Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

GIS xây dựng cơ sở dữ liệu khai thác quặng boxit tại đăk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 117 trang )

1



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là đúng sự thật và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả luận văn



Trần Công Thủy




















2



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ 8
MỞ ĐẦU 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 13
1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực khai thác bô-xít 15
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 15
1.1.1.1. Vị trí địa lý 15
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo 15
1.1.1.3. Đặc điểm địa chất công trình 15
1.1.1.4. Động đất 18
1.1.1.5. Bậc chịu lửa và cấp công trình 18
1.1.1.6. Đặc điểm địa chất thủy văn 18
1.1.2. Điều kiện khí tượng – thủy văn 19
1.1.2.1. Điều kiện khí tượng 19
1.1.2.2. Điều kiện thủy văn 22
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 24
1.1.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Đăk R’lấp 24
1.1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Nhân Cơ 28

1.2. Hiện trạng các thành phần tài nguyên - môi trường 32
1.2.1. Môi trường không khí 32
1.2.2. Môi trường nước 36
1.2.3. Môi trường đất 48
1.2.4. Hiện trạng tài nguyên sinh học 53
1.2.4.1. Hệ sinh thái trên cạn 53
1.2.4.2. Hệ sinh thái dưới nước 54
3



CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ QUY HOẠCH VÀ QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG 55
2.1. Giới thiệu chung về GIS 55
2.1.1. Khái niệm GIS 55
2.1.2. Các thành phần của GIS. 56
2.1.3. Các nhiệm vụ của GIS 58
2.1.4. Mô hình dữ liệu của GIS: 60
2.1.5. Cấu trúc dữ liệu GIS 61
2.2. Tổng quan về cơ sở dữ liệu GIS 63
2.2.1. Khái niệm cơ sở dữ liệu GIS. 63
2.2.2. Ngôn ngữ xây dựng cơ sở dữ liệu GIS 65
2.2.3. Cấu trúc cơ sở dữ liệu GIS. 65
2.2.4. Tổ chức cơ sở dữ liệu GIS 73
2.2.5. Chuẩn cơ sở dữ liệu GIS. 74
2.3. Nghiên cứu lựa chọn giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quy hoạch và
quản lý môi trường. 76
2.3.1. Các giải pháp công nghệ GIS. 76
2.3.2. Tích hợp tư liệu viễn thám trong xây dựng cơ sở dữ liệu GIS 79

2.3.3. Nguyên tắc gắn kết dữ liệu không gian và thuộc tính trong phân tích dữ liệu 80
2.3.4. Qui trình xây dựng cơ sở dữ liệu GIS. 80
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS PHỤC VỤ QUY HOẠCH VÀ
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DO ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH KHAI THÁC
BÔ-XÍT TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG 85
3.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quy hoạch và quản lý môi trường khu vực
khai thác bô-xít tại tỉnh Đắk Nông. 85
3.1.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý 86
3.2.2. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý 98
3.2.3. Cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quy hoạch và quản lý môi trường 102
3.2.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS chuyên đề môi trường 104
4



3.2.5. Kết quả xây dựng cơ sở dữ liệu GIS môi trường. 110
3.2. Phát triển ứng dụng GIS. 112
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
PHỤ LỤC 118


























5



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TMV: Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam
TKV: Tập Đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
BĐĐH: Bản đồ địa hình
BVMT: Bảo vệ môi trường
CSDL: Cơ sở dữ liệu
HTTĐL: Hệ thông tin địa lý
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TNTN: Tài nguyên thiên nhiên
TNMT: Tài nguyên môi trường

DBMS (Database Management System): Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
ESRI (Enviromental System Research Institute): Viện Nghiên cứu hệ thống Môi
trường

GIS (Geographic Information System): Hệ thống thông tin địa lý
GEMS (Global environmental monitoring system): Hệ thống quan trắc toàn cầu
GML (Geography Markup Language): Ngôn ngữ đánh dấu địa lý mở rộng
GFM (General Feature Model): Mô hình đối tượng địa lý tổng quát
UML (Unified modeling language): Ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất
XML (eXtensible Markup Language): Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng
WRI (World Resources Institute): Viện Tài nguyên Thế giới
ISO (International Organization for Standardization): Tổ chức Quốc tế về tiêu
chuẩn hoá.







6



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1. Tính chất cơ lý của c¸c lớp đất sét tại khu vực 17

Bảng 1.2. Tính chất cơ lý của lớp bazan tại khu vực 18


Bảng 1.3. Nhiệt độ trung bình tháng, năm, cao nhất, thấp nhất tuyệt đối,
o
C - Trạm khí
tượng Đắk Nông (1978-2008) 19

Bảng 1.4. Độ ẩm không khí(%) - Trạm khí tượng Đắk Nông (1978-2008) 20

Bảng 1.5. Tốc độ gió lớn nhất 8 hướng (m/s) - Trạm khí tượng Đắk Nông 20

Bảng 1.6. Tần suất gió 8 hướng tại Trạm khí tượng Đắk Nông 20

Bảng 1.7. Tổng lượng bốc hơi tháng (mm) - Trạm khí tượng Đắk Nông (1978-2008)20

Bảng 1.8. Lượng mưa tại Đắk Nông 21

Bảng 1.9. Lượng mưa tháng tại Đắk Nông 21

Bảng 1.10. Lưu lượng trung bình tháng tại trạm Đắk Nông 21

Bảng 1.11. Lượng bức xạ trung bình các tháng trong năm 22

Bảng 1.12. Số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ) Trạm khí tượng ĐăkNông
(1979-1999) 22

Bảng 1.13. Phân phối dòng chảy trong năm trên suối Đăk R’Tih tại tuyến đập thủy
điện Đăk R’Tih (Đơn vị tính: m
3
/s) 23

Bảng 1.14. Đặc trưng dòng chảy mùa cạn - suối Đăk R’Tih 23


Bảng 1.15. Vị trí quan trắc môi trường không khí 32

Bảng 1.16. Kết quả quan trắc và phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực
dự án ( ngày 05 ÷ 09/11/2008) 34

Bảng 1.17. Vị trí quan trắc môi trường nước mặt 37

Bảng 1.18. Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án (ngày
05÷09/11/2008) 39

Bảng 1.19. Vị trí quan trắc môi trường nước ngầm 43

Bảng 1.20. Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực dự án ( ngày 05 ÷
09/11/2008) 44

Bảng 1.21. Vị trí quan trắc môi trường nước sinh hoạt 45

Bảng 1.22. Kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt khu vực dự án (ngày 05 ÷
09/11/2008) 47

Bảng 1.23. Vị trí quan trắc môi trường đất 49

Bảng 1.25. Thang đánh giá độ chua của đất theo pH 49

7



Bảng 1.24. Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất khu vực dự án (ngày

