Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Trắc nghiệm về tai mũi họng có đáp án hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.28 KB, 84 trang )

LIÊN QUAN GIỮA CHUYÊN KHOA TAI MŨI HỌNG VỚI
CÁC CHUYÊN KHOA KHÁC TRONG NGÀNH Y
1. Biến chứng nào sau đây không phải do vai trò lò viêm thuộc TMH:
A. Viêm cầu thận cấp
@B. Viêm màng não mủ
C. Thấp khớp cấp
D. Viêm nội tâm mạc bán cấp
E. Viêm cầu thận mạn
2. Một bệnh nhân viêm màng não mủ đang điều trị ở khoa lây nhiễm có viêm tai.
Viêm tai nào sau đây có nguy cơ nhất gây ra biến chứng viêm màng não mủ này
A. Viêm tai giữa mạn
B. Viêm tai xương chũm mạn
C. Viêm tai xương cũm mạn có cholestesatoma
@D. Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm
E. Viêm tai giữa xuất tiết màng nhĩ đóng kín
3. Viêm xoang nào thường gây biến chứng viêm thị thần kinh hậu nhãn cầu:
A. Viêm xoang hàm
B. Viêm xoang sàng trước
@C. Viêm hệ thống xoang sau
D. Viêm xoang trán
E. Viêm hệ thống xoang trước
4. Tập hợp triệu chứng nào sau đây không có trong viêm tai xương chũm hài nhi:
A. Sốt, nôn trớ, đi tướt
B. Nôn, ỉa chảy, mất nước
C. Màng nhĩ mất bóng sáng, không căng phồng
D. Có thể không chảy mủ tai, không thủng màng nhĩ
@E. Khả năng nghe bình thường (không giảm thính lực)
5. Truy cập vào địa chỉ nào sau đây là hữu ích?
A. Trang web yhocduphong.net
B. Diễn đàn forum.yhocduphong.net
C. Tài liệu học tập tailieu.yhocduphong.net


D. Nghiên cứu khoa học nckh.yhocduphong.net
E. Tất cả đều đúng @
6. Để bảo vệ công nhân làm việc trong một nhà máy có tiếng ồn cao có thể gây
điếc; nhiều bụi có thể gây bệnh phổi; nhiều hơi độc hoá chất có thể ảnh hưởng
đường hô hấp và chuyển hoá Vậy phải mời ai đến can thiệp:
A. Chuyên khoa TMH
B. Chuyên khoa Nội hô hấp
@C. Chuyên khoa Y tế công nghiệp
D. Chuyên khoa dị ứng
E. Chuyên khoa thính học
7. Một trẻ sơ sinh bị viêm mũi lậu cầu sau sinh vào điều trị ở khoa TMH, nguồn
gây bệnh có thể ở:
A. Lây nhiễm từ ngay khoa TMH
1
@B. Từ âm đạo mẹ của trẻ
C. Từ người nữ hộ sinh
D. Từ dụng cụ phòng sinh
E. Lây nhiễm trong môi trường không khí
8. Một bệnh nhi bị câm cần khám tìm nguyên nhân. Chuyên khoa nào sau đây
chưa nhất thiết khám (ít liên quan nhât)
A. Khám Nhi
B. Khám thần kinh
C. Khám tai
D. Khám tâm thần
@E. Khám ngoại
9. Nhóm răng nào sau đây khi một trong các răng trong nhóm bị bệnh đều có thể
gây viêm xoang hàm:
A. Răng 2, 3, 4, 5 hàm trên
B. Răng 4,5,6,7, hàm dưới
C. Răng 1,2,3,4 hàm trên

D. Răng 5,6,7,8 hàm dưới
@E. Răng 4,5,6,7 hàm trên
10. Một cháu bé bị chàm cữa mũi do viêm VA mạn tính. Cách điều trị nào sau đây
là quan trọng nhất:
A. Bôi xanh mê ty len điều trị chàm
@B. Nạo VA
C. Nhỏ mũi Acgyrol săn niêm mạc mũi và sát trùng vòm mũi họng
D. Kháng sinh bôi kết hợp điều trị dị ứng
E. Thay đổi cơ địa, nâng cao thể trạng
11. Nhức đầu, ngạt mũi, chảy mũi, giảm thị lực là những triệu chứng của nhiều
bệnh gây nên. Chuyên khoa (CK) nào liên quan nhiều nhất đến triệu chứng đó:
@A. CK Tai Mũi Họng
B. CK Ngoại
C. CK Mắt
D. CK Thần kinh
E. CK Nội
12. Một bệnh nhân bị cứng hàm chưa rõ nguyên nhân. Khoa nào chưa cần mời hội
chẩn?
A. Hội chẩn khoa lây để loại trừ uốn ván.
B. Hội chẩn khoa TMH để loại trừ áp xe quanh Amidan
C. Hội chẩn khoa Răng hàm mặt loại trừ răng khôn mọc lệch hoặc trật khớp thái
dương hàm
D. Hội chẩn Khoa u bướu loại trừ khối u xâm lấn hố chân bướm hàm
@E. Hội chẩn tâm thần loại trừ khả năng tâm thần bệnh nhân không há miệng
13. Một bệnh nhân bị chóng mặt chưa rõ nghuyên nhân. Bác sỹ đa khoa chưa cần
thiết mời hội chẩn chuyên khoa nào:
A. Khoa TMH
B. Khoa nội tim mạch
C. Khoa nội thần kinh
D. Khoa mắt

2
@E. Khoa huyết học lâm sàng.
14. Một bệnh nhân bị nhức đầu, BS phòng khám chưa cần mời hội chẩn chuyên
khoa nào?
A. Khoa TMH loại trừ viêm xoang, viêm tai
B. Khoa mắt loại trừ Glôcôm
C. Khoa tâm thầnloại trừ bệnh tâm thần, suy nhược thần kinh
D. Khoa Nội thần kinh loại trừ u não, viêm màng não
@E. Khoa nội tim mạch loại trừ tăng huyết áp
15. Một cháu bé sơ sinh vừa sinh ra bị ho sặc cần khám tìm nguyên nhân, Bác sỹ
sản khoa chưa cần mời khám chuyên khoa nào sau đây:
A. Nhi khoa
@B. Nội thần kinh
C. Răng hàm mặt
D. Ngoại nhi
E. Tai Mũi Họng
16. Một bệnh nhân bị mất tiếng, không thể do
A. Liệt thanh quản
B. Hysterie
C. Viêm thanh quản nặng
D. Tổn thương thần kinh ung ương (U nảo, Tai biến Mạch máu nảo)
@E. Dị vật đường thở
17. Viêm mũi nào ít nguy hiểm nhất về vấn đề lây lan thành dịch:
A. Viêm mũi do Bạch hầu
@B. Viêm mũi do Lậu ở trẻ nhỏ
C. Viêm mũi do Sởi
D.Viêm mũi do cúm
E. Viêm mũi do Thủy đậu
18. Nguyên nhân gây viêm mũi mạn tính trọng cộng đồng chủ yếu là do virus đúng
hay sai?

