Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Hình thành kĩ năng đọc hiểu truyện cười dân gian cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.14 KB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN ĐĂNG KÍ SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2013 – 2014
I. Tên sáng kiến: Hình thành kĩ năng đọc hiểu truyện cười dân gian cho học sinh
THPT
II. Tác giả sáng kiến:
Nguyễn Thanh Tùng
Giáo viên Ngữ văn trường THPT chuyên Lương Văn Tụy
Hòm thư:
Số ĐT: 0972672388
III. Nội dung sáng kiến
1. Giải pháp cũ thường làm
- Tiết đọc hiểu truyện cười trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT thường mới
chỉ tập trung vào việc làm cho học sinh nắm được nội dung phê phán và nghệ thuật gây cười của
hai văn bản : Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày. Từ đó giúp học sinh khái quát và
hiểu được những đặc trưng của thể loại truyện cười.
- Hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh trên lớp khi đọc hiểu
hai văn bản trên diễn ra theo sơ đồ sau:
* Ưu điểm:
1
Hoạt động 1:
Đọc văn bản:
Tam đại con gà
GV hướng dẫn
HS phân tích
tình huống gây
cười và nhân
vật thầy đồ dốt
nát.
Giáo viên
hướng dẫn học


sinh rút ra ý
nghĩa phê
phán của
truyện cười
Khái quát
những đặc
trưng của
thể loại
truyện cười
Hoạt động 2:
Đọc văn bản:
Nhưng nó phải
bằng hai mày
GV hướng dẫn
HS phân tích
lối kết thúc bất
ngờ gây tiếng
cười và lí lẽ
xử kiện của lí
trưởng
Giáo viên
hướng dẫn học
sinh rút ra ý
nghĩa phê
phán của
truyện cười
- Giúp học sinh nắm bắt những giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của 2 truyện cười
dân gian trong chương trình Ngữ văn THPT. Từ đó rút ra được những đặc trưng về thể loại
truyện cười. Đây là cách dạy học thiên về lối tư duy qui nạp vấn đề: đi từ tác phẩm cụ thể để khái
quát thành những đặc trưng của một thể loại. Mục đích cuối cùng là học sinh nắm vững những

đặc trưng thi pháp của một thể loại tự sự: truyện cười và có thể phân biệt với những thể loại tự sự
khác đã học như sử thi hay truyền thuyết.
* Hạn chế:
- Cách dạy học này thiên về cung cấp tri thức khái quát về thể loại truyện cười cho học
sinh mà chưa chú trọng nhiều vào việc giúp Hs vận dụng những tri thức đó vào thực tế đọc hiểu
kho tàng truyện cười dân gian vô cùng phong phú của Việt Nam và thế giới. Từ đó, kĩ năng đọc
hiểu và khả năng vận dụng vào thực tế khi tiếp xúc với một văn bản truyện cười hoàn toàn mới
của học sinh bị hạn chế. Khi gặp một tác phẩm truyện cười khác so với văn bản đã được học, Hs
tỏ ra lúng túng và không có kĩ năng đọc hiểu sao cho hiệu quả nhất. Như thế, mục tiêu dạy học
theo hướng hình thành kĩ năng ( ở đây là kĩ năng đọc hiểu một tác phẩm tự sự dân gian, cụ thể là
truyện cười) của học sinh không được hoàn thành.
2. Giải pháp mới cải tiến
a. Cách thức tiến hành
- Để hình thành kiến thức và đặc biệt là kĩ năng đọc hiểu thể loại truyện cười cho học
sinh cần chú trọng hơn vào việc hướng dẫn học sinh thực hành vận dụng tri thức thể loại vào thực
tế đọc hiểu văn bản. GV chú trọng cung cấp các văn bản truyện cười đa dạng và hướng dẫn Hs
hình thành kĩ năng đọc hiểu truyện cười từ góc độ thi pháp thể loại.
- Hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh trong tiết đọc hiểu 2 văn bản truyện cười
diễn ra theo sơ đồ sau:
2
*Hoạt động 1:
Đọc văn bản:
Tam đại con gà
GV hướng dẫn
HS phân tích
tình huống gây
cười và nhân
vật thầy đồ dốt
nát.
Giáo viên

