Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Ứng dụng định giá cổ phiếu nhờ mô hình SIM và APT vào xây dựng danh mục đầu tư và áp dụng tại BSC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.12 KB, 64 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các
loại chứng khoán trung và dài hạn. Khi tham gia vào thị trường mua bán và nắm
giữ chứng khoán các nhà đầu tư luôn kì vọng thu được lợi nhuận cao tuy nhiên
các chứng khoán luôn ẩn chứa rủi ro- là tính không chắc chắn trong nguồn lợi
tức mà nó mang lại cho người nắm giữ. Muốn tham gia vào cuộc chơi chứng
khoán, bạn phải là người biết chấp nhận rủi ro. Vì vậy, để tham gia vào thị
trường chứng khoán, mỗi nhà đầu tư cần phải chuần bị cho mình thông tin, kiến
thức, vốn tư bản và khả năng chấp nhận rủi ro trong đầu tư.
Các nhà đầu tư tham gia vào thị trường đều mong muốn đạt được mức lợi
nhuận kỳ vọng với một mức rủi ro nhất định. Để xác suất rủi ro xảy ra thấp nhất,
nhà đầu tư phải áp dụng nguyên tắc đó là nguyên tắc đa dạng hóa. Muốn đạt
được điều này, nhà đầu tư phải lập được một danh mục cho riêng mình. Đa dạng
hóa sẽ làm cho nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất. Khi nhà đầu tư
thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư, họ sẽ lập được một danh mục có mức
lợi nhuận kỳ vọng mong muốn ở mức rủi ro mà nhà đầu tư có thể chịu đựng.
Thiết lập danh mục tối ưu bằng phương pháp Markovit là phương pháp cổ
điển nhưng rất hiệu quả. Để thiết lập danh mục tối ưu cần xác định biên hiệu quả
mà trong thực tế do có nhiều tài sản rủi ro nên việc tính toán, ước lượng ma trận
hiệp phương sai để xác định biên hiệu quả rất phức tạp. Nếu lợi suất tài sản tuân
theo mô hình chỉ số đơn SIM hoặc mô hình đa nhân tố thì ta sẽ có phương pháp
lọc bớt số tài sản rủi ro ban đầu do đó mà việc xác định biên hiệu quả dễ dàng
hơn. Nếu lợi suất cổ phiếu tuân theo mô hình K nhân tố thì ta xác định K danh
mục nhân tố và dùng chúng phỏng theo bất cứ tài sản nào. Như vậy, K danh mục
nhân tố cảm sinh ra toàn bộ các danh mục theo nghĩa phỏng theo mà trong đó có
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
1
Chuyên đề tốt nghiệp
cả danh mục hiệu quả. Thay vì xác định ma trận hiệp phương sai ta quy về xác
định K danh mục nhân tố và coi K danh mục nhân tố là tài sản rủi ro tổ hợp


chúng lại để tìm biên hiệu quả từ đó thiết lập được danh mục tối ưu. Nếu lợi suất
tài sản tuân theo mô hình chỉ số đơn thì ta sẽ xác định danh mục tiếp tuyến thông
qua thuật toán EGP (Elton – Gruber – Padbercy).
Trong quá trình tìm hiểu và thực tập tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển (BSC), Phòng Đầu tư và Tư vấn tài chính có đưa ra đề nghị
thiết lập danh mục tối ưu bằng phương pháp toán. Và áp dụng thực tế tại BSC
nên em đã chọn chuyên đề thực tập “ Ứng dụng định giá cổ phiếu nhờ mô hình
SIM và APT vào xây dựng danh mục đầu tư và áp dụng tại BSC”
Chuyên đề thực tập gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về đầu tư chứng khoán và danh mục đầu tư chứng
khoán. Chương này trình bày tổng quan kiến thức về chứng khoán và đầu tư
chứng khoán.
Chương 2: Lí thuyết lựa chọn danh mục tối ưu. Chương này trình bày các lí
thuyết ứng dụng để thiết lập danh mục tối ưu.
Chương 3: Xây dựng mô hình xác định danh mục đầu tư chứng khoán và áp
dụng tại BSC. Chương này trình bày quá trình lựa chọn chứng khoán để lập danh
mục, hai phương pháp định giá cổ phiếu SIM và APT để lọc đầu vào cho phương
pháp Markovit và so sánh, phân tích hai danh mục tối ưu tìm được.
Trong thời gian thực tập chuyên ngành tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển em đã được sự giúp đỡ rất tận tình của các anh chị trong
Phòng Đầu tư và Tư vấn Tài chính công ty BSC. Em xin chân thành cảm ơn Ban
giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty BSC, đặc biệt là Phòng
Đầu tư và Tư vấn Tài chính đã tạo cơ hội và điều kiện cho em được thực tập
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
2
Chuyên đề tốt nghiệp
chuyên ngành tại quý công ty, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
việc tìm hiểu về các nghiệp vụ của công ty, các tài liệu chuyên ngành và được
tiếp cận với thực tế của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Toán Kinh tế

đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực tập. Đặc biệt, em xin
chân thành cảm ơn Giảng viên TS. Ngô Văn Thứ - Trưởng Bộ môn Toán Tài
Chính - Khoa Toán Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình, giúp đỡ để em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
3
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
VÀ DANH MỤC ĐẦU TƯ
I. CHỨNG KHOÁN VÀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Chứng khoán là hàng hóa của thị trường chứng khoán. Đó là những tài sản tài
chính vì nó mang lại thu nhập và khi cần người sở hữu nó có thể bán để thu tiền
về. Theo sự phát triển của thị trường hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng.
Nói chung, người ta phân chia chứng khoán làm bốn nhóm chính: Cổ phiếu, trái
phiếu, các công cụ chuyển đổi và chứng khoán phái sinh.
1. Cổ phiếu
Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc
bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ
phiếu đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần.
Theo tính chất của các quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đông, có hai
loại cổ phiếu cơ bản: cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi.
1.1. Phân loại cổ phiếu
a. Cổ phiếu phổ thông
Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu điển hình nhất. Nếu một công ty chỉ được
phép phát hành một loại cổ phiếu, nó sẽ phát hành cổ phiếu phổ thông. Cổ phiếu
phổ thông mang lại những quyền sau cho cổ đông.
Quyền hưởng cổ tức
Cổ tức là phần lợi nhuận của công ty dành để trả cho những người chủ sở

