Khóa luận tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chương trình giáo dục Tiểu học đang thực hiện những đổi mới toàn diện và
đồng bộ, đây là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục
nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Điều đó được thể hiện
rõ nhất trong mục tiêu của giáo dục tại điều 23, Luật giáo dục: "Giúp học sinh
phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản
nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư
cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào
cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Để thực hiện mục
tiêu đó, hiện nay giáo dục hướng đến tất cả các môn học và thực hiện tích hợp
các kiến thức Địa lí địa phương trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện cho HS.
Nhà trường phổ thơng là nơi có sứ mạng to lớn trong việc nâng cao dân trí
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài chuẩn bị cho thế hệ trẻ những kiến thức và
kĩ năng cần thiết để xây dựng đất nước giàu mạnh, không thể không trang bị cho
thế hệ trẻ những hiểu biết về quê hương, nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Dạy học
ĐLĐP sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn về địa phương mình, về cuộc sống chung
quanh, những thuận lợi và khó khăn của địa phương mình. Những kiến thức này
có giá trị thực tiễn này giúp HS có khả năng ứng dụng được những hiểu biết ấy
vào công việc lao động sản xuất tại địa phương, đồng thời góp phần giáo dục cho
HS tình cảm đối với quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm nghĩa vụ cao cả
của người công dân đối với quê hương đất nước. Trong chương trình Địa lí ở nhà
trường hiện nay, phần dạy học ĐLĐP đã được Bộ quy định đưa vào chính khóa
và ngày càng được chú trọng. Điều đó địi hỏi nhà trường cần làm tốt cơng tác
dạy học ĐLĐP có hiệu quả. Đây chính là một trong những nội dung của đổi mới
nội dung và phương pháp dạy học. Để dạy thành công mơn Địa lí địa phương địi
hỏi mỗi chúng ta - những người làm cơng tác giáo dục phải có những hiểu biết
về địa lí địa phương và đất nước cũng như tự hào về truyền thống dân tộc, những
SVTH: Nguyeãn Thị Hương
1
Khóa luận tốt nghiệp
nét văn hố xưa và nay hồ quyện vào nhau giữa trời và đất, giúp cho các em tìm
về quá khứ, nhớ về cội nguồn.
Nhưng hơn thế nữa, để thực hiện dạy học ĐLĐP có hiệu quả thì cần phải có
tài liệu ĐLĐP cụ thể dành cho từng tiết học. Thực tế hiện nay khơng có tài liệu,
giáo trình định hướng nào, việc xây dựng các tài liệu này để đưa vào dạy học còn
chưa được phổ biến, đặc biệt là tài liệu ĐLĐP dành cho Tiểu học chưa có, GV
chỉ dạy dựa trên những kinh nghiệm, những tài liệu mà học sưu tầm được, dựa
vào khả năng của họ. Họ cịn gặp nhiều khó khăn trong việc biên soạn tài liệu.
Chính vì vậy với mong muốn sau này ra trường được giảng dạy và cống
hiến cho q hương mình nên chúng tơi quyết định triển khai và tổ chức thực
hiện đề tài “Biên soạn tài liệu Địa lý địa phương Quảng Bình phục vụ cho dạy
học Địa lý địa phương trong chương trình dạy học Địa lí lớp 5”. Nó góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học, phát huy tính tích cực sáng tạo cho học sinh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Biên soạn tài liệu Địa lý Quảng Bình theo hình thức mơđun phục vụ dạy học
Địa lí địa phương Quảng Bình lồng ghép vào bài học chính khóa mơn Địa lí lớp 5.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy học Địa lý địa phương ở tiểu học.
- Điều tra thực trạng việc biên soạn tài liệu Địa lý địa phương Quảng Bình
phục vụ dạy học Địa lý địa phương trong chương trình Địa lí 5 ở một số trường
tiểu học trên địa bàn huyện Lệ Thủy.
- Biên soạn tài liệu Địa lí địa phương Quảng Bình theo hình thức môđun
phục vụ dạy học Địa lý địa phương trong chương trình Địa lí 5.
- Xây dựng một số giáo án dạy học Địa lý địa phương Quảng Bình.
- Tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm chứng hiệu quả của việc đưa tài liệu
Địa lý địa phương Quảng Bình vào dạy học Địa lý.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung chương trình Địa lý 5, nội dung Địa lý tỉnh Quảng Bình.
- Đặc điểm tâm sinh lý HS lớp 5.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Sách giáo khoa Địa lý 5, và Địa lý tỉnh Quảng Bình.
- Một số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
SVTH: Nguyễn Thị Hương
2
Khóa luận tốt nghiệp
5. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu ĐLĐP ở nước ta được tiến hành từ lâu. Nguyễn Trãi với Dư
địa chí là người đạt nền móng cho việc nghiên cứu sau này. Tiếp đó có hàng loạt
Địa chí được biên soạn như : Địa chí Hà Bắc, Đại chí Hải Phịng, Đất nước ta
( Hồng Đạo Thúy chủ biên) hoặc Địa lý địa phương các tỉnh (Viện Khoa học xã
hội), Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam(6 tập, Lê Thông chủ biên, NXB
Giáo dục), Địa lý địa phương trong nhà trường phổ thông (Nguyễn Minh Tuệ Phạm Tế Xuyên, NXB Giáo dục – Đào tạo, 1994)…Mục đích của các cơng trình
nghiên cứu ĐLĐP là tìm hiểu tự nhiên, con người, kinh tế của các tỉnh thành
trong cả nước. Tuy nhiên vẫn chưa có tài liệu chính thức để phục vụ dạy học
ĐLĐP trong chương trình Địa lý tiểu học.
Quảng Bình có cuốn Địa lý Quảng Bình. Đây là cuốn tài liệu dùng trong
dạy học Địa lý địa phương ở các trường trung học và trường phổ thơng. Bên
cạnh đó Quảng Bình cũng có nhiều webside riêng, nhưng cũng chưa có tài liệu
chính thức trong dạy học ĐLĐP Quảng Bình.
Viết về biên soạn tài liệu Địa lý địa phương phục vụ trong dạy học đã có
nhiều tài liệu của nhiều tác giả khác nhau. Mỗi tài liệu đề cập dến những khía
cạnh khác nhau trong việc biên soạn tài liệu Địa lý địa phương trong dạy môn
Địa lý.
Phương pháp nghiên cứu và giảng dạy Địa lý địa phương (Tập 1,2) của Lê
Bá Thảo, NXB Hà Nội năm 1967,1968. Nghiên cứu biên soạn Địa lý địa
phương phục vụ việc giảng dạy và học tập ở trường phổ thông của Lê Thông
,Trường ĐHSP Hà Nội, 1991…chủ yếu nghiên cứu về PPDH và biên soạn tài
liệu ở trường phổ thông chứ chưa đi sâu vào trường tiểu học.
Gần đây có cuốn tài liệu Địa lý địa phương của Nguyễn Đức Vũ- Trần Thị
Tuyết Mai (NXB Giáo dục, 2009) cung cấp những chỉ dẫn cần thiết bảo đảm GV
tiểu học biết cách nghiên cứu, biên soạn ĐLĐP phục vụ cho dạy học và tổ chức
dạy học ĐLĐP trong nhà trường tiểu học có hiệu quả cao. Tuy nhiên tài liệu
chưa đi sâu vào việc biên soạn tài liệụ môđun dạy học ĐLĐP lồng ghép trong
giờ chính khóa.
