Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

50 câu hỏi hoá vô cơ 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.5 KB, 4 trang )

Câu hỏi và bài tập hoá vô cơ
Phục vụ cho môn học Hoá Vô cơ
II. Phần các nguyên tố s và p (phân nhóm chính)
Chương I- Hiđro . oxi . nước. hidropeoxit
1. Tính chất vật lí đặc trưng nhất của khí hiđrô đưa đến những ứng dụng gì trong thực tế ?
Tính chất hóa học đặc trưng của hiđro. Tại sao khí hiđrô chỉ hoạt động khi đun nóng ? Nêu những
dẫn chứng cho thấy hiđrô nguyên tử hoạt động hơn hiđrô phân tử. Khí hiđrô có thể khử được oxit
của những kim loại nào ? (vận dụng giản đồ ∆G
o
- T). Phương pháp điều chế khí hiđro trong công
nghiệp và trong phòng thí nghiệm ?
2. Các hiđrua: sự phân loại và tính chất của mỗi loại.
3. Cấu tạo phân tử, tính chất lí hóa học và phương pháp điều chế oxi trong công nghiệp và
trong phòng thí nghiệm.
4. Trình bày công thức cấu tạo của phân tử O
3
. Tính chất lí hóa học, phương pháp điều chế
ozôn trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Cách nhận biết khí O
3
; So sánh tính chất lí
hoá học của khí oxi và khí ozôn. Phản ứng phân biệt O
3
và O
2
.
5. Trình bày cấu tạo phân tử, tính chất lí hóa học của nước. Các phương pháp làm sạch nước
trong phòng thí nghiệm.
6. Trình bày cấu tạo phân tử, tính chất lí, hóa học của H
2
O
2


. Trình bày phương pháp điều chế
H
2
O
2
trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.
Chương II- Các kim loại kiềm (nhóm IA)
7. Sự biến đổi tính chất lí, hóa học trong dãy các kim loại kiềm. Mối liên hệ giữa tính chất đó
với cấu hình điện tử hóa trị của chúng. Hãy nêu dẫn chứng chứng minh rằng, liti có nhiều tính
chất khác biệt với các kim loại kiềm khác. Trình bày phương pháp điều chế natri kim loại trong
công nghiệp.
8. Phản ứng nhuốm màu ngọn lửa của các kim loại kiềm và kiềm thổ. Giải thích.
Chương III- Các kim loại kiềm thổ (nhóm IIA)
9. Trình bày tính chất lí hoá học của magiê kim loại. Phương pháp sản xuất magiê kim loại
trong công nghiệp
Chương IV- Các nguyên tố nhóm IIIA
10. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố nhóm IIIA. Giải thích.
11. Liên kết ba tâm hai điện tử và tính chất lí hoá học của các boran. Phương pháp điều chế
boran.
12. Cấu tạo tinh thể và tính chất lí, hoá học của axit boric. Tính chất lí hoá học và công dụng
của B
2
O
3
, Na
2
B
4
O
7

. Cách nhận biết các hợp chất của bo.
13. Các kim loại Be, Mg, và Al tác dụng như thế nào với dung dịch NaOH ? Viết phương
trình phản ứng. Tính chất lí, hóa học nhôm kim loại và phương pháp điều chế điều chế nhôm kim
loại từ quặng bôxit. Tại sao có thể dùng nhôm kim loại để điều chế một số kim loại khác từ oxit
của chúng.
Chương V- Các nguyên tố nhóm IVA
14. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố nhóm IVA. Giải thích.
15. Kiến trúc tinh thể và tính chất lí, hóa học của các dạng thù hình của cacbon: kim cương
và than chì.
16. Tính bày cấu tạo phân tử và tính chất lí hoá học của CO và phương pháp điều chế khí CO
trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm. Người ta nói, khí CO có khả năng khử tương đương
với khí hiđrô. Hãy làm rõ sự so sánh đó.
17. Tính bày cấu tạo phân tử và tính chất lí hoá học của CO
2
và phương pháp điều chế khí
CO
2
. Hiệu ứng nhà kính: giải thích, tác dụng và cách hạn chế. Trình bày tính chất của các muối
cacbonat và hiđro cacbonat của các ion kim loại.
18. So sánh độ bền và tính chất của các hợp chất của các nguyên tố nhóm IVA có số oxi hóa
+II và +IV. Cho ví dụ minh họa.
Chương VI- Các nguyên tố nhóm VA
19. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố nhóm VA. Giải thích.
20. Trình bày cấu tạo phân tử, tính chất lí hóa học, phương pháp điều chế NH
3
trong công
nghiệp.
21. Trình bày cấu tạo phân tử, tính chất lí hóa học, phương pháp điều chế NO trong công
nghiệp và trong phòng thí nghiệm.
22. Trình bày cấu tạo phân tử, tính chất lí hóa học, phương pháp điều chế NO