A. Đúng
@B. Sai
19. Người ta nói rằng viêm xoang mạn tính là lò viêm lĩnh vực Tai Mũi Họng đúng
hay sai?
@A. Đúng
B. Sai
20. Chảy máu mũi do sốt xuất huyết chưa nhất thiết phải mòi ngoại khoa hội chẩn
cấp cứu đúng hay sai?
@A. Đúng
B. Sai
21. Một bệnh nhân bị nôn ra máu lần đầu, không do chấn thương, chưa xác định
được nguyên nhân. Chưa cần thiết phải mời chuyên khoa Ngoịa tiêu hoá hội chẩn cấp
cứu đúng hay sai?
A. Đúng
@B. Sai
3
KHÓ THỞ THANH QUẢN
CHỈ ĐỊNH VÀ THEO DÕI MỞ KHÍ QUẢN
1. Những khó thở nào sau đây chưa nhất thiết phải mở khí quản:
A. Khó thở do dị vật đường thở
B. Khó thở do uốn ván
@C. Khó thở do tràn dịch màng phổi
D. Khó thở do chấn thương thanh quản
E. Khó thở do bạch hầu thanh quản
2. Phải mở khí quản trước khi chuyển lên tuyến trên cho những bệnh nhân có dị vật ở
khí quản di động để phòng ngừa:
A. Viêm khí quản xuất tiết
@B. Dị vật mắc kẹt lại khi lên buồng thanh thất
C. Dị vật đi sâu vào các phế quản phân thùy
D. Tràn khí trung thất

E. Xẹp phổi
3. Một bệnh nhân sau mở khí quản, chưa cần chú ý theo dõi:
A. Chảy máu
B. Tràn khí
C. Khó thở do tắc ống canule
D. Nhiễm trùng vết mổ
@E. Tiếng nói có bị khàn hay không ?
4. Tìm một đặc điểm không đúng về lý do cấp cứu dị vật đường thở:
A. Dị vật bịt kín đường thông khí gây ngạt thở
@B. Dị vật sắc nhọn gây chấn thương lan rộng
C. Dị vật gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới
D. Dị vật di động có thể mắc kẹt ở buồng thanh thất Morgagnie
E. Dị vật gây tràn khí trung thất nguy hiểm
5. Tìm một nguyên nhân không xẩy ra khó thở thanh quản:
A.Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn
B. Viêm sụn thanh thiệt
@C. Hạt thanh đai
D. Khối u băng thanh thất
E. Bạch hầu thanh quản
6, Triệu chứng nào sau đây là nổi bật nhất của viêm thanh quản cấp ở trẻ em:
A. Nuốt đau
B. Khó thở
C. Ho kích thích
@D. Khàn tiếng
4
E. Sốt cao, co giật
7?. Biểu hiện lâm sàng điển hình kiểu khó thở thanh quản là:
A. Khó thở chậm thì thở vào
@B. Khó thở chậm cả hai thì
C. Khó thở nhanh nông cả hai thì

D. Khó thở chậm thì thở ra
E. Khó thở hỗn hợp cả hai thì
8.? Dấu hiệu nào sau dây không thuộc khó thở thanh quản:
A. Khó thở chậm, Khó thở thì thở vào
B. Môi đầu chi tím
@C. Khó thở thì thở ra
D. Khi hít vào có tiếng rít,
E. Có co kéo các cơ hô hấp: Thượng đòn, liên sườn
9. Triệu chứng nào không đáng lo ngại sau mở khí quản:
@A. Ho kích thích khi hút dịch xuất tiết
B. Tình trạng dịch xuất tiết nhiều
C. Sưng tấy nhiễm trùng vết mổ
D. Theo dõi tình trạng bịt tắc canule
E. Tình trạng tràn khí dưới da
10. Nguyên nhân chính nào sau đây gây khó thở trong viêm thanh quản bạch hầu:
A. Co thắt thanh quản do kích thích
@B. Do giả mạc bạch hầu bít tắc thanh môn
C. Do liệt cơ mở và co thắt cơ khép của thanh quản
D. Do độc tố của bạch hầu
E. Phù nề thanh quản do viêm nhiễm
11 Tiêu chuẩn nào quan trọng nhất dể chẩn đoán “Viêm thanh quản phù nề hạ thanh
môn” gây khó thở thanh quản.
A. Cơn khó thở xẩy ra đột ngột ban đêm
B. Khó thở thanh quản điển hình, không có tiền sử hóc dị vật.
C. Trẻ có cơ địa viêm VA mạn tính.
@D. Niêm mạc hạ thanh môn phù nề, niêm mạc thanh quản đỏ rực tương phản
với hai dây thanh bình thường
E. Cơn khó thở hay tái phát.
12. Trong đêm một cháu bé đang ngủ tự nhiên thức dậy ho khan, dữ dội, khó thở với
tiếng rít. Cách đây vài hôm cháu có cảm mạo, ngạt mũi, Bạn nghĩ tới hướng chẩn

đoán
A. Viêm phổi
B. Dị vật đường thở
C. Ho gà
D. Mềm sụn thanh quản
@E. Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn
13?. Chỉ định mở khí quản nào sau đây không thuộc chỉ định cổ điển (cản trở cơ học):
A. Viêm nhiễm phù nề chít hẹp thanh quản
B. Dị vật đường thở, đặc biệt là dị vật di động
C.? Chấn thương lồng ngực có tràn khí trung thất
D. Chấn thương họng thanh quản gây khó thở
5
@E. Khối u chèn ép thanh quản gây khó thở
14. Tìm một chỉ định không phải là chỉ định mới trong mở khí quản hiện nay :
A. Làm thông thoáng đường hô hấp bằng hút phế quản trong các hội chứng nội-ngoại
khoa
B. Tránh lạc đường thở khi ăn uống ở những người bị liệt họng-thanh quản.
C. Dễ dàng đưa Ôxy vào máu hoặc lọc CO2
D. Giảm áp lực trong tràn khí trung thất
@E. Ung thư tuyến giáp chèn ép gây khó thở
15. Tìm tình huống đúng nhất cần mở khí quản cấp cứu
A. Khó thở thanh quản cấp I
@ B. Khó thở thanh quản cấp II
C. Theo dõi dị vật đường thở
D. Theo dõi viêm thanh quản cấp ở trẻ em
E. Theo dõi co thắt thanh quản do uốn ván
16. Tai biến nào sau đây không thuộc do mở khí quản gây ra:
A. Chảy máu
B. Tràn khí dưới da, tràn khí trung thất
C. Tụt canule ra ngoài lỗ mở khí quản

D. Tắc canule do chất xuất tiết
@E. Cơ thể suy sụp, thể trạng ngày một yếu
17. Hen phế quản cũng có thể gây khó thở thanh quản đúng hay sai?
A. Đúng
@B. Sai
18. Mở khí quản đôi khi làm nặng thêm bệnh chính đúng hay sai?
A. Đúng
@B. Sai
19. Khó thở châm, khó thở thì hít vào chỉ khi gắng sức được phân loại khó thở cấp 1
đúng hay sai?
@A. Đúng
B. Sai
20. Toàn trạng còn bình thường, tinh thần ổn định , môi hồng vẫn có thể khó thở cấp 2
đúng hay sai?
A. Đúng
@B. Sai
6
DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ
1. Nguyên nhân gây dị vật đường thở nào sau đây bệnh nhân khó phòng tránh:
A. Hít vào sâu mạnh và đột ngột
B. Ngậm vật dễ hóc cười đùa
C. Ngậm vật dễ hóc trong lúc quá ngạc nhiên quá sợ hải
D. Ngậm thức ăn dễ hóc bị sặc
@E. Thủ thuật nạo VA, nội soi, nhổ răng sửa
2. Một cháu bé bị ho, khàn tiếng, khó thở , triệu chứng quan trọng nhất để nghĩ tới dị
vật đường thở là:
A. Khó thở thanh quản điển hình
@B. Có hội chứng xâm nhập
C. Phim phổi thắng có hình ảnh phế quản phế viêm
D. Các triệu chứng trên hay tái phát thành cơn, không sốt

