Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tổng hợp, phân tích kỹ thuật và tiềm năng ứng dụng năng lượng mới và năng lượng tái tạo ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.08 KB, 22 trang )

Mục lục
Lời mở đầu 2
I.Tổng quan về hiện trạng sử dụng năng lượng tại Việt Nam 3
II.Tổng hợp về năng lượng tái tạo ở Việt Nam 5
1. Năng lượng sinh khối 6
1.1 Hiện trạng sử dụng năng lượng sinh khối 7
1.2 Tiềm năng năng lượng sinh khối 7
1.3 Các công nghệ năng lượng sinh khối 9
1.4 Khả năng ứng dụng thiết bị năng lượng sinh khối ở Việt Nam 12
2. Thủy điện nhỏ 14
3. Năng lượng địa nhiệt 15
4. Năng lượng mặt trời 17
5. Năng lượng gió 19
Kết luận 22
1
lêi më ®Çu
Năng lượng là một trong những nhu cầu cần thiết của con người và là một trong
những yếu tố đầu vào không thể thiếu được của hoạt động kinh tế.Khi mức sống của
người dân càng cao, trình độ sản xuất của nền kinh tế ngày càng hiện đại thì nhu cầu
về năng lượng cũng ngày càng lớn, và việc thoả mãn nhu cầu này là một thách thức
đối với hầu hết mọi quốc gia.
Trong khi đó, nguồn năng lượng truyền thống (hoá thạch,thuỷ năng ) vốn
được coi là nguồn năng lượng chủ yếu hiện tại, và có thể sử dụng trong khoảng 4-5
thập kỷ nữa giờ đây đang cạn dần và trở nên đắt đỏ.Các chuyên gia năng lượng đã
cảnh báo về việc thế giới sẽ lâm vào cuộc khủng hoảng năng lượng trong tương
lai,nếu chúng ta không tiết kiệm và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng truyền
thống hiện có, và nếu không phát triển sử dụng các dạng năng lượng sạch tái
tạo.Chính vì lẽ đó mà vấn đề phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo đang là
mối quan tâm của các quốc gia.
Ở Việt Nam, năng lượng tái tạo đã bắt đầu được nghiên cứu từ những năm đầu
của thập niên 60 của thế kỷ trước, nhưng phải đến tận những năm cuối của thập niên


90 trở lại đây việc nghiên cứu ứng dụng cho mục đích cung cấp năng lượng nói chung
và điện năng nói riêng, phục vụ cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất ở nông thôn
mới được quan tâm và phát triển.
Vì vậy, em đã chọn đề tài “Tổng hợp, phân tích kỹ thuật và tiềm năng ứng
dụng năng lượng mới và năng lượng tái tạo ở Việt Nam” để thực hiện báo cáo môn
học Kiểm toán năng lượng.Trong quá trình làm báo cáo còn nhiều sai sót, em mong
thầy góp ý kiến để bản báo cáo của em đạt kết quả.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Nguyễn Thị Mai Lâm
2
I. TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG
LƯỢNG TẠI VIỆT NAM
Trong hơn một thập kỷ qua, hệ thống năng lượng Việt Nam bao gồm khai thác,
sản xuất và cung cấp các dạng năng lượng như than đá,dầu thô, khí đốt, và thuỷ
điện đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ổn định.Tổng quan về khai thác và
sử dụng năng lượng sơ cấp như sau :
Khai thác năng lượng sơ cấp :
Khai thác và sản xuất than :Diễn biến khai thác than tăng từ 4,64 triệu tấn năm
1990 lên 11.6 triệu tấn năm 2000 và đạt 39, 8 triệu tấn năm 2008.Tốc độ tăng
trưởng bình quân là 14,3%/năm trong giai đoạn 1991- 2006
Bảng I.1 Sản xuất than giai đoạn 1990-2008(triệu tấn)
Năm 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2008
Sản lượng 4,6 8,4 11,6 13,4 16,4 19,3 27,3 34,1 38,9 39,8
Khai thác dầu mỏ và khí đốt :
Sản lượng dầu thô khai thác tăng trưởng cao.Nếu như năm 1986 chỉ khai thác
được 40 ngàn tấn thì đến năm 2000 thì khai thác được 16,3 triệu tấn và năm 2008 thì
khai thác được 14,8 triệu tấn.Tốc độ tăng trưởng tương ứng là 19,7%/năm giai đoạn
1990-2000 và 0,9% năm giai đoạn 2001-2006.Hầu hết dầu thô khai thác được để xuất
khẩu

Bảng I.2 Khai thác dầu thô năm 1990- 2008(triệu tấn)
Năm 1900 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2008
Sản lượng 2,7 7,67 16,3 17,1 16,6 17,5 20,1 18,5 17,2 14,85

Khí đốt (nguồn khí tự nhiên và khí đồng hành) bắt đầu sử dụng cho phát điện từ
cuối năm 1995.Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2001-2005 là
43,7%/năm.Năm 2008 đạt 7,9 tỷ m3, tăng gấp 5 lần

3
Bảng I.3 Khai thác khí giai đoạn 1995-2008( triệu m3)
Năm 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Khai thác 183 1580 1720 2161 3720 6252 6890 7520 6860 7944
Khí cho
điện
182 1224 1229 1550 2983 4218 5054 4970 5050 5410
Nguồn thủy điện : thủy điện luôn chiếm một vị trí quan trọng trong toàn bộ cơ cấu
sản xuất điện ở Việt Nam .Trong giai đoạn 1990-2002 thủy điện luôn thay đổi theo
từng năm.Năm 2005 và 2006 phụ tải tăng cao,các nguồn phụ tải mới ít xuất hiện kèm
theo điều kiện thời tiết không thuận lợi (lượng mưa ít) nên tỷ trọng thủy điện trong cơ
cấu phát điện giảm dần, hiện còn khoảng 40%.
Xuất –nhập khẩu năng lượng
BảngI.4 Xuất nhập khẩu giai đoạn 1990-2008(1000 tấn)
Năm 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2008
Nhập SP
dầu
2888 5004 8748 8998 9966 9840 9115 9636 10411 13660
Xuất
dầu thô
2617 7652 15423 16732 16876 17143 19501 17967 16419 13990
Xuất

