Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

thực trạng ô nhiễm làng bún phú đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.06 KB, 19 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Làng nghề Việt Nam là một nét đặc sắc trong nền văn hóa dân tộc, mang theo những
giá trị truyền thống của con người Việt Nam. Tuy nhiên việc ô nhiễm làng nghề đang là
một vấn đề nhức nhối. Ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏe của người dân trong khu vực
mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế, xã hội. Vấn đề này hiện vẫn chưa được chính
quyền địa phương cũng như Chính Phủ quan tâm một cách thích đáng, khiến cho tình
hình ngày càng nghiêm trọng.
Làng bún Phú Đô tọa lạc ngay thủ đô Hà Nội nhưng cũng đang là một làng nghề gây
ô nhiễm môi trường(MT). Với kinh nghiệm trong việc sản xuất(SX) bún lâu năm, nhưng
dường như những người làm nghề ở đây không ý thức đến những tác hại họ đã và đang
gây ra cho MT xung quanh, cũng như ảnh hưởng của nó đến đời sống người dân trong
khu vực. Trong vấn đề này xã hội đã và đang giải quyết như thế nào. Dựa trên thực tế đó,
chúng em quyết định chọn đề tài: “Ô nhiễm môi trường ở làng bún Phú Đô” làm đề tài
nghiên cứu. Mục đích của việc nghiên cứu là làm rõ thực trạng ô nhiễm MT tại làng bún
Phú Đô và phân tích các giải pháp của chính phủ để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm
cải thiện MT ở làng nghề này.Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không thể tránh
khỏi thiếu sót,Chúng em mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo cũng như
toàn thể các bạn trong lớp để hoàn vấn đề ngày càng được hoàn thiện hơn nữa .Chúng
em xin chân thành cảm ơn!
Nội dung nghiên cứu được chia làm 4 phần
I. Cơ sở lý thuyết
II Thực trạng ô nhiễm môi trường ở làng bún Phú Đô
III. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở làng bún Phú Đô
IV. Giải pháp ,hạn chế và một số giải pháp đề xuất của nhóm về ô nhiềm môi
trường ở làng bún Phú Đô
NỘI DUNG
I. Cơ sở lý thuyết
1. Khái niệm và đặc điểm của ngoại ứng
1.1 Khái niệm ngoại ứng
Khi hành động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng) có ảnh hưởng trực
tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng những ảnh hưởng đó lại không được


phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là ngoại ứng.
1.2 Đặc điểm của ngoại ứng
• Ngoại ứng có thể do cả hoạt động SX lẫn tiêu dùng gây ra;
• Trong ngoại ứng, việc ai là người gây tác hại (hay lợi ích) cho ai nhiều khi chỉ
mang tính tương đối;
• Sự phân biệt giữa tính chất tích cực và tiêu cực của ngoại ứng chỉ là tương đối;
• Tất cả các ngoại ứng đều phi hiệu quả, nếu xét dưới quan điểm xã hội.
2. Ngoại ứng tiêu cực
Ngoại ứng là ảnh hưởng khi hành động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc
hãng) có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng những ảnh
hưởng đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường. Ngoại ứng tiêu cực là những
chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba ( ngoài người mua và người bán trên thị trường),
nhưng chi phí đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường.
Nhận thấy rằng làng nghề bún Phú Đô có quy trình sản xuất rất mất vệ sinh, việc SX
này không chỉ gây nguy hiểm cho những người mua bún, bên cạnh đó các rác thải chưa
xử lí của làng bún đổ xuống sông hồ gần đó, việc phát thải vào MT đã làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến con người và cảnh quan xung quanh. Chất thải ở làng bún Phú Đô gây
ô nhiễm môi trường đất ,nước,không khí… ngiêm trọng, tỉ lệ người dân mắc bệnh đang
có xu hướng gia tăng,các loại sinh vật bị huỷ diệt dần . Khi đó không những cảnh quan
xung quanh bị hủy bỏ, người dân mắc bệnh phải tự bỏ ra chi phí để tự chữa trị, giảm năng
suất lao động do mất ngày công nghỉ ốm…(có thể thấy rõ hơn điều này trong phân tích
phần tác động ).Tất cả chi phí này các xưởng xản suất bún gây ra nhưng họ lại không
phải đền bù cho những thiệt hại này, và khi thanh toán chi phí họ cũng không tính những
tổn hại này vào giá thành sản phẩm. Từ đây rõ ràng có thể thấy rằng việc mất vệ sinh khi
SX bún ở làng nghề truyền thống Phú Đô đã gây ra ngoại ứng tiêu cực cho xã hội
Chi phí ,lợi ích
MSC
MPC
C
A

