Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

du lịch văn hóa ở tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.16 KB, 82 trang )

Mở ĐầU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với những thành tựu của công cuộc đổi mới, du lịch Quảng
Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ. Du lịch đã và đang trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Du lịch phát triển tác động tích
cực đến phát triển kinh tế xã hội, khôi phục các làng nghề truyền thống,
tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, mở rộng giao lưu với bên ngoài, quảng
bá giới thiệu đất nước, con người Quảng Nam với bạn bè thế giới.
Ở Quảng Nam, du lịch văn hóa là loại hình có lợi thế so sánh. Quê
hương của hai di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ
Sơn, với những giá trị văn hóa tiêu biểu của nhân loại; có hàng trăm di
tích văn hóa, lịch sử cách mạng, trong đó có 30 di tích xếp hạng quốc gia.
Quảng Nam còn được thiên nhiên ban tặng và sự sáng tạo độc đáo của con
người đã tạo nên nhiều cảnh đẹp, những danh thắng kỳ thú trên khắp
địa bàn.
Quảng Nam là nơi hội tụ, sinh sống của 6 dân tộc anh em Kinh, Hoa,
Cơ Tu, Xê Đăng, Giẻ Triêng và người Cor, với những sắc màu văn hóa
độc đáo, vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, vừa đặc trưng của văn
hóa xứ Quảng. Những đặc điểm, những giá trị về văn hóa, về sinh thái nêu
trên luôn là tiềm năng to lớn để du lịch văn hóa Quảng Nam phát triển.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch đã bộc lộ nhiều mặt hạn
chế đáng quan tâm, nhất là phát triển du lịch thiếu tính bền vững, phát
triển du lịch chưa giải quyết tốt vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, chưa
gắn kết chặt chẽ với việc trùng tu, bảo vệ, phát huy các giá trị văn hóa,
thậm chí xâm hại đến di sản văn hóa.
1
Do đó, "Du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Nam"được chọn làm đề tài
luận văn thạc sĩ này nhằm nhận diện rõ hơn các phương diện lý luận về du
lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng, về thực tiễn phát triển du lịch
văn hóa ở tỉnh Quảng Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Về du lịch đã có nhiều công trình nghiên cứu ở những góc độ khác
nhau trên phạm vi cả nước cũng như ở tỉnh Quảng Nam.
- Kinh tế du lịch và du lịch học của Đổng Ngọc Minh - Vương Lôi
Đình, Nxb Trẻ, 2002.
- Du lịch và du lịch sinh thái của Thế Đạt, Nxb Lao động, Hà Nội, 2003.
- Kinh tế du lịch Thừa Thiên Huế tiềm năng và phương hướng phát
triển - Luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Hóa, Học viện chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1997.
- Phát triển du lịch ở Nghệ An - Luận văn thạc sỹ kinh tế của Hoàng
Đức Cường, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 1999.
- Du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Bình
Thuận - Luận văn thạc sỹ kinh tế của Dụng Văn Duy, Học viện chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2004.
- Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước
ta hiện nay - Luận văn thạc sỹ văn hóa học của Đoàn Thị Thanh Thủy,
Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2005.
- Phát triển du lịch Việt Nam trong tình hình mới của Võ Thị Thắng,
Tạp chí Cộng sản, Số 15 tháng 3 năm 2005.
- Về phát triển du lịch ở Quảng Nam của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng,
Tạp chí Cộng sản số 15 tháng 8 năm 2004.
2
- Đề án phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2015 của UBND tỉnh
Quảng Nam, năm 2003.
Những công trình nêu trên, ở mức độ khác nhau có đề cập đến du lịch
văn hóa, đến vấn đề phát triển du lịch phải giải quyết việc bảo tồn, phát
huy những giá trị văn hóa trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình
nào tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống về du lịch văn hóa ở tỉnh
Quảng Nam.
3. Môc đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn là nghiên cứu du lịch văn hóa, loại hình du lịch có
tiềm năng to lớn và lợi thế so sánh ở tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất giải pháp
phát triển loại hình du lịch này.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vô sau:
- Trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch, du lịch văn hóa
nói chung và ở tỉnh Quảng Nam nói riêng.
- Khẳng định vai trò, vị trí của du lịch văn hóa trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội ở tỉnh Quảng Nam.
- Làm rõ thực trạng phát triển du lịch, du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Nam
trong những năm qua.
- Xác định phương hướng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch văn hóa
ở tỉnh Quảng Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch
văn hóa ở tỉnh Quảng Nam, nhất là giai đoạn từ năm 2001 đến 2005.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
3
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của nhà nước và của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Nam về phát triển du lịch, phát triển văn hóa.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn là kết hợp lý luận với thực tiễn, sử
dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra, so sánh
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Làm rõ du lịch văn hóa có tiềm năng to lớn và lợi thế so sánh cao trong
quá trình phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung ở
tỉnh Quảng Nam.
- Khẳng định trong quá trình phát triển kinh tế, phát triển du lịch phải
gắn với bảo tồn các di sản văn hóa, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn là tư liệu tham khảo cho việc xây

dựng kế hoạch phát triển du lịch, phát triển văn hóa ở tỉnh Quảng Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 7 tiết.
4
Chương 1
DU LỊCH VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
Ở TỈNH QUẢNG NAM
1.1. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH VĂN HÓA
1.1.1. Du lịch và vai trò của nó
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến ở
tất cả các quốc gia trên thế giới. Mặc dù vậy, cho đến nay chưa có một khái
niệm thống nhất về du lịch. Nhiều tổ chức quốc tế và nhiều học giả đã đưa ra
những định nghĩa khác nhau về du lịch.
Hội nghị Manila năm 1980 của Tổ chức Du lịch quốc tế nêu ra: "Du lịch
là việc lữ hành của mọi người bắt đầu từ mục đích không phải di cư và một
cách hòa bình, hoặc xuất phát từ mục đích thực hiện sự phát triển cá nhân về
các phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa và tinh thần cùng với việc đẩy mạnh
sự hiểu biết và hợp tác giữa mọi người "[18, tr.12]. Ưu điểm chủ yếu của định
nghĩa này là nhấn mạnh mục đích hòa bình của du lịch, bao quát cả du lịch để
vui chơi, tiêu khiển và cả du lịch vì công việc. Nhưng khuyết điểm của nó là
chưa nhấn mạnh tới tính chất đất lạ của du lịch, cũng chưa phản ánh đặc điểm
tổng hợp của hoạt động du lịch.
Hội Liên hiệp các chuyên gia quốc tế về du lịch học lại định nghĩa: "Du
lịch là sự tổng hòa các hiện tượng và quan hệ do việc lữ hành và tạm thời cư
trú của những người không định cư dẫn tới. Số người này không định cư, vả
lại cũng không làm bất kỳ hoạt động nào để kiếm tiền [18, tr.12]. Định nghĩa
này mang tính tổng hợp, đồng thời cũng thể hiện tính chất đất lạ, tính tạm thời

