Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Đánh giá mức độ thích nghi của cây cao su đối với một số yếu tố môi trường thiết yếu ở huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.94 KB, 32 trang )

Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
A PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài: Huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh là địa phương có nền
kinh tế nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao. Trong khi các ngành kinh tế khác
như công nghiệp, dịch vụ chưa có điều kiện mở rộng, phát triển sản xuất
theo quy mô lớn thì trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng
nhằm tận dụng các tiềm năng của huyện, cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu
của thị trường, làm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất là
yêu cầu rất cấp bách hiện nay của huyện Đức Thọ. Qua nghiên cứu tìm
hiểu về đặc điểm tự nhiên của Đức Thọ, đặc biệt là các nguồn tài nguyên
thiên nhiên (đất, nước, khí hậu ), về giá trị kinh tế của các sản phẩm cây
công nghiệp; về nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, tôi nhận thấy
Đức Thọ cần và có thể chuyển một số diện tích trồng cây công nghiệp
năng suất thấp sang trồng cây cao su sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi một phần diện tích của loại cây công nghiệp
truyền thống sang một loại cây trồng khác, không chỉ là khó khăn về tư
tưởng mà còn nhiều khó khăn khác về kỹ thuật, trước hết là cơ sở khoa
học để đảm bảo sự thành công của sự chuyển dịch. Tôi chọn đề tài Đánh
giá mức độ thích nghi của cây cao su đối với một số yếu tố môi trường
thiết yếu ở huyện Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh làm nội dung nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu mức độ thích nghi của cây cao su trên
phạm vi huyện Đức Thọ làm cơ sở để đề xuất giải pháp mở rộng diện tích
trồng, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của cây cao su ở huyện Đức
Thọ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ giải quyết
các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Đức Thọ.
- Đặc điểm sinh thái cây cao su.
- Đánh giá mức độ thích nghi của cây cao su đối với một số yếu tố thiết
yếu của môi trường địa lý huyện Đức Thọ.


- Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và những vấn đề trở ngại trong quá trình
phát triển cây cao su ở huyện Đức Thọ.
4. Giới hạn nghiên cứu
4.1 Giới hạn phạm vi lãnh thổ: Đất trồng cây công nghiệp ở huyện Đức
Thọ tỉnh Hà Tĩnh
4.2 Giới hạn nội dung nghiên cứu: Trên cơ sở nguồn tài liệu, thời gian
và quy mô của một đề tài giới hạn nội dung nghiên cứu như sau:
- Về các chỉ tiêu tham gia đánh giá:
1
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
+ Chỉ tiêu Khí hậu: Nhiệt độ, Số giờ nắng, Lượng mưa trung bình,
Độ ẩm trung bình, Tốc độ gió trung bình.
+ Chỉ tiêu Đất trồng: Độ pH, Đặc điểm tầng đất mặt.
5. Quan điểm nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ trên, đề tài vận dụng
các quan điểm nghiên cứu sau:
5.1 Quan điểm hệ thống Quan điểm hệ thống được vận dụng vào đề tài
để nghiên cứu tác động của các hợp phần tự nhiên (Khí hậu, Đất đai ),
các hợp phần kinh tế - xã hội (Dân cư, Chủ trương chính sách ) đối với
cây trồng cụ thể trên trên lãnh thổ là cây cao su (Sinh vật). Xem xét
đối tượng địa lý trên quan điểm hệ thống là yêu cầu cần thiết. Cụ thể
trong đề tài này đã nghiên cứu các hợp phần tự nhiên và kinh tế xã hội
ở huyện Đức Thọ có tác động đến vấn đề trồng cây cao su (cấu trúc
đứng); đó là địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu (tự nhiên) và đặc
điểm về dân cư, kinh tế (kinh tế - xã hội) của huyện Đức Thọ. Đề tài
đề cập đến các xã, các khu vực trồng cao su trong huyện (cấu trúc
ngang). Trong quá trình nghiên cứu đề tài tìm hiểu chủ trương phát
triển sản xuất của địa phương, đặc điểm thị trường có liên quan đến

việc trồng cây cao su của huyện (cấu trúc chức năng).
5.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Các thành phần địa lý tự nhiên không
có sự phân chia ranh giới rõ ràng nhưng vẫn có sự biến đổi theo thời
gian, không gian. Do vậy, khi nghiên cứu một đối tượng địa lý yêu cầu
phải đặt nó trong một giới hạn lãnh thổ cụ thể. Đề tài này thực hiện
trên lãnh thổ huyện Đức Thọ nên các yếu tố mang tính đặc thù riêng
của huyện được phân tích, làm rõ.
5.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh: Nắm vững quan điểm này, giúp
chúng ta không chỉ thấy được sự phát triển và phân bố của đối tượng
địa lý trong quá khứ, hiện tại mà còn dự kiến sự phát triển và phân bố
trong tương lai. Vì vậy, khi nghiên cứu mọi điều kiện tác động việc lựa
chọn cây cao su thay thế cho cây công nghiệp khác năng suất thấp đem
lại hiệu quả khác biệt như thế nào. Trước đây, cây cao su chưa được
phát triển nhiều, diện tích trồng cao su của huyện còn hạn chế, diện
tích gieo các cây công nghiệp khác mang lại hiệu quả thấp. Việc lựa
chọn cây cao su đã bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế khá vững chắc
và cao hơn nhiều so với các cây công nghiệp khác. Năng suất, diện
tích được nâng cao, mở rộng phù hợp với bối cảnh chung và nhu cầu
của thị trường trong tương lai.
5.4 Quan điểm thực tiễn: Thực tiễn là thước đo đúng sai của mọi giả
thuyết khoa học, là tiêu chuẩn, là cơ sở khi tiến hành nghiên cứu đề tài
khoa học và kết quả nghiên cứu đó lại được ứng dụng trong thực tiễn.
2
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
Quan điểm này được vận dụng trong quá trình nghiên cứu thực trạng
của địa phương, những vấn đề nảy sinh trong quá trình trồng cao su
của huyện. Từ đó làm cơ sở đưa ra những giải pháp, kiến nghị để thúc

đẩy hơn nữa việc trồng cao su của huyện.
6. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở các quan điểm nghiên cứu được
vận dụng vào đề tài, các phương pháp đặc trưng của khoa học địa lý được
sử dụng trong đề tài gồm:
6.1 Phương pháp nghiên cứu thực địa: Đây là phương pháp quan trọng
được tiến hành trong nghiên cứu địa lý nhằm tìm hiểu bản chất các đối
tượng địa lý tự nhiên cũng như kinh tế, xã hội. Phương pháp nghiên
cứu thực địa được vận dụng để kiểm tra, bổ sung các tài liệu thu thập
từ các nguồn; khảo sát thực tế, điều kiện tự nhiên của huyện.
6.2 Phương pháp thống kê, thu thập, xử lý thông tin: Đây là phương
pháp tìm kiếm thông tin từ các công trình, các dự án đã nghiệm thu,
các báo cáo định kỳ hàng năm, niên giám thống kê, các sách, tạp chí
liên quan đến đề tài. Đối với các thông tin không đồng bộ (số liệu qua
nhiều năm khác nhau, các bản đồ không cùng tỉ lệ ) hoặc chưa thật đầy
đủ (lượng nước cần tới trong một lần), tôi vận dụng các phương pháp
nội suy, ngoại suy để xử lý thông tin.
6.3 Phương pháp phân tích hệ thống: Đề tài được tiến hành trên cơ sở
thu thập, xử lý, phân tích, so sánh, và tổng hợp các nguồn thông tin thu
thập được. Từ đó để đánh giá được những tiềm năng thực tế của địa
phương và đưa ra những đề xuất, phương án có tính thiết thực, hợp lý
nhất cho vấn đề phát triển cây cao su ở điạ bàn nghiên cứu.
7. Những điểm mới của đề tài:
Bài đề tài này đánh giá mức độ thích nghi của cây cao su trên cơ sở:
- Nghiên cứu đặc điểm các yếu tố địa lý của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà
Tĩnh.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh lý của cây cao su đối với các yếu tố địa lý.
- So sánh đặc điểm sinh lý của cây cao su với đặc điểm của các yếu tố địa
lý để đánh giá mức độ thích nghi của cây cao su với đối với các điều kiện
để phát triển cây cao su ở huyện Đức Thọ.
- Mức độ thích nghi được đánh giá theo 4 mức độ:

+ Rất thích nghi S1,
+ Thích nghi S2,
+ Khá thích nghi S3,
+ Không thích nghi N.
3
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
8. Bố cục đề tài :Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung gồm 3
chương :
Chương 1: cơ sở lý luận đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan
Chương 2: Khái quát đặc điểm địa lý huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
Chương 3: Đánh giá mức độ thích nghi của cây cao su ở huyện Đức Thọ
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI SINH THÁI
CẢNH QUAN
1.1. Các khái niệm
1.1.1 quan niệm về cảnh quan
Một số quan điểm của các nhà cảnh quan học trên thế giới
L.X. Berg: Cảnh quan địa lý là một tập hợp hay một nhóm sự vật,
các hiện tượng, trong đó đặc biệt là địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp
phủ thực vật và giới động vật cũng như hoạt động của con người
hòa trộn với nhau vào một thể thống nhất hòa hợp, lặp lại một cách
điển hình trên một đới nhất định nào đó của Trái Đất.
A.G. Ixatsenko: Cảnh quan địa lý là một bộ phận được tách ra trong
quá trình phát sinh của một miền, một đới địa lý và nói chung là
của bất kì một đơn vị lãnh thổ nào lớn hơn, có đặc điểm là đồng
nhất cả về mặt địa đới và phi địa đới và có một cấu trúc riêng, một
cấu tạo hình thái riêng.
N.A. Xolsev: Cảnh quan địa lý là một tổng thể tự nhiên có lãnh thổ

