Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

cơ cấu đầu tư tại việt nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.63 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA KINH TẾ & KẾ TOÁN
ĐỀ TÀI: CƠ CẤU ĐẦU TƯ
VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ HƠP LÝ

Giảng viên hướng dẫn : Hoàng Thị Hoài Hương
Nhóm thực hiện : Nhóm 5
Lớp : Kinh tế đầu tư K34-B

1
Danh sách nhóm 5
1. Lê Nguyên Quỳnh Thư (Nhóm trưởng)
2. Lê Ngô Xuân Hồng
3. Nguyễn Ngọc Khương
4. Bùi Thị Phương Dung
5. Nguyễn Đức Tài
6. Nguyễn Văn Minh
7. Trần Kim Huyền
8. Phạm Thị Kim Hoàng
MỤC LỤC
2
Nền kinh tế đang vận động không ngừng đòi hỏi từng quốc gia phải từng bước hội
nhập vào nền kinh tế thế giới, để giảm khoảng cách của sự nghèo nàn với các nước tư bản
phát triển. Đặc biệt trong những năm gần đây khu vực CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG là
khu vực kinh tế có thể nói là năng động nhất trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia nằm
trong khu vực này và cũng chịu ảnh hưởng của quy luật phát triển. Trong mỗi quốc gia thì
đầu tư phát triển là một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế và giải quyết
nhiều vấn đề xã hội vì hoạt động này trực tiếp làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động, tài
sản trí tuệ và số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời góp phần quan trọng
vào việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao mức sống dân cư và
mặt bằng dân trí; bảo vệ môi trường sinh thái và đưa các chương trình phát triển kinh tế - xã


hội khác vào cuộc sống. Hoạt động đầu tư phát triển có liên quan đến nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực và do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện cùng với sự tác động của nhiều nhân tố .
Chính sự khác nhau đó tạo nên cơ cấu đầu tư. Vì vậy có thể nói cơ cấu đầu tư là khung
xương của đầu tư phát triển. Cơ cấu đầu tư có hợp lý và vững chắc thì hoạt động đầu tư phát
triển mới có thể đạt được hiệu quả cao.
Do nhận thức được vai trò quan trọng của đầu tư phát triển cũng như cơ cấu đầu tư
hợp lý như vậy nên trong những năm vừa qua đã có nhiều chính sách và giải pháp khơi dậy
nguồn nội lực và tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để huy động vốn cho đầu tư phát
triển, tuỳ vào từng điều kiện bên trong và bên ngoài mà xây dựng một cơ cấu đầu tư hợp lý
phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.
Tuy vậy, việc thu hút, sử dụng và phân bổ vốn đầu tư phát triển vẫn còn tồn tại nhiều
bất cập, cơ cấu đầu tư chưa tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư đạt hiệu quả cao nhất đòi hỏi
cần phải tìm hiểu nghiên cứu để có được sự đánh giá về những kết quả đã đạt được, những
hạn chế từ đó tìm ra những định hướng, giải pháp nhằm điều chỉnh và xây dựng cơ cấu đầu
tư Việt Nam ngày càng hợp lý hơn.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng em xin mạnh dạn đưa ra một vài nhận xét và
giải pháp chủ quan của mình nhưng do khả năng có hạn, chúng em không tránh khỏi những
sai lầm thiếu sót, mong cô thông cảm và góp ý cho chúng em!
3
CHƯƠNG I : CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU
ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÝ
1. KHÁI NIỆM VỀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ VÀ CƠ CẤU ĐẦU TƯ HỢP LÝ:
- Cơ cấu đầu tư : là cơ cấu các yếu tố cấu thành đầu tư như cơ cấu về vốn, nguồn
vốn, cơ cấu huy động và sử dụng vốn… quan hệ hữu cơ, tương tác qua lại giữa các bộ phận
trong không gian và thời gian, vận động theo hướng hình thành một cơ cấu đầu tư hợp lý và
tạo ra những tiềm lưc lớn hơn về mọi mặt kinh tế-xã hội.
- Cơ cấu đầu tư hợp lý : là cơ cấu đầu tư phù hợp với các qui luật khách quan, các
điều kiện kinh tế-xã hội của từng cơ sở, ngành, vùng và toàn nền kinh tế, có tác động tích
cực đến việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý hơn, khai thác và sử dụng
hợp lý các nguồn lực trong nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập, phù hợp với xu thế kinh tế,

chính trị của thế giới và khu vực.
2. PHÂN LOẠI CƠ CẤU ĐẦU TƯ.
2.1 Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn.
- Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn hay cơ cấu nguồn vốn đầu tư thể hiện quan hệ tỷ lệ
của từng loại nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư xã hội hay nguồn vốn đầu tư của doanh
nghiệp và dự án.
- Trên phạm vi quốc gia, một cơ cấu nguồn vốn hợp lý là cơ cấu phản ảnh khả năng
huy động tối đa mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, phản ánh khả năng sử dụng hiệu
quả cao mọi nguồn vốn đầu tư, là cơ cấu thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng của nguồn
vốn đầu tư từ ngân sách, tăng tỷ trọng nguồn vốn tín dụng ưu đãi và nguồn vốn của dân cư.
Cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư xã hội, cơ cấu nguồn vốn ngày càng đa dạng hơn, xóa
bỏ bao cấp trong đầu tư, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và
chính sách huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Một số loại nguồn vốn chủ yếu:
2.1.1 Vốn trong nước:
a) Vốn ngân sách nhà nước:
Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được hình thành từ nhiều nguồn thu khác nhau
như thuế, phí tài nguyên, bán hay cho thuê các tài sản thuộc sở hữu của nhà nước Đây
chính là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư. Nguồn vốn này giữ một vai trò quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Nó thường được sử dụng
cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ các dự án đầu tư
vào lĩnh vực cần tham gia của nhà nước.
Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung phí đầu tư cho cơ sở kết cấu
hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các nghành then chốt trên cơ sở đó tạo môi
trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế(có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các
doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ
cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện
cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển
4

của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang
cơ cấu mới hợp lý hơn.
Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước sẽ chi cho các khoản trợ giúp trực tiếp dành cho
những người có thu nhập thấp, thất nghiệp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã
hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu,các khoản chi phí để
thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào lũ lụt. Đối
với các hoạt động quốc phòng và an ninh quốc gia thì ngân sách nhà nước là nguồn cung
chủ yếu không thể thiếu.
b) Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước:
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ
phương thức cấp phát vốn ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả
năng thu hồi vốn trực tiếp. Tín dụng nhà nước về thực chất có thể coi như một khoản chi
của ngân sách nhà nước, vì cho vay theo lãi suất ưu đãi, tức lãi suất cho vay thường thấp
hơn lãi suất trên thị trường tín dụng, nên Nhà nước phải dành ra một phần ngân sách trợ cấp
bù lãi suất. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có tác dụng tích cực trong
việc giảm đáng kể bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước về chi ngân sách nhà nước trong điều
kiện ngân sách còn hạn hẹp, đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của người sử dụng
vốn. Vì cơ chế của tín dụng là đi vay có hoàn trả kèm lãi suất, nên dưới áp lực này buộc các
đối tượng vay vốn phải tăng cường hạch toán kinh tế, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các
khoản vay để bảo đảm khả năng thanh toán nợ.
Ngoài ra, nguồn vốn này còn có 1 vai trò đáng kể trong việc phục vụ công tác quản
lý và điều tiết kinh tê vĩ mô: không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn thực
hiện cả mục tiêu phát triển xã hội. Khả năng điều tiết nền kinh tế của Nhà nước sẽ ngày
càng được cải thiện khi các khoản vay được hoàn trả thay vì việc cấp phát không hoàn lại
như trước đây, cho nên đầu tư của Nhà nước vào các ngành then chốt, các vùng trọng điểm,
các vùng khó khăn tăng lên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội của toàn bộ nền
kinh tế.
c)Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước:
Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài
sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước. Theo Bộ kế hoạch đầu tư, nguồn

vốn của Doanh nghiệp nhà nước tự đầu tư chiếm khoảng 14 – 15% tổng vốn đầu tư toàn xã
hội. Vai trò chủ yếu của nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước là đầu tư chiều
sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền công nghệ của doanh
nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy
động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi
trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu
quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, chống lạm phát
d) Vốn đầu tư của tư nhân và dân cư:
Nguồn vốn của khu vực tư nhân bao gồm : phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy
của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Chúng đóng một vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề, phát
triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và vận tải trên các địa phương.
Kinh tế dân doanh lại là khu vực phát triển rất nhanh và năng động, tạo ra công ăn việc làm
cho nền kinh tế.Với việc xây dựng lại các nghành nghề thủ công truyền thống sẽ giải quyết
5
thất nghiệp tại các vùng nông thôn, huy động nhiều nguồn lực xã hội tập trung đầu tư sản
xuất, kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đối với các doanh nghiệp dân
doanh, phần tích luỹ của các doanh nghiệp này có đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn
của toàn xã hội. Ở một mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là một trong những nguồn
tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển
kinh tế.
2.1.2 Nguồn vốn nước ngoài:
a) Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài( FDI):
Đầu tư trực tiếp nước ngoài : là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư của quốc gia
này (thường là một công ty hay một cá nhân cụ thể) mang các nguồn lực cần thiết sang một
quốc gia khác để thực hiện đầu tư; chủ đầu tư trực tiếp tham gia vào quá trình khai thác kết
quả đầu tư và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn của mình theo quy định của quốc
gia nhận đầu tư.
FDI đầu tư cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. Đây là
nguồn vốn lớn, có ý nghĩa quan trọng trong đầu tư và phát triển kinh tế không chỉ đối với