05÷09/11/2008) 50

Bảng 1.26. Thang đánh giá đất theo hàm lượng P
2
O
5
52

Bảng 1.27. Thang đánh giá đất theo hàm lượng K
2
O 52

Bảng 1.28. Thang đánh giá đất theo hàm lượng N tổng số 52

Bảng 1.29. Các loại đất vùng dự án thu hồi 31

Bảng 1.30. Các loại cây trồng trên đất vùng dự án thu hồi 31

Bảng 2.1. Ví dụ về các định nghĩa kiểu đối tượng trong cơ sở dữ liệu GIS 64

Bảng 2.2. Ví dụ về phân lớp đối tượng địa lý 67

Bảng 2.3. Các nguyên tắc topology 69

Sơ đồ 2.1. Tổ chức cơ sở dữ liệu - GeoDatabase 73

Bảng 2.4. Một số chức năng thường dùng trong GIS 78

Sơ đồ 2.2. Qui trình xây dựng cơ sở dữ liệu GIS 83


Sơ đồ 2.3. Mô hình tổ chức cơ sở dữ liệu GIS quản lý môi trường 84

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức dữ liệu trong cơ sở dữ liệu GIS tài nguyên - môi trường
tỉnh Đắk Nông 86

Bảng 3.3. Gộp nhóm dữ liệu 88

Sơ đồ 3.2. Mô hình cơ sở dữ liệu nền địa lý 90

Bảng 3.4. Các lớp dữ liệu nền địa lý 90

Bảng 3.5. Chi tiết topology với từng đối tượng trong từng nhóm lớp 92

Bảng 3.6. Dữ liệu thuộc tính của các đối tượng nền địa lý 94

















8



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông 14

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của hệ thống GIS 56

Hình 2.2. Mô hình các lớp dữ liệu vector 61

Hình 2.3. Cấu trúc dữ liệu raster và vector 62

Hình 2.4. Biểu diễn thông tin dạng điểm, đường, vùng theo cấu trúc vector 66

Hình 2.5. Minh họa thông tin raster 67

Hình 2.6. Liên kết dữ liệu không gian và thuộc tính 72

Hình 2.7. Tổ chức cơ sở dữ liệu Shape files 74

Hình 3.1. BĐĐH tỉ lệ 1:10.000 được sử dụng để xây dựng CSDL nền địa lý 87

Hình 3.2. Thiết kế Geodatabase chuẩn 98

Hình 3.3. Nội dung dữ liệu Thủy hệ 98

Hình 3.4. Nội dung dữ liệu Phủ bề mặt 99


Hình 3.5. Nội dung dữ liệu Tim đường giao thông 99

Hình 3.6. Nội dung dữ liệu Giao thông 100

Hình 3.7. Nội dung dữ liệu Địa hình 100

Hình 3.8. Nội dung dữ liệu Dân cư cơ sở hạ tầng 101

Hình 3.9. Nội dung dữ liệu Biên giới địa giới 101

Hình 3.10. Nội dung dữ liệu chuyên đề môi trường Đất 110

Hình 3.11. Nội dung dữ liệu chuyên đề môi trường nước mặt 110

Hình 3.12. Nội dung dữ liệu chuyên đề môi trường nước ngầm 111

Hình 3.13. Nội dung dữ liệu chuyên đề môi trường nước sinh hoạt 111

Hình 3.14. Nội dung dữ liệu chuyên đề môi trường không khí 112

Hình 3.13. Ví dụ lựa chọn đối tượng trong CSDL 113

Phụ lục 3.1. Bản đồ hiện trạng hàm lượng BOD môi trường nước mặt tại khu vực
nghiên cứu 119

Phụ lục 3.2. Bản đồ hiện trạng ô nhiễm vi khuẩn coliform trong nguồn nước sinh hoạt
120

Phụ lục 3.3. Bản đồ hiện trạng ô nhiễm NH4 trong nguồn nước mặt 121


Phụ lục 3.4. Bản đồ hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn trong môi trường không khí 122

Phụ lục 3.5. Bản đồ hiện trạng ô nhiễm TSS môi trường nước ngầm 123

Phụ lục 3.6. Bản đồ hiện trạng phủ bề mặt khu vực dự án khai thác bô xít 124
9



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cũng như nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam, công nghiệp mỏ vẫn giữ vai trò
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh lợi ích, khai thác mỏ cũng là nguyên
nhân gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với các thành phần tài nguyên và môi trường.
Quyết định khai thác quặng bô-xít khu vực Tây Nguyên chắc chắn sẽ đẩy nhanh quá
trình phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Đắk Nông nói riêng và cho Tây Nguyên nói
chung. Tuy vậy, trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia cam kết quốc tế thực hiện Nghị
định 21 về phát triển bền vững, vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường sống do ảnh
hưởng của quá trình khai thác bô-xít là nhiệm vụ cần thiết để bảo đảm sự phát triển
bền vững trong khu vực với cả ba tiêu chí kinh tế, xã hội và môi trường.
Muốn quy hoạch và quản lý môi trường có hiệu quả cần phải dựa vào các cơ sở
dữ liệu và thông tin đa dạng, đầy đủ được cập nhập nhanh chóng và kịp thời. Trong
những năm gần đây, hệ thống thông tin địa lý GIS đã thể hiện những ưu điểm nổi trội
trong cập nhật, lưu trữ, phân tích không gian và hiển thị các thông tin địa lý. GIS đã
trở thành công cụ hiệu quả trong công tác quy hoạch và quản lý môi trường.
Đề tài tác giả đã được lựa chọn nghiên cứu: “Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục
vụ quy hoạch và quản lý môi trường do ảnh hưởng của quá trình khai thác bô-xít khu vực
tỉnh Đắk Nông phục vụ phát triển bền vững” là xuất phát từ yêu cầu thực tế đó. Cơ
sở dữ liệu GIS tỉnh Đắk Nông được xây dựng dựa trên nền bản đồ địa hình, kết hợp tư
liệu ảnh viễn thám, số liệu thống kê hiện trạng môi trường và các nguồn tài liệu có liên

quan, sẽ thể hiện đầy đủ và chi tiết tất cả các dữ liệu, thông tin phục vụ đắc lực cho
công tác quy hoạch và quản lý môi trường hiện tại và trong tương lai, đảm bảo tính
bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp luận xây dựng cơ sở dữ liệu nền
địa lý cơ bản tỉnh Đắk Nông và các lớp cơ sở dữ liệu chuyên đề về môi trường theo
tiêu chuẩn Quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho phép lưu trữ, cập nhật, truy cập, và xử lý
thông tin nhằm phục vụ công tác quy hoạch và quản lý môi trường do quá trình khai
thác bô-xít khu vực tỉnh Đắk Nông theo hướng phát triển bền vững.
10