đồng nhất mặt phát sinh, có một nền địa chất đồng nhất, một kiểu
địa hình, một khí hậu giống nhau và bao ngoài một tập hợp các
cảnh khu chính và phụ, đặc trưng cho cảnh quan đ, liên kết với
nhau về mặt động lực, lặp đi lặp lại trong không gian một cách quy
luật .
Như vậy: cảnh quan là địa tổng thể được tạo nên bởi sự tác động
tương hỗ, có quy luật của các nhân tố tự nhiên và tác động của con
người.
1.1.2 các nhân tố thành tạo cảnh quan
Nền rắn cảnh quan: mỗi cảnh quan có một nền địa chất đống nhất
về cấu trúc địa chất, thành phần nham thạch và thế nằm của đá. Nền
địa chất trong thành tạo cảnh quan thành những đơn vị hình thái. Sự
biến động, diễn biến phức tạp của địa hình, nhanh thạch, đá mẹ và
quá trình hình thành thổ nhưỡng.
Khí hậu: những đặc trưng khí hậu với đặc điểm vị trí, sự phân hóa
địa hình thể hiện sự rõ nét đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của
các cảnh quan nước ta, các quá trình trao đổi vật chất năng lượng
trong cảnh quan sẽ có những đặc trưng của khí hậu bao trùm lên đó.
4
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
Thủy văn: các quá trình thủy văn tham gia vào quá trình trao đổi
vật chất năng lượng giữa các lớp. Trong chừng mực nào đó, về lâu
dài quá trình này có thể thay đổi các loại cảnh quan.
Thổ nhưỡng: đất là nhân tố thể hiện rõ tương tác giữa nhân tố địa
đới và phi địa đới. Đặc điểm phân hóa thổ nhưỡng được xem xét
trong việc phân chia các cấp phân vị cảnh quan, đặc điểm là các
loại đất hình thành trên các đá mẹ khác nhau.

Sinh vật: là dấu hiệu phân loại rõ nhất và là nhân tố dễ biến đổi
nhất của cảnh quan.
1.2. Đánh giá cảnh quan
1.2.1 Lý luận chung về đánh giá cảnh quan
Đánh giá cảnh quan thực chất là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên
cho mục đích cụ thể (cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, dịch vụ…). Đối tượng đánh giá không phải là từng thành phần,
yếu tố riêng lẻ mà là các hệ địa- sinh thái. Đây là một trong những nhiệm
vụ nghiên cứu của địa lý ứng dụng nhằm giúp các nhà quản lý, các nhà
quy hoạch đưa ra các quyết định phù hợp với từng đơn vị lãnh thổ cụ thể.
Có thể coi đánh giá cảnh quan là bước trung gian giữa nghiên cứu cơ bản
và quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ.
Nội dung của đánh giá cảnh quan bao gồm:
- Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan
- Đánh giá kinh tế cảnh quan
- Đánh giá bền vững môi trường
- Đánh giá bền vững về mặt xã hội
1.2.2 Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan
Đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan là dạng đánh giá để tìm ra mức độ
thích hợp của các cảnh quan hay các địa tổng thể đối với dạng hoạt động
kinh tế nào đó hay nói cách khác, đây là bước phân loại các địa tổng thể
đối với một hoặc nhiều dạng sử dụng lãnh thổ theo các mức độ thích hợp
khác nhau. Thông thường, tính thích nghi được đánh giá theo điểm dựa
vào nhu cầu sinh thái của loại hình sử dụng và tiềm năng tự nhiên của các
cảnh quan.
Nhiệm vụ của đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan : xác định mức độ
phù hợp của chúng đối với đối tượng quy hoạch phát triển.
Nguyên tắc đánh giá thích nghi sinh thái:
- Nguyên tắc khách quan
- Nguyên tắc tổng hợp

- Nguyên tắc thích nghi tương đối
Quy trình đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan: gồm 8 bước.
- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng đánh giá
5
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
- Xác định nhu cầu sinh thái của dạng sử dụng và lập bảng thống kê đặc
điểm tự nhiên của các địa tổng thể
- Lựa chọn các yếu tố và chỉ tiêu đánh giá
- Đánh giá thành phần
- Đánh giá chung và phân loại tổng thể
- Đánh giá tích hợp (đánh giá tổng thể)
- Kiểm chứng với thực tế
- Kiến nghị các loại hình sử dụng lãnh thổ theo thích nghi sinh thái.
1.2.3 Đánh giá kinh tế cảnh quan
Đánh giá kinh tế cảnh quan thực chất là đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng
cảnh quan. Khi đánh giá kinh tế cảnh quan cần chú ý tới yếu tố thị trường
phản ánh tính ổn định và khả năng tiêu thụ của sản phẩm được sản xuất.
Đầu vào của đánh giá kinh tế thường là các số liệu, dữ liệu liên quan đến
chi phí, lợi ích thu được bằng tiền trên một đơn vị diện tích và trong một
đơn vị thời gian do hoạt động sử dụng cảnh quan mang lại. Đầu ra là các
bảng biểu phản ánh hiệu quả kinh tế của sử dụng cảnh quan theo các
phương án khác nhau.
1.2.4 Đánh giá bền vững môi trường
Đánh giá bền vững môi trường là đánh giá hoạt động sử dụng cảnh quan
có thể tác động như thế nào tới môi trường, nếu tác động xấu thì có thể
khắc phục được đến mức nào. Đồng thời xác định khả năng chịu tải của
môi trưởng và mức độ bền vững của cảnh quan chống lại các hiện tượng

cực đoan như xói mòn đất, lũ lụt…
1.2.5 Đánh giá mức độ bền vững xã hội
Thực hiện dựa trên các định hướng, chính sách phát triển kinh tế của lãnh
thổ, của quốc gia, dựa trên các truyền thống, tập quán sử dụng cảnh quan
cũng như khả năng tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật của cộng đồng. từ
đó sẽ lựa chọn các phương án sử dụng cảnh quan và xác định mức độ đầu
tư cho phù hợp, đặc biệt là các chương trình, dự án sử dụng cảnh quan có
liên quan đến các dân tộc ít người ở vùng núi,vùng sâu, vùng xa. Đánh giá
tính bền vững xã hội căn cứ vào những chỉ tiêu liên quan đến mức sống,
thu nhập, sức khỏe của dân cư trong vùng đánh giá do các hoạt động sử
dụng cảnh quan mang tới.
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ HUYỆN ĐỨC THỌ
2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
2.1.1. vị trí địa lý
Huyện Đức Thọ là một huyện trung du đồng bằng Sông La và hữu ngạn
Sông Lam phía bắc của tỉnh Hà Tĩnh, cách trung tâm tỉnh lỵ gần 50 km, có vị trí
tọa độ từ 18,18
0
- 18,35
0
vĩ độ Bắc và 105,38
0
– 105,45
0
kinh đông, phía bắc
6
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh

giáp huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp huyện Vũ
Quang và Can Lộc, phía Đông giáp thị xã Hồng Lĩnh, phía Tây giáp huyện
Hương Sơn.
Huyện Đức Thọ có 28 đơn vị hành chính (27 xã và 1 thị trấn). Như vậy có
thể nói Đức Thọ ở vào vị trí khá thuận lợi để mở rộng giao lưu với các huyện,
tỉnh bạn và cả CHDCND Lào theo quốc lộ 8A. Đây là điều kiện để huyện tiếp
cận nhanh với những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trong nước và quốc tế.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1 Địa hình: Đức Thọ nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài the
đường Quốc Lộ 8A là 16km, chiều rộng tính theo trục đường Tỉnh lộ 5 đi qua
đường 8B đến Đức Châu dài 25km, với đầy đủ các dạng địa hình, có đồi núi, gò
đồi, ven trà sơn, thung lũng, đồng bằng, sông, với không gian hẹp, trong đó đất
đồi núi và đất rừng chiếm 20,5% diện tích đất tự nhiên. Địa hình thấp dần từ Tây
sang Đông và bị chia cắt mạnh, phía Tây Nam của huyện chủ yếu là núi thoải
chạy dọc ven trà sơn, còn vùng núi dốc là ở những vùng giáp địa hình hành
chính huyện Vũ Quang, Can Lộc, xen giữa địa hình đồi núi là thung lũng nhỏ
hẹp tạo ra những đầm lầy sâu và bàu nước chảy ra lưu vực sông Ngàn Sâu đổ ra
Sông La, chính các thung lũng và dọc 2 bên bờ sông là vùng sinh sống của dân
cư nhằm để tận dụng tối đa khả năng đất đai màu mỡ do lượng phù sa hàng năm
bồi đắp.
Theo số liệu điều tra và khảo sát cho thấy địa hình của huyện được chia
làm 4 dạng hình thái.
- Dạng 1: Dạng địa hình tương đối bằng phẳng nằm về phía Đông của
huyện ít bị chia cắt, độ dốc từ 0 – 8
0
. Ở đây quá trình tích tụ chất
chiếm ưu thế hơn quá trình bào mòn, rửa trôi, do đó thường tạo thành
đất phù sa, đất dốc tụ. Các xã nằm trong khu vực này bao gồm: Đức
Yên, Trung Lễ, Đức Nhân, Đức Thủy, Thái Yên…
- Dạng 2: Dạng địa hình có độ dốc từ 8 – 15

