic thường được dùng để giúp cho người dùng tiết kiệm thời gian, tiện lợi
cho việc sử dụng.
- Công cụ đánh giá dữ liệu: chúng ta có thể hiển thị những yêu cầu về cơ sở dữ
liệu với một cấu trúc MapBasic đơn giản. Chẳng hạn, bằng cách dùng lệnh Select,
ta có thể hỏi về dữ liệu, ứng dụng một phép lọc để đưa ra màn hình bất kỳ những
bản ghi nào mong muốn, sắp xếp và tổng hợp các kết quả theo yêu cầu. Chúng ta có
thể thực hiện tất cả những công việc đó với cấu trúc lệnh của MapBasic.
- Sử dụng cấu trúc của MapBasic ta có thể chọn và cập nhật (Select & Update)
số liệu thông qua code (mã) các ngôn ngữ lập trình khác.
- Tính gọn nhẹ của MapBasic: tính gọn nhẹ của MapBasic có nghĩa là làm
giảm công việc cho chúng ta. Ta có thể phát triển ngay các ứng dụng của mình và
sau đó áp dụng cho tất cả các khách hàng sử dụng Windows hoặc Macintosh. Tính
gọn nhẹ của MapBasic còn cho phép ta phân phối chương trình cho những sử dụng
khác nhau.
- Khả năng liên kết với các ứng dụng khác: MapBasic có cấu trúc mở, các
chương trình trong MapBasic có thể gọi các thủ tục trong các thư viện viết bằng
ngôn ngữ khác như Visual Basic, ngôn ngữ lập trình C++ hoặc Pascal.
Các kiểu dữ liệu trong MapBasic
Bảng 1.1. Các kiểu dữ liệu trong MapBasic
Tên kiểu Mô tả ( phạm vi kiểu)
Smallnt Số nguyên (giá trị trong khoảng -32767 đến 32767)
Interger Số nguyên( giá trị trong khoảng - 2.000.000.000 đến 2.000.000.000
Float Số thực (dấu phẩy động)
String Chuỗi ký tự (nhiều nhất 32000 ký tự)
String*.n Cố định độ dài ký tự (dài n ký tự)
Logical True hay False (đúng hay sai)
Date Kiểu ngày
Object Đối tượng đồ hoạ
Alias Tham chiếu cột của bản
8
Pen Kiểu nét vẽ (line)
Brush Kiểu tô màu
Font Kiểu phông chữ (Font)
Symbol Ký tự lạ
1.2. CẤU TRÚC CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ
1.2.1. Thông tin đầu vào
Cơ sở dữ liệu trong hệ thống thông tin địa lý bao gồm hai thành phần chính là
dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính. Dữ liệu bản đồ được thu thập từ đồ họa trên
bản đồ số, bản đồ trên giấy, số liệu đo mặt đất, số liệu đo vẽ từ ảnh hàng không. Dữ
liệu thuộc tính được thu thập từ các nội dung bản đồ cũ, điều tra thực địa, các số
liệu điều tra cơ bản đã có. Dữ liệu thuộc tính đóng vai trò chú thích, chỉ dẫn và mô
tả các thông tin định lượng cho thông tin bản đồ. Dữ liệu thuộc tính thường ở dạng
chữ số, văn bản, biểu đồ, đồ thị và hiện nay đã sử dụng các thông tin Multimedia
như: âm thanh, hình ảnh, phim video, … để tăng thêm khả năng giải thích thông tin.
Các thông tin bản đồ ở dạng tương tự, các dữ liệu trên giấy sẽ được đưa vào
CSDL thông qua quá trình số hóa hoặc từ bàn phím máy tính. Các dữ liệu kết quả
được lưu trữ ở dạng số theo khuôn dạng thống nhất. Các thông tin bản đồ cũng như
thông tin thuộc tính ở dạng số cần được chuẩn hóa trước khi đưa vào CSDL.
1.2.2. Xử lý dữ liệu
Sau khi đã nạp các thông tin đầu vào các phương tiện lưu trữ dữ liệu, chúng ta
cần tổ chức các dữ liệu theo một cấu trúc thống nhất. Mục tiêu của công việc này là
để bảo vệ thông tin, dễ tìm thông tin, dễ loại bỏ những thông tin cũ và dễ bổ xung
những thông tin mới.
