Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Chiểu và truyện Lục Vân Tiên - văn mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.4 KB, 4 trang )

Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Chiểu và truyện
Lục Vân Tiên

Đề bài: Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Chiểu và truyện Lục Vân Tiên. Bài làm của cô giáo Phương
Lan giáo viên môn văn trường THCS Lý Thường Kiệt.

Nguyễn Đình Chiểu có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống và cống hiến cho đời rất mãnh liệt. Ở
tuổi đôi mươi, ông bước vào đời hăm hở và đầy khát vọng như chàng trai Lục Vân Tiên buổi lên kinh ứng
thí:

Chí lăm bắn nhạn ven mây,
Danh tôi đặng rạng tiếng thầy bay xa.
Làm trai trong cõi người ta,
Trước lo báo bổ, sau là hiển vang.
ágsgsgdgsdgsdgd


Nhưng bất hạnh đã dồn dập ập đến: mới mười sáu tuổi mà ông đã lâm vào cảnh đui mù, tàn tật. Thế là
đường công danh nghẽn lối, tình duyên đứt đoạn. Ông lần tìm về đến quê nhà thì lại gặp buổi loạn li. Tiếp
đó là những ngày cùng gia đình lao đao chạy giặc. Ông căm uất trước cảnh giang sơn bốn chia năm xé,
đau lòng trước tình cảnh khôn khó, lầm than của dân chúng. Bão táp cuộc đời không ngừng vùi dập, xô
đẩy nhưng Nguyễn Đình Chiểu không gục ngã trước số phận. Ông vẫn ngẩng cao đầu mà sống có ích cho
dân, cho nước đến hơi thở cuối cùng.

Nguyễn Đình Chiểu can đảm ghé vai gánh vác một lúc cả ba trọng trách của thầy giáo, thầy thuốc và nhà
thơ. Ở cương vị nào ông cùng cống hiến hết mình và nêu gương sáng cho đời. Là một thầy giáo, danh
tiếng cụ Đồ Chiểu vang khắp miền Lục tĩnh. Một hình ảnh cảm động còn lưu truyền mãi trong dân gian là
khi ông mất, cả cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang của các thế hệ học trò và của những người dân mến
mộ tài đức của ông.
Là một thầy thuốc, ông không tiếc công sức cứu nhân độ thế:


Giúp đời chẳng vụ tiếng danh,
Chẳng màng cửa lợi, chẳng ganh ghẻ tài.
(Ngư Tiều y thuật vấn đáp)

Là một nhà thơ, Nguyễn Đình Chiểu để lại cho đời bao trang thơ bất hủ, được lưu truyền rộng rãi như
Truyện Lục Vân Tiên, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư Tiều y thuật vấn đáp…

Nguyễn Đình Chiểu có lòng yêu nước thiết tha và tinh thần bất khuất hiếm có. Mặc dầu mù loà, bệnh tật,
gia cảnh thanh bần, nhưng ngay từ những ngày đầu đụng dộ với giặc ngoại xâm, ông đã kiên quyết giữ
vững lập trường của mình. Ông làm quân sư cho các lãnh tụ nghĩa quân, đồng thời sáng tác thơ văn để
khích lệ tinh thần chiên đấu của nghĩa sĩ. Khi cả Lục tỉnh Nam Kì đã rơi vào tay giặc, ông lánh về sống ở
Ba Tri (Bến Tre) nêu cao khí tiết của con người thua cuộc mà lưng vắn thẳng, đầu vẫn ngẩng cao, ngay kẻ
thù cũng phải kính nể. Ông sống nghĩa khí, trong sạch giữa tình yêu thương, kính trọng của đồng bào và
Trọn đời một tấm lòng son.

Truyện Lục Vân Tiên gồm bốn phần. Tóm tắt nội dung như sau:

Phần thứ nhất: Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyện Nga.