0
, nằm về phía Tây của
huyện. chủ yếu là đất Feralit, được khai thác để trồng cây ăn quả và
cây hoa màu. Các xã nằm trong khu vực này bao gồm: Tùng Ảnh,
Trường Sơn…
- Dạng 3: Dạng địa hình với những dãy đồi có độ dốc từ 18 – 25
0
nằm ở
phía Tây Bắc của huyện. Địa hình ở đây đất Feralit là chủ yếu, đã được
sử dụng để trồng cây công nghiệp lâu năm, phát triển mô hình nông
lâm kết hợp. Các xã nằm trong khu vực nay bao gồm: Đức Hòa, Đức
Lạc…
- Dạng 4: Dạng địa hình với những dãy đồi cao và núi thấp, có độ dốc
>25
0
, nẳm ở phía Đông Nam của huyện. Đây là vùng bị chia cắt nhiều,
quá trình xói mòn, rửa trôi bề mặt tương đối mạnh, đặc biệt là ở những
nơi bị mất lớp thực vật che phủ. Các xã nằm trong khu vực này bao
gồm: Đức Đồng, Đức Lạng, Tân Hương, Đức An.
7
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
2.1.2.2 Khí hậu: Đức Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
hằng năm chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, đặc
trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh
của miền Bắc, do vậy Đức Thọ có 2 miền khí hậu rõ rệt. Mùa nóng kéo dài từ
tháng 4 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình khoảng 33,8
0

C. Đặc biệt trong tháng
6 và 7 nhiệt độ lên tới 38 – 40
0
C.
Mùa nóng cũng là mùa có gió Tây Nam ( hay gió Lào) thổi tới. Gió Tây
Nam khi vượt qua dãy Trường Sơn bị phơn hóa gây nên thời tiết khô, nóng, ảnh
hưởng xấu tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Mùa nóng từ những dịp cuối
tháng 8, tháng 9 thường có bão lụt.
Mùa lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời gian này thường
có gió Đông Bắc gây lạnh và kèm theo mưa phùn, nhiệt độ trung bình khoảng
18
0
C, thậm chí có lúc nhiệt độ có lúc hạ xuống dưới 7
0
C.
- Lượng mưa: Đức Thọ có lượng mưa khá lớn, trung bình năm khoảng
2.100mm. Số ngày mưa tương đối cao, trung bình từ 150 -> 160 ngày/
năm. Có khi lên đến 180-> 190 ngày/ năm.
Lượng mưa phân bố không đều trong năm, chủ yếu tập trung vào mùa hè
và kết thúc muộn. Mùa hè chiếm tới 74% lượng mưa cả năm. Riêng 3 tháng 8, 9,
10 lượng mưa khoảng 1400mm, chiếm 67% lượng mưa trung bình năm. Mùa
đông trời lạnh, chủ yếu là mưa phùn, tổng lượng mưa lớn nhất là tháng 9, tháng
10, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2, tháng 3.
- Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí hàng năm ở Đức Thọ tương đối
cao, trong những tháng khô hạn của mùa hè độ ẩm tương đối hàng
tháng vẫn thường >70% (trừ những tháng có gió Lào chỉ 40-45%). Do
chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt, mưa, độ ẩm không khí cũng có sự
phân hóa theo mùa rõ rệt.
Thời kỳ độ ẩm cao nhất thường vào những tháng cuối mùa đông
khoảng tháng 2, tháng 3. Lúc này khối khí cực đới lục địa Npc tràn qua

đường biển và khối không khí nhiệt đới Biển Đông luân phiên hoạt
động tạo ra mưa phùn. Do vậy độ ẩm không khí rất cao khoảng 80-
90%.
Thời kỳ độ ẩm không khí thấp nhất là tháng 6, tháng 7. Nguyên nhân
của nó là do hoạt động của gió phơn Tây Nam ở mức cao.
- Chế độ nắng: nắng ở Đức Thọ có cường độ tương đối cao, trung bình
các tháng mùa đông có giờ nắng từ 70- 80 giờ/ tháng. Còn các tháng
mùa hè bình quân khoảng 180 – 190 giờ/tháng. Số giờ nắng trong năm
bình quân từ 1500-1700 giờ.\
- Bão lụt: Nằm trong khu vực miền Trung Đức Thọ cũng phải hứng chịu
nhiều bão lụt. Trung bình hàng năm có khoảng 1-> 1,6 cơn bão đi qua
vùng này. Tháng 9 tháng 10 là thời kỳ bão lũ thường xuất hiện.
2.1.2.3 Nguồn nước:
8
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
- Nước mặt: các vùng trong huyện có nguồn nước mặt dồi dào do có
nhiều hệ thống sông ngòi và hồ đập chứa nước.
Chế độ thủy văn của huyện ảnh hưởng chủ yếu bởi hệ thống sông ngòi.
Sông Ngàn Sâu (dài 25km chảy từ Hương Khê đổ về qua 10 xã của
huyện) và sông Ngàn Phố (từ Hương Sơn chảy về qua địa phận xã
Trường Sơn) hợp nhau tại ngã ba linh cảm tạo thành sông La ( con
sông lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh). Sông La chảy qua địa phận của 9 xã của
huyện, dài 12km, gặp sông Lam tại ngã ba Phủ, nhập vào và tiếp tục
chảy qua 5 xã của huyện (Đức Tùng, Đức Quang, Đức Châu, Đức La,
Đức Vĩnh) xuôi về Vinh, đổ ra Cửa Hội. ngoài ra còn có một số sông
khác như sông Đò Trai, Sông Mênh…
Diện tích lưu vực của các sông này là: 3.210km

2
, lưu lượng nước bình
quân đạt: 195m
3
/s
Mùa lũ trên lưu vực sông La thuộc loại ngắn nhất của miền Bắc, chỉ
bắt đầu từ tháng 9 và tới tháng 11 đã kết thúc. Nhưng trên lưu vực này
còn có lũ Tiểu mãn xuất hiện vào khoảng tháng 5 hàng năm. Lũ
thường lên nhanh, rút nhanh, phần lớn là lũ đơn. Môdun dòng chảy lớn
nhất đều vượt 20001/s km
2
.
Mùa cạn bắt đầu chậm, lại có lũ Tiểu mãn nên lượng mưa mùa cạn
được tăng cường, lượng mưa giữa mùa lũ và mùa cạn ít chênh lệch.
- Nước ngầm: huyện Đức Thọ có nguồn nước ngầm tương đồi phong
phú. Vì địa chất ở đây chủ yếu là đất sét nên có khả năng chứa và giữ
nước tốt.
2.1.2.4 Tài nguyên đất:
Kết quả điều tra khảo sát ngoài thực địa và kết quả phân tích đất cho thấy
toàn bộ đạibàn huyện có 6 nhóm đất, 10 đơn vị đất với đặc điểm phát sinh và sử
dụng khá đa dạng (kết quả điều tra, phân loại đất này chỉ tính trên diện tích
16.660,26 ha, không bao gồm các loại đất: sông suối, mặt nước, đất chuyên
dụng và đất ở với diện tích 3.618,97 ha).
- Nhóm đất cát: đất cát được hình thành chủ yếu ở ven sông mang ảnh
hưởng của mẫu chất và đá mẹ, diện tích khoảng 98,20 ha chiếm 0,48% diện tích
tự nhiên của huyện. Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở các xã Đức Vĩnh, Đức
Quang và một số nhỏ ở Bùi Xá.
Đất có thành phần cơ giới cát thô, hàm lượng dinh dưỡng rất nghèo, khả
năng sử dụng đem lại năng suất thấp. Loại đất này thích hợp với những loại cây
chịu hạn như: Ngô, khoai lang, lạc… Muốn có năng suất cao ngoài việc đầu tư

giống cây trồng, phân bón còn phải chú ý cải tạo đất.
- Nhóm đất phù sa: nhóm đất phù sa có diện tích 11.674,26 ha chiếm
57,57% diện tích đất tự nhiên. Do địa hình chia cắt, các sông ở đây ngắn, dốc
nên mức độ bồi đắp phù sa khác nhau, ít có những bãi phù sa lớn. Hầu hết các
loại đất trong nhóm đất phù sa được hình thành trên các trầm tích sông, suối.
9
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
Hiện tại quá trình lắng đọng xảy ra yếu, trừ đất phù sa ngoài đê. Đất còn thể hiện
rõ đặc tính xếp lớp, có vật liệu phù sa do sự bồi đắp hàng năm được chia thành
các đơn vị đât.
 Đất phù sa được bồi đắp hàng năm.
Đất phù sa được bồi đắp hàng năm có diện tích 4.721,97 ha chiếm
23,28% diện tích đất tự nhiên của huyện và được phân bổ chủ yếu ở
các xã: Yên Hồ, Tùng Ảnh, Đức Yên, Đức Tùng, Liên Minh, Tân
Hương, Trường Sơn, Thị trấn Đức Thọ, Đức Quang, Đức Nhân,
Đức Long, Đức Lạng, Đức Lạc, Đức Lập, Đức La, Đức Hòa, Đức
Đồng, Bùi Xá, Đức An, Đức Châu.
Đất có tầng dày >100cm, phân tầng không rõ nét, màu sắc phụ
thuộc chủ yếu vào mức độ bồi tụ hàng năm của sông. Thành phần
cơ giới phụ thuộc vào nền vật chất sông chảy qua, thường có thành
phần cơ giới thịt nhẹ -> thịt trung bình. Đất có độ chua vừa -> chua
ít, trị số độ chua tầng mặt đất pH
H2O
4,95 và pH
KCl
4,47 nhưng khi
xuống các tầng dưới trị số này có sự thay đổi, trị số pH

H2O
có xu
hướng phát triển, còn trị số pH
KCl
có xu hướng giảm. Dung tích hấp
thụ ở các tầng có mức trung bình, đối với tầng mặt có trị số CEC
10,28meg/100g đất.
Hàm lượng chất hữu cơ (OM%) nghèo đến trung bình (0,044 –
0,179%) nếu xuống tầng dưới thì trị số này thấp hơn tầng mặt.
Hàm lượng lân tổng số (P
2
O
5
%) đối với tầng mặt từ trung bình đến
giàu. Trị số giữa các phẫu diện nghiên cứu thay đổi từ 0,079 –
0,192%. Nếu xuống các tầng dưới trị số này thấp hơn tầng mặt.
Hàm lượng lân dễ tiêu (P
2
O
5
%mg/100g) đối với tầng mặt từ rất
nghèo đến trung bình. Trị số giữa các phẫu diễn nghiên cứu thay
đổi từ 7,9 ->14,5mg/100g đất. Nếu xuống các tầng dưới trị số này
thấp hơn tầng mặt.
Hàm lượng kali tổng số (K
2
O
5
%) đối với tầng mặt từ trung bình đến
giàu, trị số giữa các phẫu diễn nghiên cứu thay đổi từ 0,21 ->