hữu. Cổ tức có thể trả bằng tiền hoặc cũng có thể trả bằng cổ phiếu mới.
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
4
Chuyên đề tốt nghiệp
Cổ phiếu phổ thông không quy định mức cổ tức tối thiểu hay tối đa mà cổ
đông được nhận. Việc có trả cổ tức hay không, tỉ lệ và hình thức chi trả cổ tức
cho cổ đông là tùy thuộc vào kết quả và chính sách của công ty và do hội đồng
quản trị quyết định. Vì thế, thu nhập mà cổ phiếu phổ thông mang lại cho cổ
đông là thu nhập không cố định. Khi công ty phải thanh lí tài sản, cổ đông phổ
thông là những người cuối cùng được nhận những gì còn lại(nếu có) sau khi
công ty trả xong các nghĩa vụ như thuế, nợ và cổ phiếu ưu đãi.
Quyền mua cổ phiếu mới
Khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới để tăng vốn, các cổ đông hiện
đang nắm giữ cổ phiếu phổ thông có quyền được mua trước cổ phiếu mới, trước
khi đợt phát hành được chào bán ra công chúng, trong một thời hạn nhất đinh.
Lượng cổ phiếu mới được phép mua theo quyền này tương ứng với tỉ lệ cổ phiếu
đang nắm giữ. Như vậy, quyền này cho phép cổ đông hiện hữu duy trì tỉ lệ sở
hữu của mình trong công ty sau khi công ty đã tăng thêm vốn.
Mỗi cổ phiếu đang nắm giữ mang lại cho cổ đông một quyền mua trước. Số
lượng quyền cần có để mua một cổ phiếu mới sẽ được quy định cụ thể trong
từng đợt chào bán, cùng với giá mua, thời hạn của quyền và ngày phát hành cổ
phiếu mới.
Cổ phiếu bán theo quyền thường có mức giá thấp hơn so với giá thị trường
hiện hành. Khi cổ đông thực hiện quyền, công ty sẽ huy động được thêm vốn..
Nếu cổ đông không muốn thực hiện quyền thì họ có thể bán quyền trên thị
trường.
Quyền bỏ phiếu
Cổ đông phổ thông có quyền bỏ phiếu bầu và ứng cử vào các chức vụ quản lí
trong công ty; có quyền tham gia các đại hội cổ đông và bỏ phiếu quyết định các
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46

5
Chuyên đề tốt nghiệp
vấn đề quan trọng của công ty. Nếu không tham dự được, cổ đông thường có thể
ủy quyền cho người khác thay mặt họ biểu quyết, theo chỉ thị của họ hoặc tùy ý
người được ủy quyền.
Tuỳ theo quy định, mỗi cổ đông có thể được bỏ số phiếu tối đa cho mỗi ứng
cử viên bằng số cổ phiếu nắm giữ, hoặc được dồn toàn bộ số phiếu có thể chi
phối( bằng tổng số phiếu nhân với số ứng cử viên) để bầu cho một ( hoặc hơn),
tuy có ít phiếu bầu nhưng họ lại có thể tập trung phiếu để tăng thêm giá trị quyền
bổ phiếu của mình.
Ngoài những quyền lợi cơ bản về kinh tế trên đây, cổ đông phổ thông còn có
những quyền lợi pháp lí khác nữa, như quyền được kiểm tra số sách của công ty
khi cần thiết, quyền được yêu cầu triệu tập đại hội cổ đông bất thường….
b. Cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi dành cho cổ đông những ưu đãi so với cổ đông phổ thông.
Kiểu ưu đãi lâu đời nhất và phổ biến nhất là ưu đãi về cổ tức.
Cổ phiếu ưu đãi cổ tức ấn định một tỉ lệ cổ tức tối đa so với mệnh giá, hay
một mức cổ tức tuyệt đối tối đa. Trong điều kiện công ty hoạt động bình thường,
cổ đông cổ tức ưu đãi sẽ hưởng mức cổ tức này, vì thế thu nhập từ cổ tức của cổ
phiếu ưu đãi nói chung là cố đinh. Đổi lại điều đó, cổ đông ưu đãi không được
tham gia bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của công ty.
Trong trường hợp công ty không có đủ lợi nhuận để trả theo tỉ lệ đó, công ty
sẽ trả theo khả năng có thể. Đặc biệt khi thua lỗ, công ty có thể không trả cổ tức
ưu đãi, nhưng một khi cổ đông ưu đãi chưa được trả cổ tức thì cổ đông phổ
thông cũng chưa được trả. Trong trường hợp công ty thanh lí tài sản, cổ đông ưu
đãi được nhận lại vốn trước cổ đông phổ thông nhưng sau người có trái phiếu.
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
6
Chuyên đề tốt nghiệp
Cổ phiếu ưu đãi cũng có thể kèm theo đó những điều khoản để tăng thêm tính

hấp dẫn của nó như:
Cổ phiếu ưu đãi cộng dồn quy định rằng nếu chưa trả cổ tức cho cổ
đông ưu đãi thì xem như công ty còn mắc nợ, cho đến khi nào có đủ lợi nhuận để
trả và tất nhiên cho tới khi đó cổ đông phổ thông mới nhận được cổ tức.
Cổ phiếu ưu đãi tham dự cho phép cổ đông ưu đãi được tham chia sẻ
thành quả hoạt động của công ty khi công ty làm ăn phát đạt. Cổ đông sẽ nhận
lượng cổ tức cao hơn mức tối đa đã quy định nếu cổ tức trả cho cổ đông thường
vượt quá một mức nhất định.
Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi cho phép cổ đông, trong những điều
kiện cụ thể có thể chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi thành cổ phiếu thường, thường là
trong điều kiện công ty làm ăn phát đạt.
Ngoài cổ phiếu ưu đãi về cổ tức, còn có thể có cổ phiếu ưu đãi về quyền bỏ
phiếu ( được nhiều phiếu bầu hơn) hay được quyền đòi lại vốn góp( theo Luật
daonh nghiệp Việt Nam).
1.2. Lợi tức cổ phiếu
Người nắm giữ cổ phiếu có thể kì vọng ở tài sản tài chính này hai nguồn lợi
tức tiềm năng là cổ tức và lãi vốn.
a. Cổ tức
Cổ tức là một phần trong lợi nhuận của doanh nghiệp dành chia cho cổ đông
được gọi là thu nhập của cổ đông. Trừ trường hợp cổ phiếu ưu đãi, nói chung cổ
tức là không cố định. Tuy nhiên, mức cổ tức cao hay thấp cũng như tính chất ổn
định tương đối của việc chi trả cổ tức giữa các ngành và các công ty trong từng
ngành có sự khác nhau.
b. Lãi vốn
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
7
Chuyên đề tốt nghiệp
Lãi vốn là khoản chênh lệch giữa giá thu được khi bán cổ phiếu và giá đã mua
vào. Lãi vốn cấu thành một phần quan trọng trong tổng lợi tức mà cổ phiếu đem
lại cho cổ đông. Tuy nhiên, chỉ khi nào giá cổ phiếu tăng lên thì mới có lãi vốn.