và tính không hành nghề của hoạt động du lịch. Nhưng không làm bất kỳ hoạt
động nào để kiếm tiền là chỉ nhằm vào du lịch giải trí, chứ chưa tính đến du
lịch thương mại.
5
Các học giả Trung Quốc trên cơ sở phân tích bản chất và thuộc tính của
du lịch đã đưa ra định nghĩa như sau: "Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã
hội nảy sinh trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định, là sự tổng hòa tất cả các
quan hệ và hiện tượng do việc lữ hành để thỏa mãn mục đích chủ yếu là nghỉ
ngơi, tiêu khiển, giải trí và văn hóa nhưng lưu động chứ không định cư mà
tạm thời cư trú của mọi người dẫn tới [18, tr.13].
Các định nghĩa trên về du lịch đã tiếp cận khái niệm du lịch theo nghĩa
rộng, bao quát được nội dung, tính chất, mục đích của du lịch.
Luận văn nầy dựa vào khái niệm đã được nêu ra trong Luật Du lịch Việt
Nam:"Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong mét khoảng thời gian nhất định" [19, tr.9].
Định nghĩa nầy đơn giản,đầy đủ nội dung và dễ hiểu.
1.1.1.2. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Loài người có ba nhu cầu, nhu cầu sinh tồn, nhu cầu hưởng thụ và nhu
cầu phát triển. Sau khi đã thỏa mãn được cơ bản nhu cầu sinh tồn thì hai nhu
cầu sau mới nẩy sinh trong cuộc sống. Hoạt động du lịch phát triển chứng
minh loài người đã bắt đầu vượt ra khỏi sự ràng buộc của nhu cầu sinh tồn, có
điều kiện hướng tới thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ.
Ngày nay trên thế giới, du lịch đã trở thành hiện tượng kinh tế - xã hội
phổ biến là cầu nối hữu nghị, phương tiện gìn giữ hòa bình và hợp tác giữa
các quốc gia, dân tộc. Du lịch hiện được coi là một trong những ngành kinh tế
hàng đầu, phát triển với tốc độ cao; thu hút các quốc gia tham gia vì những lợi
Ých to lớn về nhiều mặt mà nó đem lại. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch thế
giới thì năm 1950 toàn thế giới có 25 triệu khách du lịch, đến năm 1990 đã
lên đến 450 triệu, tăng 18 lần, lên 592 triệu năm 1996,637 triệu năm 2000, dự

đoán đến năm 2010 sẽ là 937 triệu.
6
Chỉ trong vòng 36 năm, thu nhập từ du lịch của thế giới đã tăng hơn 62 lần,
từ 6,8 tỷ USD năm 1960 lên 423 tỷ USD năm 1996 và năm 2005 là 538 tỷ USD.
Du lịch là ngành có khả năng lớn trong việc giải quyết việc làm cho
người lao động. Theo tính toán của các chuyên gia du lịch, từ năm 2000 đến
2005 du lịch và kinh doanh du lịch đã tạo ra 144 triệu việc làm trên thế giới,
trong đó 115 triệu là ở các nước đang phát triển.
Từ năm 1990 đến năm 2004, du lịch Việt Nam đã có bước phát triển
vượt bậc. Khách quốc tế tăng hơn 10 lần, từ 250 nghìn lượt năm 1990 lên
2,63 triệu lượt năm 2002 và 2,93 triệu lượt năm 2004. Khách nội địa tăng 15
lần, từ một triệu lượt năm 1990 lên 13 triệu lượt năm 2002 và 14,5 triệu lượt
năm 2004. Thu nhập từ du lịch tăng trung bình 23,8 % năm ( năm 1991 là
2240 tỷ đồng, năm 2002 đạt 23.500tỷ đồng, năm 2004 đạt 26.000 tỷ đồng)
đây là mức tăng trưởng cao so với du lịch các nước trong khu vực và thế giới.
Cả nước hiện có trên 74.300 phòng khách sạn. Phương tiện vận chuyển du
lịch được hiện đại hóa. Một số khu du lịch, điểm du lịch được đưa vào hoạt
động đáp ứng nhu cầu du lịch của khách và nhân dân. Cơ chế, chính sách phát
triển du lịch, pháp luật về du lịch từng bước được hình thành và hoàn thiện
tạo mội trường cho du lịch phát triển, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về
du lịch. Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010
được phê duyệt và đang triển khai thực hiện. Hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt
động du lịch ngày càng rõ nét. Du lịch phát triển đã góp phần tăng tỉ trọng
GDP của ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân.
Hoạt động du lịch thu hót tham gia của các thành phần kinh tế, với 329
doanh nghiệp lữ hành quốc tế (trong đó có 123 doanh nghiệp nhà nước, 206
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác) và 2.462 doanh nghiệp lữ
hành nội địa (trong đó có 88 doanh nghiệp nhà nước, 581 công ty cổ phần,
1.730 công ty trách nhiệm hữu hạn và 63 doanh nghiệp tư nhân). Tính đến
7

thời điểm năm 2005, hoạt động du lịch tạo ra trên 70 vạn việc làm trực tiếp và
bổ trợ cho nhiều tầng lớp dân cư.
Du lịch Việt Nam đã thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với
nhiều tổ chức du lịch quốc tế là thành viên của Tổ chức Du lịch thế
giới (WT0), Hiệp hội Du lịch Châu Á- Thái Bình Dương (PATA),
Hiệp hội Du lịch ASEAN (ASEANTA), ; tích cực tham gia chủ
động hơn trong các diễn đàn và chương trình hợp tác trong và ngoài
khu vực. Kết quả hoạt động hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế đa
phương và song phương trong du lịch đã góp phần thực hiện đường
lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa
của Đảng và Nhà nước; góp phần giới thiệu về cảnh đẹp đất nước,
con người và tiềm năng du lịch Việt Nam, tranh thủ được sự đồng
tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới đất
nước, tăng cường ngoại giao nhân dân [24, tr.10].
Ngành du lịch những năm qua tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, du
lịch có quy mô quốc gia và quốc tế: "Festival Huế," "Quảng Nam hành
trình di sản"; Năm du lịch Hạ Long 2004; Năm du lịch Điện Biên 2005,
Năm du lịch Quốc gia - Quảng Nam 2006 và nhiều lễ hội văn hóa - du lịch
truyền thống được tổ chức ở khắp các địa phương trong cả nước. Biểu
tượng du lịch với hình ảnh cô gái Việt Nam và tiêu đề "Việt Nam - điểm
đến của thiên niên kỷ mới" tạo nên hình ảnh thân thiện, gần gủi với các dân
tộc trên thế giới.
Có thể khẳng định, sự phát triển vượt bậc của ngành du lịch Việt Nam
trong những năm qua đã góp phần tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế đất nước và các địa phương, giải quyết nhiều vấn đề xã hội thiết thực, giải
quyết việc làm, tăng thu nhập của một bộ phận dân cư, góp phần quảng bá và
8
giới thiệu hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, mở rộng giao lưu, hội nhập
quốc tế của Việt Nam.
1.1.2. Các loại hình du lịch, du lịch văn hoá