- Thông qua kết quả nghiên cứu để minh chứng tính hiệu quả của cơ sở dữ liệu
GIS trong công tác quy hoạch và quản lý môi trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng địa hình là cơ sở dữ liệu nền địa hình 7 nhóm lớp tỉnh Đắk Nông:
biên giới địa giới, cơ sở đo đạc, dân cư cơ sở hạ tầng, địa hình, giao thông, phủ bề mặt
và thủy hệ.
- Các đối tượng chuyên đề về môi trường như các nhóm lớp: không khí, nước
mặt, nước ngầm, nước sinh hoạt, hiện trạng sử dụng đất, số liệu quan trắc môi trường
các khu vực nhạy cảm,
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: khu vực Tổ hợp Nhà máy tuyển quặng bô-xít và Nhà
máy alumin được xây dựng tại xã Nhân Cơ (Nhà máy alumin), xã Nghĩa Thắng (Nhà
máy tuyển quặng bô-xít), huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đắk Nông.
- Phạm vi nội dung: Xây dựng một hệ thống quản trị, cập nhật, vận hành cơ sở
dữ liệu và cung cấp các công cụ phục vụ công tác phòng chống sự tác động của môi
trường do ảnh hưởng của quá trình khai thác bô-xít gây ra.

4. Nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
- Thu thập và tổng hợp tài liệu có liên quan đến đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Tổng quan về tình hình quy hoạch và quản lý môi trường tỉnh Đắk Nông.
- Nghiên cứu lựa chọn giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quy hoạch và
quản lý môi trường.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý tỉnh Đắk Nông.
- Xác định các chuyên đề về môi trường.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quy hoạch và quản lý môi trường khu
vực khai thác bô-xít tỉnh Đắk Nông.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, đề tài có sử dụng những phương pháp sau đây:
11



- Phương pháp điều tra thực địa: Phương pháp này được sử dụng nhằm thu
thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thu thập dữ liệu, tài liệu, có liên
quan đến luận văn, lấy mẫu một số điểm ô nhiễm, kiểm chứng kết quả nghiên cứu
trong phòng.
- Phương pháp GIS: Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài, từ việc
xây dựng, trình bày, hỏi đáp đến truy xuất dữ liệu. Sử dụng các phần mềm tương thích
nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu và phân tích tổng hợp dữ liệu theo các nguyên tắc tổ hợp
không gian địa lý. Xây dựng các trường dữ liệu trong phần mềm ArcGIS, hoàn chỉnh
dữ liệu trong bộ phần mềm ARC/INFO (ArcCatalog - ArcMap).
Cơ sở dữ liệu GIS được xây dựng theo 4 chuẩn: chuẩn hệ qui chiếu, chuẩn tổ
chức dữ liệu (geodatabase), chuẩn topology và chuẩn dữ liệu thuộc tính.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Về mặt khoa học, đề tài đã xác lập cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ GIS,
một hệ thống thông tin hiện đại xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý và cơ sở dữ liệu

chuyên đề tài nguyên - môi trường nhằm phục vụ hiệu quả công tác quản lý của ngành.
Kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài đã thiết lập quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu
GIS cho tỉnh Đắk Nông, xây dựng mô hình tổ chức cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý tài
nguyên môi trường tỉnh Đắk Nông, xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng tài nguyên môi
trường, làm cơ sở nhận biết, đánh giá hiện trạng, biến động môi trường khu vực khai
thác bô-xít.
- Về mặt thực tiễn, việc xây dựng ứng dụng GIS đã giúp các nhà quản lý khảo
sát hiện trạng và tra cứu thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và trực quan. Đề
tài được hoàn thành sẽ là một tài liệu hữu ích cho công tác qui hoạch, quản lý môi
trường khu vực khai thác bô-xít tỉnh Đắk Nông, là tiền đề gợi mở giúp Tỉnh đưa ra các
giải pháp điều chỉnh và khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái các nguồn tài nguyên -
môi trường, nhằm tiến tới sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
7. Dữ liệu, trang thiết bị và phần mềm.
Đề tài nghiên cứu sử dụng những tư liệu sau:
- Bản đồ địa hình tỉ lệ 1:10.000 tỉnh Đắk Nông (Nguồn: Tổng Công ty Tài
nguyên & Môi trường Việt Nam, cập nhật hoàn thành tháng 4/2010).
12



- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, dữ liệu hiện trạng tài nguyên -
môi trường tỉnh Đắk Nông.
- Tài liệu, số liệu quan trắc hiện trạng môi trường tại khu vực khai thác bô-xít
(Nguồn: Công ty CP Alumin Nhân Cơ – TKV)
- Máy tính, phần mềm GIS: Mapinfo, ArcGIS 9.3.
8. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của
luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 - Tổng quan về khu vực nghiên cứu.
Chương 2 - Cơ sở khoa học và phương pháp luận nghiên cứu xây dựng cơ


sở dữ
liệu phục vụ quy hoạch và quản lý môi trường.
Chương 3 - Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quy hoạch và quản lý môi
trường do ảnh hưởng của quá trình khai thác bô-xít khu vực tỉnh Đắk Nông.
9. Lời cảm ơn.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Võ Chí Mỹ, thầy là
người đã đưa ra định hướng và tận tình hướng dẫn về mặt khoa học cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Trắc địa Mỏ, khoa Trắc địa đã
chỉ dẫn, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích trong quá trình hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các cán bộ, lãnh đạo Tổng Công ty Tài
nguyên và Môi trường Việt Nam, Công ty CP Alumin Nhân Cơ – TKV, Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu
cho luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã thường xuyên động
viên, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này.





13



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Bô-xít là một trong những khoáng sản phổ biến trên bề mặt Trái đất để chế biến
thành nhôm kim loại và là một trong những nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng

lớn của Việt Nam. Theo kết quả điều tra thăm dò địa chất chưa đầy đủ, ở nước ta,
khoáng sản bô-xít phân bố rộng từ Nam đến Bắc với trữ lượng khoảng 5,5 tỷ tấn
quặng nguyên khai, tương đương với 2,4 tỷ tấn quặng tinh; tập trung chủ yếu ở Tây
Nguyên (chiếm 91,4%), trong đó Đắk Nông có 1,44 tỷ tấn (chiếm 61%). So với các
mỏ bô-xít trên thế giới, bô-xít ở Việt Nam được đánh giá có chất lượng trung bình.
Theo báo cáo “Tổng quan về tài nguyên quặng bô-xít và quy hoạch phân vùng
thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô-xít giai đoạn 2007-2015 có xét đến
năm 2025” của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), cơ quan
chịu trách nhiệm chính trong việc đầu tư thực hiện quy hoạch bô-xít tại Tây Nguyên
thì đến năm 2015, Việt Nam sẽ sản xuất từ 6,0-8,5 triệu tấn Alumin và 0,2-0,4 triệu tấn
nhôm. Tại vùng Tây Nguyên sẽ xây dựng 6 nhà máy Alumin, 1 nhà máy điện phân
nhôm, 1 đường sắt khổ đơn dài 270km, rộng 1,43m từ Đắk Nông đến Bình Thuận và 1
cảng biển chuyên dụng công suất 10 - 15 triệu tấn tại Bình Thuận. Đến năm 2025 sẽ
xây dựng và nâng công suất của 7 nhà máy Alumin, 2 nhà máy điện phân nhôm, 1
đường sắt khổ đôi rộng 1,43 mét và 1 cảng biển công suất 25 - 30 triệu tấn để sản xuất
từ 12-18 triệu tấn alumin / năm. Tổng đầu tư cho toàn bộ chương trình này đến năm
2025 ước khoảng 20 tỷ USD và Việt Nam sẽ trở thành một trong những “cường quốc”
sản xuất và xuất khẩu Alumin ra thế giới.
Theo số liệu điều tra sơ bộ cho thấy trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, khoáng sản bô-
xít được phân bố ở thị xã Gia Nghĩa, huyện Đắk GLong, Đắk R'Lấp, Đắk Song nhưng
tập trung chủ yếu ở thị xã Gia Nghĩa và huyện Đắk R'Lấp. Trữ lượng dự đoán khoảng
5,4 tỉ tấn, trữ lượng thăm dò 2,6 tỉ tấn, hàm lượng Al
2
O
3
từ 35-40%.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, TKV bắt đầu thí điểm dự án Nhà máy sản
xuất alumin Nhân Cơ là tổ hợp Nhà máy tuyển quặng bô-xít và Nhà máy alumin được
xây dựng tại xã Nhân Cơ (Nhà máy alumin), xã Nghĩa Thắng (Nhà máy tuyển quặng
bô-xít), huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đắk Nông, nằm cạnh đường quốc lộ 14 đi từ thành phố

14



Hồ Chí Minh lên Buôn Ma Thuột, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 220 km về
phía Tây Bắc và cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 20km về phía Tây Nam. Trong luận
văn này tác giả xây dựng CSDL nền địa lý toàn tỉnh Đắk Nông và xây dựng CSDL
chuyên đề môi trường khu vực dự án khai thác bô xít phục vụ công tác quy hoạch và
quản lý môi trường.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Nông
Đi
ểm khu vực
khai thác bô xít

15



1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực khai thác bô-xít
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ là tổ hợp Nhà máy tuyển quặng bô-xít và
Nhà máy alumin có vị trí địa lý như sau:
* Nhà máy alumin có toạ độ địa lý:
X = 1.324.000,0 ÷ 1.324.800,0 ; Y = 782.000,0 ÷ 782.750,0
* Nhà máy tuyển quặng bô-xít có toạ độ địa lý:
X = 1.321.600,0 ÷ 1.322.000,0; Y= 777.900,0 ÷ 778.530,0
Được giới hạn như sau:
- Phía Bắc: giáp khu cây xanh ven suối Đăk Yao.

- Phía Nam: giáp khu đất trồng cây công nghiệp.
- Phía Đông: giáp Cụm công nghiệp Nhân Cơ.
- Phía Tây: giáp tuyến đường liên xã.
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo
Khu vực dự án thuộc cao nguyên Đăk R’lấp, địa hình đồi núi tương đối phức
tạp, bị chia cắt mạnh bởi các khe tụ thủy và hệ thống suối Đăk R’Tih. Địa hình có
hướng thấp dần về hai phía Bắc, Nam.
- Cao độ tự nhiên trung bình là h
tb
= 660 m, cao nhất là h
max
= 693 m (khu vực
trên tuyến đường liên xã), thấp nhất h
min
= 615 m (khe tụ thủy phía Nam).
- Độ dốc trung bình i = 15%, độ dốc cao nhất i
max
= 35%, độ dốc thấp nhất là i
min
= 5%.
1.1.1.3. Đặc điểm địa chất công trình
Khu vực thực hiện dự án nằm trên địa hình cao nguyên. Quá trình phong hóa,
bóc mòn đã tạo ra sự phân cắt khá mạnh, tạo ra nhiều khe tụ thủy xen kẽ các thung
lũng hẹp. Phủ lên trên bề mặt địa hình là lớp đất sườn tích, tàn tích (eluvi, deluvi) với
thành phần chủ yếu là á sét lẫn sỏi sạn. Một số nơi gặp bồi tích (aluvi) với thành phần
nham thạch chứa nhiều tảng lăn.
Theo báo cáo kết quả nghiên cứu dự báo nứt đất, trượt lở đất phục vụ cho việc
phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, rủi ro gây ra ở khu vực Gia Nghĩa - Kiến Đức tỉnh
Đắk Nông của Liên đoàn địa chất miền Nam tháng 4 năm 2006 thì: Khu vực Nhân Cơ
16




ghi nhận được 7 hệ thống khe nứt 0° cắm đứng; 310 - 325 Ð 60 - 70°; 130° cắm đứng;
60- 65 Ð 80- 90°; 170° cắm đứng; 340 Ð 80°; 240 Ð 80°. Các khe nứt được sinh ra
chủ yếu trong trạng thái ứng suất trượt bằng, chủ yếu có tính chất trượt bằng (trái hoặc phải).
Đây là vùng nhạy cảm thấp đối với nứt trượt lở đất phân bố ở 2 khu vực Kiến
Đức - Nhân Cơ và Gia Nghĩa - Đăk Nia. Ở những vùng này đất đá bị dập vỡ từ yếu
đến rất mạnh nhưng chia cắt sâu nhỏ - trung bình, độ dốc trắc diện dọc thấp, sườn xâm
thực hiện đại kém phát triển, thung lũng thường có tích tụ đáy, tương phản kiến trúc
hình thái với địa hình âm nghịch thấp - trung bình. Vẫn có những nhiều dấu hiệu nứt
sụt trên các sườn nhưng ít thấy những cung nứt trượt lở đất xuất hiện cùng với chúng.
So với diện tích toàn vùng, các khu xung yếu nứt trượt lở đất chiếm khoảng 15%, diện
tích liên quan với các điểm xung yếu chiếm khoảng 3%.
Trên cơ sở tài liệu khảo sát thu được từ các công trình khai đào, kết quả lộ trình
quan trắc, kết quả tổng hợp công tác nghiên cứu ĐCCT đã thực hiện, từ trên xuống
khu vực xây dựng có thể chia làm 3 tầng đất đá khác nhau:
Lớp 1- Lớp trầm tích eluvi - deluvi
Lớp đất này hầu như phủ toàn bộ bề mặt khu khu vực dự án. Đây là lớp đất
trồng trọt với với thành phần là sét pha, sét lẫn dăm, sạn, vật chất hữu cơ, rễ cây với
chiều dày thay đổi trên dưới 1,0 m; trạng thái dẻo mềm đến nửa cứng. Một số nơi trên
bề mặt địa hình gặp bồi tích (aluvi) với thành phần nham thạch chứa nhiều tảng lăn.
Lớp 2- Lớp bùn sét lẫn vật chất hữu cơ (lớp 2)
Lớp đất này chỉ tồn tại ở đáy các thung lũng ngay trên bề mặt địa hình với chiều
dày thay đổi từ dưới 1,0m đến 3,0m.
Lớp 3- Tầng đất sét với các lớp có tính chất, trạng thái khác nhau
Lớp 3.1- Lớp sét dẻo mềm, màu đỏ nâu: Chiều dày thay đổi từ 0,7 m đến 3,5 m.
Lớp 3.2- Lớp sét dẻo mềm màu xám nâu, nâu vàng, nâu đỏ chứa ít sạn sỏi:
Chiều dày thay đổi từ 1,2 m đến 4,8 m.
Lớp 3.3- Lớp sét dẻo cứng chứa ít sạn sỏi màu xám nâu, màu vàng, màu đỏ.

