Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Trắc nghiệm về Giang mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.1 KB, 5 trang )

Xoắn trùng gây bệnh giang mai:
A. Dạng xoắn thấy trực tiếp và rõ dưới kính hiển vi thường
@B. Chuyển động Brownien, thấy dưới kính hiển vi nền đen.
C. Dạng xoắn, kích thước 20 - 30 µ
D. Mọc được ở môi trường nhân tạo và chỉ gây bệnh cho người.
E. Đề kháng với kháng sinh thông thường
Săng giang mai:
A. Loét và đau dữ dội
B. Lở, sạch và đau dữ dội
C. Loét, sưng hạch vệ tinh
D. Xuất hiện từ 30 đến 45 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh
@E. Lở, đáy sạch, không đau, tự khỏi
Giang mai thời kỳ thứ II:
A. Xuất hiện ngay sau khi săng biến mất và có biểu hiện gôm.
@B. Hình ảnh lâm sàng đặc trưng là đào ban, sẩn, sẩn phì
C. Nhiễm trùng lan tỏa và gây tử vong ngay ở giai đoạn sớm
D. Thương tổn có tính khu trú
E. Chuẩn độ kháng thể cao và điều trị ít hiệu quả.
Giang mai thời kỳ thứ III:
A. Tần suất ngày càng nhiều
B. Thương tổn dễ lây
C. Thương tổn không lây và không chịu tác dụng của pencicilline
@D. Thương tổn không đối xứng và có khuynh hướng hủy hoại
E. Ngày xưa thường hay gặp vì dễ lây.
Giang mai bẩm sinh:
A. Xảy ra khi cha, mẹ đều bị giang mai thời kỳ II
@B. Thương tổn đặc trưng là chảy nước mũi, dính máu và khu trú thường ở lòng bàn
tay chân
C. Thương tổn Xquang chủ yếu là viêm xương nhỏ
D. Viêm giác mạc kẽ, tràn dịch khớp gối chịu tác dụng của kháng sinh thông thường
E. Không để lại di chứng nào quan trọng


Giang mai khi có thai:
A. Penicillin, Doxycyclin là những thuốc điều trị hữu hiệu nhất
B. Không được dùng erythromycin và tetracyclin để điều trị
@C. Không dùng Tetracyclin, Doxycylin để điều trị
D. Tần suất mắc bệnh càng cao khi mẹ mắc bệnh càng lâu
E. Tần suất mắc bệnh càng cao khi mẹ có phản ứng với chuẩn độ lớn
Huyết thanh giang mai:
A. Huyết thanh sẽ có chuẩn độ cao dần và sẽ để lại sẹo huyết thanh nếu không điều trị
B. Chỉ dương tính khi mắc bệnh giang mai lây truyền bằng đường tình dục
@C. Quan trọng nhất để chẩn đoán xác định và theo dõi bệnh.
D. Chuẩn độ cao nhất trong giang mai kín muộn và giang mai I
E. Chuẩn độ giảm khi bệnh càng bị lâu
Phức hợp huyết thanh định bệnh giang mai thông dụng hiện nay:
A. V. D. R. L + F. T. A
B. V. D. R. L + B. W
C. V. D. R. L + T. P. I
@D. V. D. R. L + T. P. H. A.
E. BW + F. T. A
Dịch tễ học bệnh giang mai:
A. Bệnh tiên thiên nhưng ngày càng nhiều ở nước ta
B. Tỷ lệ cao nhất trong tất cả những bệnh lây truyền qua đường tình dục.
C. Bệnh lây thành dịch ở các nước đang mở mang
@D. Sự xuất hiện HIV/AIDS làm gia tăng bệnh
E. Nạn mại dâm và nghiện ma túy là nguyên nhân chính làm gia tăng số người mắc
bệnh.
Đường lây của bệnh giang mai:
@A. Bệnh giang mai lây lan qua đường tình dục, từ mẹ sang con.
B. Bệnh giang mai có thể lây từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng đường lối di truyền
C. Bệnh giang mai xuất hiện và gây ra dịch ở Việt Nam vào thế kỷ 16
D. Bệnh giang mai lây từ cha, mẹ sang con bằng đường lối bẩm sinh

E. Bệnh thường lây lan do mặc chung quần áo của người mắc bệnh
Giang mai II có đặc điểm:
A. Săng và phát đào ban
B. Hạch và thương tổn dạng gôm
C. Khi lành để lại sẹo teo
D. Săng và hạch
@E. Phản ứng huyết thanh dương tính
Đào ban, sẩn, sổ mũi nhầy máu là đặc điểm của giang mai:
A. Thời kỳ I, II
B. Thời kỳ II, III
C. Thời kỳ I, II, III
D. Thời kỳ I, bẩm sinh
@E. Thời kỳ II và giang mai bẩm sinh sớm
Dấu chứng nào sau đây không thuộc giang mai bẩm sinh muộn:
@A. Gan, lách lớn
B. Mũi hình yên ngựa
C. Viêm xương tủy xương
D. Viêm màng xương
E. Răng Hutchinson
Những dấu hay gặp nhất của giang mai bẩm sinh sớm:
A. Gan, lách lớn và phình động mạch
B. Gan, lách lớn và tuần hoàn bàng hệ
@C. Gan, lách lớn và viêm mũi loét có chảy máu
D. Sưng hạch khắp nơi
E. Chảy mũi nước và bọng nước lòng bàn tay chân
Đặc điểm nào sau đây không phải của săng giang mai:
@A. Đáy bẩn
B. Không đau
C. Bờ không tách bóc được
D. Có hạch vệ tinh

E. Nền cứng
Giang mai bẩm sinh sớm nên điều trị bằng:
A. Benzathin - penicllin
B. Erythromycin
C. Chloramphenicol
D. Tetracyclin
@E. Penicillin G
Bệnh giang mai ở Việt Nam còn được gọi là bệnh Xiêm La vì:
A. Chiến tranh Việt - Thái
B. Chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh
@C. Chiến tranh giữa vua Quang Trung và liên quân Thái Lan - Nguyễn Aïnh
D. Chiến tranh giữa Nguyễn Huệ và liên quân Nguyễn Aïnh - Thái Lan
E. Chiến tranh giữa Nguyễn Nhạc - Nguyễn Lữ với liên quân Nguyễn Aïnh - Thái Lan
Sử dụng bao cao su để phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục trong đó có giang
mai là vì lớp niêm mạc:
A. Nhiều mạch máu
B. Ít cầu nối
C. Ít mạch máu
@D. Mong manh
E. Ít tế bào đáy
Xoắn trùng giang mai là một loại xoắn trùng mỏng manh, giống như cái nút mở chai
và :
A. Cấy được trên môi trường nhân tạo
@B. Không cấy được trên môi trường nhân tạo
C. Cấy được trên môi trường Sabouraud
D. Không cấy được trên môi trường Sabouraud
E. Chỉ cấy được trên môi trường Thạch sôcôla
Xoắn trùng giang mai:
A. Chịu được sức nóng
@B. Không chịu được sức nóng

C. Chịu được sự khô hanh
D. Đề kháng lại các thuốc sát khuẩn tại chỗ
E. Đề kháng với tất cả các loại kháng sinh
Loại kháng sinh nào sau đây được xem như không có tác dụng trong điều trị bệnh
giang mai :
A. Penicillin
B. Tetracyclin
C. Ampicillin
@D. Co-trimoxazol
E. Erythromycin
Bệnh giang mai có thể lây truyền do truyền máu hoặc:
A. Bắt tay
B. Giặt chung quần áo
@C. Tiếp xúc trực tiếp các vật dụng bẩn
D. Ăn uống
E. Nói chuyện
Các dấu chứng sau đây là của săng giang mai , ngoại trừ :
A. Vết lở tròn
B. Đáy sạch hơi ẩm ướt
C. Không đau
@D. Có bờ bóc tách được
E. Có hạch đi kèm
Săng giang mai khu trú ở vị trí nào sau đây khiến bệnh nhân đau khi đi tiểu
A. Rãnh qui đầu
B. Da bao qui đầu
C. Da dương vật
@D. Miệng sáo
E. Gốc dương vật
Săng giang mai thường có vảy tiết khi khu trú ở :
A. Qui đầu

B. Rãnh qui đầu
C. Da bao qui đầu
@D. Da dương vật
E. Cạnh miệng sáo
Ở nữ giới, săng giang mai ở vị trí nào sau đây thường ít được phát hiện :
A. Môi lớn
B. Môi bé
C. Vùng tiền đình âm hộ
D. Lỗ tiểu
@E. Cổ tử cung
Săng giang mai ở vị trí nào sau đây thường bị sưng tấy :
A. Môi lớn
B. Môi bé
C. Trực tràng
@D. Amiđan
E. Cổ tử cung
Trong giang mai thời kỳ 1, hạch thường không sờ thấy khi săng ở trực tràng và :
A. Hậu môn
B. Lỗ tiểu
C. Cổ tử cung
@D. Trong niệu đạo
E. Gốc dương vật
Khi có tổn thương ở cơ quan sinh dục lại có sưng hạch , chẩn đoán đầu tiên của bạn sẽ
là :
A. Ecpét sinh dục
B. Aptơ ( nhiệt )
C. Loét do chấn thương
D. Nấm Candida
@E. Giang mai
Trong giang mai thời kỳ 1, xét nghiệm nào sau đây cho kết quả sớm và chính xác

A. Nhuộm Fontana
@B. Nhuộm Giemsa
C. Giải phẫu bệnh
D. Soi tươi với kính hiển vi nền đen
E. Soi tươi với kính hiển vi quang học
Xét nghiệm nào dưới đây lấy bệnh phẩm cạo trên bề mặt săng hay hút ở hạch để tìm
xoắn trùng :
A. Giải phẫu bệnh
@B. Soi tươi với kính hiển vi nền đen
C. Soi tươi với kính hiển vi quang học
D. Nhuộm Giemsa
E. Nhuộm gram
Trong giang mai thời kỳ 1, phản ứng huyết thanh nào sau đây cho kết quả sớm nhất
nhất :
A. TPHA
@B. FTA_ Abs
C. TPI
D. RPR
E. VDRL
Giang mai thời kỳ 2 xuất hiện trung bình :
A. Từ 2 đến 3 tuần
B. Từ 3 đến 5 tuần
C. Từ 4 đến 6 tuần
D. Từ 5 đến 7 tuần
@E. Từ 6 đến 8 tuần
Giang mai 2 dạng sẩn cần phân biệt với các bệnh da sau đây , ngoại trừ :
A. Vảy nến
B. Liken
C. Chốc
@D. Saccôm Kaposi

E. Thuỷ đậu
Sẩn giang mai thường có khu trú đặc biệt ở quanh lỗ tự nhiên và :
@A. Bàn tay - bàn chân
B. Bàn tay - cẳng tay
C. Bàn chân - cẳng chân
D. Rìa tóc trán
E. Gáy
Bệnh nhân trên 15 tuổi xuất hiện các triệu chứng sau đều có chỉ định xét nghiệm huyết
thanh giang mai , ngoại trừ :
A. Đào ban
B. Sẩn không đau
C. Rụng tóc
D. Bản trắng xám ở niêm mạc
@E. Viêm mũi loét có chảy máu

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×