1.1.2.1. Các loại hình du lịch
Tài nguyên du lịch Việt Nam rất phong phú và đa dạng, cả tài nguyên du
lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
Do đặc điểm đó, ngành du lịch Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau.
Hiện nay chưa có tiêu chuẩn thống nhất để phân chia các loại hình du lịch.
Ngành du lịch thế giới đang phát triển rầm rộ, số người tham gia hoạt động du
lịch cũng ngày càng đông. Mỗi người đều căn cứ vào điều kiện kinh tế, thời
gian nhàn rỗi và mục đích du lịch của mình để xác định hình thức du lịch
khác nhau. Cùng với sự phát triển không ngừng của du lịch, phạm vi hoạt
động ngày càng có xu thế mở rộng, nội dung hoạt động ngày càng phong
phú, loại hình du lịch cũng ngày càng tăng lên. Theo cách hiểu thông
thường, có thể phân chia hoạt động du lịch theo mục đích, phạm vi địa bàn
hay nội dung du lịch.
Phân chia theo nội dung du lịch có thể gồm những loại hình sau đây:
- Du lịch công vụ: Khách nước ngoài đến một quốc gia đàm phán ngoại
giao, thăm viếng hữu nghị , xen kẽ với công việc chung được sắp xếp một
hoặc vài hoạt động du lịch. Loại hình du lịch này tuy chiếm tỷ trọng không
lớn trong thu nhập kinh tế của ngành du lịch quốc tế, nhưng cùng với việc mở
rộng giao lưu quốc tế số người tham gia loại du lịch này ngày càng nhiều, nên
cũng được coi là một hình thức du lịch quan trọng.
- Du lịch thương mại: Doanh nhân nước ngoài đến một quốc gia tìm hiểu
tình hình thị trường, môi trường đầu tư, kết giao với các nhân sỹ, đàm phán
kinh tế, trong đó có ăn, ở khách sạn, mời tiệc xã giao, du ngoạn đã trở thành
bộ phận hợp thành quan trọng của hoạt động du lịch hiện đại ngày nay.
9
- Du lịch du ngoạn: Du khách tới một quốc gia, một vùng để hưởng
ngoạn phong cảnh thiên nhiên và phong thổ nhân tình, thông qua lữ hành đạt
được sự hưởng thụ cái đẹp, vui vẻ nghỉ ngơi. Đó là hình thức du lịch chủ yếu
nhất hiện nay trên thế giới.
- Du lịch thăm viếng người thân: Những người, những du khách về quê

thăm người thân, bạn bè, truy tìm cội nguồn, về lại nơi chôn nhau cắt rốn
Loại hình này chiếm tỷ trọng không lớn trong hoạt động du lịch trên thế giới
song xu thế chung hiện nay là số người du lịch tìm về cội nguồn và thăm
viếng người thân ngày càng tăng.
- Du lịch hội nghị: Một số nước hoặc khu vực tận dụng việc tiếp đãi hội
nghị, gắn hội nghị và du lịch lại với nhau vừa hội nghị vừa du lịch đã thu
được lợi Ých kinh tế nhất định. Đặc điểm của loại hình du lịch này là địa vị
của du khách cao, thời gian lưu trú dài, khả năng mua sắm lớn, số nhân viên
đi theo nhiều, lượng thông tin lớn, thu lợi kinh tế của ngành du lịch tốt, hình
thức du lịch này đang phát triển mạnh trên thế giới, trở thành một bộ phận ưu
tú của thị trường du lịch quốc tế.
- Du lịch Tôn giáo: Đây là hình thức du lịch cổ xưa và vẫn còn tồn tại
đến ngày nay.Nhiều quốc gia ở Châu Á có nhiều chùa chiền cổ, ở Châu Âu có
nhiều nhà thờ lịch sử lâu đời với những kiểu kiến trúc phong phú, đa dạng đã
thu hút các tín đồ tôn giáo thuộc những tín ngưỡng khác nhau, và nhiều du
khách tới tham quan.
1.1.2.2. Loại hình du lịch văn hóa khái niệm và đặc điểm của nó
Du lịch văn hóa là một trong 6 loại hình du lịch đã nêu ở trên mà đề tài
này đi sâu nghiên cứu.
a. Khái niệm du lịch văn hóa
Đến nay chưa có một nhận thức thống nhất, còn nhiều cách tiếp cận khác
nhau về khái niệm du lịch văn hóa. Cách tiếp cận sau đây được coi là phù hợp
10
nhất: "Du lịch văn hóa là du lịch trong đó du khách tìm hiểu văn vật cổ tích, văn
hóa nghệ thuật, kiến trúc dân tộc, khoa học kỹ thuật, giáo dục với mục đích khảo
sát văn hóa và giao lưu văn hóa có lợi cho việc mở mang tầm mắt, tăng cường
kiến thức, phản ánh xu thế phát triển của du lịch hiện đại" [18, tr.50].
Luật du lịch Việt Nam cũng có đưa ra khái niệm du lịch văn hóa: "Du
lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham
gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền

thống [19, tr.11].
Di sản văn hóa được phân thành hai loại là di sản văn hóa vật thể và di
sản văn hóa phi vật thể. Di sản văn hóa vật thể gồm các di tích khảo cổ và lịch
sử, các đô thị, các kiến trúc cổ, các địa bàn có những sự kiện lịch sử như
chiến khu cách mạng, các chiến trường, các công trình kiến trúc có giá trị lịch
sử như: lăng mộ, đình chùa, nhà thờ Trong nhóm di sản vật thể còn có
những tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc như các bức tranh, bức tượng, thêu, các
trang phục truyền thống, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Di sản văn hóa phi vật thể gồm nghệ thuật sân khấu, các điệu múa, nhạc,
hát kịch, các tập tục truyền thống, các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng, các lễ hội
truyền thống, các phong tục tập quán, kỹ thuật canh tác
Nội hàm của di sản văn hóa rộng như vậy nên loại hình du lịch văn hóa
quả là đa dạng, phong phó, là nguồn tài nguyên du lịch mà ở bất cứ tỉnh nào,
địa phương nào cũng có.
Việt Nam là đất nước có nhiều di sản văn hóa, hình thành nguồn tài
nguyên du lịch văn hóa hết sức phong phú, trên phạm vi quốc gia có thể nêu
lên một số giá trị du lịch văn hóa tiêu biểu.
Tính đến năm 2005, Bộ Văn hóa thông tin đã phân loại và xếp hạng trên
3000 di tích lịch sử, trong thực tế phần lớn số di tích này là những điểm,
những khu du lịch quan trọng hấp dẫn du khách như hệ thống di tích của Cố
11
đô Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn, hang động ở vịnh Hạ Long, động
Phong Nha ở Quảng Bình là những di sản văn hóa thế giới với những giá trị
văn hóa tiêu biểu của nhân loại. Văn Miếu ở Hà Nội, Cố đô Hoa Lư ở Ninh
Bình, đền Hùng ở Phú Thọ, Thành Cổ Loa ở Hà Nội, chùa Hương ở Hà Tây,
đường Hồ Chí Minh, địa đạo Củ Chi ở thành phố Hồ Chí Minh, cầu Hiền
Lương, thành cổ Quảng Trị, Chiến thắng Điện Biên Phủ, di tích Tân Trào ở
Tuyên Quang, hang Pắc Bó, đèo Hải Vân và hàng ngàn di sản tự nhiên quý
giá, di sản văn hóa vật thể do con người Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình
dựng nước và giữ nước đã được bảo tồn cho đến ngày nay.