B
E MEC
MB
a b

0 Q
0
Q
1
Sản lượng bún
Hình trên mô tả hoạt động của xưởng SX bún ở Phú Đô. Trục hoành cho biết sản
lượng bún mà xưởng SX ra, tính bằng tiền;trục tung đo lường chi phí và lợi ích mà hoạt
động này tạo ra, tính bằng tiền. Đường MPC thể hiện chi phí tư nhân biên.
Đường chi phí cận biên xã hội (MSC) sẽ gồm 2 thành phần: thứ nhất là chi phí SX
của xưởng phản ánh trên đường MPC; thứ hai là chi phí thiệt hại mà các hộ gia đình
phải gánh chịu được thể hiện bằng đường MEC. Như vậy MSC=MPC+MEC
Nếu như xưởng tối đa hóa lợi nhuận, họ sẽ SX tại điểm MB=MC. Nhưng vì MC mà
xưởng quan tâm là MPC nên họ SX tại điểm B, tại đó MPC=MB. Điểm này gọi là điểm
tối ưu thị trường. Trái lại, mức sản lượng tối ưu theo quan điểm xã hội đặt tại A, khi
MB=MSC. Như vậy, xưởng gây ngoại ứng tiêu cực đã SX quá nhiều so với mức sản
lượng tối ưu xã hội. Vì lợi ích ròng mà xưởng thu được là khoảng cách dọc giữa đường
MB và MPC nên tổng lợi nhuận tăng thêm khi xưởng duy trì mức sản lượng từ Q
0
đến
Q
1
là tam giác ABE. Trong khi đó,các hộ gia đình sẽ bị thiệt hại do ô nhiễm MT nhà
máy thải ra. Với mỗi đơn vị sản lượng do xưởng SX, các hộ gia đình sẽ chịu thiệt hại
một khoản bằng MEC. Vì thế, khi sản lượng tăng từ Q
0

đến Q
1
thì tổng thiệt hại mà các
hộ gia đình phải chịu là hình thang abQ
1
Q
0
.
Khi các xưởng tăng sản xuất từ Q0 lên Q1:lợi ích tăng thêm là ABQ0Q1.Nhưng
phần chi phí tăng thêm lại là ACQ0Q1-tổn thất phúc lợi xã hội là ABC
Cũng từ phân tích trên có thể thấy rằng mức sản lượng hiệu quả xã hội không có
nghĩa là một mức sản lượng không gây ô nhiễm; bởi lẽ yêu cầu như vậy đồng nghĩa với
việc chấm dứt SX. Cái mà xã hội cần là phải tìm ra một mức ô nhiễm chấp nhận được,
theo nghĩa lợi ích của SX đem lại phải đủ bù đắp chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi
tiến hành SX, trong đó tính cả đến chi phí ô nhiễm
II. Thực trạng ô nhiễm ờ làng bún Phú Đô
1. Thực trạng ô nhiễm ở làng bún Phú ĐÔ
Bún là một món ăn truyền thống của người dân Việt Nam, là một loại đặc sản được các
du khách nước ngoài yêu thích. Hơn nữa bún còn là một món ăn hàng ngày, giá thành rẻ,
nên được nhiều người sử dụng. Bún được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều nơi SX.
Một trong những nguồn cung cấp lớn tại Hà Nội là làng bún Phú Đô.
1.1. Làng bún Phú Đô:
Làng bún Phú Đô thuộc xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm. Làng ở cách trung tâm Hà Nội
khoảng 10 km về phía Tây Nam. Phía Bắc giáp xã Mỹ Đình, Nam giáp đường cao tốc
Láng -Hoà lạc, phía đông giáp thôn Mễ Trì Thượng (thuộc xã Mễ Trì), phía Tây giáp
sông Nhuệ. Tổng diện tích tự nhiên của làng nghề là 258,6 ha, trong đó đất nông nghiệp
là 164,6 ha.
Làng nghề bún Phú Đô đã có truyền thống từ lâu đời. Theo số liệu thống kê năm 1999,
cả làng có 1.113 hộ với 5.111 nhân khẩu, trong số đó có 700 hộ với 1.600 lao động hành
nghề làm bún. Hàng năm, Phú Đô SX ra khoảng 5.000 tấn bún - chiếm khoảng 50% thị