các nước nghèo mà kể cả các nước có nền công nghiệp phát triển.
Nguồn vốn FDI có đặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác
là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh nợ cho các nước tiếp nhận. Thay vì nhận
lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư
hoạt động có hiệu quả cao. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài
nguyên kinh doanh vào nước tiếp nhận vốn nên có thể thúc đẩy việc mở rộng và phát triển
các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật và công nghệ hay
những ngành đòi hỏi cần nhiều vốn. Vì thế, nguồn vốn này có vai trò to lớn đối với quá
trình công nghiệp hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình tăng trưởng kinh tế ở những
nước tiếp nhận đầu tư.
b. nguồn vốn phát triển chính thức ODA.
ODA là nguồn vốn hổ trợ chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoảng viện trợ và
cho vay với điều kiện ưu đãi. ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém
phát triển được các các cơ quan chính thức của chính phủ trung ương và điạ phương hoặc
các cơ quan thừa hành của chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ
tài trợ. Vốn ODA phát sinh từ nhu cầu cần thiết của một quốc gia, được tổ chức quốc tế hay
nước bạn xem xét và cam kết tài trợ thông qua một hiệp định quốc tế được đại diện có thẩm
quyền hai bên nhận và hổ trợ vốn ký kết.Hiệp định ký kết hổ trợ nầy được chi phối bởi công
pháp quốc tế.
Theo cách thức hoàn trả ODA có ba loại:
+ Viện trợ không hoàn lại
Là loại ODA mà bên nước nhận không phải hoàn lại, nguồn vốn nầy nhằm để thực hiện các
dự án ở nước nhận vốn ODA, theo sự thoả thuận trước giữa các bên. Có thể xem viện trợ
không hoàn lại như một nguồn thu ngân sách của nhà nước, được cấp phát lại theo nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Viện trợ không hoàn lại chiếm 25% tổng số ODA trên thế giới và được ưu tiên cho những
dự án về các lãnh vực như y tế, dân số, giáo dục, môi trường
6
+ Viện trợ có hoàn lại (còn gọi là tín dụng ưu đãi)
Vốn ODA với một lãi suất ưu đãi và một thời gian trả nợ thích hợp, tín dụng ưu đãi chiếm

một tỉ trọng lớn trong tổng số vốn ODA trên thê giới. Nó không được sử dụng cho mục tiêu
xã hội, môi trường mà thường được sử dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lãnh
vực giao thông vân tãi, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng làm nền tảng vững chắc cho ổn
định và tăng trưởng kinh tế.
+ ODA cho vay hỗn hợp
Là loại ODA kết hợp hai dạng trên, bao gồm một phần không hoàn lại và tín dụng ưu đãi.
c)Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế.
Đây là nguồn vốn mà các nước nhận vốn vay từ các ngân hàng thương mại quốc tế
với một mức lãi suất nhất định. Sau một thời gian, các nước này phải hoàn trả cả vốn và
lãi,các ngân hàng thương mại quốc tế sẽ thu được lợi nhuận từ lãi suất của khoản vay. Chủ
đầu tư nước ngoài thu lợi nhuận thông qua lãi suất ngân hàng cố định theo khế ước vay, độc
lập với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vay, có quyền sử dụng những tài sản đã thế
chấp hoặc yêu cầu cơ quan bảo lãnh thanh toán khoản vay trong trường hợp bên vay không
có khả năng thanh toán. Các ngân hàng cung cấp vốn tuy không tham gia vào hoạt động của
doanh nghiệp, nhưng trước khi nguồn vốn được giải ngân thì họ đều nghiên cứu tính khả thi
của dự án đầu tư, có yêu cầu về bảo lãnh thế chấp các khoản vay để giảm rủi ro.
d) Nguồn vốn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
Là nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán trên thế giới, bằng việc bán trái
phiếu, cổ phiếu của chính phủ, các công ty trong nước ra nước ngoài. Có thể huy động vốn
với số lượng lớn, trong thời gian dài để đáp ứng nhu cầu về vốn cho nến kinh tế mà không
bị ràng buộc bởi các điều kiện về tín dụng quan hệ cho vay để gây sức ép với nước huy
động vốn trong các quan hệ khác.
Tạo điều kiện cho cho nước tiếp nhận vốn tiếp cận với thị trường vốn quốc tế . Với
việc trực tiếp tham gia thị trường vốn quốc tế, đây sẽ là cơ hội tốt để thúc đẩy THỊ
TRƯỜNG CK trong nước phát triển trong tương lai. Đối với hình thức huy động này, người
đi vay có thể tang thêm tính hẫp dẫn bằng cách đưa ra một số yếu tố kích thích. Khả năng
thanh toán cao do có thể mua bán, trao đổi trên thị trường thứ cấp, chính vì vậy hình thức
này tương đối hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
2.2. Cơ cấu vốn đầu tư.
- Cơ cấu vốn đầu tư thể hiện qua hệ tỷ lệ giữa từng loại vốn trong tổng vốn đầu tư xã

hội, vốn đầu tư của doanh nghiệp hay của 1 dự án.
- Một cơ cấu vốn đầu tư hợp lý là cơ cấu mà vốn đầu tư được ưu tiên cho bộ phận
qua trọng nhất, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đầu tư và nó thường một tỷ trọng cao trong
tổng vốn đầu tư.
-Trong thực tế, có một số cơ cấu đầu tư quan trọng cần được chú ý xem xét như: cơ
cấu kỹ thuật của vốn (vốn xây lắp và vốn máy móc thiết bị trong tổng vốn đầu tư); Cơ cấu
vốn đầu tư cho hoạt động XD cơ bản, công tác nghiên cứu triển khai công nghệ và khoa
học, vốn đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực, tái tạo tài sản lưu động và những chi phí khác
(chi phí quảng cáo, tiếp thị…); Cơ cấu vốn đầu tư theo quá trình lập và thực hiện dự án như
chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư…
7
2.3. Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành.
- Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành là cơ cấu thực hiện đầu tư cho từng nghành
kinh tế quốc dân cũng như trong từng tiểu ngành, thể hiện việc thực hiện chính sách ưu tiên
phát triển, chính sách đầu tư đối với từng ngành trong một thời kỳ nhất định. Cơ cấu đầu tư
theo ngành thể hiện mối tương quan tỷ lệ trong việc huy động và phân phối các nguồn lực
cho các ngành hoặc các nhóm ngành của nền kinh tế và các chính sách,công cụ quản lý
nhằm đạt được mối tương quan trên. Ngoài ra nó còn thể hiện việc thực hiện chính sách ưu
tiên phát triển, chính sách đầu tư đối với từng ngành trong một thời kỳ nhất định. Có nhiều
cách phân loại cơ cấu đầu tư theo ngành.
- Sau đây là ba cách tiếp cận thông thường:
+ Phân chia theo cách truyền thống: Nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây
dựng, dịch vụ: Mục đích là đánh giá, phân tích tình hình đầu tư. Nước ta hiện nay đang ưu
tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ để đạt được mục tiêu CNH – HĐH của Đảng đề ra.
Bên cạnh đó nông nghiệp nông thôn cũng phải được đầu tư phát triển một cách hợp lý vì
ngành nông nghiệp vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế và lao
động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ trọng cao.
+ Phân chia theo nhóm ngành kết cấu hạ tầng và sản xuất sản phẩm xã hội: Nghiên cứu tính
hợp lý của đầu tư cho từng nhóm ngành. Đầu tư cho kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước
với một tỷ lệ hợp lý để đạt được tăng trưởng.