hướng dẫn
học sinh rút ra
ý nghĩa phê
phán của
truyện cười
Khái quát
những đặc
trưng của
thể loại
truyện cười
* Hoạt động 3: Giáo viên cung cấp một số văn bản truyện cười ngoài sách giáo khoa, yêu cầu
học sinh tự chọn một văn bản và tiến hành các đọc hiểu văn bản với các bước như ở hoạt động 2.
b. Đánh giá giải pháp
- So với cách dạy học truyền thống, phương pháp dạy học này chú ý cả 2 hướng tư duy
qui nạp và diễn dịch (hoạt động dạy học 1 đi theo theo lối tư duy qui nạp, hoạt động dạy học 2 đi
theo lối tư duy diễn dịch); chú ý cả việc hình thành tri thức và kĩ năng đọc hiểu một văn bản hoàn
toàn mới cùng thể loại.
- Quá trình hình thành kĩ năng và vận dụng kĩ năng vào thực tế của học sinh được thực
hiện ngay trên lớp học nên sẽ dễ dàng cho giáo viên hướng dẫn và điều chỉnh cho học sinh. Điều
này sẽ giúp nhanh chóng tạo thành “con đường tư duy” và kĩ năng thực hành đọc hiểu văn bản
truyện cười cho học sinh. Từ đó giúp HS chủ động trong việc độc hiểu một văn bản truyện cười
không có trong SGK, không lúng túng khi gặp phải những dạng câu hỏi đọc hiểu văn bản mà ngữ
liệu là một tác phẩm truyện cười dân gian.
- Phương pháp dạy học này đòi hỏi cần có nhiều thời gian dạy học tiết đọc hiểu truyện
cười (cần có 2 tiết học trở lên), đòi hỏi giáo viên phải dày công sưu tầm, nghiên cứu các văn bản
truyện cười phong phú trong kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam và thế giới.
IV. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được
3
*Hoạt động 2:
Đọc văn bản:

Nhưng nó phải
bằng hai mày
Hướng dẫn thực
hành kĩ năng 2:
Xác định cái
đáng cười:
- Trả lời câu
hỏi: Nhân vật
đáng cười ở
điểm nào? Khái
quát Cái đáng
cười trong
truyện là gì?
Hướng dẫn
thực hành kĩ
năng 1: Chỉ ra
những yếu tố
nghệ thuật và
tác dụng của
chúng trong
việc tạo ra
tiếng cười?
Hướng dẫn thực
hành kĩ năng 3:
Chỉ ra mục đích
của tiếng cười:
- Trả lời câu
hỏi: Cái cười ở
đây bật ra nhằm
mục đích gì? Có

thể rút ra những
bài học gì cho
cuộc sống từ
truyện cười đã
đọc?
1. Hiệu quả kinh tế:
- Giúp học sinh tiết kiệm thời gian và chi phí khi được trang bị đầy đủ tri thức và kĩ năng
cần thiết để đọc hiểu thể loại truyện cười – một thể loại thường gặp trong đời sống hàng ngày và
có thể được sử dụng làm ngữ liệu trong các đề thi Ngữ văn mở hiện nay. Với những tri thức và kĩ
năng được trang bị, học sinh có thể phát huy tinh thần tự học và sáng tạo bằng cách thực hành
đọc hiểu những văn bản truyện cười phong phú đa dạng trong kho tàng truyện cười dân tộc và thế
giới.s
2. Hiệu quả xã hội:
- Phương pháp dạy học này sẽ góp phần hình thành, phát triển năng lực đọc hiểu và lĩnh
hội văn bản của học sinh. Trong đó đọc hiểu văn bản văn học từ góc độ thi pháp thể loại là một
trong những phương pháp và con đường tiếp cận tác phẩm văn học đúng đắn và hiệu quả nhất.
- Giúp GV và học sinh thay đổi cách dạy và học cho phù hợp với việc đổi mới phương
pháp kiểm tra và đánh giá hiện nay.
V. Điều kiện và khả năng áp dụng
- Phương pháp dạy học này đòi hỏi cần có nhiều thời gian dạy học tiết đọc hiểu truyện
cười (cần có 2 tiết học trở lên), đòi hỏi giáo viên phải dày công sưu tầm, nghiên cứu các văn bản
truyện cười phong phú trong kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam và thế giới. (có thể photo
văn bản truyện cười ngoài SGK cho học sinh hoặc gửi cho học sinh các file mềm có ghi văn bản
tác phẩm để học sinh đọc và thực hành đọc hiểu ở nhà)
- Có thể áp dụng phương pháp dạy học này với thời lượng dạy học 2 tiết và phù hợp với
đối tượng học sinh có học lực từ trung bình khá trở lên.
Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả sáng kiến
Nguyễn Thanh Tùng
PHỤ LỤC
Ngày soạn:

4
Ngày giảng:
Tiết TAM ĐẠI CON GÀ
NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Hiểu được mâu thuẫn trái tự nhiên trong cách ứng phó của nhân vật thầy đồ và tiếng
cười trào phúng của nhân dân trong truyện “Tam đại con gà”.
- Thấy được thái độ phê phán của nhân dân đối với bản chất tham nhũng của quan lại ở địa
phương, đồng thời hiểu được tình cảnh bi hài của người lao động khi lâm vào tình trạng kiện tụng
ở nông thôn Việt Nam ngày xưa trong truyện “Nhưng nó phải bằng hai mày”.
B. Phương tiện thực hiện
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
C. Phương pháp dạy học
- Dạy học truyện cười nhìn từ góc độ thi pháp
- Dạy học truyện cười theo hướng tích hợp
- Phương pháp đọc sáng tạo, phân tích, thuyết giảng.
D. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới

Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS
tìm hiểu chung.
Gọi HS đọc tiểu dẫn.
Nhắc lại khái niệm truyện cười.
Tiết 1: Đọc hiểu văn bản “Tam đại con gà”
I. Tiểu dẫn
1. Khái niệm truyện cười

- Trong Từ điển tiếng Việt 2000 (Hoàng Phê chủ biên),
Truyện cười được định nghĩa “Chuyện kể dân gian dùng
hình thức gây cười để giải trí, hoặc để phê phán nhẹ nhàng”.
2. Phân loại truyện cười
- Truyện khôi hài
5
- Truyện trào phúng
Truyện “Tam đại con gà” và “Nhưng nó phải bằng hai
mày” thuộc loại truyện trào phúng.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS
đọc hiểu văn bản.
Gọi HS đọc văn bản.

- Nhân vật anh thầy đồ được giới
thiệu như thế nào? Cách giới
thiệu đó đã tiềm tàng mâu thuẫn
gì trong nhân vật?
- Khi dạy học, thầy đồ đã gặp
tình huống khó xử gì?
- Thầy đồ đã giải quyết những
tình huống đó ra sao?
- Hành động và câu nói nào của
thầy đồ đáng cười nhất? Vì sao?
II. Đọc hiểu văn bản
A. Tam đại con gà
1. Đọc
2. Tìm hiểu chi tiết văn bản
a. Nhân vật thầy đồ
* Phần mở đầu: Giới thiệu nhân vật
+ Dốt, hay nói chữ, thích khoe khoang.

+ Được thuê dạy học.
-> Mâu thuẫn tiềm tàng: dốt >< dạy học
* Phần phát triển
- Khi dạy học thầy đồ đã gặp tình huống khó xử:
+ Dạy đến chữ “Kê”, thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối,
thầy không biết chữ gì.
-> Thầy dốt đến mức chữ tối thiểu cũng không biết.
+ Học trò hỏi gấp, thầy dốt không biết nhưng tệ hơn là
thầy lại tìm cách giấu dốt.
- Cách giấu dốt của thầy đồ.
+ Nói liều (Giảng giải không có cơ sở khoa học).
+ Bảo học trò đọc nhỏ.
+ Xin đài âm dương.
* Phần kết thúc
- Câu nói của thầy đồ: “Dạy cho cháu biết đến tận tam đại
con gà”. “Dủ dỉ là…ông con gà”
-> Tiếng cười bật lên nhờ sự “vụng chèo, khéo chống” của
ông thầy dốt. Tiếng cười trào phúng bật ra vì càng ra sức
che đậy, bản chất dốt nát càng bị lộ tẩy.
b. Nghệ thuật gây cười
- Kết cấu truyện như vởi hài kịch với 3 phần:
6
Qua phần phân tích, em thấy
tác giả dân gian đã dùng biện
pháp nghệ thuật gì để tạo nên
tiếng cười?
Tiếng cười trong truyện có ý
nghĩa gì?