than
789 2821 3251 4290 6047 7262 11636 17987 29307 19700
Tiêu thụ năng lượng
Tiêu thụ NL sơ cấp: Tổng nhu cầu năng lượng sơ cấp ngày càng tăng, trong
năm 1990 là 7015 ktoe ,đến năm 2005 tăng lên 30500ktoe. Tốc độ tăng trưởng bình
quân tiêu thụ năng lượng sơ cấp trong giai đoạn 1990- 2005 là 10,3% ,trong đó nhu
cầu của khí đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất 77%/năm.
Tiêu thụ NL cuối cùng: Tổng tiêu thụ NL cuối cùng năm 1990 là 4,14 triệu
TOE, trong đó than chiếm 31,4% xăng và dầu 56% và điện 13%. Năm 2005, là
20,9triệu TOE và năm 2008 là 25,8triệu TOE
Bảng I.5 Tiêu thụ NL cuối cùng theo các dạng năng lượng, giai đoạn
1990-2007, (ktoe)
4
Năm 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2007
Than 1324 2603 3223 3743 4017 4192 4851 4950 6090
Xăng, dầu 2356 4344 7007 7283 7892 8848 10317 11864 14016
Khí - 22 18 15 19 28 21 100 543
Điện 532 963 1927 2214 2586 2996 3437 3967 5256
Tổng số 4212 7932 12175 13255 14513 16400 18626 20950 25884
Nhìn chung, các nguồn năng lượng vẫn đáp ứng cơ bản nhu cầu phát triển kinh tế
xã hội và đời sống sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một trong
những nước có mức sản xuất và tiêu thụ năng lượng theo đầu người thấp nhất khu
vực.
II. TỔNG HỢP VỀ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM
Năng lượng tái tạo hay năng lượng tái sinh là năng lượng từ những nguồn liên
tục mà theo chuẩn mực của con người là vô hạn .Nguyên tắc cơ bản của việc sử
dụng năng lượng tái sinh là tách một phần năng lượng từ các quy trình diễn biến liên
tục trong môi trường và đưa vào trong các sử dụng kỹ thuật.
Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam là một trong những nước có tiềm
năng lớn về nguồn năng lượng tái tạo song nguồn này chỉ chiếm 1% tổng công suất

điện cả nước (khoảng 12000 MW).Phát triển mạnh năng lượng tái tạo sẽ góp phần
đa dạng hóa nguồn điện, đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai.Ngay từ những
năm 80-90 của thế kỷ XX, Việt Nam cũng đã bắt đầu có những chương trình cấp
nhà nước về năng lượng tái tạo do một số đơn vị tham gia.Đến năm 1993 thông qua
các dự án như: Phát triển nông thôn, điện khí hóa, vệ sinh, nước sạch và bảo vệ môi
trường …đã làm cho các hoạt động nghiên cứu về NLTT phát triển và ngày càng
phát huy được vai trò của một nguồn cung cấp năng lượng sạch cho dân sinh, kinh tế
khu vực nông thôn và bảo vệ môi trường sinh thái.Các nguồn năng lượng tái tạo của
Việt Nam bao gồm:
-Thủy điện nhỏ
-Năng lượng Mặt Trời
-Năng lượng Gió
-Năng lượng sinh khối (biomass)
5
-Năng lượng địa nhiệt
1. Năng lượng sinh khối
Sinh khối chứa năng lượng hóa học, nguồn năng lượng từ mặt trời tích lũy
trong thực vật qua quá trình quang hợp.Sinh khối là các phế phẩm từ nông nghiệp,
phế phẩm lâm nghiệp, từ chăn nuôi.Ít nhất một nửa dân số thế giới dựa trên nguồn
năng lượng chính từ sinh khối.Con người đã sử dụng chúng để sưởi ấm và nấu ăn
cách đây hàng ngàn năm.
Năng lượng sinh khối là một nguồn năng lượng sạch, có thể tái sinh được, và
tận dụng được chất thải làm nhiên liệu giảm lượng rác thải.Lợi thế to lớn của sinh
khối so với các nguồn năng lượng tái tạo khác là có thể dự trữ và sử dụng khi cần,
đồng thời ổn định, tình hình cấp điện không bị thất thường.Chính vì vậy, năng lượng
sinh khối đang được các nước trên thế giới tập trung nghiên cứu và ứng dụng nhằm
thay thế các nguồn năng lượng truyền thống đang dần cạn kiệt, đảm bảo an ninh
năng lượng trong tương lai.
Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới, có nhiều điều kiện để phát triển năng
lượng sinh khối.Mặt khác, hoạt động sản xuất nông nghiệp hay ngư nghiệp của Việt

Nam hàng năm tạo ra rất nhiều chất thải hữu cơ.Tiềm năng về năng lượng sinh khối
của nước ta là rất lớn.Các nguồn năng lượng sinh khối của Việt Nam bao gồm:
+ Củi gỗ: chủ yếu bao gồm củi (vỏ cây, cành và lá cây…) và các phế thải gỗ
thu được từ các nhà máy chế biến gỗ.
+ Phế thải từ cây nông nghiệp: bao gồm 2 loại phế thải nông nghiệp sau khi
thu hoạch (rơm rạ, ngọn và lá mía, than và lá ngô…) và phế thải sau chế
biến công –nông nghiệp (trấu, bã mía, vỏ lạc…)
+ Chất thải chăn nuôi: đa số gia súc ở Việt Nam là trâu, bò và lợn.
+ Rác thải đô thị: bao gồm các loại chất thải phát sinh từ hộ gia đình, các cơ
sở thương mại, và chất thải từ các chợ
+ Các chất thải khác dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học: nhiên liệu sinh
học có thể sản xuất từ nhiều loại nhiên liệu khác nhau như các loại nhiên
liệu có hạt (gạo, ngô, khoai, sắn) mía và các loại chất thải hữu cơ khác
(mật đường, dầu ăn đã sử dụng, mỡ cá da trơn).
1.1 Hiện trạng sử dụng năng lượng sinh khối ở Việt Nam
6
1.1.1 Sử dụng sinh khối để sản xuất nhiệt
Hiện nay có khoảng 75% người dân nông thôn dựa vào sinh khối như nguồn
chất đốt dùng để đun nấu hàng ngày.Sinh khối cũng được sử dụng để sản xuất nhiệt
trong nhiều cơ sở công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp nhỏ như lò gạch truyền
thống, là gốm, là vôi, và các cơ sở tinh chế đường nhỏ…
1.1.2 Sử dụng sinh khối để sản xuất điện
Bã mía đã được sử dụng từ lâu trong sản xuất nhiệt và điện trong khoảng 40
nhà máy đường ở nước ta.Hiện nay tổng công suất lắp đặt của tất cả các hệ thống
đồng phát nhiệt–điện vào khoảng 150MW.
Năm 2006, nhà máy thu hồi khí rác đầu tiên đã được đưa vào vận hành ở ãi
chon lấp rác Gò Cát – Thành phố Hồ Chí Minh.Khí sinh học thu hồi được sử dụng
cho 3 tổ tuabin khí với tổng công suất 2,4MW.Dự kiến nhà máy sẽ ổn định khoảng
9000MW/năm cho đến năm 2020.
1.1.3 Sử dụng sinh khối để sản xuất nhiên liệu sinh học