Ở nước ta, trong chương trình Địa lý tiểu học hiện nay, thời lượng đưa dạy
học ĐLĐP vào dạy là 2 tiết trong cả năm lớp 5. Điều đó cho ta thấy thời lượng thì ít
mà nội dung thì nhiều nên việc biên soạn, chắt lọc những tài liệu là rất quan trọng.
SVTH: Nguyễn Thị Hương
3
Khóa luận tốt nghiệp
Nhìn chung đã có nhiều tài liệu đề cập đến mức độ và khía cạnh khác nhau
của việc biên soạn tài liệu theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS. Nhưng
chưa có tài liệu tài liệu nào đề cập đến việc biên soạn môđun ĐLĐP Quảng Bình
phục vụ dạy và học Địa lý lớp 5.
Vì vậy chúng tôi cố gắng xây dựng đề tài “Biên soạn tài liệu Địa lí địa
phương Quảng Bình phục vụ cho dạy học Địa lí địa phương trong chương trình
Địa lí lớp 5 ở Tiểu học”. Hi vọng nó sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho bạn đọc,
góp phần vào việc giảng dạy ĐLĐP theo hướng tích cực hóa hoạt động của học
sinh ở tiểu học đạt hiệu quả cao.
6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp sau :
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết : thu thập, phân tích hệ thống, xử lý các
tài liệu có liên quan tới đề tài
- Phương pháp thực tiễn : tìm hiểu địa lý Quảng Bình và thực trạng việc biên
soạn tài liệu Địa lý Địa phương phục vụ dạy học ĐLĐP ở tiểu học.
- Phương pháp thực hành : Thiết kế môđun ĐLĐP phục vụ cho việc dạy học
ĐLĐP trong chương trình dạy học môn Địa lý lớp 5 để dạy học lồng ghép vào
chương trình chính khóa.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm : Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng
hiệu quả của việc nghiên cứu đề tài
- Phương pháp thống kê toán học : Sử dụng một số cơng thức tốn học để xử
lý các kết quả điều tra và kết quả thực nghiệm sản phẩm.
7. Cấu trúc của đề tài
Chương 1 : Cơ sở lý luận của đề tài và thực tiễn của việc biên soạn tài liệu
Địa lí địa phương phục vụ dạy học Địa lí địa phương trong chương trình Địa lí
lớp 5 ở Tiểu học.
Chương 2 : Tài liệu Địa lí địa phương Quảng Bình phục vụ cho dạy học
Địa lí địa phương trong chương trình Địa lí lớp 5 ở Tiểu học.
Chương 3 : Thực nghiệm sư phạm.
SVTH: Nguyễn Thị Hương
4
Khóa luận tốt nghiệp
NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BIÊN SOẠN
TÀI LIỆU ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG PHỤC VỤ DẠY HỌC ĐỊA LÍ
ĐỊA PHƯƠNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ LỚP 5
Ở TIỂU HỌC
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Địa lí địa phương
1.1.1.1 Khái niệm
- Địa phương là những vùng, khu vực trong quan hệ với những vùng và khu
vực khác trong nước ( từ điển Tiếng Việt – trung tâm từ điển ngôn ngữ, NXB Hà
Nội, 1992, trang 132).
- Địa phương được hiểu là một bộ phận lãnh thổ đất nước phạm vi có thể lớn
như một vùng (bao gồm nhiều tỉnh), một tỉnh, thành phố, một huyện, một quận,
một xã, một phường, một thơn, một xóm, khu phố (Nguyễn Đức Vũ – Trần Thị
Tuyết Mai, Địa lý địa phương, NXB Giáo dục, 2009, trang 12).
Như vậy, địa phương được hiểu là một khu vục nhất định, được hình thành
trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên hay địa giới hành chính được phân biệt với
địa phương khác.
- ĐLĐP là địa lý của các địa phương, bao gồm các yếu tố và thành phần tự
nhiên, dân cư, xã hội, kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất hữu cơ với
nhau, tạo nên đặc điểm, đặc thù của mỗi địa phương về mặt địa lý.
1.1.1.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu Địa lí địa phương
- Việc nghiên cứu ĐLĐP có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều ngành kinh tế-xã
hội của địa phương. Đó là việc điều tra cơ bản tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên,
dân cư, xã hội, kinh tế của một địa phương trong thời điểm nghiên cứu có tính đến
lịch sử phát triển và viễn cảnh phát triển của địa phương. Chính nhờ những thơng
tin cụ thể này mà nó sẽ phục vụ cho nhiều ngành trong quy hoạch phát triển, định
hướng phát triển chiến lược và trong các kế hoạch trung và ngắn hạn.
- Nghiên cứu ĐLĐP có ý nghĩa rất quan trọng về giáo dục, giúp HS có khả
năng nhận biết, phân tích được một số hiện tượng địa lí ngay tại q hương
SVTH: Nguyễn Thị Hương
5
Khóa luận tốt nghiệp
mình, HS sẽ có những hiểu biết về các sự vật, hiện tượng tự nhiên và KT-XH, về
môi trường sống xung quanh các em. Nhờ những hiểu biết đó, HS có điều kiện
hiểu thêm về địa lí đất nước; mặt khác, học về ĐLĐP là cơ hội để HS có thể vận
dụng những kiến thức đã học về địa lí đất nước để liên hệ với địa phương, hiểu
sâu thêm mơi trường sống của mình. Trên cơ sở so sánh, HS có niềm tự hào về
quê hương mình, hoặc thơng cảm, chia sẻ với những khó khăn mà những người
sống tại địa phương đang tìm cách khắc phục, xác định ý thức trách nhiệm trong
việc tham gia tích cực vào sự phát triển của q hương mình. Bằng cách đó,
ĐLĐP góp phần giáo dục HS rất hiệu quả.
- Những kết quả nghiên cứu ĐLĐP như tài liệu ĐLĐP sẽ là những sản phẩm
khoa học hết sức quý giá, là tài liệu chính để GV biên soạn bài giảng; các bản đồ sẽ
trở thành phương tiện trực quan sinh động cho việc giảng dạy và học tập ĐLĐP.
Như vậy, ĐLĐP đưa vào trong nhà trường có mục đích cao hơn một mơn
học bình thường rất nhiều. Đó là góp phần trực tiếp vào việc giáo dục HS tình
cảm đối với thiên nhiên, con người địa phương, hình thành ở HS ý thức trách
nhiệm của một người con đối với q hương mình, từ đó giáo dục long u đất
nước, Tổ quốc, nghĩa vụ cao cả của người nông dân, góp sức vào việc xây dựng
đất nước giàu mạnh, văn minh.