GV hướng dẫn học sinh khái quát

một số đặc trưng của thể loại
truyện cười trên một số phương
diện sau:
- Nội dung và ý nghĩa của truyện
cười.
- Thi pháp truyện cười (về nhân
vật, về kết cấu, về biện pháp
nghệ thuật gây cười)
+ Giới thiệu màn kịch có mâu thuẫn tiềm tàng.
+ Mâu thuẫn tiềm tàng phát triển tới đỉnh điểm.
+ Mâu thuẫn được giải quyết nhanh và bất ngờ.
- Nghệ thuật phóng đại, thầy đồ dốt đến mức chữ kê là gà,
đơn giản đến tối thiểu cũng không biết.
- Sử dụng ngôn ngữ đối thoại gây cười mang đậm tính dân
gian.
c. Ý nghĩa tiếng cười.
- Cái dốt bị chê thì ít, nhưng sự giấu dốt bị cười thì
nhiều, đồng thời, ta còn nhận ra một điều sâu sắc hơn: từ sự
dốt nát thảm hại, chúng ta chứng kiến sự thảm hại của dốt
nát.
=> Truyện khuyên răn mọi người nhất là những người đi
học chớ nên giấu dốt, hãy mạnh dạn học hỏi không ngừng.
d. Một số đặc trưng của thể loại truyện cười
* Về nội dung và ý nghĩa:
Truyện có những nội dung cơ bản là:
- Truyện cười khôi hài nhằm mua vui giải trí với những
tiếng cười vui vẻ không có “ác ý”. Các nhân vật đều có
nhược điểm, nhưng đó là những nhược điểm thông thường,
phổ biến có thể thông cảm và châm chước dễ dàng.
- Truyện cười trào phúng bạn là tiếng cười phê bình giáo

dục hướng vào những thói hư tật xấu trong sinh hoạt thường
ngày của nhân dân (như lười nhác, tham lam, ăn vụng, khoe
khoang, khoác lác, hà tiện, hèn nhát, sợ vợ, chanh chua, )
- Truyện cười trào phúng thù là tiếng cười đả kích,
châm biếm đối với kẻ thù. Nó có nội dung đấu tranh dân tộc
và đấu tranh giai cấp rất rõ rệt. Đối tượng của tiếng cười đả
kích trong truyện cười dân gian Việt Nam thời phong kiến
khá đông, có thể quy vào bốn loại chính: Những tên nhà
7
giàu (phú ông, trưởng giả, phú thương) ở nông thôn và
thành thị (chủ yếu là ở nông thôn) ; Bọn hào lí, quan lại ;
Các loại thầy trong xã hội phong kiến (thầy đồ, thầy bói,
thầy địa lí, thầy cúng, thầy sư ) ; Một số nhân vật thần
thánh (ông Công, Thiên Lôi, Diêm Vương, Ngọc Hoàng )
* Về nhân vật
- Nhân vật trong truyện cười nói năng và hành động trong
không gian đời thường với đầy rẫy những những mâu thuẫn
đặc biệt giữa nội dung bên trong và hình thức bên ngoài,
chứa đầy những lời nói, hành động và tính cách kì quặc gây
cười.
- Hầu hết các nhân vật trong truyện cười đều chứa đựng cái
xấu xa, tầm thường, thấp kém đáng cười cho dù họ thuộc
tầng lớp nào, là thường nhân hay thánh nhân, phàm nhân
hay thánh thần, tiên phật,… Điều này cho thấy cảm quan
hiện thực tỉnh táo đến “ghê người” của thể loại này.s
* Về kết cấu
- Truyện cười có kết cấu như một vở hài kịch rất ngắn.
Phần giới thiệu ngắn gọn để báo hiệu mâu thuẫn tiềm tàng;
các nút thắt chặt dần và khi đến cao trào được cởi ra thật
nhanh để tiếng cười bật ra.

* Về biện pháp nghệ thuật gây cười
- Biện pháp phóng đại: Lời nói, cử chỉ, hoàn cảnh, tính cách
càng trái tự nhiên, máy móc bao nhiêu, càng ngộ nghĩnh,
khác thường bao nhiêu thì tiếng cười vang lên càng mạnh
mẽ bấy nhiêu.
- Sử dụng yếu tố bất ngờ, kịch tính theo kiểu “gói kín, mở
nhanh”.
- Sử dụng yếu tố “tục”
- Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện, ngôn ngữ đối thoại,…
8
GV gọi HS đọc văn bản “Nhưng
nó phải bằng hai mày”.

