Bài số: 87
Tên bài: Sơ sinh bất thường
Câu hỏi đã được phát triển từ các trường:
1. Trường thứ nhất:
1- Về định nghĩa thai non tháng, chọn một câu đúng nhất :
a) Khi trọng lượng thai lúc sanh dưới 2.000g.
b) Khi tuổi thai nhỏ hơn 280 ngày tính từ ngày kinh chót.
c) Khi tuổi thai dưới 37 tuần tính từ ngày kinh chót.
d) Khi chức năng hô hấp của trẻ chưa hoàn hảo lúc sanh ra.
e) Khi trẻ chưa tự sống được sau khi ra khỏi lòng tử cung.
2- Trẻ non tháng có tất cả những đặc điểm bên ngoài sau, ngoại trừ:
a) Tứ chi ở tư thế duỗi hơn là co.
b) Các nếp nhăn ở gan bàn chân chưa có nhiều.
c) Độ đàn hồi của sụn vành tai kém.
d) ở bé gái, âm vật và môi nhỏ bị che khuất bởi môi lớn.
e) ở bé trai, tinh hoàn chưa di chuyển xuống túi bìu.
3- Triệu chứng nào sau đây thường gặp ở trẻ non tháng ?
a) Trẻ cử động nhiều.
b) Da màu trắng bệch vì ít mạch máu dưới da.
c) Móng tay móng chân dài.
d) Tăng trương lực cơ.
e) Da có nhiều lông tơ và nhiều chất gây bám vào.
4- Phản xạ bú bắt đầu có vào khoảng thời điểm nào ?
a) 30 tuần tuổi.
b) 32 tuần tuổi.
c) 34 tuần tuổi.
d) 36 tuần tuổi.
e) 38 tuần tuổi.
5- Đặc điểm sinh lý nào sau đây không điển hình ở trẻ non tháng ?
a) Độ acid trong dạ dày cao.
b) Nồng độ prothrombin trong máu thấp.
c) Lớp mỡ dưới da kém phát triển nên dễ bị mất nhiệt.
d) Vàng da sau sanh thường nặng và kéo dài hơn so với trẻ đủ tháng.
e) Dễ bị hạ calci huyết.
6- Bệnh lý đáng ngại nhất ở trẻ sơ sinh non tháng là:
a) Hạ đường huyết.
b) Hạ calci huyết.
c) Vàng da kéo dài.
Bài số: 87
Tên bài: Sơ sinh bất thường
d) Xuất huyết tiêu hóa.
e) Bệnh màng trong.
7- Về chứng xơ hóa võng mạc ở trẻ sơ sinh, câu nào sau đây đúng ?
a) Rất hiếm khi gặp ở trẻ < 1.500g.
b) Nguyên nhân là do võng mạc bị thiếu oxy.
c) Có thể dự phòng bằng cách cho uống vitamin A liều cao.
d) Xảy ra khi cho bé thở oxy với nồng độ cao hơn 40% trong một thời gian
kéo dài.
e) Tất cả các câu trên đều đúng.
8- Các câu sau về chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng đều đúng, ngoại trừ:
a) Ngay sau sanh nên tiêm vitamin K1 để ngừa xuất huyết.
b) Không nên ủ ấm quá kỹ vì trẻ non tháng rất khó thoát nhiệt.
c) Cần thực hiện nghiêm túc quy tắc vô trùng khi chăm sóc trẻ.
d) Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất.
e) Nên cho mẹ tiếp xúc với con càng sớm càng tốt.
9- Đối với trẻ non tháng có trọng lượng trong khoảng 1.500g-2.000g, nhiệt độ lồng ấp thích
hợp nhất là:
a) 26° - 28°C.
b) 28° - 30°C.
c) 33° - 34°C.
d) 35° - 36°C.
e) 37°C.
Đáp án
1c 2d 3e 4c 5a 6e 7d 8b 9c
1- Về thai quá ngày, chọn một câu đúng nhất sau đây:
a) Được định nghĩa là khi tuổi thai quá 294 ngày tính từ kinh chót.
b) Tất cả thai quá ngày đều bị suy dinh dưỡng trong tử cung.
c) Có thể chẩn đoán chính xác dựa vào xét nghiệm cận lâm sàng.
d) Một trong những nguyên nhân có thể đưa đến thai quá ngày là do lượng
estrogen tăng nhiều trong giai đoạn cuối của thai kỳ.
e) Nếu đã chẩn đoán được là thai già tháng cần phải mổ lấy thai.
2- Thai già tháng có đặc điểm sinh lý nào sau đây ?
a) Hay kèm theo thiểu ối.
b) Dễ bị hạ đường huyết.
c) Máu thường bị cô đặc.
Bài số: 87
Tên bài: Sơ sinh bất thường
d) Nước ối thường tẩm nhuộm phân su.
e) Tất cả các câu trên đều đúng.
3- Biến chứng đường hô hấp có thể xảy ra cho trẻ già tháng là:
a) Viêm phổi trong tử cung.
b) Xuất huyết phổi.
c) Tràn khí màng phổi.
d) Cả a, b và c đều đúng.
e) Cả a, b và c đều sai.