Quản trị cơ sở dữ liệu là hoạt động của con người có sự trợ giúp của các phần
mềm để hình thành một cấu trúc hợp lý các dữ liệu đang được lưu trữ đang được
lưu trữ, cấu trúc này phải đảm bảo các điều kiện:
- Lượng thông tin dư thừa là tối thiểu.
- Mối quan hệ giữa các dữ liệu là thống nhất.
- Dễ dàng tác động vào dữ liệu để thực hiện công việc quản trị dữ liệu như tìm
kiếm theo yêu cầu, cập nhật dữ liệu, giải các bài toán ứng dụng phổ biến, hiển thị
dữ liệu theo yêu cầu của người dùng.
9
1.2.3. Thông tin đầu ra
Thông tin đầu ra của cơ sở dữ liệu một mặt đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước,
quản lý các ngành, mặt khác đóng vai trò cung cấp thông tin cho các hoạt động kinh
tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Hình thức các thông tin đầu ra bao gồm các
thông tin không gian ở dạng ảnh, bản đồ và các số liệu khác dưới dạng bảng biểu,
đồ thị, sơ đồ, ….
Thông tin đầu ra của cơ sở dữ liệu là một yếu tố quan trọng vì nó minh chứng
cho tính hiệu quả sử dụng của CSDL.
1.2.4. Kỹ thuật GIS trong phân tích và xử lý dữ liệu
Trong các cơ sở dữ liệu thông thường, phần phân tích dữ liệu thường được
ghép chung vào phần hỏi đáp, tra cứu. Trong hệ GIS, phần phân tích dữ liệu có một
chức năng riêng và thường là rất mạnh, rất đặc trưng. Cơ sở toán học cho chức năng
này là đại số bản đồ. Chính ở điều này làm cho các hệ GIS khác với các thết kế
khác và đây cũng là một tiêu chuẩn đặc trưng để đánh giá về khả năng của một hệ
GIS.
Các khả năng cơ bản của GIS là:
- Chuyển đổi hệ tọa độ, phép chiếu, nắn chỉnh bản đồ.
- Thực hiện các phép toán số học, logic, hình học, đại số.
- Chồng xếp, làm sạch, làm trơn, tách hoặc hợp các lớp thông tin không gian
và phi không gian.
- Phân loại các lớp thông tin trên bản đồ.
- Nội suy bề mặt cho điểm, đường, tạo bề mặt địa hình từ các đường đồng
mức, tạo ảnh phối cảnh ba chiều, tính toán độ dốc.
- Tính toán thống kê khoảng cách, mô hình hóa và kết hợp với các hệ chuyên
gia.
- Xác định chọn lọc vùng theo một tiêu chuẩn bất kỳ.
1.3. ỨNG DỤNG GIS Ở VIỆT NAM
Ở nước ta, công nghệ GIS mới chỉ được chú ý trong vòng 10 năm trở lại đây,
tuy nhiên phần lớn mới chỉ dừng lại ở mức xây dựng cơ sở dữ liệu cho các dự án
nghiên cứu. Một số phần mềm lớn của GIS như ARCINFO, MAPINFO, MAPPING
OFFICE, … đã được sử dụng ở nhiều nơi để xây dựng lại bản đồ địa hình, địa
chính, hiện trạng trên phạm vi toàn quốc. Sự kết hợp giữa công nghệ viễn thám và
10
GIS đã bắt đầu được ứng dụng trong một số nghiên cứu về nông lâm nghiệp như
trong công tác điều tra quy hoạch rừng (viện điều tra quy hoạch rừng), công tác điều
tra đánh giá và quy hoạch đất nông nghiệp của viện quy hoạch, thiết kế nông
nghiệp.
1.4. ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU
1.4.1. Khát quát vùng nghiên cứu
1.4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
- Huyện Châu Thành nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Tháp, cách thị xã Sa
Đéc khoảng 12 km, gồm: 11 xã, một huyện lỵ: thị trấn Cái Tàu Hạ.
- Diện tích tự nhiên là 234 km
2
chiếm 7.13% diện tích toàn tỉnh.
- Tọa độ địalý:
+ 10
0
08’ đến 10
0
18’ vĩ độ Bắc.
+ 105
0
42’ đến 105
0
59’ kinh độ Đông.
- Tứ cận:
+ Phía Bắc giáp sông Tiền, ngăn cách với huyện Cao Lãnh cùng tỉnh và huyện
Cái Bè của tỉnh Tiền Giang.
