Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

nghiên cứu tác dụng của cao nước thọ thai trên thực nghiệm và trong điều trị dọa sẩy thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.53 KB, 1 trang )

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài: “Nghiên cứu tác dụng của cao nước “Thọ thai” trên thực
nghiệm và trong điều trị dọa sẩy thai”
Mã số: 62.72.60.01 Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Nghiên cứu sinh: Thái Thị Hoàng Oanh
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Hiền
PGS.TS. Nguyễn Viết Tiến
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y Hà Nội
Những kết luận mới của luận án:
1. Cao nước “Thọ thai” có tác dụng giảm co cơ tử cung và cầm máu
trên thực nghiệm
- Cả ba nồng độ (3%, 6% và 9%) có tác dụng giảm co cơ tử cung
cả tần số và biên độ, rõ rệt nhất là biên độ co cơ tử cung thỏ có thai gây
tăng co bằng oxytocin.
- Nồng độ thấp (3%) có tác dụng cầm máu thông qua tác dụng co
cơ trơn thành mạch tai thỏ có thai cô lập.
2. Cao nước “Thọ thai” có tác dụng điều trị dọa sẩy thai (chứng thai
động bất an thể thận hư) trên lâm sàng, thuốc không gây tác dụng
không mong muốn trên lâm sàng và cận lâm sàng
- Thuốc có tác dụng giảm đau bụng: Tỷ lệ thai phụ hết đau bụng của
nhóm nghiên cứu (72%) tương đương nhóm chứng (74%) với p>0,05.
Thời gian điều trị hết dấu hiệu đau bụng của nhóm nghiên cứu (8,83 ±
7,29 ngày) tương đương nhóm chứng (8,43 ± 6,56 ngày) với p>0,05.
- Thuốc có tác dụng cầm máu tốt: Tỷ lệ thai phụ hết ra máu âm đạo của
nhóm nghiên cứu (42%) tương đương nhóm chứng (42%) với p>0,05.
Thời gian điều trị hết dấu hiệu ra máu âm đạo của nhóm nghiên cứu (4,36
± 3,2 ngày) ngắn hơn hẳn nhóm chứng (7,62 ± 6,54 ngày) với p<0,05.
- Thuốc cải thiện các dấu hiệu mỏi lưng, tiểu đêm và mạch theo YHCT.
- Tỷ lệ thành công của nhóm nghiên cứu (82%) tương đương nhóm chứng
(84%) với p>0,05.


- Không tìm thấy tác dụng không mong muốn của thuốc trên lâm sàng và
cận lâm sàng.
Người hướng dẫn
PGS.TS. Lê Thị Hiền
Nghiên cứu sinh
ThS. Thái Thị Hoàng Oanh

×