E. Tiền sử có tiếp xúc với dị vật dễ hóc
3. Nguy cơ chính của dị vật đường thở di động ở trẻ em là:
@A. Mắc kẹt vào buồng thanh thất Morgagnie gây ngạt thở
B. Viêm khí- phế -quản
C. Tràn khí dưới da
D. Xẹp phổi
E. Gây chấn thương chảy máu trong lòng khí quản
4. Cần phải làm gì với một trẻ bị phế quản phế viêm kéo dài, tái phát nhiều lần, mặc dù
đã điều trị tích cực, X quang có xẹp phổi?
A. Tăng liều kháng sinh
B. Lấy đờm thử vi trùng và làm kháng sinh đồ
@C. Tiến hành nội soi khí phế quản kiểm tra
D. Làm phản ứng nội bì IDR
E. Chụp CT phổi cắt lớp
5. Vị trí dị vật hạt đậu phụng trong đường thở thường gặp ở trẻ em là:
A. Thanh quản
@B. Phế quản gốc phải
C. Phế quản gốc trái
D. Khí quản
E. Hạ thanh môn
6. Bản chất dị vật nào nguy hiểm nhất trong dị vật đường thở:
A. Chất thủy tinh
B. Chất vô cơ
C. Chất dẽo,
@D. Chất hữu cơ
7
E. Chất nhựa tổng hợp
7. Dị vật đường thở nào sau đây nguy hiểm nhất trong tiên lượng bệnh;
A. Chiếc đinh gim kim loại
B. Mẫu xương cá

@C. Hạt đậu lạc (hạt đậu phụng)
D. Hạt dưa
E. Mẫu đồ chơi bằng nhựa
8. Một bệnh nhân tuổi mẫu giáo có sốt, ho, khò khè, khó thở nhẹ hai thì Điều trị
kháng sinh tích cực, bệnh khỏi nhưng cắt kháng sinh bệnh tái phát, phải cảnh giác tới
bệnh gì:
A. Lao sơ nhiễm
B. Viêm phổi tụ cầu
C. Phế quản phế viêm
@D. Dị vật đường thở bỏ qua
E. Hội chứng Loefler ở phổi trong nhiễm giun sán
9. Tiên lượng bệnh nhân dị vật đường thở không phụ thuộc vào:
A. Bản chất dị vật
@B. Tiền sử có hội chứng xâm nhập điển hình
C. Trang thiết bị và sự thành thạo của kíp nội soi, gây mê hồi sức
D. Tuổi quá trẻ hoặc quá già
E. Bệnh nhân đến khám kịp thời, khi chưa có biến chứng
10. Dấu hiệu nào quan trọng nhất chẩn đóan xác định dị vật thanh quản:
@A. Soi thấy dị vật ở thanh quản
B. Khàn tiếng, mất tiếng
C. Ho kích thích, lúc đầu ho khan, sau ho có đờm
D. Chụp X quang thấy hình ảnh dị vật cản quang vùng thanh quản
E. Khó thở thanh quản điển hình
11. Triệu chứng nào sau đây quan trọng nhất hướng nghĩ tới dị vật ở khí quản:
A. Có hội chứng xâm nhập
@B. Nghe trước khí quản có dấu hiệu “lật phật cờ bay”
C. Đau nhức vùng trước cổ, vùng xương ức lan lên bả vai
D. Khó thở thanh quản từng cơn
E. Nuốt đau, sốt cao, đau tức vùng xương ức trước khí quản
12. Dị vật mắc ở đoạn nào khi lâm sàng có dấu hiệu "lất phất cờ bay":

A. Dị vật ở thanh quản
B. Dị vật ở phế quản
@C. Dị vật ở khí quản
D. Dị vật ở hạ họng thanh quản
E. Dị vật ở buồng thanh thất Morgagnie
13. Bệnh nhân theo dõi dị vật đường thở đã 1 tuần nay. Biểu hiện nào sau đây loại trừ
khả năng dị vật phế quản:
A. Khó thở liên tục, khó thở 2 thì
B. Tiền sử có hội chứng xâm nhập
@C. Soi kiểm tra đường hô hấp không thấy dị vật
D. Có tiền sử tiếp xúc với dị vật nhỏ, trơn, dễ hóc
E. Chụp phim không thấy bán xẹp hoặc xẹp phân thùy hay 1 thùy phổi
8
14. Dị vật đường thở ở Việt Nam hay gặp ở lứa tuổi nào?
A. Trẻ em lớn
@B. Tuổi nhà trẻ mẫu giáo
C. Người lớn
D. Người già
E. Phụ nữ tuổi sinh đẻ
15. Dịch tễ lâm sàng dị vật đường thở:
A. Hay gặp ở người già cả răng kém
B. Hay gặp ở thanh niên ăn uống vội vàng
@C. Hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi
D. Hay gặp ở trẻ trên 5 tuổi
E. Hay gặp ở phụ nữ lứa tuổi nuôi con.
16. Dị vật đường thở ít bị chẩn đoán nhầm với;
A. Phế quản phế viêm
B. Viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn
C. Hen phế quản
D. Lao sơ nhiễm

@E. Dị vật thực quản
17. Phương pháp nào sau đây không cần thiết sử dụng chẩn đoán dị vật đường thở:
A. X- Quang hệ thống đường hô hấp
B. Nội soi
C. Dựa triệu chứng lâm sàng
@D. Siêu âm
E. Dựa vào tiền sử có Hội chứng xâm nhập
18. Phương pháp nào sau đây quan trọng nhất để điều trị dị vật đường thở:
@A. Nội soi gắp dị vật
B. Cho thở O xy
C. Mở khí quản cấp cứu
D. Cho kháng sinh liều cao
E. Cho giảm viêm, giảm xuất tiết
19. Nguyên nhân nào sau đây không chính xác gây dị vật đường thở:
A. Cho trẻ em ăn hoặc ngậm các loại hạt dễ hóc.
B. Cho trẻ uống thuốc bằng cách bịt mũi ném cả viên thuốc vào miệng.
C. Cười đùa với trẻ em trong khi ăn.
D. Hít mạnh sâu, đột ngột khi đang ngậm dị vật dễ hóc.
@E. Ăn nhanh, ăn nhiều, ăn vội
20. Dấu hiệu nào không có trong “Hội chứng xâm nhập” của dị vật đường thở:
A. Khó thở thanh quản đột ngột, thởí rít lên,.
B. Tinh thần vật vả, hôt hoảng, nằm không yên.
@C. Sốt cao, co giật, có dấu hiệu nhiễm trùng
D. Thiếu dưỡng khí, có tím tái, vả mồ hôi.
E. Có ho sặc sụa, ho kích thích từng cơn.
21. Dấu hiệu nào sau đây là quan trọng nhất đối với theo dõi dị vật đường thở:
A. Tình trạng lo lắng, ngủ kém
B. Tình trạng ăn uống kém
9
C. Tình trạng nhiễm trùng toàn thân