+ Phía Tây giáp thị xã Sa Đéc và huyện Lai Vung.
+ Phía Nam giáp huyện Bình Tân của tỉnh Vĩnh Long.
+ Phía Đông giáp thành phố Vĩnh Long và huyện Long Hồ của tỉnh Vĩnh
Long.
Địa hình, địa mạo
Châu Thành có địa hình có hướng dốc từ sông Tiền vào trong nội đồng và
tương đối bằng phẳng. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch dầy đặc.
Khí hậu
Châu Thành nói riêng, tỉnh Đồng Tháp nói chung nằm trong vùng nhiệt đới
gió mùa cận xích đạo.
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm khá cao khoảng 27,36
o
C.
- Gió: phổ biến theo hai hướng Tây - Nam và Đông – Bắc, từ tháng 5 đến
tháng 11.
- Độ ẩm: độ ẩm không khí cao và ổn định, ít biến đổi qua các năm, bình quân
cả năm 84%, thấp nhất là 80% vào tháng 11.
11
- Lượng bốc hơi: tập trung vào các tháng 2, 3, 4, 5 và 6. Lượng bốc hơi trung
bình từ 3 - 5 mm/ngày.
- Chế độ nắng: Châu Thành là vùng có số giờ nắng cao, bình quân 2.438,20
giờ/năm và số giờ nắng cao 208 giờ/tháng, tháng 3 có số giờ nắng cao nhất là 9,1
giờ/ngày thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, tăng năng suất và nâng cao chất lượng
nông sản.
- Chế độ mưa: trong năm hình thành hai mùa mưa và khô. Lượng mưa trung
bình nhiều năm của huyện Châu Thành là 1.200 mm/năm.
(Niên giám thống kê huyện, 2009)
Thủy văn
Nằm ở hạ lưu châu thổ sông MeKong, Châu Thành chịu nhiều ảnh hưởng của
chế độ dòng chảy sông MeKong, thủy triều biển Đông và chế độ thủy văn sông
Tiền, chế độ mưa trong khu vực.
1.4.1.2. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên nước
Huyện Châu Thành có nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm không bị nhiễm
mặn. Tuy nhiên vùng trũng ở vị trí xa sông lớn có một phần nước bị nhiễm phèn
vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa. Sông Tiền có lưu lượng bình quân 11.500 m
3
/s,
lớn nhất 20.504 m
3
/s và nhỏ nhất 2.000 m
3
/s. Ngoài ra, trong huyện còn có sông
Nha Mân, sông Cái Tàu Hạ, góp phần vào cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân. Hệ thống thủy lợi phát triển khá mạnh, tiến sâu vào nội đồng, làm
cho phèn được rửa trôi, pha loãng bớt, nên diện tích đất bị nhiễm phèn ngày càng
thu hẹp và hiệu quả khai thác đất phèn ngày càng được nâng cao.
Tài nguyên đất
Trên địa bàn huyện có 02 nhóm đất chính là đất phù sa và đất phèn với chất
lượng khác nhau. Đất phù sa chiếm phần lớn diện tích, còn lại là đất phèn phân bố
loang lổ nhiều nơi.
- Đất phù sa: được hình thành trên các trầm tích non trẻ, không chứa vật liệu
sinh phèn. Đất có thành phần cơ giới nặng, với cấp hạt sét là chủ yếu.
- Đất phèn: tuy là đất phèn nhưng lại phân bố ở vùng gần sông, có nguồn nước
ngọt phong phú và đã được sử dụng cải tạo nhiều năm nên mức độ gây độc hại
không nhiều như các vùng đất phèn khác.
12
Tài nguyên khoáng sản
- Cát sông: hiện diện dọc theo lòng sông Tiền, dạng chìm lắng theo dòng chảy,
được khai thác trong xây dựng dùng để san lấp mặt bằng. Trữ lượng cát còn lại trên
địa bàn huyện khoảng 2.087.947,50m
3
. (Niên giám thống kê huyện châu thành,
2009)
- Sét cao lanh, sét gạch ngói: phân bố rộng khắp trong huyện, tập trung chủ
yếu ở các xã: An Hiệp, Tân Nhuận Đông, Tân Bình, có nguồn gốc từ trầm tích
sông.