Lớp này thường nằm dưới lớp trên,chiều dày trung bình 6,5 m.
Lớp 3.4- Lớp sét dẻo mềm, màu nâu vàng, nâu đỏ, nâu tím: Lớp này phát hiện
thấy tại hầu hết các hố khoan khảo sát tại hồ bùn đỏ. Bề dày thay đổi từ 2 m đến 10 m.
17



Lớp 3.5- Lớp sét dẻo cứng màu nâu vàng, đốm trắng. Có chiều dày thay đổi từ
3 đến 21m.
Lớp 3.6- Lớp sét trạng thái nửa cứng đến cứng màu xám vàng, xám xanh, đốm
trắng: Có chiều dày thay đổi từ 2 đến 35 m.
Tính chất cơ - lý các lớp đất theo tài liệu khảo sát của Công ty cổ phần Địa chất
khoáng sản (Geosimco) thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
được thể hiện trong bảng 1.1
Bảng 1.1. Tính chất cơ lý của c¸c lớp đất sét tại khu vực
Chỉ tiêu cơ lý Đơn vị

Líp 2

Líp 3.1

Líp 3.2

Líp 3.3

Líp 3.4

Líp 3.5

Líp 3.6


- Độ ẩm tự nhiên, W % 70,3 53,3 44,7 43,7 49,7 45,1 35,1
- Dung trọng ướt, γ
W

g/cm
3
1,500 1,553 1,597 1,657 1,606 1,672 1,778
- Dung trọng khô, γ
d

g/cm
3
0,881 1,013 1,104 1,153 1,073 1,152 1,316
- Dung trọng đẩy nổi, γ
sb

g/cm
3
0,547 0,638 0,697 0,727 0,674 0,724 0,828
- Tỉ trọng, ∆
- 2,634 2,701 2,714 2,704 2,691 2,692 2,695
- Độ bão hòa, S % 93,1 86,4 83,2 87,8 88,7 90,8 90,3
- Độ rỗng, n % 66,6 62,5 59,3 57,4 60,1 57,2 51,2
- Hệ số rỗng, e
o
1,990 1,666 1,458 1,345 1,508 1,337 1,048
- Giới hạn chảy, W
L
% 66,9 69,1 54,0 64,4 59,7 60,0 60,1

- Giới hạn dẻo, W
P
% 32,3 31,8 32,5 30,4 34,5 34,4 32,2
- Chỉ số dẻo, Ip % 34,6 37,3 21,5 34,0 25,2 25,6 27,9
- Trị số sệt, IL - 1,10 0,58 0,57 0,39 0,60 0,42 0,10
- Hệ số nén lún, a
1-2
cm
2
/kg

0,136 0,072 0,036 0,055 0,037 0,025
- Hệ số nén lún, a
2-4
cm
2
/kg

0,082 0,049 0,022 0,032 0,020 0,015
- Hệ số nén lún, a
1-2
kg/cm
2

0,260 0,355
- Lực dính kết, C kg/cm 0,086 0,196 0,190 0,528 0,197 0,260 0,355
- Góc ma sát trong,ϕ
- 3
0
44' 7

0
45' 8
0
1' 13
0
10'

9
0
36' 13
0
58'

16
0
30'

- Mô đun biến dạng, E
1-2

kg/cm
2

21,595

36,225

62,321

44,091


61,581

79,092

- Mô đun biến dạng, E
2-4

kg/cm
2

34,452

51,565

102,782

74,830

109,649

137,631

- Hệ số thấm, k m/day

0,502 0,111
÷
0,608
0,003÷
0,368


Lớp 4- Tầng đá bazan
Lớp 4.1- Lớp ®¸ bazan phong hóa mạnh, độ bền thấp, màu xám xanh, xám
vàng: Lớp này nằm dưới tầng sét, với chiều dày khoảng 6 - 7 m.
18



Lớp 4.2- Lớp ®¸ bazan chặt, độ bền trung bình đến cao, màu xám đen, xám
xanh, phong hóa ít đến vừa. Lớp này phát hiện thấy ở nhiều hố khoan khảo sát. Chiều
dày chưa được xác định.
Lớp 4.3- Lớp ®¸ bazan rỗng có độ bền trung bình đến thấp màu xám đen, xám
vàng, phong hóa mức độ trung bình đến cao. Lớp này được phát hiện thấy ở một số hố
khoan khảo sát.
Tính chất cơ lý của c¸c lớp ®¸ bazan tại khu vực theo tài liệu khảo sát của
Geosimco được thể hiện trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Tính chất cơ lý của lớp bazan tại khu vực

1.1.1.4. Động đất
Công trình nằm trong vùng động đất cấp 5 theo tài liệu của Viện vật lý địa cầu
thuộc Viện khoa học và công nghệ Việt Nam.
1.1.1.5. Bậc chịu lửa và cấp công trình
- Bậc chịu lửa: Bậc II.
- Cấp công trình: Công trình công nghiệp cấp II và III.
Trong đó:
+ Các hạng mục công trình nhà xưởng chính: Cấp II
+ Các hạng mục công trình phụ trợ: Cấp III
1.1.1.6. Đặc điểm địa chất thủy văn
Nước ngầm trên lãnh thổ Đắk Nông tồn tại chủ yếu dưới 2 dạng: Nước lỗ rỗng
và nước khe nứt với trữ lượng khoảng 3,506 x 10