trường Hà Nội.
1.2. Tình trạng ô nhiễm:
Hiện nay tình trạng phổ biến của các hộ, cơ sở SX nghề là sử dụng ngay diện tích ở
làm nơi SX. Khi quy mô SX tăng lên, hoặc sử dụng thiết bị hóa chất đã làm cho MT bị ô
nhiễm nặng nề. Cho đến nay, phần lớn nước thải ở đây đều đổ trực tiếp ra sông hồ mà
không qua bất kì khâu xử lý nào. Đây chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng ô nhiễm
ngày càng tồi tệ hơn.
Kết quả phân tích mẫu nước thải, khí thải ở làng nghề của ngành chức năng cho thấy,
hầu hết đều vượt tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Không những ảnh hưởng đến cuộc
sống, sức khoẻ của người dân, ô nhiễm làng nghề còn làm ô nhiễm luôn cả nguồn nước
nước mặt, đến nỗi một số nơi, cỏ cây, hoặc tôm cá dưới ao không thể sống nổi.
1.2.1. Ô nhiễm nguồn nước:
Hầu hết những gia đình SX bún ở Phú Đô đều nuôi lợn để tận dụng những bã gạo
trong quá trình SX bún. Vì vậy, hàng ngày nước thải từ gạo ngâm chua để làm bún, nước
bún đến nước thải ở các chuồng lợn đều đổ ra hệ thống nước thải chung của thôn, gây ô
nhiễm MT.
Mỗi ngày mỗi hộ SX bún sử dụng khoảng 50 mét khối nước, số nước này sau khi sử
dụng được thải trực tiếp vào hệ thống cống thoát nước chung, rồi đổ ra sông Nhuệ.
Ô nhiễm nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật nước, đặc biệt là vùng sông, do
nước chịu tác động của ô nhiễm nhiều nhất. Nhiều loài thuỷ sinh do hấp thụ các chất độc
trong nước, thời gian lâu ngày gây biến đổi trong cơ thể nhiều loài thuỷ sinh, một số
trường hợp gây đột biến gen, tạo nhiều loài mới, một số trường hợp làm cho nhiều loài
thuỷ sinh chết.
Nguồn nước thải không qua xử lý không chỉ gây ra ô nhiễm nguồn nước mà nó còn
thấm vào đất gây nên ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước ngầm.
1.2.2. Ô nhiễm đất:
Nước bị ô nhiễm mang nhiều chất vô cơ và hữu cơ thấm vào đất gây ô nhiễm nghiêm
trọng cho đất. Khi các chất ô nhiễm từ nước thấm vào đất không những gây ảnh hưởng
đến đất mà còn ảnh hưởng đến cả các sinh vật đang sinh sống trong đất.Các chất ô nhiễm
làm giảm quá trình hoạt động phân hủy chất của một số vi sinh vật trong đất. Là nguyên

nhân làm cho nhiều cây cối còi cọc, khả năng chống chịu kém, không phát triển được
hoặc có thể bị thối gốc mà chết.
1.2.3. Ô nhiễm không khí:
Ô nhiễm môi trường nước không chỉ ảnh hưởng đến con người, đất, nước mà còn ảnh
hưởng đến không khí. Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông qua
vòng tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong không
khí tăng lên. Không chỉ vậy, các hơi nước này còn là giá bám cho các vi sinh vật và các
loại khí bẩn công nghiệp độc hại khác.
Đối với không khí, nguồn gây ô nhiễm đặc trưng nhất của làng nghề là mùi hôi thối do
quá trình phân hủy của các chất hữu cơ, quá trình ủ, lên men của bún. Quá trình này tạo
ra các khí độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người,
Một điểm đáng chú ý đó là việc sử dụng than củi. Với nhu cầu sử dụng rất lớn bụi, khí
thải do đốt nhiên liệu than củi cũng là nguồn gây ô nhiễm đối với MT không khí.
2. Tác động của ô nhiễm
Đây là thực trạng đáng lo ngại, bởi ô nhiễm ở làng nghề làm bún Phú Đô không chỉ
ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, sức khoẻ của những người SX, mà cả người dân và
MT xung quanh.
2.1. Ảnh hưởng đến MT xung quanh
Làng nghề SX bún Phú Đô - Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội đang phải đối mặt với vấn đề
ô nhiễm MT nghiêm trọng. Trong khoảng 1.200 hộ gia đình sinh sống ở Phú Đô, có tới
50% hộ theo nghề làm bún gia truyền. Bình quân mỗi ngày Phú Đô xuất xưởng khoảng
50 tấn bún. Chất thải từ nước gạo chua không được xử lý chảy ra hệ thống cống rãnh của
làng luôn bốc mùi hôi thối. Nước thải của làng nghề bún Phú Đô luôn trong tình trạng bị
ô nhiễm hữu cơ nặng nề.
Xả nước, rác thải chưa qua xử lý trực tiếp ra sông ngòi gây ô nhiễm MT. Kết quả phân
tích mẫu nước thải, khí thải ở Phú Đô của ngành chức năng cho thấy, hầu hết đều vượt
tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Riêng nồng độ bụi vượt từ 113 đến 230 lần, hàm
lượng một số kim loại trong nước thải, vượt tới hàng chục lần cho phép. Không những
gây ô nhiễm làng nghề còn làm ô nhiễm luôn cả nguồn nước nước mặt, đến nỗi một số
nơi, cỏ cây, hoặc tôm cá dưới ao không thể sống nổi.