1,94%.
Hàm lượng kali dễ tiêu (K
2
O
5
%mg/100g) đối với tầng mặt từ rất
nghèo đến trung bình. Trị số giữa các phẫu diện nhiên cứu thay đổi
từ 7,9 -> 14,5mg/100g đất.
Tổng Cation trao đổi của các phẫu diễn nghiên cứu đều rất thấp đến
thấp, trị số dao động từ 1,68 -> 5,61 meg/100g
Đất phù sa được bồi hàng năm là loại đất tốt, thích hợp để phát
triển cây lương thực và cây trồng cạn ngắn ngày.
 Đất phù sa không được bồi hàng năm.
Đất phù sa không đươc bồi hàng năm có diện tích 979,75 ha chiếm
4,83% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Loại đất này tập trung ở
10
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
các bậc thềm cao hơn so với đất phù sa được bồi hàng năm. Phân
bố ở các xã: Tùng Ảnh, Tân Hương, Đức Long, Đức Lập, Đức
Lạng, Đức Lạc, Đức Hòa, Đức Đồng. Do phân bố ở các bậc thềm
ven sông hoặc xa sông hơn nên ít chịu ảnh hưởng bồi tụ phù sa
hàng năm, bước đầu đã bị chi phối bởi điều kiện ngoại cảnh đặc
biệt là quá trình canh tác.
Đất phù sa không được bồi hàng năm có thành phần cơ giới thịt nhẹ
đến thịt trung bình. Đất có phản ứng chua, trị số các loại độ chua
tầng mặt đất pH
H2O

là 5,03 và pH
KCl
là 4,23 nếu xuống tầng dưới thì
trị số pH
H2O
thường có xu hướng tăng, còn trị số pH
KCl
có xu hướng
tăng chậm. Dung tích hấp thụ ở các tầng có mức trung bình, đối với
tầng mặt có trị số CEC 11,25 meg/100g đất.
Hàm lượng chất hữu cơ ở tầng mặt trung bình (OM%) là 1,44%, trị
số bình quân chung của toàn huyện đạt OM% 1,24%. Nếu xuống
các tần dưới thì trị số đều thấp hơn.
Hàm lượng đạm tổng số tầng mặt trung bình (N%) là 0,119%. Trị
số trung bình chung của huyện đạt N% = 0,110% còn tầng dưới
nghèo hơn.
Hàm lượng tổng số tầng mặt giàu (P
2
O
5
) là 1,88% đối với tầng 2
tương đối giàu, còn tầng 3 và 4 nghèo.
Hàm lượng lân dễ tiêu (P
2
O
5
mg/100g) đối với tầng mặt từ trung
bình đến giàu, trị số tầng giữa đạt 11,10mg/100g đất, nếu xuống các
tầng duới thì trị số này thường thấp hơn tầng mặt.
Hàm lượng kali tổng số tầng mặt giàu (K

2
O
5
% là 1,36%) khi xuống
các tầng dưới thì thay đổi từ trung bình đến nghèo.
Hàm lượng Kali dễ tiêu (K
2
O
5
mg/100g) đối với tầng mặt có trị số
đạt 7,20mg/100g đất, các tầng dưới thay đổi từ nghèo đến trung
bình.
Tổng cation trao đổi của các phẫu diện nghiên cứu đều rất thấp, trị
số thường dao động khoảng trên dưới 4meg/100g.
Loại đất này thích hợp với trồng cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn
ngày như: lạc, đậu, ngô…
 Đất phù sa glây.
Loại đất này có diên tích 5449,26 ha chiếm 26,87% diện tích đất tự
nhiên của huyện tập trung ở các xã: Đức An, Bùi Xá, Đức Bồng,
Đức Dũng, Đức Hòa, Đức Lạc, Đức Lâm, Đức Long, Đức Nhân,
Đức Thanh, Đức Thịnh, Thị trấn Đức Thọ, Trung Lễ, Thái Yên,
Tùng Ảnh và Yên Hồ. Đất này thích hợp với thâm canh cây lúa và
cho năng suất cao, đây là cây lương thực chủ đạo của huyện, diện
tích đất này phần lớn gieo trồng 2 vụ, chỉ có ít diện tích do địa hình
trũng nên thoát nước khó khăn thì gieo trồng 1 vụ.
11
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh

 Đất phù sa có tầng loan lỗ đỏ vàng:
Loại đất này có diện tích 523,28 ha chiếm 2,58% diện tích tự nhiên
toàn huyện, được phân bố ở các xã: Đức An, Bùi Xá, Đức Dũng,
Đức Lâm, Đức Long, Đức Thanh, Đức Thịnh, TT. Đức Thọ, Trung
Lễ, Thái Yên, Đức Thủy và Tùng Ảnh. Đặc điểm của loại đất này
là phân bố ở địa hình cao và ven cao nên gieo trồng lúa được 2 vụ
ổn định, hướng sử dụng cân đầu tư để tăng thêm vụ màu.
- Nhóm đất bạc màu: nhóm đất bạc màu có diện tích 326,20 ha chiếm
1,61% diện tích đất tự nhiên, phân bổ rải rác ở dỉnh ven chân đồi, nơi có địa
hình lượn sóng nhẹ, thoát nước nhanh, tập trung chủ yếu ở các xã: Đức An, Đức
Dũng, Đức Lập.
Đất này thường có thành phần cơ giới nhẹ, có màu xám vàng, mất kết cấu
và phản ứng chua. Loại đất này thường có thành phần dinh dưỡng thấp, thành
phần chất hữu cơ, đạm tổng số, lân tổng số, kali tổng số nghèo, thường thấp
dưới 1%, các chất lân dễ tiêu và kali dễ tiêu rất nghèo, thường dưới 5mg/ 100g
đất. Tổng số cation kiềm trao đổi thấp dưới 5mg/100g đất. Đất bạc màu trên đá
cát thích hợp với cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Nhóm đất đỏ vàng: nhóm đất đỏ vàng có diện tích 2.323,86 ha, chiếm
11,46% diện tích tự nhiên toàn huyện.
+ Đất đỏ vàng trên đá sét: đất đỏ vàng trên đá sét có diện tích là:
26646,28 ha, chiếm 12,8% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất này chủ
yếu tập trung ở các xã: Tân Hương, Đức Lạng, Đức Dũng, Đức Đồng,
Đức An.
Đặc tính của đất: thành phần cơ giới từ thịt nặng đến trung bình, tỷ lệ
cấp hạt sét từ 17 – 35%, cấp hạt cát từ 5 – 12%. Đất có phản ứng chua
pH
KCL
từ 4,09 – 4,73. Tổng lượng cation kiềm trao đổi thấp khoảng từ
1,42 – 2,7 mg/100g đất và độ no Bazơ < 50%. Hàm lượng chất hữu cơ
tầng mặt trung bình >1,39% còn các tầng dưới nghèo hơn <1,0%. Đạm

tổng số tầng mặt trung bình 0,117% còn các tầng dưới từ nghèo đến
trung bình. Hàm lượng lân tổng số khá 0,235%, kali tổng số nghèo
0,66%, còn hàm lượng lân và kali dễ tiêu nghèo. Loại đất này phù hợp
để trồng rừng như các loại cây keo, thông, bạch đàn, cao su… Ở những
nơi có địa hình tương đối bằng phẳng có thể khai thác trồng cây dài
ngày, cây ăn quả, cây ngắn ngày hoặc xây dưng mô hình trang trại
vườn đồi.
+ Đất vàng nhạt trên đá cát: Đất vàng nhạt trên đá cát có diện tích
677,58 ha chiếm 3,345 diện tích tự nhiên toàn huyện. Loại đất này
phân bố ở các xã: Tân Hương, Trường Sơn, Đức Long, Đức Lập, Đức
Lạng, Đức Dũng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, các tầng dưới nặng
hơn, tỷ lệ cấp hạt sét và limon từ 18 – 26%, cấp hạt cát 60-70%. Đất có
phản ứng chua toàn phẫu diễn pH
KCL
từ 4,21 – 4,8%. Tổng lượng
12
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
cation kiềm trao đổi thấp 2,8mg/100g đất. Dung tích hấp thu CEC thấp
9,11 mg/100g đất. Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt khá 2,31% còn các
tầng dưới kém <1,0%. Đạm tổng số tầng mặt khá 0,164% còn các tầng
dưới nghèo hơn. Lân tổng số trung bình thấp 0,078%, kali tổng số
nghèo <1,0%. Lân và kali dễ tiêu nghèo. Đất này phù hợp để phát triển
trồng rừng với các loại cây như: keo, thông, bạch đàn, cao su… hoặc
phát triển nông lâm kết hợp.
- Nhóm đất thung lũng dốc tụ: Nhóm đất này có diện tích 383,31 ha
chiếm 1,895 diện tích tự nhiên toàn huyện, chủ yếu tập trung ở các xã:
Tân Hương, Trường Sơn, Tùng Ảnh, Đức An…