- Sản xuất ethanol sinh học và dầu diesel sinh học vẫn đang trong quá trình
nghiên cứu và chuẩn bị.Ngày 15/9/2009, Hà Nội bắt đầu bán thí điểm xăng pha
ethanol dưới tên gọi Gasohol E5.Thế nhưng không đầy một tuần, chính phủ đã ra lệnh
tạm ngừng việc bán loại xăng này để thẩm định lại chất lượng.
-Công nghệ khí sinh vật (biogas) được đưa vào Việt Nam từ đầu những năm 1960.
Hiện nay, nước ta có khoảng hơn 100000 hầm biogas, đa số ở quy mô gia đình với thể
tích 1m
3
đến 20m
3
chủ yếu phục vụ đun nấu và thắp sáng gia đình.
1.2 Tiềm năng năng lượng sinh khối
1.2.1 Tiềm năng sản xuất điện từ sinh khối
Việt Nam có nhiều loại sinh khối có thể sử dụng một cách hiệu quả để cung cấp và
đáp ứng một phần nhiên liệu và điện của đất nước.Tiềm năng về năng lượng sinh khối
ở Việt Nam là rất lớn, riêng phụ phẩm nông nghiệp là trên 70 triệu tấn (khoảng 20
triệu tấn dầu tương đương).Hiện tại nước ta chỉ tập trung vào các nguồn sinh khối sẵn
có, tiềm năng lớn, mức tập trung nguồn cao, bao gồm:
 Trấu: là nguồn có tiềm năng sản xuất điện lớn nhất. Khoảng 1,51triệu tấn trấu
có thể sử dụng hàng năm để sản xuất điện trong năm 2010.Tổng công suất phát
điện của chúng khoảng 197- 225MW
7
 Bã mía: đang được sử dụng để cung cấp nhiệt và điện tại các nhà máy
đường.Lượng bã mía phát sinh ở các nhà máy đường khoảng 2,82triệu tấn.công
suất phát điện đạt 141-176 MW
 Rác thải đô thị: đến năm 2010 lượng rác thu được ở tất cả các đô thị Việt Nam
khoảng 8,96 triệu tấn.Rác thải đô thị có thể đốt trực tiếp để sản xuất điện.Nếu
40% lượng rác phát sinh tại các đô thị Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM được đốt
phát điện thì công suất đạt 120 MW.Ngoài ra, rác thải đô thị còn có thể sử
dụng để sản xuất khí sinh học.Lượng rác thải tại 5 đô thị lớn Việt Nam có thể

sử dụng để sản xuất khí bãi rác là 3,6 triệu tấn/năm.Khí sinh học thu được
khoảng 290m
3
/năm, có thể sản xuất 434GWh/năm, công suất 103MW
 Chất thải chăn nuôi:Việt Nam có nhiều trang trại chăn nuôi lớn.Tiềm năng thu
được khí sinh vật từ các trang trại này khoảng 178 triệu m
3
/năm.Công suất lắp
đặt 58MW chủ yếu cung cấp điện cho trang trại.
1.2.2 Tiềm năng sản xuất nhiên liệu sinh học
-Khí sinh vật (biogas): chất thải chăn nuôi, phế phẩm nông nghiệp và rác thải
đô thị là nguồn nhiên liệu được sử dụng nhiều để sản xuất khí biogas.Tiềm năng lý
thuyết của biogas ở Việt Nam là khoảng 10 tỷ m
3
/năm (1 m
3
khí tương đương 0,5kg
dầu)
-Ethanol sinh học: Mật đường có thể là nhiên liệu sản xuất ethanol sinh học.Do
số lượng mật đường ở nước ta là rất lớn, dự tính đến năm 2010 tổng lượng mía chế
biến khoảng 14,7triệu tấn, và số lượng mật đường thu được sẽ khoảng 0,588 triệu
tấn.Với số lượng mật đương này, có thể thu hồi được 73 triệu lit ethanol sinh học mỗi
năm.
-Diesel sinh học: trong những năm gần đây ngành nuôi cá tra, cá basa ở nước ta
đang phát triển.Mỗi năm tại Đồng bằng sông Cửu Long thải ra ít nhất là 30 ngàn tấn
mỡ cá tra và basa.Với số lượng mỡ thải ra này nếu được sử dụng để sản xuất diesel
sinh học thì sẽ thu được hơn 86400 triệu tấn/năm.
Ngoài ra, một tấn dầu ăn đã qua sử dụng có thể sản xuất 0,45tấn dầu diesel sinh
học.Đến năm 2010, số lượng dầu ăn đã qua sử dụng là 0,132 triệu tấn/năm, và thu hồi
được 59400 tấn/năm dầu diesel sinh học.

1.3 Các công nghệ năng lượng sinh khối
8
1.3.1 Đặc điểm kĩ thuật công nghệ sản xuất điện từ sinh khối
Có nhiều loại công nghệ chuyển hóa sinh khối thành điện năng và nhiệt điện
a. Công nghệ tuabin hơi nước: Một hệ thống phát điện sinh khối dựa trên tuabin hơi
nước bao gồm ba thành phần chính: lò hơi sinh khối, tuabin hơi và máy phát điện.Hệ
thống này hoạt động theo chu trình Rankine, hoặc dưới dạng chu trình cơ bản, hoặc
dưới dạng chu trình cải tiến có tái gia nhiệt hơi nước và gia nhiệt sơ bộ nước tuần
hoàn.
Công nghệ tuabin hơi được sử dụng cho các nhà máy điện hoặc các nhà máy
đồng phát điện –nhiệt đốt sinh khối dạng rắn.Công suất đạt được từ 500Kw đến hàng
chục MW.Các hệ thống tuabin hơi có độ tin cậy cao và tuổi thọ lớn (25-35 năm)
b. Công nghệ động cơ khí: công nghệ này phù hợp với các nhà máy có quy mô
nhỏ (<5MW), sử dụng nhiên liệu dạng lỏng và khí như khí ethanol sinh học, dầu
diesel sinh học, khí bãi rác, và khí tổng hợp tạo ra từ quá trình khí hóa nhiên liệu sinh
khối.
c. Công nghệ tuabin khí: Các thành phần chính của một chu trình gồm: máy
nén, buồng đốt, và tuabin khí.Không khí được hút vào máy nén, tại đây áp suất của
không khí sẽ được nâng lên.Sau đó không khí được đưa vào buồng đốt và được đốt
cháy cùng nhiên liệu.Khói thải ra khỏi buồng đốt có nhiệt độ cao sẽ dãn nở trong
tuabin khí, làm xoay máy phát điện và máy nén.Công suất phát điện dao động từ 100
kW đến 50MW.Công nghệ này được sử dụng trong các nhà máy sử dụng nhiên liệu
sinh học dạng lỏng hoặc khí.
1.3.2 Đặc điểm kỹ thuật công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh khối
a. Công nghệ sản xuất biogas
i) Hầm phân hủy dạng mẻ được sử dụng rộng rãi ở quy mô hộ gia đình hoặc
trang trại.Ưu điểm chính của cá loại hầm phân hủy này là tải trọng chất rắn cao.Tuy
nhiên loại hầm này tương đối không ổn định và khó kiểm soát do sự thay đổi số lượng
vi khuẩn trong quá trình phân hủy.
ii) Bể phản ứng khuấy trộn liên tục: thiết kế giống như hầm phân hủy truyền