Trước đây, người dân có thể tắm được bằng nước ao, nhưng bây giờ thì không tắm,
không rửa được dưới ao. Ao bây giờ cũng không thả cá được, vì ô nhiễm nặng. Một ngày
bao nhiêu bụi bẩn, dầu rửa bát, xà phòng… thải ra cống tiêu nước đều tràn cả vào ao.
Mưa thì nó thoát đi, nhưng nắng thì đọng lại, mùi hôi bốc lên rất khó chịu”.
Kết quả khảo sát mới đây nhất của Viện Khoa học và Công nghệ MT Đại học bách
khoa Hà Nội, đưa ra những con số báo động: 100% mẫu nước thải ở các làng nghề có
thông số vượt quá tiêu chuẩn cho phép; nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm.
Hàm lượng BOD trong nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 4 lần, cặn lơ lửng, chất
hữu cơ, nitơ, phốt pho trong nước thải rất cao.
2.2. Ảnh hưởng đến con người
Báo cáo MT quốc gia năm 2008 cho thấy, tại nhiều làng nghề, tỷ lệ người mắc bệnh
(đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi lao động) đang có xu hướng gia tăng. Tuổi thọ
trung bình của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm, thấp hơn 10 năm so với làng
không làm nghề. Tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, bệnh phụ khoa chiếm
chủ yếu (13 – 38%), bệnh về đường tiêu hóa (8 – 30%), bệnh viêm da (4,5 - 23%), bệnh
đường hô hấp (6 - 18%), bệnh đau mắt (9 – 15%). Tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp ở làng
nghề Dương Liễu 70%, làng bún Phú Đô là 50%.
Tác hại của ô nhiễm MT qua các chỉ số là hết sức lo ngại. Dòng sông chảy qua thôn
trước trong xanh, nhưng giờ đây vì bị ô nhiễm mà trở nên đen kịt. Vào những ngày hè
nắng nóng, nước bốc mùi nồng nặc khiến người dân xung quanh không thể nào thở nổi.
Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, người dân ở đây vẫn phải sống trong MT đó dù biết rằng
sức khỏe đang bị đe dọa hàng ngày.
Những vấn đề nổi cộm trên không chỉ làm ô nhiễm nghiêm trọng không khí, nguồn
nước, mất mỹ quan làm suy thoái MT nghiêm trọng mà còn tác động xấu tới sức khỏe
người dân của làng nghề và cộng đồng dân cư lân cận, đe dọa tới sự phát triển bền vững
làng nghề Việt Nam.
Bên cạnh những hệ lụy đó, ô nhiễm MT làng nghề còn ảnh hưởng đến các vấn đề
kinh tế-xã hội như làm tăng chi phí khám chữa bệnh, giảm năng suất lao động, mất ngày
công lao động do nghỉ ốm đau… ảnh hưởng tới năng suất SX nông nghiệp, giảm sức thu
hút du lịch, giảm lượng khách du lịch dẫn đến thiệt hại về kinh tế…