Đây là nhóm đất có thành phần cơ giới rất phức tạp, biến động từ cát
pha đến thịt nặng do sự hình thành của chũng phụ thuộc vào sản phẩm
tích tụ. Đất có phản ứng từ mức chua đến ít chua, pH
KCL
khoảng 4,20 –
5,12. Dung tích hấp thu CEC trung bình đến thấp thường < 10 mg/10g
đất. cation trao đổi thấp đến trung bình khoảng 3 – 5 mg/100g đất. hàm
lương mùn khá, lân dễ tiêu trung bình, kali tổng số và kali dễ tiêu
thường ở mức nghèo đến trung bình. Loại đất này thích hợp trồng lúa.
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích
1854,43 ha chiếm 9,14% diện tích tự nhiên toàn huyện. Nhóm đất này
phân bố ở các xã: Tân Hương, Trường Sơn, Đức Long, Đức Lập, Đức
Hòa.
Đất có thảm thực vật thưa thớt, sỏi đá nổi trên bề mặt và đang bị tác
động mạnh của xói mòn nên gây hậu quả xấu với lớp đất bên dưới.
Đặc điểm của nhóm đất này còn ở chỗ có lớp mịn mỏng dưới 30cm.
Do bị rửa trôi và xói mòn mạnh nên rất chặt cứng nghèo dinh dưỡng.
Trị số mùn từ 0,95 – 1,32%, đạm tổng số từ 0,08 – 0,12%, lân và kali
dễ tiêu 15mg/100g đất . Đất có phản ứng chua nhiều với trị số pH
KCL
từ
4,03- 4,50. Trị số cation kiềm thay đổi rất thấp <3 mg/100g đất, dung
tích hấp thu CEC thấp dưới 5mg/100g đất, sắt di động trung bình từ 1
– 1,15 mg/100g đất, nhôm di động thấp từ 0,2 – 0,3 mg/100g đất. Đây
là loại đất có chất lượng dinh dưỡng kém, chất đất xấu. Vì vậy cần
được quy hoạch sử dụng hợp lý, trước hết nên trồng cây xanh để có
lớp thảm thực vật phù hợp với môi trướng sinh thái.
2.1.2.5. Tài nguyên rừng:
Đức Thọ có 2.873,49 ha rừng và đất rừng chiếm 14,49% diện tích đất tự
nhiên, trong đó rừng trồng là 836,73 ha và trồng xung quanh các trục đường

giao thông, khuôn viên nhà trường, trụ sở và các khu dân cư, độ che phủ rừng
chiếm 38%.
2.1.2.6. Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng
13
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
- Mỏ Mangan được hình thành nằm chủ yếu trên địa phận của 2 xã là
Đức An và Đức Lập, trữ lượng ước tính không phân cấp là 200.000
tấn (theo số liệu khảo sát năm 1974)
- Mỏ Caolanh để làm đồ gốm và đất chịu lửa làm vật liệu xây dựng ở
Đức Hòa với trữ lượng hàng triệu tấn, chưa kể đất sét làm gạch
ngói lò nung thủ công.
- Ngoài ra Đức Thọ còn có các khoáng sản như cát, than bùn, và mỏ
sắt… nhưng chưa được đầu tư khai thác.
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Đức Thọ
2.2.1. Dân cư và nguồn lao động
Đức thọ là huyện có dân số tương đối đông. Dân số năm 2010 là
104.352 người, mật độ dân số 693 người/km
2
, cao hơn mật độ chung toàn tỉnh
và đứng thứ 3 sau thành phố Hà Tĩnh và thị xã Hồng Lĩnh.
Trong những năm gần đây tốc độ phát triển dân số có chiều hướng giảm. Năm
2010 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1,67%. Tỷ lệ tăng dân số nói
chung của huyện những năm qua thấp, đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch tuy nhiên
không đồng đều giữa các khu vực tập trung dân cư, các trung tâm cụm xã với
các làng. Nơi có tỷ lệ sinh cao là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Nhưng ở
đô thị, các khu vực trung tâm kinh tế - xã hội lại có số dân tăng do tăng cơ học.
Do dân số đông nên lực lượng lao động trên địa bàn huyện khá lớn.

năm 2010 troàn huyện có 56.120 người chiếm 53,78% dân số. Nhìn chung số
lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn huyện
sử dụng chưa thật hợp lý. Trong sản xuất nông nghiệp còn mang tính thời vụ,
sản xuất công nghiệp – tiểu thụ công nghiệp chưa có tính chuyên môn cao.
Trong những năm qua nhờ có những chính sách hợp lý nên đời sống nhân dân
đang từng bước được nâng cao. Những nhu cầu về sinh hoạt, học tập, chữa
bệnh… được đáp ứng ngày càng tốt hơn.
Tổng giá trị GDP của huyện năm 2010 đạt được là 1.666,0 tỷ, thu nhập bình
quân đầu người đạt 16,0 triệu đồng/năm. Mức bình quân lương thực
597kg/người. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được
cải thiện.
2.2.2. Hệ thống giao thông vẩn tải
Giao thông vận tải huyện Đức Thọ phát triển khá mạnh, đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế xã hội toàn huyện.
Ngoài quốc lộ 8A, 15A còn có tỉnh lộ 5, tỉnh lộ 19, tỉnh lộ 28 là
những tuyến giao thông quan trọng. Đường giao thông liên huyện gồm 24 tuyến
với tổng chiều dài 170,9km. Hệ thống đường liên xóm và giao thông nội đồng
có tổng chiều dài 950km.
Mật độ các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ đạt 0,56km/km
2

0,25km/100 dân. Trong khi tỉ lệ toàn tỉnh chỉ đạt 0,48km/km
2
và 0,22km/1000
14
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
dân. Bên cạnh đó huyện còn có tuyến đường sắt Thống nhất Bắc – Nam chạy

qua với tổng chiều dài 18km.
2.2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
- Những thuận lợi.
Đức Thọ có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên phong
phú nên có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
+ Điều kiện tự nhiên đã tạo cho Đức Thọ khả năng phát triển
nông nghiệp. Với địa hình thuận lợi để phát triển trồng cây
lương thực kết hợp với trồng cây công nghiệp, vùng chuyên
canh lúa và vùng trồng cây công nghiệp hàng năm như mía,
lạc, đậu…
+ Với hệ thống giao thông thuận lợi nên có điều kiện để mở
rộng giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với nước ngoài qua
đường quốc lộ 8A và với các vùng trong nước qua đường sắt
Bắc Nam đi qua bốn ga trong huyện với chiều dài 25km.
+ Hệ thống sông ngòi không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thông
mà còn là nguồn nước tưới khi khô hạn và là phương tiện
thoát nước tiêu úng khi bão lụt.
+ Nguồn tài nguyên khoáng sản, vật liệu chịu lửa là điều kiện
tiền đề để phát triển công nghiệp ngành khai khoáng và vật
liệu xây dựng trong những năm tới.
- Những hạn chế, khó khăn.
+ Đức Thọ với vị trí địa lý ở Miền Trung nên điều kiện tự
nhiên về thời tiết khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản
xuất và sinh hoạt. Mưa nắng kéo dài và phân bố không đều
trong năm làm cho hạn hán và lũ lụt xảy ra, đã gây hậu quả
không nhỏ về tài sản vật chất của nhân dân, thậm chí gây
thiệt hại về tính mạng cho con người.
+ Là vùng thuần nông chuyên canh chủ yếu là cây lúa, nguồn
khoáng sản phong phú nên ít có điều kiện để phát triển công
nghiệp có quy mô lớn, đất rừng tự nhiên không có, diện tích

đất rừng trồng chưa nhiều nên ngành lâm nghiệp còn ở mức
tiềm tàng, ngành nuôi trồng thủy sản phát triển chậm. Vì vậy
việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng cần được xem xét trong
những năm tới.
2.3. Thực trạng phát triển kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Tăng trưởng kinh tế
Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng mà trực tiếp là huyện Ủy,
trong những năm qua kinh tế của huyện đã có những bước phát
triển vững chắc và ổn định, tăng trưởng với tốc độ khá và đồng
15
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
đều giữa các vùng và các lĩnh vực. Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt
và vượt so với mục tiêu mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện
lần thứ XXVII đã đề ra, trong đó có những chỉ tiêu của nhiệm
kỳ 2005 – 2010 đã hoàn thành vượt mức trong năm 2009.
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 –
2010 đạt 13%
• Thu nhập bình quân đầu người 16.038.000đ năm 2010,
cao hơn mức bình quân của tỉnh.
• Tổng sản lượng lương thực quy thóc tăng từ 59.987 tấn
năm 2005 lên 63.600 tấn năm 2010.
• Bình quân lương thực đầu người/năm tăng từ 510kg năm
2005 lên 611kg năm 2010.
Bảng : Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2010 huyện
Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh
Đơn vị tính: Tỷ đồng