+ Phân chia theo khối ngành: Khối ngành chủ đạo và khối ngành còn lại. Đầu tư phải đảm
bảo tương quan hợp lý giữa hai khối ngành này để duy trì thế cân bằng giữa những sản
phẩm chủ đạo và những sản phẩm của các ngành khác. Nhờ đó nền kinh tế phát triển một
cách cân đối, tổng hợp và bền vững.
2.4. Cơ cấu đầu tư phát triển theo địa phương, vùng lãnh thổ.
- Cơ cấu đầu tư theo địa phương và vùng lãnh thổ là cơ cấu đầu tư theo không gian,
phản ánh tình hình sử dụng nguồn lực địa phương và phát huy lợi thế cạnh tranh của từng
vùng.
- Một cơ cấu đầu tư theo địa phương hay vùng lãnh thổ được xem là hợp lý nếu nó
phù hợp với yêu cầu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát huy lợi thế sẵn có của địa
vùng trong khi vẫn đảm bảo hỗ trợ, tạo điêu kiên thuận lợi cho sự phát triển chung của các
vùng khác, đảm bảo sự phát triển thống nhất và những cân đối lớn trong phạm vi quốc gia
và giữa các ngành. Khi nghiên cứu cơ cấu đầu tư theo vùng, lãnh thổ có thể phân tích đầu tư
giữa vùng, lãnh thổ phát triển với vùng, lãnh thổ kém phát triển hoặc phân tích cơ cấu đầu
tư theo cácvùng lãnh thổ kinh tế. Cơ cấu đầu tư theo ngành và cơ cấu đầu tư theo vùng, lãnh
thổ tuy khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cơ cấu đầu tư theo vùng,
lãnh thổ được hình thành gắn liền với cơ cấu đầu tư theo ngành và thống nhất trong mỗi
vùng kinh tế. Trong mỗi vùng, lãnh thổ lại có một số ngành được ưu tiên đầu tư, tạo ra một
cơ cấu đầu tư theo ngành riêng.
8
9
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CƠ CẤU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM
1.Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn:
Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn có thể chia ra làm ba khu vực chính là khu vực nhà
nước, khu vực tư nhân và khu vực đầu tư nước ngoài. Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khu
vực nhà nước vẫn giữ tỷ trọng lớn, đóng vai trò quyết định nhưng vốn ngân sách nhà nước
thực ra vẫn chưa cao. Khu vực tư nhân trong giai đoạn đầu chưa đóng góp nhiều cho hoạt
động đầu tư nhưng sau đó từ con số 0%, tỷ trọng đóng góp trong vốn đầu tư đã tăng lên đến
20%. Đối với khu vực đầu tư nước ngoài, trong giai đoạn vừa qua giá trị đóng góp tăng lên

đáng kể nhưng tỷ trọng thì giảm xuống, giá trị đóng góp của đầu tư nước ngoài vào GDP
khá rõ ràng vào khoảng 20%. Như vậy, chuyển biến của cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn hơn,
và có sự phát huy ở chừng mực nhất định trong phân bổ vốn.
1.1. Vốn đầu tư trong nước:
a) Vốn ngân sách nhà nước:
Là nguồn vốn được trích lập từ ngân sách nhà nước chi cho các hoạt động đầu tư.
Đây là một nguồn vốn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc
gia và thường được đầu tư cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham
gia của nhà nước.
Bảng 1: Nguồn vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước phân theo nguồn vốn.
Đơn vị: tỷ đồng
2008 2009 2010 2011 2012
Tổng số 209031 287534 316285 341555 374300
Vốn ngân sách nhà nước 129203 184941 141709 177977 205022
Vốn vay 28124 40418 115864 114085 121323
Vốn của các doanh nghiệp
nhà nước và nguồn vốn khác
51704 62175 58712 49483 47955
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn phân theo khu vực nhà nước (%)
Năm
Vốn ngân sách nhà
nước
Vốn vay Vốn của các doanh nghiệp nhà
nước và nguồn vồn khác
2008 61.8 13.5 24.7
2009 64.3 14.1 21.6
2010 44.8 36.6 18.6
2011 52.1 33.4 14.5
2012 54.8 32.4 12.8
10

Trích: Tổng cục Thống kê.
Theo 2 bảng số liệu trên, ta thấy vốn đầu tư từ nguồn Ngân sách Nhà nước chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng số vốn từ khu vực Nhà nước. Thật vậy,tỷ trọng vốn ngân sách
trong tổng số vốn đầu tư của khu vực nhà nước có xu hướng giảm trong giai đoạn từ(2008-
2012)là 61.8% xuống 54.8% ,nhưng vốn vay có xu hướng tăng từ 13.5% lên 32.4%,con
nguồn vốn của cac doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn khác lên xuống bất định.
Từ đó ta thấy được nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng có xu hướng giảm
để cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế,đẩy mạnh sản
xuất.Còn về nguồn vốn khac với mục đich: Dự toán thu cân đối NSNN năm 2012 là
740.500 tỷ đồng. Tuy những tháng cuối năm thu NSNN vẫn rất khó khăn nhưng với quyết
tâm cao, nên thực hiện thu ngân sách cả năm đạt 743.190 tỷ đồng, bằng 100,4% dự toán; tỷ
lệ huy động thu nội địa (trừ thu tiền sử dụng đất, tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước) đạt
14,3% GDP. Cụ thể, tổng vốn đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân từ
nguồn ngân sách nhà nước và TPCP là 432.787 tỷ đồng.Theo báo cáo của Bộ Tài chính,
trong 8 tháng đầu năm, công tác tổ chức điều hành NSNN đã được triển khai tích cực, chủ
động. Tổng thu cân đối NSNN tháng 8 ước đạt 50.100 tỷ đồng, giảm 22.900 tỷ đồng (-
31,4%) so với mức thực hiện tháng 7; Lũy kế đến hết tháng 8/2013, tổng thu NSNN ước đạt
484.820 tỷ đồng, bằng 59,4% dự toán , tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2012; Tổng chi
NSNN tháng 8 ước đạt 75.000 tỷ đồng; lũy kế chi 8 tháng đầu năm ước 604.670 tỷ đồng,
đạt 61,8% dự toán, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2012; Bội chi NSNN tháng 8 ước 24.900
tỷ đồng; lũy kế 8 tháng đầu năm 119.850 tỷ đồng, xấp xỉ 74% mức bội chi Quốc hội quyết
định đầu năm.
Đối với huy động vốn cho NSNN, trong tháng 8/2013 (từ 15/7 đến 15/8) đã tổ chức
4 phiên đấu thầu tín phiếu; 4 phiên đấu thầu trái phiếu, kết quả huy động đạt: 5.815 tỷ đồng.
Tính đến ngày 22/8/2013, đã tổ chức huy động được 134,82 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính
phủ, đạt 69,1% nhiệm vụ huy động vốn trong nước để bù đắp bội chi NSNN và cho đầu tư
phát triển năm 2013 (TPCP).Quy mô đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước trong thập niên
qua duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số và đã giảm tốc trong thời gian gần đây. Cụ
thể, mức tăng trung bình của đầu tư sử dụng vốn nhà nước đạt 12,68%/năm giai đoạn 2001 -
2005, 11,54%/năm giai đoạn 2006 - 2010, và giảm xuống còn xấp xỉ 6% trong 2 năm 2011 -

2012. Về tỷ trọng của các bộ phận cấu thành, đầu tư từ NSNN chiếm tỷ trọng lớn (khoảng
40%) trong tổng đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước. Đặc biệt, những năm 2005 - 2009 và
2011, tỷ trọng vốn đầu tư từ NSNN chiếm tới trên 50%, thậm chí trên 60% tổng vốn đầu tư
nhà nước, chứng tỏ nỗ lực rất lớn trong tăng đầu tư nhà nước thông qua NSNN.
b)Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước :
Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, tức là đến giữa năm 2010, chúng tôi đã có những
con số ghi nhận hoạt động tín dụng đầu tư của VDB (Ngân hàng phát triển Việt Nam).
Hộp 7 :Báo cáo của giám đốc VDB cho thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
(Nguồn : Bài viết “Đ/c Nguyễn Tấn Dũng, UV Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ
đến thăm và làm việc tại NH Phát triển VN” của NHPT)
Ngày 11/8/2009, tổng Giám đốc NHPT Nguyễn Quang Dũng đã báo cáo với Thủ
tướng Chính phủ kết quả hoạt động trong 3 năm (2006 - 2009), trong đó nêu rõ:
11
- Tổng tài sản của NHPT hiện nay trên 170.000 tỷ đồng, tăng hơn 63% so với thời
điểm mới thành lập.
-NHPT Việt Nam đã huy động mới gần 120.000 tỷ đồng, bằng 7% vốn đầu tư toàn
xã hội cùng kỳ, gấp 1,84 lần so với thời kỳ Quỹ Hỗ trợ phát triển.
(Trong đó, vốn phát hành TPCP đạt trên 77.000 tỷ, bình quân 3 năm chiếm 55%
tổng nguồn huy động của NHPT.)
- NHPT hiện đang quản lý cho vay trên 3.970 dự án với số vốn theo hợp đồng tín dụng
gần 146.000 tỷ đồng ( gồm 86.000 tỷ đồng tín dụng đầu tư và 60.000 tỷ đồng tín dụng xuất
khẩu ).
(Về Tín dụng đầu tư, dư nợ các dự án nhóm A chiếm 45%. Tổng dư nợ tín dụng của
NHPT giai đoạn 2006 -2008 chiếm khoảng 12% tín dụng toàn thị trường và tập trung vào lĩnh
vực Công nghiệp - Xây dựng với tỷ lệ bình quân 78%/năm.)
- Các chương trình / dự án trọng điểm nổi bật là:
 Thủy điện Sơn La và các dự án về ngành điện.
 Lọc dầu Dung Quất.
 Các nhà máy xi măng, luyện thép, cơ khí trọng điểm.
 Vệ tinh Vinasat.