1.4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất ở huyện Châu Thành – tỉnh Đồng
Tháp
1.4.2.1. Diện tích và cơ cấu các loại đất theo mục đích sử dụng
Nhóm đất nông nghiệp: diện tích 20.391,65 ha, chiếm 82,53% diện tích tự
nhiên. Trong đó:
+ Đất lúa 13.634,87 ha chiếm 66,86%.
+ Đất trồng cây lâu năm 6.439,57 ha, chiếm 31,58%.
+ Đất nuôi trồng thủy sản 313,74 ha chiếm 1,54%.
Nhóm đất phi nông nghiệp: diện tích 4.315,81 ha, chiếm 17,47% diện tích tự
nhiên. Trong đó:
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 20,73 ha, chiếm 0,48%.
+ Đất quốc phòng 6,91 ha, chiếm 0,16%.
+ Đất an ninh 0,53 ha, chiếm 0,10%.
+ Đất khu công nghiệp 26,17 ha, chiếm 0,61%.
+ Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh có diện tích 17,58 ha, chiếm tỷ lệ không đáng
kể, khoảng 0,41% diện tích đất phi nông nghiệp.
+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ 36,21 ha, chiếm 0,84%.
+ Đất phát triển hạ tầng 1.421,94, chỉ tiêu đất này chiếm tỷ lệ khá cao trong đất
phi nông nghiệp, khoảng 32,95%.
+ Đất có di tích, danh thắng 0,2 ha.
+ Đất bãi thải, xử lý chất thải 1,26 ha.
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng 28,12 ha, chiếm 0,65%.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa 14,08 ha, chiếm 0,33%.
+ Đất đô thị 452,77 ha, chiếm 1,83%.
13
+ Đất khu dân cư nông thôn 1.326,52 ha, chiếm 5,37%.
Đất đô thị và hiện trạng sử dụng đất trong đô thị:
Hiện trạng sử dụng đất đô thị của huyện Châu Thành như sau:
- Đất nông nghiệp: 286,26 ha. Trong đó đất chuyên trồng lúa nước là 9,61 ha;
đất trồng cây lâu năm là 276,65 ha.
- Đất phi nông nghiệp: 166,51 ha.
Trong đó :
+ Đất ở đô thị: 59,95 ha.
+ Đất chuyên dùng: 75,63 ha.
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 4,84 ha.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 1,75 ha.
+ Đất sông suối: 24,33 ha.
(Niên giám thống kê, 2009)
1.4.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai trong những năm gần đây
Tình hình quản lý ở huyện
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của cả nước theo hướng
đẩy mạnh công nghiệp hóa và đô thị hóa, đời sống của nhân dân trong huyện đã
từng bước được cải thiện. Bộ mặt đô thị và nông thôn đã có nhiều thay đổi. Nhu cầu
sử dụng đất của các lĩnh vực tăng nhanh. Đặc biệt là nhu cầu đất đai cho xây dựng
cơ sở hạ tầng, khu dân cư, phát triển kinh tế và nhà ở của nhân dân. Đất đai đã trở
thành vấn đề sôi động ở nhiều nơi trên địa bàn huyện.
14
Sử dụng đất đai trên địa bàn huyện trong những năm gần đây
- Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính
Đây là nội dung quan trọng nhất trong các nội dung của công tác quản lý Nhà
nước về đất đai. Trong đó đặc biệt là công tác đo đạc và lập bản đồ. Đây được xem là
nguyên liệu đầu vào của một dây chuyền sản xuất. Nó quyết định chất lượng và ý
nghĩa của cả quá trình quản lý. Không thể nắm được về số lượng cũng như chất lượng
đất đai nếu không lập được hệ thống bản đồ chuyên ngành. Hiện huyện đã điều tra đo
đạc và lập bản đồ địa chính chính quy cho tất cả các xã, thị trấn trong huyện. Đến năm
2010, hầu hết 12 xã và 1 thị trấn được đo đạc, lập bản đồ theo tỷ lệ 1/500; 1/1000.
Có 7/12 xã được đo đạc, lập bản đồ theo tỷ lệ 1/2000; 8/12 xã được đo đạc, lập bản
đồ theo tỷ lệ 1/5000. (Báo cáo kiểm kê đất đai huyện Châu Thành năm 2010)
- Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Trên cơ sở kiểm kê đất đai định kỳ 05 năm, huyện Châu Thành đã xây dựng
bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và xã. Đặc biệt là bản đồ hiện trạng sử
dụng đất năm 2005 của các cấp được xây dựng bằng công nghệ bản đồ số, đảm bảo
đúng yêu cầu kỹ thuật về xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường quy định. Huyện đã hoàn thành bản đồ hiện trạng sử dụng
đất năm 2010 của cấp huyện, góp phần phục vụ cho công tác quản lý nhà nước hiệu
quả hơn.
- Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đến năm 2010, toàn huyện đã cấp được 33.763 giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất; phát đổi 20.064 giấy, đạt tỷ lệ 62,9%; trong
đó: số lượng giấy đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân là 33.461 giấy, tổ chức 302 giấy,
với diện tích cấp là 10.849,13 ha. (Báo cáo kiểm kê đất đai huyện Châu Thành năm
2010).
15
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG TIỆN
2.1.1. Thời gian thực hiện
- Từ ngày 15 tháng 11 năm 2010 đến ngày 20 tháng 02 năm 2011.
2.1.2. Địa điểm
- Đề tài thực hiện tại huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp.
2.1.3. Trang thiết bị
- Máy vi tính.
- Máy in, máy GPS cầm tay Garmin (GPS map 76S).
- Bản đồ thổ nhưỡng đất.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Bản đồ địa hình.
- Phần mềm MapInfo 9.0, phần mềm MapBasic 9.0 và một số phần mềm hỗ
trợ như: Word 2007, Excel 2007.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Cách thức thực hiện
- Thu thập và xử lý nguồn số liệu của huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp.
- Xây dựng các bản đồ nền.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu.
- Liên kết dữ liệu hình học và phi hình học bằng phần mềm MapInfo.
- Xây dựng hệ thống bản đồ thông tin tài nguyên đất và xây dựng cơ sở dữ liệu
phục vụ công tác quản lý đất đai.
- Thiết lập chương trình hỗ trợ công tác quản lý bản đồ bằng ngôn ngữ
MapBasic.
2.2.2. Các bước thực hiện.
Bước 1: Thu thập số liệu
- Số liệu hình học: bản đồ hành chính, thổ nhưỡng, địa hình, hiện trạng sử
dụng đất, các thông tin về địa giới hành chính trong huyện, các thông tin về hệ
thống bản đồ huyện Châu Thành được cung cấp từ phòng Tài Nguyên - Môi Trường
huyện Châu Thành - Đồng Tháp.
16
- Số liệu phi hình học: được cung cấp từ phòng thống kê huyện Châu Thành
gồm số liệu về kinh tế xã hội, tài nguyên đất nông nghiệp, phi nông nghiệp, đất ở,
thương mại dịch vụ, dân số, …. Tất cả các thông tin liên quan đến nguồn tài nguyên
đất đai của huyện được thu thập từ các loại sổ sách, tài liệu, hồ sơ, các loại văn bản
pháp luật, ….
Dữ liệu chung bao gồm: hệ thống lưới chiếu, hệ thống hệ tọa độ quốc gia, hệ
thống độ cao.
Dữ liệu khảo sát thực địa: các thông tin liên quan đến nguồn tài nguyên đất đai
của huyện, dữ liệu GPS.
Bước 2: Xây dựng hệ thống bản đồ nền
Bản đồ nền được xây dựng từ các bản đồ số, sau đó tiến hành tách lớp và
chồng xếp các bản đồ đơn tính từ đó xây dựng bản đồ thông tin.
Bước 3: Xây dựng cơ sở dữ liệu
Sử dụng phần mềm GIS (MapInfo) để thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý
của huyện Châu Thành phù hợp với yêu cầu quản lý và sử dụng đất đai dựa trên các
chính sách của nhà nước về đất đai và hoàn cảnh thực tiễn của huyện.
Bước 4: Liên kết dữ liệu hình học và phi hình học
Liên kết cơ sở dữ liệu hình học và phi hình học, nguồn dữ liệu này sẽ được
lưu trữ trong máy tính, là nguồn số liệu cơ bản để ta truy xuất, cập nhật hoặc thống
kê khi sử dụng.
Bước 5: Quản lý và cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý đất đai
Khai thác tính năng của phần mềm MapInfo trong việc cung cấp các thông tin
trong hệ thống cơ sở dữ liệu đã xây dựng nhằm phục vụ cho công tác quản lý đất
đai. Sử dụng MapInfo để tạo ra các bản đồ chuyên đề về diện tích, dân số, mật độ
dân, diện tích đất trồng lúa, … giúp nhanh chóng đáp ứng nhu cầu về thông tin của
nhà quản lý.