Ngành kinh tế 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Nông – Lâm – TS 366,71 386,0 405,0 430,6 446,9 473,736
CN – TTCN – XD 137,01 177,0 224,0 279,4 349,2 489,528
D.vụ - T.mại 302,24 348,0 402,0 454,1 536,9 615,858
Tổng số 805,96 911,0 1.031,0 1.164,1 1.333,0 1.579,122
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đức Thọ năm 2010
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2002 – 2010 của huyện đã có sự
chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành Công
nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và Dịch vụ - Thương mại, giảm
dân tỷ trọng các ngành Nông – Lâm nghiệp.
• Tỷ trọng ngành công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – xây
dựng tăng từ 14% năm 2002 lên 31% năm 2010.
• Tỷ trọng ngành Nông – Lâm nghiệp giảm từ 51,0% năm
2002 xuống còn 30% năm 2010.
• Tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ và thu nhập khác
tăng từ 35,0% năm 2002 lên 39% năm 2010.
Bảng: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2002 – 2010
Đơn vị tính: %
Ngành kinh tế 2002 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Nông – Lâm – Ts 51,0 45,5 42,3 39,0 37,0 33,5 30,0
CN – TTCN –XD 14,0 17,0 19,5 22,0 24,0 26,2 31,0
D.vụ - T.mại 35,0 37,5 38,2 39,0 39,0 40,3 39,0
Tổng số 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đức Thọ năm 2010
16
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÍCH NGHI CỦA CÂY CAO SU Ở
HUYỆN ĐỨC THỌ
3.1. Đặc điểm cây cao su và yêu cầu kỹ thuật trồng cây cao su
3.1.1. Sơ lược về nguồn gốc, đặc điểm và giá trị của cây cao su
- Nguồn gốc cây cao su:
Cây cao su 3 lá là loại cây 2 lá mầm, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, mọc
trên một địa bàn rộng 5 đến 6 triệu km
2
, thuộc toàn bộ lưu vực sông Amazon và
vùng kế cận, giữa hai vĩ tuyến 13
0
B – 13
0
N (theo Nguyễn KhoaChi, 1985). Theo
Nguyễn Thị Huệ (1997), phạm vi phân bố của cao su hoang dại chỉ trong
khoảng vĩ độ 5
0
Bắc và Nam.
Cây cao su được phát hiện vào cuối thế kỷ XV. Christophe colomb (1451
– 1506) có lẽ là người châu Âu đầu tiên đã tìm thấy và sử dụng nhựa cao su. Mãi
đến thế kỷ XVII mới có những công trình nghiên cứu về cây cao su như: năm
1839 Charler goodycas đã phát minh về chế biến cao su bằng cách sử dụng lưu
huỳnh để cải tiến độ bền và độ đàn hồi của cao su, nhưng đến cuối thế kỷ XIX
cao su mới thực sự trở thành hàng hóa.
Trước năm 1900 cao su thiên nhiên được lấy từ cao su mọc hoang dại
trong rừng ở Braxin và các nước lân cận (C.N.Williams, 1975). Wiclkham đã
chọn lwak những hạt cao su ở Braxin mang đến trồng ở Đông Nam Á (Mc –
Eadvean, 1944). Từ Nam Mỹ cao su phát triển sang vùng Đông Nam Á, châu
Phi và trở lại châu Mỹ, trong đó Đông Nam Á hiện nay là trung tâm chính cung
cấp cao su thiên nhiên trên thế giới.

Sản lượng cao su xuất khẩu trên thế giới vào năm 1900 là 50.000 tấn.
Braxin luôn giữ thế độc quyền về sản phẩm của cây này trong suốt thế kỷ XIX.
Những năm cuối thế kỷ XX, nhờ có sự hỗ trợ của hiệp hội cao su thế giới
(IRRDB) có hơn 15.800 cây đầu lòng được thu thập từ khắp lưu vực sông
Amazon (1974 – 1982) đã làm phong phú thêm nguồn gen phục vụ cho công tác
tạo giống sau này.
17
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
- Đặc điểm cây cao su:
+ Đặc điểm sinh học: trong sản xuất người ta trồng cây cao su với mật độ
từ 400 – 571 cây/ha, chia làm hai thời kỳ đó là thời kỳ kiến thiết cơ bản thông
thường là 7 năm và thời ki kinh doanh bắt đầu từ năm thứ 8 trở đi.
+ Đặc tính của mủ cao su: Mủ cao su là một chất lỏng phức hợp, có thành
phần và tính chất khác biệt nhau tùy theo loại, có thể nói đó là một trạng thái
nhũ tương ( thể sữa trắng đục) của các hạt từ cao su trong môi trường phân tán
lỏng mà chúng ta gọi là mủ cao su nước.
- Giá trị của cây cao su:
Sản phẩm chính của cây cao su là mủ cây cao su ( nhựa). Hiện nay, mủ
cao su trở thành 1 trong 4 nguyên liệu chính của ngành công nghiệp thế giới. Nó
đứng sau gang thép, than đá và dầu mỏ. Những sản phẩm được chế biến từ mủ
cao su đó là: Cao su vỏ ruột xe chiếm 70% sản lượng cao su thế giới, kế đó là
cao su dùng để làm các ống, băng chuyền, đệm giảm xóc, vật liệu chống mài
mòn, các trang thiết bị hàng không, dụng cụ gia đình và dụng cụ thể thao. Liệt
kê có đến 50.000 công dụng của cao su.
Ngoài giá trị của mủ cao su, cây cao su còn có thế cung cấp một lượng gỗ
lớn. Trong điều kiện canh tác nông nghiệp với mật độ cây trồng 400 cây/ha, sau
14 năm trồng cây cao su có thể cho từ 0,30 – 0,55 m

3
gỗ/cây, tùy theo giống.
Khối lượng củi có thể thu khoảng 300 – 40% khối lượng gỗ. Giá gỗ cao su có
thể dao động từ 600 – 900 USD/m
3
. Bên cạnh, chúng ta còn thu được hạt cao su.
Trong hạt cao su có hàm lượng dầu từ 20 – 25%. Dầu cao su được sử dụng trong
công nghệ sơn, vecni, xà phòng, làm chất độn pha thuốc kích thích mủ cao su
hoặc nếu được xử lý thích hợp có thể dùng làm dầu thực phẩm. Cuối cùng việc
trồng cây cao su có thể đem lại những lợi ích về môi trường. Phủ xanh đất trống
đồi trộc, chống xói mòn đất, do đặc điểm rụng lá hàng năm nên cao su không chỉ
lấy dinh dưỡng của đất mà còn trả lại cho đất một lượng hữu cơ vô cùng to lớn,
qua quá trình phân giải khoáng hóa, nguồn hữu cơ trở lại cải tạo đất, bảo vệ đất
nâng cao độ phì nhiêu của đất…
3.1.2. Những yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây cao su
- Nhiệt độ: Cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trưởng bình thường
trong khoảng nhiệt độ từ 22 – 30
0
C, khoảng nhiệt độ tối thích là 26 – 28
0
C.
Nhiệt độ quá thấp (<18
0
C) hay quá cao (>40
0
C) đều ảnh hưởng đến sinh trưởng
của cây và gây trở ngại cho quá trình chảy mũ khi khai thác/
- Lượng mưa và độ ẩm không khí:
Cao su thường được trồng trong những vùng có lượng mưa từ 1800 –
2500mm/năm. Số ngày mưa thích hợp nhất trong năm từ 100 – 150 ngày. Độ ẩm

không khí bình quân thích hợp cho sinh trưởng của cao su là trên 75%, độ ẩm
không khí còn thể hiện tương quan thuận với dòng chảy mủ khi khai thác.
Cao su là cây có khả năng chịu hạn tốt nên nó thường được ưa chuộng hơn tại
những vùng mà phương tiện tưới và nguồn nước tưới không có sẵn.
18
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
- Ánh sáng: Cao su là cây ưa sáng. Thời gian và cường độ chiếu sáng trong ngày
càng lớn thì việc sinh tổng hợp được càng nhiều. Ánh sáng còn ảnh hưởng đến
khả năng đề kháng của cây, nhất là tính chống chịu của cây. Số giờ chiếu sáng
thích hợp trong năm bình quân từ 1800 – 2800 giờ/năm.
- Gió: Mức độ gió thích hợp cho cao su là 1 – 2 m/s. Gió lớn thường gây đổ ngã,
đứt rễ, tác nhân đầu tiên cho các bệnh về thân cành do đó làm giảm mật độ vườn
cây và giảm năng suất mủ. Gió khô như gió lào sẽ làm giảm mức độ sinh trưởng
của cây đáng kể, cụ thể là tăng vanh chậm và kéo dài thời kỳ hình thành 1 tầng
lá.
- Đất đai:
+ Độ pH: Cao su không yêu cầu đặc biệt về pH, có thể sinh trưởng bình thường
trong phạm vi pH từ 3,5 – 7,5. Nhưng độ pH thích hợp là từ 4 – 6.
+ Địa hình: Cao su có thể trồng ở các vùng đất có địa hình với độ cao từ 20 –
1000m so với mực nước biển, nhưng đòi hỏi vùng đất cần bằng phẳng, nếu có
độ dốc thì độ dốc tại chỗ phải thấp.
Cao su trồng được trên địa hình dốc nhỏ hơn 8
0
. Độ dốc từ 8 – 15
0
cũng có thể
trồng được nhưng cần phải chú ý đến các biện pháp chống xói mòn như: làm

ruộng bậc thang hoặc trồng theo đường đồng mức kết hợp trồng cây chống xói
mòn. Ở những địa hình dốc hơn 15
0
không nên trồng cao su.
- Loại đất: Cao su sinh trưởng và phát triển tốt nhất trên đá bazan. Các loại đất
như: đất xám, đất phù sa cổ, đất than bùn và đất phát triển trên đá vôi đều có thể
trồng cao su nếu ở đó có tầng đất mặt từ 0 – 30 cm có hàm lượng sét 20%, tầng
đất sâu từ 40 – 50 cm phải có hàm lượng sét 25%/
- Độ sâu tầng đất: Độ sâu tầng đất thích hợp cho việc trồng cao su lâu dài
thường được qui định tốt nhất từ 2m trở lên.
3.1.3. Những yêu cầu về quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su
- Kỹ thuật trồng:
+ Điều kiện sinh thái để trồng cây cao su: Đất canh tác có tầng sâu trên 1,5m
không bị úng thủy, không đụng đá kết von, đá bàn, cao trình dưới 600m so với
mực nước biển.
Khí hậu có nhiệt độ trung bình hàng năm 25 – 28
0
C, lượng mưa bình quân hàng
năm 1500mm phân bố mưa từ 5 – 6 tháng trong năm.
+ Chuẩn bị đất: Công tác chuẩn bị đất phải hoàn chỉnh trước vụ trồng mới trên
60 ngày, cho rà gốc, gom dọn sạch rễ, chồi sau khi cày đất. Đất chuẩn bị trồng
cần phải đảm bảo yêu cầu bảo vệ đất màu, chống úng, chống xói mòn, có
mương thoát nước và xây dựng hệ thống đường đi.
+ Thiết kế hàng trồng: đất dốc <50 trồng thẳng hàng theo hướng Bắc Nam, đất
dốc từ 50 – 200 trồng theo đường đồng mức chủ đạo.
+ Mật độ và khoảng cách trồng: Đất đỏ, 7m x 3m tương ứng với 476 cây/ha. Đất
xám, 6m x 3m tương ứng với 555 cây/ha.
+ Phương pháp trồng:
19
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng

MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
Quy cách hố trồng: 60x60x60 cm (khoan máy hoặc đào bằng tay).
Sau khi đào hố để ải 15 ngày, lấp hố bằng lớp đất mặt khoảng ½ hố, bón lót
0,3kg phân Bacte Phytop + 300gr lân + lớp đất mặt lấp đầy hố, cắm cọc giữa hố
để đánh dấu điểm trồng sau này.
• Trồng cây bầu: Lấy cuốc móc đất lấp trong hố lên, có độ sâu bằng chiều
cao bầu cây con, dùng dao bén cắt bỏ đáy bầu 1 lớp khoảng 1 – 2cm, cắt
bỏ phần rễ cọc nhú ra khỏi bầu, hoặc bị xoắn trong đáy bầu, sau đó đặt
bầu xuống hố, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắt ghép
ngang với mặt đất, dùng dao bén rọc túi bầu Pe từ phía dưới lên cuốn nhẹ
từ từ túi bầu, cuốn lên tới đâu lấp đất tới đó, ém giữ cho bầu đất không bị
vỡ, cuối cùng cho lấp đất quanh gốc bầu phủ kín cổ rễ, nhưng không lấp
mắt ghép.
• Trồng cây stum trần: Dùng cuốc móc đất lấp hố lên, có độ sâu dài hơn rễ
đuôi chuột cây stum, đặt tum thẳng xuống hố, mắt ghép quay về hướng
gió chính lấp hố lại từng lớp đất, lấp tới đâu dậm kỹ tới đó để đất lấp chặt
gốc tum, sau cùng lấp đất mặt cho đến ngang mí dưới ghép mắt, không để
lồi cổ rễ lên mặt đất.
• Trồng dặm: Phải trồng dặm và định hình vườn cây từ năm thứ nhất. 20
ngày sau trồng phải kiểm tra, trồng dặm lại những cây chết hoặc mắt ghép
chết. Để đảm bảo vườn cây đồng đều, phải chuẩn bị 15% đối với vườn
cây trồng bầu và 25% vườn cây trồng trần trồng dặm, so với cây trồng
mới. Có thể trồng dặm bằng tum trần, bầu cắt ngọn, bầu 1 – 2 tầng lá hoặc
stump bầu có hai tầng lá ổn định. Trồng dặm bằng cây con đúng giống đã
trồng trên vườn cây.
- Chăm sóc cây:
+ Chăm sóc vườn cây kiến thiết cơ bản (KTCB)
o Làm cỏ:

o Làm cỏ trên hàng: Năm thứ nhất làm cỏ cách gốc cao su mỗi bên 1m, 3
lần/năm, cỏ sát gốc cao su phải nhổ bằng tay, không làm bằng cuốc vì dễ
gây vết thương cho cây, nơi đất dốc phải làm cỏ theo từng bồn cây để
giảm bớt xói mòn, khi làm cỏ lưu ý không kéo đất ra khoi gốc cao su. Từ
năm thứ 2 đến năm thứ 5 làm cỏ 4 lần/năm, năm thứ 6 đến năm thứ 8 làm
cỏ 2 lần/năm. Hạn chế làm cỏ thủ công trên hàng, ưu tiên sử dụng thuốc
diệt cỏ để giảm công lao động.
o Làm cỏ giữa hàng: Phát dọn cỏ, chồi giữa hai hàng cao su, duy trì thảm cỏ
mặt đất khoảng 15-20cm, năm thứ nhất phát cỏ 2 lần/năm, năm thứ 2 đến
thứ 4 phát 4 lần/năm, hoặc sử dụng thuốc diệt cỏ thì giảm số lần phát cỏ.
hạn chế cày đất từ năm thứ 2 trở đi, tuyệt đối không cày ở vùng có độ dốc
lớn hơn 8%.
o Tủ gốc giữ ẩm:
20
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
Thực hiện trong năm đầu vào cuối mùa khô, giúp cho rễ cao su phát triển
tốt, giữ ẩm chống hạn. Sử dụng thân các loại cây họ đậu, cây phân xanh,
rơm rạ, thân cỏ dại… tủ gốc sau khi đã làm bồn, xới váng. Tủ cách gốc
10cm, bán kính tủ 1m, dày tối thiểu 10cm. Phủ một lớp đất dày 5cm che
kín lên trên bề mặt.
o Tỉa chồi: Sau khi trồng phải cắt chồi thực sinh và chồi ngang kịp thời, để
cho chồi ghép phát triển tốt. Tỉa cành tạo tán: cần thường xuyên kiểm tra
cắt bỏ những cành lệch tán, cành mọc tập trung. Vùng thuận lợi tạo tán ở
độ cao 3m trở lên.
o Phòng chống cháy: Phát dọn sạch cỏ quanh bìa lô cao su thành hàng rộng
10m, dọn cỏ đường luồng, quét lá sạch cách hàng cao su 2m để tránh cháy
lan, tuyệt đối không đốt lửa trong lô cao su.

o Bón phân cho vườn cao su
• Yêu cầu chất dinh dưỡng: cao su cần N,P,K,S,B,Cu,Zn, Fe,Mn…
tuy nhiên nhiều Cu và Mn sẽ làm giảm chất lượng mủ.
Phần lớn đất trồng cao su là đất xám, qua nhiều năm bị rửa trôi, nên
chất hữu cơ thấp và thường thiếu vi lượng.
Đất phải có nhiều sinh vật (như giun đất), nhiều VSV (như vi khuẩn
Nitrat hóa, mùn hóa)
+ Bón phân Bacte cho cây cao su giai đoạn KTCB:
Cách bón: năm bón 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa (đơn vị tính: kg/cây/năm)
Năm 1: 0,1kg Bacte 55+0,1 kg P
2
O
5
+ phun Bacte 02
Năm 2: 0,2 – 0,3kg Bacte 55 + 0,2 kg Bacte Phytop + 0,2 kg P
2
O
5
+ phun Bacte
02 + phun Bacte Magie Bo
Năm 3: 0,3 – 0,4kg Bacte 55 + 0,2 – 0,3kg Bacte Phytop + phun Bacte 02 +
phun Bacte Magie Bo
Năm 4: 0,5 – 0,8kg Bacte 55 + 0,4 – 0,6kg Bacte Phytop + 0,3 kg P
2
O
5
+ phun
Bacte 02 + phun Bacte Magie Bo
Tương ứng lượng bón tính cho: kg/ha/năm
Năm 1: 50kg Bacte 55 + 50kg P

2
O
5
+ phun Bacte 02
Năm 2: 150kg Bacte 55 + 100kg Bacte Phytop + 100kg P
2
O
5
+ phun Bacte 02 +
phun Bacte Magie Bo
Năm 3: 225kg Bacte 55 + 150kg Bacte Phytop + 100kg P
2
O
5
+ phun Bacte 02 +
phun Bacte Magie Bo
Năm 4: 350 – 400kg Bacte 55 + 225 - 300kg Bacte Phytop + 100kg P
2
O
5
+ phun
Bacte 02 + phun Bacte Magie Bo
Cách bón như sau:
Từ năm nhất đến năm thứ 4: cuốc rãnh hình vành khăn hoặc bấu 4 lỗ quanh gốc,
theo hình chiều của tán, rãnh rộng 20cm, sâu 10cm. Rải đều phân bón vào rãnh,
21
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh

lấp đất vùi kín phân. Năm đầu bón phân cách góc cao su 30 – 40cm, mỗi năm
sau nới rộng vùng bón phân ra xa hơn năm trước 20cm.
Khi cao su giao tán trở về sau: Rải đều phân thành băng rộng 1m giữa hai hàng
cao su, xới nhẹ lấp phân, tránh làm đứt rễ.
+ Chăm sóc vườn cây kinh doanh:
o Làm cỏ hàng và cỏ giữa hàng:
• Làm cỏ hàng: làm sạch cỏ cách cây cao su mỗi bên 1m còn lại phát
cỏ như cỏ hàng.
• Làm cỏ giữa hàng: Phát sạch cỏ giữa hàng cao su, nới đất dốc phải
giữ lại thảm cỏ dày 10 – 15cm để chống xói mòn. Không được cày
giữa các hàng cao su.
o Bón phân cho vườn cây khai thác (bón 3 lần/năm vào đầu, giữa và cuối
mùa mưa)
• Cách bón: Rải đều lượng phân theo quy định thành băng rộng 1 –
1,5 giữa hai hàng cao su.
• Ngoài ra: mỗi năm bón từ 3 – 5tấn phân chuồng cho 1 ha vào đầu
mùa mưa. (Đơn vị tính: kg/cây/năm)
o Quy trình bón phân Bacte cho cao su khi khai thác mủ:
Lượng bón tính cho: kg/ha/năm.
Năm cạo (1 – 10)
• Đầu mùa mưa: 225 – 275kg Bacte 55 + 275 – 375kg Bacte Phytop
• Giữa mùa mưa: 225 – 275kg Bacte + 150 – 225kg Bacte Kali 50
• Cuối mùa mưa: 150 - 225kg Bacte 55 + 275 – 375kg Bacte Phytop
Năm cạo (11 – 20):
• Đầu mùa mưa: 275 – 375kg Bacte 55 + 275 – 555kg Bacte
Phytop.
• Giữa mùa mưa: 275 – 375kg Bacte 55 + 225 – 275 kg Bacte
Kali 50
• Cuối mùa mưa: 225 – 275kg Bacte Kali 50 + 275 – 555 kg
Bacte Phytop.