1.1.1.3 Ý nghĩa của việc dạy học ĐLĐP
Địa lí địa phương giảng dạy ở nhà trường là một trong những nguồn quan
trọng làm phong phú tri thức Địa lí cho học sinh, không những giúp HS mở rộng
kiến thức về địa lí đất nước mà cịn hiểu biết thêm rất nhiều vấn đề về địa lí của
q hương mình. Các em sẽ được tiếp xúc với các vấn đề về địa phương mình, từ
đó sẽ có khả năng nhận biết, phân tích một số hiện tượng địa lí ở ngay nơi mình
sinh sống,có những hiểu biết về mơi trường xung quanh, thấy được mối liên hệ
giữa khai thác tài nguyên với bảo vệ môi trường. Những kiến thức về địa lí tỉnh
(thành phố) sẽ phần nào có thể giúp các em vận dụng vào lao động sản xuất tại
địa phương..
Dạy học ĐLĐP góp phần khơng nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng, chính trị,
đạo đức, thẩm mỹ cho HS, làm cho HS nhận thức được mối liên hệ giữa địa lí
địa phương với địa lí dân tộc. Nó có vị trí quan trọng trong việc hình thành cho
thế hệ trẻ lòng yêu nước. HS sẽ tự hào về những thành tựu kinh tế, văn hóa xã
hội của địa phương từ trước đến nay. Việc dạy học ĐLĐP làm cho HS hiểu và
SVTH: Nguyễn Thị Hương
6
Khóa luận tốt nghiệp
giải thích được các nét riêng biệt, đặc thù trong các hiện tượng địa lí. Điều này
rất quan trọng để phát triển tư duy cho HS.
Ngoài ra học ĐLĐP cịn có tác dụng giáo dục lịng u quê hương, niềm tự
hào với những gì địa phương đã đạt được, có ý thức và nghĩa vụ với những khó
khăn mà địa phương gặp phải.
1.1.2 Mơ đun dạy học
1.1.2.1 Khái niệm
Mô đun là một phần hay một bộ phận trong tổng thể, một hệ thống, nhưng
nếu tách riêng thì nó vẫn có thể tự vận động để thực hiện các chức năng riêng
của mình.
Mơ đun dạy học là một đơn vị trong chương trình dạy học mang tính độc
lập tương đối ( Allaby, 1994).
Mô đun dạy học phải thể hiện được sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động của
người học với nội dung dạy học. Nói cách khác, môđun dạy học là một chuỗi các
hoạt động được thiết kế nhằm khai thác nội dung bài học để đạt được mục tiêu
đã được đề ra trong khi vẫn tuân thủ các tiến trình của bài dạy đó một cách bình
thường.
Mơ đun dạy học phải mang các đặc trưng cơ bản :
- Chứa đựng một hệ thống các hoạt động nhằm đạt đến một số nội dung
nhất định của bài học.
- Có mục tiêu rõ ràng, dễ dàng cho việc kiểm sốt và đánh giá.
- Có sự thống nhất trong các hoạt động dạy, học và kiểm tra, đánh giá.
- Có tính mềm dẻo, linh hoạt, thích ứng với nhiều con đường (hoặc trình
độ) lĩnh hội, theo những cách thức khác nhau, nhưng đều đi đến đạt mục tiêu
chung.
Các môđun có kích cỡ khác nhau, được thực hiện với thời lượng khác nhau.
Các môđun được thống nhất về phương thức (khung) trình bày, nhưng đa dạng
về hình thức thể hiện.
1.1.2.2 Vai trò của tài liệu được biên soạn theo kiểu môđun
Tài liệu được biên soạn theo kiểu mô đun dung trong dạy học có tác dụng
khuyến khích tính độc lập, tích cực và sáng tạo của người học, rèn luyện các kĩ
năng học cá nhân, phát triển mối quan hệ giao tiếp của các thành viên trong lớp
học. Ngoài ra, dạy học theo mô đun cho phép người dạy và người học kiểm sốt
SVTH: Nguyễn Thị Hương
7
Khóa luận tốt nghiệp
được q trình hoạt động của mình, tự kiểm tra, đánh giá và thấy được hiệu quả
của việc học.
Nói chung dạy học theo mơ đun phát huy được tính tích vực chủ động của
người học, đáp ứng được triết lí của đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
đề cao chủ thể nhận thức của người học,góp phần chuyển giao “công nghệ đổi
mới phương pháp dạy học” từ chính các giáo viên đến người học.
1.2 Đặc điểm chương trình, nội dung mơn Địa lí lớp 5 ở Tiểu học phục vụ
soạn thảo tài liệu Địa lí địa phương Quảng Bình
1.2.1 Đặc điểm chương trình
- Chương trình địa lý lớp 5 được xây dựng theo hướng tích hợp.
- Chương trình có cấu trúc đồng tâm và phát triển, các kiến thức được trình
bày từ gần đến xa, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
1.2.2 Nội dung mơn Địa lí
a. Mục tiêu
- Về kiến thức : Nhận biết được một số đặc điểm khái quát tự nhiên, dân cư,
kinh tế ở nước ta, ở các châu lục và một số nước tiêu biểu trên thế giới.
- Về kĩ năng :
+ Bước đầu rèn luyện cho HS các kĩ năng địa lý: kĩ năng sử dụng bản đồ, kĩ
năng nhận xét, so sánh, phân tích số liệu, tranh ảnh, phân tích các mối quan hệ
đơn giản.
+ Quan sát sự vật hiện tượng, thu thập tìm kiếm tư liệu địa lý từ SGK, trong
cuộc sống gần gũi của các em.
+ Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng địa lý.
+ Biết nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong q trình học tập và chọn thơng tin để
giải đáp.
+ Biết trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ,
bảng thống kê…
+ Biết vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tế.
- Về thái độ :
+ Quan tâm đến một số vấn đề về tự nhiên, dân cư, hoạt động kinh tế và môi
trường đặt ra cho đất nước, cho thế giới và cho một số nước.
+ Giáo dục các em tình yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước.
SVTH: Nguyễn Thị Hương
8
Khóa luận tốt nghiệp
+ Có ý thức tơn trọng và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên đất nước.
b. Nội dung chương trình
Chương trình mơn Địa lý lớp 5 gồm các nội dung chính :
- Địa lý Việt Nam:
* Tự nhiên:
+ Sơ lược về vị trí địa lý, diện tích, hình dạng nước ta.
+ Một số đặc điểm nổi bật về hình thái địa hình, số lượng khống sản, tính
chất khí hậu, sơng, biển, các loại đất chính và động, thực vật (sự phân bố và giá
trị kinh tế).
* Cư dân:
+ Sơ lược về số dân, sự gia tăng dân số và hai hoặc ba hậu quả của nó.
+ Một số đặc điểm nổi bật về các dân tộc Việt Nam, sự phân bố dân cư.
* Kinh tế:
+ Một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triểnvà sự phân bố nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp.
+ Một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và sự phân bố công nghiệp.
+ Đặc điểm về các loại và đầu mối giao thông quan trọng, về thương mại và
du lịch.
- Địa lý thế giới
+ Bản đồ thế giới.
+ Vị trí và một số đặc điểm đặc trưng của trừng châu lục, từng đại dương
trên thế giới.
+ Vị trí, tên các quốc gia, đặc điểm nổi bật của khu vực Đông Nam Á.
+ Vị trí, thủ đơ và đặc điểm nổi bật của một số quốc gia tiêu biểu ở các châu
lục: Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Pháp, Ai Cập, Hoa Kì, Ơxtrâylia.