 Phân bón DAP Hải Phòng, đạm Ninh Bình, đạm Hà Bắc, Apatit Lào Cai, đóng tàu biển
Bảng 3 :Hoạt động huy động và sử dụng vốn tại VDB (Gồm cả tín dụng dành cho xuất
khẩu).
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng vốn giải ngân tín dụng. 39.588 tỷ đồng 56.210 tỷ đồng 45.680 tỷ đồng
Tổng số tiền huy động được. 34.992 tỷ đồng 40.230 tỷ đồng 44.000 tỷ đồng
Số tiền huy động qua trái
phiếu chính phủ
24.495 tỷ đồng 26.512 tỷ đồng
Về hoạt động nghiệp vụ tín dụng đầu tư : đến giữa năm 2010, VDB cho vay
khoảng hơn 3.200 dự án, trong đó có 127 dự án trọng điểm của Chính phủ với số vốn cam
kết theo hợp đồng tín dụng khoảng 146.000 tỷ đồng.ặc dù đạt được những kết quả tích cực
nhưng nền kinh tế hiện nay vẫn còn đang tiếp tục đối mặt với những khó khăn. Nguồn vốn
tín dụng đã có xu hướng cải thiện trong những tháng gần đây nhưng vẫn chưa thực sự thông
suốt, chủ yếu do sức cầu trong nước vẫn còn yếu, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp còn khó khăn; lạm phát tiếp tục được kiểm soát nhưng vẫn không thể chủ quan với
nguy cơ gia tăng trở lại; hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng về cơ bản an toàn
nhưng nợ xấu vẫn còn ở mức cao được tích lũy trong thời gian dài trước đây, đòi hỏi phải
thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và cần sự phối hợp chặt chẽ từ nhiều bộ, ngành liên quan.
Do vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiên định với những mục
tiêu về chính sách tiền tệ đã đặt ra. Trên cơ sở bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, Ngân
hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm mục tiêu kiểm soát
12
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng
đồng thời xử lý nợ xấu, trong đó phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành triển khai tích cực gói
30.000 tỷ đồng cho vay hỗ trợ nhà ở, khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý để đẩy
nhanh quá trình xử lý nợ xấu thông qua Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng
Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.
c) Vốn đầu tư của Doanh Nghiệp Nhà Nước:
Nhằm giúp các DNNN nâng cao hiệu quả hoạt động, thực hiện tốt hơn vai trò của

mình, và trong đó, Cổ phần hóa (CPH) hiện đang được nhắc đến như một giải pháp trọng
tâm trong tiến trình này. Hoạt động CPH trong hơn 20 năm qua tuy có những bước chuyển
mình đáng khích lệ nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập dẫn đến tiến trình CPH vẫn còn chậm
chạp. Khi tiến hành CPH một DNNN, việc thẩm định giá trị phần vốn nhà nước với mục
tiêu thu hồi các giải pháp liên quan đến hoạt động TĐG cũng không kém phần quan trọng,
góp phần thúc đẩy tiến trình tái cấu trúc DNNN diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và đúng
hướng.
 Một vài nét về hoạt động của DNNN trong thời gian qua :
Thứ nhất, về tình hình tài chính: Tình hình tài chính tại các DNNN chưa đảm bảo
được các yêu cầu về an toàn tài chính, tiềm tàng nhiều nguy cơ rủi ro và đổ vỡ một khi kinh
doanh không hiệu quả. Mức lỗ bình quân của các Tập đoàn kinh tế (TĐKT), Tổng công ty
(TCT) nhà nước còn lớn. Về cơ cấu nợ, khối DNNN chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư
nợ của hệ thống các tổ chức tín dụng. Theo đề án tái cấu trúc DNNN của Bộ Tài chính,đến
tháng 9/2011, dư nợ vay ngân hàng của các DN này là 415.347 tỷ đồng, chiếm 16,9% tổng
dư nợ tín dụng, trong đó, riêng dư nợ của 12 TĐKT lớn đã lên đến 218.738 tỷ đồng, chiếm
8,76% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng và chiếm 52,66%dư nợ cho vay khối DNNN. Dẫn
đầu là Tập đoàn Dầu khí (72.300 tỷ đồng); Tập đoàn Điện lực (62.800 tỷ đồng); Tập đoàn
Công nghiệp Than và khoáng sản (20.500 tỷ đồng); Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy
(19.600 tỷ đồng). Bên cạnh đó, có đến 30/85 tập đoàn và TCT có tỷ lệ nợ phải trả trên
vốn chủ sở hữu (D/E) cao hơn 3 lần, một số tập đoàn, TCT có tỷ lệ này trên 10 lần.
Thứ hai, hiệu quả hoạt động thấp: Trong thời gian qua, rất nhiều lĩnh vực quan
trọng được DNNN giữ thị phần lớn nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế.
Tuy có một số ngành, lĩnh vực, các thành phần kinh tế khác có thể tham gia nhưng DNNN
vẫn giữ thị phần áp đảo nên tạo ra tình trạng độc quyền. Mặt khác, tuy có nhiều lợi thế
trong việc sử dụng nguồn lực, được ưu đãi trong việc sử dụng đất đai, lãi suất nhưng hiệu
quả sử dụng thấp, lãng phí, thậm chí sai mục đích… Đầu tư trong khu vực nhà nước lớn
(Hình 1 - 2) nhưng đóng góp cho GDP, tăng trưởng GDP và ngân sách nhà nước rất nhỏ
(Hình 3). Điển hình như giai đoạn 2006 – 2010, khu vực nhà nước chiếm 44,7% trong
tỷ trọng vốn đầu tư của ba khu vực nhưng đóng góp chưa đến 1/3 GDP (27,8%), chưa
đến 1/5 cho tăng trưởng GDP (19%) và chỉ đóng góp cho ngân sách (ngoài dầu) khoảng

17%.
Thứ ba, hiệu quả của đầu tư đang giảm nhanh: DNNN phải sử dụng 2,2 đồng
vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu năm 2009, trong khi đó doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ
cần 1,2 đồng vốn và doanh nghiệp FDI là 1,3 đồng (mức trung bình của toàn bộ doanh
nghiệp VN là 1,5 đồng). Dựa vào Hình 4, trong giai đoạn 2006-2010, khu vực nhà nước
phải đầu tư nhiều hơn để vẫn giữ được 1% tăng trưởng so với giai đoạn 2000-2005.
Nói cách khác, tăng trưởng VN ngày càng đắt đỏ hơn về mặt đầu tư.
13
Thứ tư, đầu tư dàn trải: Thời gian qua, rất nhiều DNNN tập trung đầu tư theo
diện rộng, thậm chí cả lĩnh vực không phải thế mạnh của mình, dẫn đến kết quả sản xuất
kinh doanh kém. Tình trạng đó đã để lại hệ quả rất xấu cho nền kinh tế. TS. Phạm Việt
Dũng (Tạp chí Cộng sản) đã nhận định: Hiệu quả hoạt động thấp thể hiện ở chỉ tiêu ROA
và ROE của các DNNN đang thua kém từ 2 đến 3 lần so với các khu vực khác.
d)Vốn đầu tư từ tư nhân và dân :(đây chính là nguồn vốn tiết kiệm từ doanh nghiệp và
dân cư)
Tiết kiệm của doanh nghiệp:
Với khoảng vài vạn doanh nghiệp ngoài nhà nước (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các HTX) đang và sẽ đi vào hoạt động, phần tích luỹ
của các doanh nghiệp này cũng sẽ đóng góp đáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xã hội.
Thực hiện chính sách đổi mới, cơ chế mở cửa nhằm huy động mọi nguồn lực cho đầu
tư được thực hiện, trong những năm gần đây các loại hình doanh nghiệp dân doanh có
những bước phát triển mạnh mẽ. Hoạt động đầu tư từ khu vực này gia tăng mạnh mẽ. Hàng
chục ngàn doanh nghiệp được thành lập mới với số vốn hàng chục tỉ đồng (chỉ riêng 8 tháng
đầu năm 2001, có khoảng 11 ngàn doanh nghiệp mới được thành lập với số vốn 13.000 tỉ
đồng). Nhà nước cũng có những hỗ trợ thiết thực nhằm tăng cường thêm sức mạnh cho các
doanh nghiệp tư nhân. Các cuộc hội thảo liên tiếp được mở ra, mục đích là lắng nghe, tiếp
nhận ý kiến của các doanh nghiệp, từ đó tiến hành điều chỉnh luật cũng như ban hành các
chính sách mới tạo diều kiện hơn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng khả năng
cạnh tranh khi hội nhập quốc tế và khu vực. Đặc biệt là với các doanh nghiệp có quy mô
vừa và nhỏ, các dự án hỗ trợ về luật, nghiệp vụ, việc thành lập các tổ chức, hiệp hội theo

ngành nghề, lĩnh vực đang là những hoạt động có ý nghĩa được Đảng và Nhà nước quan tâm
kịp thời, đúng mức. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp tư nhân đã có thêm những sức
mạnh mới, Việt Nam đã được bạn bè trên thế giới biết đến qua nhiều thương hiệu nổi tiếng,
điều này càng khẳng định vai trò không nhỏ của doanh nghiệp tư nhân cũng như số lượng
vốn huy động được từ khu vực này. Dự báo trong thời gian tới, các doanh nghiệp sẽ còn
tăng thêm cả về số lượng, quy mô vốn cũng như chất lượng hoạt động. Đây sẽ là câu hỏi đặt
ra cho các nhà kinh tế trong việc quản lý hoạt động và cũng sẽ là bài toán có nhiều lời giải
cho việc huy động vốn đầu tư từ khu vực được đánh giá là còn chứa ẩn nhiều tiềm năng này.
Tiết kiệm của khu vực dân cư :
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư có
tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hoặc do tích luỹ truyền thống, nhìn tổng
quan, nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại
tệ, tiền mặt… Nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ
thống ngân hàng. Thực tế phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu của một số ngân hàng
thương mại quốc doanh cho thấy, chỉ trong thời gian ngắn đã huy động được hàng ngàn tỉ
đồng và hàng chục triệu USD từ khu vực dân cư.
Với khoảng 15 triệu hộ gia đình đóng góp khoảng 1/3 GDP, trong giai đoạn 1996-
2000 tiết kiệm của khu vực dân cư chiếm khoảng 15% GDP. Nhiều hộ gia đình đã thực sự
trở thành các đơn vị kinh tế năng động trong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ,
sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Ở mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ
là một trong số các nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế.
Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Quy mô của
nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào:
14
• Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có
quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp).
• Tập quán tiêu dùng của dân cư.
• Chính sách động viên của nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản
đóng góp đối với xã hội.
1.2.Vốn đầu tư nước ngoài :