Nếu giá cổ phiếu giảm xuống thì sẽ gây tổn thất (lỗ vốn). Người đầu tư vì thế
phải quan tâm tới khả năng tăng giá của cổ phiếu.
Giữa mức cổ tức được chi trả và khả năng tăng giá của cổ phiếu không có mối
liên hệ cố định. Có hai loại cổ phiếu có mức chi trả cổ tức cao và ổn định, nhưng
lại kém tiềm năng tăng giá. Trái lại có loại cổ phiếu trả cổ tức thấp, thậm chí
không trả cổ tức, nhưng lại hứa hẹn tiềm năng tăng giá mạnh. Tùy theo mục tiêu
và mức độ chấp nhận rủi ro của từng người, người đầu tư có thể lựa chọn mua
những loại cổ phiếu mà những đặc điểm về khả năng đem lại lợi tức là khác
nhau. Nếu nhìn nhận từ giác độ khả năng đem lại lợi tức, cổ phiếu bao gồm các
loại sau:
Cổ phiếu thượng hạng là cổ phiếu do những công ty có thành
tích lâu dài và liên tục về lợi nhuận và chi trả cổ tức phát hành. Đó là cổ phiếu
của những công ty lớn, có tên tuổi, ổn định và trưởng thành, có tiểm lực tài chính
to lớn. Loại cổ phiếu này ít khi bị mất giá, nhưng không nhất thiết là giá sẽ tăng
mạnh, đồng thời cổ tức được chi trả ổn định và tăng đều đặn.
Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu của một công ty có doanh số,
thu nhập và thị phần đang tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ của nền kinh tế nói
chung và nhanh hơn mức trung bình cả ngành. Công ty này thường quan tâm đến
việc mở rộng và đến lĩnh vực nghiên cứu, phát triển, do đó nó thường giữ lại
phần lớn lợi nhuận để tái tài trợ cho mở rộng và nghiên cứu, cũng vì thế cổ tức
thường được trả với tỉ lệ thấp hoặc không trả. Tuy nhiên loại cổ phiếu này có
tiềm năng tăng giá mạnh.
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
8
Chuyên đề tốt nghiệp
Cổ phiếu phòng vệ là cổ phiếu của những công ty có sức chống
đỡ với suy thoái. Đặc trưng của những công ty này là mức độ ổn định của chúng
trong những thời kì mà toàn bộ nền kinh tế suy thoái. Đó thường là những công
ty kinh doanh các sản phẩm thiết yếu như thuốc là, nước giải khát, bánh kẹo và
thực phẩm. Loại cổ phiếu này có mức chi trả cổ tức ổn định và vào thời kì đi

xuống của nền kinh tế khi các cổ phiếu khác suy giảm thì loại cổ phiếu này
không bị mất giá. Song khi nền kinh tế phát đạt và các cổ phiếu khác tăng giá thì
loại cổ phiếu này cũng lại khó tăng giá hơn.
Cổ phiếu thu nhập là cổ phiếu của những công ty trả lãi cao hơn
mức trung bình. Loại cổ phiếu này nói chung có sức hấp dẫn đối với những
người mua cổ phiếu để có thu nhập thường xuyên, đặc biệt là người già và người
về hưu nhưng nó cũng không có tiềm năng tăng giá. Thường đây là cổ phiếu của
những công ty thuộc lĩnh vực công ích.
Cổ phiếu chu kì là cổ phiếu của những công ty có mức lợi nhuận
biến đổi theo chu kì kinh doanh. Khi điều kiện kinh doanh tốt lên, khả năng thu
lợi nhuận của công ty phục hồi, giá cổ phiếu thường của công ty tăng. Khi điều
kiện kinh doanh xấu đi, kinh doanh sa sút mạnh, lợi nhuận giảm và do đó giá cổ
phiếu cũng giảm. Các ngành kinh doanh có tính chu kì là thép, xi măng, máy
công cụ và ôtô…
Cổ phiếu thời vụ là cổ phiếu của những công ty mà thu nhập của
nó có khuynh hướng biến động theo thời vụ, mà tiêu biểu là công ty bán lẻ.
Doanh số và lợi nhuận của những công ty này thường tăng lên vào những thời
điểm nhất định trong năm (như dịp khai, giảng, giáng sinh…)
1.3. Rủi ro của cổ phiếu
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
9
Chuyên đề tốt nghiệp
Rủi ro của một công cụ tài chính nói chung, và điển hình là cổ phiếu, được
hiểu là tính chất không chắc chắn trong nguồn lợi tức mà nó mang lại cho người
nắm giữ.
Những lực lượng góp phẩn tạo nên những thay đổi trong lợi tức - giá hoặc cổ
tức (lãi) - cấu thành các yếu tố của rủi ro. Một số những yếu tố ảnh hưởng này là
từ bên ngoài công ty, không thể kiểm soát và tác động tới một số lớn chứng
khoán. Một số ảnh hưởng khác là từ bên trong, có thêt kiểm soát ở một mức độ
lớn. Trong đầu tư, loại yếu tố thứ nhất được gọi là nguồn rủi ro hệ thống. Trái lại