thống sử dụng trong các nhà máy xử lý nước thải. Nguyên liệu được thêm vào và một
khối lượng tương đương nước thải sẽ được lấy ra một cách liên tục hoặc gián đoạn từ
bể phản ứng khuấy trộn liên tục.Thời gian lưu chất thải rắn và lỏng sẽ bằng nhau.Vì
9
thế, khi khối lượng nhiên liệu đưa vào nhiều, thời gian lưu lại sẽ giảm, chất rắn chưa
kịp phản ứng với vi khuẩn bị rửa trôi=> khó đạt được hiệu quả khuấy trộn hoàn toàn
trong các bể lớn
b. Công nghệ ép bánh và viên nhiên liệu: Các công nghệ này được dùng để sản
xuất bánh và viên nhiên liệu dùng làm chất đốt trong các lò công nghiệp.
i) Công nghệ ép bánh nhiên liệu gồm:
+ Ép kiểu pittong: nhiên liệu sinh khối được ép trong một khuôn ép bằng một
pittong chuyển động qua lại với lực ép cao.Sự hao mòn giữa các bộ phận tiếp
xúc ít, và tiêu thụ năng lượng ít.
+ Ép kiểu vít tải nhiên liệu sinh khối được ép đùn liên tục qua một vít tải qua
một khuôn ép.Sự hao mòn vít tải và khuôn lớn, tiêu thụ năng lượng nhiều
hơn công nghệ ép pittong.Tuy nhiên chất lượng bánh nhiên liệu lại tốt hơn
ép kiểu pittong
ii) Công nghệ ép viên nhiên liệu: giống như công nghệ ép bánh nhiên liệu,
nhưng công nghệ này sử dụng khuôn nhỏ hơn (khoảng 30 mm).Có loại maý ép nhiên
liệu là ép phẳng và ép vòng.Khuôn ép phẳng là một đĩa tròn có khoan lỗ, có hai trục
lăn hoặc nhiều hơn xoay trên đó.Khuôn ép kiểu vòng là một đai quay có khoan lỗ, các
trục lăn ép lên vành đai bên trong.
c. Công nghệ sản xuất ethanol sinh học: các bước cơ bản của quá trình sản xuất
ethanol sinh học là lên men đường bằng vi khuẩn, chưng cất và khử nước.
+ Lên men: ethanol được sản xuất bằng cách lên men đường bằng vi
khuẩn.Hiện nay chỉ có đường (mía) và tinh bột (ngô) chuyển hóa thành
ethanol một cách kinh tế.
+ Chưng cất: đối với ethanol được sử dụng làm nhiên liệu, nước phải được lấy
ra.Phần lớn nước được tách ra bằng chưng cất, nhưng độ tinh khiết bị giới
hạn ở mức 95-96% do sự hình thành các hỗn hợp đẳng phí nước- ethanol có

điểm sôi thấp.
+ Khử nước: có 3 quá trình cơ bản khử nước để tách nước ra khỏi hỗn hợp.Quá
trình đầu tiên sử dụng trong nhiều nhà máy sản xuất ethanol trước đây được
gọi là khử nước đẳng phí bằng cách thêm benzen hoặc cyclohexane vào hỗn
10
hợp nước-ethanol.Khi cho benzene vào, hỗn hợp nước- ethanol sẽ có trạng
thái hơi-lỏng-lỏng và khi chưng cất sẽ thu được ethanol dạng khan dưới đáy
tháp chưng cấp.Một phương pháp khác gọi là chưng cất trích ly, thêm vào
một thành phần tam nguyên làm tăng độ bay hơi của ethanol.Khi hỗn hợp
tam nguyên được chưng cất sẽ tạo ra ethanol khan trên đỉnh của tháp chưng
cất.Hiện nay phương pháp được áp dụng phần lớn tại các nhà máy sản xuất
ethanol hiện đại đó là sử dụng các rây lọc phân tử để khử nước khỏi hỗn hợp.
Trong quy trình này, hơi ethanol có áp đi qua một lớp hạt rây phân tử.Độ
rỗng của lớp hạt sẽ hấp thu nước nhưng loại trừ ethanol.Sau mỗi chu kỳ, lớp
hạt sẽ được tái sinh dưới điều kiện chân không để tách nước đã hấp thu
ra.Hai lớp hạt sẽ được sử dụng để trong khi một lớp hấp thu nước thì lớp hạt
còn lại sẽ được tái sinh.Công nghệ khử nước này có thể tiết kiệm năng lượng
so với phương pháp chưng cất đẳng phí trước đây.
d. Công nghệ sản xuất dầu diesel sinh học: nguyên liệu sử dụng chủ yếu là dầu thực
vật, mỡ động vật và mỡ tái sinh.Có 3 phương pháp cơ bản để sản xuất dầu diesel sinh
học từ dầu thực vật và mỡ động vật:
+ Chuyển hóa dầu với mỡ thành este với chất xúc tác bazơ và cồn.
+ Este hóa trực tiếp với chất xúc tác axít và cồn.
+ Chuyển hóa dầu thành axít béo, và sau đó thành estemethyl với chất xúc tác
axít.
Hiện nay, phương pháp chuyển hóa thành este với chất xúc tác bazơ được sử
dụng nhiều nhất để sản xuất dầu diesel sinh học.Quá trình này là kinh tế nhất do nó
xảy ra dưới điều kiện áp suất và nhiệt độ thấp.
11
1.4 Khả năng ứng dụng thiết bị năng lượng sinh khối ở Việt Nam