• Đối với đất dốc 15% thì nên bón vào hệ thống hố giữ màu, lấp
kín, vùi phân bằng cỏ mục, là…
3.2. Đánh giá mức độ thích nghi của cây cao su với điều kiện địa lý huyện
Đức Thọ
3.2.1. Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá.
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày đang được trồng hạn chế trên địa
bàn huyện Đức Thọ. Đây là cây mà sự phát triển của nó có quan hệ mật thiết
điều kiện nhân tố tự nhiên. Để đánh giá thích nghi sinh thái của cây cao su trên
vùng lãnh thổ cụ thể là huyện Đức Thọ, tôi đã lựa chọn chỉ tiêu để đánh giá như
sau:
22
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
- Nhiệt độ trung bình
- Lượng mưa trung bình năm
- Độ dốc địa hình
- Độ dày tầng đất mặt
- Độ pH
Về mức độ thích nghi của cây cao su thông qua các yếu tố đánh giá đối
với môi trường tự nhiên huyện Đức Thọ tôi chia thành 4 cấp.
- Rất thích nghi (S1): Đây là diện tích đất đai không có hạn chế hoặc hạn
chế rất nhẹ, sản xuất trên loại đất này dễ dàng cho năng suất và hiệu quả cao.
- Thích nghi (S2) : Đất đai có những hạn chế ở mức độ nhẹ, sản xuất trên
đất này khó khăn hơn và cần đầu tư nhiều hơn để đạt được năng suất như S1
- Ít thích nghi (S3): Đây là những vùng đất có nhiều hạn chế khó khắc
phục như độ dốc, độ cao lớn, vì vậy khả năng đầu tư cho hiệu quả kinh tế cao rất
thấp.
- Không thích nghi (N): Loại đất này có những hạn chế nghiêm ngặt

( chẳng hạn độ dốc >40
0
). Nếu canh tác trên diện tích này vừa đạt hiệu quả kinh
tế thấp vừa tác động xấu đến môi trường sinh thái.
3.2.1.1. Chỉ tiêu về nhiệt độ trung bình.
Cao su là loại cây có nguồn gốc nhiệt đới được trồng từ lâu ở nước ta nên
có giới hạn nhiệt độ lớn từ 22 – 30
0
C và thích nghi ở nhiều vùng trong cả nước,
nhiệt độ thích hợp nhất là 26 – 28
0
C.
3.2.1.2. Chỉ tiêu lượng mưa
Tuy có khả năng chịu hạn tốt, nhưng cây cao su cũng cần 1 lượng mưa
trong năm khoảng 1800 – 2500mm. Độ ẩm thích hợp là 75%.
3.2.1.3. Chỉ tiêu độ dốc
Là yếu tố đặc trưng cho địa hình đồi núi, tác động đến xói mòn, phá hủy
môi trường đất, thể hiện diễn biến của đất trong điều kiện không có lớp phủ thực
vật, có vai trò quan trọng nhất ảnh hưởng tới định hướng sử dụng đất. Độ dốc
không chỉ được xem xét tới giới hạn đối với các loại cây trồng mà còn liên quan
đến vấn đề bảo vệ đất và môi trường .
Độ dốc thích hợp với cây cao su là 8 – 15
0
3.2.1.4 Chỉ tiêu độ dày tầng đất mặt
Độ dày tầng đất mặt là môi trường dự trữ chất dinh dưỡng tự nhiên trong
đất, thể hiện khả năng phát triển sản xuất của đất đai, tạo không gian hoạt động
của rễ cây, được giới hạn cho đến khi gặp vật cản trở mức độ ăn sâu của rễ như:
kết von cứng, mặt đá dốc, độ lẫn đá trên 75% trọng lượng đất… Tầng đất dày
không những tạo điều kiện cho rễ cây phát triển sâu, hút được nhiều chất dinh
dưỡng và nước, giúp cây đứng vững mà còn đảm bảo cho cây sinh trưởng và

phát triển lâu bền. Độ dày tầng đất mặt thích hợp với cây cao su là trên 1m vì rễ
cao su không xuyên qua tầng đá ong, không xuyên qua mực nước ngầm và tầng
đá mẹ.
23
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
3.2.1.5 chỉ tiêu độ pH
Cao su không yêu cầu cao về độ pH. Độ pH thích hợp với cây cao su là
3,5 – 7,5 nhưng thích hợp nhất là từ 4 – 6.
3.2.2. Phương pháp đánh giá
Trên cơ sở đặc điểm sinh lý của cây cao su và điều kiện tự nhiên của huyện
Đức Thọ. Sử dụng phương pháp so sánh chỉ tiêu của các yếu tố được chọn để
đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của cây cao su đối với điều kiện tự nhiên
của lãnh thổ nghiên cứu.
3.2.2.1. Mức độ thích nghi của cây cao su đối với nhiệt độ trung bình
Nếu so sánh nhiệt độ trung bình năm của huyện Đức Thọ so với yêu cầu
sinh thái về nhiệt độ trung bình của cây cao su, chênh lệch ở mức:
Trong giới hạn hoặc <5
0
C được đánh giá là rất thích nghi S1
Chênh lệch 5 – 10
0
C được đánh giá là thích nghi S2
Chênh lệch 10 – 15
0
C được đánh giá là ít thích nghi S3
Chênh lệch >15
0

C được đánh giá không thích nghi N
3.2.2.2. Mức độ thích nghi của cây cao su đối với lượng mưa trung bình
năm
Nếu so sánh lượng mưa trung bình năm của huyện Đức Thọ với yêu cầu
sinh thái về lượng mưa trung bình của cây cao su, chênh lệch ở mức:
Trong giới hạn hoặc <100mm được đánh giá là rất thích nghi S1
Chênh lệch 100 – 150mm được đánh giá là thích nghi S2
Chênh lệch 150 – 200mm được đánh giá là ít thích nghi S3
Chênh lệch >200mm được đánh giá là không thích nghi N
3.2.2.3. Mức độ thích nghi của cây cao su đối với độ dốc địa hình
Nếu so sánh độ dốc trung bình của huyện Đức Thọ với yêu cầu sinh thái về
độ dốc trung bình của cây cao su, chênh lệnh ở mức:
Trong giới hạn <0
0
được đánh giá là rất thích nghi S1
Chênh lệch 1 – 5
0
được đánh giá là thích nghi S2
Chênh lệch 5 – 10
0
được đánh giá là ít thích nghi S3
Chênh lệch >10
0
được đánh giá không thích nghi N
3.2.2.4. Mức độ thích nghi của cây cao su đối với độ dày tầng đất mặt
Nếu so sánh độ dày tầng đất mặt của huyện Đức Thọ với yêu cầu sinh thái
về độ tầng đất mặt của cây cao su, chênh lệch ở mức:
Trong giới hạn hoặc <0,2m được đánh giá là rất thích nghi S1
Chênh lệch 0,2 – 0,5m được đánh giá là thích nghi S2
Chênh lệch 0,6 – 0,8m được đánh giá là ít thích nghi S3

Chênh lệch >0,8m được đánh giá không thích nghi N
3.2.2.5. Mức độ thích nghi của cây cao su đối với độ pH
Nếu so sánh độ pH của huyện Đức Thọ với yêu cầu sinh thái về độ pH của
cây cao su, chênh lệch ở mức:
Trong giới hạn hoặc <0,3 được đánh giá là rất thích nghi S1
24
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198
Đánh giá cảnh quan: Đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây cao su
ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
Chênh lệch 0,3 – 0,5 được đánh giá là thích nghi S2
Chênh lệch 0,6 – 0,8 được đánh giá là ít thích nghi S3
Chênh lệch >0,8 được đánh giá không thích nghi N
Bảng: chỉ tiêu đánh giá điều kiện tự nhiên đối với cây cao su
Yếu tố
Mức độ thích nghi
Rất thích nghi
S1
Thích nghi S2 Ít thích nghi S3 Không thích
nghi N
Nhiệt độ trung
bình
26 – 28
0
C 33 – 35
0
C
20 – 25
0
C

35 – 40
0
C
15 – 20
0
C
>40
0
C
<15
0
C
Lượng mưa trung
bình
1800 – 2500mm 2600 – 2750mm
1650 – 1800mm
2750 – 2800mm
1600 – 1650mm
>2800mm
<1600mm
Độ dốc trung bình 8 - 15
0
16 - 20
0
5 - 8
0
20 – 25
0
0 – 5
0

>25
0
<0
0
Độ dày tầng đất
mặt
>100cm 50 – 80cm 20 – 40cm <20cm
Độ pH 4 – 6 6,3 – 6,5
3,5 – 4
6,6 – 6,8
3,2 – 3,4
>6,8
<3,2
3.2.3 Xây dựng hệ thống cho điểm và trọng số bằng phương pháp ma
trận
Để đánh giá thích nghi sinh thái, tôi sử dụng phương pháp ma trận và cho
điểm các mức độ thích nghi của cây cao su theo các mức sau:
Rất thích nghi 4 điểm
Thích nghi trung bình 3 điểm
Kém thích nghi 2 điểm
Không thích nghi 1 điểm
Bảng: đánh giá thành phần
Yếu tố
Mức độ thích nghi
Rất thích nghi Thích nghi TB Kém thích nghi
Không thích
nghi
Điểm T.số Điểm T.số Điểm T.số Điểm T.số
Nhiệt độ trung
bình

4 5 3 5 2 5 1 5
Lượng mưa trung
bình
4 4 3 4 2 4 1 4
Độ dốc trung bình 4 3 3 3 2 3 1 3
25
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đình Hưng
MSSV: 1153074198

×