6
m
3
. Trong các thành tạo chứa nước
Chỉ tiêu cơ lý Đơn vị

Bazan phong
Bazan chặt
Bazan
-
Dung tr
ọng tự nhi
ên
γ
W

g/cm
3
1.677 2.672 2.431
-
Dung tr
ọng khô
γ
d

g/cm
3
1.457 2.616 2.289
-
Dung tr

ọng b
ão hòa,
γ
bh

g/cm
3
2.674 2.438
- Tỉ trọng,∆
g/cm
3
2.855 2.761
- Độ rỗng,n % 45.98 8.395 17.116
- Hệ số rỗng, e
o
0.851 0.093 0.207
- Độ bão hòa tuyệt đối % 2.250 6.538
- Cường độ chống nén khô, Rd kg/cm
2

27.9 808 378
- Cường độ chống nén bão hòa, Rs kg/cm
2

562 320
- Hệ số mềm hóa, Ksc 0.700 0.851
- Hệ số thấm, k m/day

0.006 0.007÷ 0.111



19



sự phân bố nước ngầm rất phức tạp, ít theo quy luật nhất định; độ sâu mực nước từ 5 -
15 m, có nơi sâu hơn; nguồn gốc chủ yếu là nước mưa và nước mặt; động thái biến đổi
theo mùa, dao động mực nước giữa mùa mưa và mùa khô trong đất bazan từ 0,7-8,5 m.
Nguồn nước ngầm có trữ lượng tương đối lớn, phân bố ở độ sâu 40 - 90 m. Đây
là nguồn cung cấp nước bổ sung phổ biến cho sinh hoạt, làm kinh tế vườn, trang trại.
Tuy nhiên, trên một số địa bàn núi cao thuộc các huyện Đăk R’lấp, Đăk G’long và thị
xã Gia Nghĩa nguồn nước ngầm hạn chế. Nước ngầm được khai thác chủ yếu thông
qua các giếng khoan, giếng đào.
Theo tài liệu của Liên đoàn địa chất thủy văn - địa chất công trình miền Trung:
Nước ngầm trong địa bàn chủ yếu vận động, tàng trữ trong thành tạo phun trào bazan;
độ sâu phân bố từ 15 m – 120 m; trữ lượng động tự nhiên là 0,121 l/s.km
2
, trữ lượng
khai thác Q
ktmin
=12m
3
/nđ.km
2
.
1.1.2. Điều kiện khí tượng – thủy văn
1.1.2.1. Điều kiện khí tượng
a. Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí trung bình năm trong khoảng từ 22,2÷22,8
o

C, thay đổi
không lớn theo mùa. Tháng 12 hoặc tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất. Nhiệt độ thấp nhất
đã quan trắc được là 7,6
o
C (tháng 1). Nhiệt độ cao nhất xuất hiện trong mùa khô, vào
tháng 3 hoặc 4. Nhiệt độ cao nhất đã quan trắc được là 36,6
o
C (tháng 4).
Bảng 1.3. Nhiệt độ trung bình tháng, năm, cao nhất, thấp nhất tuyệt đối,
o
C - Trạm khí
tượng Đắk Nông (1978-2008)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Trung bình

20,2 21,4

23,0

23,9

23,9

23,2 22,8

22,7 22,7 22,4 21,7 20,4 22,3
Max 33,5 35,7

36,4


36,6

35,6

33,5 33,0

32,0 32,4 31,6 32,1 32,8 33,6
Min 7,6 7,8

9,5

13,2

17,0

16,6 17,1

17,0 16,4 8,5 10,7 8,3 7,6

b. Độ ẩm
Độ ẩm trung bình năm khá cao, xấp xỉ 85%. Trong thời kì khô hạn nhất trong
năm (tháng 1÷3), độ ẩm dao động trong phạm vi 76÷78%. Từ tháng 6 đến tháng 10 là
thời kì có độ ẩm cao nhất trong năm, trên 90%. Độ ẩm thấp nhất đã quan trắc được là
10% (tháng 2-1978).
20



Bảng 1.4. Độ ẩm không khí(%) - Trạm khí tượng Đắk Nông (1978-2008)
Tháng I II III IV V VI VII


VIII

IX X XI XII

TB
năm
Trung bình 78 76 77 82 87 90 91 92 91 88 83 79 84,5
Min 36 29 28 35 48 59 58 58 55 50 47 41 45,3

c. Gió và hướng gió
Gió thịnh hành trong mùa Hè là gió Tây – Nam (12,3%), gió Đông – Bắc
thường thịnh hành vào mùa Đông (17,9%). Vận tốc gió trung bình từ 2,4÷ 5,4 m/giây.
Khu vực dự án hầu như không chịu ảnh hưởng của bão.
Bảng 1.5. Tốc độ gió lớn nhất 8 hướng (m/s) - Trạm khí tượng Đắk Nông
P(%) 1 2 3 4 5 10 20 50
N 21,0 19,4 18,5 17,8 17,3 15,7 14,0 11,4
NE 31,3 28,8 27,4 26,4 25,6 23,0 20,4 16,4
E 22,1 20,0 18,7 17,9 17,2 15,0 12,7 9,3
SE 24,3 21,9 20,5 19,5 18,7 16,2 13,6 9,6
S 23,5 21,2 19,9 18,9 18,2 15,9 13,5 9,8
SW 32,6 29,5 27,8 26,5 25,5 22,4 19,1 14,2
W 22,9 21,1 20,0 19,3 18,7 16,8 14,9 11,9
NW 22,3 20,3 19,2 18,4 17,8 15,7 13,7 10,5

Bảng 1.6. Tần suất gió 8 hướng tại Trạm khí tượng Đắk Nông

ớng

N


NE

E

SE

S

SW

W

NW

Calm

T
ần suất %

4,5

17,9

2,8

1,2

2,2


12,3

5,3

1,7

52,2


d. Bốc hơi
Lượng bốc hơi trung bình năm khoảng 90 ÷ 920 mm. Lượng bốc hơi trong các
tháng giữa mùa khô (tháng 1÷3) đến vượt 100 mm. Trong các tháng mùa mưa, lượng
bốc hơi giảm thấp, chỉ khoảng 40 ÷ 55 mm.
Bảng 1.7. Tổng lượng bốc hơi tháng (mm) - Trạm khí tượng Đắk Nông (1978-2008)
Tháng

I II III IV V VI VII VIII

IX X XI XII

TB
năm
Trung
bình
106,4

112,7

119,9


93,1

71,3

53,3

54,4

46 43,6

62

75,2

92 904,8


21



e. Mưa
Lượng mưa trung bình năm dao động trong phạm vi 2400 ÷ 2500 mm, phân hóa
thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 3 năm sau. Lượng mưa mùa mưa chiếm 90% lượng mưa năm. Lượng mưa trong
các tháng mùa mưa thay đổi trong khoảng 250÷450 mm, trong đó các tháng 7, 8, 9 có
lượng mưa lớn nhất, thường trên 400 mm.
Bảng 1.8. Lượng mưa tại Đắk Nông
Chuỗi