1.4.1 Ứng dụng công nghệ sản xuất điện từ sinh khối: hiện nay có 4 nguồn
năng lượng sinh khối có khả năng thực tế sản xuất điện ở Việt Nam: bã mía, trấu, khí
bãi rác và khí sinh vật
Bã mía: Bã mía phát sinh ở các nhà máy đường được sử dụng làm nhiên liệu
cho các hệ thống đồng phát nhiệt-điện để đáp ứng nhu cầu điện và nhiệt của nhà máy
trong thời gian hoạt động.Tổng công suất lắp đặt của các nhà máy đồng phát nhiệt-
điện này vào khoảng 150 MW.Đa số các thiết bị chính (lò hơi, tuabin, máy phát điện)
được nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Mỹ, Pháp, Cuba, v.v chỉ có
một số ít lò hơi đốt bã mía được sản xuất ở Việt Nam.Hiện chưa có nhà sản xuất trong
nước nào có khả năng chế tạo tuabin hơi nước và máy phát điện công suất megawatt.
Trấu: Tính đến nay, chỉ có một hệ thống đồng phát nhiệt-điện đốt trấu công
suất 50 kW được lắp đặt như một nhà máy trình diễn ở tỉnh Long An (tại Xí nghiệp
xay xát và chế biến lương thực số 2).Hệ thống đồng phát nhiệt-điện bao gồm một lò
hơi kiểu tầng sôi công suất 2,5tấn/giờ, một tuabin-máy phát công suất 50 kW, một bộ
trao đổi nhiệt và ba máy sấy lúa. Nhà máy này đã ngừng hoạt động vì lý do không
hiệu quả kinh tế.
Khí bãi rác: Hiện nay, chỉ một nhà máy thu hồi khí bãi rác đã được đưa vào
hoạt động tại bãi rác Gò Cát ở thành phố Hồ Chí Minh. Khí sinh vật thu hồi được sử
dụng để phát điện bằng ba tổ động cơ khí với công suất tổng cộng 2,4MW.Nhà máy
thu hồi khí bãi rác cũng như các động cơ khí được thiết kế và cung cấp bởi các công
ty của Hà Lan.
Khí sinh vật: Sử dụng khí sinh vật để sản xuất điện ở Việt Nam vẫn còn rất giới
hạn.Đa số các hệ thống phát điện bằng khí sinh vật có quy mô nhỏ và còn đang giai
đoạn thí điểm.Động cơ khí sinh vật hiện đang được sử dụng trong các hệ thống này có
giá rẻ và hiệu suất thấp, hoặc được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc được sửa đổi từ
động cơ đốt xăng hoặc dầu diesel.
1.4.2 Ứng dụng công nghệ sản xuất biogas
Công nghệ sản xuất biogas đã được phổ biến tại Việt Nam.Có ba mô hình hầm khí
sinh vật đang được phát triển ở Việt Nam: hầm nắp trôi nổi, hầm nắp cố định và túi
12

khí sinh vật.Đa số hầm biogas đã xây dựng có quy mô hộ gia đình (thể tích hầm 4-10
m
3
).Vài trăm hầm khí sinh học có thể tích hầm 50-100 m
3
hoặc lớn hơn đã được xây
dựng, chủ yếu ở Đồng Nai, Bắc Ninh, Thái Bình và Hải Phòng.
1.4.3 Ứng dụng công nghệ ép bánh viên nhiên liệu
Mặc dù ép bánh nhiên liệu các phế thải sinh khối như trấu, mùn cưa, v.v có thể giúp
giải quyết các vấn đề khó khăn liên quan đến sử dụng năng lượng, đặc biệt vấn đề tỷ
trọng thấp của nhiên liệu sinh khối, cho đến nay công nghệ này vẫn chưa lôi cuốn đủ
sự chú ý. Ở Việt Nam, người dân đã tham gia ép bánh nhiên liệu, nhưng chỉ dùng cho
các mục đích giới hạn.Các bánh nhiên liệu thường được sử dụng cho mục đích sản
xuất nhiệt/nấu ăn, và chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình.Hiện mới chỉ có Viện Năng
Lượng nghiên cứu và phát triển.
1.4.4 Ứng dụng công nghệ sản xuất ethanol và dầu diesel sinh học
Các công nghệ sản xuất ethanol và dầu diesel sinh học đang được nghiên cứu và phát
triển bởi nhiều cơ sở ở Việt Nam.Tuy nhiên, hầu hết các công nghệ còn đang ở quy
mô phòng thí nghiệm.
Năm 2004, Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) đã bắt đầu
nghiên cứu sản xuất dầu diesel sinh học từ mỡ các da trơn.Kết quả nghiên cứu thành
công đã được công bố vào cuối năm 2005.Năm 2006, một hệ thống thí điểm đã được
xây dựng sản xuất 1,6tấn dầu diesel sinh học mỗi ngày từ 2 tấn mỡ cá được sử dụng.
Năm 2006, Trung tâm Nghiên cứu Hóa dầu và Công nghệ lọc dầu đã sản xuất thành
công dầu diesel sinh học từ dầu ăn đã sử dụng.Sau đó, Công ty TNHH một thành viên
Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Petro) đã công bố một dự án đầu tư khoảng
9,69tỷ VNĐ vào một dự án thí điểm có khả năng sản xuất 2 tấn dầu diesel sinh học
mỗi ngày.
Việc nghiên cứu sản xuất dầu diesel sinh học từ dầu thực vật như hạt cao su, cây dầu
mè, v.v đang được tiến hành.Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng ở TP. Hồ Chí Minh