III. Nguyên nhân
Đầu tiên là do hoạt động của đại đa số làng nghề nói chung và Phú Đô nói riêng là
tự phát tại các vùng nông thôn. Người dân làng nghề với nếp nghĩ của người chủ tiểu
nông thường quan tâm tới lợi ích thu đuợc từ sản phẩm mà ít quan tâm tới các tác hại do
SX nghề gây nên. Vì vậy họ không chú trọng đến bảo vệ MT trong quá trình SX và kinh
doanh. Cũng do hoạt động kinh doanh tại các làng nghề là tự phát nên việc thống kê và
báo cáo về mức độ gây ô nhiễm tại các khu vực làng nghề là không hề dễ dàng. Do
không bị kiểm soát chặt chẽ, nên các cơ sở SX vẫn tiếp tục xả thải trực tiếp ra MT.
Thứ hai là do các thiết bị, máy móc, công nghệ SX phần lớn còn lạc hậu, cũ kỹ,
không đồng bộ. Tại một số cơ sở SX phát triển, tỷ lệ nhập những thiết bị công nghệ tiên
tiến để SX còn rất ít, có đến 70% công nghệ thủ công, cơ khí lạc hậu nên rất dễ gây ô
nhiễm. Cảnh dùng tay không trộn bột khua vớt từng mẻ bún, sử dụng bể ngâm tự xây sơ
sài và những tấm vải cũ vàng khè lọc bột trong những căn bếp cũ rêu mốc lụp xụp,
lủng củng dụng cụ làm nghề là những hình ảnh thường thấy tại làng bún Phú Đô. Các hộ
làm bún thường tận dụng những gian bếp cũ, ẩm mốc, đen sì bồ hóng làm nơi SX, chứa
bún. Xưởng SX của anh Nghiêm Văn Ước mỗi ngày cho ra lò hơn một tạ bún, dù lò SX
chiếm một diện tích rất khiêm tốn - được tận dụng từ gian nhà bếp, cạnh đó là nhà tắm
và nhà vệ sinh. Hơn hai chục xô nhựa dùng để ngâm cho gạo lên men sắp xếp không
theo thứ tự, mùi chua loét nồng nặc, con gái anh Ước nói đó là thứ mùi từ gạo và bột
ngâm trong xô. Máy vo, một công cụ làm nhuyễn bột được đặt sát góc nhà, xung quanh
là than đá, xô chậu và cả ruồi nhặng bay vo ve; bên trên là những mảng bồ hóng bay lơ
lửng (theo vietbao.vn). . Đây là một trong những làng nghề chế biến nông sản thực phẩm
tiêu thụ nhiều năng lượng nhưng hiệu quả lại thấp. Lượng tiêu thụ than tại làng nghề này
chiếm tới 90% năng lượng tiêu thụ, 81,1% chi phí.
Thứ ba là trình độ lao động thấp kém còn thấp kém, đa số không được đào tạo tại các
trường dạy nghề mà chủ yếu là chuyển giao theo kiểu truyền miệng, chỉ dẫn bằng tay
nên vấn đề bảo hộ lao động, bảo vệ MT thường không hoặc rất ít được trang bị. Trong
số 1600 lao động chuyên nghiệp làm bún ở Phú Đô hiện nay, chỉ có khoảng 30% tốt
nghiệp PTTH, còn lại trình độ văn hoá PTCS.
Thứ tư là, đôi khi có những cơ sở SX biết là độc hại nhưng do hạn chế về vốn (cũng

như vì mục tiêu lợi nhuận) nên không đủ khả năng để trang bị hệ thống xử lý ô nhiễm
(nếu có cũng chỉ là các hệ thống cũ kỹ, lạc hậu, không xử lý được hoàn toàn các chất ô
nhiễm).
Thêm vào đó là khó khăn trong việc xử lý ô nhiễm làng nghề do quan hệ SX ở các
làng nghề thường mang tính dòng tộc, hàng xóm làng giềng nên các cấp quản lý, các cơ
quan chức năng rất khó có thể tiến hành các thủ tục xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng
chế Hơn nữa, thực trạng hiện nay cho thấy, vì mục tiêu lợi nhuận của mình, các cở sở
SX làng nghề sẵn sàng nộp phạt hành chính để tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Cuối cùng là do công tác quản lý MT làng nghề còn nhiều bất cập. Làng nghề rất đa
dạng về loại hình SX và quy mô phát triển, có những đặc thù riêng so với các ngành
công nghiệp, dịch vụ khác. Đến nay, hoàn toàn chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy
định riêng đối với vấn đề bảo vệ MT làng nghề theo từng đặc thù của nó.Các văn bản
hướng dẫn hiện hành đều quy định chung cho tất cả các loại hình SX kinh doanh, do đó
để áp dụng được đối với làng nghề nhiều khi không phù hợp hoặc khó áp dụng. Ví dụ
như đối với Nghị định 81/2006-NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Bảo vệ MT. nếu áp dụng đúng theo quy định của Nghị định này thì các hộ SX này đều
phải thuộc đối tượng bị xử phạt, xử lý dòng thải đạt quy chuẩn hoặc phải đóng cửa cơ sở
SX. Trong khi trên thực tế không có hộ SX, kinh doanh, dịch vụ nào trong làng nghề
hiện nay SX mà không gây ô nhiễm MT tuy mức độ có khác nhau.
IV. Giải pháp hạn chế ô nhiễm MT ở làng bún Phú Đô
1. Các giải pháp của chính phủ
Các cơ quan của chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật nhằm
tạo hành lang pháp lý hoàn thiện cho việc bảo vệ MT làng nghề nói chung và làng bún
Phú Đô nói riêng. Cụ thể như sau:
Thứ nhất là các cấp quản lý TƯ cần tập trung hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức
thực hiện pháp luật về bảo vệ MTLN.
Thứ hai là các cấp quản lý địa phương chú trọng nghiên cứu, thực hiệnquy hoạch không
gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường, tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường,
xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Thứ ba là các bộ, ngành tập trung thực hiện, áp dụng đồng bộ các giải pháp khuyến