Bước 6: Sử dụng ngôn ngữ lập trình MapBasic để xây dựng chương trình hỗ
trợ quản lý
17
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
3.1.1. Thu thập dữ liệu
- Số liệu hình học thu thập được bản đồ hành chính, thổ nhưỡng, địa hình, hiện
trạng sử dụng đất huyện Châu Thành được cung cấp từ phòng Tài Nguyên - Môi
Trường huyện Châu Thành - Đồng Tháp.
- Số liệu phi hình học: được cung cấp từ phòng thống kê huyện Châu Thành
gồm số liệu về diện tích đất nông nghiệp, đất ở, thương mại dịch vụ, dân số, lao
động, các ngành nghề chính, thế mạnh của xã, ….
- Thu thập các thông tin liên quan đến nguồn dữ liệu đất đai: sổ mục kê, các
loại sổ sách, văn bản, báo cáo, … liên quan đến quản lý và sử dụng ở huyện.
3.1.2. Xây dựng hệ thống bản đồ nền.
- Từ các bản đồ số hóa giúp ta xác định được ranh giới, đơn vị hành chính các
xã trong huyện đường giao thông, sông rạch, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất,
bản đồ dạng điểm GPS và các mốc tọa độ.
- Lớp ranh giới các xã.
Hình 3.1: Hình minh họa bản đồ hành chính ranh giới các xã
18
- Lớp giao thông, sông, kênh, rạch.
Hình 3.2: Hình minh họa bản đồ lớp đường và sông rạch
- Trên một bản đồ tài nguyên có rất nhiều thông tin như: hệ thống giao thông,
sông, rạch, vị trí hành chính, thổ nhưỡng, hiện trạng người ta thường tách ra thành
nhiều lớp giúp cho việc sử dụng và quản lý được dễ dàng. Vì vậy một bản đồ
thường được tách ra nhiều lớp và mức độ chi tiết của nó phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ
mà người xây dựng có và mục đích của người sử dụng, nó giúp cho người sử dụng
có thể làm việc với từng lớp bản đồ đơn tính nếu cần. Ở đây có rất nhiều lớp bản đồ
được xây dựng như: lớp vùng của xã, huyện; lớp sông rạch; lớp giao thông;…
- Việc số hóa, tách lớp bản đồ giúp cho việc truy xuất, cập nhật dữ liệu được
dễ dàng trong công tác quản lý dữ liệu vì dữ liệu được liên kết theo từng lớp.
- Ngoài ra, các bản đồ đơn tính có thể chồng lắp nhiều bản đồ lại tạo thành bản
đồ hành chính của vùng, giúp cho việc quan sát tổng thể vị trí các xã được dễ dàng.
19
Hình 3.3: Hình minh họa bản đồ hành chính huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp
3.1.3. Xây dựng các bảng thuộc tính cho các bản đồ
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng của huyện Châu Thành được xây dựng và hoàn thành vào
ngày 10, tháng 09 năm 2005, xây dựng trên phần mềm Microstation theo đúng
quy phạm chuẩn của bộ Tài Nguyên - Môi Trường đưa ra, thể hiện đầy đủ sự
phân bố các loại đất hiện trạng của huyện Châu Thành, bản đồ hiện trạng sau khi
thu thập, số hóa được chuyển sang phần mềm MapInfo để nhập thuộc tính cho
chúng. Để nhập thuộc tính cho bản đồ hiện trạng, cần xem xét những thông tin
nội dung mà một bản đồ hiện trạng cần phải cung cấp đặc biệt phục vụ cho công
tác quản lý nguồn tài nguyên đất. Trên cơ sở đó xác định các trường cần xây
dựng trong bảng thuộc tính của bản đồ hiện trạng thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1: Cấu trúc của cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ hiện trạng sử dụng
đất
Name
(tên trường)
Type
(kiểu trường)
Width
(độ rộng)
Decimalplaces
(chữ số sau dấu phẩy)
Giải thích
20
Ma_mau _dat Float 5 -
Mã màu đất theo quy
phạm của tổng cục
địa chính
Madat Float 10 -
Ghi mã các loại đất
theo hiện trạng sử
dụng
Loaidat Character 10 -
Ghi tên loại đất theo
hiện trạng sử dụng
L_hinh sudung Character 50 Loại hình sử dụng đất
Ma_xa Character 10 -
Mỗi xã gắn với một
mã số dùng để liên
kết CSDL
Dien_tich Float 16 2
Ghi diện tích các loại
đất hiện trạng sử
dụng (Đvt: ha)
Nam_thanh_lap Character 4 -
Năm thành lập bản đồ
hiện trạng
Một hệ cơ sở dữ liệu ngoài việc cung cấp đầy đủ các thông tin hiện tại, thì còn
phải trả lời được các câu hỏi liên quan đến việc so sánh số liệu thu thập được qua
nhiều năm, ví dụ như: tình hình biến động qua các thời kì, chuyển dịch đất đai, ….