là cơ sở dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu này.
13
2 .Thủy điện nhỏ
2.1. Hiện trạng
Đã từ lâu thủy điện nhỏ được sử dụng ở Việt Nam nhằm giải quyết nhu cầu năng
lượng trong hộ gia đình và cộng đồng nhỏ, chủ yêú ở trung du và miền núi.Thủy
điện nhỏ có sức cạnh tranh với các nguồn năng lượng khác do giá thành rẻ (trung
bình khoảng 600đồng /kwh), không có chi phí nhiên liệu, chi phí nhân công
thấp.Mặt khác điạ hình ở nước ta rất thuận lợi cho việc phát triển thủy điện nhỏ.
Theo ước tính của Viện Năng lượng hệ thống sông ngòi của Việt Nam có khoảng
300 tỷkwh, trong đó tiềm năng kỹ thuật có thể khai thác khoảng 80 tỷ kwh, hiện mới
chỉ khai thác 15% trữ lượng này. Tuy nhiên các công trình Thủy điện nhỏ còn có
nhược điểm là vận hành theo mùa phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, có thể ảnh
hưởng đến môi trường của dòng sông dưới hạ lưu, làm sạt lở bờ sông và làm thay
đổi dòng chảy gây nên tình trạng sói mòn lòng sông.
Năm 2007, Việt Nam có 42 nhà máy TĐN với tổng công suất lắp đặt là 278MW
đang vận hành và cung cấp lên lưới điện quốc gia, 99 nhà máy TĐN khác với tổng
công suất là 991 MW đã và đang được xây dựng .Ngoài ra còn có 178 dự án với
tổng công suất 2200MW đang được triển khai.
Trong năm 2005, sản lượng điện từ TĐN mới chỉ có 224 triệu KWh thì đến hết năm
2006 sản lượng điện đã tăng lên tới 349 triệu KWh, và đến năm 2007 và 2008 tương
ứng là 851 triệu KWh và 1368 triệu KWh. Như vậy sản lượng điện từ TĐN đã tăng
gấp 6 lần trong vòng 3 năm qua.
2.2 Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác TĐN
Hầu hết các dự án TĐN tập trung ở khu vực Miền núi phía Bắc và duyên hải Nam
Trung Bộ và Tây Nguyên nơi có tiềm năng lớn về thủy điện nhỏ.Với số liệu vận
hành trung bình thực tế của các trạm thủy điện cực nhỏ là 1850h/ năm, với công suất
9MW, thì sản lượng điện hàng năm của thủy điện nhỏ là 17 triệu Kwh và như vậy
có thể đáp ứng nhu cầu điện cho khoảng 42 nghìn hộ gia đình ở khu vực ngoài lưới.
Theo kết quả nghiên cứu công suất TĐN do Bộ công thương tiến hành thì tiềm năng

kỹ thuật thủy điện nhỏ ở Việt Nam với gam công suất 0,1MW đến 30MW/ trạm có
khoảng 1050 nhà máy, chiếm 10%- 12% tổng trữ năng nguồn thủy điện cả nước
14
Bảng II.1 Tiềm năng kỹ thuật thủy điện nhỏ theo gam công suất
Dải công suất ( MW) Tổng công suất (MW)
0,1-1
1-5
5-10
10-15
15-20
20-25
25-30
Tổng (<= 30MW)
126,8
1030,2
1048,3
648,0
562,8
309,0
290,0
4015,1
Ngoài công suất trên còn có một lượng thủy điện nhỏ ở khắp nơi trên khu vực miền
núi với gam công suất là 0,1MW phù hợp cho phát triển TĐN với quy mô trạm lưới
mini hay hộ gia đình. Những khe suối với cột nước tự nhiên có độ cao từ 0,7- 0,8 m
đều có khả năng phát điện ở dạng này.
3. Năng lượng địa nhiệt
Năng lượng địa nhiệt hay nhiệt đất là một dạng năng lượng được tích tụ dưới dạng
nhiệt lượng nằm ngay dưới lòng đất của vỏ Trái đất. Theo các nhà khoa học năng
lượng địa nhiệt là một nguồn năng lượng sạch, thân thiện và gần như vô tận có thể
đáp ứng cao hơn gấp 250000 lần nhu cầu hàng năm của thế giới ,và tác động gần

như bằng không tới khí hậu môi trường. Do đó đây được coi là nguồn năng lượng
thay thế cho tương lai.
3.1 Hiện trạng
Ở Việt Nam việc điều tra nghiên cứu năng lượng địa nhiệt được tiến hành trong vài
thập kỷ gần đây.Bắt đầu từ năm 1983, Tổng cục địa chất xây dựng đề án “Đánh giá
tài nguyên địa nhiệt”, và đến năm 1993 đã chỉ ra 6 địa điểm địa nhiệt có triển vọng:
Bang, Tu Bông, Hội Vân, Đảnh Thạnh, Mộ Đức, Nghĩa Thắng…
15
-Giai đoạn 2001-2005 nghiên cứu do Viện nghiên cứu địa chất khoáng sản đã báo
cáo chỉ ra rằng tiềm năng điện địa nhiệt ở nước ta có thể đạt 340 MW, nhưng giá
thành sản xuất điện còn cao hơn so với giá điện truyền thống.
3.2 Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác năng lượng địa nhiệt
Theo khảo sát sơ bộ ban đầu thì tổng cộng suất những nhà máy điện địa nhiệt nếu
được xây dựng ở Việt Nam có thể lên tới lên tới 400MW.Theo số liệu khảo sát trong
năm 2000, ở Việt Nam đã phát hiện 269 nguồn nước nóng trong đó có 140 nguồn
nước ấm, 84 nguồn nước nóng vừa, 41 nguồn nước rất nóng và 4 nguồn nước quá
nóng.Các nguồn nước nóng phân bổ theo vị trí địa lý
Bảng II.2 Tổng hợp tiềm năng năng lượng địa nhiệt
Vùng địa nhiệt
Tổng số
nguồn
Nhiệt độ
dưới sâu
(
0
C)
Số nguồn địa nhiệt có triển vọng
khai thác theo quy mô khác nhau
Công
nghiệp

Vừa Nhỏ
Tây bắc 79 103-200 10 25 44
Đông bắc 11 95-146 2 6 3
ĐBSH 17 100-150 5 3 9
Bắc Trung Bộ 42 120-210 4 10 28
Nam Trung Bộ 67 110-200 14 18 35
Nam Bộ &
ĐBSMK
53 150 22 31
Tổng cộng 269 35 84 150

Tuy tiềm năng về năng lượng địa nhiệt ở Việt Nam là lớn, nhưng hiện nay năng
lượng địa nhiệt mới chỉ dùng phổ biến trong ngành du lịch, phục vụ dưỡng bệnh.Đến
nay, một số tổ chức mới chỉ dừng lại ở việc tiến hành điều tra, nghiên cứu, lập các dự
án tiền khả thi cho khu vực miền Trung. Năm 2007, Tổng công ty điện lực Dầu khí
Việt Nam đã lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện địa nhiệt sạch đầu tiên ở nước
ta có công suất 18,6MW tại làng Thanh Trù, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, Quảng
Ngãi.
16
4. Năng lượng Mặt Trời
Năng lượng Mặt Trời thu được trên Trái Đất là năng lượng của dòng bức xạ điện từ
xuất phát từ Mặt Trời đến Trái Đất. Năng lượng này có thể thu được dưới dạng sóng
bức xạ điện từ truyền đến Trái Đất. Năng lượng Mặt Trời có ưu điểm như: sạch, chi
phí nhiên liệu và bảo dưỡng thấp, an toàn cho người sử dụng … và quan trọng nhất là
nguồn năng lượng này gần như vô tận và thân thiện với môi trường.
4.1 Hiện trạng
Việt Nam là nước nằm gần xích đạo có nguồn năng lượng Mặt Trời khá dồi dào,
thích hợp cho việc ứng dụng các thiết bị năng lượng Mặt Trời.Việt Nam hiện có trên
100 trạm quan trắc toàn quốc để theo dõi dữ liệu về năng lượng Mặt Trời. Cường độ
bức xạ bình quân một năm từ 2,8kwh/m