loại yếu tố thứ hai - những yếu tố nội tại, kiểm soát được và phần nào chỉ riêng
có đối với các ngành hay các công ty, được gọi là nguồn rủi ro không hệ thống.
Rủi ro hệ thống là phần trong biến động tổng thể của lợi nhuận gây ra bởi
những yếu tố tác động tới giá cả của tất cả các chứng khoán. Những biến đổi về
kinh tế, chính trị và xã hội là những nguồn rủi ro hệ thống. Hiệu ứng của chúng
làm cho giá của hầu hết các cổ phiếu thường riêng lẻ và hầu hết các trái phiếu
riêng lẻ cùng chuyển động theo một hướng. Nói cách khác, khoảng một nửa
trong tổng số rủi ro của một cổ phiếu thường trung bình là rủi ro hệ thống.
Rủi ro không hệ thống là phần của tổng rủi ro chỉ xảy ra với riêng một ngành
hay một hãng. Các yếu tố như năng lực quản lí, những ưu tiên tiêu dùng, các
cuộc bãi công gây ra những biến động hệ thống của lợi nhuận trong một công ty.
Các yếu tố không hệ thống về cơ bản là độc lập với các yếu tố tác động đến thị
trường chứng khoán nói chung. Vì những yếu tố này tác động đến một công ty
nên chúng phải được khảo sát riêng biệt cho từng công ty.
Rủi ro là điều không thể loại bỏ hoàn toàn, xét trên tổng thể thị trường và
trong dài hạn. Song mỗi cá nhân người đầu tư hay tổ chức đầu tư có thể áp dụng
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
10
Chuyên đề tốt nghiệp
một hay nhiều trong số những biện pháp sau đây để giảm thiểu rủi ro của việc
đầu tư cổ phiếu:
Lựa chọn những cổ phiếu riêng lẻ
Quyết định đầu tư vào cổ phiếu nào là kết quả của quá trình thu thập và phân
chính trị thế giới, những biến số kinh tế vĩ mô trong nước(GDP, thu nhập quốc
dân bình quân đầu người, làm phát, năng suất lao đông…), cho tới những vấn đề
của ngành và cuối cùng là tình hình của công ty phát hành. Ngoài ra, lựa chọn
một cổ phiếu riêng lẻ còn liên quan tới những thông số cá nhân của người đầu tư
như khả năng về tài chính, mục tiêu đầu tư, mức độ chấp nhận rủi ro…
Thiết lập danh mục đầu tư hoặc mua chứng chỉ quỹ đầu tư
Khi phối hợp nhiều cổ phiếu (hoặc cổ phiếu và trái phiếu hay các công cụ

khác nữa) trong cùng một danh mục thì hiệu ứng tổng thể là tổng rủi ro của danh
mục đầu tư giảm xuống. Đó là một phương pháp quản lí rủi ro hữu hiệu. Tuy
nhiên phương thức này sẽ không phù hợp với những nhà đầu tư có lượng vốn để
đầu tư không đủ lớn. Khi đó có một cách thay thế là mua chứng chỉ quỹ đầu tư
thay vì mua các cổ phiếu riêng lẻ để thiết lập danh mục. Đây là phương thức đầu
tư có thể giúp cho người đầu tư cá nhân dù với số vốn không lớn, vẫn cố thể
được hưởng lợi ích của việc đa dạng hóa danh mục đầu tư và năng lực quản lí
chuyên nghiệp đồng thời giảm được chi phí giao dịch.
Sử dụng các công cụ phái sinh
Một trong những chức năng kinh tế của các công cụ phái sinh là rào chắn rủi
ro, bảo vệ lợi nhuận của những công cụ cơ sở. Vì thế, khi dự đoán giá tăng hay
giảm và để bảo vệ được lợi nhuận của các tài sản đang nắm giữ hoặc tìm cách
kiếm lợi với tỷ suất lợi nhuận cao, các nhà đầu tư có thể sử dụng các công cụ
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
11
Chuyên đề tốt nghiệp
phái sinh như quyền chọn mua, quyền chọn bán, các hợp đồng tương lai và
những chiến lược đi kèm nó
2. Trái phiếu
Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành
(người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán môt khoản tiền xác
định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho
vay ban đầu khi nó đáo hạn.
Những đặc trưng quan trọng của trái phiếu:
Người phát hành
Có hai loại người phát hành chính là Chính phủ và công ty. Chính Phủ là
người phát hành đáng tin cậy nhất do có những điều kiện đảm bảo cao nhất cho
việc hoàn trả gốc và lãi. Còn trong khu vực công ty thì người phát hành có nhiều
loại, mỗi loại có khả năng khác nhau trong việc đáp ứng các nghĩa vụ đã thỏa
thuận với người cho vay. Nói cách khác, có thể coi rủi ro thanh toán của trái

phiếu Chính phủ là bằng không, còn các trái phiếu công ty khác nhau có mức độ
rủi ro thanh toán khác nhau.
Ngoài rủi ro thanh toán, trái phiếu Chính phủ vẫn phải chịu các loại rủi ro
khác giống bất kì một trái phiếu công ty nào như rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát…
Thời hạn
Thời hạn của một trái phiếu là ngày chấm dứt sự tồn tại của khoản nợ, người
phát hành sẽ thu hồi trái phiếu bằng cách hoàn trả khoản vay gốc. Thời hạn này
cũng còn được gọi là thời gian đáo hạn của trái phiếu.
- Thời gian đáo hạn cho biết khoảng thời gian mà người nắm giữ trái phiếu
có thể mong đợi nhận được các khoản thanh toán lãi định kì và cho biết số năm
trước khi khoản vay gốc được hoàn trả toàn bộ.
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
12
Chuyên đề tốt nghiệp
- Lợi tức của một trái phiếu tuỳ thuộc vào thời hạn của nó.
- Giá của trái phiếu sẽ biến đổi trong thời hạn của nó khi lãi suất trên thị
trường thay đổi. Nếu các yếu tố khác không thay đổi thời gian đáo hạn càng dài
tính biến động giá của trái phiếu càng lớn trước một sự thay đổi của lãi suất thị
trường.
Mệnh giá và lãi suất cuống phiếu
Mệnh giá của một trái phiếu là khối lượng tiền được ghi trên mặt trái phiếu
mà người phát hành đồng ý hoàn trả cho người nắm giữ trái phiếu tại thời điểm
đáo hạn.
Lãi suất cuống phiếu là lãi suất mà người phát hành đồng ý trả mỗi năm. Khối
lượng lãi hàng năm được trả cho người sở hữu trái phiếu trong suốt thời hạn của
trái phiếu được gọi là lãi cuống phiếu. Lãi suất cuống phiếu đem nhân với mệnh
giá trái phiếu sẽ cho lãi cuống phiếu.
Người nắm giữ trái phiếu nhận được tiền lãi do mua trái phiếu với giá thấp
hơn nhiều so với mệnh giá của nó. Khi trái phiếu đáo hạn, lãi sẽ được trả chính
bằng khoản chênh lệch giữa mệnh giá trái phiếu và giá đã trả để mua trái phiếu