Truyện gây cười cho người đọc ở
điểm nào? Tác giả đã sử dụng
biện pháp nghệ thuật nào để tạo
ra tiếng cười?
- Theo em, nhân vật nào trong
truyện đáng cười?
Tiết 2: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản: “Nhưng
nó phải bằng hai mày”
1. Đọc
2. Tìm hiểu chi tiết văn bản
a. Nghệ thuật gây cười
- Nghệ thuật chơi chữ trong lời nói của thầy lí. Cùng với
hành động lấy 5 ngón tay trái úp lên 5 ngón tay mặt là lời
nói: “Nhưng nó phải bằng hai mày”.
-> “phải” là từ chỉ tính chất nhưng lại được kết hợp với từ
chỉ số lượng. Điều này rất hợp lí khi ta liên tưởng đến số
tiền đút lót của Cải và Ngô.

-> Lời nói này cho thấy, với lí trưởng lẽ phải được đo bằng
tiền.
-> Tiếng cười trào phúng bật lên trước cách xử kiện tài tình
của lí trưởng.
- Lối kết thúc bất ngờ hoàn toàn trái ngược với những gì
phần mở đầu giới thiệu về nhân vật lí trưởng. Làm người
đọc bật ra tiếng cười vì cái “giỏi xử kiện” của lí trưởng
không phải là công minh chính trực mà là giỏi ăn tiền đút
của dân, giỏi đo công lí bằng sức nặng của đồng tiền.
b. Xác định cái đáng cười:
- Nhân vật lí trưởng được giới thiệu là xử kiện giỏi. Nhưng
khi xử kiện lại nhận tiền của cả Cải và Ngô. Vì Ngô đút tiền
cho thầy lí gấp đôi so với Cải nên khi xử kiện thầy phạt Cải
một chục roi. Khi Cải tỏ vẻ khiêu nại thì thầy lí dùng 5 ngón
tay trái úp lên 5 ngón tay mặt và nói “Nhưng nó phải bằng
hai mày”. Hóa ra lí trưởng chỉ giỏi xử kiện bằng tiền đút.
Với lí trưởng, lẽ phải thuộc về kẻ có nhiều tiền.
- Nhân vật Cải đáng cười vì đã đút tiền mà vẫn bị đánh đòn.
Anh ta vừa là nạn nhân của lối xử kiện dựa trên sức nặng
9
- Những nhân vật này đáng cười
ở điểm nào?
Cái đáng cười ở tác phẩm này là
gì?
- Tiếng cười trong truyện có ý
nghĩa gì?
đồng tiền vừa là thủ phạm tiếp tay, hối lộ đút lót cho bọn
tham quan.
- Nhân vật Ngô tuy thắng kiện nhưng cũng đáng cười và
khinh bỉ vì hành động đút lót cho tham quan. Lần này anh ta