Việt Nam có trên 54 dân tộc sinh sống. Mỗi dân tộc có nền văn hóa
riêng, thể hiện rõ ở phong cách kiến trúc về nhà ở, về lối sống với các dạng
trang phục khác nhau, về phong tục tập quán, về kỹ thuật canh tác, về lễ hội,
âm nhạc, về sản phẩm thủ công mỹ nghệ
Mỗi dân tộc, mỗi vùng trên đất nước Việt Nam có hình thái văn hóa dân
gian truyền thống riêng với những nét đặc sắc hấp dẫn và vô cùng quý giá.
Trong những vốn quý đó, có thể kể đến Nhã nhạc cung đình Huế, âm nhạc
cồng chiêng Tây Nguyên, dân ca quan họ Bắc Ninh, cải lương Nam bé, hát
bội, hát bài chòi ở miền Trung. Hàng ngàn lễ hội dân gian, lễ hội truyền
thống, lễ hội văn hóa du lịch của các dân tộc, các vùng miền của đất nước là
tài nguyên vô tận cho du lịch văn hóa Việt Nam.
b. Đặc điểm của du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa vừa có những đặc điểm chung của ngành du lịch, vừa có
những nét đặc thù:
Một là, du lịch văn hóa có tính tổng hợp. Tính tổng hợp của du lịch
văn hóa thể hiện ở hai mặt. Một mặt du lịch văn hóa cũng có những hoạt
động như đi lại, ăn uống, lưu trú, du ngoạn,vui chơi, mua sắm v.v Mặt
khác, quan trọng hơn, du lịch văn hóa đồng thời là nghiên cứu khoa học,
12
khám phá bản sắc văn hóa dân tộc. Hoạt động du lịch văn hóa là hoạt
động xã hội đụng chạm đến mọi mặt về chính trị, văn hóa, khoa học, kinh
tế , sự phát triển của nó phụ thuộc vào sự phát triển tổng hợp của các
ngành, các nghề. Tính tổng hợp của du lịch văn hóa còn thể hiện ở chỗ nó
gắn liền với tôn tạo giá trị của các di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi
vật thể. Nhận thức đầy đủ tính tổng hợp nầy có ý nghĩa quan trọng trong
việc quản lý ngành du lịch nói chung và tổ chức phát triển du lịch văn hóa
nói riêng. Các hoạt động trong ngành du lịch đều có mục đích cuối cùng
là đáp ứng nhu cầu của du khách, mọi sự chậm trễ hoặc bỏ lỡ bất kỳ cơ
hội nào đều làm tổn hại đến du lịch.
Hai là, du lịch văn hóa là "du lịch tri thức", khách du lịch văn hóa phần

lớn là những người có học. Mục đích của du lịch văn hóa là khám phá, nghiên
cứu, thưởng thức, cảm thụ tinh hoa của một nền văn hoá, một tác phẩm văn
hóa, một công trình văn hóa, có liên quan đến khoa học kỹ thuật, giáo dục, có
tác dụng mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao kiến thức, giao lưu văn hoá. Những
tổ chức, những cá nhân hoạt động du lịch văn hóa phải là những người có
học, có hiểu biết; hiểu biết về lịch sử, về văn hóa, về truyền thống dân tộc,
hiểu biết những giá trị văn hóa đang được khai thác làm du lịch. Những sai
sót, những xâm hại trong hoạt động du lịch văn hóa có thể ảnh hưởng xấu đến
danh dự dân tộc, tổn hại đến lịch sử, truyền thống, văn hóa của một quốc gia.
Có thể nói du lịch văn hóa là "du lịch cao cấp ", nó trái ngược với du lịch
hưởng thụ "sex - tour" kinh doanh du lịch trên thể xác của người phụ nữ như
một số Ýt nước đã tiến hành.
Ba là, du lịch văn hóa gắn liền với truyền thống văn hóa dựa vào bản
sắc văn hóa dân tộc. Đây là đặc điểm rất rõ nét của du lịch văn hóa. Ở quốc
gia nào, ở địa phương nào giàu truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng
thì ở quốc gia Êy, nơi Êy có tiềm năng to lớn về du lịch văn hóa. Chính vì
13
vậy, hoạt động du lịch văn hóa ở các quốc gia, các vùng miền không giống
nhau. Phát triển loại hình du lịch nầy phải gắn với giữ gìn và phát huy bản
sắc, truyền thống văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể, kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, tiếp thu
tinh hoa của văn hóa thế giới, tạo điều kiện để tiếp cận và ứng dụng thành tựu
khoa học công nghệ vào hoạt động du lịch.
Bốn là, phát triển du lịch văn hóa phải gắn với lợi Ých của cộng đồng,
có sự tham gia của cộng đồng, chính cộng đồng dân cư là chủ nhân sáng tạo
và gìn giữ những giá trị di sản văn hóa, tạo ra nguồn tài nguyên đa dạng,
phong phó cho du lịch văn hóa. Do vậy, chính cộng đồng dân cư và toàn xã
hội phải tham gia cùng với các cơ quan quản lý, các cá nhân, tổ chức làm du
lịch và du khách để bảo vệ và phát huy những di sản văn hóa truyền thống và
tạo ra những giá trị văn hóa mới góp phần không ngừng làm giàu thêm, phong