1.2.3 Nội dung Địa lí địa phương và địa chỉ bài học cần tích hợp địa lí địa phương
1.2.3.1 Nội dung Địa lí địa phương
I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính
1. Vị trí và lãnh thổ
a) Phạm vi lãnh thổ. Diện tích
- Tọa độ địa lí:
+ Điểm cực Bắc : vĩ độ
SVTH: Nguyễn Thị Hương
9
Khóa luận tốt nghiệp
+ Điểm cực Nam : vĩ độ
+ Điểm cực Đông : kinh độ
+ Điểm cực Tây : kinh độ
- Diện tích (km2)
- Ý nghĩa của vị trí tốn học và diện tích lãnh thổ đối với phát triển KT-XH.
b) Vị trí
- Những nơi (quốc gia, biển, tỉnh…) tiếp giáp với tỉnh, thành phố nghiên cứu.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển KT-XH.
2. Sự phân chia hành chính
- Q trình hình thành tỉnh (thành phố).
- Các đơn vị hành chính (huyện, thị) trong tỉnh.
II. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình
a. Những đặc điểm chính của địa hình
- Tỉ lệ diện tích các loại địa hình và sự phân bố của chúng.
- Hướng nghiêng của địa hình theo độ dốc hoặc theo độ cao.
b. Các khu vực địa hình
- Khu vực núi : sự phân bố.
- Khu vực đồi : sự phân bố.
- Khu vực đồng bằng : sự phân bố.
2. Khí hậu
Các nét đặc trưng về khí hậu:
- Kiểu khí hậu.
- Những chỉ số khí hậu, thời tiết cơ bản như: nhiệt độ trung bình năm, tháng
nóng nhất, tháng lạnh nhất, lượng mưa trung bình năm, tính chất mưa.
- Tính chất theo mùa của khí hậu (sự khác biệt giữa các mùa).
- Ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất.
+ Tác động tích cực.
+ Tác động tiêu cực.
3. Thủy văn
a) Mạng lưới sơng ngịi
- Đặc điểm chính của sơng ngịi : mật độ dịng chảy, tính chất sơng ngịi.
- Các sơng lớn trong tỉnh.
SVTH: Nguyễn Thị Hương
10
Khóa luận tốt nghiệp
- Vai trị của sơng ngịi đối với đời sống và sản xuất.
b) Hồ
- Các hồ lớn, số lượng hồ, diện tích mặt nước.
c) Nước ngầm
- Nguồn nước ngầm, khả năng khai thác.
- Suối khoáng.
4. Thổ nhưỡng
- Đặc điểm chung.
- Các vùng thổ nhưỡng chủ yếu trong tỉnh.
5. Tài nguyên sinh vật
a) Thực vật
- Tính phong phú, đa dạng hay nghèo nàn về số loài cây. Tỉ lệ che phủ rừng.
- Đất có rừng : rừng tự nhiên và rừng trồng.
- Đất khơng có rừng.
b) Động vật
Các loại động vật hoang dã và giá trị của chúng.
c) Các vườn quốc gia
d) Mức độ khai thác và các biện pháp bảo vệ.
6. Khoáng sản
- Các loại khoáng sản chính và sự phân bố.
- Ý nghĩa của khống sản đối với phát triển các ngành kinh tế.
7. Các cảnh quan tự nhiên
8. Bảo vệ tài nguyên và môi trường
a) Những dấu hiệu suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường của tỉnh.
b) Biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường.
III. Dân cư và lao động
1. Gia tăng dân số
- Số dân.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm.
- Sự phân hóa theo lãnh thổ.
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến động dân số.
- Tác động của gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất.
2. Các dân tộc
SVTH: Nguyễn Thị Hương
11
Khóa luận tốt nghiệp
3. Nguồn lao động
- Quy mơ và sự gia tăng nguồn lao động.
- Chất lượng nguồn lao động.
4. Phân bố dân cư (lao động)
- Mật độ dân số.
- Phân bố dân cư theo lãnh thổ.
- Giải thích hiện trạng phân bố dân cư.
5. Quần cư
- Các loại hình cư trú chính.
- Đặc điểm của mỗi loại hình.
6. Tình hình phát triển văn hóa, gióa dục, y tế, xã hội.
a) Văn hóa
- Các loại hình văn hóa dân gian.
- Các hoạt động văn hóa truyền thống…
b) Giáo dục
- Chất lượng giáo dục.
- Tình hình phổ cập giáo dục.
- Mạng lưới các loại hình trường.
c) Tình hình phát triển y tế
- Mức độ đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Hoạt động y tế
của tỉnh.
- Mạng lưới các cơ sở y tế.
d) Việc làm, mức sống và các vấn đề khác
- Mức độ có việc làm.
- Mức sống.
IV. Kinh tế
1. Đặc điểm chung
- Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế chung của tỉnh so với cả nước.
- Cơ cấu nền kinh tế ( tương quan giữa các ngành, sự chuyển biến về cơ
cấu, những ngành trọng điểm, thế mạnh kinh tế của tỉnh).
2. Các ngành kinh tế
a) Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
- Cơng nghiệp
SVTH: Nguyễn Thị Hương
12
Khóa luận tốt nghiệp
+ Cơ cấu các ngành cơng nghiệp.
+ Phân bố công nghiệp ( chú ý tới các khu công nghiệp tập trung).
+ Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu.
+ Phương hướng phát triển công nghiệp.
- Tiểu, thủ công nghiệp
+ Vị trí của ngành.
+ Các nghề truyền thống.
b) Nơng lâm ngư nghiệp
- Vị trí của ngành nơng nghiệp trong nền kinh tế của tỉnh.
- Cơ cấu nền nông nghiệp (sự thay đổi).
* Ngành trồng trọt
+ Tỉ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
+ Phát triển và phân bố của các loại cây trồng chính.
* Ngành chăn nuôi
+ Phát triển và phân bố ngành chăn nuôi.
+ Các loại vật ni (mục đích chính của chăn ni, số lượng, phân bố).
* Ngành thủy sản (đánh bắt và nuôi trồng thủy sản về sản phẩm phân bố).
* Ngành lâm nghiệp
+ Khai thác lâm sản.
+ Bảo vệ rừng và trồng rừng.
- Phương pháp phát triển nông nghiệp.
c) Dịch vụ
- Vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế của tỉnh.
- Giao thơng vận tải
+ Các loại hình vận tải.
+ Các tuyến đường giao thơng chính:
o Đường bộ : quốc lộ, đường liên tỉnh, liên huyện…
o Đường sắt : chiều dài đường sắt chạy qua tỉnh.
o Đường sông : chiều dài.
o Đường biển, đường hàng không : tuyến đường, các hải cảng, sân bay.
+ Các đầu mối giao thông, các cảng (sông, biển), sân bay nằm trên lãnh thổ
của tỉnh và chức năng vai trị của chúng.
SVTH: Nguyễn Thị Hương
13
Khóa luận tốt nghiệp
- Bưu chính viễn thơng : mạng lưới thông tin liên lạc (số lượng, chất lượng,
chủng loại).
- Thương mại :
+ Nội thương.
+ Hoạt động xuất – nhập khẩu.