đó.
Cũng có trái phiếu có lãi suất thả nổi với lãi suất cuống phiếu được định kì ấn
định lại theo một chuẩn nào đó được định trước.
Ngoài ra, lãi suất cuống phiếu còn chỉ ra mức độ mà theo đó giá của trái phiếu
sẽ chịu tác động của những thay đổi của lãi suất. Nếu các yếu tố khác không đổi,
lãi suất cuống phiếu càng cao giá trái phiếu càng ít thay đổi trước một thay đổi
của lãi suất. Kết quả là lãi suẩt cuống phiếu và thời gian đáo hạn có những hiệu
ứng ngược chiều với tính biến động giá của một trái phiếu.
2.1. Phân loại trái phiếu
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
13
Chuyên đề tốt nghiệp
Trái phiếu vô danh là trái phiếu không mang tên trái chủ cả trên chứng chỉ
cũng như trên sổ sách của người phát hành. Những phiếu trả lãi đính theo tờ
chứng chỉ và khi đến hạn trả lãi người giữ trái phiếu chỉ việc xé ra và mang tới
ngân hàng nhận lãi, khi trái phiếu đáo hạn người nắm giữ nó mang chứng chỉ tới
ngân hàng để nhận lại khoản cho vay.
Trái phiếu ghi danh là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ trên
chứng chỉ và trên sổ sách của người phát hành. Hình thức ghi danh có thể chỉ
thực hiện cho phần vốn gốc cũng có thể là ghi danh toàn bộ cả gốc và lãi. Dạng
ghi danh toàn bộ mà đang ngày càng phổ biến là hình thức ghi sổ. Trái phiếu ghi
sổ hoàn toàn không có dạng vật chất, quyền sở hữu được xác nhận bằng việc lưu
giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trên máy tính.
Trái phiếu Chính phủ là những trái phiếu do Chính phủ phát hành. Chính phủ
phát hành trái phiếu nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách; tài trợ cho các
công trình công ích hoặc làm công cụ điều tiết tiền tệ. Lãi suất của trái phiếu
Chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các
công cụ nợ khác cùng kì hạn.
Trái phiếu công ty là những trái phiếu do các công ty phát hành để vay vốn
dài hạn. Trái phiếu công ty cũng có nhiều loại: Trái phiếu có đảm bảo (được đảm

bảo bằng các tài sản thế chấp cụ thể), trái phiếu không đảm bảo ( chỉ được đảm
bảo bằng uy tín công ty, khi công ty phá sản thì trái chủ của trái phiếu này được
giải quyết quyền lợi sau các trái chủ có đảm bảo nhưng trước các cổ đông), trái
phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu có thể mua lại (cho phép người phát hành
trong những trường hợp nhất định có thể mua lại toàn bộ hay một phần số trái
phiếu đã phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn), trái phiếu có thể bán lại (cho
phép người mua trái phiếu trong những trường hợp nhất định có thể bán lại trái
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
14
Chuyên đề tốt nghiệp
phiếu cho người phát hành để thu hồi vốn trước khi trái phiếu đáo hạn), trái
phiếu có thể chuyển đổi ( cho phép trái chủ trong những điều kiện nào đó có thể
đổi lấy cổ phiếu thường theo tỉ lệ và mức giá ấn định).
2.2. Những nguồn lợi tức tiềm năng của trái phiếu
a. Tiền lãi định kì
Khoản này được quy định từ đầu và không thay đổi bởi lãi suất cuống phiếu
cho đến khi trái phiếu đáo hạn.
b. Lãi của lãi
Lãi của lãi là khoản có được do tái đầu tư các khoản thanh toán lãi định kì. Bộ
phận này của tổng lợi tức phụ thuộc vào lãi suất tái đầu tư, tứclà thay đổi theo lãi
suất thị trường.
c. Chênh lệch giá
Đây là khoản chênh lệch giữa mức giá mua trái phiếu và giá nhận được khi
trái phiếu đáo hạn hoặc bị mua lại trước khi đáo hạn. Khoản này có thể âm,
dương tùy theo chiều hướng biến động của giá trái phiếu.
2.3. Rủi ro điền hình của trái phiếu
a. Rủi ro lãi suất thị trường
Là rủi ro giá của trái phiếu thay đổi khi lãi suất thị trường dao động. Nếu trái
phiếu được nắm giữ tới khi đáo hạn thì không có rủi ro này.
b. Rủi ro tái đầu tư