phú thêm nguồn tài nguyên cho du lịch văn hóa.
1.1.3. Vai trò của du lịch văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế
xã hội ở tỉnh Quảng Nam
Tỉnh Quảng Nam có lợi thế để phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hóa,
du lịch sinh thái. Với hai di sản văn hóa thế giới, hơn 300 di tích văn hóa, lịch
sử cách mạng, Quảng Nam là nơi đã từng có sự giao hòa giữa các nền văn hóa
Đông - Tây, có 125 km bờ biển sạch đẹp, nhiều hồ nước, nhiều đảo và bán
đảo, nhiều khu rừng nguyên sinh với đặc điểm sinh thái đa dạng và riêng có
của vùng khí hậu giao thoa Nam - Bắc Hải Vân và Đông Tây Trường Sơn, có
nhiều danh lam thắng cảnh, phong cảnh hữu tình, Những tài nguyên phong
phú đó đã tạo cho du lịch Quảng Nam phát triển mạnh mẽ trong những năm
qua, nhất từ năm 2000 đến nay.
Hiện nay, trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Nam, ngành du lịch còn
chiếm tỷ trọng khiêm tốn. Tuy có tiềm năng to lớn nhưng du lịch chỉ mới phát
14
triển trong những năm gần đây, nhất là từ khi Tổ chức Văn hóa, Khoa học và
Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận Hội An và Mỹ Sơn là hai
di sản văn hóa thế giới, "trong tương lai ngành du lịch sẽ chiếm vị trí xứng
đáng ở Quảng Nam" [15, tr.43], đó là dự báo của các nhà quản lý, các chuyên
gia du lịch trên cơ sở nghiên cứu những điều kiện khách quan để phát triển du
lịch ở Quảng Nam.
Tuy mới phát triển, nhưng phát triển rất nhanh và ngành du lịch đã có
ảnh hưởng tích cực đối với kinh tế, chính trị, văn hóa và đời sống ở Quảng
Nam. Sự phát triển của du lịch đã kéo theo sự phát triển của nhiều ngành
sản xuất kinh doanh như: xây dựng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc,
ngân hàng, các ngành dịch vụ phục vụ du lịch, nhất là các ngành thủ công
mỹ nghệ, khôi phục các làng nghê truyền thống. Thông qua việc cung cấp
một khối lượng lớn sản phẩm đa dạng về chủng loại và có chất lượng cao
cho các cơ sở kinh doanh, hoạt động du lịch, các ngành công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, tiêu thụ được sản phẩm, mở rộng thị

trường, thúc đẩy cải tiến quy trình kỹ thuật sản xuất kinh doanh, tạo ra sản
phẩm có giá trị chất lượng cao, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của du
khách. Bản thân các ngành này phát triển tác động trở lại, làm du lịch phát
triển. Du lịch còn là ngành "xuất khẩu tại chỗ", "xuất khẩu vô hình" đem
lại hiệu quả kinh tế cao. Khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, tham
gia các dịch vụ phục vụ du lịch, mua sắm hàng hóa lưu niệm, ăn uống, sử
dụng các phương tiện vận tải, thông tin liên lạc, góp phần làm tăng ngoại
tệ cho tỉnh, cho đất nước.
Sự phát triển du lịch có quan hệ biện chứng và tác động qua lại với trình
độ phát triển kinh tế xã hội chung của một quốc gia, một địa phương. Trình
độ phát triển của xã hội thúc đẩy sự ra đời của ngành du lịch để thỏa mãn nhu
cầu hưởng thụ, nhu cầu phát triển của con người. Đến lượt nó khi du lịch phát
15
triển tác động trở lại thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn, làm chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng của ngành dịch vụ, tăng thu
nhập xã hội, cải thiện đời sống con người. Vai trò của du lịch thể hiện qua các
nội dung sau đây:
- Phát triển du lịch có thể kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế
khác, thúc đẩy phát triển kinh tế của từng vùng, từng khu vực, tăng nhanh khả
năng đô thị hóa. Những dịch vụ phục vụ trực tiếp cho du lịch như khách sạn,
lữ hành, sản xuất hàng hóa lưu niệm, các dịch vụ ăn uống, tham quan thì phát
triển mạnh mẽ và hiệu quả đem lại rất nhanh chóng. Ở những vùng khó khăn,
xa xôi hẻo lánh, phát triển du lịch góp phần giải quyết việc làm, cải thiện môi
trường sống, xóa đói giảm nghèo. Du lịch đi đến đâu dòi hỏi kết cấu hạ tầng
được cải thiện đến đó, giao thông, điện thắp sáng, thông tin liên lạc, phương
tiện vận tải, sẽ phát triển cùng với phát triển của du lịch.
- Du lịch là ngành có khả năng giải quyết việc làm lớn. Lao động hoạt
động trong chính ngành du lịch và lao động trong các ngành bổ trợ phục vụ
du lịch,với nhiều cấp độ chuyên môn khác nhau. Có bộ phận đòi hỏi trình độ
chuyên môn cao, như quản lý du lịch, hướng dẫn viên du lịch, quản lý tổ chức

hoạt động lữ hành, nhưng cũng có những bộ phận trình độ chuyên môn ở
mức độ thấp hơn như nhân viên khách sạn, nhân viên nhà hàng, nhân viên
làm tạp vụ. Chính tính đa dạng, phong phú về chủng loại và đông về số lượng
lao động, đòi hỏi việc đào tạo cán bộ, nhân viên cho du lịch phải được coi
trọng cả về chất lượng, cơ cấu và quy mô.
- Phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa, giúp Ých cho việc cải
thiện và nâng cao vị thế của quốc gia và của tỉnh Quảng Nam trên trường
quốc tế. Du lịch là cầu nối mở rộng các quan hệ đối ngoại, giao lưu kinh tế,
văn hóa giữa các dân tộc, các nước và giữa các địa phương trên phạm vi cả
nước. Thông qua du lịch làm cho du khách quốc tế và nội địa hiểu biết về đất
16
nước con người Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng, góp phần tăng
cường tình đoàn kết giữa các dân tộc, các địa phương, vì hòa bình hợp tác và
phát triển cho đất nước và tỉnh Quảng Nam.
Du lịch văn hóa phát triển, nhiều di sản văn hóa, di tích lịch sử cách
mạng, các giá trị văn hóa từng bước được bảo tồn tôn tạo và khai thác phát
huy giá trị. Nhiều giá trị văn hóa phi vật thể như: Lễ hội dân gian, lễ hội
truyền thống, các làng nghề truyền thống được khôi phục. Nhiều dự án đầu tư
có giá trị của các nước Nhật Bản, Italia, vào việc trùng tu các di tích ở hai di
sản văn hóa thế giới, phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn.Thông qua các
chương trình mục tiêu về văn hoá, đầu tư trùng tu, nâng cấp các di sản văn
hóa, di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh, nhiều nhà khoa học, các
chuyên gia của Ba Lan, Nhật Bản, và các nhà khoa học Việt Nam đã kỳ công
nghiên cứu tìm ra những giải pháp hiệu quả để phục chế các tháp cổ ở Mỹ
Sơn, các nhà cổ ở Hội An, các kiến trúc cổ ở chùa chiền, miếu mạo trên địa
bàn tỉnh, cũng như hoạt động khảo cổ kham phá, luận giải những vấn đề về
văn hóa Hội An, văn hóa Champa cách đây hàng nghìn năm.
Cũng có những mặt trái do hoạt động du lịch đem lại tuy chưa trở thành
vấn đề bức xúc ở Quảng Nam, nhưng đang tiềm Èn những nguy cơ cần phải
dự báo để có giải pháp phòng ngừa từ xa và hạn chế đến mức thấp nhất. Đó là