4- Trên X quang, nếu thấy được điểm hóa cốt ở đầu trên xương chày, có thể kết luận tuổi
thai vào khoảng:
a) ≥ 34 tuần.
b) ≥ 36 tuần.
c) ≥ 38 tuần.
d) ≥ 40 tuần.
e) ≥ 42 tuần.
5- Thai già tháng có tất cả những đặc điểm lâm sàng sau đây, ngoại trừ:
a) Móng tay móng chân dài.
b) Cơ nhão.
c) Da khô, nhăn nheo, bị bong từng mảng.
d) Da ửng đỏ, lộ rõ các mạch máu dưới da.
e) Dây rốn xanh úa, khô, mủn.
6- Theo phân loại của Clifford, trẻ già tháng toàn thân gầy gò, ngực nhô, bụng lép, da khô,
tróc từng mảng được xếp là:
a) Già tháng độ I.
b) Già tháng độ II.
c) Già tháng độ III.
d) Già tháng độ IV.
e) Già tháng độ V.
7- Biến chứng thường hay xảy ra, đáng sợ nhất cho một trẻ già tháng là:
a) Dây rốn bị đứt lúc sổ thai.
b) Hít nước ối có lẫn phân su.
c) Nhiễm trùng.
d) Rối loạn điện giải.
e) Co giật do suy não.
8- Những câu sau về tiên lượng một trẻ già tháng đều đúng, ngoại trừ:
a) Tử vong chu sinh tăng gấp 2-4 lần so với trẻ sanh đủ tháng.
b) Tiên lượng tùy thuộc vào hiệu quả điều trị và chăm sóc sau sanh.
Bài số: 87
Tên bài: Sơ sinh bất thường
c) Trẻ già tháng không thể phát triển tâm sinh lý bình thường như trẻ đủ
tháng.
d) Trẻ già tháng - dù thể nhẹ - cũng dễ bị viêm hô hấp hơn so với nhóm trẻ
sanh đủ tháng.
e) Tiên lượng xấu đối với những thai quá ngày có trọng lượng lúc sanh <
2.500g.
Đáp án
1a 2e 3d 4c 5d 6c 7b 8c
1- Về định nghĩa sơ sinh suy dinh dưỡng trong tử cung, chọn câu đúng nhất sau đây:
a) Khi trọng lượng thai lúc sanh ra < 2.500g.
b) Khi thai sanh ra trong khoảng 38 - 42 tuần nhưng có trọng lượng <
2.500g.
c) Khi thai sanh ra có trọng lượng nhỏ hơn trọng lượng trung bình chung
của trẻ sơ sinh.
d) Khi thai sanh ra có trọng lượng và chiều dài nằm dưới đường bách
phân vị thứ 50 của đường biểu diễn Lubchenco.
e) Khi thai sanh ra có trọng lượng và chiều dài nằm dưới đường bách
phân vị thứ 10 của đường biểu diễn Lubchenco.
2- Về sơ sinh suy dinh dưỡng trong tử cung, chọn một câu đúng:
a) Đối với những thai sanh ra trước 38 tuần, rất khó nhận biết có suy dinh
dưỡng trong tử cung hay không.
b) Suy dinh dưỡng trong tử cung chỉ thấy trong thai quá ngày.
c) Nếu thai sanh ra sau tuần lễ thứ 42 của thai kỳ mà có trọng lượng <
2.500g kèm dấu hiệu suy thoái bánh nhau rõ thì tiên lượng rất xấu.
d) Nếu thai sanh ra trong khoảng 38 - 42 tuần mà có trọng lượng trên
2.500g thì không phải là bị suy dinh dưỡng trong tử cung.
e) Thai suy dinh dưỡng trong tử cung luôn luôn kèm theo sự chậm trưởng
thành của các cơ quan trong cơ thể.
3- Yếu tố nào sau đây có thể là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng bào thai ?
a) Nghiện thuốc lá.
b) Đa thai.
c) Tuổi tác của bà mẹ.
d) Tình trạng thiếu máu ở mẹ.
e) Tất cả các yếu tố trên đều đúng.
4- Nếu bà mẹ bị bệnh rubeola trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai bị chậm tăng trưởng trong tử
cung, có khả năng nhiều nhất thai sẽ thuộc dạng nào sau đây ?
Bài số: 87
Tên bài: Sơ sinh bất thường
a) Cả vòng đầu, chiều dài và cân nặng đều giảm.
b) Chỉ có trọng lượng giảm, chiều dài và vòng đầu bình thường.
c) Chỉ có vòng đầu giảm, chiều dài và cân nặng bình thường.
d) Chỉ có chiều dài giảm, vòng đầu và cân nặng bình thường.
e) Chỉ có vòng đầu và chiều dài giảm, cân nặng bình thường.
5- Nguyên nhân nào sau đây ít có khă năng nhất gây suy dinh dưỡng cân đối ?
a) Cao áp huyết mãn.
b) Hội chứng tiền sản giật trong tháng chót của thai kỳ.
c) Mẹ nghiện thuốc lá.
d) Mẹ suy dinh dưỡng nặng.
e) Mẹ bị nhiễm khuẩn trong 3 tháng đầu thai kỳ.