Là rủi ro cũng bắt nguồn từ biến động của lãi suất thị trường nhưng tác động
tới lợi tức các khoản tái đầu tư từ tiền lãi nhận được định kì.
c. Rủi ro thanh toán
Đây là rủi ro xảy ra khi phía người phát hành trái phiếu mất khả năng thanh
toán.
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
15
Chuyên đề tốt nghiệp
d. Rủi ro lạm phát
Rủi ro này xảy ra khi các khoản thanh toán cố định của trái phiếu bị giảm sức
mua do tình trạng lạm phát trong nền kinh tế.
Tất cả rủi ro này đều có nghĩa là khoản thu nhập dự kiến nhận được từ một
khoản đầu tư vào trái phiếu là không chắc chắn.
3. Chứng chỉ quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư là quỹ hình thành từ vốn góp của người đẩu tư để đầu tư vào các
loại chứng khoán. Chứng chỉ quỹ đầu tư là chứng chỉ do quỹ đầu tư phát hành ra
công chúng nhằm huy động vốn. Ngoài ra, quỹ đầu tư còn có thể huy động vốn
dưới dạng bán các cổ phần quỹ đầu tư. Thay vì đầu tư trực tiếp vào chứng khoán
người đầu tư mua cố phần hoặc chứng chỉ quỹ, nhờ đó mà tính chuyên nghiệp
của hoạt động đầu tư cao hơn, tuy nhiên tất cả người đầu tư vào một quỹ đều
hưởng lợi suất như nhau.
3.1. Phân loại quỹ đầu tư
Dựa trên hình thái vận động của vốn, có thể chia thành quỹ đóng và quỹ mở:
- Quỹ đóng có chứng chỉ hay cổ phần quỹ chỉ phát hành một lần duy nhất
với số lượng xác định, sau khi phát hành quỹ sẽ không mua lại hay phát hành bổ
sung. Người đầu tư muốn giao dịch cổ phần hay chứng chỉ quỹ sẽ tiến hành trên
thị trường chứng khoán tập trung.
- Quỹ mở liên tục phát hành cổ phiếu hay chứng chỉ ra công chúng với số
lượng không hạn chế, sau khi phát hành quỹ sẵn sàng mua lại cổ phần hay chứng
chỉ mỗi khi người đầu tư muốn bán. Người đầu tư không giao dịch chứng chỉ hay

cổ phần trên thị trường thứ cấp mà giao dịch thẳng với quỹ hoặc đại lí ủy quyền
của quỹ.
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
16
Chuyên đề tốt nghiệp
3.2. Ưu điểm của chứng chỉ - cổ phần quỹ đầu tư
- Giúp người đầu tư đa dạng hóa đầu tư để giảm thiếu tổng rủi ro mà chỉ cần
lượng vốn đầu tư khiêm tốn.
- Tránh được những giao dịch nhỏ mà phí giao dịch lại lớn đồng thời lại tận
dụng được kĩ năng đầu tư chuyên nghiệp của người quản lí quỹ.
- Giúp mỗi nhà đầu tư có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó như: tránh thuế,
bảo toàn vốn, tăng trưởng vốn hay có thu nhập thường xuyên. Ngoài ra còn được
hưởng nhiều dịch vụ cho người thụ hưởng.
3.3. Nguồn lợi tức tiềm năng của chứng chỉ - cổ phần quỹ đầu tư
- Nhận cổ tức của quỹ. Khoản này được chi trả từ số thu nhập của các
khoản đầu tư của quỹ như: cổ tức co rphiếu, tiền lãi từ trái phiếu…
- Nhận được khoản lợi vốn ( hoặc bị lỗ vốn) khi nhà quản lí quỹ bán ra một
phần trong danh mục đầu tư để thu lợi nhuận.
- Được hưởng lợi từ những thay đổi có lợi trong giá trị thị trường.
4. Chứng khoán có thể chuyển đổi
Chứng khoán có thể chuyển đổi là những chứng khoán cho phép người nắm
giữ nó, tùy theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định, có thể đổi nó lấy
một chứng khoán khác.
Thông thường có cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu được chuyển đổi thành cổ
phiếu thường.
4.1. Ưu điểm của chứng khoán chuyển đổi
- Nhà đầu tư có kinh nghiệm sử dụng chứng khoán chuyển đổi để rào chắn
rủi ro trước những dao động của giá thị trường.
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
17

Chuyên đề tốt nghiệp
- Chứng khoán chuyển đổi đem lại tiềm năng về một khoản lợi vốn thông
qua sự tăng giá của cổ phiếu phổ thông, đồng thời một sự bảo vệ khi giá thị
trường của cổ phiếu phổ thông rơi xuống dưới giá trị chuyển đổi.
- Lãi nhận được từ trái phiếu chuyển đổi nói chung cao hơn cỏ tức do cổ
phiếu tương đương trả.
- Các chứng khoán chuyển đổi có tác dụng bảo vệ trong trường hợp lạm
phát và giá thị trường của cổ phiếu phổ thông và cả trái phiếu chuyển đổi đều
tăng lên cùng với lạm phát.
4.2. Bất lợi của chứng khoán chuyển đổi
- Lợi suất của chứng khoán chuyển đổi thường thấp hơn so với trái phiếu
thông thường.
- Trong trường hợp phải thanh lí, trái phiếu chuyển đổi đứng sau các khoản
nợ khác của công ty phát hành về thứ tự ưu tiên đòi tài sản. Rủi ro tùy thuộc vào
sức mạnh tổng thể của công ty phát hành.
- Khi lãi suất thị trường giảm thì rủi ro trái phiếu chuyển đổi bị công ty phát
hành gọi mua lại sẽ tăng lên. Khi đó công ty phát hành có thể tái tài trợ các công
cụ chuyển đổi của mình bằng những khoản nợ khác rẻ hơn.
- Các nhà đầu tư có thể gặp rủi ro pha loãng cổ phiếu phổ thông của công ty
khi giá trị của cổ phiếu phổ thông giảm sút do lượng cổ phiếu phổ thông lưu
hành bị tăng lên do chuyển đổi hay do có những phát hành cổ phiếu phổ thông
mới.
- Nếu xảy ra sự thâu tóm đối với công ty phát hành bằng hình thức vay để
mua, các nhà đầu tư có thể chỉ còn lại những chứng khoán không thể chuyển đổi
được, có lợi suất thấp hơn các khoản nợ khác của công ty.
5. Chứng khoán phái sinh
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
18
Chuyên đề tốt nghiệp
5.1. Quyền mua cổ phần