- Du lịch
+ Các trung tâm du lịch.
+ Sự phát triển của ngành du lịch.
o Tiềm năng thu hút khách du lịch
o Cơ sở vật chất kĩ thuật
o Doanh số, số khách
o Các tuyến và điểm du lịch củ yếu trong tỉnh.
- Hoạt động đầu tư của nước ngoài
3. Sự phân hóa nền kinh tế theo lãnh thổ
1.2.3.2 Địa chỉ bài học cần tích hợp Địa lí địa phương
Chủ đề
Bài
Mục
Nội dung ĐLĐP cần đưa vào bài
1. ĐỊA LÍ VIỆT NAM
Việt Nam 1. Vị trí địa lí + Phía Bắc giáp với Hà Tĩnh có chiều dài
Vị
trí –
đất và giới hạn
129km.
địa lí, nước
+ Phía Nam giáp Quảng Trị, có chung
phạm
biên giới từ Đơng sang Tây với chiều dài
chúng ta
vi lãnh
75km.
thổ
+ Phía Đơng phần đất liền giáp biển Đơng
có chiều dài 126 km.
+ Phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn của Lào,
biên giới chung chạy theo dãy Trường Sơn
có chiều dài 210 km.
2. Hình dạng và - Diện tích 8.052 km2
diện tích
- Được xếp vào tỉnh có diện tích trung
Địa hình 1. Địa hình
bình của nước ta.
- Địa hình cấu tạo phức tạp, núi rừng sát
và
biển, tạo thành độ dốc cao dần từ Đơng
SVTH: Nguyễn Thị Hương
14
Khóa luận tốt nghiệp
khống
sang Tây.
sản
- Đồi núi chiếm ¾ tổng diện tích, đồng
bằng hẹp chỉ nằm ở các thũng lũng sơng
Đặc
2. Khống sản
điểm
sản phi kim loại: đá vơi, cao lanh, cát sản
tự
xuất thủy tinh, vật liệu xây dựng…
nhiên
và
- Ngoài ra cịn có pyrít, phốt pho rít,
tài
quặng, vàng, sắt, đồng, kẽm, ti tan…
nguyên
- Suối nước nóng ở Lệ Thủy
thiên
nhiên
và dưới chân đồi cát phía tây, ven biển.
- Có trữ lượng lớn, đó là các loại khống
Khí hậu
- Đang được đầu tư khai thác.
1. Nước ta có - Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
khí hậu nhiệt mùa. Mùa đơng chịu ảnh hưởng của gió
đới gió mùa
mùa Đơng Bắc, mùa hè chịu ảnh hưởng
của gió mùa Tây Nam.
- Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa
từ tháng 3 đến tháng 9 và mùa khô, lạnh từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau
3. Ảnh hưởng - Hay bị mưa, bão lụt và hạn hán nên khí
của khí hậu
hậu và thời tiết Quảng Bình khá khắc
nghiệt.
- Mạng lưới sơng ngịi phân bố khá đều.
Sơng ngịi 1. Nước ta có
mạng lưới sơng
- Sơng thường ngắn, có độ dốc khá lớn.
ngịi dày đặc
- 5 con sơng chính: sơng Rn, sơng
Gianh, sơng lý Hịa, sơng Dinh, sơng Nhật
Lệ.
2. Sơng ngịi - Nguồn nước chủ yếu của các con sơng
nước
ta
lượng
có ngịi do mưa lũ chiếm từ 75% - 80%, cịn
nước có hệ thống nước ngầm cung cấp từ 20% -
thay đổi theo 25%.
mùa
và
có - Sơng ít phù sa
nhiều phù sa
3. Vai trò của - Cung cấp nước cho nơng nghiệp và sinh
sơng ngịi
SVTH: Nguyễn Thị Hương
hoạt.
15
Khóa luận tốt nghiệp
- Ni trồng thủy sản.
- Du lịch, giao thông.
1. Vùng biển - Đường bờ biển dài 116 km từ Đèo
Vùng
biển nước nước ta
Ngang đến Hạ Cờ với vùng đặc quyền
ta
lãnh hải khoảng 20.000 km2.
- Ngồi khơi có 5 đảo nhỏ.
2. Đặc điểm của - Bờ biển có nhiều bãi biển đẹp.
vùng biển nước - Có nhiều loại hải sản q, trữ lượng cá,
ta
Đất
và 1.Các loại đất
rừng
chính
tơm, mực nhiều.
- Có bãi san hơ trắng, thạch anh.
- Gồm hai loại đất chủ yếu: hệ đất feralit
và hệ phù sa với nhiều loại khác nhau.
- Đất dùng cho nông nghiệp chiếm diện
tích lớn nhất.
2. Rừng ở nước - Đất rừng tự nhiên 450656 ha, đất có rừng
ta
1. Dân số
Dân số
trồng 52543 ha, đất ươm giống là 28 ha.
- Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
- Năm 2009 có 846.924 người, chiếm trên
Dân cư nước ta
1% dân số cả nước.
và lao
- Xếp loại có số dân trung bình trong cả
động
nước.
2. Gia tăng dân - Gia tăng cao so với cả nước.
số
- Từ năm 1990 đến năm 2004 bình quân
mỗi năm dân số Quảng Bình tăng lên
Các
dân
tộc và sự
phân
1. Các dân tộc
bố
một số tộc người khác sinh sống.
- Dân tộc Kinh chiếm ưu thế.
dân cư
2. Mật độ dân
số
3. Phân bố dân
cư
Nông
khoảng 10.430 người.
- Có nhiều dân tộc, chủ yếu là 3 dân tộc và
- Mỗi dân tộc có 1 nền văn hóa riêng biệt.
- Thuộc vào loại cao so với cả nước
- Năm 2009: 105 người/km2.
- Dân cư phân bố không đồng đều giữa các
vùng: tập trung ở đồng bằng, thưa thớt ở
miền núi.
1. Ngành trồng - Cây lương thực chiếm vị trí quan trọng
SVTH: Nguyễn Thị Hương
16
Khóa luận tốt nghiệp
nghiệp
trọt
nhất có 52.280 ha, lúa là cây lương thực
chính, ngồi ra cịn có các cây hoa màu
lương thực, ngô, khoai, sắn, rau, đậu…
Kinh
- Cây công nghiệp khá phát triển bao gồm
tế
cây công nghiệp ngắn ngày như lạc vừng,
mía, thuốc lá, cói…, và cây cơng nghiệp
dài ngày như chè, cà phê, cao su, hồ tiêu…
tập trung nhiều ở các huyện Lệ Thủy, Bố
2. Ngành chăn
Trạch và Quảng Ninh.
- Đang được tăng cường.
ni
- Vật ni chính là gia súc như trâu, bò,
lợn, dê và các loại gia cầm như gà,vịt,
ngan, ngỗng, bồ câu…
Lâm
1. Lâm nghiệp
- Vùng phân bố: Lệ Thủy, Quảng Ninh.
- Đất lâm nghiệp khá rộng có diện tích
2. Thủy sản
633.000 ha.
- Có nhiều điều kiện để phát triển ngành
nghiệp và
thủy sản
thủy sản: nuôi trồng, đánh bắt và chế biến.