@D. Khó thở xuất hiện từng cơn như hội chứng xâm nhập ban đầu
E. Tình trạng ho, đờm xuất tiết nhiều
22. Nguyên nhân hóc dị vật đường thở nào người nhà hay BN có thể chủ động tránh
được:
A. Nạo VA
@B. Cho ăn thức ăn dễ hóc
C. Gây mê nội khí quản
D. Nội soi đường hô hấp
E. Nhổ răng
23. Tìm 1 triệu chứng không có trong dị vật thanh quản:
A. Khàn tiếng
B. Ho do kích thích
@C. Mất dấu hiệu lọc cọc thanh quản cột sống
D. Khạc đờm có thể có tia máu
E. Khó thở thanh quản
24. Dấu hiệu nào sau đây không thuộc dị vật khí quản:
@A. Nuốt nghẹn, vướng
B. Nghe trước khí quản có dấu hiệu “Lật phật cờ bay”
C. Tiền sử có “Hội chứng xâm nhập”
D. Ho khạc đờm
E. Khó thở từng cơn
25. Dấu hiệu nào sau đây quan trọng nhất chẩn đoán dị vật phế quản:
A. Tiền sử có “Hội chứng xâm nhập”
B. Khó thở hai thì, thở nhanh nông
@C. Soi gắp được dị vật phía dưới khí quản
D. Ho và sốt cao
E. Có thể có xẹp phổi
26. Biến chứng nào sau đây ít liên quan dị vật đường thở:
A. Viêm màng phổi mủ
B. Áp xe phổi

C. Phế quản phế viêm
@D. Áp xe quanh thực quản
E. Giản phế quaản
27. Những xét nghiệm cận lâm sàng nào sau đây chưa cần thiết để chẩn đoán và điều
trị dị vật đường thở:
A. Chụp phim phổi thẳng nghiêng
B. Công thức máu, máu chảy, máu đông
@C. Siêu âm hệ thống đường hô hấp
D. Xét nghiệm vi trùng kháng sinh đồ nếu khạc ra mủ
E. Đánh giá tình trạng chuyển hoá toan hô hấp do dị vật gây ra.
28. Tìm một câu sai gây “Hội chứng xâm nhập” trong dị vật đường thở:
A. Do thanh quản có phản xạ ho để bảo vệ đường hô hấp
B. Do thanh quản có phản xạ co thắt để bảo vệ đường hô hấp
C. Do một vật lạ có chạm vào thanh quản trước khi khu trú tại chổ hoặc xâm nhập sâu
vào khí quản hoặc phế quản.
10
D. Do thần kinh vận động và cảm giác của thanh quản bình thường để đảm bảo chức
năng bảo vệ đường hô hấp của thanh quản.
@E. Do thanh quản bị chấn thương bởi dị vật gây ra
29. Tiên lượng nặng nề nhất thuộc dị vật nào ở Việt Nam:
A. Hạt hồng xiêm (Sapuchê)
B. Hạt dưa
C. Xương cá
@D. Hạt lạc (đậu phộng)
E. Hạt cơm
30.Tiên lượng dị vật đường thở nào nặng nề nhất trong các đối tượng đến khám sau:
@A. Các cháu nhà trẻ, mẫu giáo
B. Học sinh, sinh viên
C. Bộ đội, công an
D. Công nhân, nông dân

E. Giáo viên và các cán bộ hành chính sự nghiệp khác
31. Tiên lượng dị vật đường thở nào nặng nề nhất trong các đối tượng sau:
A. Thanh niên
B. Thiếu niên
C. Trung niên
@D. Phụ lão
E. Người đang tuổi lao động
32. Tiên lượng dị vật đường thở nào nặng nề nhất trong các tình huống sau:
A. Đến viện sớm chưa có biến chứng
B. Đến sớm bắt đầu có biến chứng
@C. Đến trễ đã có biến chứng
D. Đến trễ chưa có biến chứng
E. Đến trễ bắt đầu có biến chứng
33. Bản chất dị vật ảnh hưởng rất lớn đến tiên lượng bệnh
@A. Đúng
B. Sai
34. Không nên sử dụng thực phẩm có xương chế biến làm thức ăn để tránh dị vật
đường thở
A. Đúng
@B. Sai
35. Dị vật nằm vùng họng miệng thuộc dị vật đường thở
A. Đúng
@B. Sai
36. Dị vật đường thở có thể gây chết người đúng hay sai?
@A. Đúng
B. Sai
37. Dị vật lọt vào buồng thanh thất nguy hiểm hơn dị vật cắm vào dây thanh đúng hay
sai?
@A. Đúng
B. Sai

38. Có hội chứng xâm nhập có nghĩa là dị vật có chạm đến thanh quản đúng hay sai?
@A. Đúng
11
B. Sai
39. Không có hội chứng xâm nhập cũng có thể vẫn có dị vật đường thở đúng hay sai?
@A. Đúng
B. Sai
40. Thường xuyên mở khí quản khi nghi ngờ có dị vật đường thở đúng hay sai?
A. Đúng
@B. Sai
DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN
1. Lứa tuổi nào hay hóc xương nhất ở Việt Nam:
A. Nhà trẻ mẫu giáo
B. Trẻ em
@C. Người lớn
D. Người già
E. Phụ nữ nuôi con
2: Bản chất dị vật đường ăn ở nước ta hay gặp nhất:
A. Dị vật sống
@B. Các loại xương trong thực phẩm ăn uống
C. Các loại hạt trái cây
D. Các mẫu đồ chơi trẻ em
E. Các vật liệu ngậm vào miệng khi làm việc
3. Dị vật đường ăn nào sau đây có khả năng gây viêm nhiễm sớm nhất ?
A. Chiếc kim khâu, cái đinh vít
@B. Xương cá, gà, vịt
C. Mãnh đồ chơi bằng nhựa.
D. Viên thuốc bọc võ kẽm
E. Hàm răng hoặc chiếc răng giả.
4. Triệu chứng nào sau đây không phù hợp với bệnh nhân bị hóc xương:

A. Thực quản sưng nề, cột sống cổ thẳng, mất chiều cong sinh lý .
B. Sốt cao, đau vùng cổ, quay cổ hạn chế
C. Có tiền sử hóc xương, ấn máng cảnh đau.
@D. Cảm giác đau khi nuốt nước bọt, nhưng khi ăn cơm, uống nước bình thường
E. Sưng nề vùng cổ, sốt cao, rét run, có thể có khó thở
5. Dấu chứng nào sau đây không phải biến chứng do hóc xương:
A. Sưng tấy, áp xe trung thất.
B. Thủng các mạch máu lớn.
@C. Nuốt tắc nghẹn và đau ngày càng tăng dần đã mấy tháng nay
D. Sốt cao rét run do nhiễm trùng máu
E. Viêm tấy áp xe quanh thực quản
6. Biện pháp tuyên truyền phòng ngừa dị vật đường ăn nào không hợp lý?
A. Hóc xương là một cấp cứu vì có thể nguy hiểm đến tính mạng.
@B. Tuyệt đối không nên dùng xương để làm thực phẩm ăn, uống
C. Nên ăn chậm nhai kỷ, Không cười đùa trong khi ăn.
D. Chế biến thực phẩm có xương thật tốt.
E. Khi nghi ngờ hóc cần đến ngay BS Tai Mũi Họng khám, điều trị.
7. Biện pháp nào không có giá trị phòng ngừa dị vật đường ăn:
12
A. Ăn chậm nhai kỹ
B. Chế biến tốt thực phẩm có xương
@C. Không nên ăn nhiều
D. Không nấu xương với các món ăn dễ hóc
E. Không cười đùa trong khi ăn
8. Chổ hẹp của thực quản nào sau đây không phải là chỗ hẹp sinh lý:
A. Chổ thực quản chui qua cơ hoành
B. Chổ tỳ vào thực quản của quai động mạch chủ và phế quản gốc trái
@C. Chổ thực quản hẹp do rối loạn co thắt cơ năng
D. Đoạn tâm vị
E. Đoạn miệng thực quản