Như chúng ta đã biết, hiện nay Việt Nam đang là 1 thị trường đầy tiềm năng và có
sức thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngòai. Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam đã thu được những con số rất ấn tượng, có tác động nhất định đến
nền kinh tế nước ta. heo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 20 tháng 9 năm 2013 cả nước
có 872 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 9,294 tỷ USD, tăng 34,9% so
với cùng kỳ năm 2012 và 340 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng
thêm là 5,71 tỷ USD, tăng 37,9% so với cùng kỳ năm 2012. Tính chung trong 9 tháng đầu
năm 2013 tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 15,005 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng
kỳ năm 2012.
a) Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI):
Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tạo nên một góc sáng
trong bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2009, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
đã giải ngân được 10 tỷ USD, bằng 87% so với năm 2008. Tính đến 15/12/2009, trong năm
2009 cả nước có 839 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký
16,34 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 24,6% so với năm 2008 nhưng đây là cũng là con số khá cao
trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Trong năm 2009, có 215 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư
với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,13 tỷ USD, bằng 98,3% so với năm 2008. Tính chung
cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào
Việt Nam 21,48 tỷ USD, bằng 30% so với năm 2008.
Trong 12 tháng năm 2010, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải
ngân được 11 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, giải ngân của các nhà
đầu tư nước ngoài ước đạt 8 tỷ USD. Các dự án đầu tư nước ngoài triển khai trong năm
2010 đạt được mục tiêu giải ngân đề ra .Tính đến ngày 21 tháng 12 năm 2010 cả nước có
969 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 17,23 tỷ USD, tăng
2,5% so với cùng kỳ năm 2009. Cũng trong năm nay có 269 lượt dự án đăng ký tăng vốn
đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,37 tỷ USD, bằng 23,5% so với cùng kỳ năm
2009. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 12 tháng đầu năm 2010, các nhà đầu tư
nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 18,59 tỷ USD, bằng 82,2% so với cùng kỳ
2009.
Trong 5 tháng đầu năm 2011 Theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 20 tháng 5

năm 2011 cả nước có 313 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 3,52 tỷ USD,
bằng 42,7% so với cùng kỳ năm 2010. Đến 20 tháng 5 năm 2011, có 101 lượt dự án đăng ký
tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,161 tỷ USD, tăng 49,5% so với cùng
kỳ năm 2010. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký
đầu tư vào Việt Nam 4,688 tỷ USD, bằng 51,9% so với cùng kỳ 2010. Đến ngày 20 tháng 5
năm 2011, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 4,52 tỷ USD,
tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2010. Trong 5 tháng đầu năm 2011 cả nước có 313 dự án
mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 3,52 tỷ USD, bằng 42,7% so với cùng kỳ năm
15
2010. Đến 20 tháng 5 năm 2011, có 101 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn
đăng ký tăng thêm là1,161 tỷ USD, tăng 49,5% so với cùng kỳ năm 2010. Tính chung cả
cấp mới và tăng vốn, trong 5 tháng đầu năm 2011, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký
đầu tư vào Việt Nam 4,688 tỷ USD, bằng 51,9% so với cùng kỳ 2010.
b) Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức – ODA
Có thể nói, giai đoạn này đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình thu hút vốn
đầu tư ODA của Việt Nam. Riêng năm 2010, mức ODA đã đạt kỷ lục từ trước đến nay khi
hội nghị CG(6) cho Việt Nam bế mạc chiều ngày 4/12/2009 với mức cam kết viện trợ phát
triển chính thức (ODA) dành cho Việt Nam là hơn 8 tỉ USD, vượt xa kỷ lục 5,4 tỉ USD
trước đó tại Hội nghị CG 2007. Trong đó, mức cam kết của các nhà tài trợ đa phương là hơn
4,51 tỉ USD, của các nhà tài trợ song phương đạt hơn 3,29 tỉ USD, các tổ chức phi chính
phủ cam kết tài trợ cho Việt Nam 250 triệu USD. Đặc biệt, Ngân hàng Thế giới (WB) là nhà
tài trợ cao nhất, với mức gần 2,5 tỉ USD. Cũng tại thời điểm này, riêng phía Nhật Bản đã
tuyên bố nối lại ODA (2/2009) và cam kết tài trợ cho Việt Nam hơn 1,6 tỉ USD. Chính
những động thái tích cực này đã làm cho nguồn vốn ODA ở Việt Nam đạt kỷ lục trong năm
2010. Nhiều đại biểu dự Hội nghị cho rằng, đây là mức cam kết khá ấn tượng trong bối cảnh
việc tiếp cận các nguồn vốn vay bị hạn chế do kinh thế giới đang gặp nhiều khó khăn.
Rõ ràng để đạt được điều này, trong giai đoạn 2006 – 2010, Đảng và Nhà nước ta
đã thực hiện nhiều chính sách thu hút nguồn ốn ODA rất hiệu quả. Chủ trương thu hút và sử
dụng ODA là tiếp tục tranh thủ đi đôi với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụngnguồn
vốn ODA, bảo đảm khả năng trả nợ để hỗ trợ thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh

tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010. Thêm vào đó, quá trình huy động vốn ODA, Nhà nước ta đã
thực hiện nghiêm túc theo đúng như đề án "Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức thời kì 2006 – 2010” ban hành kèm theo Quyết định số
290/2006/QĐ-THỊ TRƯỜNGg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong đó, việc thu hút nguồn vốn ODA đã thực hiện theo đúng nguyên tắc mà đề án đã đề
ra. Đó là việc tạo dựng mối quan hệ đối tác tin cậy với các nhà tài trợ: tạo dựng niềm tin,
tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau với các nhà tài trợ trên cơ sở đẩy mạnh đối
thoại một cách cởi mở và xây dựng ở cấp chính sách cũng như cấp thực hiện; kiên quyết
đấu tranh chống tham nhũng; nỗ lực hài hoà các quy trình và thủ tục ODA để giảm các chi
phí giao dịch; tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, thúc đẩy giải ngân để nâng cao hiệu quả
đầu tư; thực hiện nghiêm túc các cam kết giữa Chính phủ và các nhà tài trợ.
- Cơ cấu vốn ODA theo nhà tài trợ.
Hiện nay có 28 nhà tài trợ song phương, trong đó có 24 nhà tài trợ cam kết ODA
thường niên (úc, Bỉ, Canađa, Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Lux-xem-bua, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy
Sỹ,Thái Lan, Anh, Hoa Kỳ, Ailen, ); 4 nhà tài trợ không cam kết ODA thường niên
(áo,Trung Quốc, Nga, Singapore) mà cam kết ODA theo từng dự án cụ thể. Ví dụ, gần đây
Trung Quốc cam kết cung cấp 85 triệu USD vốn vay ưu đãi để thực hiện dự án xây dựng
nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn .Hiện có 23 tổ chức tài trợ ODA đa phương cho Việt Nam,
bao gồm ADB, WB, JBIC, KFW, AFD, (nhóm 5 ngân hàng), Uỷ ban Châu Âu (EC), Quỹ
các nước xuất khẩu dầu mỏ
(OPEC), Quỹ Kuwait, Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), Quỹ Dân số
Thế giới (UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Chương trình Lương thực Thế giới
16
(WFP), Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và Quỹ Đầu tư phát triển của Liên hiệp quốc
(UNƯỚCDF), IMF.
Bảng 6:Số vốn ODA cam kết của 10 nhà tài trợ hàng đầu cho việt Nam
Đơn vị: Triệu USD
Nhà tài trợ Số lượng vốn cam kết