Trạm
Đắk
Nông

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Tổng 7,1

66,1

84,1

205,2

229,9 257,1

518,0

573,4

469,1

338,7

76,5 -
Max 4,3

26,7

24,5


35,9 54,3 73,8 55,6 86,5 84,2 62,0 20,3 0
Ngày

20 18 6 18 10 2 10 4 17 14 11
Số
ngày
mưa
4 9 17 20 23 28 26 29 25 21 12 0
Lượng mưa ngày lớn
nhất
86,5 mm Ngày 4 tháng

VIII
1978-
2008
Đặc
trưng

Lượng mưa năm 2825,2

mm Số ngày có mưa 214 ngày



Bảng 1.9. Lượng mưa tháng tại Đắk Nông
Chuỗi

Trạm
Đắk

Nông

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Tổng
Bình
quân
14,5 42,3 92,1 167,0 263,9 348,1 394,3 454,9 395,1 275,8 75,1 26,8 2549,9
Max
70,1 283,8 212,9 558,9 548,9 533,8 807,9 751,3 622,1 521,9 271,6 103,0 3772,6
1978-
2008
Min
0,0 0,0 7,9 31,0 109,5 178,4 255,1 147,2 178,0 125,0 1,5 0,0 1967,3

Bảng 1.10. Lưu lượng trung bình tháng tại trạm Đắk Nông
Chuỗi

Trạm
Đắk
Nông

I II III IV V VI VII

VIII

IX X XI XII
TB
năm
1978-
2008
Trung

bình
3,21 2,11 1,72 2,07 4,00 8,85 15,13

33,22

36,15

28,97

12,12

6,22 12,81

Trung bình mỗi năm có khoảng 200 ngày mưa. Thời gian từ tháng 4 đến tháng
10, trung bình mỗi tháng có trên 15 đến 20 ngày mưa, trong đó thời gian từ tháng 7
đến tháng 9, trung bình mỗi tháng có đến 26 đến 28 ngày mưa.
22



f. Bức xạ, nắng, mây
Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm khá cao, đạt 159,5 kcal/cm
2
.
Trong các tháng mùa khô, lượng bức xạ tổng cộng trung bình tháng dao động trong
năm khoảng 15-18 kcal/cm
2
. Tháng 3 có lượng bức xạ tổng cộng cao nhất hàng năm.
Lượng bức xạ tổng cộng trung bình trong các tháng mùa mưa giảm thấp, khoảng 10-13
kcal/cm

2
. Tháng 10 có lượng bức xạ tổng cộng thấp nhất trong năm.
Bảng 1.11. Lượng bức xạ trung bình các tháng trong năm
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

Lượng bức xạ

15,4

16,0

18.0

14,6

12,8

10,2

12.9

13.0

10,7

9,8 11,3

14,8

159,5



Số giờ nắng trung bình hàng năm dao động trong phạm vi 2.200-2.300 giờ. Số
giờ nắng trong các tháng mùa khô hầu hết đều trên 200 giờ, cao nhất trong tháng 3
(258,8 giờ), trong các tháng mùa mưa từ 130-190 giờ. Số giờ nắng trong tháng 9 thấp
nhất trong năm.
Bảng 1.12. Số giờ nắng trung bình tháng và năm (giờ) Trạm khí tượng ĐăkNông
(1979-1999)
Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Số giờ
nắng
257,4237,4

258,8202,7190,6148,4159,8 137,3

133,3

142,1

173,6

219,5

2261,1


Lượng mây tổng quan trung bình năm là 6,3, đạt trên 7,0 trong các tháng giữa
mùa mưa (6, 7, 8, 9) và ở mức 4,0 ÷ 5,0 trong các tháng mùa khô.

1.1.2.2. Điều kiện thủy văn
Khu vực dự án nằm ở thượng nguồn sông Đồng Nai với nhánh chính là suối
Đăk R’Tih có diện tích lưu vực 718 km
2
, chiều dài suối 65 km. Lưu lượng trung bình
tại tuyến đập thủy điện Đắk R’Tih là 30,4 m
3
/s, tương ứng với modul dòng chảy năm
42,4 l/s.km
2
.
Dòng chảy phân phối không đều trong năm và biến đổi theo mùa: mùa lũ và
mùa cạn.
Mùa lũ kéo dài trong 5 tháng, từ tháng 7 đến tháng 11. Thời gian bắt đầu mùa lũ
chậm hơn so với thời gian mùa mưa tới 3 tháng, nhưng thời gian kết thúc của mùa lũ
23



chậm hơn 1 tháng so với mùa mưa. Lượng dòng chảy trong các tháng mùa lũ chiếm
khoảng 81 ÷ 84% lượng dòng chảy năm. Ba tháng liên tục có lượng dòng chảy lớn
nhất (tháng 8 đến tháng 10) chiếm đến 63 ÷ 67% lượng dòng chảy năm. Đỉnh lũ lớn
nhất trong năm thường xuất hiện trong tháng 9. Môđun đỉnh lũ lớn nhất đã quan trắc
được là M
max
= 248 l/s.km
2
, xuất hiện trong trận mưa lớn tháng 7 – 1999, có lượng
mưa 1 ngày lớn nhất đo được là H1n.max = 325,4 mm. Tháng 9 cũng là tháng có
lượng nước lớn nhất trong năm, chiếm khoảng 23 ÷ 24% lượng dòng chảy năm.

Bảng 1.13. Phân phối dòng chảy trong năm trên suối Đăk R’Tih tại tuyến đập thủy
điện Đăk R’Tih (Đơn vị tính: m
3
/s)
Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB
Q
TB
7,24