khích và cácgiải pháp hạn chế nghiêm cấm đề xuất trong báo cáo.
Thứ tư là hộ sản xuất, doanh nghiệpcó trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành các quy
định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và sớm loại bỏ công nghệ
sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng.
Thứ năm là cộng đồng cần tăng cường các hình thức tham gia, hỗ trợ trựctiếp cho cơ
quan quản lý môi trường địa phương để bảo vệ MTLN
* Quyết định số 277/2006/QĐ-TTG về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
nước sạch và vệ sinh MT nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 .
* Thông tư liên tịch số 80/2007/TTLT-BTC-BNN Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng
kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ
sinh MT nông thôn giai đoạn 2006-2010.
* Quyết định số 45/2008/QĐ-BNN 11/03/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu
tổ chức của Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh MT nông thôn.
* Nghị định số 117/2009/NĐ-CP 31/12/2009 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
bảo vệ MT .
* Luật Thuế bảo vệ MT ngày 29/11/2010
Tuy nhiên văn bản pháp luật cụ thể quy định xử phạt đối với những vi phạm về ô
nhiễm MT ở các làng nghề còn chưa rõ ràng. Các quy định mới chỉ mang tính chất
chung chung, chưa giải quyết được cụ thể những vấn đề xảy ra ở các làng nghề gây khó
khăn, lúng túng với các cơ quan chức năng địa phương trong quá trình xử phạt. Hơn
nữa việc xử phạt còn chưa kiên quyết ,mức xử phạt còn thấp, không tạo được tính răn đe
đối với các đối tượng vi phạm. Quy định trách nhiệm đối với các Ban ngành không rõ
ràng, chồng chéo nên dẫn tới hiện tượng đổ lỗi cho nhau giữa các cơ quan quản lý khi
xảy ra các sự cố MT ở các làng nghề.
*Một chính sách lớn của Chính phủ là yêu cầu di rời các hộ SX trong làng vào các Cụm
công nghiệp tập trung nằm tách rời khu dân cư nhằm giảm thiểu ô nhiễm. Tại Hà Nội,
để hạn chế tình trạng ô nhiễm MT ở các làng nghề, thành phố đã kiểm tra và ký cam kết
với cơ sỏ SX thực hiện bảo đảm MT sạch. Thành phố đã xác định được 83 cơ sở gây ô
nhiễm và không phù hợp với quy hoạch, đồng thời lên danh mục những nghành nghề
phải di chuyển ra khỏi nội thành để đảm bảo an toàn cho MT. Hiện thành phố đã xây

dựng 18 khu, cụm công nghiệp (CCN) tập trung, bố trí quỹ đất để dịch chuyển các làng
nghề vào SX. Tuy nhiên chính sách thành lập cụm công nghiệp tập trung của chính phủ
còn gặp nhiều khó khăn. Riêng trong vấn đề tìm mặt bằng đã rất khó khăn, bởi các hộ
gia đình phải di rời đòi bồi thường đất với giá cao, gây khó khăn về mặt tài chính cho cơ
quan quản lý.
* Ngoài ra Chính phủ còn khuyến khích việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào
hoạt động SX ở làng nghề truyền thống. Tuy nhiên bất cập của trong chính sách này của
Chính phủ là việc áp dụng Khoa học- Kỹ thuật ở địa phương này có thể được nhưng ở
địa phương khác thì không, hay với ngành nghề này thì có được nhưng với ngành nghề
khác lại không đạt được hiệu quả cao do tính chất mỗi ngành nghề SX kinh doanh là
khác nhau. Khó khăn thứ hai với chính sách là các làng nghề SX với quy mô nhỏ cả về
vốn, diện tích và năng suất nên việc mua một dây truyền thiết bị hiện đại đắt tiền vào SX
và xử lý chất thải với các doanh nghiệp là không khả thi nếu như không được đầu tư bởi
các dự án lớn của nước ngoài hay Chính phủ. Hơn nữa, trình độ lao động ở các làng
nghề còn thấp, chủ yếu là thanh niên trong làng, với trình độ học vấn không cao, không
đủ khả năng vận hành máy móc hiện đại và chưa có nhận thức được tầm quan trọng bảo
vệ MT.
2. Giải pháp đề xuất của nhóm
Trước hết, phải chú trọng đến chính sách phát triển bền vững làng nghề. SX kinh
doanh phải chú ý cải thiện và bảo vệ MT, không hy sinh lợi ích MT cho lợi ich kinh tế
trước mắt. Nhanh chóng xây dựng, ban hành và áp dụng văn bản pháp luật về bảo vệ
MT làng nghề, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành, lĩnh
vực hoạt động làng nghề. Các làng nghề tiến hành xây dựng quy định về vệ sinh, MT
dưới dạng các quy định, hương ước, cam kết bảo vệ MT của chính địa phương mình.
Tăng cường hoạt động giám sát MT làng nghề và thực hiện kiểm kê nguồn thải; áp dụng
công cụ kinh tế như phí bảo vệ MT đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn
Theo tìm hiểu của nhóm,TP HÀ NỘI đã lập "Đề án xử lý môi trường làng nghề”.
Theo đó, từ nay đến năm 2015 sẽ xây dựng hệ thống xử lý môi trường cho khoảng 30
làng nghề đang ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Đồng thời khuyến khích phát triển nghề,
làng nghề bảo tồn, phát huy được các yếu tố truyền thống, không khuyến khích phát