tình trạng ô nhiễm môi trường, cả môi trường xã hội và môi trường tự nhiên.
Tiếp tục phát triển du lịch nhưng phải bảo vệ được môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội. Những cánh rừng không bị tàn phá, những dòng sông không bị
ô nhiễm, không khí vẫn trong lành, môi trường vẫn sạch đẹp, an ninh chính
trị, an ninh xã hội được đảm bảo, hạn chế tệ nạn xã hội và bệnh tật, giữ được
thuần phong mỹ tục, đạo đức lối sống, cốt cách của người Việt Nam, của
người Quảng Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
17
Phát triển du lịch phải kết hợp hài hòa với việc bảo vệ các di sản văn
hóa. Đó là những bài toán đang đặt ra cho các ngành chức năng, đặc biệt là
ngành du lịch phải tìm ra câu trả lời ngay từ bây giờ để góp phần cho du lịch
Quảng Nam phát triển bền vững.
1.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở
QUẢNG NAM
1.2.1. Tài nguyên du lịch văn hóa
Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch là cơ sở phát triển của ngành
du lịch. Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên cơ bản
nhất. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.
"Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo,
khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng
phục vụ mục đích du lịch "
"Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn
hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc các
công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi
vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch" [19, tr.19].
Tài nguyên tác động trực tiếp đến sự phát triển của du lịch văn hóa
chính là tài nguyên du lịch nhân văn, tất nhiên tài nguyên du lịch tự nhiên
cũng có vai trò quan trọng đến sự phát triển của du lịch văn hóa. Từ nhận
định đó, ở đây tập trung làm sáng tỏ những tài nguyên du lịch nhân văn và

đề cập một phần đến tài nguyên du lịch tự nhiên tác động đến phát triển du
lịch văn hóa.
Quảng Nam nằm ở chính giữa trung điểm đất nước theo trục Bắc - Nam,
có biển cả mênh mông, đồng bằng trải rộng, trung du, miền núi hùng vĩ. Đặc
điểm đó tạo cho Quảng Nam đa dạng về hệ sinh thái, là nơi giao hòa của
18
những sắc thái văn hóa giữa hai miền Bắc - Nam đất nước và giao lưu văn
hóa với bên ngoài, góp phần làm cho Quảng Nam giàu truyền thống văn hóa,
độc đáo về bản sắc văn hóa. Một tỉnh có hai di sản văn hóa thế giới là điều
hiếm thấy trên thế giới.
- Di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An: Hội An là một đô thị trung cận
đại, nằm trên bờ sông Thu Bồn phía đông bắc tỉnh Quảng Nam, trước kia Hội
An là một thương cảng sầm uất đón tiếp nhiều tàu buôn từ các nước như:
Trung Quốc, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, đến giao lưu, buôn bán.
Hội An là một đô thị cổ được bảo tồn khá nguyên vẹn với gần 600 di tích có
giá trị về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật. Năm 1999 đô thị cổ Hội An được tổ
chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
- Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn: Thuộc địa phận xã Duy Sơn, huyện
Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam. Mỹ Sơn là trung tâm tôn giáo lớn nhất của
vương quốc Chămpa cổ, ra đời vào cuối thế kỷ thứ thứ IV và phát triển hưng
thịnh trong gần 9 thế kỷ. Do tác động của thiên nhiên và chiến tranh tàn phá
nên đến nay Mỹ Sơn không còn nguyên vẹn, nhưng những phần còn lại của
khu di tích nầy vẫn chứa đựng những giá trị quý báu về nghệ thuật kiến trúc,
văn hóa, lịch sử. Năm 1999, Mỹ Sơn được tổ chức UNESCO công nhận là di
sản văn hóa thế giới.
- Kinh đô Trà Kiệu: Cách thị xã Hội An 25 km, trước kia là trung tâm,
kinh tế, chính trị lớn của vương quốc Chămpa, có thời gian nổi tiếng về giá trị
văn hóa, kiến trúc, lịch sử, được nhiều sử sách nói đến.
Các công trình văn hóa nêu trên là tài nguyên du lịch văn hóa tiêu biểu,
đồng thời cũng là trung tâm du lịch của Quảng Nam hiện nay. Ngoài ra,

Quảng Nam còn có trên 300 di tích văn hóa lịch sử cách mạng, trong đó có
những di tích có giá trị, có tầm ảnh hưởng trên phạm vi cả nước như các di
tích lịch sử văn hóa Chăm đó là: tháp Khương Mỹ ở Núi Thành, tháp Chiên
19
Đàn ở Phú Ninh, tháp Bằng An ở Điện Bàn. Các di tích văn hóa lịch sử cách
mạng như khu căn cứ cách mạng Nước Oa, ở Bắc Trà My, khu căn cứ cách
mạng Phước Trà ở Hiệp Đức, di tích chiến thắng Núi Thành, trận đầu thắng
Mỹ ở huyện Núi Thành, địa đạo Kỳ Anh ở thành phố Tam Kỳ, địa đạo Phú
An, Phú Xuân ở huyện Đại Lộc. Gần 70 km đường Hồ Chí Minh và đường
nối cửa khẩu qua nước bạn Lào tại huyện Nam Giang. Trên đường Hồ Chí
Minh huyền thoại này có những thắng cảnh hùng vĩ, và ghi dấu truyền thống
cách mạng thời kháng chiến chống ngoại xâm. Các làng bản dân tộc Ýt người
in đậm dấu Ên truyền thống văn hóa dân tộc.
Trên địa bàn Quảng Nam có 6 dân tộc sinh sống với những đặc trưng
văn hóa hết sức độc đáo Quảng Nam có những lễ hội truyền thống, giàu bản
sắc văn hóa như lễ hội Bà Thu Bồn ở Duy Xuyên, lễ hội rước cộ Chợ Được ở
Thăng Bình, Lễ hội Long Chu ở Hội An, lễ hội Khai Sơn ở Quế Sơn, lễ hội
Mừng Lúa Mới, lễ hội cúng máng nước của các dân tộc thiểu số và hàng trăm
lễ hội truyền thống khác mang đậm bản sắc văn hóa Quảng Nam. Những năm
gần đây có lễ hội "Quảng Nam hành trình di sản", góp phần quảng bá, giới
thiệu văn hóa đất Quảng và thu hút khách du lịch. Những giá trị văn hóa nêu
trên luôn được giữ gìn, phát huy, là tài sản vô giá, là niềm tự hào của cộng
đồng các dân tộc Quảng Nam, đồng thời là tiềm năng to lớn để du lịch văn
hóa Quảng Nam phát triển.
Tài nguyên du lịch tự nhiên ở Quảng Nam cũng rất phong phú và đa
dạng. Quảng Nam là tỉnh có diện tích lớn, hơn 10.000 km
2
có 17 đơn vị hành
chính, trong đó có thành phố tỉnh lỵ Tam Kỳ, thị xã Hội An. Quảng Nam có
nhiều đảo và bán đảo, đặc biệt là đảo Cù Lao Chàm có thể xây dựng thành