9. Dị vật xương cá hay gặp nhất ở chổ nào trong hệ thống đường ăn;
A. Vùng họng mũi
B. Vùng thực quản
C. Vùng hạ họng - thanh quản
@D. Vùng họng miệng
E. Vùng thực quản cổ
10. Dị vật xương cá hay gặp nhất ở vị trí nào sau đây ở vùng họng:
A. Thành sau họng
B. Đáy lưỡi
@C. Hai Amidan khẩu cái
D. Xoang lê
E. Miệng thực quản
11. Bệnh nào cần thiết phải chụp phim để chẩn đoán trong các bệnh sau:
A. Loạn cảm họng
B. Viêm Amidan cấp
C. Ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn đầu
D. Ung thư miệng thực quản
@E. Hóc xương
12. Phân bố dị vật ở thực quản thế nào là đúng nhất trong lâm sàng:
@A. Thực quản cổ 80%; thực quản ngực 12%; đoạn cơ hoành tâm vị 8%.
B. Thực quản cổ 80%, thực quản ngực 8%, đoạn cơ hoành tâm vị 12%
C. Thực quản cổ 8%, thực quản ngực 12%, đoạn cơ hoành tâm vị 80%
D. Thực quản cổ 12%, thực quản ngực 80%, đoạn cơ hoành tâm vị 8%
E. Thực quản cổ 12%, thực quản ngực 8%, đoạn cơ hoành tâm vị 80%.
13. Biện pháp để chẩn đoán chính xacï nhất dị vật đường ăn là:
A. Dựa vào khai thác bệnh sử
B. Dựa vào thăm khám lâm sàng sốt, nuốt đau, quay cổ hạn chế
C. Dựa vào hình ảnh chụp X quang thực quản cổ nghiêng
@D. Dựa vào nội soi thực quản có xương
E. Mất đấu hiệu chạm cột sống (tiếng lọc cọc thanh quản cột sống mất)

14. Chẩn đoán dị vật đường ăn không nên dựa vào:
A. Tiền sử bị hóc xương
B. Dựa vào triệu chứng lâm sàng
C. Phim chụp thực quản cổ nghiêng
D. Dựa vào soi hệ thống đường ăn
13
@E. Dựa vào siêu âm chẩn đoán
15. Dấu hiệu nào sau đây không có ý nghĩa chẩn đoán dị vật thực quản trên phim thực
quản cổ nghiêng:
A. Khoảng cách giữa thanh - khí quản và cột sống dày gấp 2 lần trở lên
B. Cột sống cổ thẳng, mất chiều cong sinh lý
@C. Sưng nề phần mềm vùng trước thanh - khí quản
D. Có hình ảnh áp xe vùng trước cột sống sau khí quản
E. Có hình ảnh dị vật cản quang vùng thực quản
16. Biến chứng nào sau đây không phải do dị vật đường ăn gây ra:
A. Viêm tấy - Áp xe quanh thực quản
B. Viêm tấy áp xe trung thất
@C. Xẹp phổi, áp xe phổi
D. Dò khí thực quản
E. Thủng các mạch máu lớn
17. Biện pháp nào sau đây quan trọng nhất trong điều trị dị vật đường ăn:
@A. Nội soi gắp bỏ dị vật đường ăn
B. Chú ý dinh dưỡng, truyền dịch nâng cao thể trạng
C. Kháng sinh liều cao, phổ rộng
D. Chụp X quang kiểm tra liên tục để phát hiện dị vật và biến chứng
E. Đặt sonde dạ dày cho ăn để thực quản chóng lành
18. Dấu hiệu nào sau đây loại trừ khả năng viêm tấy, áp xe quanh thực quản cổ:
A. Sốt cao
B. Khó thở
C. Nuốt đau

@D. Dấu chạm cột sống (lọc cọc thanh quản cột sống) bình thường.
E. Quay cổ hạn chế
19. Vị trí của miệng thực quản khi soi ở người trưởng thành cách cung răng trên
(CCRT) bao nhiêu cm là chính xác nhất:
A. 27 cm CCRT
B. 25 cm CCRT
@C. 15 cm CCRT
D. 20 cm CCRT
E. 10 cm CCRT
20. Vị trí của đoạn cung động mạch chủ và phế quản gốc trái vắt qua thực quản ở
khoảng nào cách cung răng trên (CCRT) là đúng nhất:
A. 20 cm CCRT
@B. 27 cm CCRT
C. 30 ccm CCRT
D. 43 cm CCRT
E. 15 cm CCRT
21. Tiên lượng hóc dị vật đường ăn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây:
A. Bản chất dị vật
B. Tuổi của bệnh nhân
C. Đến khám sớm hay trễ
D. Trang thiết bị dụng cụ và nhóm Bác sĩ nội soi đường ăn
14
@E. Số lượng dị vật bị hóc
22. Những động tác nào nên làm sau khi bị hóc xương:
A. Ăn thêm miếng rau, miếng cơm
B. Móc họng gây nôn
C. Nhờ bàn tay người đẻ ngược cào
@D. Đến khám Bác sĩ chuyên khoa
E. Uống kháng sinh ngay
23. Triệu chứng nào sau đây không phải dị vật ở đoạn thực quản ngực:

A. Có tiền sử hóc xương
@B. Cổ sưng, quay cổ hạn chế
C. Cảm giác đau sau xương ức
D. Cảm giác đau lan lên bả vai, lan ra sau lưng
E. Cảm giác khó thở
24. Ý nghĩa lâm sàng của dấu hiệu “giảm hoặc mất dấu hiệu lọc cọc thanh quản cột
sống”:
A. Chắc chắn mắc dị vật đường ăn
B. Cần phải soi ngay thực quản cấp cứu
@C. Có sưng nề phần mềm vùng thanh quản - cột sống đoạn cổ
D. Cần phẩu thuật tháo mủ hoặc lấy dị vật
E. Cần điều trị kháng sinh liều cao
25. Bệnh nào sau đây không có “Giảm hoặc mất dấu hiệu lọc cọc thanh quản cột sống”
A. Dị vật thực quản cổ giai đoạn viêm nhiễm
B. Biến chứng viêm tấy áp xe quanh thực quản cổ
@C. Hóc xương đoạn thực quản ngực gây áp xe trung thất
D. Viêm tuyến giáp cấp
E. Viêm túi thừa thực quản
26. Dấu hiệu nào sau đây không nghĩ tới dị vật đường ăn gây áp xe quanh thực quản:
@A. Tuy nuốt đau nhưng vẫn ăn uống được
B. Tiền sử hóc xương kèm sốt 38 oC -39oC
C. Tiền sử hóc xương, không ăn uống được, cơ thể suy nhược, mặt hốc hác
D. Nuốt đau, miệng nhiều nước bọt hơi thở hôi
E. Tiền sử hóc xương, sốt, xét nghiệm bạch cầu tăng cao
27. Người ta không soi thực quản khi đã có áp xe quanh thực quản bởi vì:
A. Do bệnh nhân quá yếu
@B. Có thể chèn ép gây ổ mủ vở lan xuống trung thất
C. Gây đau đớn cho bệnh nhân
D. Gây nhiễm trùng tăng
E. Không thể gắp được dị vật