may mắn không bị đánh đòn nhưng có ngày anh ta cũng trở
thành nạn nhân thảm hại như Cải.
 Cái đáng cười ở đây là nạn tham nhũng, hối lộ quan lại
để đổi trắng thay đen trong việc xử kiện, bảo vệ công lý.
d. Ý nghĩa tiếng cười:
- Tiếng cười trong truyện là tiếng cười phê phán, đấu
tranh chống tệ nạn tham nhũng.
- Truyện cũng chê trách, cảnh tỉnh người nghèo khổ. Họ
vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm, vừa đáng thương vừa
đáng trách.
4.Củng cố
- Gv đưa ra một số văn bản sau và yêu cầu học sinh đọc hiểu theo các bước:
+ Chỉ ra nghệ thuật gây cười?
+ Chỉ ra cái đáng cười? (điểm mâu thuẫn đặc biệt trong lời nói, hành động, tính cách của
nhân vật) và rút ra mục đích, ý nghĩa của tiếng cười?
Văn bản: Cứ bảo tuổi sửu có được không?
Ðồn rằng có một ông quan huyện rất thanh liêm, không ăn của dút bao giờ. Bà huyện thấy
tính chông như vậy cũng không dám nhận lễ của ai. Có làng nọ muốn nhờ quan huyện bênh cho
được kiện, nhưng mang lễ vật gì đến, quan cũng gạt đi hết. Họ mới tìm cách đút lót với bà huyện.
Bà huyện cũng chối đây đẩy:
- Nhà tôi thanh liêm lắm, tôi mà nhận của các ông thì mươi, mười lăm năm sau, ông ấy
biết ông ấy cũng vẫn còn rầy la tôi cơ đấy! Dân làng năn nỉ mãi, bà nể tình mới bày cách:
- Quan huyện nhà tôi tuổi "tí". Dân làng đã có ý như vậy, thì hãy về đúc một con chuột
bạc đến đây, rồi tôi cố nói giùm cho, họa may được chăng!
10
Dân làng nghe lời, về đúc một con chuột cống thật to, ruột đặc, toàn bằng bạc đem đến.
Một hôm, ông huyện trông thấy con chuột bạc, mới hỏi ở đâu ra, bà huyện liền đem sự tình kể lại.
Nghe xong, ông huyện mắng:
- Sao mà ngốc vậy! Lại đi bảo là tuổi "tí"! Cứ bảo tôi tuổi "Sủu" có được không!
* Hướng dẫn đọc hiểu:

- Truyện sử dụng yếu tố bất ngờ theo lối “gói kín, mở nhanh” để tạo ra tiếng cười.
- Cái đáng cười ở đây là bản chất tham lầm sự giả tạo của vợ chồng quan huyện được
tiếng là thanh liêm.
- Mục đích tiếng cười là phê phán, châm biếm đối tượng.
Văn bản: Diệu kế
Một quan võ có tính sợ vợ. Một hôm, đang cầm cự với giặc ở biên thùy, bỗng nghe tin
mật báo là phu nhân đang ở sau lưng xông tới để hỏi tội quan về việc quan đem nàng hầu đi theo,
quan bèn triệu tập ban tham mưu lại vấn kế.
Kẻ đưa kế này, người bày mưu nọ, tướng quân đều thấy không ổn. Bỗng một viên quân
sư, vốn dòng râu quặp, tiến lại tâu rằng:
- Trước mặt, địch quân như gió bão, sau lưng phu nhân như nước lũ. Song lọt vào tay giặc
không nguy bằng lọt vào tay phu nhân. Chỉ có nước tướng quân hàng giặc, để thoát khỏi tay phu
nhân là hay hơn cả. Ông tướng vỗ đùi khen:
- Diệu kế! Tuyệt diệu kế!
* Hướng dẫn đọc hiểu:
- Truyện cười sử dụng nghệ thuật phóng đại.
- Cái đáng cười là tính sợ vợ hơn sợ giặc của viên quan võ.
- Truyện cười phê phán và nhắc nhở những đáng mày râu chớ có sợ vợ tới mức làm hỏng cả đại
sự
Văn bản: Sao đã vội chết
Một ông thầy lang xưa nay vẫn khoe chữa bệnh giỏi, ngày nọ có một ông lão đột ngột lại
hỏi:
- Lão nghe thầy chữa bệnh thần lắm, thầy đã chữa khỏi được mấy đám rồi?
11
Ông lang quả quyết đáp:
- Bao nhiêu đám mà nghe lời tôi là chữa khỏi hết.
Ông lão cau mặt nói:
- Thầy quên rồi à? Thầy bảo thằng cháu nhà tôi uống thuốc của thầy một năm thì khỏi,
sao nó mới uống được ba tháng đã chết?
Ông lang xua tay nói:

- Rõ ràng tại cậu nhà không chịu nghe lời tôi. Tôi bảo uống thuốc một năm, sao mới uống
ba tháng đã vội chết? Cứ uống thuốc đủ năm, xem có khỏi không nào?
* Hướng dẫn đọc hiểu:
- Truyện cười sử dụng ngôn ngữ đối thoại gây cười theo kiểu “vụng chèo khéo chống” nhằm tạo
ra tiếng cười.
- Truyện cười nhằm mục đích châm biếm và đả kích sự ngu dốt và thói vô trách nhiệm của những
kẻ mang danh thầy thuốc trong xã hội.
5. Dặn dò
- Học bài.
- Soạn bài “Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa”.
12

×