Để trả lời được những câu hỏi như vậy, đòi hỏi phải lưu được dữ liệu thu thập qua
nhiều năm. Để giải quyết vấn đề này thì dữ liệu của một năm sẽ được lưu trữ trong
một bảng, sang năm mới dữ liệu mới sẽ được thu thập và lưu vào một bảng mới, số
liệu cũ sẽ trở thành dữ liệu lịch sử và vẫn được lưu giữ và được liên kết với nhau
thông qua các mã xã. Với cách lưu trữ này số liệu của các năm trước sẽ không bị
mất đi và việc truy xuất dữ liệu theo thời gian sẽ trở nên dễ dàng.
Việc xây dựng các bảng dữ liệu qua từng giai đoạn sẽ giúp cho nhà quản lý
theo dõi chặt chẽ tình hình biến động, chuyển dịch đất đai qua từng thời kì, từ đó
tham mưu cho UBND huyện có những giải pháp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
chính sách pháp luật cho phù hợp với tình hình trên địa bàn huyện.
Sau khi xây dựng xong bảng thuộc tính của bản đồ hiện trạng ta có một bản
bản đồ hiện trạng đầy đủ bao gồm dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính. Bảng dữ
liệu thuộc tính của bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thể hiện ở phần phụ lục.
- Bản đồ hành chính
21
Huyện Châu Thành gồm 11 xã và một thị trấn, bản đồ hành chính phải thể
hiện được các đặc trưng của một xã về tình hình lao động, sản xuất, dân số, …. Dựa
và yêu cầu đó xây dựng bảng thuộc tính bản đồ hành chính của huyện gồm các
trường được thể hiện như bảng 3.2.
Bảng 3.2: Cấu trúc cơ sở dữ liệu của bản đồ hành chính
Name
(tên trường)
Type
(kiểu
trường)
Width
(độ
rộng)
Decimalplaces
(chữ số sau dấu
phẩy)
Giải thích
STT Character 5 - Số thứ tự
Ma_xa Character 30 - Mã xã
Xa Character 30 - Tên xã
X Interger - -
Tọa độ X
trung tâm xã
Y Interger - -
Tọa độ Y
trung tâm xã
Huyen Character 20 - Tên huyện
Tỉnh Character 20 - Tên tỉnh
Cap_HC Character 10 -
Cấp hành
chính
Dan_so Float - - Dân số
Dien_tich Decimal 8 2
Diện tích
(Đvt: ha)
Mat_do_dan_so Float - -
Mật độ dân số
(Đvt:
người/km
2
)
Nam Float - -
Dân số nam
(Đvt: người)
Nu Float - -
Dân số nữ
(Đvt: người)
Ty_le_lao_dong_nu Float - -
Tỷ lệ lao động
nữ (Đvt:
người)
Ty_le_lao_dong_na
m
Float - -
Tỷ lệ lao động
nam (Đvt:
người)
Dat_NN Float - - Diện tích đất
nông nghiệp
22
(Đvt: ha)
Dat_o Float - -
Diện tích đất
ở (Đvt: ha)
Dat_chuyen_dung Float - -
Diện tích đất
chuyên dùng
(Đvt: ha)
Dat_chua_su_dung Float - -
Diện tích đất
chưa sử dụng
(Đvt: ha)
Thu_nhap Float - -
Thu nhập bình
quân trên đầu
người (Đvt:
nghìn đồng)
Ho_SX_nong_nghie
p
Float - -
Số hộ sản xuất
nông nghiệp
(Đvt: hộ)
Ho_SX_CN_dich_vu Float - -
Số hộ sản xuất
công nghiệp
dịch vụ (Đvt:
hộ)
Hộ_GD Float - -
Số hộ gia đình
(Đvt: hộ)
Dt_cay_hang_nam Float - -
Diện tích cây
hàng năm
(Đvt: ha)
Dt_cay_lau_nam Float - -
Diện tích cây
lâu năm (Đvt:
ha)
NTTS Float - -
Diện tích nuôi
trồng thủy sản
Nam_thu_thap Character 4 -
Năm thu thập
dữ liệu
23
Ngoài nhu cầu về quản lý, phân tích thông tin năm hiện tại thì số liệu của
những năm trước cũng là một nguồn tư liệu quý giá, là căn cứ quan trọng để đánh
giá phân tích thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện làm cơ sở
cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quản lý đất đai trên địa bàn, đồng
thời tham mưu cho lãnh đạo các ngành liên quan và chính quyền trong các vấn đề
kinh tế xã hội có liên quan đến công tác quản lý đất đai.