28. Tìm một lý do không đúng tác dụng của phim thực quản cổ nghiêng:
A. Xác định vị trí dị vật cản quang
B. Xác định kích thước dị vật cản quang
C. Xác định biến chứng viêm tấy hoặc áp xe
@D. Xác định có hóc dị vật hay không
E. Xác định chiều cong bình thường của cột sống cổ
29. Hóc xương đường ăn không thể có biến chứng:
A. Nhiễm trùng máu
15
B. Viêm tấy áp xe trung thất
C. Thủng các mạch máu lớn
D. Gây rò khí thực quản
@E. Xẹp phổi
30. Cách điều trị viêm tấy áp xe quanh thực quản cổ nào không nên làm:
@A. Cho uống bổ sung ngay các viên sinh tố tổng hợp
B. Đặt sond dạ dày cho ăn
C. Thêm kháng sinh kỵ khí
D. Mở cạnh cổ (cervicotomie) dẫn lưu mủ
E. Cho ăn chất dễ tiêu nhiều dinh dưỡng
31. Yếu tố nào ít quyết định tiên lượng dị vật đường ăn
@A. Dị vật được loại bỏ hay chưa
B. Bệnh đến khám sớm hay trễ, đến càng trễ bệnh càng nặng
C. Bản chất của dị vật , dị vật hữu cơ nặng hơn các loại dị vật khác
D. Trang thiết bị dụng cụ chữa bệnh và sự thành thạo của kíp gây mê, phẩu thuật
E. Trẻ càng bé và người càng già bệnh càng nặng
32. Biến chứng thủng mạch máu lớn do hóc xương ít khi có triệu chứng nào sau đây:
@A. Thường xẩy ra ngay sau hóc xương
B. Xẩy ra đột ngột, không có dấu hiệu lâm sàng nào báo trước
C. Chảy máu ồ ạt mất máu rất nhanh chóng
D. Cấp cứu rất khó vì không biết chính xác vị trí chảy máu

E. Các động, tỉnh mạch lớn bị thủng đều do dị vật gây tổn thương trực tiếp từ thực
quản.
33. Biến chứng thủng mạch máu lớn thường xẩy ra sau hóc 2,3 ngày đúng hay sai?
A. Đúng
@B. Sai
34. Khi bị mất dấu hiệu chạm cột sống (lọc cọc thanh quản cột sống) tức là thực quản
vùng cổ bình thường đúng hay sai?
A. Đúng
@B. Sai
35. Dấu hiệu quan trọng nhất của loạn cảm họng mà hóc xương không có là bệnh nhân
vẫn ăn uống bình thường đúng hay sai?
@A. Đúng
B. Sai
36. Dị vật vùng họng thanh quản có thể gây ngạt thở, khó thở đúng hay sai?
@A. Đúng
B. Sai
37. Dị vật nhỏ sắc nhọn như xương cá hay gặp trong thực quản hơn vùng miệng đúng
hay sai?
A. Đúng
@B. Sai
38. Dị vật vùng họng thanh quản có thể gây áp xe xoang lê đúng hay sai/
@A. Đúng
B. Sai
39. Dị vật đường ăn ở Việt Nam gặp trẻ em nhiều hơn người lớn đúng hay sai/
A. Đúng
16
@B. Sai
40. Trong dân gian khi hóc xương thường nuốt thêm miếng cơm, miếng rau để dị vật
xuống dạ dày đúng hay sai?
A. Đúng

@B. Sai
CHẤN THƯƠNG TAI MŨI HỌNG
1. Tìm một nguyên tắc không đúng với giải quyết Chấn thương TMH:
A. Khám toàn diện để phát hiện chấn thương phối hợp
B. Phát hiện chảy máu nặng lĩnh vực TMH và đầu mặt cổ
C. Chấn thương nào nguy hiểm với tính mạng nhất thì xử lý trước
D. Cơ quan nào ảnh hưởng chức năng sinh lý quan trọng nếu để muộn khó hồi
phục thì ưu tiên xử lý trước
@E. Bao giờ cũng phải chụp phim mới khám, chẩn đoán và giải quyết chính
xác
2. Cơ quan nào thuộc lĩnh vực TMH sau đây ít bị chấn thương nhất:
@A. Thanh quản
B. Vành tai
C. Xoang trán
D. Tháp mũi
E. Xoang hàm
3. Tìm một câu chưa đúng với lý luận chấn thương TMH bao giờ cũng nguy hiểm:
A. Nằm gần sọ nảo, thường kèm chấn thương sọ nảo.
B. Gần các mạch máu lớn
C. Để lại sẹo xấu ảnh hưởng thẩm mỹ khi khỏi bệnh
D. Dễ ảnh hưởng chức năng sống đặc biệt đường ăn và đường thở
@E. Tai mũi họng là cơ quan dễ nhiễm trùng nhất
4. Triệu chứng nào sau đây không phù hợp với chấn thương mũi:
A. Chảy máu mũi
B. Biến dạng tháp mũi
C. Tràn khí dưới da vùng sống mũi
@D. Khó thở phập phồng cánh mũi
E. Sờ nắn dọc sống mũi có điểm đau nhói
5. Chụp phim gì để xác định gẩy xương chính mũi:
A. Phim Blondeau tia mềm

@B. Phim sọ nghiêng tia mềm
C. Phim sọ thẳng tia mềm
D. Phim Hirtz tia mềm
E. Chụp phim Schueller tia mềm
6. Tìm một lý do chưa đúng buộc BN khám và điều trị gẫy xương chính mũi:
A. Do chảy máu
B. Do quá đau đớn vùng mũi chấn thương
C. Do biến dạng tháp mũi ảnh hưởng thẩm mỹ
D. Do sưng nề, ngạt tắc mũi
17
@E. Do lo lắng ảnh hưỡng khứu giác sau nàý
7. Vì sao phải chỉnh hình sớm gẫy xương chính mũi:
A. Tránh mất máu nhiều
B. Để giảm bớt thời gian sử dụng kháng sinh
C. Để tránh sẹo xấu vùng mặt
@D. Vì xương chính mũi can liền sớm
E. Để phục hồi sớm chức năng hô hấp của mũi.
8. Giới hạn thời gian còn có thể nắn chỉnh hình xương chính mũi tốt nhất:
A. Có thể tới 12 tiếng đồng hồ
@ B. Có thể tới 2 ngày
C. Có thể tới 7 ngày
D. Có thể tới 10 ngày
E. Có thể tới 3 tuần
9. Khi chấn thương gảy xương chính mũi hở cần lưu ý hàng đầu tới:
A. Chống chảy máu nhiều.
@B. Tiêm phòng uốn ván
C. Khâu thật đẹp bảo đảm thẩm mỹ sau này
D. Phát hiện các tổn thương phối hợp
E. Khó thở nặng
10. Đôi xoang nào thường bị chấn thương nhiều nhất:

@A. Xoang hàm, xoang trán
B. Xoang sàng trước, xoang bướm
C. Xoang bướm, xoang hàm
D. Xoang trán, xoang sàng sau
E. Xoang sàng sau, xoang hàm
11. Triệu chứng nào có giá trị nhất chẩn đoán chấn thương xoang:
A. Chảy máu mũi
B. Có vết thương vùng xoang tương ứng
C. Biến dạng mặt vùng xoang
@D. Phim X Quang có tổn thương Xoang rõ rệt
E. Chọc xoang có máu
12. Triệu chứng có giá trị nhất để chẩn đoán vở xoang hàm tổn thương sàn hố mắt:
A. Chấn thương xoang hàm gần hốc mắt
@B. Dấu hiệu mắt nhìn đôi
C. Mắt nhắm không kín cùng bên chấn thương
D. Soi đáy mắt có phù nề gai thị
E. Thị lực giảm sút
13. Triệu chứng quan trọng nhất chẩn đoán vở xoang hàm đơn thuần:
@A. Phim Blodeau có hình ảnh nứt, vỡ thành xoang, mờ xoang hàm
B. Xì mũi ra máu cùng bên bị chấn thương
C Đau nhức ở vùng xoang hàm bị chấn thương
D. Vết thương bầm tím, vết rách hoặc lỗ thủng vùng xoang tương ứng
E. Âún vùng xoang hàm sưng nề, đau nhói có thể có tràn khí dưới da
14. Một bệnh nhân có gẩy hình tháp xương hàm, tổn thương xương hàm trên, phía
dưới xương chính mũi, ngành trán của xương hàm qua trung tâm trần ổ mắt và xương
18
gò má. Đường vở đi từ xương chính của mũi ra hố nanh, vòng xuống phía dưới xương
gò má, chạy về phía sau và dưới của củ xương hàm, 2 bên giống nhau, luôn luôn kèm
tổn thương xoang hàm. Anh (chị) cho biết đó là gẫy xoang hàm phối hợp loại gì:
A. Lefort I

@B. Lefort II
C. Lefort III
D. Đa chấn thương không phân loại
E. Vở xoang hàm đơn thuần
15. Trong vở xương đá có một đặc điểm quan trọng nhất cần chú ý đó là:
A. Một chấn thương rất mạnh từ tầng giữa đáy sọ
@B. Xương đá không bao giờ liền lại nên dễ viêm màng não sau này
C. Rách màng nhĩ, chảy máu tai dễ đưa tới viêm tai giữa
D. Dễ gây liệt mặt do tổn thương dây VII
E. Bao giờ cũng kèm chấn thương sọ não
16. Triệu chứng nào không hoặc it liên quan tới chấn thương vở xương đá:
A. Chảy nước nảo tủy qua ống tai bên có tổn thương
B. Chảy máu tai, hoặc màng nhĩ màu xanh bên tổn thương
C. Liệt mặt ngoại biên phía tổn thương
@D. Ù tai nghe kém phía bị tổn thương
E. Da vùng xương chũm phía tổn thương bị bầm tím
17. Hướng xử trí nào đúng nhất khi bệnh nhân bị chấn thương thủng màng nhĩ:
A. Hàng ngày làm thuốc tai bằng nhỏ dung dịch kháng sinh mạnh.
B. Hàng ngày đặt mèche tẩm dung dịch kháng sinh
@C. Hàng ngày làm thuốc tai với bột kháng sinh hoặc mở kháng sinh
D. Làm thuốc tai nhỏ sát trùng, theo dõi sát diễn biến
E. Thường xuyên chụp phim, đo điếc, phát hiện sớm biến chứng.
18. Điếc do chấn thương thủng màng nhĩ đơn thuần là loại điếc nào:
A. Điếc tiếp nhận
@B. Điếc dẫn truyền
C, Điếc phối hợp nặng về dẫn truyền
D. Điếc phối hợp nặng về tiếp nhận
E. Tuy thủng màng nhĩ nhưng bị điếc không đáng kể
19. Điều nguy hiểm nhất của chấn thương vở xoang trán là:
A. Chấn thương hở

B. Chấn thương kín gây tụ máu trong xoang
@C. Chấn thương vở thành sau xoang trán thấu nảo (thùy trán)
D. Chấn thương gây lún thành trước vào xoang
E. Dễ ảnh hưởng đến thị lực do nằm cạnh mắt
20. Biến chứng nguy hiểm nhất của thủng màng nhĩ đơn thuần là:
A. Gây nghe kém
B. Màng nhĩ không liền
@C. Viêm tai giữa cấp
D. Ù tai
E. Chóng mặt
19
21. Trong đa chấn thương vùng đầu mặt có chấn thương sọ nảo tụ máu dưới màng
cứng liên quan các khoa Mắt, RHM, TMH & Ngoại. Vậy khoa nào phải can thiệp
phẩu thuật trước:
A. Khoa Mắt
@B. Khoa Ngoại
C. Khoa RHM
D. Khoa TMH
E. Khoa nào chuẩn bị trước thì phẩu thuật trước chứ không phân biệt
22. Triệu chứng gì quan trọng nhất cần theo dõi sát trong vở xoang trán:
A. Chảy máu mũi nhiều
B. Sưng nề tràn khí dưới da trước xoang chấn thương
C. Sưng nề vùng xoang trán lan xuống hố mắt, mắt nhìn đôi
@D. Chảy nước nảo tủy ra mũi
E. Chấn thương xoang trán hở.
23. Căn dặn gì quan trọng nhất với bệnh nhân vở xương đá xuất viện:
A. Ăn uống bồi dưỡng và nghĩ ngơi 1-2 tháng
B. Nút kín tai, không để nước vào tai khi tắm gội đầu
C. Châm cứu điều trị liệt mặt (nếu có) trong tời gian 2-3 tháng
D. Tái khám chụp phim, đo thính lực theo dõi phục hồi chức năng tai

@E. Khám bệnh ngay khi có sốt cao, nhức đầu, nôn mửa , và báo cho BS biết
tiền sử bị vở xương đá
24. Anh (chị) cho biết đường gẩy xương kiểu gì khi đi ngang qua xương hàm trên,
đường gẩy bắt đầu từ bờ dưới của hố lê, chạy về phía sau đến hố chân bướm hàm,
song song với gờ lợi độ 1,5 cm cả 2 bên đường vở giống nhau.
@A. Le Fort I
B. Le Fort II
C. Le Fort III
D. Đa chấn thương không phân loại
E. Gẩy xương hàm trên
25. Triệu chứng lâm sàng nào không thuộc đường vở dọc của vở xương đá:
A. Đường vở đi song song với trục xương đá
B. Nét vở từ trai thái dương tới trần hòm nhĩ theo bờ trước xương đá tới lỗ rách
trước.
C. Tai giữa luôn luôn bị tổn thương
D. Tai trong không tổn thương
@E. Có điếc tiếp nhận
26. Người ta chụp phim gì để đánh giá tổn thương vở xương đá:
A. Phim Schueller
B. Phim Blondeau
@C. Phim Stenvers
D. Phim sọ nghiêng
E. Phim sọ thẳng
27. Để chẩn đoấn xác định vở xương đá ta không nhất thiết dựa vào điều kiện sau:
A. Tiền sử chấn thương mạnh vùng chẩm, vùng thái dương
B. Chảy máu tai, màng nhĩ màu xanh
C. Chảy nước nảo tủy
20
D. Liệt mặt sau chấn thương
@E. Ccï chóng mặt, nghe kém sau chấn thương