triển những làng nghề gây ô nhiễm. Sở Công thương sẽ phối hợp với các ngành liên
quan kiểm tra chặt chẽ thường xuyên, kiên quyết đình chỉ những cơ sở cố tình không
thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường; sử dụng quỹ môi trường để hỗ trợ các hộ
sản xuất, kinh doanh áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, đề ra lộ trình để các
doanh nghiệp làng nghề giảm dần mức độ ô nhiễm cho đến khi đạt chuẩn.
Để phát triển làng nghề bền vững, bảo vệ môi trường làng nghề, quan trọng nhất vẫn
là ý thức người dân, không vì lợi ích trước mắt mà xem nhẹ việc ô nhiễm môi trường.
Người dân làng nghề cần tích cực, chủ động và có biện pháp tham gia bảo vệ môi
trường lao động, môi trường sống. Bên cạnh đó, Nhà nước phải tạo điều kiện cho người
dân tiếp cận những giải pháp kỹ thuật, công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi
trường.
Nâng cao trình độ nhận thức về bảo vệ MT trong cộng đồng làng nghề, từ chính
người SX và người không làm nghề nhưng sống trong làng nghề và nhận thức về bảo vệ
MT của những cán bộ chính quyền của địa phương có làng nghề. Bên cạnh đó, cần tăng
cường các biện pháp truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ MT tại làng nghề, có
thể tuyên truyền ở các trường học, các hội như hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội người
cao tuổi. Hiện nay, hệ thống quản lý MT mới chỉ đến cấp huyện, đối với các xã có làng
nghề nên tăng cường hệ thống quản lý, phát hiện kịp thời các hiện tượng ô nhiễm MT.
Quy hoạch làng nghề tập trung theo cụm công nghiệp (CCN) nhỏ cần tránh xa khu
dân cư và quy hoạch đồng bộ mặt bằng SX cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ
thống cung cấp điện, nước. hệ thống thông tin, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn
để xử lý tập trung. Quy hoạch khu vực SX tùy thuộc vào đặc thù của các loại hình làng
nghề như SX gốm sứ, dệt nhuộm, tái chế giấy… Quy hoạch phân tán, SX ngay tại hộ gia
đình kết hợp điều kiện SX với cải thiện vệ sinh MT mà không phải di rời, hạn chế tối đa
việc cơi nới, mở rộng đường, xây nhà cao tầng, lưu giữ khung cảnh SX, tính cổ truyền
nhân văn của làng nghề để kết hợp với du lịch văn hóa. Nhằm bảo tồn và phát triển làng
nghề, bảo vệ MT và tránh tình trạng CCN làng nghề bị "biến tướng", trong quá trình
thực hiện, chính quyền các địa phương cần cương quyết với những trường hợp chây ỳ,
chống đối. Hình thành các điểm công nghiệp tập trung nhằm từng bước đưa sản xuất ra
xa khỏi khu dân cư là cách làm hiệu quả nhất đối với các làng nghề hiện nay. Tuy nhiên,