Nhật Bản 8.469,73
WB 5.329,82
ADB 2.900,97
Pháp 912,26
Đức 597,35
Đan Mạch 549,48
Thụy Điển 412,83
Trung Quốc 301,08
Áustralia 282,32
EU 269,83
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ngoài ra còn có trên 350 NGOs ( các tổ chức phi chính phủ ) hoạt động tại Việt Nam,cung
cấp bình quân một năm khoảng 100 triệu USD viện trợ không hoàn lại.Trong số các nhà tài
trợ, có 3 nhà tài trợ có quy mô cung cấp ODA lớn nhất là Nhật Bản, WB và ADB, chiếm
trên 70% tổng giá trị các điều ước quốc tế về ODA được ký kếthị trườngrong thời kỳ 1993
Những thuận lợi và khó khăn hiện nay.
Một số thực tế có thể dễ thấy ở Việt Nam là trong việc thu hút vốn ODA chúng ta
gặp khá nhiều thuận lợi, theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, công tác vận động thu
hút vốn ODA của Việt Nam đang có nhiều thuận lợi do Việt Nam được đánh giá là một
trong những nước sử dụng vốn ODA hiệu quả nhất. Đến hết quý 1/2008, Việt Nam và các
nhà tài trợ đã ký kết các hiệp định và dự án ODA với tổng giá trị trên 369 triệu USD, tăng
16% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó vốn vay đạt gần 342,7 triệu USD và vốn viện trợ
không hoàn lại gần 26,4 triệu USD. Với đà triển khai tích cực các công trình sử dụng vốn
ODA như hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến năm nay sẽ giải ngân được khoảng 2,2
tỷ USD, tăng 200 triệu USD so với năm ngoái. Trong 5 năm gần đây, Việt Nam liên tục đạt
mức kỷ lục về thu hút vốn ODA. Tổng mức cam kết ODA cho Việt Nam trong 2 năm 2006 -
2007 đạt gần 9,9 tỷ USD, gần bằng 50% dự báo cam kết cho cả thời kỳ năm 2010. Điều này
17
cho thấy, Việt Nam đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với các
chính sách phát triển kinh tế - xã hội. - 2006, trong đó Nhật Bản chiếm trên 40%.

c) Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế.
Trong các nguồn vốn được đầu tư thì nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương
mại cũng chứa một tỷ trọng đáng kể. Các số liệu của Ngân hàng thế giới WB đã cho thấy
luồng vốn đầu tư từ các Ngân hàng thương mại nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu tăng, WB
đã ước tính luồng vốn đầu tư thật sự vào Việt Nam có thể đạt được mức tăng 10%/năm. Các
kết quả khả quan này, theo các nhà đầu tư nước ngoài, là do môi trường đầu tư ở Việt Nam
đã được cải thiện đáng kể. Việc gia nhập vào tổ chức Thương mại thế giới WTO vào tháng
11/2006 đã giúp cho Việt nam rất nhiều trong việc thu hút vốn từ các ngân hàng thương mại
quốc tế. Với tư cách là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với các
nhà đầu tư nước ngoài do đã tạo ra được sự tin tưởng vào cơ chế, chính sách ổn định ở nước
ta. Trong năm 2008, Ngân hàng Thế giới WB đã dành cho Việt Nam nhiều khoản vay ưu đãi
với số tiền cho vay rất lớn, cùng với thời gian vay kéo dài. Có nhiều dự án cho vay với kỳ
hạn 40 năm. Đó là cơ sở, nền tảng vững chắc tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta đi lên. Bên
cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã ký kết Hiệp định Tín
dụng và các văn kiện khác cho khoản tín dụng xóa đói giảm nghèo lần thứ 7 (PRSC-7) với
trị giá 150 triệu USD (kí kết vào ngày 29/7/2008, tại Việt Nam), việc được vay trong40 năm
trong đó có 10 năm ân hạn với lãi suất 0%. Khoản tín dụng này cũng dự kiến sẽ nhận được
nguồn tài chính từ 12 nhà tài trợ khác trong đó phần lớn là viện trợ không hoàn lại, nâng
tổng số tiền hỗ trợ cho Ngân sách chính phủ lên tới gần 370 triệu USD. Ngân hàng Thế giới
cũng dự kiến sẽ cam kết khoảng 5 tỉ USD từ nguồn IDA (Industrial Development
Agenướcy) và IBRD (International Bank for Reconstruction and Development) để hỗ trợ
Việt Nam trong ba năm tới. Mức cam kết thực tế sẽ tùy thuộc vào sự tiến triển trong việc
thực hiện các chính sách kinh tế và đẩy mạnh phát triển thể chế. Văn phòng Ngân hàng Thế
giới (WB) tại Việt Nam cũng cho biết, Ban giám đốc điều hành WB vừa phê duyệt khoản tín
dụng trị giá 60 triệu đôla Mỹ để hỗ trợ thực hiện dự án hiện đại hóa ngành tài chính và hệ
thống quản lý thông tin tài chính Việt Nam. Khoản tín dụng này cũng nằm trong nguồn của
Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) thuộc WB - nguồn vốn vay ưu đãi của WB dành cho các
nước có thu nhập thấp để cấp vốn cho dự án. Theo thông cáo báo chí từ WB, một phần lớn
trong khoản tín dụng 60 triệu đôla Mỹ sẽ được dùng để xây dựng một cơ sở Công nghệ
thông tin - truyền thông hiện đại và tập trung trợ giúp Ngân hàng Nhà nước cải tổ để trở

thành một ngân hàng trung ương hiện đại Ngày 16/10, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã ký các Hiệp định vay, Hiệp định tài trợ
không hoàn lại với tổng trị giá hơn 500 triệu USD. Thống đốc Nguyễn Văn Bình, đại diện
cho Chính phủ Việt Nam và ông James Nugent, Tổng Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB
đã ký các Hiệp định vay, Hiệp định tài trợ không hoàn lại cho Dự án kết nối Trung tâm đồng
bằng sông Mekong và Dự án phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất các tỉnh Tây Nguyên
thuộc danh mục tài trợ cho Việt Nam năm 2013 của tổ chức này. Dự án kết nối Trung tâm
đồng bằng sông Mekong có tổng vốn đầu tư 886 triệu USD (trong đó, vốn tài trợ của ADB
là 410 triệu USD, số còn lại từ nguồn vốn tài trợ không hoàn lại của Cơ quan Phát triển
quốc tế Australia, tương đương 160 triệu USD).Dự án này được kỳ vọng sẽ góp phần tích
cực cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giảm nghèo, củng cố an ninh quốc phòng
khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nam Bộ với việc xây dựng cầu Cao
Lãnh qua sông Tiền, cầu Vàm Cống qua sông Hậu…Bên cạnh đó, ADB cũng dành cho Việt
Nam khoản vay trị giá 80 triệu USD từ nguồn vốn ưu đãi cho dự án “Phát triển cơ sở hạ
18
tầng nông thôn phục vụ sản xuất cho các tỉnh Tây Nguyên”.Việt Nam không chỉ nhận được
sự iu ái đầu tư từ WB, ADB mà còn nhận được sự iu áicủa nhiều Ngân hàng thương mại
quốc tế khác trên thế giới.
d) Nguồn vốn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
Để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế, Nhà nước ta rất coi
trọng việc huy động nguồn vốn trên thị trường vốn quốc tế. Giới quan sát quốc tế nhận định,
với sự chuẩn bị khá kỹ càng và bài bản, kết quả giao dịch trái phiếu Chính phủ Việt Nam
ngay lần chào bán đầu tiên trên thị trường vốn quốc tế ngày 27/10 là “khá hời”. Đây là bước
đi "khai phá" đầy thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận vào thị trường vốn quốc
tế. Các nhà phân tích tài chính quốc tế cho rằng, việc Việt Nam lựa chọn thời điểm cuối
tháng 10/2005 để phát hành trái phiếu là hết sức “khôn ngoan”, bởi trong khi vay thương
mại từ các ngân hàng trong nước đang ở một mặt bằng lãi suất cao thì việc huy động nguồn
ngoại tệ từ bên ngoài với lãi suất thấp hơn sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn
mở rộng sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn
viện trợ phát triển chính thức (ODA) đang ngày càng bị thu hẹp dần và dự kiến đến năm

2010 sẽ “biến mất” khỏi cơ cấu vốn vay, thì trái phiếu sẽ trở thành một kênh huy động vốn
quan trọng cho đầu tư phát triển. Ngay ngày đầu tiên tại Hồng Kông (19/10), số lượng các
nhà đầu tư đặt mua đã đạt khoảng 1 tỷ USD, gấp 2 lần số lượng trái phiếu Chính phủ Việt
Nam định phát hành. Đến ngày 26/10, sau khi Chính phủ quyết định tăng khối lượng phát
hành thêm 250 triệu USD, số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã tăng lên tới hơn gấp 3 lần từ
mức trên 1 tỷ USD lên khoảng 3 tỷ USD. Ngày định giá trái phiếu, 29/10, số lượng các nhà
đầu tư đặt mua đã lên tới con số kỷ lục 4,5 tỷ USD, tức là gấp 6 lần mức Chính phủ Việt
Nam phát hành trong đợt này. Đặc biệt, có ngân hàng của Malaysia còn dùng cả tiền dự trữ
để tham gia mua 50 triệu USD. Điều này chứng tỏ, sức hút mạnh mẽ của trái phiếu Việt
Nam trên thị trường vốn quốc tế.
Kết quả, 750 triệu USD trái phiếu đã được bán hết với lãi suất danh nghĩa là
6,875%/năm; trong đó các nhà đầu tư châu Á nắm giữ 38%, châu Âu 32% và Mỹ là 30%.
Trong số các nhà đầu tư này, các quỹ đầu tư tài chính là đối tượng quan tâm nhiều nhất đến
trái phiếu của Việt Nam (chiếm tới 52%), còn lại là ngân hàng (25%), các công ty bảo hiểm
(17%) và các tổ chức tài chính khác (7%).
2. CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ:
2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN.
Đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn NSNN chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là cốt lõi của đầu tư
phát triển toàn xã hội, có vai trò quan trọng trong việc định hướng các thành phần kinh tế
với các loại nguồn vốn ngoài NSNN để đầu tư phát triển phục vụ các mục tiêu KT – XH đã
được Đảng và Nhà nước xác định trong qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta
hiện nay . Trong điều kiện ngân sách nhà nước (NSNN) căng thẳng như hiện nay, quyết liệt
chống lãng phí, thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) nhằm bảo đảm sử dụng vốn
đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, đúng quy định của pháp luật là một trong những
giải pháp quan trọng, góp phần thực hiện thành công quá trình tái cơ cấu đầu tư công.
Thất thoát, lãng phí lớn:
Theo Bộ Tài chính, sáu tháng đầu năm, thu NSNN mới chỉ ước đạt 43,7% dự toán và tính
đến hết tháng 5 vừa qua, đã có 23 hiệp định vay nợ, viện trợ được đàm phán và ký kết với
tổng trị giá cam kết của các hiệp định đã ký là 3,1 tỷ USD. Trong điều kiện huy động NSNN
19

khó khăn, đàm phán vay vốn nước ngoài không dễ dàng đầu tư cho phát triển, cho XDCB
vẫn được ưu tiên bố trí nguồn lực hàng đầu để bảo đảm phát triển kinh tế nói chung. Bên
cạnh hiệu quả tích cực do nguồn vốn đầu tư XDCB mang lại thì đây cũng là lĩnh vực bộc lộ
khá rõ thực trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Tại tỉnh Ðiện Biên, từ năm 2006 - 2012, có
hàng trăm dự án được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP), vốn từ các
chương trình 134, 135. Qua kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, ngành chức năng đã phát hiện
nhiều dự án có biểu hiện sai phạm, thu hồi số tiền lên tới hơn sáu tỷ đồng. Tại tỉnh Bình
Ðịnh, chỉ với 29 hạng mục công trình ngành y tế, có tổng mức đầu tư hơn 108 tỷ đồng,
nhưng đã thanh toán sai hơn 2,5 tỷ đồng; 13 gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế với tổng
vốn hơn 62 tỷ đồng từ năm 2008-2011 đến nay vẫn chưa đưa vào hoạt động, gây lãng phí
trầm trọng.
Tại một đơn vị cấp huyện ở tỉnh Kiên Giang, qua thanh tra trực tiếp 76 công trình và hạng
mục công trình XDCB trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện Tân Hiệp đã phát hiện sai phạm
hơn 4,3 tỷ đồng; bốn công trình trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo sai phạm hơn 253,9 triệu
đồng; tổng số tiền sai phạm trong đầu tư XDCB ở Tân Hiệp là hơn 20,3 tỷ đồng. Tại tỉnh
Nghệ An, sáu tháng đầu năm, Thanh tra Nhà nước tỉnh Nghệ An đã thanh tra chín cuộc về
đầu tư XDCB, phát hiện sai phạm 14,2 tỷ đồng, trong đó kiến nghị thu hồi về NSNN bốn tỷ
đồng, giảm giá trị quyết toán, giảm cấp phát vốn hơn 10 tỷ đồng; xử lý hành chính 11 tổ
chức có sai phạm, nhưng đến nay mới thu hồi 2,7 tỷ đồng. Trên quy mô toàn quốc, kết quả
thanh tra Bộ Tài chính tại các dự án quốc lộ 279, quốc lộ 32, đường vành đai biên giới phía
bắc, tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, xây dựng tuyến đường Nam Sông Hậu đã có những sai
phạm gây thất thoát tiền NSNN lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh thất thoát vốn đầu tư, tình trạng lãng phí nguồn vốn cũng đang ở mức báo động.
Thực trạng dự án đầu tư vượt quá khả năng thực tế, không tập trung đủ nguồn lực nên dẫn
đến không có khả năng thực hiện hoặc kéo dài quá lâu đã tồn tại nhiều năm nay, khiến
nhiều công trình đầu tư "đắp chiếu", không phát huy được hiệu quả, không thu hồi được vốn
đầu tư. Tại Sóc Trăng, dự án Thủy lợi phục vụ sản xuất tôm, lúa tiểu vùng 1 vùng 6 xã,
huyện Mỹ Xuyên đã được phê duyệt từ năm 2002 nhưng đến năm 2010, sau khi được cấp
vốn, dự án mới được thực hiện để cung cấp nước mặn, tiêu thoát nước bẩn cho hơn 7.000 ha
nuôi tôm, tạo nguồn nước ngọt, tiêu chua cho gần 11 nghìn ha đất tự nhiên, với tổng mức

đầu tư sau điều chỉnh là 247 tỷ đồng từ nguồn TPCP. Tuy nhiên, đến năm 2011, dự án mới
được bố trí vốn 157,1 tỷ đồng, trong khi còn nhiều trục kênh thi công dở dang, không dẫn
được nước vào khiến đời sống của bà con vùng sáu xã căn cứ địa kháng chiến này hết sức
khó khăn, từng ngày, từng giờ phải gồng sức chống chọi với sức mạnh phá hủy của thiên
nhiên. Chủ tịch UBND huyện Mỹ Xuyên Lương Xuân Quyết bức xúc cho biết, vốn đầu tư
cho thủy lợi năm 2011 của Mỹ Xuyên chưa tới một tỷ đồng, không đủ nạo vét kênh mương.
Thế nhưng tất cả đều "bó tay" khi dự án bị "đắp chiếu" vì thiếu vốn. Ðịa phương thì như
vậy, còn đối với nguồn vốn TPCP, trong giai đoạn 2006-2012, chỉ có 2.029/2.682 dự án sử
dụng nguồn vốn này được hoàn thành (chiếm 70%), trong đó rất nhiều dự án chậm tiến độ,
phải điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần. Nhiều công trình dở dang có tình trạng có thể sẽ
phải làm lại từ đầu (như các công trình giao thông).
Sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả:
Tháng 7-2013, để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn
NSNN và TPCP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 14/CT-THỊ TRƯỜNGg về
tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng XDCB từ nguồn vốn NSNN, TPCP. Trong
Thông tư số 90/2013/THỊ TRƯỜNG-BTC hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2014,
20
Bộ Tài chính cũng thể hiện rõ ý chí kiên quyết yêu cầu thực hiện đánh giá sát thực tình hình
thực hiện nhiệm vụ chi đầu tư phát triển (ÐTPT) trước khi dự toán chi ÐTPT, đầu tư XDCB
năm 2014.
Bên cạnh đó, để thực hiện tốt việc chống lãng phí và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ÐTPT,
đầu tư XDCB, cần tiếp tục nghiên cứu đồng bộ hóa hệ thống pháp luật (đặc biệt là Luật
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Ðấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Ðất đai; Luật
NSNN, ban hành Luật Ðầu tư công) về phân cấp, quản lý đầu tư XDCB. Kiên quyết không
bố trí vốn cho phần điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư không phù hợp; chuyển đổi hình thức
đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa nguồn vốn; phân quyền, phân cấp quản lý đi kèm với phân cấp
trách nhiệm cần phải được đẩy mạnh. Bởi nếu không hành động quyết liệt để chấn chỉnh
việc sử dụng nguồn vốn này, cũng như bảo đảm tinh thần thượng tôn pháp luật thì không chỉ
gây lãng phí nguồn lực mà sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối tài chính quốc gia. Phó Trưởng
đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu Võ Thị Hồng Thoại cho rằng, nhiều công trình XDCB