28. Trong vở xương đá người ta chỉ phẩu thuật tai khi:
A. Có chảy nước nảo tủy
@B. Có viêm tai giữa đe doạ viêm màng nảo
C. Có chảy máu tai
D. Có màng nhĩ màu xanh
E. Có ù tai, nghe kém
29. Tìm một tình huống tổn thương giải phẩu bệnh lý không phù hợp trong đường vở
ngang (tổn thương ốc tai hoặc tiền đình) của vở xương đá:
A. Một chấn thương vùng thái dương
B. Đường vở thẳng góc từ lỗ rách sau ra bờ trước xương đá
C. Với đường vở phía trong sẽ cắt qua ống tai,hoặc ốc tai
@D. Tổn thường đường dẫn truyền, nghe kém thể truyền âm
E. Với đường vở ngoài sẽ vở tiền đình hoặc ống Fallope
30. Tỷ lệ liệt mặt (dây VII) bao nhiêu % trong vở xương đá đường vở ngang:
A. Khoảng 20%
B. Khoảng 30%
C. Khoảng 40%
@D. Khoảng 50%
E. Khoảng 60%
31. Một bệnh nhân bị tai nạûn giao thông có chảy máu tai, mũi, sưng mắt, gẫy răng
vào khám Tai Mũi Họng. Khoa nào chưa nhất thiết phải mời hội chẩn ngay:
A. Bác sĩ chuyên khoa Mắt
B. Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt
C. Bác sĩ chuyên khoa Ngoại
D. Bác sĩ gây mê hồi sức
@E. Bác sĩ chuyên khoa huyết học
32. Trong các bệnh sau, bệnh nào dễ nhầm nguyên nhân gây chảy máu mũi:
A. Chấn thương mũi
B. Bệnh về máu
C. Cao huyết áp

@D. Dãn tĩnh mạch thực quản
E. Khối u ở mũi
33. U nhầy xoang trán (mucocele) có khả năng gây ung thư đúng hay sai?
A. Đúng
@B. Sai
34. Chấn thương Tai Mũi Họng dễ để lại di chứng xấu và ảnh hưởng chức năng sinh
lý đúng hay sai?
@A. Đúng
B. Sai
35. Chấn thương gẫy xương chính mũi người ta thường phẫu thuật sớm vì dễ bị sẹo
xấu đúng hay sai?
A. Đúng
@B. Sai
21
36. Để xác định vở thành sau xoang trán người ta có thể chỉ định chụp phim Blondeau
đúng hay sai?
A. Đúng
@B. Sai
37. Ấn dọc sống mũi có dấu lạo xạo hoặc điểm đau nhói là dấu hiệu quan trọng nhất
để xác định gẫy xương chính mũi đúng hay sai?
@A. Đúng
B. Sai
38. Với đường vở ngang chấn thương vở xương đá sẽ gây nghe kém truyền âm.
A. Đúng
@B. Sai
39. Dung dịch kháng sinh Polydexa có thể sử dụng làm thuốc tai khô đúng hay sai?
A. Đúng
@B. Sai
40. Thủng màng nhĩ do chấn thương vở xương đá là chấn thương gián tiếp đúng hay
sai?

A. Đúng
@B. Sai
22
CHẢY MÁU MŨI
1. Hốc mũi được nuôi dưỡng trực tiếp bởi những mạch máu dưới đây trừ động mạch
nào
A. Động mạch bướm-khẩu cái
B. Động mạch sàng trước
C. Động mạch hàm trong
@D. Động mạch thái dương
E. Động mạch sàng sau
2. Số lượng máu mất trong trường hợp chảy máu mũi nặng là:
A. < 50 ml
B. 50 ml
C. 100ml
D. 150 ml
@E. >200 ml
3. Trong chảy máu mũi, máu chảy ít, có xu hướng tự cầm thường gặp chảy máu ở:
A. Mao mạch
B. Động mạch sàng trước
C. Động mạch bướm -khẩu cái
@D. Điểm mạch Kisselbach
E. Động mạch sàng sau
4. Cao huyết áp thường gây chảy máu mũi ở điểm mạch Kisselbach
A. Đúng
@B. Sai
5. Bệnh nhân được nhét meche mũi trước, sau bao nhiêu giờ bệnh nhân được rút
meche
A.Trước 12 giờ
B. 12 - 24 giờ

@C. 24 - 48 giờ
D. 48 - 72 giờ
E. Trên 72 giơ
6. Chảy máu mũi do u xơ vòm mũi họng thường số lượng rất nhiều
@A. Đúng
B. Sai
7. Trong trường hợp chảy máu mũi nhiều, có thể thắt động mạch cảnh trong
23
A. Đúng
@B. Sai
8. Đè ép cánh mũi vào vách mũi được dùng trong trường hợp:
@A. Chảy máu ở điểm mạch Kisselbach
B. Chảy máu động mạch
C. Chảy máu nặng
D. Chảy máu mao mạch
E. Chảy máu ở bệnh nhân cao huyết áp
9. Khi nhét meche mũi trước để cầm máu, người ta dứt khoát phải dùng thêm:
A. Liệu pháp oxy
B. Corticoide
@C. Kháng sinh
D. Kháng histamin
E. Thuốc giảm đau
10. Chảy máu mũi tái phát ở người lớn có thể do những nguyên nhân sau trừ:
A. Ung thư xoang sàng
B. Ung thư vòm mũi họng
C. Điều trị thuốc chống đông không kiểm soát
D. Bệnh dãn mao mạch của Rendu osler
@E. Viêm xoang trán
11. Nguyên nhân thường gặp nhất chảy máu mũi tái phát ở bé trai trên dưới 12 tuổi là:
A. Tổn thương ở điểm mạch Kisselbach

B. Viêm xoang sàng
@C. U xơ vòm mũi họng
D. Viêm mũi vận mạch
E. Viêm xoang hàm
12. Chảy máu mũi nặng có thể thứ phát sau một số bệnh trừ:
A. Điều trị thuốc chống đông
B. Suy gan
C. U xơ vòm mũi họng
@D. Polype mũi xoang
E. Cao huyết áp
13. Trong những bệnh sau, bệnh nào gây nghẹt mũi và chảy máu mũi:
A. Vẹo vách ngăn mũi
@B. Uxơ vòm mũi họng
C. Bệnh polype mũi xoang
D. Cao huyết áp
E. Bệnh Rendu Osler
14. Trước một bệnh nhân chảy máu mũi nhẹ, phương pháp xử trí nào nên làm đầu tiên:
A. Thắt động mạch hàm trong
B. Dùng bông có tẩm thuốc co mạch đè vào chổ chảy
C. Nhét meche mũi trước
D. Nhét meche mũi sau
@E. Dùng tay đè ép cánh mũi vào vách mũi
15. Động mạch hàm trong là một nhánh của động mạch nào?
@A. Động mạch cảnh ngoài
24
B. Động mạch bướm khẩu cái
C. Động mạch mắt
D. Động mạch sàng trước
E. Động mạch cảnh trong
16.Trong chấn thương tai mũi họng, chảy máu mũi nặng thường do tổn thương các

động mạch
@A. Đúng
B. Sai
17. Chảy máu ở điểm mạch Kisselbach, số lượng thường gặp là:
@A. < 50 ml
B. 50 ml
C. 100ml
D. 150 ml
E. >200 ml
18. Trong trường hợp chảy máu mao mạch ở trẻ nhỏ, phương pháp cầm máu nào sử
dụng hiệu quả nhất?
A. Thắt động mạch
B. Nhét meche mũi sau
C. Nhét spongel
@D. Đè ép cánh mũi vào vách mũi
E. Hạt trai Nitrat bạc
19. Trước một bệnh nhân chảy máu mũi nặng, xử trí nào cần làm đầu tiên?
@A. Xử trí toàn thân
B. Xử trí cầm máu
C. Liệu pháp Oxy
D. Mở khí quản
E. Xử trí nguyên nhân
20. Meche mũi sau được chỉ định trong trường hợp:
A. Chảy máu ở điểm mạch Kisselbach
B. Chảy máu ở mao mạch
@C. Sau khi nhét meche mũi trước không cầm
D. Chảy máu nhẹ
E. Chảy máu ở cuốn dưới
25

×