Nhà nước cần hỗ trợ mạnh hơn để khuyến khích người dân chuyển đổi sản xuất; đồng
thời dành nhiều quỹ đất để xây dựng điểm công nghiệp, làng nghề tập trung, bởi nhu cầu
mặt bằng sản xuất rất lớn.
Khuyến khích các cơ sở SX áp dụng công nghệ sản xuất mới tiên tiến , xử lý nước
thải, khí thải, quản lý MT bằng cho vay ưu đãi hoặc giảm thuế. Đa dạng hóa các nguồn
đầu tư và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ MT làng nghề. Sự phát
triển của làng nghề phải đảm bảo tính bền vững, hài hòa các mặt kinh tế, xã hội và bảo
vệ MT. Do đó, một số loại hình làng nghề sẽ phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô
SX, một số khác cần được hạn chế, không khuyến khích phát triển và một số hoạt động,
công nghệ cần phải cấm triệt để. Thí dụ, hạn chế phát triển mới, mở rộng các cơ sở SX
tái chế chất thải nguy hại; nghiêm cấm sử dụng trong làng nghề những phương pháp SX
thủ công và thiết bị gây ô nhiễm MT nghiêm trọng; sử dụng quặng có tính phóng xạ .có
thể ứng dụng vi sinh vật và vi tảo Spirulina dột biến để làm sạch nước thải làng nghề.
Tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả cho làng nghề này:gom nhóm gia đình
cùng sản xuất với quy mô khoảng 3 hộ gia đình thành một nhóm sản xuất tập trung,
mỗi hộ sử dụng một dây chuyền sản xuất bún liên hoàn với năng suất 200kg/giờ nhưng
có chế độ vận hành, nồi hơi, nồi áp suất được trang bị chung cho cả 3 dây chuyền. Việc
lựa chọn mỗi nhóm chỉ có 3 hộ nên việc gom nhóm dễ dàng hơn, diện tích sản xuất
không lớn nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập, riêng biệt của từng hộ gia đình trong sản
xuất và tiêu thụ bún.Thêm vào đó, việc gom nhóm gia đình sản xuất giúp việc phối hợp
sản xuất bún với chăn nuôi lợn, xây dựng hầm biogas cấp điện, nhiệt cho sản xuất dễ
dàng hơn. Đặc biệt, mỗi khi một dây chuyền bị sự cố, hai dây chuyền còn lại sẽ sản xuất
hỗ trợ, đáp ứng đủ hàng đã đặt trước của dây chuyền gặp sự cố.
Thiết kế mẫu lò cải tiến dựa trên mô hình mẫu lò cũ và tập quán sản xuất hiện tại
của làng nghề Phú Đô: có ống thoát khói bụi, thiết bị bảo ôn, và các bộ phận tận dụng
nhiệt thừa của khói thải sấy nóng không khí cấp vào lò, điều này sẽ làm tăng hiệu suất lò
lên rất nhiều lần
Đầu tư xây dựng một số nhà máy xử lý nước thải :Theo đó, nước thải ở trong khu
vực sẽ không thải trực tiếp ra các sông, hồ mà sẽ được tập trung về nhà máy để xử lý,
sau khi xử lý mới xả ra sông, hồ. Người trong các làng nghề của Hà Nội nói chung và

làng nghề của huyện Từ Liêm nói riêng chắc chắn rất mong đợi các nhà máy xử lý nước
thải đó nhanh chóng được đầu tư xâynhiễm
Xây dựng hệ thống thoát nước và vệ sinh các làng nghề của huyện Từ Liêm. Theo
đó, việc đầu tiên là các hộ gia đình kinh doanh, sản xuất trong các làng nghề phải đầu tư
xây dựng hệ thống nước thải của gia đình mình bằng gạch láng xi măng trước khi đổ ra
mương, cống thoát chung của các ngõ, xóm. Lượng nước thải từ các làng nghề trên bắt
buộc phải qua các công trình xử lý cục bộ trước khi đổ vào nguồn hoặc cống thoát nước
chung. Có như vậy mới hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề này
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong làng nghề là vấn đề có tính then chốt.
Các hoạt động đào tạo, truyền nghề đã có truyền thông từ xưa với những hình thức khá
đa dạng. Cần có những khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo cho người lao động ở những
làng nghề; đánh giá đội ngũ nghệ nhân, những người đang truyền nghề tại các làng
nghề. Có kế hoạch cụ thể phối hợp giữa các làng nghề và các cơ sở dạy nghề có nghề.
Chú trọng mô hình dạy nghề gắn với việc giải quyết việc làm và tiêu thụ sản phẩm làng
nghề. Tăng cường giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và phổ biến
lồng ghép nội dung bảo vệ MT trong hương ước làng xã. Tuy nhiên, hương ước cũng
cần có nội dung bảo vệ MT làng xã trong thời kỳ phát triển mới.
KẾT BÀI
Câu chuyện làng bún Phú Đô đã và vẫn sẽ tiếp tục là vấn đề nóng. Người dân ở đây đang
rất cần Chính phủ, chính quyền địa phương cũng như toàn thể cộng đồng xã hội có sự hỗ
trợ kịp thời và hiệu quả.Điều đặc biệt quan trọng là sự tham gia của chính những người
dân ở làng PHÚ ĐÔ.Có như vậy mới giải quyết được phần nào bài toán giữa phát triển
kinh tế với bảo vệ môi trường. Chỉ khi tình trạng ô nhiễm ở làng bún Phú Đô được giải
quyết thì khi đó người dân mới có được cuộc sống trọn vẹn trong môi trường trong sạch,
lành mạnh,thực hiện mục tiêu phát triển bền vững !!!
PHỤ LỤC
Các hình ảnh đẹp về làng bún Phú Đô trước đây:

Làm bún ở Phú Đô
Lễ hội ở làng bún Phú Đô


Và hình ảnh hãi hùng ở Phú Đô bây giờ:
Máy quay bột đen sì, cáu bẩn Những bể ngâm bột nhìn mà phát hoảng
Ô nhiễm môi trường và ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng

×