6- Tất cả những triệu chứng sau đây rất gợi ý đến tình trạng suy dinh dưỡng trong tử cung
ở một thai đủ ngày, ngoại trừ:
a) Đầu tương đối to hơn tứ chi.
b) Lớp mỡ dưới da mỏng.
c) Chất gây bám nhiều trên da.
d) Mặt nhăn nheo.
e) Trọng lượng lúc sanh < 2.500g.
7- Khi theo dõi khám thai, triệu chứng nào sau đây gợi ý nhiều nhất khả năng có suy dinh
dưỡng bào thai ?
a) Chiều cao mẹ ≤ 1,50 m.
b) Sờ nắn qua thành bụng thấy đầu thai nhi ọp ẹp.
c) Tim thai dao động.
d) Mẹ tăng cân chậm sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
e) Mẹ khai thai máy ít.
8- Xét nghiệm cận lâm sàng nào sau đây có giá trị giúp chẩn đoán tình trạng suy dinh
dưỡng bào thai ?
a) X quang tìm điểm hóa cốt của xương thai.
b) Định lượng creatinin trong nước ối.
c) Đo lường nồng độ protein trong máu mẹ.
d) Siêu âm đo kích thước thai và lượng nước ối.
e) Tất cả các câu trên đều đúng.
9- Biến chứng nào sau đây thường gặp ở những trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng bào thai?
a) Hạ đường huyết.
b) Hạ calci huyết.
c) Mất nước.
d) Rối loạn điện giải.
e) Tất cả các câu trên đều đúng.
Bài số: 87
Tên bài: Sơ sinh bất thường
10- Về hướng xử trí và điều trị trong suy dinh dưỡng bào thai, tất cả các câu sau đây đều
đúng, ngoại trừ:
a) Cần cho sanh sớm trong khoảng 34 - 36 tuần tất cả các trường hợp
được chẩn đoán có suy dinh dưỡng trong tử cung.
b) Cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và nghỉ ngơi của sản phụ.
c) Cần chuẩn bị phương tiện hồi sức tốt cho trẻ ngay lúc sanh ra.
d) Tốt nhất là nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.
e) Cần điều trị phòng chống nhiễm khuẩn bội nhiễm cho trẻ.
Đáp án
1e 2c 3e 4a 5b 6c 7d 8d 9e 10a
1- Về định nghĩa trẻ sơ sinh quá to, chọn một câu đúng nhất sau đây:
a) Khi trẻ sinh ra có trọng lượng > 3.500g.
b) Khi trẻ sinh ra có trọng lượng > 4.000g.
c) Khi trẻ sinh ra có hình dạng không cân đối, thân mình quá to so với đầu.
d) Khi trọng lượng sơ sinh quá giới hạn trên của biểu đồ cân nặng theo tuổi
thai.
e) Không có một định nghĩa chính xác cho thai quá to.
2- Đối với một trẻ sinh ra trong khoảng 38 tuần tuổi, trọng lượng bé phải đạt được bao
nhiêu thì mới gọi là thai to ?
a) > 3.000g.
b) > 3.200g.
c) > 3.500g.
d) > 3.800g.
e) > 4.000g.
3- Trẻ sơ sinh quá to do nguyên nhân nào sau đây có tiên lượng xấu nhất ?
a) Mẹ bị tiểu đường.
b) Do yếu tố di truyền (bố mẹ đều to lớn).
c) Mẹ béo phì.
d) Mẹ đa sản.
e) Dù do bất cứ nguyên nhân nào, tiên lượng thai to đều như nhau.
4- Đặc điểm sinh lý bệnh nào sau đây thường gặp ở trẻ sơ sinh quá to ?
a) Hạ đường huyết.
b) Hạ calci huyết.
c) Đa hồng cầu.
d) Vàng da nặng sau sanh.
e) Tất cả các câu trên đều đúng.
Bài số: 87
Tên bài: Sơ sinh bất thường
5- Đối với một trẻ sơ sinh đủ tháng có trọng lượng quá to, ngoài những rối loạn sinh hóa,
còn cần phải để ý đến biến chứng nào sau đây ?
a) Trẻ dễ mất nhiệt sau sanh.
b) Trẻ dễ bị sang chấn do sanh khó.
c) Trẻ dễ bị suy hô hấp do thiếu surfactan.
d) Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng sau sanh.
e) Tất cả các câu trên đều đúng.
6- Nồng độ calci huyết ở trẻ sơ sinh quá to đến mức nào thì cần phải điều trị ?
a) < 40 mg/L.
b) < 60 mg/L.
c) < 80 mg/L.
d) < 100 mg/L.
e) < 120 mg/L.
Đáp án
1d 2d 3a 4e 5b 6c
2. Trường thứ hai:
3. Trường thứ ba:
4. Trường thứ tư:
5. Trường thứ năm:
6. Trường thứ sáu:
7. Trường thứ bảy:
Bài số: 87
Tên bài: Sơ sinh bất thường
8. Trường thứ tám: