Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

PHÂN TÍCH NỘI DUNG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.37 KB, 45 trang )

PHÂN TÍCH NỘI DUNG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN
I. DẪN NHẬP
II. CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG SỰ ĐỔI MỚI TƯ TƯỞNG THEO
KHUYNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ CỦA CÁC NHO SĨ DUY TÂN
1. Khái niệm và khởi nguồn của phong trào Duy tân
1.1. Duy tân là gì?
1.2. Khởi nguồn của phong trào Duy tân
2. Nho sĩ duy tân phê phán thực trạng xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX
2.1. Phê phán sự lỗi thời của Nho giáo
2.2. Phê phán xã hội phong kiến thuộc địa
3. Nho sĩ duy tân – Tư tưởng chính trị, xã hội, đạo đức và giáo dục
3.1. Duy tân tư tưởng về chính trị
3.2. Duy tân tư tưởng về xã hội
3.3. Duy tân tư tưởng về giáo dục
3.4. Duy tân tư tưởng về đạo đức
III. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN
1. Phan Bội Châu và phong trào Duy tân
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp
1.2. Tư tưởng yêu nước trong thơ văn Phan Bội Châu
2. Phan Châu Trinh và phong trào Duy tân
2.1. Cuộc đời và sự nghiệp
2.2. Tư tưởng yêu nước trong thơ văn Phan Châu Trinh
3. Nguyễn Thượng Hiền
4. Huỳnh Thúc Kháng
5. Một số gương mặt tiêu biểu khác
IV. KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
I. DẪN NHẬP
Cuối thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam là một lòng chảo nóng đầy biến động và sục
sôi với nhiều mầm mống đe dọa từ các nước chủ nghĩa đế quốc – thực dân. Tính chất
thời sự đó đã chi phối toàn bộ đời sống văn học và thay đổi diện mạo văn học. Văn


học giai đoạn này ra đời trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt có nhiều biến cố trọng
đại nên văn học thời kỳ này gắn liền với tư tưởng chính trị để giác ngộ quần chúng
1
nhân dân đi theo lý tưởng cách mạng, tạo tiền đề vững chắc cho cuộc đấu tranh dân
tộc thắng lợi về sau. Với yêu cầu cấp thiết đó, văn học đã phản ánh những vấn đề
nóng hổi của thời đại đó là “cuộc đấu tranh của nhân ta chống thực dân Pháp”. Ðây là
chủ đề chính của văn học thời kỳ này. Vì lẽ đó, đây là thời kì sản sinh ra nhiều tác
phẩm văn học yêu nước chống phong kiến và đế quốc – thực dân nhất.
Cùng với phong trào Duy Tân là cột mốc quan trọng trong văn học cận đại Việt
Nam, thơ văn của các sĩ phu trong phong trào ấy đã xác lập một tư tưởng yêu nước
mới, có tính chất dân chủ tư sản.
II. CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG SỰ ĐỔI MỚI TƯ TƯỞNG THEO
KHUYNH HƯỚNG TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ CỦA CÁC SĨ PHU DUY
TÂN
Từ ngàn xưa, tinh thần yêu nước của nhân dân luôn được phát huy trong công
cuộc dựng nước và giữ nước. Nó đóng một vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát
triển của tư tưởng Việt Nam và thực tiễn nền văn hóa – đạo đức của người Việt Nam
xưa và nay.
Theo Nguyễn Tài Thư nhận định: “Chủ nghĩa yêu nước đó đã phát triển thành
các quan niệm về nghĩa vụ đối với đồng bào, về nguồn gốc sức mạnh, về các yếu tố
2
cấu thành dân tộc, về các phương pháp luận đánh giặc, cứu nước”
1
. Theo dòng lịch
sử, nền giáo dục của nước ta bị chi phối bởi nền Nho giáo Trung Quốc. Vì thế, mà hầu
hết tầng lớp trí thức của nước ta đều xuất thân từ nền giáo dục Nho học – điều đó
cũng đồng với việc Nho sĩ trở thành lực lượng tiên phong, chủ yếu trong quá trình
chuyển biến của ý thức xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Với tinh thần yêu nước, tiếp bước cha anh, những nhà Nho duy tân đầu thế kỷ
XX đã chủ động tìm hiểu, tiếp thu các tư tưởng, trào lưu cải cách, duy tân từ Nhật

Bản, Trung Quốc và của các Nho sĩ thế hệ đi trước như Phạm Phú Thứ, Nguyễn
Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch…, qua đó họ tiếp biến tư tưởng dân chủ
phương Tây, xây dựng tạo nên hệ thống quan điểm, tư tưởng của mình từ quá trình
nhận thức rõ bản chất của thực tiễn xã hội đến khả năng tự phê phán trên tinh thần yêu
nước, trách nhiệm với sự hưng vong của đất nước mà đó chính là bước khởi đầu cho
sự sáng tạo và phát triển.
1. Khái niệm và diễn biến phong trào Duy tân
1.1. Duy tân là gì?
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lịch sử Việt Nam chuyển sang một giai đoạn
mới. Tương đương với điều kiện hoàn cảnh mới, nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân
tộc cũng mang khuynh hướng khác. Một trong những khuynh hướng nổi bật trong giai
đoạn này là các nhà tri thức khởi xướng phong trào Duy tân. Hoạt động cơ bản của
phong trào này là nhằm cổ vũ ý thức tự cường của dân tộc. Thúc đẩy những cải cách
văn hóa và xã hội trước hết là cải cách giáo dục và thi cử. Trọng tâm của phong trào
đặt vào sự đổi mới đầu óc của mọi người, đổi mới tri thức, từ bỏ cái học cũ và những
tri thức lỗi thời cổ xưa để hướng tới nền học vấn Âu Tây trong khoa học kỹ thuật. Như
vậy, duy tân có nghĩa là quá trình cải cách nhằm khắc phục những định kiến và lề thói
cũ, kể cả những cái từng được ngộ nhận là “khuôn vàng, thước ngọc” đã lỗi thời.
1.2. Khởi nguồn của phong trào Duy tân
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp xâm lược và biến
nước ta thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Chế độ phong kiến Việt Nam cùng
1 Viện Triết học: Nho giáo tại Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994, tr. 21.
3
với hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc chống
ngoại xâm vì nền độc lập dân tộc. Trong bối cảnh đó, các nhà Nho tri thức đề xướng
cải cách hệ thống chính trị với tất cả tính nghiêm trọng và cấp bách của vấn đề
này. Các vị đả kích hệ thống quan lại mục nát, tham nhũng, hủ lậu, bất lực và nêu ra
vấn đề chức trách, phẩm giá và cơ chế hoạt động của cả tập đoàn quan liêu từ triều
đình đến những tên nha lại hào lý hằng ngày sách nhiễu đè nén những người dân
lương thiện. Nhưng không dừng lại ở sự phê phán tầng lớp quan liêu hào lý mà còn

phê phán cả quyền chuyên chế của nhà vua, nhất là “tám mươi năm trở lại đây, vua
thì dốt nát ở trên, bầy tôi thì nịnh hót ở dưới; hình pháp dữ dội, luật lệ rối loạn, làm
cho dân không còn biết sống theo cách nào”.
Qua những vấn đề bất cập của thời đại thì các nhà Nho yêu nước mà trong đó
tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Trần Quý Cáp…
quyết định thành lập Duy tân hội để thay đổi đất nước, trước hết là thay đổi về văn
hóa, chính trị. Mà đặc biệt là thay đổi sự lỗi thời của Nho giáo. Nhằm nâng cao dân
quyền, xây dựng thể chế chính trị và hệ thống pháp luật để đảm bảo dân quyền.
2. Nho sĩ Duy tân phê phán thực trạng xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
2.1. Phê phán sự lỗi thời của Nho giáo
Trải qua các triều đại phong kiến lịch sử Việt Nam, Nho giáo luôn giữ một vai trò
quan trọng trong việc thiết lập các thiết chế xã hội, bảo vệ, duy trì quyền lợi của giai
cấp phong kiến thống trị với mô hình xã hội lý tưởng đất nước hòa bình, nhân dân ấm
no, lễ nghĩa được phát triển toàn diện… Nhưng trong điều kiện lịch sử nước nhà dưới
sự thống trị, “bảo hộ” của thực dân Pháp, mô hình chính trị - xã hội của Nho giáo đã
bộc lộ rõ bản chất độc tài, chuyên chế, một nền văn hóa ảnh hưởng nặng nề từ Trung
Quốc chỉ với những giáo điều Tống Nho, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của khả năng
tự sản sinh ra những giá trị mới của xã hội đương thời, làm cho đất nước mất vai trò
liên kết giữa nền văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam với nền văn minh tiến bộ
Pháp.
- Về chính trị: Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề tư tưởng Nho gia, tuy có khác biệt về
sự thống nhất trong quan điểm trung quân, ái quốc nhưng suy cho cùng mâu thuẫn nội
tại trong bản chất Nho gia còn tồn đọng những bất cập trong xã hội, bởi quan điểm
4
chính trị của Nho giáo chỉ bàn về quyền lợi cá nhân của tầng lớp cai trị vua quan mà
dân chúng thì chỉ việc chờ “cha đặt đâu, con ngồi đấy”. Chính vì thế mà “nhà sử học
của phong trào Duy tân” – Huỳnh Thúc Kháng đã nhận rõ hiện thực ấy khi tiếp xúc
một số quan niệm về đạo đức, chính trị, lối học khoa cử của phương Tây và thẳng
thắn chỉ ra rằng: “Chính trị chỉ nói với người cai trị mà không nói đến hạng bị trị.
Toàn những thuyết của Khổng Tử nói về chính trị thì chú trọng về vua quan mà không

nói đến dân, dân chỉ ngồi không mà chờ người trên sắp đặt lo liệu cho mình mà thôi.
Không những dân không cần lo việc mình mà lại cho dân là hư hỏng không tự lo
được nữa. (…) Huống ở thế giới ngày nay mà đem cái chính trị của cụ Khổng ra mà
ứng phó, thật không khác gì chèo thuyền nan mà đua với tàu thủy, cưỡi ngựa trạm mà
chạy theo xe hơi, chỉ mệt nhọc mà không công hiệu gì”
2
.
Đúng với tinh thần duy tân, trong đó duy tân về mặt tư tưởng là một vấn đề nan
giải. Vì vậy mà nhà Nho yêu nước Huỳnh Thúc Kháng đã dũng cảm nhìn nhận lại vấn
đề, mạnh dạn tự phê phán những “thói hư, tật xấu” của hiện thực để cải thiện hiện
thực, và ông đã tự đề xuất: “Chúng ta sinh gặp thời đại triết học khoa học thịnh hành
này, cần nhất là phải có cái trí não tự do phán đoán, bất kỳ là xưa nay Đông – Tây,
điều gì mà hợp với chân lý và sự thực thì cho là chân chính mà gắng sức học theo,
điều gì mặc vọng mà trái với chân lý và sự thực thì nhất thiết cào bỏ cho sạch. Như
vậy thì cõi tư tưởng ta may khỏi bị cái gì đó ngăn đón che lấp mà được bước lên con
đường tự do để làm mẹ đẻ cho sự thực chăng”
3
.
- Tư tưởng thiên mệnh: quan niệm này được xem là quan trọng trong hệ thống tư tưởng
Nho giáo. Bằng tri thức thời đại, các chí sĩ duy tân cho rằng tư tưởng thiên mệnh này
là một rào cản cho bước phát triển của con người. Con người với “thiên mệnh”, họ
cam chịu số phận, và không thể sáng tạo ra những giá trị mới ngoài những gì mà cha
ông để lại. Tư tưởng này kết hợp với Đạo giáo, Thiên chúa giáo… đã trở thành một
niềm tin mù quáng giữa thế giới thực và thế giới ảo của thần, tiên, thánh… Vì thế các
Nho sĩ tiến bộ đã dùng cái “thiên mệnh” để “biết mệnh”, nó cũng giống như sự tận
dụng khoảng thời gian còn lại của kiếp người để làm nhiều việc tốt hơn khi con người
2 Chương Thâu (1989), Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng, Nxb Đà Nẵng, ĐN, tr.289-290.
3 Chương Thâu (1989), Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng, Nxb Đà Nẵng, ĐN, tr.291-292.
5
ta biết mình sắp chết nhưng cũng không thể thoát ra khỏi cái vòng vây của cái gọi là

“thiên mệnh”.
- Sự lạc hậu của Nho giáo ngày càng được phơi bày một cách rõ nét. Chính cái tính tự
cao, tự đại vì thế không thể tiếp thu, học hỏi những cái mới có ích cho cuộc sống vì
thế sự có mặt của tầng lớp thương nhân trong tư tưởng xã hội “trọng nông, ức
thương” càng làm cho sự bất bình đẳng xã hội và sự mất cân bằng nghiêm trọng của
nền kinh tế ngày càng trầm trọng. Nó thực sự trở thành hồi chuông cảnh báo cho sự
lạc hậu của một xã hội chưa bắt kịp thời đại. Hai tác phẩm: Thương học phương châm
và Kim cổ cách ngôn của nhà Nho yêu nước Lương Văn Can, đã chỉ ra mười lý do cơ
bản hạn chế của tính cách và phẩm chất của thương nhân Việt Nam. Với mục đích phê
phán, nhìn thẳng sự thật mà các chí sĩ duy tân không ngừng đấu tranh cho tư tưởng để
có thể tạo tiền đề vững chắc cho cuộc cải cách kinh tế, xã hội.
- Một sự thật nữa không thể phủ nhận là tư tưởng cố hữu của Nho giáo trong việc luôn
xem người xưa hơn nay, nhất là hành động của tiên, thánh, của các bậc tiền nhân đi
trước là cơ sở chuẩn mực cho mọi hành động của con người.
2.2. Phê phán xã hội phong kiến thuộc địa
Nho giáo Trung quốc du nhập vào nước ta với rất nhiều hệ tư tưởng mà trong đó
“trung quân, ái quốc” luôn là tư tưởng chiếm một vị trí quan trọng. Thế nhưng, đến
đầu thế kỷ XX, các Nho sĩ duy tân đặt tư tưởng “ái quốc” trên cả tư tưởng “trung
quân”, thế nên họ không ngần ngại phê phán cả thể chế chính trị quân chủ.
Thư thất điều của Phan Châu Trinh là một minh chứng. Đó không chỉ là sự tố
cáo, hơn nữa là một lời tuyên chiến với chế độ phong kiến với vị vua đầy tội lỗi. Ông
khái quát bảy tội nhà vua:
- Tội tôn quân quyền
- Tội thưởng phạt không công bình
- Tội chuộng sự quỳ lạy
- Tội xa xỉ vô đạo
- Tội phục sức không đúng phép
- Tội du hành vô độ
- Tội sang Pháp làm việc ám muội.
Hay Huỳnh Thúc Kháng đã chỉ ra: “Ở trong xã hội giai cấp và chui núp dưới

chính thể chuyên chế, cái hạng bình dân đã không vào ngạch ngữ nào rồi; huống
trong đám bình dân lại sa xuống một bậc nữa đến cái hầm lao động thì còn ai đếm
6
xỉa gì đến (trong bình dân mà hạng giàu cũng có nhiều quyền lợi khác)”
4
. Đó là vị trí,
vai trò của người dân lao động trong xã hội, bị xem nhẹ cho dù họ chính là lực lượng
tạo ra sản phẩm phục vụ cho xã hội. Trong khi ấy, quan lại không làm ra của cải vật
chất cho xã hội nhưng tự cho mình là đẳng cấp trên, dùng quyền lực để mưu đồ gian
xảo hại nước hại dân. Không chỉ có lỗi của vua quan mà còn là lỗi của đội ngũ trí thức
xã hội, bởi tầng lớp trí thức có vai trò quan trọng trong vận mệnh hưng vong của nước
nhà. Vì thế, trước nỗi đau thời đại, các nhà Nho yêu nước duy tân đã phê phán mạnh
mẽ thực trạng về lối sống của tầng lớp trí thức trong xã hội lúc bấy giờ. Trần Quý Cáp
với nỗi niềm cay đắng, ông nhận rõ thực trạng giới trí thức học rộng, có tài nhưng lại
sống thật bi thương:
“Đông Kinh, Tây Cống hỏi ngài đâu
Ngẩn ngơ ngài chỉ lắc đầu”
5
.
Hay:
“Tò mò hỏi năm châu lớn nhỏ,
Ủa, việc ngoại dương, tau có biết mô na”
6
.
Các Nho sĩ duy tân muốn đánh tan tư tưởng cổ hủ của chế độ quân chủ, mộng
khoa cử mới mong phục hồi lại tinh thần dân tộc mà đi đến độc lập, tự do. Một mặt
vạch rõ những tệ nạn nơi làng quê như tục cưới xin, giỗ chạp, tang ma linh đình…,
hay chế độ thi cử quan liêu chốn quang trường,… mặt khác là chỉ bày cho dân chúng
được thấy tình trạnh hủ bại, thối nát, cơ cấu tổ chức bất hợp lý của tổ chức xã hội lúc
bấy giờ.

Thực trạng xã hội nước ta vào thời kì này rất khốc liệt, không những từ những tệ
nạn do chính người Việt gây ra, mà sự tàn bạo của giặc đã để lại trên quê hương ta
những vết thương đau đớn, khó lành. Thực dân, đế quốc là kẻ thù trực tiếp của dân tộc
ta. Các Nho sĩ yêu nước của chúng ta đấu tranh quyết liệt, luôn nhận rõ bộ mặt thật
của chúng mà phơi bày ra rồi gửi đến đồng bào thân yêu trong cả nước. Hai tác phẩm
chính luận nổi tiếng: Đầu Pháp chính phủ thư (Thư gửi chính phủ Pháp) và Đông
Dương chính trị luận của Phan Châu Trinh đã chỉ trích, tố cáo trước công chúng tội ác
4 Tổng tập văn học Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996, t.21, tr.338.
5 Nguyễn Q. Thắng: Phong trào Duy tân – các khuôn mặt tiêu biểu, Nxb. VHTT, Hà Nội, 2006, tr.282.
6 Tổng tập văn học Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996 t.21, tr.738.
7
của thực dân Pháp với dân Việt Nam mà khích lệ, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân
dân cả nước.
2.3. Phê phán giáo dục phong kiến, giáo dục thuộc địa
Đầu thế kỷ XX, thông qua việc tiếp xúc, đọc hiểu tân thư, tân văn, các Nho sĩ
Duy tân đã đem so sánh nền giáo dục của Việt Nam với phương Tây là hoàn toàn trái
ngược, phương Tây văn minh, tiến bộ, còn ta thì bảo thủ, lạc hậu. Tệ nạn trong giáo
dục luôn là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội phong kiến: chạy chọt để thi đỗ, có
thể vào chốn quan trường nhờ quan hệ hay gian lận trong thi cử mà từ đó sinh ra các
chứng bệnh xã hội nghiêm trọng: “Cho đến việc khoa mục là việc to lớn như trời mà
người ta cũng dùng tiền chạy chọt, không chút kiêng dè. Người ta chỉ chú trọng việc
làm quan và thi đậu, nhờ bất liêm mà được thì còn biết xấu hổ là gì nữa”
7
. Hay đến
với Phan Châu Trinh trong tác phẩm Trung Kỳ dân biến tụng oan thủy mạt ký (Lời kêu
oan cho vụ Trung Kỳ dân biến) nêu lên thực trạng phá trường học, bắt giáo sư, quấy
phá nhân dân của quan pháp và tay sai.
“Duy tân” tư tưởng là một quá trình đấu tranh lâu dài đòi hỏi sự kiên trì, tinh
thần yêu nước không khuất phục của dân tộc mới có thể mở ra con đường mới cho xã
hội Việt Nam lúc bấy giờ. Và các Nho sĩ duy tân đã làm được điều đó. Họ phê phán

những biểu hiện tiêu cực của Nho giáo trong điều kiện thực tế xã hội Việt Nam đầu
thế kỷ XX không nằm ngoài mục đích đổi mới xã hội, văn hóa, tư tưởng Việt Nam
một cách toàn diện, giành lại ngọn cờ độc lập, tự do và cuộc sống ấm no cho nhân
dân.
3. Nho sĩ duy tân – Tư tưởng chính trị, xã hội, giáo dục và đạo đức
Thông qua tiếp thu tư tưởng cải cách, duy tân, từ tân thư, tân văn và những quan
sát, trải nghiệm về duy tân, cải cách, cách mạng ở Nhật Bản và Trung Quốc, các Nho
sĩ duy tân yêu nước đầu thế kỷ XX đã tiếp thu tinh hoa và cải biến sao cho phù hợp
với hoàn cảnh Việt Nam. Nhờ sức ảnh hưởng của nguồn tư tưởng mới từ phương Tây,
đặc biệt qua hai tác phẩm nổi tiếng thế giới là Khế ước xã hội của J.J Rousseau và
Bàn về pháp luật của Charles Louis Montesquieu mà tư duy chính trị của các Nho sĩ
thay đổi nhanh chóng. Theo họ, cái cốt yếu để thay đổi vận mệnh đất nước, giành độc
7 Phan Bội Châu: Toàn tập, sđd, t.1, tr.146.
8
lập tự chủ là vấn đề của dân chủ, dân quyền. Và họ đã thể hiện tư duy “duy tân” ấy
một cách rõ nét trên nhiều phương diện.
3.1. Duy tân về chính trị
Các Nho sĩ duy tân ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đã tự phủ định tư tưởng chính trị
phong kiến nòng cốt là tư tưởng tôn quyền để tiếp thu tư tưởng dân chủ, dân quyền tư
sản, học tập kinh nghiệm từ công cuộc duy tân của Nhật Bản, cách mạng tư sản Trung
Quốc. Nho sĩ duy tân quan tâm nhiều đến vấn đề chính thể, vấn đề nhà nước theo kiểu
phương Tây và tinh thần dân tộc dân chủ của Tôn Trung Sơn.
Tiêu biểu là Huỳnh Thúc Kháng, ông có quan điểm hết sức rõ ràng, ông tỏ thái
độ bất hợp tác với chính phủ bù nhìn, vì ông nhận thấy rõ đó chỉ là “Tiếng gọi Việt
Nam độc lập”. Ông không hề bi quan trước thời cuộc, ngược lại ông hy vọng dân tộc
ta sẽ có một vị anh hùng nào đó vạch đường chỉ lối. Ông cảm thấy cảnh đất nước độc
lập, chính trị mới được sinh ra, nhân dân được tự do, no ấm:
“Trái đất đương xoay vòng thế giới
Số phận đã định phận sơn hà
Chắc quân xâm lược rồi tiêu diệt

Tới cuộc thanh bình cũng chẳng xa”
8
.
Ngoài ra, Phan Bội Châu cũng có quan điểm riêng của mình về duy tân. Ông tin
tưởng vào cách mạng bạo lực lật đổ thể chế phản động, xây dựng xã hội mới và trong
cuộc cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam sẽ còn có sự trợ giúp của những
người công nông Nga, Trung Quốc và Pháp:
“Vang trời hò hét nhân quyền
Giúp ta sẵn có thợ thuyền Hoa – Nga
Lao động Pháp nghe ta đứng dậy,
Hẳn nách dùi cắp gậy đứng ngay.
8 Chương Thâu – Hồ Anh Hải (2007), Nguyễn Hữu Cầu – Chí sĩ yêu nước Đông Kinh nghĩa thục, Nxb Lý luận
chính trị, HN, tr.171.
9
Sợ gì tư bản món mày
Mạng mày chắc đã đến ngày cáo chung”
9
.
Bên cạnh đó, Phan Bội Châu còn nhận định rằng tình yêu nước, thương nòi, yêu
tự do là sẵn có trong mỗi con người Việt Nam, chỉ cần khơi dậy, bồi dưỡng nó trong
cách mạng. Ông đề cao vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc, sự hòa hợp, đồng lòng
của các tầng lớp nhân dân trong cách mạng giải phóng dân tộc: “Tôi xin nói rõ thêm
mọi sự cần thiết để đạt mục đích đó và để hoàn thành công nghiệp đó. Tức là:
Sự đồng lòng của phú hào,
Sự đồng lòng của quý tộc,
Sự đồng lòng của sĩ phu hiện thời,
Sự đồng lòng của tín đồ đạo Thiên Chúa,
Sự đồng lòng của của du đồ hội đảng,
Sự đồng lòng của nhi nữ anh si,
Sự đồng lòng của thông ngôn, ký lục, bồi bếp,

Sự đồng lòng của những người con em có mối thù nhà,
Sự đồng lòng của người trong ngoài nước ta”
10
.
3.2. Duy tân về xã hội
Nho sĩ vừa căm thù kẻ thù phương Tây đến xâm lược, bóc lột dân mình nhưng
cũng vừa khâm phục nền văn minh của họ. Họ nhận thức được để giành độc lập cho
dân tộc là duy tân đất nước toàn diện theo cách kết hợp văn minh Đông – Tây và biện
pháp hữu hiệu nhất để thực hiện giải phóng dân tộc, tiến tới xây dựng bình đẳng là:
khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.
*Tư tưởng khai dân trí:
9 Chương Thâu (sưu tầm, biên soạn): Phan Bội Châu về một số vấn đề văn hóa – xã hội – chính trị, Sđd, tr. 231.
10 Phan Bội Châu (1990) Toàn tập, Nxb Thuận Hóa, Huế, T.1, tr. 205-206.
10
“Khai dân trí là mở mang hiểu biết, trí tuệ cho dân”
11
. Nhà Nho Phan Châu
Trinh quan niệm việc học là của toàn dân, không phân biệt, bỏ lối học phù phiếm, thơ
văn của người xưa, cần mở trường dạy chữ quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng,
bài trừ những hủ tục lạc hậu, xa hoa.
“Từ những đấng hoàng thân quý tộc,
Chẳng ai không đi học lấy nghề

Còn những kẻ sĩ, nông, công, cơ,
Đều học cho trí đủ làm ăn.
Cũng là nữ tử, phụ nhân
Ai ai cũng có trong thân một nghề”
12
.
Tư tưởng khai dân trí còn làm cho dân thay đổi nhận thức cũ kỹ để vươn tới tầm

nhận thức mới cao hơn, phù hợp hơn. Nhà Nho Trần Quý Cáp thì chủ trương đọc sách
mới của nước ta, nước ngoài, đúc kết tư tưởng, đường lối Á, Âu thành tư tưởng,
đường lối của ta. Đặc biệt hơn nữa, ông khuyến khích học chữ quốc ngữ. Khi dân trí
được nâng cao thì việc nắm bắt các thông tin trong nước hay ngoài nước đều thuận
tiện. Ngoài ra, nhà Nho Nguyễn Thượng Hiền chủ trương đưa ra “chương trình chính
trị” bắt đầu từ chấn hưng kinh tế và mở mang văn hóa:
“Việc hay có kẻ đứng đầu,
Chắc rằng dân trí đã hầu mở mang.
Dân trí đã xem dường hơn trước,
Dân trí kia cũng được ra tuồng.
11 Trần Thị Hạnh (2012), Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX,
Nxb CT – QG, Hà Nội.
12 Phan Châu Trinh: Tuyển tập, Sđd, tr. 127-128
11
Hẳn sau nên nghiệp phú cường”
13
.
Dân trí theo cách hiểu của nhà Nho không chỉ đơn thuần là học thức mà còn là tri
thức cuộc sống. Từ những chấn hưng về dân trí sẽ dẫn đến chấn hưng về văn hóa và tư
tưởng.
*Tư tưởng chấn dân khí:
“Chấn dân khí là làm cho mọi người thức tỉnh, giác ngộ, khuyến khích ý thức tự
lực, tự cường, giải phóng khỏi sự kìm kẹp của chế độ quân chủ chuyên chế và đàn áp
thực dân”
14
. Nguyễn Thượng Hiền quan niệm không có việc gì khó khăn, hễ có ý chí
thì mọi việc dù khó khăn đến đâu cũng có thể vượt qua: “Ta nếu đồng lòng thì sợ gì
giặc mạnh, huống chi giặc kia đã lao đao chực ngã. Ta nếu tự lập thì không lo gì
không có kẻ giúp, huống chi nay ta đã có người. Nêu cao Quốc kỳ Việt Nam trên thế
giới chỉ trông ở thời cơ này, chỉ nhờ ở đồng bào một lòng một dạ lúc này, hãy cố lên!

Chớ để nước chịu nhục mãi”
15
.
*Tư tưởng hậu dân sinh:
“Hậu dân sinh tức là phải làm cho cuộc sống nhân dân ngày càng đầy đủ, tiến
tới văn minh. Hậu dân sinh trước hết là làm cho mọi người phát triển kinh tế, mở
mang ngành nghề, làm cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc”
16
. Phan Châu Trinh quan
niệm rằng phát triển kinh tế gắn liền với việc thúc đẩy các ngành công thương, cải tạo
nghề nông, sản xuất hàng hóa nông lâm xuất khẩu, dựa vào chính sách của Pháp để
phát triển kinh tế:
“Nghề càng ngày càng đua càng tới,
Vật càng ngày càng mới dễ coi.
13 Nguyễn Thượng Hiền: Tuyển tập thơ văn, Sđd, tr. 402
14 Trần Thị Hạnh (2012), Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX,
Nxb CT – QG, Hà Nội.
15 Nguyễn Thượng Hiền: Tuyển tập thơ văn, Sđd, tr. 246
16 Trần Thị Hạnh (2012), Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX,
Nxb CT – QG, Hà Nội
12
Chở chuyên đi bán nước người,
Lợi trong đã được, lợi ngoài lại thêm
Được nhiều lời càng thêm tư bổn,
Rộng bán buôn khắp bốn phương trời”
17
.
3.3. Duy tân tư tưởng về giáo dục
Vì xuất thân từ tầng lớp trí thức của xã hội, nhận thức được vai trò của việc học,
vì thế tư tưởng duy tân về giáo dục được xem là vấn đề cơ bản và quan trọng, giữ vị

trí đầu tiên trong hệ thống tư duy “duy tân” của các nhà Nho yêu nước đương thời.
Với tư tưởng “lấy dân làm gốc”, cuộc hành trình mới về nền giáo dục nước nhà được
các Nho sĩ duy tân tích cực thiết lập với phương châm “toàn dân được giáo dục” và
phải xem giáo dục là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn dân. Cùng với sự đột phá trong tư
duy này mà các loại hình trường lớp phục vụ nền giáo dục quốc dân được ra đời và
phổ cập đến tất cả quần chúng nhân dân, mở rộng cơ hội được giáo dục, bồi dưỡng
đối với những người chịu thiệt thòi trong xã hội như người mù, người câm điếc, người
tàn tật, trẻ nghèo khó, trẻ mồ côi, người từng bị tù đày…: “Mở trường để cho người
nước ta bất kỳ giàu nghèo, sang hèn, trai gái hễ từ năm tuổi trở lên, thì vào học ở
trường ấu trĩ viện, để chịu sự giáo dục của bậc ấu trĩ; tám tuổi trở lên thì vào học ở
bậc tiểu học, để chịu sự giáo dục của bậc tiểu học; mười bốn tuổi trở lên thì vào học
ở trường trung học, để chịu sự giáo dục của bậc trung hoc; đến mười tám tuổi thì tài
chất đã khá, thì vào trường cao đẳng, để chịu sự giáo dục của trường cao đẳng
chuyên nghiệp”
18
.
Các Nho sĩ duy tân muốn thông qua giáo dục để xây dựng một nền văn hóa mới
Việt Nam bắt kịp khoa học và hiện đại, đồng thời tạo nền tảng quan trọng và vững
chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3.4. Duy tân về đạo đức
Các nhà Nho yêu nước đầu thế kỷ XX cho rằng sự tiếp biến tinh hoa khoa học,
kỹ thuật và chính trị phương Tây cận đại là bước phát triển rất tốt, thế nhưng chúng
17 Phan Châu Trinh: Tuyển tập, Sđd, tr. 146
18 Phan Bội Châu: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.262.
13
cần phải lấy tinh thần đạo đức phương Đông làm nền tảng. Bởi sức mạnh của một dân
tộc không chỉ là sức mạnh về vật chất mà còn nhờ vào sức mạnh tinh thần, ấy chính là
nền đạo đức vậy. Nền đạo đức trong thời đại mới được nâng lên thêm những nấc
thang mới mới phù hợp với hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ dưới sự cải cách của các nhà
Nho yêu nước: Quan niệm trung, hiếu theo Nho giáo được mở rộng với tinh thần trách

nhiệm xã hội, phụng sự dân tộc. Thực hiện đạo hiếu với việc tham gia giải phóng dân
tộc, giành độc lập dân tộc. Hơn thế nữa, nền đạo đức đạt đến sự hoàn thiện khi họ xác
định “lẽ sống” với tiêu chí sống thức tỉnh, sống có ý chí và sống phải tự tân. Tác phẩm
Bài thuốc 10 vị của Phan Bội Châu như thông điệp gửi đến nhân dân Việt Nam: chí
khí kiên cường, lòng thành thật, gan quả quyết, trí thức mới,… Có thể nói, các nhà trí
thức yêu nước Duy tân đã biết dùng tài lực của mình để phụng sự dân tộc, cách tân tư
tưởng, đổi mới đất nước, phát triển hệ thống quan niệm đạo đức theo chủ nghĩa nhân
đạo cao cả. Đó là lòng yêu nước, thương dân, lên án phong kiến, thực dân, là lý tưởng
giải phóng dân tộc. Tiêu biểu như Tỉnh quốc hồn ca, Dạy con…(Phan Châu Trinh),
Tân nữ huấn ca (Nguyễn Hữu Cầu), Nữ quốc dân tu trí (Phan Bội Châu), Bài ca cứu
nước (Huỳnh Thúc Kháng)….
III. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN
1. Phan Bội Châu với phong trào Duy tân
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp
Phan Bội Châu - nhà chí sĩ yêu nước, danh nhân văn hoá dân tộc, tên thật là Phan
Văn San, sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại tỉnh Nghệ An. Cha ông là Phan Văn
Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, có ý chí phấn đấu nhiệt
tình yêu nước, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu
sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.
Năm 17 tuổi đã viết hịch “Bình tây thu bắc”; năm 19 tuổi lập Đội sĩ tử Cần
Vương để hưởng ứng “Chiếu Cần Vương” chống Pháp. Năm 1904, thành lập Hội Duy
Tân chủ trương “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt”. Từ năm 1905 – 1909
trực tiếp lãnh đạo phong trào Đông Du, tổ chức gần 200 thanh thiếu niên yêu nước
xuất dương sang Nhật Bản học tập quân sự, kinh tế, khoa học kỹ thuật… Tháng
3/1909, tổ chức Đông Du bị giải tán, Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Ông
14
về Trung Quốc rồi sang Xiêm (Thái Lan) xây dựng cơ sở cách mạng. Tại Trung Quốc
ông lập ra Việt Nam Quang Phục Hội.
Sau cách mạng Tân Hợi 1911, ông trở lại Trung Quốc và thành lập “Hội Việt
Nam Quang Phục” và “Hội Chấn Hoa Hưng Á”, cũng năm này ông bị giặc bắt giam

tại Quảng Châu. Năm 1922, ông ra tù tiếp tục hoạt động, và cải tổ Hội Việt Nam
Quang Phục thành Đảng Việt Nam Quốc Dân.
Tháng 6/1925, ông bị thực dân Pháp bắt và tuyên án tử hình. Trước phong trào
đấu tranh của nhân dân cả nước đòi thả Phan Bội Châu, thực dân Pháp buộc phải đưa
ông về an trí ở Bến Ngự (Huế). Trong 15 năm cuối đời, ông không còn hoạt động
chính trị nữa, chỉ chuyên tâm vào nghiên cứu Kinh Dịch, sống trong lòng yêu thương
kính trọng của nhân dân Huế và các bậc chí sĩ yêu nước khác. Ông viết sách với biệt
danh “Ông già Bến Ngự”, không ngừng tuyên truyền bằng văn thơ, viết báo cho đến
khi mất vào năm 1940
19
.
Phan Bội Châu là nhà chí sĩ yêu nước lớn, nhà văn hoá dân tộc, bậc anh hùng kỳ
tài hiếm thấy của Việt Nam nữa đầu thế kỷ XX. Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh ca
ngợi là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người
trong vòng nô lệ tôn sùng”.Ông đã để lại một số lượng tác phẩm văn học đồ sộ như:
- Việt Nam quốc sử khảo
- Việt Nam vong quốc sử
- Lưu cầu huyết lệ tân thư
- Phan Bội Châu niên biểu
- Việt Nam Quốc sử bình diễn ca
- Cao Đẳng Quốc Dân Di Cảo
- Hải ngoại huyết thư …
1.2. Tư tưởng yêu nước trong thơ văn Phan Bội Châu
19 Thao khảo thêm trên trang />15
Khi chế độ thực dân nửa phong kiến hình thành, dân tộc ta đứng trước một tình
hình mới đặt ra là yêu nước thì phải gắn liền với đấu tranh giải phóng dân tộc, muốn
giải phóng dân tộc thì phải duy tân, chống phong kiến. Ðầu thế kỉ XX nhiều nhà nho
yêu nước đã bước đầu nhận ra con đường đó. Họ đưa tư tưởng yêu nước, duy tân vào
văn chương tạo thành một phong trào văn học cách mạng để giác ngộ quần chúng
nhân dân để phân biệt với văn chương yêu nước thời trung đại. Có thể nói Phan Bội

Châu là một trong những trí thức tiên phong đầu tiên trong sáng tác văn học mang tư
tưởng duy tân tiến bộ. Ông đã làm cho văn học yêu nước có nội dung dân tộc dân chủ
cao hơn, có tính chiến đấu, tính nhân đạo cao hơn. Thơ văn yêu nước của Phan Bội
Châu tiêu biểu cho một giai đoạn văn học mới, giai đoạn đầu của thời kỳ văn học hiện
đại.
“Theo Phan Bội Châu, để thực hiện duy tân, trước hết phải xây dựng con người.
Trong toàn bộ những sáng tác thơ văn của Phan Bội Châu đều là sự phản ánh nỗi đau,
nỗi nhục mất nước của dân tộc Việt Nam, mà nguyên nhân được ông chỉ ra là xuất
phát từ con người”
20
. Như vậy, có thể thấy rằng quan niệm duy tân của ông đã mang
một diện mạo mới, khác hẳn quan niệm thiên mệnh của các nhà Nho cũ. Phan Bội
Châu cho rằng con người chính là chủ tể, là người quyết định vận mệnh của quốc gia
dân tộc. Chính vì thế, ông rất đề cao vai trò quan trọng của nhân dân bởi vì nhân dân
là rường cột, là chủ nhân của dân tộc, dân còn thì đất nước còn, dân mất thì đất nước
mất. Do vậy, mỗi người dân trong nước phải luôn tự thức tỉnh chính mình, khẳng định
lòng yêu nước, ý chí độc lập tự cường, nhận ra thực trạng đen tối của đất nước có như
thế mới bảo vệ được đất nước.
Yêu nước là một nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đọc
thơ văn yêu nước của Phan Bội Châu ta sẽ thấy rõ điều đó. Đây là điểm sáng trong tư
tưởng của Phan Bội Châu, góp phần mở ra hướng đi mới cho phong trào duy tân của
nước Việt Nam.
- Yêu nước trước hết là yêu cái đẹp của quê hương đất nước:
20 PGS.TS. Trương Văn Chung – PGS.TS. Doãn Chính chủ biên (2005), Bước chuyển tư tưởng Việt Nam từ cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 192.
16
“Bằng cái nhìn lịch sử và thời đại, Phan Bội Châu đã đưa ra qua niệm mới về đất
nước với một tình yêu nước nồng cháy, thiết tha. Vốn xuất thân là một Nho sĩ trí thức
đương thời, tuy còn mang quan niệm phong kiến nhưng Phan Bội Châu đã biết phá bỏ
những cái lạc hậu. Tình yêu quê hương đất nước ở ông được thể hiện bằng những tình

cảm bình thường, gần gũi nhưng rất sâu sắc. Trong bài Ái quốc, mở đầu bằng những
lời yêu quê hương đất nước cháy bỏng”:
“Nay ta hát một thiên ái quốc
Yêu gì hơn yêu nước nhà ta
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà
Ông cha để lại cho ta lọ vàng
Trải mấy lớp tiền vương dựng mở
Bốn ngàn năm dãi gió dầm mưa
Biết bao công của người xưa
Gang sông tấc núi dạ dưa ruột tằm”
(Ái quốc ca)
- Yêu nước phải xóa bỏ tập tục hủ lậu, bệnh “quốc dân”, đề ra tư tưởng canh tân
hợp với bối cảnh xã hội đương thời:
Từ một nhà cách mạng hành động Phan Bội Châu đã trở thành nhà tuyên truyền
giáo dục về lòng yêu nước. Trong tác phẩm Cao đẳng quốc dân, Phan Bội Châu đã
chỉ ra những kém khuyết của dân tộc, những thói hư tật xấu và tập tục hủ lậu mà ông
gọi là “bệnh của quốc dân” như: tính ỷ lại, lòng giả dối, nhút nhát, tham lợi riêng,
thích tranh đua những việc hư danh, lòng yêu nước không thực, không biết nghĩa hiệp
quần, mê tín theo những tập tục cổ hủ lạc hậu, không biết làm kinh tế, không thương
yêu giống nòi… Như vậy, Phan Bội Châu đã mạnh dạn vạch ra những căn bệnh tệ hại
của dân tộc, không dừng lại ở đó người còn tự đổi mới, bởi đổi mới chính là yếu tố
quan trọng nhằm thể hiện sức mạnh tự cường của bản thân để chiến thắng kẻ thù.
17
Phan Bội Châu đã xác định được một trong những quyền cơ bản nhất, thiêng liêng
nhất của loài người là quyền làm chủ vận mệnh đất nước. Tư tưởng canh tân của Phan
Bội Châu được thể hiện gồm sáu điều:
1. Đổi mới ý chí thái độ, nâng cao chí tiến thủ
2. Đổi mới cách sống, đổi mới quan hệ, tăng cường tinh thần mến tin yêu nhau
3. Đổi mới hành động nghề nghiệp
4. Đổi mới tinh thần trách nhiệm đới với dân, nước

5. Đổi mới sự nghiệp công đức.
6. Đổi mới nhận thức và đổi mới thực hành, mối quan hệ giữa lẽ sống và cái
chết; đổi mới quan hệ giữa tri và hành; danh và lợi; họa và phúc
21
.
Những điều đổi mới trên đã cho thấy sự quyết tâm của Phan Bội Châu trong việc
rèn luyện ý chí bản thân của con người. “Theo Phan Bội Châu, ta phải tự mài “gương
tri thức cho trong”, ta phải tự khêu “đèn tri thức ta” cho sáng, ta phải biết tự mình suy,
tự mình nghĩ, tự mình làm, ta phải biết “tự tân” để “tự tồn”, ta phải biết tự trọng tự
chủ, tự bái “cái dã man”, tự mua “cái văn minh trong tủy””
22
. Phan Bội Châu đã không
bỏ phí thời gian cho cuộc sống vô liêu mà người đã sống một cách có ích, trở thành
một học giả uyên bác, một nhà tư tưởng thời đại với nhiều tâm huyết để cải cách văn
hóa xã hội. Ông luôn tự coi mình có trách nhiệm phải thức tỉnh, làm cho quần chúng
nhân dân giác ngộ lý tưởng cách mạng. Đặc biệt, tư tưởng đổi mới của Phan Bội Châu
có xu hương quan tâm đến thanh niên và phụ nữ. Bài Ca chúc tết thanh niên, được
Phan Bội Châu gọi là bài hát yêu nước và cũng là bài gọi hồn thiêng sông núi về giúp
cho con dân hợp sức cứu nước. Lời kêu gọi cho công cuộc quang phục tổ quốc vẫn là
việc đồng tâm, đoàn kết. Trong một quốc gia dân tộc mà biết đoàn kết thì mới giữ
vững được nền độc lập tự chủ và bảo toàn mạng sống cho mình, cho gia đình mình.
21 PGS.TS. Trương Văn Chung – PGS.TS. Doãn Chính chủ biên (2005), Bước chuyển tư tưởng Việt Nam từ cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 194.
22 Nguyễn Văn Hòa (2000), Tư tưởng triết học và chính trị của Phan Bội Châu, Luận án tiến sĩ Triết học, Viện Triết
học, Hà Nội, tr.174.
18
“Dậy! Dậy! Dậy!
Bên án một tiếng gà vừa gáy
Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng
Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng?

Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng
Hai mươi lẻ đã từng bao chua với xót
Trời đất may còn thân sống sót
Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh
Thưa các cô, các cậu lại các anh
Trời đã mới, người càng nên đổi mới
Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội
Ghé tay vào xốc vác cựu giang san
Ði cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan
Dây đoàn thể quyết phen thành nghiệp lại
Ái hữu chí từ nay xin gắng gỏi
Gởi lốt xưa mà tu dưỡng lấy tinh thần
Chẳng thèm chơi, chẳng thèm mặc, chẳng thèm ăn
Ðúc gan sắt để dời non lấp bể
Xôi máu nóng để rửa vết dơ nô lệ
Mới thế này mới là mới hỡi chư quân
Chữ rằng: nhật nhật tân, hựu nhật tân”.
Mở đầu bài thơ là lời kêu gọi thanh niên Việt Nam hãy “thức tỉnh và bừng dậy”
lòng yêu nước, ý chí độc lập tự cường. Hơn ai hết, Phan Bội Châu thấu hiểu chân lí
“hiền tài – quốc gia chi nguyên khí”, hiểu thấu rằng tinh anh của một dân tộc kết tinh
ở những bậc anh hùng hào kiệt. Chính vì vậy, ông đã dành cho những người cho thanh
niên Việt Nam sự ngưỡng mộ đặc biệt lớn lao. Ngòi bút ông đã viết không mệt mỏi
chúc tết cho thanh niên và cũng là nhắn nhủ thế hệ trẻ Việt Nam hãy đổi mới, với tầm
nhìn mới “Đời đã mới, người càng nên đổi mới…”, phải đoàn kết, tập hợp lực lượng
dân tộc để cứu nước “Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn”, từ bỏ con đường khoa cử
19
lạc hậu, không đam mê hưởng lạc mà phải tu dưỡng tinh thần tự lập tự cường. Phan
Bội Châu đã khẳng định rằng trách nhiệm của thanh niên rất nặng nề và vô cùng vẻ
vang, phải hy sinh xương máu, đem tài năng để chiến đấu cho độc lập, tự do của tổ
quốc “Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa/ Xối máu nóng rửa vết dơ nô lệ”. Làm được

như thế là đổi mới, là yêu nước, là dám xả thân vì tự do. Chính vì thế mà người khẳng
định ở câu thơ cuối của bài thơ “Nhật nhật tân, hựu nhật tân”. Rõ ràng lời chúc tết
thanh niên của Phan Bội Châu cũng chính là khát vọng, là hoài bão một đời của Phan
Bội Châu. Và, đấy cũng chính là khát vọng của cả dân tộc, khát vọng tự do, độc lập.
Người anh hùng xuất hiện trong Bài ca chúc tết thanh niên của Phan Bội Châu là
những con người bình thường nhưng làm được việc phi thường. Với ông không có sự
phân biệt nam nữ, đẳng cấp, tôn giáo, giàu nghèo trong quan niệm về người anh
hùng. Không những thế, Phan Bội Châu còn dành tặng cho thế hệ trẻ Việt Nam nhiều
sự yêu mến và trân trọng trong bài Khóc thanh niên như sau:
“Ôi đáng kính thay thanh niên! Đáng sợ thay thanh niên!
Nếu ai nói rằng: Thanh niên lay trời, trời phải rung
Thanh niên xoay đất, đất phải chuyển, cũng không phải là quá đáng vậy!…”.
“Đối với phụ nữ, Phan Bội Châu muốn phụ nữ phải được giáo dục nghiêm chỉnh
và phải trao cho họ những vị trí xứng đáng trong xã hội và họ sẽ đem tài năng ra giúp
nước không kém gì nam giới”
23
. Để thực hiện điều này, theo Phan Bội Châu phải vận
động giới phụ nữ trên bốn nội dung sau:
“Mở mang về đường tri thức của phụ nữ
Liên kết đoàn thể của phụ nữ
Chấn hưng chức nghiệp của phụ nữ
Nâng cao địa vị của phụ nữ”
24
.
23 PGS.TS. Trương Văn Chung – PGS.TS. Doãn Chính chủ biên (2005), Bước chuyển tư tưởng Việt Nam từ cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 194.
24 Chương Thâu (2000), Phan Bội Châu về một số vấn đề văn hóa – xã hội – chính trị, Nxb Thuận hóa, Huế, tr.50
20
Tuy Phan Bội Châu đã không nêu sự bình đẳng về quyền lợi giữa nam giới và nữ giới
nhưng rõ ràng tư tưởng tiến bộ của ông đã có cái nhìn mới về khả năng tiềm ẩn và vai

trò không kém phần quan trọng của người phụ nữ trong đời sống xã hội, điều này
khác xa với những quy định khắc khe không hợp thời của lễ giáo phong kiến trong xã
hội Việt Nam thời bấy giờ.
- Yêu nước gắn liền với vấn đề dân chủ và lòng căm thù giặc:
Phan Bội Châu đã đưa ra quan niệm tiến bộ về người dân trong xã hội. Ông đã
đi đến khẳng định đất nước là của dân, đấu tranh chống giặc cứu nước là để bảo vệ nòi
giống, đồng bào Việt Nam. Với Phan Bội Châu yêu nước không còn là tình cảm cao
quý chỉ có ở một số ít người mà là phẩm chất phổ biến của mọi người. Yêu nước
không thể chỉ là yêu thương chung chung mà là ghét xâm lược, không chịu làm nô lệ,
biểu hiện thành hành động hy sinh cứu nước. Ông căm thù thực dân Pháp và bè lũ tay
sai phong kiến đã kẻ giày xéo quê hương làng mạc Việt Nam. Ông đã tỏ ra căm thù
hai đối tượng xâm lược này. Ghét Pháp, ông ghét tất cả những gì có liên quan đến
chúng, kể cả những vật vô tri vô giác (lá cờ, ổ bánh mì, tờ lịch…). Ðối với bọn tay sai
bán nước ông tỏ thái độ khinh miệt, xem thường. Dưới mắt ông, bọn quan lại là những
kẻ vô dụng, hèn hạ, chỉ biết bảo vệ cá nhân mình, sẵn sàng khom lưng quỳ gối trước
kẻ thù.
Tinh thần yêu nước ở Phan Bội Châu cũng là tinh thần quyết chiến chống xâm
lược. Trong tình thế lúc đó, theo Phan Bội Châu duy tân là để mở mang dân trí, nâng
cao dân khí để có thêm sức mạnh đánh Pháp.
- Đi tìm nguyên nhân mất nước và đề xướng tư tưởng đoàn kết dân tộc
Trong bài Hải ngoại huyết thư, bức thư của Phan Bội Châu viết tại Nhật Bản gửi
về nước bằng chữ Hán có nghĩa “thư viết bằng máu từ nước ngoài”. Phan Bội Châu đã
trình bày về thực trạng của đất nước, nguyên nhân mất nước và phương pháp đấu
tranh cứu nước cũng như tố cáo tội ác của thực dân Pháp, yêu cầu cấp bách mọi người
phải đoàn kết tập hợp toàn bộ sức mạnh để vùng lên chiến đấu chống bọn cướp nước
giành độc lập cho dân tộc. Hải ngoại huyết thư là một tác phẩm thơ ca yêu nước có ý
21
nghĩa như một cương lĩnh hoạt động của hội Duy tân trong phong trào cách mạng Việt
Nam. Những câu sau đây ngày nay mỗi khi đọc đến lòng ta vẫn thấy xao xuyến trong
lòng, khi hồi tưởng lại thế hệ cha ông ta ngày xưa đã từng sống trong tình trạng "mất

nước" vào đầu thế kỷ XX:
“Nước ta mất bởi vì đâu?
Tôi xin kể hết mấy điều tệ nhân
Một là vua sự dân chẳng biết,
Hai là quan chẳng thiết gì dân,
Ba là dân chỉ biết dân,
Mặc quân với quốc, mặc thần với ai…”
(Hải hoại huyết thư)
Cơ nghiệp ngàn năm của dân tộc ông cha ta giờ đây đã bị kẻ thù xâm lược:
“Hồn cố quốc biết đâu mà gọi
Thôi khóc than rồi lại xót xa
Trời Nam xanh ngắt bao la
Ngàn năm cơ nghiệp ông cha còn gì…”
(Gọi hồn quốc dân)
Trong hàng ngũ các sĩ phu yêu nước vào đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu có lẽ là
người đã đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thức tỉnh hồn nước. Thơ văn Phan
Bội Châu có ảnh hưởng sâu rộng đối với người đọc không chỉ vì những dòng thơ Phan
mang nhạc điệu trầm hùng thiết tha, khi rạo rực sôi nổi, mà cũng vì những gì Phan nói
lên thường khơi dậy nỗi nhục mất nước và kích động những cảm xúc sâu xa của tình
tự dân tộc. Đồng thời, ông kêu gọi quần chúng nhân dân phải đoàn kết đoàn kết chống
giặc ngoại xâm để rửa nỗi nhục mất nước:
“… Hợp muôn sức ra tay quang phục
Quyết có phen rửa nhục báo thù
22
Mấy câu ái quốc reo hò
Chữ đồng tâm ấy phải cho một lòng”.
(Ái quốc – Phan Bội Châu)
Phan Bội Châu đã thấy được điều tai hại của việc mất đoàn kết, việc chia rẽ dân
tộc. Ông cho rằng một trong những nguyên nhân giúp Pháp chiếm được đất nước ta và
đặt được ách đô hộ lên đất nước ta một cách vững vàng là do nhân dân ta “Xung khắc

bất hòa”:
“Nỗi ngu dại nói không kể xiết
Lại ngờ nhau chẳng biết tim nhau
Coi nhau như thể quân thù
Thù mong nhau hại ghét cầu nhau hư
Bụng có hợp thì nhà mới hợp
Lòng đã tan thì nước cũng tan”…
(Hải ngoại huyết thư)
Từ đó ông đã đi đến khẳng định sức mạnh của đoàn kết. Và ông cũng đã đưa ra
một chủ trương đoàn kết rộng rãi, không phân biệt giai cấp, đẳng cấp, tôn giáo, thể
hiện một niềm tin vững chắc vào sức mạnh của đoàn kết. Tuy nhiên, ông chưa thấy rõ
lực lượng tiên tiến nhất của xã hội có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ cứu nước, chưa
nhận thức được đầy đủ về vai trò của người nông dân để nhìn về họ như một lực
lượng nòng cốt của phong trào cách mạng.
So với các học giả trí thức đương thời, Phan Bội Châu sớm ý thức về vận mệnh
đất nước và cũng là một trong những sĩ phu yêu nước đầu tiên đối đầu với các vấn đề
liên hệ đến Việt Nam. Bài Đề tỉnh quốc dân hồn viết năm 1907, Phan Bội Châu đã
kêu gọi các tầng lớp: sĩ, nông, công, thương noi gương Nhật Bản, hiểu biết vai trò bổn
phận của mình, tương trợ lẫn nhau, xây dựng một nước Việt Nam phú cường.
- Chủ trương giáo dục con người nhằm giải phóng con người
23
Phan Bội Châu đã giải thích hai chữ “giáo dục”. “Chữ “giáo dục” theo hai nghĩa:
Khơi đắc trí khôn, mở rộng tai mắt, gọi bằng “giáo”, điêu luyện chân tay, nuôi nấng
thể lực gọi bằng “dục”. Chữ “dục” có nghĩa là nuôi. Gần đây nền học mới có 3 chữ
“dục”. Nuôi đức tính gọi là đức dục, nuôi trí khôn gọi là trí dục, nuôi chất mạnh gọi là
thể dục”
25
. Rõ ràng, mục tiêu đức dục, trí dục và thể dục nhân dân của Phan Bội Châu
từ đầu thế kỷ XX rất sát với lối giáo dục hiện nay của đất nước ta. Bất kỳ một quốc
gia dân tộc nào muốn phát triển giàu mạnh thì cũng phải xây dựng quần chúng nhân

dân theo 3 tiêu chí trên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu”. Phan Bội Châu đã nhận thức được thực trạng rối ren của nền giáo dục
đương thời nên ông chủ trương giáo dục là mục tiêu và nhiệm vụ quan trong của quốc
dân. Trong tác phẩm Lưu cầu huyết lệ tân thư, ông đề ra những mục tiêu cấp bách đối
với đất nước ta bấy giờ là: Khai dân trí (mở trí khôn cho dân), Chấn dân khí (làm cho
nhân dân phấn chấn, tự tin), Thực dân tài (vun trồng dân tài). Ngoài ra, Phan Bội
Châu cũng đã phê phán lối giáo dục đương thời của thực dân Pháp nhằm tạo ra cho
chúng những lớp người tay sai phục vụ cho việc xâm lược, đàn áp dân tộc ta; đồng
thời ông còn phê phán cả lối giáo dục của chế độ phong kiến chỉ biết tạo ra những
Nho sinh nhút nhát, tư tưởng lạc hậu, hẹp hòi… không biết nghĩ đến lợi ích và vận
mệnh của quốc gia dân tộc. Ông đề ra cải cách giáo dục với nội dung và chương trình
giảng dạy mới như: văn học, lịch sử, triết học, kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp,
thương nghiệp… Tư tưởng về giáo dục của Phan Bội Châu góp phần xây dựng nền
văn hóa mới vừa mang tính thời đại, vừa mang đậm bản sắc của dân tộc.
Tóm lại, thơ văn Phan Bội Châu chứng minh hùng hồn cho chân lí “tác dụng lớn
lao của văn học với cuộc sống” và thể hiện tư tưởng duy tân hợp có giá trị không cho
gia đoạn đương thời của đất nước trước sự xâm lược của thực dân Pháp mà còn có giá
trị cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. Về mặt nội dung, sáng tác của
Phan Bội Châu đã thể hiện được nhiều vấn đề mới, có đóng góp đáng kể cho tiến trình
hiện đại hoá văn chương Việt Nam.
25 Phan Bội Châu: Toàn tập, Nxb Thuận hóa, Huế, 1990, t.10, tr.151
24
2. Phan Châu Trinh với phong trào Duy tân
2.1. Cuộc đời và sự nghiệp
Phan Châu Trinh (Phan Chu Trinh; 1872 – 1926), hiệu Tây Hồ, Hy Mã, tự là Tử
Cán, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ nay thuộc xã Tam Lộc,
huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
Ông là một nhà thơ, nhà văn, nhà chí sĩ yêu nước thời cận đại của Việt Nam,
người mở đầu phong trào Duy Tân và có công lớn trong việc lập Đông Kinh nghĩa
thục và là người gieo mầm cho Dục Thanh học hiệu và Liên Thành thương quán ở

Bình Thuận.
Năm 1900, ông đỗ cử nhân. Năm 1901, ông đỗ phó bảng, đồng khoa với tiến sĩ
Ngô Đức Kế và Nguyễn Sinh Sắc.
Ông làm quan được một thời gian ngắn rồi bỏ về, rồi đi kết giao hầu hết các sĩ
phu yêu nước thời bấy giờ như Huỳnh Thúc Khang và Phan Bội Châu, đặc biệt là đến
gặp Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế.
Năm 1905, ông sang Trung Quốc rồi sang Nhật trao đổi chính kiến với Phan Bội
Châu. Ông và Phan Bội Châu tâm đắc về nhiệt huyết yêu nước, nhưng ông không tán
thành đường lối của Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đấu tranh vũ trang chống Pháp.
Sau khi về nước, ông ra sức tuyên truyền chủ trương cải cách của mình, ông muốn lợi
dụng chiêu bài khai hóa của thực dân Pháp để đấu tranh hợp pháp và ông đã trở thành
một trong những người lãnh đạo xu hướng hồi đầu thế kỉ XX.
Năm 1906, ông gửi thư lên Toàn quyền Đông Dương tố cáo chính sự tệ hại trong
nước. Đông Kinh nghĩa thục và một số chi nhánh của nó đã mời ông đến diễn thuyết.
Năm 1908, phong trào chống sưu thuế dậy lên ở Trung Kỳ, cùng nhiều chí sĩ khác,
ông bị bắt và đày đi Côn Đảo. Sau ba năm ra tù ông xin sang Pháp với ý thức tranh
thủ hội Nhân quyền Pháp để đòi thực dân Đông Dương cải cách chính trị nhưng vô
hiệu.
Ngày 19 tháng 6 năm 1919, ông cùng với Phan Văn Trường và Nguyễn Tất
Thành soạn bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”, gửi đến Hội nghị Versailles, ký
25

×