Quyền mua cổ phần là quyền ưu tiên mua trước dành cho các cổ đông hiện
hữu của một công ty cổ phần được mua một số lượng cổ phần trong một đợt phát
hành cổ phiếu phổ thông mới, tương ứng với tỉ lệ cổ phần hiện có của họ trong
công ty tại một mức giá xác định thấp hơn mức giá chào mời ra công chúng và
trong một thời hạn nhất định.
Đặc điểm của quyền mua cổ phần
- Mức giá đăng kí trong tất cả các dạng quyền mua cổ phần đều thấp hơn
mức giá hiện hành của cổ phiếu vào thời điểm quyền được phát hành do:
 Rủi ro có thể xảy ra khi giá thị trường giảm trong thời hạn phát hành
quyền và điều đó có thể phá hoại sự thành công của đợt phát hành.
 Mức chênh lệch đáng kể này làm tăng tính hấp dẫn của đợt phát hành.
- Mỗi cổ phần đang lưu hành được đi kèm một quyền. Số lượng quyền cần
thiết để mua một cổ phần mới được quy định tùy đợt phát hành. Các công ty
thường xác định số lượng quyền cần mua một cổ phần mới như sau:
Số lượng quyền cần để mua một cổ phần mới = Số lượng cổ phần cũ đang
lưu hành : Số lượng cổ phần mới.
- Nếu các cổ đông không muốn thực hiện quyền, họ có thể bán chúng trên
thị trường trong thời gian quyền chưa hết hạn. Giá của quyền có thể lên hay
xuống trong thời gian chào bán do giá thị trường của cổ phiếu tăng hay giảm.
5.2. Chứng quyền
Chứng quyền là một loại chứng khoán trao cho người nắm giữ nó quyền được
mua một số lượng xác định một loại chứng khoán khác với một mức giá xác
định và trong một thời hạn nhất định.
a. Đặc điểm
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
19
Chuyên đề tốt nghiệp
- Chứng quyền được phát hành bởi các công ty phát hành chứng khoán cơ
sở. Khi các chứng quyền được thực hiện làm tăng dòng tiền vào cho công ty và
làm tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.

- Người sở hữu chứng quyền khong có quyền cỏ đông trong công ty, không
được nhận cổ tức và không có quyền biểu quyết. Các điều khoản được ghi rõ
trên chứng quyền: số cổ phiếu được mua theo mỗi chứng quyền, giá thực hiện và
ngày hết hạn của chứng quyền.
- Tại thời điểm phát hành chứng quyền, giá mua cồ phiếu ghi trong chứng
quyền cao hơn giá thị trường của cổ phiếu cơ sở, giá đó có thể cố định hoặc tăng
lên định kì.
b. Giá trị của chứng quyền
Giá trị của chứng quyền được quyết định bởi giá trị đầu tư (giá trị nội tại) và
độ dài thời hạn của chứng quyền.
Giá trị nội tại bắng số lượng cổ phiếu được mua trên mỗi chứng quyền nhân
với chênh lệch giá thị trường và giá mua cổ phiếu ghi trên chứng quyền.
Nói chung, thời gian cho đến khi hết hạn càng dài thì giá trị của chứng quyền
càng cao.
5.3. Hợp đồng kì hạn
Hợp đồng kì hạn là một thỏa thuận giữa một người mua và một người bán
chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hóa có khối lượng xác dịnh, tại một
thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm
nay.
Giá cả hàng hóa do hai bên tự thỏa thuận dựa theo những ước tính cá nhân.
Vào thời điểm giao nhận hàng hóa giá của nó có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm
xuống so với mức giá đã kí kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
20
Chuyên đề tốt nghiệp
bán sẽ bị thiệt hại do cam kết một mức giá thấp hơn( đối với bên bán) hoặc cao
hơn ( đối với bên mua).
Như vậy, khi tham gia hợp đồng kì hạn cả hai bên đều giới hạn được rủi ro
tiềm năng cũng như lợi nhuận tiềm năng của mình. Mỗi bên tham gia hợp đồng
đều phụ thuộc duy nhất vào bên kia trong việc thực hiện hợp đồng do vậy rủi ro

thanh toán sẽ xảy ra khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng.
5.4. Hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận đòi hỏi một bên của hợp đồng sẽ mua
hoặc bán một hàng hóa nào đó tại một thời hạn xác định trong tương lai theo
mức giá đã định trước.
a. Cơ chế giao dịch hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận pháp lí chắc chắn giữa một người mua
hoặc một người bán và một sở giao dịch có uy tín hoặc trung tâm thanh toán của
sở giao dịch đó.
Mức giá các bên thỏa thuận giao dịch trong tương lai được gọi là giá hợp
đồng tương lai.
Thời hạn ấn định để các bên tiến hành giao dịch là thời hạn thanh toán hay
thời hạn giao nhận.
b. Thoát khỏi một vị thế
Một bên của hợp đồng tương lai có hai lựa chọn để giải tỏa khỏi một vị thế:
- Vị thế có thể được thanh lí trước thời hạn thanh toán: bên tham gia phải
mở một vị thế triệt tiêu trong cùng hợp đồng. Đối với người mua hợp đồng tương
lai thì phải bán cùng một lượng hợp đồng tương lai tương tự.
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
21
Chuyên đề tốt nghiệp
- Chờ cho tới hạn thanh toán. Lúc này, bên mua sẽ nhận lượng tài sản cơ sở
với giá đã thỏa thuận còn bên bán sẽ thanh lí vị thế bằng việc giao hàng theo giá
thỏa thuận.
5.5. Quyền chọn
Một quyền chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua hoặc
bán một khối lượng nhất định hàng hóa tại một mức giá xác định trong thời hạn
nhất định.
Một hợp đồng quyền chọn cơ bản bao gồm 4 đặc điểm:
- Loại quyền: quyền chọn bán hay quyền chọn mua.

- Tên hàng hóa cơ sở và khối lượng mua (bán) theo quyền.
- Ngày đáo hạn: ngày mà sau đó quyền hết giá trị
- Giá thực hiện quyền: mức giá mà tài sản cơ sở được mua hoặc bán.
Chi phí mà người mua quyền bỏ ra trước hết là sự phản ánh giá trị nội tại của
quyền cộng thêm bất kì khoản phụ trội nào. Mức phụ trội cao hơn giá trị nội tại
gọi là giá trị thời gian.
- Giá trị nội tại là giá trị mà người nắm giữ quyền lựa chọn sẽ nhận được
bằng cách thực hiện quyền ngay lập tức. Giá trị nội tại của một quyền thấp nhất
sẽ bằng không.
- Giá trị thời gian của quyền là khoản trội ra giữa giá của một quyền và giá
trị nội tại của nó.
II. NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ DANH MỤC ĐẦU TƯ
1. Khái niệm và vai trò của đầu tư theo danh mục
1.1. Khái niệm danh mục đầu tư
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
22
Chuyên đề tốt nghiệp
Danh mục đầu tư chứng khoán là các khoản đầu tư của một cá nhân hoặc tổ
chức vào việc nắm giữ một hoặc nhiều loại cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, đầu tư
bất động sản, tài sản tương đương tiền hoặc các tài sản khác.
Mục đích là giảm thiểu rủi ro bằng đa dạng hóa danh mục đầu tư. Trên cơ sở
các tài sản đầu tư, nhà đầu tư lập một danh mục đầu tư bao gồm các tài sản khác
nhau. Nguyên tắc là “không bỏ trứng vào một giỏ”, các nhà đầu tư tạo ra một
danh mục có rủi ro thấp nhất - rủi ro của thị trường (rủi ro hệ thống).
1.2. Vai trò của đầu tư theo danh mục
a. Đối với nhà đầu tư chứng khoán
Đối với nhà đầu tư trên thị trường, đầu tư chứng khoán là một hoạt động đầu
tư mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, đầu tư chứng khoán luôn hàm chứa rủi ro
cao. Khi nhà đầu tư thực hiện đầu tư đơn lẻ vào một loại cổ phiếu, rủi ro rất lớn.
Vì vậy, nhà đầu tư cần thiết phải xác định một danh mục đầu tư cho phù hợp với