2
.ngày (Lào Cai) đến 5,4kwh/m
2
.ngày (Kom
Tum), và càng về phía Nam thì cường độ bức xạ càng cao và số giờ chiếu sáng càng
lớn (có thể trên 90% số ngày trong năm đều có thể sử dụng năng lượng Mặt Trời để
đun nước nóng dùng cho sinh hoạt, trừ những ngày mưa).
Tuy nhiên do giá thành lắp đặt thiết bị, và giá thành điện còn cao so với thu nhập của
người dân (8000đồng/kwh) nên điện Mặt Trời chưa được sử dụng rộng rãi, vẫn còn
mang tính tự phát, do các tổ chức nước ngoài tài trợ về vốn đầu tư, và nhà nước chưa
có chính sách hỗ trợ cụ thể.Hiện nay ở Việt Nam một số công nghệ thiết bị năng
lượng Mặt Trời đã được nghiên cứu và ứng dụng như:
- Pin Mặt Trời: là phương pháp sản xuất điện trực tiếp từ năng lượng mặt trời qua
thiết bị biến đổi quang điện.PMT có ưu điểm là gọn nhẹ, có thể lắp ở bất kỳ đâu có
ánh sáng mặt trời.Ứng dụng NLMT dưới dạng này được phát triển với tốc độ rất
nhanh, nhất là ở các nước phát triển.PMT được triển khai ứng dụng khá muộn ở VN,
vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX.
Một số ứng dụng của pin năng lượng Mặt Trời:
 Khu vực phía Nam là nơi triển khai hệ thống pin mặt trời sớm và nhiều nhất,
chủ yếu là hộ gia đình
 Khu vực miền Trung cũng đã ứng dụng một số hộ gia đình ở các tỉnh Gia Lai,
Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa có công suất là 40- 50 Wp, và lắp hệ
thống tại trung tâm văn hóa xã, trạm y tế xã có công suất từ 200- 800
Wp.Ngoài ra còn có 2 dự án lai ghép với PMT có công suất lớn nhất Việt Nam:
17
+Dự án phát điện ghép giữa PMT và thủy điện nhỏ, công suất 125kW (công
suất hệ thống PMT 100kWp, thủy điện 25kw) được lắp đặt tại xã Trang, huyện
Mang Yang, tỉnh Gia Lai.Dự án được đưa vào vận hành từ cuối năm 1999 cung
cấp điện cho 5 làng
+Dự án phát điện lai ghép giữa PMT và động cơ gió phát điện với công suất là

9kW, trong đó pin mặt trời là 7kW.Dự án được lắp đặt tại làng Kongu, huyện
Đak Hà, tỉnh Kom Tum, do Viện Năng lượng thực hiện.Công trình được đưa
vào sử dụng từ tháng 11/2000, cung cấp điện cho một bản người dân tộc thiểu
số với 42 hộ gia đình.
 Khu vực phía Bắc, việc ứng dụng các dàn PMT phát triển nhanh, phục vụ các
hộ gia đình ở vùng núi cao, hải đảo và các trạm biên phòng.
Đặc biệt trạm pin mặt trời 154kWp tại Trung tâm hội nghị Quốc gia là công trình
điện mặt trời lớn nhất ở Việt Nam.
=> Tổng công suất PMT lắp đặt: khoảng 1,45MWp.
-Dàn đun nước nóng: đang được sử dụng chủ yếu ở đô thị.Năm 2005 cả nước mới
lắp đặt 4000m
2
, nhưng đến năm 2007 cả nước đã lắp đặt 48000m
2
.Hiện có khoảng 40
thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời hệ tập thể, và 7300 hộ gia đình được
lắp đặt và ứng dụng trong toàn quốc.Đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời với
mục đích tiết kiệm điện, nếu trong giá điện tăng cao thì nhu cầu lắp đặt thiết bị này sẽ
tăng
-Thiết bị sấy bằng năng lượng mặt trời: Hiện nay năng lượng mặt trời được ứng
dụng khá phổ biến trong lĩnh vực nông nghiệp để sấy các sản phẩm như ngũ cốc, thực
phẩm,… nhằm giảm tỷ lệ hao hụt và chất lượng sản phẩm.
-Hệ thống chưng cất nước bằng năng lượng mặt trời: Ở Việt Nam đã có đề tài
nghiên cứu triển khai ứng dụng thiết bị chưng cất nước NLMT, dùng để chưng cất
nước ngọt từ biển và cung cấp nước sạch dùng cho sinh hoạt ở nhũng vùng có nguồn
nước ô nhiễm, hải đảo.Có khoảng 8 hệ thống chưng cất loại cố định và 50 thiết bị
chưng cất nước dạng khay đã được lắp đặt và ứng dụng.Hiện chỉ còn khoảng 30% các
thiết bị đang hoạt động.
18
4.2 Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác năng lượng mặt trời

Tiềm năng về năng lượng Mặt Trời ở Việt Nam được coi là phong phú, hầu như được
sử dụng quanh năm.Theo số liệu thông kê của Ngành Khí tượng Thuỷ văn về số giờ
nắng (số liệu bình quân 20 năm) ở nước ta, thì có thể chia thành 3 khu vực như sau:
* Khu vực 1: Các tỉnh vùng Tây Bắc (Sơn La, Lai châu): Số giờ nắng tương
đối cao từ 1897 ÷ 2102 giờ /năm.
* Khu vực 2: Các tỉnh còn lại của miền Bắc và một số tỉnh từ Thanh Hóa đến
Quảng Bình.Số giờ nắng trung bình năm từ 1400 ÷ 1700 giờ /năm.
* Khu vực 3: Các tỉnh từ Huế trở vào: Số giờ nắng cao nhất cả nước từ 1900 ÷
2900 giờ /năm.
Tiềm năng điện mặt trời tốt nhất ở các vùng Thừa Thiên Huế trở vào Nam và vùng
Tây Bắc. Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai…. và vùng Bắc
Trung bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…. có năng lượng mặt trời khá
lớn.Mật độ năng lượng mặt trời biến đổi trong khoảng 300 đến 500 cal/cm2.ngày. Số
giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 1800 đến 2100 giờ.Như vậy, các tỉnh thành
ở miền Bắc nước ta đều có thể sử dụng năng lượng mặt trời hiệu quả .Tuy nhiên, do
có sự bức xạ mặt trời nhiều hơn mùa đông nên mùa hè sử dụng thiết bị đun nước nóng
bằng năng lượng mặt trời đạt hiệu quả cao hơn.
Còn ở miền Nam, từ Đà Nẵng trở vào, năng lượng mặt trời rất tốt và phân bố
tương đối điều hòa trong suốt cả năm.Số giờ nắng trung bình là khoảng 2000 giờ đến
2600 giờ một năm.Đây là nơi ứng dụng năng lượng mặt trời hiệu quả
=> Cường độ năng lượng mặt trời ở vùng cao nguyên, duyên hải miền Trung,
và các tỉnh phía Nam cao hơn và ổn định hơn miền Bắc.Như vậy hệ thống năng lượng
mặt trời lắp đặt tại miền Bắc sẽ đắt hơn hệ thống lắp đặt tại miền Nam, đồng thời
chúng phải có công suất lớn để bù vào các ngày mùa đông có nhiều mây.
5. Năng lượng gió
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển
Trái Đất.Năng lượng gió được sử dụng từ hàng trăm năm nay.Con người đã biết dùng
năng lượng gió để di chuyển thuyền buồm hay kinh khí cầu, ngoài ra còn dùng để tạo
công cơ học nhờ vào các cối xay gió.Từ sau cuộc khủng hoảng về dầu trong thập niên
1970, thì việc nghiên cứu các năg lượng khác được đẩy mạnh, kể cả việc phát triển