- Các loại thủy sản: cá, tôm, mực, bào ngư,
Công
hải sâm, rùa biển…
1. Các ngành - Cơ cấu khá đa dạng, bao gồm nhiều
nghiệp
công nghiệp
ngành sản xuất: năng lượng, cơ khí, vật
liệu xây dựng, hóa chất, chế biến lâm sản,
thực phẩm, lương thực, hải sản, sành sứ…
- Sản phẩm được xuất khẩu : xi măng,
2.
gạch men, phân lân vi sinh…
thủ - Gồm nhiều nghề: làm chiếu, làm nón,
Nghề
cơng
nghề đúc, nghề mộc, nghề rèn, chế biến
hải sản, đan lát mây tre…
Công
3. Phân bố các
- Tập trung ở Lệ Thủy, Quảng Trạch…
- Các cơ sở công nghiệp được phân bố ở 3
nghiệp
ngành cơng
vùng: vùng Trung tâm, vùng Nam Quảng
(tt)
nghiệp
4. Các
Bình, vùng Bắc Quảng Bình.
trung - Khu cơng nghiệp Tây Bắc Đồng Hới.
tâm
cơng - Khu cơng nghiệp Bắc Đồng Hới.
SVTH: Nguyễn Thị Hương
17
Khóa luận tốt nghiệp
nghiệp lớn của - Khu Kinh tế Hòn La.
nước ta
Giao
- Khu kinh tế thương mại cửa khẩu Cha
Lo.
1. Các loại hình - Có hệ thống giao thơng vận tải và thông
thông vận giao thông vận tin liên lạc khá hoàn chỉnh , bao gồm cả
tải
tải
đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường
không, đường ống, đường dây truyền tải
điện 500KV, đường vơ tuyến, truyền
Thương
1. Hoạt động
thanh, truyền hình…
- Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước tính
mại và du thương mại
khoảng 28,5 triệu USD tăng 49,3% so với
lịch
năm 2005.
- Mở rộng buôn bán với các nước như
Trung Quốc, Nga, Đài Loan, Nhật Bản, I2. Ngành du
ta-li-a, Thái Lan, Lào, Hàn Quốc
+ Có nhiều điều kiện để phát triển ngành
lịch
du lịch
+ Có nhiều điểm du lịch:
- Bãi biển Nhật Lệ, Đá Nhảy, suối nước
nóng…
- Động Phong Nha, và các di tích lịch sử :
văn hóa Bàu Tró, thành lũy Đào Duy Từ,
Quảng Bình Quan…
2. ĐỊA LÍ THẾ GIỚI
Châu Á
1. Vị trí địa lí
và giới hạn
+ Phía Bắc giáp với Hà Tĩnh có chiều dài
129km.
+ Phía Nam giáp Quảng Trị, có chung
biên giới từ Đơng sang Tây với chiều dài
75km.
+ Phía Đơng phần đất liền giáp biển Đơng
có chiều dài 126 km.
+ Phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn của Lào,
biên giới chung chạy theo dãy Trường Sơn
có chiều dài 210 km.
SVTH: Nguyễn Thị Hương
18
Khóa luận tốt nghiệp
- Diện tích 8.052 km2 được xếp vào tỉnh
2. Đặc điểm tự
nhiên
Châu Âu
có diện tích trung bình của nước ta.
- Đồi núi chiếm ¾ tổng diện tích, cao nhất
là đỉnh Cơpi.
- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Mùa đơng chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đơng Bắc, mùa hè chịu ảnh hưởng
của gió mùa Tây Nam.
- Các cảnh thiên nhiên : Phong Nha- Kẻ
Bàng, Biển Nhật Lệ, bãi tắm Đá Nhảy,
3. Dân cư châu
Phi
Châu Phi
Suối nước nóng Bang…
- Dân số năm 2009 có 846.924 người,
chiếm trên 1% dân số cả nước.
- Trong 63 tỉnh và thành phố thì Quảng
Bình có dân số trung bình
- Dân cư phân bố không đồng đều giữa các
vùng: tập trung ở đồng bằng, thưa thớt ở
4. Hoạt động
kinh tế
Châu Mĩ
miền núi.
- Nơng nghiệp là ngành sản xuất chính.
Lúa là cây lương thực chính, vật ni
chính là trâu, bị, dê và gà vịt...
- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
- Phát triển công nghiệp may mặc, chế
Các nước
biến lương thực, thực phẩm…
- Tỉnh Hà Tĩnh
láng
- Tỉnh Quảng Trị
giềng của
- Tỉnh Khăm Muộn (Lào)
Việt Nam
Một
số
- Một số huyện, thành ở địa phương :
nước
+ 2 huyện miền núi Tuyên Hóa và Minh
châu Âu
Hóa
Châu Phi 5. Hoa Kì
+ Thành phố Đồng Hới
- Thành phố Đồng Hới là trung tâm phát
(tt)
triển của tỉnh.
SVTH: Nguyễn Thị Hương
19
Khóa luận tốt nghiệp
* Lưu ý : Các châu cịn lại cũng có địa chỉ bài học tích hợp tương tự châu Á. Vì
vậy, khi dạy học ta có thể chọn một nội dung để dạy học tránh sự trùng lặp dễ
gây nhàm chán cho HS.
1.3 Quy trình và nguyên tắc biên soạn tài liệu Địa lí địa phương
1.3.1 Quy trình biên soạn tài liệu Địa lí địa phương
1.3.1.1 Phác thảo đề cương
Đề cương thể hiện toàn bộ những nét cơ bản của nội dung nghiên cứu. Một
đề cương nghiên cứu ĐLĐP thường có những phần và nội dung chủ yếu, được
phác thảo như sau:
I. Phần mở đầu
1/ Mục tiêu của việc biên soạn tài liệu Địa lí địa phương
Mục tiêu là cái đích cần đạt đến của q trình hoạt động. Cụ thể hơn, mục
tiêu của việc biên soạn tài liệu là sản phẩm cần đạt được của quá trình biên soạn,
mục tiêu nhằm vào trả lời câu hỏi “Làm được cái gì?” hay “ Sản phẩm của hoạt
động là gì?”.
Thơng thường mục tiêu nghiên cứu ĐLĐP ở tiểu học là biên soạn được tài
liệu ĐLĐP tỉnh (thành phố) phục vụ cho dạy học ở tiểu học.
2/ Quan điểm và nguyên tắc biên soạn
Trình bày các quan điểm và nguyên tắc biên soạn địa lí tỉnh (thành phố).
3/ Lịch sử của việc biên soạn tài liệu Địa lí điạ phương
Đây là phần đề cập đến những tài liệu trước đây có liên quan gần gũi với tài
liệu sẽ được biên soạn lần này, làm rõ nội dung và cách biên soạn trước như thế
nào? Kết quả ra sao và đến đâu ? còn những mặt nào chưa được giải quyết hết,
hoặc giải quyết chưa trọn vẹn vấn đề gì ?
Ý nghĩa của phần lịch sử biên soạn tài liệu ĐLĐP nằm ở chỗ cho biết nội
dung dự định biên soạn đã được các tác giả khác giải quyết đến đâu rồi? tài liệu
biên soạn hiện nay có kế thừa hay phát triển những điểm gì của những tài liệu
trước ? hay là một hướng biên soạn mới so với các tài liệu có từ trước?