Nghe tin triều đình mở khoa thi, Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài. Trên đường về nhà thăm cha mẹ,
gặp bọn cướp Phong Lài đang hoành hành, chàng dà một mình đánh tan bọn cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga.
Cảm ân đức ấy, Nguyệt Nga đã tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự tay vẽ bức hình chàng. Còn
Vân Tiên làm xong việc nghĩa, thanh thản ra đi, gặp gỡ và kết bạn với Hớn Minh cũng đang trên đường
tới kinh đô ứng thí.

Phần thứ 2: Lục Vân Tiên gặp nạn và được cứu giúp.

Sau khi về thăm cha mẹ, Vân Tiên cùng tiểu đồng lên đường, tiện thể ghé thăm Võ Công, là người đã hứa
gả con gái tôn Võ Thể Loan cho chàng. Từ đây, Vân Tiên có thêm người bạn đồng hành là Vương Tử
Trực. Tới kinh đô, chàng gặp một số sĩ tử khác là Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Thấy Vân Tiên tài cao, Hâm,

Kiệm sinh lòng đố kị, ghen ghét. Lúc sắp vào trường thi, Vân Tiên nhận được tin mẹ mất, liền bỏ thi trở
về quê chịu tang. Suốt đường về, Vân Tiên khóc nhiều nên đau mắt nặng, rồi bị mù cả hai mắt, lại bị
Trịnh Hâm lừa đẩy xuống sông. Nhờ giao long dìu đỡ đưa vào bãi, Vân Tiên được gia đình ông Ngư cưu
mang. Sau đó, chàng lại bị cha con Võ Công hãm hại, đem bỏ vào hang núi Thương Tòng. Dược Sơn
thần và ông Tiều cứu ra, Vân Tiên may mắn gặp lại bạn hiền là Hớn Minh, vì trừng trị cậu công tử con
quan ỷ thế làm càn mà phải bỏ thi, sông lẩn lút trong rừng. Hớn Minh đón bạn về nương náu ở nơi am
vắng. Khoa thi năm ấy, Tử Trực đỗ thủ khoa, đến nhà họ Võ hỏi thầm tin tức Vân Tiên. Võ Công ngỏ ý
muôn gả con gái cho, liền bị Tử Trực cự tuyệt và mắng thẳng vào mặt là đồ vô sỉ Võ Công hổ thẹn rồi ốm
mà chết.

Phần thứ 3: Kiều Nguyệt Nga gặp nạn mà vẫn giữ lòng chung thuỷ.

Khi nghe tin Lục Vân Tiên đã chết trên đường trở về quê nhà, Kiều Nguyệt Nga rất đau khổ và thề sẽ thủ
tiết suốt đời. Tên Thái sư đương triều ép hỏi nàng làm vợ cho con trai mình không được, nên đem lòng
thù oán, tâu vua bắt Kiều Nguyệt Nga đi cống giặc Ô Qua để tránh nạn binh đao. Thuyền đi tới biên giới
Nguyệt Nga mang theo bức hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự tử. Phật Bà Quan Âm đã cứu và đưa nàng
dạt vào vườn hoa nhà họ Bùi. Bùi Công nhận nàng làm con nuôi, nhưng Bùi Kiệm con trai ông ta lại
khăng khăng đòi lấy nàng làm vợ. Nguyệt Nga phải trốn khỏi nhà họ Bùi, vào rừng sống nhờ ở nhà một
bà lão dệt vải.

Phần thứ 4: Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau.

Lục Vân. Tiên ở với Hớn Minh, được Tiên ông cho thuốc thần, mắt sáng lại, liền trở về nhà thăm cha và
viếng mộ mẹ. Đến khoa thi sau, chàng đỗ Trạng nguyên và được nhà vua cử đi dẹp giặc Ô Qua. Hớn
Minh làm phó tướng cho chàng. Đánh tan giặc, Vân Tiên bị lạc trong rừng sâu, tình cờ đến nhà bà lão hỏi
thăm đường và gặp lại Kiều Nguyệt Nga. Chàng về triều tâu bày hết sự tình với đức vua. Cuối cùng, kẻ
gian ác bị trừng trị, người nhân nghĩa được đền đáp. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga sum vầy hạnh
phúc bên nhau.