các tuabin gió hiện đại.
19
Năng lượng gió được đánh giá là thân thiện nhất với môi trường và ít gây ảnh hưởng
xấu về mặt xã hội.Ngoài ra với đặc trưng phân tán và nằm sát với khu dân cư, năng
lượng gió giúp tiết kiệm chi phí truyền tải
5.1 Hiện trạng
Ở Việt Nam, các khu vực có thể phát triển năng lượng gió không trải đều trên
toàn bộ lãnh thổ.Với ảnh hưởng gió mùa thì chế độ gió cũng khác nhau.Số vùng có
tiềm năng gió tốt để có thể lắp đặt các động cơ gió không nhiều.Thực tế, Việt Nam
mới chỉ lắp đặt được khoảng hơn 1300 động cơ gió phát điện chủ yếu là cỡ nhỏ có
công suất <200W, và được lắp đặt chủ yếu ở các vùng ven biển từ Đà Nẵng trở
vào.Những động cơ gió phát điện có công suất lớn hơn 500W mới chỉ được chế tạo
thử theo mẫu của nước ngoài.
-Một nhà máy phát điện gió có công suất 2KW đã được lắp đặt vào cuối năm
2000 tại huyện Đắc Hà, tỉnh Kom Tum (do Nhật Bản tài trợ), và đến nay đã hoạt động
tốt.
-Dự án phát điện tại đảo Bạch Long Vĩ là dự án có công suất lớn nhất
(800KW).Đây là hệ thống hỗn hợp giữa tuabin gió và máy phát điện diesel.Công trình
đã lắp đặt hoàn thiện từ tháng 6/2004, hiện đang vận hành tốt.
-Ngoài ra còn có một số dự án phát điện gió tại đảo Phú Quốc (Bình Thuận),
đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), 2 và dự án phát điện gió tại Quy Nhơn công suất dự kiến là
51MW và 84MW.
5.2 Đánh giá tiềm năng và khả năng khai thác năng lượng gió
Với hơn 3000km bờ biển và thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được
đánh giá là quốc gia có tiềm năng về năng lượng gió lớn.Tuy nhiên như nhiều quốc
gia đang phát triển khác, tiềm năng năng lượng gió ở Việt Nam vẫn chưa được lượng
hóa ở mức độ phù hợp.
Trong chương trình đánh giá về năng lượng Châu Á, Ngân hàng Thế giới đã
khởi xướng xây dựng bản đồ năng lượng gió cho 4 quốc gia: Campuchia, Lào, Việt
Nam và Thái Lan.Theo nghiên cứu này thì Việt Nam là nước có tiềm năng gió lớn

nhất (8,6% diện tích lãnh thổ được đánh giá là tốt)
Bảng II.3 Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam tại độ cao 65 m
Tốc độ gióTrung Thấp Trung bình Tương đối cao Cao Rất cao
20
bình < 6 m/s 6-7 m/s 7-8 m/s 8-9 m/s > 9 m/s
Diện tích (km
2
) 197.242 100.367 25.679 2.178 111
Diện tích (%) 60,60% 30,80% 7,90% 0,70% >0%
Tiềm năng
(MW)
401.444 102.716 8.748 452
Tổng tiềm năng điện gió ở Việt Nam đạt 513360MW tức là bằng 200 lần
công suất của thủy điện Sơn La, và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện
vào năm 2020.Tiềm năng về gió ở Việt Nam được trải dài từ Bắc vào Nam.Tổng diện
tích các vùng cho phép khai thác năng lượng gió tương đương 1785MW, tập trung
chủ yếu ở khu vực Miền trung (Quảng Bình, Bình Định), sau đó là khu vực miền Nam
tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
.
21
Kết luận
Hiện nhiều nước trên thế giới đã đưa việc sử dụng năng lượng tái tạo thành yêu
cầu bắt buộc trong chiến lược phát triển năng lượng quốc gia thì vấn đề này ở Việt
Nam vẫn chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn.Trong khi đó các đánh giá đều cho rằng, Việt
Nam là quốc gia có đầy đủ điều kiện để phát triển mạnh các dạng năng lượng tái tạo,
nhưng thực tế vẫn chưa khai thác được nguồn tài nguyên này.Nhiều chuyên gia cho
rằng, nếu đầu tư khai thác đúng hướng, nguồn năng lượng này có thể thay thế 100%
năng lượng truyền thống của Việt Nam
Tuy nhiên trên thực tế thì nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam lại phân bố
không đồng đều mà trải dài theo vùng miền, địa lý khác nhau.Đây cũng là một trở

ngại trong việc phát triển NLTT.Trong những năm gần đây, Chính phủ đã quan tâm
và định hướng để phát triển năng lượng tái tạo, mà mới nhất là Quyết định số
130/2007/QĐ –TTg quy định một số cơ chế chính sách tài chính đối với dự án đầu tư
theo cơ chế phát triển sạch (CDM), nhằm thu hút các nhà đầu tư trong việc cải tiến
công nghệ, để tiến tới có thể cạnh tranh về giá so với năng lượng truyền thống.Mục
tiêu phấn đấu từ nay tới 2010, NLTT chiếm 3% tổng công suất điện thương mại và đạt
5% vào năm 2020.
22

×