3,86

2,94

3,43

6,92

19,7

31,4

81,8

87,6

73,8

30,8


15,2

30,4


Mùa cạn kéo dài 7 tháng, từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, có lượng dòng chảy
chỉ chiếm khoảng 16- 19% lượng dòng chảy năm. Ba tháng liên tục có lượng dòng
chảy nhỏ nhất (tháng 2 đến tháng 4) chỉ chiếm khoảng 3 – 4% lượng dòng chảy năm.
Tháng 3, thường xuất hiện lưu lượng nhỏ nhất trong năm và cũng là tháng có lượng
dòng chảy thấp nhất trong năm, chiếm không quá 1% lượng dòng chảy năm. Bảng
1.14 trình bày một số đặc trưng dòng chảy mùa cạn trên suối Đắk R’Tih tại tuyến đập
thủy điện
Bảng 1.14. Đặc trưng dòng chảy mùa cạn - suối Đăk R’Tih
Mùa cạn(12-6) Ba tháng nhỏ nhất(2-4) Tháng nhỏ nhất(3)
Q
m
3
/s
M
l/s/km
2
% so
với
năm
Q
m
3
/s
M

l/s/km
2
% so
với
năm
Q
m
3
/s
M
l/s/km
2
% so
với
năm

8,47 11,8 16,3 3,41 4,75 2,8 2,94 4,09 0,80

Ngoài ra còn có các suối Đăk Yao, Đăk Drung, Đăk R’lấp, Đăk R’Keh có nước
chảy quanh năm; hồ Cầu Tư dung tích khoảng 1,12 triệu m
3
và hồ Nhân Cơ dung tích
khoảng 0,3 triệu m
3
, phục vụ cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu.
Nhìn chung, lưu vực có tiềm năng nguồn nước mặt khá phong phú vào mùa
mưa, việc sử dụng nước cho các mục đích khá dồi dào, đặc biệt là sử dụng nước mặt
24




phục vụ việc tuyển quặng. Vào mùa kiệt, việc sử dụng nguồn nước mặt cho các mục
đích thường gặp khó khăn, nên cần có biện pháp tích nước và phân bố nguồn nước một
cách hợp lý. Với sự phân bậc địa hình nên khả năng đắp, nâng cấp các hồ đập xung
quang khu vực dự án để tích nước mặt dự trữ phục vụ sản xuất trong những tháng có
dòng chảy kiệt là thuận lợi.
Dự án dự kiến sẽ nâng cấp đập hồ Cầu Tư lên dung tích chứa 11 ÷ 12 triệu m
3

nước nhằm tích nước phục vụ sản xuất (nước cấp cho Nhà máy tuyển) trong mùa kiệt.
Việc nâng cấp này được tính toán xác định không ảnh hưởng đến nguồn nước mặt của
khu vực cũng như phía hạ du (vì lưu vực hứng nước của hồ Cầu Tư khoảng 25 km
2
,
bằng 3,48% lưu vực suối Đăk R’Tih là 718 km
2
, bằng 0,068% lưu vực sông Đồng Nai
là 36.800 km
2
). Việc tính toán nâng cấp còn tạo ra khoảng 2 ÷ 3 triệu m
3
nước phục vụ
nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người dân tại các khu vực lân cận.
Bên cạnh Nhà máy alumin, Dự án dự kiến xây dựng hồ Sinh thái (diện tích
khoảng 15 ha, dung tích chứa nước khoảng 0,2 triệu m
3
) nhằm điều hoà không khí, tạo
cảnh quan, sinh thái khu vực, đồng thời đây cùng là nguồn nước dự trữ phục vụ sản
xuất nông nghiệp của dân cư khu vực lân cận.
Tóm lại, việc triển khai Dự án chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến nguồn nước

mặt, nước ngầm. Bên cạnh đó, Chủ dự án còn tính toán nâng thêm sức chứa của các hồ
chứa nước nhằm đáp ứng đủ nhu cầu nước cho Dự án, đồng thời tạo ra lượng nước
đáng kể phục vụ sản xuất nông nghiệp tại các khu vực lân cận trong thời gian mùa
kiệt, mang lại lợi ích thiết thực cho dân cư trong khu vực.
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Đăk R’lấp
a. Điều kiện kinh tế
Theo niên giám thống kê năm 2007, huyện Đăk R’lấp có diện tích là 634 km
2
;
dân số 66.110 người, với mật độ 104,27 người/km
2
. Trong đó có 7.227 người sống ở
thành thị còn 58.883 người sống ở nông thôn, có 3.789 người lao động trong các cơ sở
kinh tế cá thể phi nông lâm nghiệp.
Theo báo cáo sơ kết 9 tháng đầu năm 2009 của UBND huyện Đăk R’lấp:
- Sản xuất nông lâm nghiệp: Diện tích cây lương thực, hoa màu 1.030 ha.
25



- Các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình khuyến nông, mô hình chăn
nuôi triển khai có hiệu quả, các mô hình phù hợp đang tiến hành nhân rộng. Đang triển
khai thực hiện mô hình: nuôi rắn ri voi và cá lăng đỏ, lợn rừng lai,
- Thương mại dịch vụ: Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 9
tháng đầu năm đạt 27 tỷ 114 triệu đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch
vụ 460 tỷ 550 triệu đồng; doanh thu bưu điện 1 tỷ 712 triệu đồng; lượng khách vận
chuyển 368 nghìn người, khối lượng hàng vận chuyển 72 nghìn tấn.
- Công tác thu - chi ngân sách: Tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng đầu năm
2009 được 64 tỷ 082 triệu đồng đạt 50% so với dự toán tỉnh giao, trong đó: thu ngân

sách trên địa bàn: 48 tỷ 454 triệu đồng gồm: thu thuế phí và lệ phí 42 tỷ 336 triệu
đồng, đạt 46%, trong đó một số khoản thu đạt thấp như: thu từ doanh nghiệp quốc
doanh đạt 56%, thu từ khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 46%, thu lệ phí
trước bạ đạt 28%, thuế nhà đất 21%, thu phí và lệ phí xã hưởng 62%; thu biện pháp tài
chính 3 tỷ 748 triệu đồng đạt 97%; thu huy động đóng góp 2 tỷ 370 triệu đồng; nguồn
năm trước chuyển sang 13 tỷ 258 triệu đồng. Tổng chi ngân sách huyện, xã 73 tỷ 698
triệu đồng đạt 59% trong đó: chi đầu tư phát triển 15 tỷ 770 triệu đồng đạt 106%; chi
thường xuyên 53 tỷ 139 triệu đồng đạt 71%; chi chương trình mục tiêu quốc gia và
chương trình 135: 4 tỷ 265 triệu đồng đạt 66%.
b. Điều kiện xã hội
+ Công tác giáo dục và đào tạo
Tổng số học sinh bậc mầm non, tiểu học và trung học cơ sở đầu năm học
17.625 học sinh. Đội ngũ giáo viên hiện có 769 giáo viên. Số lượng giáo viên còn
thiếu so với nhu cầu.
Bậc trung học phổ thông có 3 trường, 72 lớp với 2.926 học sinh. Mặc dù là một
địa phương thuộc diện “vùng sâu, vùng xa”, công tác giáo dục – đào tạo đã được chú ý
phát triển hướng tới sự nâng cao dân trí trong cộng đồng dân tộc ít người.
+ Công tác y tế
Tổng số bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện 36.324 lượt,
trong đó khám bệnh BHYT 14.939 lượt, trẻ em dưới 6 tuổi được 27.106 lượt. Chương

×