điểm du lịch sinh thái nổi tiếng. Với đặc điểm khí hậu biển nhiệt đới, ưu thế
về thiên nhiên cảnh quan trên đảo và dưới nước, cách đất liền không xa, Cù
Lao Chàm là một khu bảo tồn thiên nhiên có sức hấp dẫn du khách. Quảng
20
Nam có nhiều hồ với 6000 ha mặt nước, đặc biệt là hồ Phú Ninh ở huyện Phú
Ninh, mét danh thắng có cảnh quan hài hòa, có động thực vật phong phú, có
nguồn nước khoáng có thể khai thác dịch vụ tắm nước khoáng nóng chữa
bệnh. Hướng phát triển du lịch tại khu vực này là khai thác các dịch vụ tham
quan bằng thuyền trên mặt nước, dịch vụ nghỉ dưỡng, chữa bệnh bằng nước
khoáng, ngoài ra còn nhiều hồ nước trên địa bàn tỉnh có thể xây dựng thành
những điểm du lịch hấp dẫn như hồ Việt An ở Hiệp Đức, hồ Khe Tân ở Đại
Lộc, Quảng Nam có 125 km bờ biển sạch đẹp, trong đó có các bãi biển Cửa
Đại ở Hội An, Tam Thanh ở Tam Kỳ, Biển Rạng ở Núi Thành, thích hợp
với loại hình du lịch tắm biển, tắm nắng, lướt ván, câu cá, có khả năng thu
hút khách nội địa và quốc tế. Quảng Nam có nhiều rừng nguyên sinh với
những đặc điểm sinh thái đa dạng, có nhiều phong cảnh đẹp, động thực vật
quý hiếm, ngọn núi Ngọc Linh cao chót vót ở chân phía đông dãy Trường
Sơn, nơi trồng cây dược liệu sâm Ngọc Linh nổi tiếng. Quảng Nam có hơn 60
phong cảnh hữu tình, danh lam thắng cảnh, phân bố trên khắp địa bàn của tỉnh
như Hòn Kẽm Đá Dừng, Suối Tiên ở Quế Sơn, hồ Giang Thơm, Bàn Than -
vòng An Hòa ở Núi Thành, Khe Lim ở Đại Lộc, sông Thu Bồn dọc theo các
huyện ở phía bắc của tỉnh, v. v là những cảnh thiên nhiên kỳ thú, nếu biết
quy hoạch khai thác nó sẽ là nguồn tài nguyên quý cho du lịch phát triển.
1.2.2. Trình độ phát triển kinh tế xã hội
Du lịch là ngành kinh tế gắn bó trực tiếp với con người và đáp ứng
nhu cầu hưởng thụ, phát triển của con người. Do đó trình độ phát triển kinh
tế xã hội của một quốc gia, một vùng tác động đến cung và cầu về du lịch.
Kinh tế xã hội phát triển đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh tồn của
con người, đồng thời làm xuất hiện những nhu cầu khác như: nghỉ ngơi,
giải trí, du ngoạn v.v ở những nước có nền kinh tế chậm phát triển, thu

nhập thấp, nhìn chung nhu cầu du lịch của dân cư cũng hạn chế. Những
21
nước có nền kinh tế phát triển thì hoạt động du lịch diễn ra đa dạng. Du
lịch phát triển sẽ tác động trở lại làm cho các ngành kinh tế như công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng và
các dịch vụ, ngành nghề khác phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của du
khách. Du lịch phát triển góp phần thực hiện việc phân phối lại thu nhập xã
hội, từ vùng này qua vùng khác, từ bộ phận dân cư có thu nhập cao sang bộ
phận dân cư có thu nhập thấp hơn, góp phần giảm mức chênh lệnh giữa
vùng này với vùng khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác, từ đó cải
thiện đời sống con người. Kinh tế phát triển, thúc đẩy quan hệ kinh tế đối
ngoại và liên doanh liên kết trong hoạt động du lịch, nên du lịch phát triển
trên phạm vi càng rộng hơn ra các nước, khu vực và quốc tế.
1.2.3. Dân số và lao động
Yếu tè con người có vai trò quyết định đến sự thành bại của mọi hoạt
động kinh tế, văn hóa xã hội tất nhiên là cả du lịch. Trong lịch sử phát triển
không Ýt quốc gia không giàu về tài nguyên, không nhiều về vốn nhưng có
đội ngũ lao động giỏi có chính sách đúng và khai thác sử dụng có hiệu quả
năng lực chất xám của dân tộc, nên đã đưa đất nước từ nghèo nàn trở thành
nước công nghiệp phát triển. Nắm vững dân số, thành phần dân tộc, đặc
điểm, cấu trúc, sự phân bổ và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với sự
phát triển du lịch.
Dân số là nguồn cung cấp lao động cho ngành du lịch đồng thời là thị
trường tiêu thụ sản phẩm du lịch, dân số càng đông chất lượng cuộc sống
càng cao thì số người tham gia du lịch càng nhiều, tác động thúc đẩy du lịch
phát triển nhanh. Sù gia tăng dân số, tăng mật độ, tăng tuổi thọ trung bình, sự
phát triển đô thị, và các yếu tố như giới tính, tuổi tác, hoàn cảnh gia đình, thu
nhập dân cư, đều ảnh hưởng đến nhu cầu về sản phẩm du lịch. Phát triển du
lịch là một kênh để giải quyết lao động tùy theo mật độ dân số hay trình độ
22