4/ Phương pháp biên soạn tài liệu
- Trình bày cụ thể các cách thức tổ chức và kĩ thuật biên soạn tài liệu.
-
Ngồi ra, cịn nêu thêm thời gian thực hiện, nhân lực và các điều kiện
SVTH: Nguyễn Thị Hương
20
Khóa luận tốt nghiệp
đảm bảo khác…
II. Phần nội dung
Phần nội dung được kết cấu theo các chương, mục, trình bày toàn bộ kết quả
nghiên cứu của đề tài. Các nội dung trình bày trong phần này thể hiện việc thực
hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đã đề ra ở phần mở đầu.
Nội dung phác thảo của tài liệu ĐLĐP tỉnh (thành phố) như mục 1.2.3
1.3.1.2 Thu thập và xử lí tư liệu
- Thu thập tư liệu :
+ Xác định các nguồn thu thập tư liệu.
• Sách, báo, tạp chí, tranh ảnh,… trong đó quan trọng nhất là tài liệu ĐLĐP
• Niên giám thống kê của tỉnh thành phố.
• Các kết quả điều tra về tự nhiên,dân cư, kinh tế
• Các báo cáo về tự nhiên, dân cư, kinh tế, và phương hướng phát triển kinh
tế của các cơ quan có thẩm quyền.
+ Chọn lọc, phân tích, hệ thống hóa tư liệu (bám sát dàn ý của đề cương)
- Sau khi đã lựa chọn, thu nhập các tư liệu phù hợp hoặc có liên quan đến đề
tài nghiên cứu, người nghiên cứu tiến hành xử lý tư liệu:
+ Đối chiếu, so sánh, xử lý các tài liệu thu nhập được từ các nguồn khác
nhau để chọn ra cái chung mang tính thống nhất về đối tượng nghiên cứu.
+ Tính tốn các số liệu thống kê, chuẩn hóa tài liệu, lập sơ đồ, biểu, bảng…
1.3.1.3 Viết tài liệu
- Các bước tiến hành :
+ Xây dựng đề cương chi tiết
+ Viết báo cáo đề cương, chú ý làm rõ các vấn đề chủ yếu, cơ bản của mỗi mục
- Văn phong báo cáo
+ Ngôn ngữ trong báo cáo phải khoa học, ngắn gọn, súc tích.
+ Vấn đề phải được trình bày khách quan, khơng thể hiện cảm xúc của mình,
hoặc mơ tả theo hình thức văn học.
+ Câu trong báo cáo nên dùng ở thể bị động.
+ Ngoài lời văn, tùy theo đề tài mà trong báo cáo tổng kết sử dụng các biểu
thức toán học, số liệu, bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ,hình vẽ, tranh ảnh. Các loại
ngơng ngữ này cũng cần được sử dụng đúng quy định chung, tránh tùy tiện, cẩu
thả. Do mỗi loại ngôn ngữ khoa học (lời văn, bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ…) có
SVTH: Nguyễn Thị Hương
21
Khóa luận tốt nghiệp
vị trí và chức năng thể hiện nội dung nghiên cứu khác, nên trong khi viết báo cáo
cần chú ý kết hợp sử dụng chúng với nhau để thể hiện một cách sinh động, dễ
hiểu…nội dung báo cáo.
1.3.2 Nguyên tắc biên soạn tài liệu Địa lí địa phương
- Việc lựa chọn, sắp xếp và xác định trình độ kiến thức khi biên soạn tài liệu
ĐLĐP phải căn cứ vào mục tiêu của giáo dục tiểu học thể hiện qua mục tiêu của
phần địa lí trong chương trình, phù hợp với thời lượng và chuẩn mực mà kế
hoạch dạy học và chương trình đã quy định.
- Kiến thức phải được lựa chọn theo các tiêu chuẩn : cơ bản, thực tiễn địa
phương, chuẩn xác, đã được thừa nhận, khơng cịn là vấn đề tranh cãi, coi trọng
thực hành. Nội dung trong tài liệu phải được sắp xếp có mục đích, mang tính hệ
thống đảm bảo tính khoa học và sư phạm.
- Tài liệu ĐLĐP được sử dụng trong dạy học ở tiểu học khơng chỉ có chức
năng cung cấp kiến thức cho HS, mà cịn có nhiều chức năng khác như : củng cố
các hiểu biết, kiểm tra, đánh giá, tra cứu và tham khảo, ứng dụng, giúp hình
thành và phát triển các kĩ năng.
- Việc biên soạn cần được thực hiện theo hướng hình thành và phát triển
phương pháp tự học của HS, nâng cao năng lực học tập sáng tạo, hỗ trợ có hiệu
quả cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động của HS. Muốn vậy, cần chọn lựa được cách trình bày thích hợp với đối
tượng ( ví dụ có hệ thống câu hỏi, tiểu kết, tổng kết…).
- Ngôn ngữ phải trong sáng, dễ hiểu. các câu hỏi phải được viết ở dạng
chuẩn mực, đơn giản, không sai ngữ pháp, không tạo khả năng hiểu theo nhiều
nghĩa khác nhau. Coi trọng cả kênh chữ lẫn kênh hình, trong đó kênh hình chủ
yếu là nguồn tri thức.
1.4 Thực trạng biên soạn tài liệu Địa lí địa phương phục vụ dạy học Địa lí
địa phương ở Tiểu học
Dạy và học ĐLĐP là một trong những nội dung quan trọng của chương trình
tiểu học, để nâng cao chất lượng kiến thức và giáo dục lòng yêu quê hương đất
nước ngay từ khi các em bắt đầu ngồi trên ghế nhà trường.
Tuy vậy trong tình hình hiện nay ở một số trường việc giảng dạy ĐLĐP
chưa được thực sự chú trọng. Có nhiều trường mặc dù có tiến hành song vẫn
SVTH: Nguyễn Thị Hương
22
Khóa luận tốt nghiệp
cịn rất ít và chất lượng thì sơ sài, có nhiều giáo viên dùng giờ này để dạy mơn
khác, cũng có giáo viên chưa am hiểu sâu sắc về ĐL nơi mình sinh sống. Và
một điều đặc biệt là hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào cụ thể dành cho giảng
dạy ĐLĐP ở tiểu học.
Nhằm khảo sát tình hình biên soạn tài liệu ĐLĐP phục vụ dạy học ĐLĐP ở
tiểu học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát qua mẫu điều tra dành cho đối tượng là
giáo viên dạy địa lí ở một số trường tiểu học trên địa bàn huyện Lệ Thủy – tỉnh
Quảng Bình. Số lượng điều tra là 15 GV tại 3 trường Tiểu học khác nhau:
Trường Tiểu học Mai Thủy có 4 giáo viên, trường Tiểu học Xuân Thủy có 4
giáo viên, trường Tiểu học thị trấn Kiến Giang có 4 giáo viên, trường tiểu học
Mỹ Thủy có 3 giáo viên.