mức chấp nhận rủi ro. Sự cần thiết của đầu tư bằng danh mục thể hiện theo khía
cạnh sau:
Thứ nhất, đầu tư chứng khoán theo danh mục đảm bảo được các yêu cầu về
lợi suất đầu tư. Khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư theo danh mục, nhà đầu tư có thể
điều chỉnh danh mục để phù hợp với lợi suất yêu cầu.
Thứ hai, đầu tư bằng danh mục đầu tư giúp nhà đầu tư đa dạng hóa rủi ro.
Khi đầu tư theo hình thức đơn lẻ, cổ phiếu biến động tốt sẽ mang lại lợi nhuận
cao cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, khi cổ phiếu đó mất giá hoặc doanh nghiệp phát
hành bị phá sản, nhà đầu tư sẽ bị mất lớn. Khi nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo
danh mục, các rủi ro riêng của chứng khoán đã được đa dạng hóa. Vì vậy, nhà
đầu tư xác định được danh mục đầu tư hiệu quả, phù hợp với nhu cầu lợi nhuận
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
23
Chuyên đề tốt nghiệp
của nhà đầu tư.
Thứ ba, với hình thức đầu tư bằng danh mục, các nhà đầu tư có thể đầu tư
vốn của mình vào chứng khoán bằng cách đầu tư gián tiếp. Tức là hình thức đầu
tư thông qua các tổ chức chuyên nghiệp. Theo hình thức này, nhà đầu tư sẽ làm
giảm chi phí giám sát. Nhà đầu tư uỷ thác cho công ty tài chính, quỹ đầu tư. Họ
sẽ không phải bỏ ra quá nhiều chi phí giám sát đối với các chứng khoán. Các tổ
chức được uỷ thác sẽ quản lý danh mục đầu tư. Với khoản phí uỷ thác, công ty
được uỷ thác sẽ quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư.
b. Đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán
Các tổ chức kinh doanh chứng khoán trên TTCK nhằm mục đích thu được
nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư chứng khoán. Đó là phần doanh thu từ hoạt
động tài chính của công ty. Khi TTCK ngày càng phát triển và hoàn thiện, đầu tư
chứng khoán là một lĩnh vực mà các tổ chức kinh doanh gia tăng nguồn lợi
nhuận.
Đầu tư bằng danh mục đầu tư giúp công ty thu được các khoản lợi nhuận dự
tính trong khi vẫn đảm bảo khả năng an toàn hoạt động. Các tổ chức kinh doanh

chứng khoán đáp ứng được yêu cầu về an toàn vốn đầu tư nhờ vào đa dạng hóa.
Do đó, đầu tư bằng danh mục đầu tư là thật sự cần thiết đối với các nhà đầu tư tổ
chức khi tham gia vào TTCK.
2. Một số đặc trưng của danh mục
Xét N tài sản rủi ro, lợi suất các tài sản
i
r
(i=1…N) là biến ngẫu nhiên
cóphân phối chuẩn với
ii
rrE
=
)(
và Var(
i
r
) =
2
i
σ
.Kí hiệu:
Cov(
ji
rr ,
) =
ij
σ
: hiệp phương sai giữa tài sản i và tài sản j.
V=
[ ]

Ni
Nj
ij
,1
,1
=
=
σ
: ma trận hiệp phương sai.
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
24
Chuyên đề tốt nghiệp
Vectơ lợi suất các tài sản:










=
N
r
r
r ...
1
.Vectơ lợi suất kì vọng các tài sản:











=
N
r
r
r ...
1

),...,,(
21 N
T
wwww
=
: ma trận chuyển vị của ma trận tỉ trọng các tài sản trong
danh mục.
Danh mục P có vectơ tỉ trọng











=
N
P
w
w
w ...
1
Lợi suất của danh mục P:

=
==
N
i
T
iiP
rwrwr
1
Lợi suất kì vọng của danh mục P:

==
rwrwr
T
iiP
.
Phương sai của danh mục P:

∑ ∑
=

=
+=
N
i
N
ji
ji
ijjiiiP
www
1 1,
222
2
σσσ
=
Vww
T
.
Độ dao động của danh mục:
Vww
T
P
=
σ
Các tham số
Vrr
iiii
,,,,

2
σσ
là do thị trường quyết định nên các nhà đầu tư chỉ
thay đổi tỉ trọng trong danh mục P.
3. Nguyên lí đa dạng hóa
Quá trình phân tán và tối thiểu hóa rủi ro là một hình thức đa dạng hóa. Theo
đó, các nhà đầu tư nên đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau để tạo thành
một danh mục đầu tư sao cho tổng rủi ro toàn bộ danh mục sẽ được giới hạn ở
mức nhỏ nhất.
Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro, ta đã chỉ ra rằng mỗi
một loại chứng khoán đều tiểm ẩn hai loại rủi ro là rủi ro hệ thống và rủi ro phi
hệ thống. Rủi ro hệ thống là rủi ro của thị trường và ảnh hưởng đến tất cả các
chứng khoán. Rủi ro hệ thống không thể tránh được bằng hình thức đa dạng hóa.
Nguyễn Thị Phương Thuý Toán Tài chính 46
25

×