tay nghề của lao động mà có thể đào tạo bố trí cho phù hợp với yêu cầu công
việc của từng loại hình du lịch, cũng như từng khâu công việc của hoạt động
du lịch. Nếu lực lượng lao động có chuyên môn phù hợp, bố trí sử dụng hợp
lý thì sẽ góp phần thúc đẩy du lịch phát triển nhanh chóng và đúng hướng,
còn ngược lại thì sẽ làm trì hoãn sự gia tăng du lịch.
Tỉnh Quảng Nam có dân số đông hơn 1,4 triệu người, phân bố trên một
địa bàn rộng lớn.Người Quảng Nam cần cù, chịu khó, ham hiểu biết, thân
thiện và hiếu khách, song lao động đã qua đào tạo tay nghề chiếm tỷ lệ thấp
(25%), nghề cho du lịch lại càng thấp, khả năng sử dụng ngoại ngữ hạn chế
Đây là một khó khăn về nhân lực tham gia hoạt động du lịch.
1.2.4. Kết cấu hạ tầng và môi trường
Cũng như các ngành kinh tế khác kết cấu hạ tầng là điều kiện để du lịch
phát triển, nhất là hệ thống giao thông vận tải cả đường bộ, đường sắt, đường
hàng không, đường biển và mạng lưới bưu chính viễn thông Đây là lĩnh vực
rất quan trọng, tác động trực tiếp đến hoạt động và phát triển du lịch.
Ở Quảng Nam, hệ thống kết cấu hạ tầng tuy chưa hiện đại nhưng
tương đối đồng bộ. Quảng Nam cách Đà Nẵng về phía nam 65 km với sân
bay quốc tế Đà Nẵng có đường bay đến hầu hết các nước trong khu vực
Đông Nam A, có sân bay Chu Lai, nơi trung chuyển hàng hóa và hành
khách ở miền trung, theo quy hoạch sân bay Chu Lai là sân bay có quy mô
lớn của Việt Nam. Quảng Nam có gần 100km quốc lộ 1A và trên 1500 km
quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh, trong đó có những tuyến rất quan trọng
như quốc lộ 14E từ quốc lộ 1A dọc lên các huyện phía tây của tỉnh qua
đường Hồ Chí Minh và đến cửa khẩu Nam Giang giữa tỉnh Quảng Nam và
tỉnh Sê Công Lào. Đường nam Quảng Nam từ thành phố Tam Kỳ qua các
vùng chiến lược phía tây nam của tỉnh giáp với huyện Đắk Tô, tỉnh Kon
Tum, nối Quảng Nam với Tây Nguyên, vùng có tiềm năng to lớn để phát
23
triển kinh tế, du lịch của Việt Nam. Trên địa bàn Quảng Nam có gần 70 km
đường Hồ Chí Minh, chạy dọc theo phía đông chân dãy Trường Sơn lịch

sử, đi qua nhiều vùng văn hóa các dân tộc thiểu số, nhiều danh lam thắng
cảnh thiên nhiên là tiềm năng to lớn để du lich phát triển. Đường sắt qua
địa phận Quảng Nam dài hơn 80km, có 4 nhà ga trong đó ga Tam Kỳ đang
được đầu tư nâng cấp, để trở thành ga lớn ở miền Trung. Quảng Nam có
cảng biển Kỳ Hà nằm trong khu kinh tế mở Chu Lai. Hàng năm hoạt động
của cảng đem lại cho tỉnh trên 600 tỷ đồng. Cảng Kỳ Hà đang được đầu tư
nâng cấp để trở thành cảng nước sâu đón tàu 6 - 7 vạn tấn vào năm 2010
phục vụ cho việc trung chuyển hàng hóa ở miền Trung, Tây Nguyên và khu
kinh tế Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai.
Điện lưới quốc gia đã đến 100% số xã (233 xã) và đã có 90% số hộ được
dùng điện để sản xuất và sinh hoạt. Hệ thống thông tin liên lạc điện thoại đã
đến 95% số xã, có 65% số xã có bưu điện văn hóa. Ở Hội An, Tam Kỳ phần
lớn đã sử dụng Internet tốc độ cao.
Sù quan hệ giữa môi trường và du lịch là rất gắn bó. Du lịch không thể
phát triển khi môi trường không tốt, môi trường bị ô nhiễm, nhất là ô nhiễm
không khí, nguồn nước là những vấn đề hết sức bức bách đáng quan tâm.
Những cơ quan chức năng, các ngành, các cấp và toàn xã hội có trách nhiệm
tham gia tích cực vào bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Quy hoạch
phát triển du lịch xây dựng các công trình phục vụ du lịch đều phải tính đến
vấn đề bảo vệ môi trường.
1.2.5. Cơ chế chính sách và an ninh quốc gia
Cơ chế, chính sách và yếu tố an ninh quốc gia là những điều kiện hết
sức quan trọng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa. Chủ trương
đường lối và hệ thống chính sách đúng đắn, an ninh quốc gia ổn định sẽ tạo
môi trường cho du lịch phát triển đúng hướng, bền vững, ngược lại, du lịch
24
không những không phát triển mà còn làm tổn hại đến nền kinh tế quốc dân.
Đường lối chính sách phát triển du lịch là một bộ phận trong tổng thể đường
lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội nhằm định hướng và tạo ra môi trường
pháp lý cho du lịch phát triển. Đường lối chính sách đó được thể hiện trong

nghị quyết của Đảng, trong pháp luật của Nhà nước, sự tham gia cụ thể hóa
của các Bộ, ngành, địa phương và sự hưởng ứng thực hiện của cộng đồng dân
cư. Nhà nước cần lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, xác định vị trí của
du lịch trong nền kinh tế quốc dân; xây dựng các chương trình phát triển du
lịch, xác định những chỉ tiêu, biện pháp cụ thể phát triển du lịch trong từng kỳ
kế hoạch ngắn hạn, dài hạn.
Vấn đề an ninh quốc gia là yếu tố tác động trực tiếp đến phát triển du
lịch, an ninh quốc gia, khu vực ổn định trật tự an toàn xã hội đảm bảo là
môi trường để du lịch phát triển. Yếu tố an ninh quốc gia bao gồm vấn đề
ổn định chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo
hiểm sinh mạng cho khách du lịch. Một quốc gia, một địa phương muốn có
môi trường tốt để phát triển du lịch phải ổn định chính trị giữ gìn trật tự an
toàn xã hội, tuyệt đối không có tình trạng cướp giật, hành hung khách du
lịch, không có người ăn xin, Ðp buộc khách du lịch mua hàng lưu niệm,
phương tiện vận chuyển phải hiện đại, tuyệt đối an toàn, nơi ăn uống, nghỉ
ngơi phải tiện nghi, an toàn, thân thiện, mến khách; khách sạn phải có nội
quy và được giữ gìn trật tự, đảm bảo cho khách lưu trú tuyệt đối an toàn,
tạo Ên tượng tốt đẹp cho du khách, làm cho khách đến rồi không muốn đi,
đi rồi muốn quay trở lại.
Việt Nam trong những năm gần đây được thế giới công nhận là một
trong những quốc gia ổn định, an toàn nhất trên thế giới. Đây cũng là điều
kiện tốt để phát triển đất nước nói chung và ngành du lịch nói riêng.
25

×