Qua điều tra chúng tôi đã thu được những kết quả như sau:
Bảng 1. Quan niệm của thầy (cô) về tầm quan trọng của việc biên soạn tài liệu
Địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 5
Mức độ quan trọng
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Khơng quan trọng
Số lượng
6
8
1
0
Tỉ lệ %
40%
53,3%
6,67%
0,03%
Vậy qua bảng số liệu trên cho thấy quan niệm của thầy cô về việc biên soạn
tài liệu Địa lí địa phương trong dạy học Địa lí 5 là quan trọng chiếm tỉ lệ lớn
nhất 53,3%. Số giáo viên cho rằng là rất quan trọng chiếm tỉ lệ 40%. Khơng có
giáo viên nào chọn là không quan trọng. Như vậy việc biên soạn tài liệu Địa lí
địa phương trong dạy học Địa lí 5 có tầm quan trọng rất to lớn và nhận thức của
giáo viên rất đúng đắn.
Bảng 2. Mức độ lồng ghép dạy ĐLĐP thơng qua mơn Địa lí 5
Mức độ tiến hành
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Chưa bao giờ
Số lượng
2
8
5
0
Tỉ lệ %
13,3%
53,3%
33,3%
0,1%
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy việc tiến hành lồng ghép ĐLĐP thơng qua
mơn Đia lí 5 diễn ra chưa nhiều. Cụ thể là mức độ lồng ghép thường xuyên chỉ
chiếm13,3%, thỉnh thoảng 53,3% và hiếm khi 33,3%. Như vậy qua 2 bảng 1 và 2
SVTH: Nguyễn Thị Hương
23
Khóa luận tốt nghiệp
ta thấy rằng đa số giáo viên cho rằng việc biên soạn tài liệu ĐLĐP là quan trọng
nhưng mức độ mà các thầy cô lồng ghép ĐLĐP vào bài dạy lại chưa cao
Trong chương trình Địa lí 5 có 2 tiết ĐLĐP, để biết GV đã làm gì trong 2 tiết
đó chúng tơi đã tiến hành điều tra và thu được kết quả như sau:
Bảng 3. Hình thức dạy học ĐLĐP
Mức độ tiến hành
Tổ chức tham quan
Hướng dẫn HS tìm hiểu ĐLĐP
GV trình bày trên lớp
Làm việc khác
Số lượng
0
7
6
2
Tỉ lệ %
0,1%
46,6%
40%
13,3%
Số GV đã sử dụng 2 tiết ĐLĐP để đi tham quan ở các địa điểm trong tỉnh là
khơng có, có khoảng 86,6% thực hiện chương trình ĐLĐP, trong đó hướng dẫn
HS tìm hiểu ĐLĐP khoảng 46,6% , GV trình bày trên lớp 40%. Tuy nhiên vẫn
cịn tình trạng dùng 2 tiết đó để làm việc khác, chiếm tỉ lệ 13,3%.
Bảng 4. Ý nghĩa của việc xây dựng tài liệu Địa lí địa phương theo dạng mơđun
Mức độ quan trọng
Ít quan trọng
Quan trọng
Rất quan trọng
Khơng có ý nghĩa gì
Như vậy việc xây dựng tài
Số lượng
Tỉ lệ %
4
26,6%
9
60%
2
13,3
0
0,1%
liệu ĐLĐP theo dạng mơđun có ý nghĩa quan
trọng chiếm tỉ lệ 60% . Nó vừa là tài liệu giảng dạy cho GV vừa là tài liệu học
tập cho HS.
Bảng 5. Thuận lợi khi giảng dạy Địa lí địa phương
Thuận lợi
GV có am hiểu về địa phương
Có nhiều nội dung có thể tích hợp trong giảng dạy
HS là người địa phương
Có nhiều tài liệu ĐLĐP
Tổng
Số lượng
8
15
7
0
30
Tỉ lệ %
26,67%
50%
23,33%
0%
100%
Hơn một nửa GV cho rằng thuận lợi khi giảng dạy ĐLĐP là có nhiều nội
dung có thể tích hợp trong giảng dạy chiếm tỉ lệ 50% . Điều này chứng tỏ việc
lồng ghép và dạy học ĐLĐP gặp thuận lợi với nhiều nội dung có thể tích hợp
được giúp HS biết rõ thêm những đặc điểm về địa lí của địa phương mình, từ dó
HS có ý thức hơn trong nghĩa vụ và trách nhiệm đối với quê hương đất nước. Có
khoảng 26,67% GV có am hiểu về địa phương, 23,33% HS là người địa phương,
SVTH: Nguyễn Thị Hương
24
Khóa luận tốt nghiệp
có nhiều tài liệu ĐLĐP. Như vậy thực tế trình độ năng lực của GV khơng đồng
đều và có nhiều GV chưa am hiểu sâu sắc về địa phương mình. Hơn thế nữa, tài
liệu ĐLĐP chưa nhiều, chưa có tài liệu cụ thể nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn
nữa về những khó khăn khi giảng dạy ĐLĐP ở bảng 6.
Bảng 6. Khó khăn khi giảng dạy Địa lí địa phương
Khó khăn
Chưa được tập huấn, thiếu tài liệu hướng dẫn
Số lượng
12
Tỉ lệ %
33,3%
giảng dạy ĐLĐP
Nhiều tài liệu ĐLĐP khó hiểu
Thiếu tài liệu biên soạn phục vụ cho dạy học
2
14
5,5%
38,8%
ĐLĐP ở bậc tiểu học
Phân bổ thời gian dành cho dạy học ĐLĐP ít
Tổng
8
36
22,2%
100%
Bên cạnh những thuân lợi thì cịn có một số khó khăn khi giảng dạy ĐLĐP.
Qua điều tra các GV về những khó khăn đó chúng tôi biết được rằng số lượng
mà GV gặp phải khó khăn là rất nhiều, hầu hết GV đều chưa được tập huấn,
thiếu tài liệu hướng dẫn giảng dạy ĐLĐP, thiếu tài liệu biên soạn phục vụ cho
dạy học ĐLĐP ở tiểu học và có 6/15 GV thấy việc phân bổ thời gian dành cho
dạy học ĐLĐP là rất ít.
Bảng 7 . Kiến nghị
Kiến nghị
Cung cấp tài liệu cho dạy học ĐLĐP
Tổ chức tập huấn kiến thức ĐLĐP
Dành thời gian thích hợp để dạy học ĐLĐP
Tập huấn dạy học ĐLĐP theo tài liệu biên soạn
dưới hình thức mơđun
Tổng
Số lượng
13
9
3
10
Tỉ lệ %
37,1%
25,7%
12%
28,5%
35
100%
Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học cũng như biên soạn
tài liệu ĐLĐP phục vụ cho dạy học Địa lí 5 nhưng cịn những khó khăn như trên
nên chưa phát huy được hết năng lực của GV cũng như chất lượng của giờ học.
Vì vậy mà đa phần thầy cơ có mơng muốn được cung cấp tài liệ cho dạy học
ĐLĐP, đước tập huấn kiến thức ĐLĐP và tập huấn dạy học ĐLĐP theo tài liệu
biên soạn dưới hình thức mơđun.
Như vậy qua các số liệu điều tra khảo sát chúng ta thấy rằng các GV đã có
quan tâm tới việc lồng ghép ĐLĐP vào dạy học Địa lí nhưng mức độ tiến hành
SVTH: Nguyễn Thị Hương
25