không đưa vào sử dụng được là sự lãng phí mồ hôi công sức của nhân dân, vì vậy, để lãng
phí xảy ra thường xuyên là có tội với Tổ quốc, với nhân dân, với các thế hệ mai sau. Hy
vọng rằng đây cũng là quan điểm chung của những cơ quan, cá nhân có trách nhiệm "cân đo
đong đếm" trong công tác đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.ay.
2.2. Vốn đầu tư cho GD – ĐT và KH – CN :
Phần lớn các dự án ODA được đầu tư tại các tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó
khăn, vùng sâu, vùng xa và dành cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là học
sinh dân tộc thiểu số, với cơ cấu theo cấp học như sau: 2.100 tỷ VNĐ cho giáo dục mầm
non và tiểu học; 4.300 tỷ VNĐ cho giáo dục trung học; 2.900 tỷ VNĐ cho giáo dục đại học.
Trước đây, nguồn vốn ODA dành cho giáo dục đào tạo chủ yếu được dùng vào mục
đích nâng cao cơ hội và điều kiện học tập cho học sinh sinh viên thông qua việc xây dựng
thêm trường lớp, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy và học. Đến nay, nước ta đã hoàn
thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, nên Bộ GD&ĐT định hướng
sử dụng vốn ODA cho mục tiêu đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng dạy
và học trong nhà trường.
Các nhà tài trợ luôn phối hợp chặt chẽ với phía Việt Nam trong quá trình theo dõi,
giám sát các dự án. Khi dự án kết thúc, các nhà tài trợ phối hợp cùng với phía Việt Nam để
đánh giá tổng thể dự án một cách kỹ lưỡng như: dự án Giáo dục Tiểu học cho trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn (tháng 3 năm 2011), dự án Phát triển giáo dục Trung học phổ thông
(tháng 4 năm 2011), dự án Phát triển giáo dục Trung học cơ sở 2 (tháng 6 năm 2012), dự án
Giáo dục Đại học 2 (tháng 3 năm 2013). Các báo cáo đánh giá tổng kết dự án cho thấy
nguồn vốn ODA đầu tư cho giáo dục và đào tạo đã được sử dụng hiệu quả, cụ thể là:
- Các chương trình, dự án ODA kết thúc đều có tỷ lệ giải ngân đạt xấp xỉ 100%, trong đó có
một số dự án vượt 100% (do được lợi về tỷ giá chuyển đổi đồng tiền tài trợ). Cùng với việc
đạt được các mục tiêu đã đề ra trong thiết kế dự án, tỷ lệ giải ngân cao là yếu tố quan trọng
để các nhà tài trợ chủ động đề xuất bổ sung kinh phí và tiếp tục hỗ trợ để thực hiện dự án
giai đoạn hai.
- Các cơ sở giáo dục đã được đầu tư xây dựng các phòng học mới, phòng thí nghiệm, phòng
học đa chức năng, thư viện, phòng nội trú cho học sinh vùng khó khăn, góp phần đáp ứng
tốt hơn các yêu cầu dạy và học .

21
- Tăng cường năng lực cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục qua các chương trình đào
tạo, bồi dưỡng ; Áp dụng một số mô hình dạy học mới (Bàn tay nặn bột; Mô hình trường
học kiểu mới) nhằm tạo bước chuyển mạnh mẽ về phương pháp dạy học và các hoạt động
giáo dục trong nhà trường, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục.
- Việc thực hiện chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao đã góp phần nâng cao năng lực
nghiên cứu khoa học và mở rộng mối quan hệ hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ
giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học có uy tín trên thế giới. Một số dự án
có chương trình học bổng khuyến khích giỏi vùng khó khăn nhận được phản hồi tích cực từ
phía cộng đồng.
Từ năm 2008 đến nay, Bộ GD&ĐT đã được Kiểm toán Nhà nước tiến hành 2 cuộc
kiểm toán. Theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước, các dự án ODA của Bộ Giáo dục và Đào
tạo thực hiện đúng mục tiêu, hiệu quả và không để xảy ra sai sót nghiêm trọng (Báo cáo của
Kiểm toán Nhà nước kiểm toán chuyên đề Mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản trong giai
đoạn 2005 – 2007 các Ban quản lý dự án ODA thuộc Bộ GD&ĐT; Báo cáo của Kiểm toán
Nhà nước kiểm toán chuyên đề Quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA giai đoạn 2009 - 2011
của Bộ GD&ĐT).Ngoài ra, theo yêu cầu của các nhà tài trợ, hàng năm tất cả các dự án đều
phải tiến hành kiểm toán độc lập. Kết luận trong các Báo cáo kiểm toán độc lập cho thấy các
dự án ODA thuộc Bộ GD&ĐT đều tuân thủ đầy đủ các quy định trong Hiệp định vay, đảm
bảo các nguyên tắc quản lý tài chính và không lãng phí.Bên cạnh kết quả như trên, việc thực
hiện các dự án ODA của ngành giáo dục vẫn còn một số hạn chế, cụ thể là: Một số dự án
chưa thực hiện đúng tiến độ theo kế hoạch ban đầu (do thời gian khởi động dự án còn chậm,
địa bàn dự án trải rộng ở các vùng khó khăn); Có dự án gặp nhiều khó khăn trong triển khai,
phải điều chỉnh do thiết kế ban đầu chưa phù hợp (dự án Hỗ trợ và phát triển đào tạo đại học
và sau đại học về công nghệ thông tin và truyền thông).Bộ GD&ĐT đã nghiêm túc rút kinh
nghiệm về những hạn chế này trong việc chỉ đạo thực hiện các nguồn vốn đầu tư của các dự
án ODA trong thời gian tới.
3.Cơ cấu đầu tư phát triển theo nghành :
Nhìn chung cơ cấu đầu tư theo nghành chưa có nhiều chuyển biến tích cực nên hệ
quả của đầu tư chưa phải mức thoả đáng. Ngành công nghiệp có chuyển biến tích cực với

tỷtrọng tăng từ 22% lên xấp xỉ 40%. Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, phù hợp và tạo
thuânlợi cho việc thực hiện công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên ngành nông
nghiệp chưa được đầu tư thoả đáng nên chưa có chuyển biến nhiều, hệ quả của đầu tư đối
với sự chuyển biến của ngành nông nghiệp đó là hình thành nên một số ngành mới, lĩnhvực
mới. Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế Nhà nước theo giá hiện hành phân theo
ngành kinh tế.
Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế Nhà nước theo giá hiện hành phân theo
ngành kinh tế
Vốn đầu tư thực hiện của khu vực kinh tế
Nhà nước theo giá hiện hành phân theo
ngành kinh tế
Tỷ đồng
2008 2009 2010 2011
Sơ bộ
2012
Tổng số 209031 287534 316285 341555 374300
22
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 15060 16858 18534 19127 19276
Khai khoáng 16290 19265 20590 21484 22383
Công nghiệp chế biến, chế tạo 12284 24751 30110 33404 45103
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước và điều hoà không khí
26250 48169 47462 49583 49821
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý
rác thải, nước thải
7510 11156 12209 12808 11903
Xây dựng 9966 13301 16257 18273 21784
Bán buôn và bán lẻ; sử chữa ô tô, mô tô, xe
máy và xe có động cơ khác
3290 6245 7559 8641 11976

Vận tải, kho bãi 47062 52032 57216 59114 58434
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 1065 3589 3859 4748 5914
Thông tin và truyền thông 11443 16016 17712 18546 19688
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 2061 4244 4713 5636 7224
Hoạt động kinh doanh bất động sản 3303 6101 6863 8368 10668
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công
nghệ
4346 5610 6009 6934 7748
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 3307 4687 5472 5738 5203
Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức
chính trị - xã hội; quản lý Nhà nước, an ninh
quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc
17940 21406 25157 28844 29976
Giáo dục và đào tạo 10769 10202 12493 13833 20025
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 6989 8238 8540 10008 10668
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 5440 7240 7654 8710 7710
Hoạt động khác 4656 8424 7876 7756 8796
Chỉ số sản xuất công nghiệp phân theo ngành công nghiệp*
%
2008 2009 2010 2011 2012
Tổng số 108,7 107,8 108,8 107,3 104,7
Công
nghiệp
99,2 110,3 100,5 100,9 103,8
23
khai thác
mỏ
Khai thác
và thu gom
than cứng 94,3 110,9 102,2 104 91

Khai thác
dầu thô và
khí tự
nhiên 100,0 110,5 98,7 100,6 110,2
Khai thác
đá, cát, sỏi,
đất sét và
cao lanh 102,3 110,0 110,4 96,5 80,8
Công
nghiệp chế
biến 111,9 106,0 111,8 109,9 104,4
Chế biến,
bảo quản
thuỷ sản và
SP từ thuỷ
sản 115,8 103,2 112,2 112,5 106,6
Chế biến
và bảo
quản rau
quả 106,8 92,7 101,2 97,7 100,2
SX phẩm
bơ, sữa 109,2 117,8 132,2 116,3 107,3
Xay xát,
SX bột thô 109,4 102,8 101 115,6 101,2
SX thức ăn
gia súc 110,6 108,0 116,2 110,9 108,3
SX đường 107,1 85,6 95,8 133,7 119,6
SX các
thực phẩm
khác chưa

được phân
vào đâu 106,5 98,8 101,4 109,3 102,6
24
SX bia 118,4 112,0 127,3 116,4 108,9
SX đồ
uống
không cồn 113,8 175,1 141,5 100,3 91,2
SX thuốc
lá 98,3 110,9 102,5 109,3 99,7
SX sợi và
dệt vải 98,4 102,7 104,3 111,6 107,7
SX trang
phục (trừ
quần áo da
lông thú) 119,3 103,4 110,2 113,6 103,9
SX giày,
dép 113,4 87,1 117,5 109 103,1
SX bột
giấy, giấy
và bìa 118,0 91,1 107,5 101,6 117,7
SX giấy
nhăn và
bao bì 116,9 119,1 107,5 100,2 90,5
SX phân
bón và hợp
chất ni tơ 88,4 102,1 107,8 110,1 122
SX sơn,
véc ni và
các chất
sơn quét

tương tự;
SX mực in
và ma tít 97,2 102,5 152,6 111,2 94,9
SX thuốc,
hoá dược
và dược
liệu 100,0 114,5 107,4 101,5 114,1
SX mỹ
phẩm, xà
phòng,
91,6 109,6 97,1 104,2 108,5
25

×