Lục Vận Tiên là truyện thơ Nôm được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, được lưu

truyền rộng rãi dưới các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian như kể thơ, nói thơ Vân Tiên, hát Vân Tiên
ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Vì tái bản nhiều lần nên truyện có nhiều dị bản, có khi thêm bớt cả trăm
câu thơ. Theo văn bản thường dùng hiện nay, thì truyện có tới 2082 câu thơ lục bát.

Truyện có cấu trúc theo kiểu chương hồi, xoay quanh diễn biến cuộc đời của các nhân vật chính.

Mục đích của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu khi viết truyện riày là để truyền dạy đạo lí làm người:

Hỡi ai lẳng lặng mà nghe,
Dữ răn việc trước, lành dè thân sau.
Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình.
Đạo lí đó có thể thâu tóm ở mấy điểm sau:

Thứ nhất: Coi trọng tình nghĩa giữa người với người: tình cha con, mẹ con, tình nghĩa vợ chồng, bè bạn,
tình yêu thương, cưu mang, đùm bọc những người gặp cơn hoạn nạn.

Thứ hai: Đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng cứu khốn phố nguy (Vân Tiên đánh cướp, Hớn Minh bẻ
giò cậu công tử con quan cậy thế cha làm bậy).
Thứ ba: Thổ hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và nhừng điều tốt dẹp trong cuộc đời
qua kết thúc có hậu của truyện là thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà.

Vào thời Nguyễn Đình Chiểu sống, chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, kỉ
cương lỏng leo, đạo đức suy vi, xã hội nhiễu nhương… Cho nên, một tác phậm như Vân Tiên đã đáp ứng
đầy đủ nguyện vọng và ước mơ công lí của nhân dân. Cũng bởi thế mà sau khi ra đời, truyện đã được
nhân dân Nam Bộ nồng nhiệt tiếp nhận:

Về đặc điểm nghệ thuật, Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm chủ yếu dùng để kể hơn là để đọc nên chú
trọng đến hành động của nhân vật nhiều hơn là miêu tả nội tâm, do đó tính cách nhân vật thường bộc lộ
qua việc làm, lời nói, cử chỉ. Thái độ ca ngợi hay phê phán của tác giả đều thể hiện qua cách miêu tả nhân

vật.

Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong
lòng công chúng, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ. Ngay từ năm 1864, tức là chỉ mười năm sau khi tác phẩm
ra đời, một người Pháp đã dịch tác phẩm này ra tiếng Pháp. Điều thôi thúc ông ta làm việc đó chính là
hiện tượng đặc biệt mà ông ta được chứng kiến ở Nam Kì Lục tỉnh, cỏ lẽ không có một người chài Lưới
hay người lái đò nào lại không ngâm nga vài ba câu (Lục Vân Tiên) trong khi đưa đẩy mái chèo. Ông ta
đánh giá tác phẩm Lục Vân Tiên như là một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người, có cái
ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những hình ảnh của cả một dân tộc.

Cộ ý kiến cho rằng tác phẩm Lục Vân Tiên có tính chất tự truyện. Giữa tiêu sử của tác giả và nhân vật
Lục Vân Tiên có những nét tương đồng, trùng hợp như việc bỏ thi về nhà chịu tang, đau mắt và bị mù, bị
bội hôn, về sau gặp được một cuộc hôn nhân tốt đẹp…

Tuy vậy vẫn có những khác biệt: Lục Vân Tiên được Tiên ông cho thuốc, mắt lại sáng, tiếp tục đi thi, đỗ
Trạng nguyên và cầm quân đánh giặc thắng lợi. Còn với Nguyễn Đình Chiểu thì vĩnh viễn là bóng tối. Sự
khác biệt đó nói lên ước mơ và khát vọng cháy bỏng trong tâm hồn Nguyễn Đình Chiểu mà ông chỉ có
thể gửi gắm nó qua nhân vật lí tưởng của mình.

Theo: Mạnh Sang

×