Sau khi xây dựng xong các trường thuộc tính, nhập dữ liệu ta có bản đồ hành
chính và các dữ liệu thuộc tính của nó, dữ liệu thuộc tính được thể hiện ở phần phụ
lục.
- Bản đồ thổ nhưỡng
Trong bản đồ thổ nhưỡng phải thể hiện được đầy đủ tính chất đất của từng
khoanh đất của huyện. Các trường đã xây dựng cho bản đồ thổ nhưỡng được thể
hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của bản đồ thổ nhưỡng
Name
(tên trường)
Type
(kiểu trường)
Width
(độ rộng)
Decimalplaces
(chữ số sau dấu phẩy)
Giải thích
Ky_hieu Character 15 -
Ghi mã các
loại đất theo
tính chất thổ
nhưỡng
Ten_dat_viet_nam Character 50 -
Tên Việt
Nam
Ten_dat_WRB2006 Character 50 -
Tên đất theo
phân loại
của FAO
Ma_huyen Character 50 - Mã huyện
Dientich Decimal 16 2
Ghi diện
tích các loại
đất (Đvt: ha)
Sau khi xây dựng xong các trường và nhập thuộc tính ta có bản đồ thổ nhưỡng
kèm theo dữ liệu thuộc tính của nó. Bảng dữ liệu thuộc tính của bản đồ thổ nhưỡng
được thể hiện ở phần phụ lục.
- Bản đồ mạng lưới giao thông
24
Bản đồ giao thông phải thể hiện được loại đường, chất lượng đường, độ rộng, chiều
dài, …. Dựa vào đó xây dựng bảng thuộc tính đường giao thông gồm các trường được
thể hiện như bảng 3.4.
Bảng 3.4: Cấu trúc cơ sở dữ liệu thuộc tính của đường giao thông
Name
(tên trường)
Type
(kiểu trường)
Width
(độ rộng)
Giải thích
Ten_duong Character 50 Tên đường
Ket_cau Character 20 Kết cấu tuyến đường
Ky_hieu Character 20 Ký hiệu
Ma_duong Character 20 Mã tuyến đường
Chatluongduong Character 50 Ghi chất lượng đường
Cap_loai Character 20 Cấp loại đường
Rong_m Float - Ghi chiều rộng đuờng (Đvt: m)
Dai_meters Float - Ghi chiều dài đường (Đvt: m)
Diem_dau Character 30 Điểm giới hạn đầu của tuyến đường
Diem_cuoi Character 30 Điểm giới hạn cuối của tuyến đường
Bảng dữ liệu thuộc tính của của đường giao thông được thể hiện ở phần phụ
lục.
Trong bản đồ giao thông còn phải thể hiện được các đoạn đường chi tiết cấp
xã trong địa bàn huyện làm cơ sở phát triển cơ sở dữ liệu như quản lý giá đất, quản
lý mạng lưới giao thông cấp xã, … trong bảng thuộc tính xây dựng các trường thể
hiện như ở bảng 3.5.
Bảng 3.5: Mạng lưới giao thông cấp xã.
Name
(tên trường)
Type
(kiểu trường)
Width
(độ rộng)
Giải thích
Doan_duong Character 20 Tên đoạn đường
Ma_xa Character 20 Mã xã
Ma_doan_duong Character 20 Mã đoạn đường
Ket_cau Character 20 Kết cấu
Ky_hieu Character 20 Ký hiệu đường
Ma_duong Character 20 Mã đường
Chatluongduong Character 50 Ghi chất lượng đường
25