2
trong công
nghiệp và trong phòng thí nghiệm.
23. Tính chất lí hoá học của axit nitrơ, của các muối nitrit.
24. Trình bày tính chất lí, hóa học và phương pháp điều chế HNO
3
trong công nghiệp và
trong phòng thí nghiệm. Trình bày tính chất lí hoá học của các muối nitrat.
25. Cấu tạo tinh thể, tính chất lí hóa học của các dạng thù hình của phot pho.
26. Tính chất của các oxit của photpho.
27. So sánh cấu tạo phân tử, tính chất hóa học của các axit hipophotphorơ, photphorơ và
photphoric. So sánh cấu tạo ion, tính chất hóa học của các muối hipophotphit, photphit và
photphat.
28. So sánh cấu tạo phân tử và tính chất của dãy hợp chất: NH
3
, PH
3
, AsH
3
, SbH
3
, BiH
3
.
Chương VII- Các nguyên tố Nhóm VIa
29. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố nhóm VIA. Giải thích.
30. Trình bày tính chất lí, hoá học của lưu huỳnh. Trình bày các biến hoá xẩy ra khi đun nóng
lưu huỳnh. Giải thích
31. Trình bày cấu tạo phân tử, tính chất lí, hoá học của H
2

S. Các phương pháp điều chế khí
H
2
S trong phòng thí nghiệm ? Cách phân loại, tính chất của các muối sunfua.
32. So sánh cấu tạo phân tử, tính chất lí, hóa học của dãy hợp chất: H
2
O, H
2
S, H
2
Se, H
2
Te.
33. Trình bày cấu tạo phân tử, tính chất lí hoá học của SO
2
. Các phương pháp điều chế khí
SO
2
trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm ? Các muối sunfit: cấu tạo ion, tính chất hóa
học.
34. Trình bày cấu tạo phân tử, tính chất lí, hoá học, phương pháp điều chế SO
3
, H
2
SO
4
. Tính
chất của các muối sunfat.
Chương VIII- Các nguyên tố Nhóm VIIa
35. Trình bày sự biến đổi tính chất lí, hóa học của các halozen. Trình bày phương pháp điều

chế các halozen trong công nghiệp. Trình bày phương pháp điều chế khí clo trong phòng thí
nghiệm.
36. Trình bày sự biến đổi tính chất lí, hóa học trong dãy hiđro halozenua (HX). Trình bày
phương pháp điều chế HF, HCl, HBr, HI. Hãy cho biết tại sao lại không thể sử dụng cùng một
phương pháp điều chế mà phải sử dụng các phương pháp khác nhau. Hãy nêu ví dụ chứng minh
khi đi từ florua đến iođua, khả năng khử tăng dần. Sự biến đổi độ tan của các muối florua, clorua,
bromua và iođua của các ion kim loại.
37. So sánh tính chất hoá học của các axit hipoclorơ, clorơ, cloric và pecloric.
38. Các phản ứng minh họa tính chất tính chất oxi hóa mạnh của hỗn hợp nước cường thủy
và hỗn hợp HF + HNO
3
.
II. Phần các nguyên tố chuyển tiếp
39. Tính chất lí, hoá học đặc trưng của Cr
40. Tính chất lí, hoá học của K
2
CrO
4
và K
2
Cr
2
O
7
41. Tính chất lí, hoá học của Mn.
42. Tính chất lí, hoá học và công dụng của MnO
2
.
43. Tính chất lí, hoá học và công dụng của KMnO
4

.
44. Tính chất lí, hoá học của Fe, Co và Ni.
45. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lý của Fe(CO)
5
, Co
2
(CO)
8
, Ni(CO)
4
. Hãy làm rõ quy tắc
khí hiếm trong các hợp chất này.
46. Tính chất vật lí, hoá học của oxit và hiđroxit của Fe(II), Co(II) và Ni(II).
47. Tính chất lí, hoá học của oxit và hiđroxit của Fe(III), Co(III) và Ni(III).
48. Tại sao hiđrat CoCl
2
.6H
2
O có màu hồng đỏ khi mất hết nước trở thành muối khan CoCl
2
lại có màu xanh lam?
49. Tính chất vật lí, hoá học của Cu, Ag, Au. Trình bày phương pháp luyện đồng từ quặng.
50. Tính chất lí, hoá học của Zn, Cd và Hg.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×